1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾT RONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1954 – 1960 NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu tố “Dân tộc” và yếu tố “Quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1954 – 1960: Nhận thức và thực tiễn triển khai
Tác giả Nhóm 04
Người hướng dẫn TS. Vũ Đoàn Kết
Trường học Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao
Chuyên ngành Chính trị Quốc tế và Ngoại giao
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 12,02 MB

Nội dung

Sau đó, tiểu luận làm rõ thực tiễn triển khai yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong chính sách, cụ thể qua việc Việt Nam i đấu tranh thi hành Hiệp định Genève, ii phong trào đấu tra

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

YẾU TỐ “DÂN TỘC” VÀ YẾU TỐ “QUỐC TẾ” TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1954 – 1960:

NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI

Giáo viên hướng dẫn : TS Vũ Đoàn Kết

Nhóm thực hiện : 04

Hà Nội – 2024

Trang 3

TÓM TẮT

Với nền tảng là cơ sở lý thuyết về yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế”, bàitiểu luận nhóm giữa kỳ đã tập trung làm rõ nhận thức và thực tiễn triển khai hai yếu

tố này trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 Trong đó, phần

đầu của tiểu luận cung cấp cơ sở lý thuyết về khái niệm và nội hàm của yếu tố “dân

tộc” và yếu tố “quốc tế”, đi kèm với đó là các nhân tố tác động đến chính sách và

khái quát về chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn này Trong phần tiếp theo,

tiểu luận tập trung phân tích nhận thức về yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong

chính sách đối ngoại Việt Nam 1954 - 1960 mà về cơ bản được thể hiện qua quan

điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đánh giá mối quan

hệ giữa hai yếu tố Sau đó, tiểu luận làm rõ thực tiễn triển khai yếu tố “dân tộc” và

yếu tố “quốc tế” trong chính sách, cụ thể qua việc Việt Nam (i) đấu tranh thi hành

Hiệp định Genève, (ii) phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, (iii) phong trào

“Đồng Khởi”, (iv) củng cố và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, (v)

mẫu thuẫn Xô - Trung và (vi) củng cố quan hệ ngoại giao với Lào và Campuchia

Cuối cùng, tiểu luận kết thúc với một số đánh giá về mối tương quan giữa hai yếu tố

“dân tộc” và “quốc tế” trong nhận thức và thực tế triển khai cùng một số đánh giá

về tính hiệu quả từ hai góc độ này

1

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Câu hỏi nghiên cứu 6

3 Giả thuyết nghiên cứu 6

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6

5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

Mục tiêu nghiên cứu: nhằm phân tích nhận thức và thực tiễn triển khai của yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam 1954 - 1960 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

8 Bố cục của bài luận 8

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 9

1.1 Yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” 9

1.1.1 Yếu tố “dân tộc” 9

1.1.2 Yếu tố “quốc tế” 10

1.2 Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 12

1.2.1 Tình hình xu thế và vận động thế giới 12

1.2.2 Nhân tố Mỹ 13

1.2.3 Nhân tố Liên Xô - Trung Quốc 15

1.2.4 Bối cảnh và nội lực Việt Nam 17

2

Trang 5

1.3 Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 19Tiểu kết chương 1 21

CHƯƠNG 2 NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ “DÂN TỘC” VÀ YẾU TỐ

“QUỐC TẾ” TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 23

2.2.1 Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về yếu tố

“quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam: 27

2.2.2 Yếu tố “quốc tế” trong chính sách đối ngoại 30

2.3 Mối liên hệ giữa yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” 35

2.3.1 Nhâ H n thIc của Hồ Chí Minh về mối liên hê H giJa yếu tố dân

tô H c và yếu tố quốc tế 35

2.3.2 Mối liên hê H giJa yếu tố dân tô H c và yếu tố quốc tế trong chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng 37

Tiểu kết chương 2 39

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH: YẾU TỐ

“DÂN TỘC” VÀ YẾU TỐ “QUỐC TẾ” TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI

NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1960 40

3.1 Thực tiễn triển khai yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” chínhsách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 40

3.1.1 Yếu tố “dân tộc” 40

3

Trang 6

3.1.2 Yếu tố “quốc tế” 43

3.2 Thực tiễn triển khai kết hợp cả hai yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” 46

Tiểu kết chương 3 48

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ 50

4.1 Mối tương quan giữa yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong nhận thức và thực tiễn triển khai 50

4.2 Tính hiệu quả nhìn từ góc độ nhận thức và thực tiễn triển khai 52

4.2.1 Với nhiệm vụ xây dựng miền Bắc, tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến lâu dài 52

4.2.2 Với nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Genève 54

Tiểu kết chương 4 56

KẾT LUẬN 57

4

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày 07/05/1954, cả thế giới bất ngờ trước chiến thắng Điện Biên Phủ Chiến

thắng vang dội này đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Genève (07/1954)

nhằm công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Việc ký kết thành công Hiệp định Genève đã đưa Cách mạng Việt Nam bước

vào thời kỳ phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi đi kèm với nhiều khó khăn và

thách thức Hiệp định đã tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai miền với hai chế độ

chính trị khác nhau Trong khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt đầu xây dựng

chủ nghĩa xã hội, đồng thời tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh

tế, trở thành hậu phương chiến lược của cả nước, thì miền Nam vẫn đang bị kìm kẹp

dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai

Sự chia cắt hai miền đã đặt ra bài toán lớn cho Đảng Lao động Việt Nam khi

hoạch định chính sách, bao gồm chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình, điều

kiện và bối cảnh thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ Nhận thức về yếu tố “dân tộc” và

“quốc tế” trong giai đoạn này cần được áp dụng triệt để và hiệu quả nhằm đạt được lợi

ích tối đa cho nhân dân

Bằng biện pháp hoà bình, cụ thể hoá chủ trương hoà bình thống nhất, một mặt,

chính sách của Đảng cần đáp ứng tạo điều kiện hàn gắn vết thương chiến tranh và

phục hồi mọi mặt ở miền Bắc và đối đầu với kẻ thù cụ thể của toàn thể nhân dân là

chủ nghĩa đế quốc Mỹ, chủ nghĩa thực dân Pháp, bè lũ Ngô Đình Diệm, đồng thời

phát triển cách mạng ở miền Nam; mặt khác, chúng ta cũng cần tranh thủ sự ủng hộ và

vận động đến từ quốc tế

Để giải quyết vấn đề cam go này, chính sách đối ngoại của Đảng từ sau 1954 đến

trước năm 1960 đã coi ngoại giao là một mặt trận chính nhằm đánh vào hậu phương

quốc tế của Mỹ và mở rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, giúp Việt Nam tranh

thủ sự ủng hộ mà nòng cốt là Liên Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa và các

quốc gia ủng hộ Việt Nam Có thể thấy, trong thời kỳ này, yếu tố “dân tộc” và yếu tố

“quốc tế” đã được thể hiện thành thực tiễn khá rõ rệt thông qua chính sách đối ngoại

Việt Nam

5

Trang 8

Mặt khác, nhận thấy tình hình có nhiều điều thay đổi và đấu tranh hoà bình

không còn là con đường đem lại thành công lớn nhất, từ sau năm 1960, Đảng Lao

động Việt Nam đã chuyển hướng sang cổ vũ đấu tranh vũ trang, giành chính quyền về

tay nhân dân

Qua đó, nhận thấy rằng, chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

đã thể hiện tầm quan trọng lớn, là phương cách thúc đẩy Đảng, Nhà nước và nhân dân

ta tiến gần hơn mục tiêu, lý tưởng Song song với đó, để xây dựng tốt nhận thức và áp

dụng thực tiễn chính sách, không thể không nói đến sự xuất hiện và tầm ảnh hưởng

của hai yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” lên chính sách

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có nhiều sự thay đổi,

song việc phân tích nhận thức và thực tiễn của yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế”

trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 vẫn mang ý nghĩa thiết

thực và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu Có thể nói, đây là một đề tài mang tính cấp

thiết

Trên đây là lý do nhóm tác giả lựa chọn “Yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế”

trong chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1954 - 1960: Nhận thức và thực tiễn triển

khai” là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận giữa kỳ của mình

2 Câu hỏi nghiên cứu

Yếu tố “dân tộc” và “quốc tế” đã được thể hiện như thế nào qua nhận thức và

thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1954 - 1960?

3 Giả thuyết nghiên cứu

Với câu hỏi nghiên cứu “Yếu tố “dân tộc” và “quốc tế” đã được thể hiện như

thế nào qua nhận thức và thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1954

1960?”, nhóm tác giả đã đưa ra giả thuyết nghiên cứu rằng “Trong giai đoạn 1954

-1960, yếu tố "dân tộc" và yếu tố "quốc tế" đã thể hiện sự thống nhất trong từ nhận

thức đến thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại, mà trong đó yếu tố "quốc tế" có

phần chi phối hơn so với yếu tố “dân tộc”

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi thời gian: giai đoạn nghiên cứu 1954 - 1960

6

Trang 9

Pham vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu nhận thức và thực tiễn yếu tố

“dân tộc” và yếu tố “quốc tế”

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: nhằm phân tích nhận thức và thực tiễn triển khai

của yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam

1954 - 1960

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, bài tiểu luận xác định các nhiệm vụ

nghiên cứu sau đây:

- Phân tích và làm rõ về các vấn đề về lý thuyết và các nhân tố tác động tới chính

sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

- Phân tích về nhận thức yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong chính sách

đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 cùng thực tiễn triển khai chính sách

- Đánh giá về nhận thức và triển khai yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong

chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

- Đánh giá mối tương quan giữa yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế’ trong chính

sách đối ngoại Việt Nam 1954 - 1960

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp cơ bản phổ biến trong nghiên cứu khoa học

xã hội bao gồm:

Phương pháp luận: nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước

về đường lối chủ trương, nhiệm vụ chiến lược và quan hệ quốc tế

Phương pháp lịch sử và logic: các nghiên cứu đều được bắt đầu từ lịch sử với bối

cảnh chung của quốc gia, khu vực, quốc tế và sử dụng tư liệu, sự kiện, dữ liệu lịch sự

chọn lọc để hệ thống hoá

Phương pháp phân tích diễn dịch và phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhóm

nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích diễn dịch nhằm làm cho cách diễn đạt

mạch lạc, rõ ràng Phương pháp tổng hợp và phân tích sử dụng để thu thập và đánh giá

các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài

7

Trang 10

Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhóm tác giả đặt đối tượng nghiên cứu trong

tổng thể các mối quan hệ quốc tế tại khu vực cũng như toàn cầu

8 Bố cục của bài luận

Ngoài Tóm tắt, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu

luận được chia thành 4 phần với nội dung chính như sau:

Chương 1: Các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn Chương đầu tiên sẽ tập trung

khái quát về yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” đồng thời liệt kê và phân tích một

số nhân tố có tác động đến chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

Chương 2: Nhận thức về yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong chính

sách đối ngoại Việt Nam Chương 2 tập trung làm rõ về yếu tố “dân tộc” và yếu tố

“quốc tế” trong nhận thức của Việt Nam và chính sách đối ngoại cùng có một số đánh

giá cơ bản về mối tương quan giữa yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế”

Chương 3: Thực tiễn triển khai chính sách: yếu tố “dân tộc” và yếu tố

“quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 Chương 3

tập trung phân tích các biểu hiện của yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” từ nhận thức

trong chính sách thành hành động triển khai thực tiễn

Chương 4: Đánh giá Chương cuối sẽ tập trung đánh giá mối tương quan giữa

yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn

1954 - 1960 cùng tính hiệu quả từ góc độ nhận thức và thực tiễn triển khai

8

Trang 11

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1 Yếu tố “dân tộc” và yếu tố “quốc tế”

1.1.1 Yếu tố “dân tộc”

Yếu tố dân tô zc có thể được hiểu là lợi ích quốc gia dân tô zc Lợi ích quốc gia

-dân tộc là một trong những nhân tố trọng tâm trong quá trình hoạch định và triển khai

chính sách đối nội cũng như đối ngoại Lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là hai phạm

trù chia sẻ những điểm chung Trong đó, lợi ích quốc gia là lợi ích chung của cộng

đồng những người sống trên một đất nước, có chung nguồn gốc, lịch sử, phong tục,

tập quán và phần nhiều còn chung cả tiếng nói, chữ viết , và nó thường được xác định1

bởi đại diện của giai cấp cầm quyền Còn lợi ích dân tộc là một phạm trù lớn bao gồm2

cả yếu tố cho sự hình thành và tồn tại của quốc gia (có chủ quyền, độc lập, thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ) và sự phát triển của quốc gia về mọi mặt như đời sống vật chất

lẫn tinh thần, sự nâng cao tiềm lực quốc gia, năng lực cạnh tranh của quốc gia đó trên

trường quốc tế, đồng thời cũng là vị thế, vai trò của quốc gia đối với cộng đồng quốc

tế.3 So với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc mang tính nhân dân thay vì giai cấp cầm

quyền Đối với Việt Nam, hai phạm trù này thường được kết hợp thành lợi ích quốc

gia - dân tộc với cách hiểu là những nhu cầu cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia

được nhận thức và trở thành mục tiêu và công cụ trong phân tích và hoạch định, triển

khai chính sách đối ngoại.4

Tóm lại, yếu tố "dân tộc”, hay chính là lợi ích quốc gia - dân tộc, là cơ sở của

nhận thức, là nhân tố chủ quan chi phối trong chính sách đối ngoại Giáo sư Vũ

Dương Huân đã khẳng định “Lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là khái niệm đồng

nhất, được dùng để chỉ toàn bộ nhJng nhu cầu sống còn và phát triển của quốc gia,

được lãnh đạo quốc gia nhận thIc dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối ngoại

Nội: Nhà xuất bản Thế giới, trang 63.

Trang 12

chiến lược đối ngoại của quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là công cụ

cực kỳ quan trọng trong phân tích chính sách đối ngoại.”

1.1.2 Yếu tố “quốc tế”

Yếu tố “quốc tế" trong chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn nghiên

cứu được nhóm tác giả nhìn nhận với đặc điểm của chủ nghĩa quốc tế vô sản và ý thức

hệ, tư tưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó đứng đầu là Liên Xô Yếu tố

“quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam được thể hiện qua phương hướng, chủ

trương, mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nước

mà còn cần hướng đến lợi ích của quốc tế, lợi ích chung của hệ thống, và phù hợp với

đặc điểm xu thế chung của thời đại

Yếu tố đầu tiên là chủ nghĩa quốc tế vô sản - là một hệ thống lý luận chỉ đạo

giai cấp công nhân quốc tế về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động trong quá trình

cùng nhau thực hiện sứ mệnh mà lịch sử trao cho: đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản

và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế

giới Kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản là chủ nghĩa Mác - Lênin dành sự quan tâm

đặc biệt, nhấn mạnh về yếu tố “quốc tế”, đoàn kết quốc tế, trong đó khẳng định cùng

với sự tổ chức và đoàn kết của giai cấp vô sản trong nước, thì giai cấp vô sản giữa các

thuộc địa cũng như giữa thuộc địa và chính quốc cũng cần liên kết và kết hợp để tạo

thành một sức mạnh vô sản quốc tế, chống lại sự phản kháng của giai cấp tư sản và

các thế lực phản động, phá bỏ sự liên kết của giai cấp tư sản Quan điểm này thể hiện

rõ nét nhất ở khẩu hiệu nổi tiếng do V.I Lênin phát hiện và phát triển, khi cách mạng

giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới trở thành một phần không thể tách rời

với cách mạng vô sản thế giới, từ quan điểm của Mác và Ăngghen, “Vô sản và các

dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới liên hiệp lại” Từ khẩu hiệu đúng đắn này, Lênin

đã lãnh đạo, xây dựng và phát triển lực lượng ngày càng lớn mạnh và giành thắng lợi

ở Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng có ảnh hưởng đến mức “không có

cuộc cách mạng nào nổ ra trong thời đại ngày nay lại không chịu sự ảnh hưởng sâu xa

từ Cách mạng Tháng Mười Nga” (Đại tá, ThS Đặng Văn Thi/TG 2022) Khi ra đi tìm

đường cứu nước vào năm 1911, trên cơ sở nhận thức mới được mở đầu bằng Cách

mạng Tháng Mười Nga 1917, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tiếp cận đến Chủ nghĩa

10

Trang 13

Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Chủ tịch5

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu kỹ lưỡng về các luận thuyết cách mạng của chủ nghĩa

Mác - Lênin, kết hợp với bối cảnh quốc tế, đặc điểm và nội lực của Việt Nam để đưa

ra tư tưởng, đường lối phù hợp nhất với đặc điểm nước ta thời bấy giờ; vì thế, các

chính sách, đường lối, mục tiêu trong chính sách đối ngoại Việt Nam đều chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là tư tưởng về đoàn kết vô sản

quốc tế của chủ nghĩa này Nội dung cơ bản của chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ

nghĩa Mác - Lênin được thể hiện rõ nét trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về

đoàn kết quốc tế, trong đó, Người nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết quốc tế,

xác định rõ ràng “Cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới Ngay từ

khi tìm thấy con đường cIu nước, Người cho rằng cách mạng Việt Nam chỉ có thể

thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới” 6 Kế

thừa tinh thần của chủ nghĩa vô sản, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã

vận dụng sáng tạo, phát huy cao độ sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc

tế vô sản, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đấu tranh giành tự do,

độc lập dân tộc và xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, gắn liền phong trào

giải phóng dân tộc của Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế 7

Ý thức hệ của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng là một đặc điểm quan trọng tác

động đến sự hình thành của yếu tố “quốc tế" trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai

đoạn này Biểu hiện của yếu tố xã hội chủ nghĩa trong chính sách đối ngoại có thể

được nhìn thấy ở đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam, được đề ra bởi

Đảng Lao Động Việt Nam Dựa trên những nguyên tắc chung về hình thức, phương

pháp, bước đi theo kinh nghiệm của Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa đi trước,

Đảng chính thức hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo miền

Bắc bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,

5Th.s Ngô Văn Khoa 2015 “Một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh | C Mác; Ph Ăngghen; V I

Lênin; Hồ Chí Minh.” Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/mot-so-luan-diem-ve-doan-ket-quoc-te-ho-chi-minh-2369

https://tuyengiao.vn/ket-hop-chu-nghia-yeu-nuoc-chan-chinh-voi-chu-nghia-quoc-te-vo-san-trong-cach-mang-thang-muoi-nga-145973

11

Trang 14

củng cố và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhằm

tranh thủ sự giúp đỡ và nguồn lực cần thiết cho Cách mạng Việt Nam Liên hệ với tư8

tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng quan điểm về chủ nghĩa xã hội rất giản dị và sâu sắc:

“Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu

chúng ta ngày càng sung sướng" "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước

mở irô zng, inối iliền itừ ichâu i† isang ichâu iÂu

Trang 15

Trong ibối icảnh ithế igiới iphân ihóa ithành ihai iphe, ichiến itrường iViệt iNam icũng

lược icủa ithực idân iPháp itại iĐông iDương iđang icó idấu ihiê zu i

Hệ iquả itrước itình ihình iđó ilà isự ira iđời icủa iHọc ithuyết idomino iThuyết idomino

domino ichính ilà itiền iđề igiải ithích icho isự ican ithiệp ingày icàng isâu icủa iHoa iKỳ ivào

http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/696-BOI-CANH-QUOC-TE-CUA-BA-BAN-HIEP-DINH-TRONG-HAI-CUOC-KHANG-CHIEN-CUU-NUOC-1945 -1975

13

Trang 16

Chiến itranh iĐông iDương ivà iChiến itranh iViệt iNam ivà isau inày, idẫn iđến isự itham ichiến

trực itiếp icủa iQuân iđội iHoa iKỳ itại ichiến itrường iĐông iDương.12

Sau iHiệp iđịnh iGenève inăm i1954, iMỹ ichuyển isang iáp idụng i“chính isách ilinh

công imột ibước ichủ inghĩa ithực idân imới iở imiền iNam iViệt iNam

Mỹ ikhẳng iđịnh itính ichính inghĩa icủa imình ibằng icách icho irằng ihành iđộng icủa

ta" iKennedy icũng itừng ilập iluận irằng inếu iMỹ ikhông ihành iđộng imạnh imẽ iđể ibảo ivệ

https://www.history.com/this-day-in-history/eisenhower-gives-famous-domino-theory-speech

Team's Report on Covert Saigon Mission in '54 and '55,' pp 53-66.

14

Trang 17

một iđường ilối iđối ingoại iđấu itranh ihòa ibình.

1.2.3 Nhân tố Liên Xô - Trung Quốc

● Liên Xô

Từ khi Mỹ chính thức phát động Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô luôn coi

châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh nhằm hạn chế sức

mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương Trong bối cảnh đó, châu † - nơi đang

diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa được coi

là “khu vực biên duyên” chiến lược Ngày 30/01/1950, Liên Xô đã hình thành quan hệ

chính trị toàn diện với Việt Nam, ủng hộ chủ trương và đường lối khôi phục và xây

dựng miền Bắc Việt Nam Tuy nhiên, quan hệ này lại không đậm đà bằng quan hệ với

các nước khác Có thể lý giải bằng 2 lý do: Thứ nhất, sau khi Stalin mất, Khrushchev

thi hành đường lối “chung sống hoà bình” Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô

chủ trương hòa hoãn với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ, tạo điều kiện quốc tế

thuận lợi cho xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô Liên Xô e ngại phong trào giải

phóng dân tộc sẽ như “đốm lửa cháy rừng”, cản trở hoà hoãn, ảnh hưởng đến mục tiêu

chiến lược của Liên Xô Thứ hai, trọng tâm chiến lược mới của Liên Xô là nhằm15

củng cố khối Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu, mà biểu hiện rõ nhất là việc thành lập

khối SEV năm 1949 và tổ chức Hiệp ước Vacsava 1955, muốn giữ nguyên trạng châu

Âu, thực hiện hoà hoãn Đông - Tây, nên Liên Xô tránh những đối đầu căng thẳng với

Mỹ và các nước phương Tây.16

xuất bản Từ điển Bách khoa.

15

Trang 18

Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của tình hình quốc tế, châu † dần trở thành địa

bàn xung đột giữa hai siêu cường và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt giữa

hai hệ thống trên thế giới Vị trí của bán đảo Đông Dương trong chiến lược của Mỹ và

Liên Xô cũng dần thay đổi Việt Nam từng bước trở thành địa bàn quan trọng trong

các cuộc cạnh tranh quyền lực của hai siêu cường ở châu † Song song với sự thay đổi

về chiến lược Đông Dương của Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng dần nhận thức

được tầm quan trọng của Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng Do vậy, Liên

Xô đã đi từ chỗ không can dự vào Đông Dương đến chỗ thể hiện sự ủng hộ của mình

đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ Trong những năm 50, Liên Xô đã thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt

Nam và từ những năm 60, Liên Xô đã có sự viện trợ trực tiếp về kinh tế và quân sự

cho Việt Nam Bên cạnh đó, cả hai nước Việt – Xô đều có chung lý tưởng, trong cùng

một “phe” xã hội chủ nghĩa Liên Xô, với tư cách là quốc gia đứng đầu của hệ thống

các nước xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm giúp đỡ cho Việt Nam – một quốc gia luôn

tỏ ra kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội và có mối quan hệ thủy chung với đất

nước Xô Viết Đây là những tiền đề quan trọng của mối quan hệ hữu nghị Việt – Xô

thời kỳ này

● Trung Quốc

Trong giai đoạn 1954 - 1960, vai trò của Trung Quốc trong viê zc trợ giúp Viê zt

Nam thâ zm chí còn lớn hơn Liên Xô, bởi trong giai đoạn này, Liên Xô chưa muốn

công khai viê zc can thiê zp vào Viê zt Nam, nên mọi sự ủng hô z giúp đỡ đều thông qua

Trung Quốc Trong chuyến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc từ 24/06 đến

07/07/1955, Trung Quốc cam kết giúp đỡ Việt Nam 800 triệu nhân dân tệ không hoàn

lại cho Việt Nam Quan hệ Việt - Trung giai đoạn cuối những năm 1950 đầu những

năm 1960 được coi là gần gũi và thân thiết Cụ thể là từ năm 56 đến năm 1963, viện

trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam con số 320 triệu nhân dân tệ 17

Thông qua đó, Trung Quốc cố gắng tranh thủ Việt Nam nhằm tăng ảnh hưởng

và vị thế của mình ở khu vực này Nhằm thực hiện đường lối này, Trung Quốc đã cố

gắng thuyết phục Việt Nam chấp nhận tạm thời sự chia cắt làm hai miền bằng cách tập

chống Mỹ, 1954-1975 N.p.: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

16

Trang 19

trung củng cố những thành quả mà cách mạng giành được ở Miền Bắc Trung Quốc

muốn tập trung vào giải quyết các vấn đề nội tại phức tạp của Trung Quốc sau khi

chiến tranh Triều Tiên chấm dứt; đồng thời cũng e ngại việc Mỹ có thể can thiệp an

ninh vào khu vực, làm căng thẳng tình hình, đe dọa an ninh của Trung Quốc

Một trong những vấn đề quan trọng đối với Việt Nam giai đoạn này là vấn để

thống nhất đất nước Tháng 12/1955, trong buổi đón tiếp đoàn đại biểu Tổng quân uỷ

Việt Nam sang thăm và làm việc tại Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu ý kiến

của mình về vấn đề thống nhất Miền Nam như sau: “Tình hình thực tế hiện nay là việc

thống nhất Nam Bộ không phải là việc mấy năm mà là một việc trường kỳ Muốn

thống nhất thì chỉ có hai phương pháp, một là đánh, hai là tổng tuyển cử Nhưng hiện

nay, đánh thì không lợi mà tổng tuyển cử thì trước mắt cũng khó thành”.18

Như vậy, tóm lại, với tư cách là hai người anh em trong cùng một khối Xã hội

Chủ nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc đã tác động sâu sắc đến phương pháp, đường lối

đấu tranh của đối ngoại Việt Nam Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại Việt Nam cũng

đề ra nhiệm vụ gắn kết, củng cố mối quan hệ với hai quốc gia trên, nhằm tranh thủ sự

trợ giúp, viện trợ, từ đó đẩy mạnh đấu tranh, đạt được mục tiêu cao nhất: thống nhất

đất nước

1.2.4 Bối cảnh và nội lực Việt Nam

Trải qua 9 năm kháng chiến nhằm bảo vê z nền đô zc lâ zp non trẻ trước sự tái

chiếm của thực dân Pháp, Viê zt Nam đã đi đến thắng lợi sau cùng, chấm dứt mưu đồ

xâm lược và mở ra mô zt thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước Ngày 08/05/1954, Hội

nghị Genève về Đông Dương khai mạc Với vị thế của một dân tộc chiến thắng, đoàn

đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm quyền Bộ trưởng Ngoại

giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến tham dự hội nghị Đây là lần đầu tiên nền

ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ tham gia một hội nghị quốc tế lớn

trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.19

Hội nghị Genève chịu sự chi phối của năm nước lớn tham gia đàm phán, trong

đó ảnh hưởng lớn nhất đến từ Mỹ Vấn đề Đông Dương đã được quốc tế hóa trên mọi

chống Mỹ, 1954-1975 N.p.: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

https://baocaobang.vn/hiep-dinh-gio-ne-vo-nam-1954-khat-vong-hoa-binh-viet-nam-3163211.html

17

Trang 20

phương diện Ở đó, “các cường quốc đã tự thỏa thuận phần lớn các điều khoản trong

hiệp định mà không cần tính đến phản ứng của các nước Đông Dương” Hội nghị vì20

thế mà diễn ra hết sức phức tạp, với sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểu Chính

phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự dàn xếp của các nước lớn, nhất là xung quanh

vấn đề phân vùng đóng quân, vấn đề tổng tuyển cử và thống nhất nước Việt Nam, vấn

đề các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia

Hiệp định không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do đoàn đại biểu Việt Nam

đưa ra về các vấn đề như giới tuyến (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị giới tuyến

ở vĩ tuyến 13 nhưng cuối cùng là 17) và thời hạn tiến hành tổng tuyển cử (Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa đề nghị thời hạn 6 tháng, cuối cùng thành 2 năm) Việt Nam Dân21

chủ Cộng hòa vẫn chấp nhận ký Hiệp định Genève để lập lại hòa bình ở Đông Dương,

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam vẫn chưa được hoàn

thành, bởi sau khi Hiệp định Genève (07/1954) được ký kết, nước Việt Nam tạm thời

bị chia cắt thành hai miền ở vĩ tuyến 17, với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau

Nhiệm vụ cách mạng được đề ra lúc này là tiến hành đồng thời hai chiến lược

cách mạng ở hai miền: khôi phục kinh tế,tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền

Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất

nước Miền Bắc trở thành hậu phương cho tiền tuyến miền Nam, nắm vai trò quyết

định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp

trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu thống nhất Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất

của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1960

Trong giai đoạn đầu, miền Bắc thực hiê zn công cuô zc khôi phục kinh tế, xây

dựng đất nước sau chiến tranh Miền Bắc liên tiếp tiến hành cải cách ruô zng đất và các

kế hoạch 3 năm từ 1955 - 1957, 1958 - 1960 Còn về miền Nam, giai đoạn này thi

hành và đấu tranh đòi thi hành hiê zp định Geneve và đấu tranh chính trị đòi dân chủ và

an sinh xã hô zi

Tình hình ở miền Nam, vào những năm 1957 – 1960, Mỹ và tay sai tăng cường

dùng bạo lực khủng bố các phong trào đấu tranh của quần chúng, thực hiê zn chiến dịch

Nghiên cứu lịch sử, số 9/2004, tr 50

18

Trang 21

“tố cô zng, diê zt cô zng”, làm thiê zt hại nă zng nề lực lượng cách mạng Cuộc đấu tranh ở

miền Nam đòi hỏi phải có đường lối cách mạng mới Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) chính thức khẳng định con đường cách mạng

bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang Tại Bến Tre, ngày

17/1/1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra, sau đó nhanh chóng đạt thắng lợi, dẫn đến

sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960), đánh

dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng

sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng.22

1.3 Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 đã hoạch định

đường lối đối ngoại chú trọng vào việc đấu tranh thi hành Hiệp định Genève khi đế

quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại hiệp định Trong giai đoạn

này, mặt trận ngoại giao được lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem là một trong những

mặt trận chính để đấu tranh cho dân tộc Trong giai đoạn đầu, ta chủ trương đấu tranh

hòa bình, nhưng đến cuối năm 1959 đầu năm 1960, ta đã chuyển sang bạo lực cách

mạng, đưa cuộc chiến sang một giai đoạn cao trào mới

Về mũi nhọn đấu tranh trong giai đoạn này, lãnh đạo Đảng đã xác định rõ kẻ

thù lớn nhất đối với dân tộc ta là đế quốc Mỹ và tay sai của chúng Nhân dân ta phải

đứng dậy đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Mỹ-Diệm, giành lại hoà bình, thống

nhất, độc lập dân tộc Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

3/1955 chỉ rõ:

“Kẻ thù cụ thể của toàn thể nhân dân ta hiện nay là chủ nghĩa đế quốc Mỹ, chủ

nghĩa thực dân Pháp và bè lũ Ngô Đình Diệm Đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ và nguy

hại nhất… Khẩu hiệu chính của chúng ta là củng cố hòa bình và thực hiện thống

nhất.” 23

Để đạt được mục tiêu đấu tranh nêu trên, Đảng ta hoạch định nhiệm vụ chiến

lược với ba nhiệm vụ lâu dài đối với dân tộc là thống nhất Tổ quốc, đưa miền Bắc tiến

https://sjc.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/chuong-trinh-de-tai-du-an/mon-su-viet-nam-giai-doan-1954-1975-15.html

Đảng Lao động Việt Nam 3/55.

19

Trang 22

lên xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh đấu tranh chống lại kẻ thù ở miền Nam Đây là

nhiệm vụ xuyên suốt của nhân dân ta trong suốt giai đoạn kháng chiến

“Củng cố miền Bắc tIc là bồi dưỡng cơ bản của ta, xây dựng chỗ dựa vJng

chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình

thực hiện thống nhất… Củng cố miền Bắc phải luôn chiếu cố miền Nam Cần khắc

phục tư tưởng rất sai lầm cho rằng để chiếu cố miền Nam nên hạ thấp yêu cầu củng

cố miền Bắc, không chú ý chiếu cố đến miền Nam một cách chính đáng.” 24

(Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII "Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính

sách mới của Đảng” tháng 8/1955, Văn kiện Đảng, tập 16, trang 571-572)

Ở giai đoạn 1954 - 1960, lãnh đạo Đảng đã đưa ra nhiệm vụ ngoại giao là duy

trì hòa bình và ổn định, đấu tranh thi hành hiệp định Geneva, tìm kiếm sự hỗ trợ quốc

tế cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh, đặc biệt là tăng cường

hợp tác với bất kỳ nước nào dựa trên nguyên tắc chung Hoạt động ngoại giao với

phương châm: “chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ tổ chIc khối

xâm lược Đông Nam Á, củng cố hoà bình ở Đông Dương, bảo vệ hoà bình Đông Nam

Á và toàn thế giới” (Trích Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 15, năm 1954, trang 304);

"củng cố không ngừng tình đoàn kết hJu nghị với Liên Xô và Trung Quốc và các nước

dân chủ nhân dân Trong hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao, thực hiện phối

hợp chặt chẽ với các nước anh em” (Trích Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, 1955,

trang 158)

Đảng ta với chủ trương đấu tranh hòa bình thống nhất, thực hiện Hiệp định

Geneva với chủ trường hoà bình để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956

“Nhiệm vụ công tác miền Nam nên dựa trên khẩu hiệu hòa bình, thống nhất, độc

lập, dân chủ và trên chính sách Mặt trận thống nhất rộng rãi để tranh thủ ảnh hưởng

và đồng tình rộng lớn, buộc ngụy quyền phải tuân theo hiệp định đình chiến, phải

thừa nhận quyền tự do dân chủ nhân dân trong một hạn độ nào đó, phải tán thành

tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà.” 25

mới và chính sách mới của Đảng” tháng 8/55, trang 571-572

mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng” ngày 5-7/9/54, trang 35

20

Trang 23

(Nghị quyết Bộ chính trị “Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của

Đảng” ngày 5-7/9/54, Văn kiện Đảng, tập 9, trang 35)

Trong giai đoạn từ 1954 -1959, Đảng chủ yếu sử dụng đấu tranh ngoại giao

bằng biện pháp hòa bình Nhân dân cả nước đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định

Geneva, tổ chức tổng tuyển cử hai miền và thống nhất đất nước Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hòa đã tiến hành củng cố và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa,

đồng thời cải thiện quan hệ với Lào, Campuchia và ủng hộ các phong trào đấu tranh

giành độc lập dân tộc của nhân dân quốc tế

Đến năm 1960, nhận thấy chính sách đấu tranh bằng phương pháp hoà bình

không còn phù hợp và hiệu quả nữa, Đảng và nhà nước đã thay phương pháp đấu

tranh hoà bình bằng bạo lực cách mạng, tạo ra một bước chuyển mới cho lịch sử Việt

Nam với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

21

Trang 24

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1 này, nhóm tác giả đã đề cập sơ lược về yếu tố "dân tộc” và yếu tố

"quốc tế” trong giai đoạn 1954 - 1960 Với khía cạnh lý luận của hai yếu tố đó, nhóm

tác giả đồng thời phân tích những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại Việt Nam

giai đoạn này Những nhân tố chính bao gồm: nhân tố bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ,

nhân tố tình hình và xu thế thế giới, ngoài ra còn có những nhân tố có tác động sâu

sắc, trực tiếp nhất đến đường lối đối ngoại của nước ta là nhân tố Mỹ và nhân tố mâu

thuẫn Xô-Trung Lãnh đạo Đảng và nhà nước đã có những nhận thức đúng đắn về sự

kết hợp giữa yếu tố "dân tộc” và "quốc tế” cùng với những thách thức và cơ hội từ bối

cảnh lúc bấy giờ để để hoạch đường lối chính sách đối ngoại, chiến lược ngoại giao

phù hợp, đúng đắn trong giai đoạn 1954 - 1960 Trong giai đoạn này, Đảng ta xác

định kẻ thù là đế quốc Mỹ và tay sai của chúng; cuộc đấu tranh phải thực hiện nhiệm

vụ kiến thiết miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa, tiến hành cách mạng

ở miền Nam, giành lại hoà bình thống nhất đất nước; cùng với các chủ trương, biện

pháp ngoại giao lấy hòa bình làm nguyên tắc đấu tranh Đó là cơ sở lý luận và thực

tiễn làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, phân tích yếu tố "dân tộc” và yếu tố "quốc

tế” được thể hiện trong chính sách đối ngoại Việt Nam và thực tiễn triển khai trong

giai đoạn 1954 - 1960

22

Trang 25

CHƯƠNG 2 NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ “DÂN TỘC” VÀ YẾU TỐ “QUỐC TẾ” TRONG

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 2.1 Yếu tố “dân tộc”

2.1.1 Quan điểm của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về yếu tố “dân

tộc”

Yếu tố dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 luôn

được đặc biệt chú trọng, biểu hiện qua các chính sách, công tác ngoại giao với mục

tiêu và chủ trương đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, cụ thể ở một số văn kiện chính

sách đối ngoại ở dưới đây:

Nghị quyết của Bộ Chính trị về Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách

mới của Đảng, điều 7: “Công tác ngoại giao và chính sách ngoại giao" trong phần

“Nhiệm vụ công tác cụ thể và chính sách cụ thể của chúng ta”26

“Từ nay, trong một thời gian nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng ta là: đoàn

kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc

phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến, để củng cố hoà bình; ra sIc hoàn

thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân

đội nhân dân, để củng cố miền Bắc; giJ vJng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị

của nhân dân miên Nam; nhằm củng cố hoà bình; thực hiện thống nhất, hoàn thành

độc lập, dân chủ toàn quốc.”

Yếu tố dân tộc được thể hiện qua các khẩu ngôn như: "Mục tiêu đấu tranh của

chúng ta là hoà bình, thống nhất, độc lập, và dân chủ"; "Châm ngôn chung của cuộc

đấu tranh chính trị là củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và

dân chủ trên khắp quốc gia"; "Chúng ta cam kết thực hiện mở rộng và củng cố Mặt

trận dân tộc thống nhất trên phạm vi toàn quốc"

Trong giai đoạn 1954 - 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm rất rõ nét

về vai trò của yếu tố dân tộc trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do cho đất

nước Yếu tố “dân tộc” đóng vai trò quyết định trong sự tiến triển và thành công của

cách mạng ở Việt Nam Nhất là tại các quốc gia đang đối mặt với cuộc chiến chống lại

tr.283

Trang 26

chủ nghĩa đế quốc và thực dân như Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc,

yếu tố “dân tộc” trở thành một yếu tố quan trọng đẩy mạnh sự phát triển của lịch sử

Người phát biểu: “…người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không

dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” tức là chủ nghĩa

dân tộc bản địa

Hồ Chí Minh đặt vấn đề cần khai thác mạnh mẽ yếu tố dân tộc, tận dụng sức

mạnh của tinh thần dân tộc trong cuộc chiến đấu giải phóng các dân tộc bị thuộc địa

Từ đó, Người đưa ra một kiến nghị mạnh mẽ với tính chủ động, khuyến khích và

"phát động chủ nghĩa dân tộc bản địa nhân danh Quốc tế Cộng sản" Người tin rằng

việc này sẽ giúp những người Cộng sản nắm bắt và phát huy hiệu quả, thực hiện "một

chính sách có tính hiện thực tuyệt vời" Hơn nữa, Người đề xuất rằng "khi chủ nghĩa

dân tộc của họ đạt được chiến thắng chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ tự nhiên trở thành chủ

nghĩa quốc tế".27

Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ sự tương tác tất yếu giữa yếu tố dân tộc dưới

chiều sâu quốc tế Thực tế này đã giúp chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ra mối liên kết và

tác động tương hỗ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa,

cũng như sự kết nối giữa phong trào cách mạng của một dân tộc với phong trào cách

mạng toàn cầu Do đó, đối với Người, việc hòa trộn các yếu tố dân tộc và quốc tế

trong cách mạng của từng dân tộc là một không gian lịch sử không thể tránh khỏi

2.1.2 Yếu tố “dân tộc” được thể hiện qua các văn kiện

Sau khi Hiệp định Genève (07/1954) được ký kết, nước Việt Nam tạm thời bị

chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau Do đó, sự nghiệp

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành, nhân dân ta vừa

phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến

lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở

miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà

Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 26 tháng 11 năm 1954 Về việc gây một phong

trào rộng lớn và mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân toàn quốc chống các hành động

27Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 1,tr320, 17, 513 Tư liệu - Văn kiện.

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/book/ho-chi-minh/tac-pham/ho-chi-minh-toan-tap-tap-1-266

Trang 27

trắng trợn của đối phương vi phạm Hiệp định Geneva:“Cuối cùng, chẳng nhJng phối

hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh giJa miền Bắc và miền Nam, mà còn phải biết tuyên

truyền, vận động ra thế giới, làm cho phong trào bảo vệ hoà bình thế giới ủng hộ cuộc

đấu tranh của nhân dân ta Đặc biệt là phải tranh thủ dư luận nhân dân Pháp, lôi kéo

các tầng lớp trên của xã hội Pháp tương đối tiến bộ và chống Mỹ, tương đối tán thành

Hiệp định đình chiến, tán thành duy trì và phát triển quan hệ giJa hai dân tộc Việt

-Pháp, làm cho họ đồng tình và ủng hộ chúng ta.” 28

Yếu tố dân tộc được thể hiện qua mục tiêu “ làm cho phong trào bảo vệ hoà

bình thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta”

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy Mở rộng, họp từ ngày 3 đến

ngày 12-3-1955: “29 Đẩy mạnh công tác ngoại giao, tăng cường đoàn kết hJu nghị với

các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới là một trong

nhJng công tác lớn trong năm nay Củng cố không ngừng tình đoàn kết hJu nghị với

Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân; thực hiện việc phối hợp chặt chẽ

với các nước anh em trong hoạt động quốc tế và ngoại giao Giao hảo với bất cI

nước nào cùng ta công nhận năm nguyên tắc chung sống hoà bình Kiên quyết và bền

bỉ dùng cách thương lượng để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp quốc tế (đồng thời ra

sIc củng cố quốc phòng để sẵn sàng đập tan mọi kế hoạch gây chiến của đế quốc Mỹ

và phe lũ hiếu chiến)”.

Để thực hiện phương châm, chinh sách trên, cần chuẩn bị cử Đại sứ hay Đại

biện đi các nước anh em mà ta chưa cử đến; chú trọng tranh thủ đặt quan hệ ngoại

giao bình thường với hai Chính phủ nhà vua Lào và Cao Miên, với nước Pháp và các

nước Đông Nam †

Xúc tiến công tác tuyên truyền quốc tế, nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ

của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

Yếu tố dân tộc thể hiện qua chủ trương và mục tiêu “ nhằm tranh thủ sự đồng

tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân

ta”

Trang 28

Thông cáo Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) của Đảng Lao động Việt

Nam Về kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước

nhà:

“Hoà bình, thống nhất là nguyện vọng tha thiết nhất của toàn thể nhân dân Việt

Nam hiện nay Vì sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc, vì quyền lợi của dân tộc Chính

phủ ta trước sau như một vẫn tôn trọng Hiệp nghị Geneva, luôn luôn có thái độ xây

dựng trong việc thi hành hiệp nghị đó và đã nhiều lần có nhJng đề nghị cụ thể, hợp

tình hợp lý với chính quyền miền Nam nhằm tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.”

Trong tuyên bố, Chính phủ Việt Nam ta rõ ràng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ

đối với nguyện vọng hoà bình và thống nhất của nhân dân Điều này không chỉ là một

cam kết chung chung mà còn là sự hướng dẫn chiến lược về cách Chính phủ đang tiếp

cận các thách thức nội bộ, khẳng định không chỉ sự cam kết vì mục tiêu lớn của hoà

bình và thống nhất mà còn vì sự nghiệp cách mạng và quyền lợi cụ thể của dân tộc

Quan trọng hơn, Chính phủ tôn trọng Hội nghị Geneva, bày tỏ tầm quan trọng của

quốc tế trong việc giải quyết tình hình nội địa Thái độ xây dựng và hợp tác được đặc

biệt nhấn mạnh, cho thấy sự chủ động và tích cực trong việc thi hành Hiệp nghị và

hợp tác với cộng đồng quốc tế Việc đưa ra đề nghị cụ thể và hợp tình hợp lý với

chính quyền miền Nam là một biểu hiện của sự linh hoạt và khả năng đàm phán để đạt

được mục tiêu hoà bình và thống nhất Chính phủ thông qua tuyên bố này, không chỉ

cam kết với nhân dân mà còn với quốc tế, tạo ra một kịch bản nền tảng cho việc giải

quyết tình hình và phát triển quốc gia Bằng cách này, nước ta không chỉ xác nhận

mục tiêu mà còn thể hiện sự quyết tâm và sẵn sàng hành động để thực hiện cam kết

đó, nhằm mang lại một tương lai hoà bình và thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam

“Để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, Hội nghị đề

ra nhiệm vụ là: Đoàn kết toàn dân, ra sức đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước

nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ; ra sức củng cố miền Bắc và tích cực đưa miền Bắc

tiến dần lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc

lập, dân chủ và giàu mạnh; góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam † và thế giới"

Thông cáo đặt ra nhiệm vụ quan trọng của việc thực hiện thống nhất nước nhà

trên cơ sở độc lập và dân chủ Bài phân tích sẽ tập trung vào những điểm chính của

Trang 29

đoạn văn, làm rõ chiến lược và mục tiêu của nhiệm vụ được đề ra Mục tiêu hàng đầu

của Hội nghị là "Đoàn kết toàn dân" trong việc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất

nước nhà Sự đoàn kết này không chỉ là một yếu tố chính để đối mặt với những thách

thức nội và ngoại, mà còn là nền tảng cơ bản để xây dựng một quốc gia mạnh mẽ và

bền vững Tầm quan trọng của việc "củng cố miền Bắc" và "đưa miền Bắc tiến dần

lên chủ nghĩa xã hội" thể hiện chiến lược không chỉ nhằm mục tiêu quốc gia mà còn

liên quan đến xã hội Quá trình này không chỉ tăng cường sức mạnh kinh tế và quân

sự mà còn mở rộng ảnh hưởng của miền Bắc lên toàn quốc, tạo nền tảng cho sự phát

triển đồng đều và bền vững Xây dựng "một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc

lập, dân chủ và giàu mạnh" là một mục tiêu lớn, liên quan đến nhiều khía cạnh của xã

hội Điều này bao gồm không chỉ sự thống nhất về chính trị mà còn về kinh tế, xã hội

và văn hóa Đồng thời, chú trọng đến tính dân chủ và độc lập cũng thể hiện ý chí xây

dựng một quốc gia không chỉ mạnh mẽ mà còn công bằng và phát triển Mục tiêu "góp

phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam † và thế giới" thể hiện sự tầm nhìn và trách nhiệm

quốc tế Việc xây dựng một Việt Nam mạnh mẽ không chỉ mang lại lợi ích cho quốc

gia mà còn đóng góp tích cực vào sự ổn định và hòa bình toàn cầu Thông qua thông

cáo này, cho ta biết không chỉ là một tuyên bố mục tiêu mà còn là bản lộ chiến lược và

định hình chiều sâu của việc thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân

chủ

2.2 Yếu tố “quốc tế”

2.2.1 Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về yếu tố “quốc

tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam:

Tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin với khẩu hiệu hành động chiến

lược của Tuyên ngôn: “Giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới

hãy đoàn kết lại!” , yếu tố “quốc tế” trong chính sách đối ngoại Việt Nam đã được30

chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng và quan tâm ngay từ thời gian đầu của cách

mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định được lập trường đoàn kết quốc tế

từ rất sớm

30 PGS,TS NGUYỄN VIẾT THẢO, and PGS,TS NGUYỄN AN NINH 2022 “Quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản.” Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-

thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/quan-diem-cua-chu-nghia-mac lenin-ve-chu-nghia-quoc-te-vo-san-532779.html

Trang 30

“Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cIu nhân loại, đem lại cho mọi người không

phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên

quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui hoà bình hạnh phúc, tóm

lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xoá bỏ nhJng biên giới tư bản chủ nghĩa cho

đến nay chỉ là nhJng vách tường dài ngăn cách nhJng người lao động trên thế giới

hiểu nhau và yêu thương nhau'' 31

Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nhấn mạnh không chỉ

giải phóng cho dân tộc mình, mà còn giải phóng cho các dân tộc bị áp bức, mang lại

bình đẳng, công bằng cho quốc tế

Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” xuất bản năm 1927, chủ tịch Hồ Chí

Minh đã khẳng định ba vấn đề chính về đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng cách

mạng: “Một là, cách mạng Việt Nam phải đứng về phía phong trào công nhân và

phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới mới có thể “đạp đổ” tất cả chủ nghĩa

đế quốc trên toàn thế giới”; “Hai là, xác định rõ mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc của

cách mạng Việt Nam khi liên minh với phong trào cách mạng thế giới; giữa quyền lợi,

trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của cách mạng Việt Nam”; “Ba là, xác định rõ mối

quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc là mối quan hệ có tác

động qua lại, trong đó, cách mạng thuộc địa sẽ không “thụ động ngồi chờ” cách mạng

chính quốc.” (PGS, TS Nguyễn Văn Lan 2022) Lập trường và quan điểm này của

Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã trở thành

cơ sở khoa học và nền tảng vững chắc cho sự xuất hiện của yếu tố quốc tế trong chính

sách đối ngoại Việt Nam cũng như sự tác động của quốc tế trong thời gian Việt Nam

trải qua liên tiếp hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Ngoài ra, Đảng ta cũng nhận định điều kiện không thể thiếu của sức mạnh “thời

đại", những yếu tố “ngoại lực" (hay yếu tố “quốc tế”), thừa nhận những yếu tố này bổ

sung sức mạnh cho yếu tố dân tộc, hay yếu tố “nội lực" trong chính sách đối ngoại

Việt Nam 32

31 Th.s Ngô Văn Khoa 2015 “Một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh | C Mác; Ph Ăngghen; V I

Lênin; Hồ Chí Minh.” Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/mot-so-luan-diem-ve-doan-ket-quoc-te-ho-chi-minh-2369

https://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Tu-tuong-ve-ngoai-giao-cua-Chu-tich-Ho-Chi-Minh-60

Trang 31

Trong giai đoạn 1954 - 1960, trước thực tiễn cách mạng Việt Nam và bối cảnh

thế giới, Việt Nam đã thành công kí kết Hiệp định Genève và kết thúc cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp, nhưng sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta chưa

hoàn thành khi đế quốc Mỹ đã ngay lập tức thế chân Pháp, tiến hành chiến tranh ở

Đông Dương

Khi đó, lập trường và tư tưởng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối

quan hệ giữa dân tộc và quốc tế chỉ rõ:

"…điều đó thật rõ ràng không thể nào hạn chế nhJng hoạt động hiện nay và

tương lai của chúng tôi trong khuôn khổ dân tộc thuần tuý, rằng nhJng hoạt động đó

có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ, rằng sự

đoàn kết thực sự của phe xã hội chủ nghĩa và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên

thế giới đối với chúng tôi cũng cần thiết không kém gì trước kia."

(Hồ Chí Minh; Tuyển tập; T1 - Nhà xuất bản sự thật HN 1989)

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ III, Đảng ta đã nhấn mạnh sức mạnh của dân tộc bao gồm:

“SIc mạnh vô địch của Đảng ta chính là ở chỗ Đảng ta tuyệt đối trung thành với

chủ nghĩa Mác-Lênin, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, không

ngừng củng cố sự đoàn kết nhất trí của mình chung quanh Trung ương Đảng và đồng

chí Hồ-Chí-Minh, vị lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và của dân tộc ta, đồng

thời luôn tǎng cường sự đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế vô sản.”

Câu nhận định này đã khẳng định sức mạnh của tinh thần quốc tế, đoàn kết

quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế vô sản không thể tách rời với sức mạnh và tinh

thần đoàn kết dân tộc

Có thể thấy, trong giai đoạn 1954 - 1960, quan điểm của Đảng ta và chủ tịch

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao và đặc biệt chú trọng đến yếu tố “quốc tế" trong cuộc

kháng chiến chống đế quốc của dân tộc, dẫn đến sự xuất hiện của yếu tố “quốc tế"

trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn này

2.2.2 Yếu tố “quốc tế” trong chính sách đối ngoại

● Vấn đề mối quan hệ với các nước Xã hội Chủ nghĩa

Trang 32

Xuyên suốt giai đoạn nghiên cứu 1954 - 1960, đối ngoại của Việt Nam thực

hiện mục tiêu tăng cường tranh thủ sự ủng hộ của các nước dân chủ, các tổ chức tiến

bộ và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới; chủ trương đẩy mạnh đối ngoại và mối

quan hệ bền chặt với các nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện qua các câu khẩu hiệu

thường được Chủ tịch Hồ Chí Minh hô vang trong các phát ngôn, diễn văn tại đại hội,

hội nghị

“ Tình đoàn kết nhất trí giJa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đIng đầu

là Liên Xô vĩ đại muôn năm! Tình đoàn kết nhất trí giJa các đảng cộng sản và công

nhân trên thế giới muôn năm! ”

(Trích “Diễn văn Bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao

động Việt Nam” của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ III, Đảng đã xác định đường lối chung của Đảng trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là:

“đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn

đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với

các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đIng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh,

tiến mạnh, tiến vJng chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở

miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vJng mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện

hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà

bình ở Đông - Nam Á và thế giới".

Nhận thức của Đảng Lao động Việt Nam về vấn đề quan hệ chặt chẽ với các

nước xã hội chủ nghĩa đã thể hiện qua yếu tố “quốc tế” trong báo cáo chính trị đã

được thể hiện qua những định hướng như “đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa

anh em do Liên Xô đIng đầu” và “góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ

hoà bình ở Đông - Nam Á và thế giới”

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của yếu tố “quốc tế” trong chính sách

đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 chính là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh và đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến các nước xã hội

chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ vào năm 1955, sau đó là chuyến thăm tới

Trang 33

các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Ấn Độ và Myanmar Trong chuyến đi Chủ tịch

Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực trong khối xã hội chủ

nghĩa, quyết tâm đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, vì sự tiến bộ của

nhân loại (TS Đinh Đức Duy Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng 2019) Tại chuyến

thăm Trung Quốc năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có bài phát biểu xúc

động về tinh thần đoàn kết và mối quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Việt Nam:

“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em Tình hJu nghị chân thành và sâu

xa giJa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đã có từ lâu Nhân dân Việt

Nam ngày nay đang ra sIc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn

thành độc lập và dân chủ Cuộc đấu tranh đó đã được và luôn luôn được sự khuyến

khích ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc” 33

Bài phát biểu đã khẳng định tình hữu nghị, sự gắn bó khăng khít của Việt Nam

và Trung Quốc, phát triển mối quan hệ Việt - Trung qua chuyến thăm của Đoàn đại

biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam, dẫn đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc

Ngoài chuyến thăm, trong giai đoạn này còn xuất hiện một số đặc điểm mang

yếu tố “quốc tế” đáng chú ý khác có thể kể đến như: Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản

và Công nhân Quốc tế tại Matxcova (11/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có phát biểu

và khẳng định:

“Cuộc đấu tranh để bảo vệ và củng cố hòa bình thế giới là một cuộc đấu tranh

giai cấp chống chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến và quyết định thắng lợi trong cuộc đấu

tranh ấy chủ yếu là do sự đoàn kết phấn đấu của quần chúng nhân dân yêu chuộng

hòa bình thế giới” 34

Phát biểu này cũng như chuyến thăm đã tranh thủ lên án mạnh mẽ âm tính phi

nghĩa của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Genève, đồng thời

kêu gọi được sự ủng hộ một Việt Nam hoà bình, thống nhất từ cộng đồng quốc tế; hay

Trong bài viết đăng trên tạp chí Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội số

2/1960, mang tên “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”; Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận

định:

33Hồ Chí Minh với Quảng Tây 2006 N.p.: Nxb nhân dân Quảng Tây, tr 226

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w