KHÁI QUÁT VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở LIÊN XÔ 1917 - 1985
Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
1.1.1 Lí luận của Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
Một số học thuyết trong lịch sử cho rằng con người được phân thành các nhóm gọi là dân tộc Học thuyết này bản thân đã có tính triết lý và đạo lý.
Nó là khởi nguồn của tư tưởng về chủ nghĩa dân tộc Người dân là thành viên của một dân tộc, họ được phân loại dựa vào đặc điểm chung, mà thường là dựa vào đặc điểm chung về nguồn gốc như tổ tiên, dòng dõi Người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc cư xử, có trách nhiệm với các thành viên khác và chịu trách nhiệm về hành động của những người cùng tộc Thuật ngữ
"dân tộc" thường được dùng gần nghĩa với "người thiểu số" hay "thiểu dân". Dân tộc tính là một trong số nhân tố quan trọng nhất xác định đặc trưng văn hóa, đặc trưng xã hội của các thành viên dân tộc Tuy vậy, nhiều người có cùng gốc gác vẫn có thể sống ở những nước khác nhau và vì thế được xem là người dân ở những nước khác nhau Hay có những tranh luận về yếu tố đặc trưng của một dân tộc.
Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia nhưng một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài Tổ quốc của mình Một quốc gia được công nhận là Tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là Nhà nước dân tộc Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ dân tộc đầu tiên dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.
Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ "dân tộc", "sắc tộc" và "người dân" gọi là nhóm thuộc về con người "Nước" là một vùng theo địa lý, còn
"Nhà nước" diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ "quốc gia" và "quốc tế" lại dùng cho thuật ngữ Nhà nước, chẳng hạn từ "Luật quốc tế" dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa Nhà nước và các cá nhân công dân Cách dùng các thuật ngữ trên cũng rất đa dạng ở từng nước Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được công nhận ở tầm quốc tế là Nhà nước độc lập, nghĩa là có một đất nước và dân cư mang quốc tịch Anh Nhưng theo thông lệ, nó được chia thành bốn nước gốc là Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland; ba nước trong số này không phải là Nhà nước độc lập Tình trạng này xét theo cách nào cũng gây ra tranh cãi, chẳng hạn nhiều phong trào ly khai của xứ Wales và Scotland bắt nguồn từ đấy đã ít nhiều công nhận Cornwall là một đất nước riêng biệt bên trong nước Anh Cách dùng thuật ngữ "dân tộc" không chỉ gây nhập nhằng mà còn là chủ đề nhiều tranh cãi chính trị có thể gây ra bạo lực.
Về khái niệm quốc gia (nation) Có 3 định nghĩa cổ điển: Ðối với văn hào Pháp Ernest Renan, quốc gia là khối dân đoàn kết vì hãnh diện có một lịch sử chung Theo Stalin: quốc gia thể hiện khi hội đủ yếu tố chủ quan và khách quan như đời sống kinh tế, ngôn ngữ và lãnh thổ [12] Còn Max Weber thì lại quan niệm quốc gia như một cộng đồng có uy lực, hợp nhất bởi một huyền thoại đồng chung huyết thống và quyết tâm thể hiện một sứ mệnh văn hóa Giới thức giả cũng thường nhắc đến hai định nghĩa mới: Nhà xã hội họcKarl Deutsch cho rằng, đối tượng của các tổ chức thuộc khuynh hướng quốc gia là tăng cường và mở rộng các đường lối để bảo đảm người dân tuân phục những tiêu chuẩn và biểu tượng quốc gia Mặt khác, về mặt nhân chủng học,Clifford Geertz nhận định dân tộc chủ nghĩa trong các nước thời hậu thuộc địa
14 gồm có hai thành phần cấu tạo: sắc tộc (ethnic) và công dân (civic), thường cạnh tranh nhưng bổ túc lẫn nhau Thành viên sắc tộc được cấp một quy chế đặc biệt vì thổ sinh và phải cam kết có những sự “trung thành cốt yếu” Thành viên công dân được mô tả như có ước vọng nhập tịch trong một quốc gia tân tiến Ranh giới sắc tộc và công dân thường va chạm Vì thế, giữa hai nhóm, có những xung đột thường xuyên.
Về chủ nghĩa dân tộc (nationalism), cũng có khá nhiều định nghĩa. Theo một số học giả, chủ thuyết này bắt nguồn từ sự gắn bó sâu đậm cá nhân đối với Tổ quốc Một số khác lại xem chủ nghĩa quốc gia như một ý thức hệ và một ngôn ngữ trong khi cũng có người đồng hóa dân tộc chủ nghĩa với một phong trào đấu tranh Nếu phương diện văn hóa của chủ thuyết được một số quan niệm đề cao hơn phương diện chính trị thì đa số lại chủ trương kết hợp cả hai Ðây cũng là quan điểm của Jean Jacques Rousseau, Herder, Fichte, Korais và Mazzini là những nhân vật đã từng đề cao chủ nghĩa dân tộc. Các nhà tư tưởng này cũng như các lãnh tụ quốc gia về sau đều nghĩ rằng, phong trào quốc gia kết tụ những khát vọng thống nhất, tự do, tự trị và lý lịch chính thực của thế giới tân tiến.
Chủ nghĩa dân tộc chủ trương trước hết giải phóng người dân và dành chủ quyền cho đất nước Dân phải được tự do đối với mọi áp chế ngoại lai, quyết định lấy vận mệnh, làm chủ tài sản riêng, kiểm soát tài nguyên của mình, chỉ nghe theo tiếng nói của lương tri, hòa hợp huynh đệ trong một quê hương và chia xẻ một nền văn hóa chung Những điều kiện này tạo ra căn cước đích thực của dân tộc Tự trị, thống nhất và lý lịch là ba mục tiêu đấu tranh từ xưa nay của các thành phần trí thức để rồi mở rộng đến giai cấp thợ thuyền và nông dân Lẽ tất nhiên, không phải tất cả các phong trào đều đạt đến giai đoạn cuối này.
Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm: “Dân tộc là một khối người cộng đồng ổn định thành lập trong quá trình lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về cấu tạo tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá”.[54, 122] Dân tộc không phải là một khối cộng đồng của chủng tộc và cũng không phải khối cộng đồng của bộ lạc Dân tộc là do người các bộ lạc khác nhau và người khác chủng tộc khác hợp thành” Dân tộc là một khái niệm hoàn toàn mới Các dân tộc đó được hình thành trong thời kỳ diệt vong của chế độ phân tranh phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản Lênin viết rằng: “Các dân tộc là sản phẩm tất phát và hình thái tất phát thời đại tư bản của sự phát triển xã hội”.[4;13] Dân tộc không phải là những nét chung về bộ lạc chủng tộc và không phải là liên minh những con người cùng ý nghĩ Dân tộc là một xã hội bền vững của con người, được hình thành trong lịch sử Dân tộc này sinh ra thì phát triển theo quy luật của mình và có cơ sở kinh tế khác với bộ lạc và bộ tộc.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tóm tắt được quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc: Dân tộc là khối cộng đồng người vững chắc hình thành trong lịch sử, trên cơ sở bốn đặc điểm cơ bản chung là: ngôn ngữ chung, lãnh thổ chung, sinh hoạt kinh tế chung và bản chất tâm lý chung biểu hiện ra ở đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc
Lý luận về dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học duy nhất, để giải thích sự phát sinh và phát triển của dân tộc, vạch rõ cho các dân tộc con đường thoát khỏi ách áp bức của đế quốc “lý luận ấy vạch ra rằng: cũng như tất cả các hiện tượng lịch sử, dân tộc có sinh ra, có phát triển và rồi cũng có kết thúc”.[52, 69] Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch trần chính sách đế quốc dùng bạo lực để đồng hoá các dân tộc, đó là chính sách phản nhân dân và vạch cho nhân dân các nước con đường tiêu diệt áp bức dân tộc Chủ nghĩaMác - Lênin chỉ ra rằng “khi chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi ở tất cả các nước trên thế giới, toàn thể nhân loại trên cơ sở các dân tộc hợp tác hữu ái và văn hoá dân tộc phồn thịnh, cuối cùng sẽ đi tới chỗ các dân tộc hoàn toàn hoà lẫn với nhau trên cơ sở chủ nghĩa cộng sản” [52, 70].
Lênin vạch ra rằng “thậm chí sau khi đã thực hiện chuyên chính vô sản trên thế giới, trong một thời gian rất dài vẫn còn có sự khác nhau về dân tộc”.
[55, 217] Nếu ta dùng mệnh lệnh hay dùng biện pháp để cưỡng bức để thực hiện hoà hoãn các dân tộc với nhau khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì thực tế không khác gì chính sách đồng hoá bằng bạo lực, như thế chỉ có lợi cho bọn đế quốc mà có hại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, có hại cho việc thực hiện sự hợp tác hữu ái của các dân tộc Chỉ có khi nào hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa thế giới được xây dựng củng cố một cách đầy đủ và nó đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày của nhân dân và các dân tộc theo chế độ ấy thì điều kiện phát triển của dân tộc và văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc sẽ có nhiều biến đổi căn bản Vì ở đây không có sự áp bức dân tộc, sự bất bình về dân tộc, không có tình trạng văn hoá ngôn ngữ của dân tộc này áp bức dân tộc kia, không có tình trạng một số ngôn ngữ này thất bại và một số ngôn ngữ khác thắng lợi đã xảy ra trong điều kiện xã hội tư bản.
1.1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc
Cách mạng tháng Mười (1917) và sự thành lập Nhà nước Liên bang Xô Viết
quyền của nước Nga” Sau đó nguyên tắc này được ghi vào trong hiến pháp của Liên Xô.
1.2 Cách mạng tháng 10 (1917) và sự thành lập Nhà nước Liên bang Xô Viết
1.2.1 Vấn đề dân tộc ở nước Nga trước Cách mạng tháng Mười
Sau cuộc Cách mạng năm 1905-1907 thất bại, Sa hoàng đã tăng cường chính sách khủng bố đối với tất cả các lực lượng tiến bộ, ở trung tâm cũng như những vùng dân tộc xa xôi Những sự nhượng bộ nhỏ mà Chính phủ đã làm trong quá trình cách mạng về vấn đề dân tộc giờ bị bác bỏ Ví dụ như coi nền tự trị của Phần Lan bị tiêu diệt Hàng triệu nhân dân lao động ở các vùng lân cận, dân tộc bị mất quyền bầu cử như những người không có sự phát triển đầy đủ của trình độ công dân, số trường dân tộc bị giảm nhiều, số lượng sách báo xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số cũng bị giảm nhiều.
Sau cách mạng 1905 nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. Toàn bộ quyền lực chính trị trong nước Nga thuộc Nga hoàng Chế độ quân chủ Nga hoàng là nền chuyên chính của giai cấp địa chủ, chiếm giữ mọi đặc quyền về chính trị và đặc lợi về kinh tế Cấu kết chặt chẽ với với giai cấp tư sản, chính quyền Nga hoàng thẳng tay bóc lột và áp bức tàn bạo các tầng lớp nhân dân lao động Tước đoạt các quyền tự do dân chủ, đàn áp mọi phong trào đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân Duy trì thường xuyên một đội quân đông đảo, cảnh sát, mật thám và hiến binh Chế độ phong kiến quân phiệt là bản chất của chế độ Nga hoàng.
Nước Nga còn là nhà tù của các dân tộc Nước Nga là một quốc gia có nhiều dân tộc, có trên 100 dân tộc khác nhau, chiếm 57% dân số trong nước. Nhân dân các dân tộc không phải là Nga rên xiết dưới hai ách áp bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội của bọn chúa đất và tư sản địa phương Chính quyền Nga hoàng còn thi hành chính sách kỳ thị dân tộc, chà đạp và phá hoại nền văn hóa của các dân tộc Đế quốc Nga chà đạp áp bức các dân tộc lạc hậu nhưng chính nó lại lệ thuộc vào các nước phương Tây nhất là Anh, Pháp.
Trong những năm đen tối, Sa hoàng đã gây ra sự hằn thù dân tộc ở khắp mọi nơi Những cuộc khủng bố người Do Thái, những cuộc xung đột đẫm máu giữa các dân tộc vùng Cap-ca-dơ là hậu quả của chính sách khiêu khích của chính quyền Sa hoàng Lênin đã nói rằng: “Năm 1905 đã đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc nước Nga Bọn phản động cố gắng gây sự hằn thù dân tộc”[21;8] Những thành tựu của cách mạng năm 1905 như một ít quyền tự do báo chí, các cơ sở văn hoá, các cuộc bầu cử vào quốc hội, lần đầu tiên tiến hành ở Nga đã giúp đỡ cho sự tăng cường tình cảm dân tộc, phục sinh sự giác ngộ dân tộc của các dân tộc bị áp bức Một số hạn chế cản trở sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở các vùng vi cận được huỷ bỏ và do đó sự phát triển kinh tế và văn hoá của những vùng dân tộc được xúc tiến.
Theo các tài liệu về lịch sử Liên Xô, trong Thế chiến I, nước Nga Sa hoàng trải qua một nạn đói và sụp đổ kinh tế Quân đội đã mất tinh thần và nước Nga phải chịu những thất bại nặng nề, nhiều binh sĩ bỏ trốn khỏi mặt trận Sự bất bình với chế độ quân chủ và chính sách theo đuổi chiến tranh của nó gia tăng Sa hoàng Nicholas II thoái vị tháng 2 năm 1917 sau khi những cuộc nổi loạn lan rộng tại Petrograd Sự áp bức dân tộc và sự thù hằn giữa các dân tộc tồn tại hàng trăm năm ở nước Nga Sa hoàng là do giới địa chủ và tư bản là những kẻ đem lại sự áp bức dân tộc và gây nên sự bất hoà giữa các dân tộc nhằm duy trì mãi mãi nền thống trị của chúng.
Một Chính phủ lâm thời được lập ra, đầu tiên dưới sự lãnh đạo củaPrince Georgy Yevgenyevich Lvov, và sau đó bởi Aleksandr Kerensky,nhưng nó vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến, dù có nhiều lời kêu gọi nước Nga tìm kiếm một giải pháp hoà bình Chính phủ lâm thời cũng không thể thực hiện những cải cách ruộng đất do giới nông dân yêu cầu, đây là lực lượng chiếm hơn tám mươi phần trăm dân số Nga.
Ngày 24 tháng 10, Chính phủ Lâm thời quay sang chống lại những người Bolshevik, bắt giữ các nhà hoạt động và phá huỷ các phương tiện tuyên truyền Những người Bolshevik coi đây là một sự tấn công chống lại Xô viết của Nhân dân và lật đổ Chính phủ Lâm thời, chiếm quyền lãnh đạo ngày 25 tháng 10 Những người Menshevik và cánh hữu của phe Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, tức giận trước những hành động được tiến hành dưới danh nghĩa
Xô viết, rời khỏi cơ cấu, nhường lại quyền kiểm soát cho những người Bolshevik và trở thành phe Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Cánh tả Ngày 25 tháng 10 năm 1917 Sovnarkom được thành lập và sau này được Hiến pháp Nga năm 1918 luật hoá trở thành cơ quan hành chính của Đại hội các Xô viết.
Nước Nga đã trải qua thời kỳ quá độ, thời kỳ mà sinh hoạt “bình thường” theo chế độ “hiếu chiến” chưa được thiết lập nên, chính trị chưa được giải quyết triệt để dẫn đến những ngày bão tố và “rắc rối” Vì thế cuộc vận động hiện tại và tương lai nhằm vào mục đích hoàn toàn dân chủ hoá “Việc dân chủ hoá hoàn toàn xứ sở là cơ sở và điều kiện để giải quyết vấn đề dân tộc” [5, 223] Để giải quyết được vấn đề đó phải kể đến tình hình trong nước và cả tình hình ngoài nước nữa Điều đó có thể xảy ra một sự phối hợp tình hình giữa bên trong và bên ngoài làm cho dân tộc hay dân tộc ở Nga cần phải đề ra và giải quyết vấn đề độc lập cho mình, do vậy người Mác xít Nga không bao giờ bỏ qua quyền dân tộc tự quyết “thế thì quyền dân tộc tự quyết là một điểm không thể thiếu trong việc giải quyết vấn đề dân tộc” [35, 213] Chủ trương tự trị dân tộc về mặt văn hoá không thể áp dụng được vì nó đòi hỏi một cách giả tạo thành một dân tộc duy nhất Chủ nghĩa dân tộc dẫn đến
“phân định” theo đúng dân tộc tổ chức ra thành dân tộc Đó là điều hoàn toàn không thích hợp tí nào với Đảng xã hội-dân chủ, cũng không phải ngẫu nhiên mà bọn ly khai chủ nghĩa ở Nga thuộc phái Bun bị sa ngã vào chủ nghĩa dân tộc Cái lợi của chủ trương tự trị địa phương người ta có thể quan hệ lãnh thổ với dân cư nhất định chứ không phải một cái gì trừu tượng Vượt ra khỏi lãnh thổ với chủ trương đó không phân định những cá nhân theo từng dân tộc, không củng cố ranh giới dân tộc, trái lại nó phá tan những ranh giới ấy đi để tập hợp dân cư lại, để mở đường cho sự phân định của từng giai cấp.
Bình đẳng dân tộc, dưới đủ mọi hình thức đó là những yếu tố không thể thiếu được trong việc giải quyết vấn đề dân tộc Phải có một đạo luật cho toàn quốc ban bố trên cơ sở dan chủ hoá, cứ như thế mới đảm bảo được quyền cho các dân tộc thiểu số một cách thật sự chứ không phải mơ hồ “không phải ngẫu nhiên mà chủ trương dân tộc tự trị và nguyên tắc Liên bang về mặt tổ chức lại đi đôi với nhau Điều đó dễ hiểu, đó là vì cả hai chủ trương đều đòi hỏi phải có sự phân định theo từng dân tộc Cả hai đều giả định rằng phải tổ chức theo từng dân tộc chỗ giống nhau là điều không thể chối cãi được, chỗ khác nhau duy nhất thì một đằng thì phân định di cư” [35, 239]
Cho đến nay sự tính toán đó để nhằm dung hoà hai hình thức ấy không đạt được kết quả Ở Nga sự “dung hoà” với chủ nghĩa Liên bang của phái Bun ở đại hội Stốc-khôn đều bị thất bại hoàn toàn “vì thế phải bỏ con đường “dung hoà” đi, coi nó là không tưởng và có hại”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Nga đã giúp đỡ cho nhân dân các dân tộc khác ở Liên Xô xây dựng và củng cố Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Xô viết bằng hình thức hợp tác, thu hút họ tham gia vào bộ máy chính quyền Nhà nước, để dễ quản lý các dân tộc ấy Chính quyền Xô Viết không hạn chế ở việc thành lập quyền bình đẳng về pháp quyền và về chính trị giữa các dân tộc “Thực chất biện pháp giải quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa cộng sản không những ở chỗ tiêu diệt sự áp bức và không bình đẳng giữa các dân tộc mà còn ở chỗ “tiêu diệt tính chất lạc hậu thực sự” [58, 321]. Ở đất nước Xô viết, sự áp bức dân tộc mới bị tiêu diệt và tình hữu nghị giữa các dân tộc mới được xây dựng Đánh đổ nền thống trị của địa chủ và tư bản và kiến lập chính quyền công nông là điều kiện quan trọng bậc nhất của việc này Nắm chính quyền trong tay, thợ thuyền và nông dân nước Nga phá bỏ
22 nhà tù các dân tộc của Nga hoàng và xây dựng sự hợp tác anh em chưa từng có ở thế giới các dân tộc tự do Liên Xô là một gia đình thống nhất, đoàn kết của các dân tộc xô viết, là gương mẫu của một quốc gia nhiều dân tộc, xây dựng trên nguyên tắc tự do và bình đẳng”[5;125]
Lênin đã từng nêu lên một luận điểm rằng: Cách mạng ở Nga chỉ có thể thực hiện bằng cách “liên hiệp vô sản và nông dân lao động tất cả các nước bằng cách kết hợp phong trào vô sản với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”[5;8]
1.2.2 Cách mạng tháng Mười và sự hình thành Nhà nước dân tộc Liên Xô
Thành tựu và hạn chế trong giải quyết vấn đề dân tộc của Liên Xô (1922 - 1985)
Sau Cách mạng tháng Mười Nga, Liên Xô bị tàn phá nặng nề, nhiều thành phố bị phá hủy hoàn toàn, nhiều trung tâm công nghiệp bị xóa sổ, nhiều làng mạc bị san bằng, lương thực và tiền của nhân dân đã được huy động hết cho cách mạng, cho công cuộc chống phá của bọn đề quốc. Nhưng với tinh thần độc lập, tự do và vì hòa bình mà nhân dân Liên Xô luôn đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của mình Sau khi giành được độc lập và đánh đuổi bọn đế quốc ra khỏi lãnh thổ rộng lớn, Liên Xô viết bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế và củng cố chính quyền Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đập tan xiềng xích áp bức dân tộc nặng nề có tính chất thực dân và đem lại tự do thực sự cho nhân dân các dân tộc Hơn thế, nó còn tạo điều kiện cho các dân tộc hợp tác bình đẳng và tự nguyện với nhau Liên Xô có chính sách phát triển riêng đối với những dân tộc chậm phát triển về kinh tế, văn hóa để cùng phát triển tiến lên, tạo nên sự đồng đều trong Liên bang, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các dân tộc với nhau.
Tính chất đúng đắn của lịch sử đã chứng thực học thuyết của Mác -Lênin là đúng đắn, “chỉ dựa trên cơ sở giai cấp mới giải quyết được vấn đề
30 dân tộc, bên cạnh đó phải thủ tiêu những đối kháng xã hội, sự thù hằn dân tộc và bất bình đẳng, áp bức chủng tộc và dân tộc cũng phải lùi xa vào quá khá”. Kinh nghiệm của Liên Xô cho thấy rằng, một Liên bang mà có nhiều thành phần dân tộc khác nhau, chỉ khi nào trong hoạt động của mình, bộ máy Nhà nước chú ý tới những đặc điểm của các dân tộc khác, quan tâm về những đặc điểm về chế độ kinh tế, về sự hình thành giai cấp, về đời sống và sinh hoạt văn hóa Chỉ khi nào chính quyền Nhà nước dùng tiếng nói của nhân dân địa phương để thi hành nhiệm vụ thì bộ máy chuyên chính vô sản mới được củng cố, vững mạnh.
Những nguyên tắc khi đặt ra khi thành lập Liên bang ngày càng khẳng định được là đúng đắn Các dân tộc tự nguyên tham gia, tự nguyện xây dựng chính quyền, tự nguyện xây dựng kinh tế, không bị phân biệt đối xử và đều có sự phát triển bình đẳng Đây là cơ sở thiết yếu nhất để chính quyền Nhà nước được củng cố và phát triển.
Liên Xô đạt được nhiều thành tựu đáng kể Kinh tế phát triển đồng thời giữa các vùng, mặc dù các vùng trước đây là những vùng khó khăn, lạc hậu còn có cuộc sống du mục, chủ yếu là nhờ vào tự nhiên thì nay đã có cuộc sống cải thiện rất nhiều Mặc dù không thể nói là hoàn toàn không có chênh lệch giữa các quốc gia trong Liên bang, nhưng lịch sử đã ghi nhận sự thành công của Liên bang Xô Viết.
Liên Xô đã xây dựng nền kinh tế dựa trên cơ sở xóa bỏ những tàn dư của chế độ gia tộc lạc hậu tham gia vào công cuộc xây dựng công cuộc mới.Cuộc cách mạng này đã chú ý đến việc tiêu diệt bọn bóc lột ở vùng biên khu phía Đông Đảng Cộng sản Liên Xô còn chú ý đến trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân lao động và lòng nhiệt tình của họ đối với cách mạng, đối với việc ủng hộ những biện pháp của nhà nước Xô Viết nhằm xóa bỏ nền kinh tế phong kiến “Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hòa Xô Viết Nhưng sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về kinh tế và văn hóa - tức là với sự phát triển không ngừng về kinh tế và văn hóa của các dân tộc” [35,
398] Chế độ gia trưởng, phong kiến đã gần như bị xóa bỏ sạch ở khu trung tâm của nước Nga Nhưng ở những khu vực khác lạc hậu thì đó còn phải thực hiện trong một thời gian dài và áp dụng nhiều biện pháp, có lúc phải mềm dẻo, có lúc phải thật cương quyết, phù hợp với từng khu vực và trình độ dân cư tại đó Muốn thực hiện được nhiều biện pháp đó thì cuộc sống nhân dân phải được cải thiện hơn trước, họ mới có lòng tin mà thực hiện theo chính sách đó Trước đây những Hiệp ước đã được kí kết giữa các nước nhưng nó vẫn là chưa đủ để đảm bảo sự thống nhất kinh tế cần thiết, như việc phân công lao động giữa các vùng, sử dụng một cách hợp lý các nguồn vật liệu dự trữ Vào năm 1924, khi hiến pháp của Liên bang ra đời, đó mới là cơ sở pháp lý để hình thành lên sự thống nhất về kinh tế trong Liên bang.
Về công nghiệp, những thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp là một bước tiến đáng kể Liên Xô đã trở thành một cường quốc hùng mạnh Tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô đứng đầu của châu Âu và đứng thứ 2 sau Mỹ. Năm 1937, tổng sản lượng Công nghiệp tăng 2,2 lần với năm 1932, chiếm 77,4 lần tổng số sản lượng kinh tế quốc dân riêng công nghiệp năng tăng 3,4 lần, trên 80% tổng sản lượng công nghiệp là thuộc những nhà máy mới xây dựng hoặc là những nhà máy hoàn toàn xây dựng lại trong thời kỳ hai kế hoạch 5 năm Công nghiệp là một vấn đề quan trọng của Liên bang Xô Viết trong thời gian này, nó là chính là chiếc chìa khóa để cải tạo toàn bộ nền kinh tế của đất nước mà nhiệm vụ trung tâm là xây dựng và phát triển công nghiệp nặng Bởi Lênin đã nhận thức được rằng “Chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi với một cơ sở kinh tế lạc hậu, nhất thiết phải có một nền kinh tế tiên tiến phù hợp” [35, 92] và ông cũng chỉ rõ rằng “cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp” [35, 93] mà thực chất nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu nghiêm trọng so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Sản xuất công
32 nghiệp còn yếu, trình độ kỹ thuật trong toàn bộ nền kinh tế còn thấp, sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân còn chiếm ưu thế hai phần ba tổng sản phẩm quốc dân là do nông nghiệp cung cấp Trong công nghiệp thì ưu thế lại thuộc về công nghiệp nhẹ, chiếm tới 63% của tổng sản phẩm công nghiệp, hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng có vắng bóng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì lý do trên mà tiến hành công nghiệp hóa là một vấn đề cần thiết của thực tế Công cuộc công nghiệp hóa đất nước Xô viết diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, sự chống đối lại của những kẻ thù bên trong và bên ngoài đã ảnh hưởng đến công cuộc công nghiệp hóa (1926 - 1927) và chiếm tỉ trọng 42% trong nền kinh tế quốc dân. Tốc độ phát triển công nghiệp lên tới 18% một kỷ lạc vượt xa với các nước tư bản tiên tiến Trong công nghiệp, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm 86% và thành phần kinh tế tư nhân đã giảm xuống 14% Việc khôi phục sản xuất công nghiệp có chậm hơn so với nông nghiệp, nhưng việc phát triển công nghiệp lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thu hút các dân tộc lạc hậu tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chính quyền
Xô viết thực hiện chính sách là phát triển ngành công nghiệp ngay tại địa phương, miễn là những nơi đó có sẵn nguồn nguyên liệu và nhiên liệu để phục vụ sản xuất, cho dù vùng đó còn rất lạc hậu Với chính sách này của chính quyền thì sự chênh lệch giữa các quốc gia có giảm đi, giảm bớt sự lạc hậu của các quốc gia đó, tạo điều kiện cho những chính sách của chính quyền
Xô viết đến tận tay người dân.
Về nông nghiệp, theo các tài liệu về lịch sử Liên Xô, trong sản xuất nông nghiệp Liên Xô đạt được những thành tích to lớn - công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hóa nông nghiệp được hình thành Sau năm thực hiện công việc tập thể hóa nông nghiệp thì có tới 95%/3,4 triệu nông hộ) tổng số nông hộ và 90% (32 nghìn ha), tổng số diện tích đất đai được đưa vào sản xuất tập thể hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường không ngừng Năm 1937,trong nông nghiệp có trên 500 nghìn máy kéo, 123,5 nghìn máy liên hiệp gặp đập và 145 nghìn xe hơi vận tải Hơn 40 việc thu hoạch lúa mì ở các nông trang là do các máy liên hợp đảm nhiệm.
Vấn đề ruộng đất cho người nông dân là một vấn đề cấp bách nhất, chính quyền Xô viết đã nhận thức được điều đó, vào năm 1925 đến 1928 chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất vào tay đông đảo nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân Bên cạnh đó còn thực hiện chính sách thủy lợi ở các nước Cộng hòa Trung Á Nhiệm vụ của cuộc cải cách này là xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong nền kinh tế Kết quả đạt được còn hạn chế, số nông trường quốc danh còn ít ỏi Việc xóa bỏ những tàn dư phong kiến, ở những vùng dân tộc còn sống du mục khó khăn hơn rất nhiều so với các dân tộc phát triển hơn Bọn địa chủ đã núp dưới cái gọi là bảo tồn chế độ sử dụng ruộng đất của công xã thị tộc, chúng đã chiếm những bãi chăn nuôi tốt nhất để bóc lột quần chúng lao động Năm 1929 ở Ca-dắc- tan đã tịch thu của bọn bóc lột ước chừng 130 vạn ha đồng cỏ và 120 vạn ha bãi chăn nuôi và tất cả những súc vật thu được chia hết cho bần cố nông.
Trong nông nghiệp thực hiện nhiều chính sách và đạt được nhiều kết quả đáng kể Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tích Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa mì năm 1926 đã vượt mức thời kỳ trước chiến tranh. Tổng sản lượng nông nghiệp đạt 118% so với năm 1913 Nhở đó, ngay từ
1925 đám súc vật như bò, lợn, cừu và dê đã vượt mức thời kỳ trước chiến tranh Nông nghiệp đạt được một số thành tựu, tạo cơ sở cho việc xây dựng một nền kinh tế thích hợp với ngành nghề.
Những thành tựu to lớn trên chứng tỏ nhân dân Liên Xô đã bước đầu xây dựng được những cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là bước đầu xây dựng được những nền móng kinh tế, chính trị xã hội dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa được xác lập ở Liên Xô Liên Xô trở thành thành nước bảo vệ hòa bình và an ninh của thế giới, ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức và nô dịch trên thế giới Nhằm xây dựng, xác lập
34 một con đường, một chế độ chính trị mới ngoài chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa.
SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ VÀ TAN RÃ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN BANG XÔ VIẾT
Khủng hoảng Liên Xô
Sự khủng hoảng của Liên Xô bắt đầu từ trước, nhưng thực sự nghiêm trọng từ năm 1985.Sau nhiều năm xây dựng quân đội Liên Xô và các chi phí phát triển trong nước, Liên Xô gặp nhiều khó khăn Tháng 3-1985, Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Tháng 2-1986, Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ 27 Đây là Đại hội đầu tiên được triệu tập sau khi Gorbachev lên cầm quyền Sau đó không lâu, Gorbachev chính thức đưa ra khẩu hiệu "Dân chủ hóa tính công khai, dư luận đa nguyên hóa" và lấy đó làm bước đột phá mở ra cơ chế cải cách Lúc bấy giờ, nhân dân Liên Xô mong muốn cải cách thoát khỏi trì trệ nhưng vẫn chưa rõ, thậm chí, chưa hiểu hàm nghĩa thật sự của khẩu hiệu Gorbachev đưa ra dưới danh nghĩa
"perestroika" (cải tổ) là gì Tháng 6-1988, Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Trong báo cáo, Gorbachev có đoạn bộc bạch:
"Phương châm chủ yếu của cải tổ thể chế chính trị Liên Xô không chỉ là đề xướng vấn đề dân chủ hóa tính công khai và dư luận đa nguyên hóa mà là phải loại bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô ra khỏi thể chế chính trị Liên Xô Là vấn đề phải chuyển trung tâm quyền lực Nhà nước từ trong tay Đảng Cộng sản sang Xô Viết".
Tháng 7-1990, Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ 28 Đây là Đại hội cuối cùng trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô trước khi Liên Xô tan rã Đại hội thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh "tiến tới Xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo" và một số nghị quyết khác Từ đây, thể chế đa đảng và thể chế dân chủ nghị viện, ý thức hệ đa nguyên cũng chính thức trở thành phương châm chỉ đạo của Đảng Các tổ chức chống Cộng thừa
42 cơ được thành lập hàng loạt và phát triển lớn mạnh, triển khai cuộc đấu tranh với Đảng Cộng sản Liên Xô.
Kusov, Phó Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Nga ngày 28-2-1991 nói: "Sửa đổi Hiến pháp chỉ vẻn vẹn một năm, đã có khoảng 20 chính đảng cấp Liên bang, có hơn 500 chính đảng cấp nước cộng hòa Hầu hết trong đó trở thành lực lượng chính trị cuối cùng thúc đẩy Đảng Cộng sản Liên Xô bị hạ bệ và giải tán" Dưới sự cổ vũ của phương châm dân chủ hóa tính công khai và thể chế đa đảng của Gorbachev, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng Tổ chức Đảng của các nước cộng hòa tham gia Liên bang cũng ngày càng xa rời Trung ương Từ năm 1989, Đảng Cộng sản của một số nước cộng hòa như Latvia, Lithuania (Lít-va), Estonia đã đưa ra yêu cầu tách khỏi hoặc độc lập với Đảng Cộng sản Liên
Xô Bất chấp sự phản đối của Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 20-12-1989, tại Đại hội XX, Đảng Cộng sản Lithuania thông qua Tuyên ngôn, quyết định về địa vị của Đảng Cộng sản Lithuania, tuyên bố Đảng Cộng sản Lithuania tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô, giữ quan hệ đối tác bình đẳng với Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev liên tục lùi bước trước tình hình này Cái gọi là "phái dân chủ" trong Đảng đã lợi dụng tình hình để hưởng ứng, phối hợp chặt chẽ với chủ nghĩa ly khai dân tộc ngoài Đảng, tiến hành hoạt động chia rẽ Đảng Cộng sản Liên Xô, từ đó làm tan rã Liên Xô.
Ngày 23-4-1991, Gorbachev nhân danh Trung ương Đảng Cộng sản và
Xô Viết tối cao Liên Xô tiến hành gặp gỡ những người lãnh đạo của chín nước cộng hòa Liên bang (Nga, Ukraine, Belarus, Kazakstan ), ra tuyên bố9+1 đề xuất nhanh chóng ký kết Hiệp ước Liên bang mới với tên gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), xóa bỏ khái niệm "xã hội chủ nghĩa" Sự kiện này về mặt luật pháp đã phá hoại thống nhất quốc gia, đặc biệt là thay đổi tính chất xã hội chủ nghĩa và phương hướng thống nhất của quốc gia.
Cùng lúc, Yeltsin, Chủ tịch Xô Viết Liên bang Nga, cũng cố gắng làm tan rã nước này một cách không thương tiếc nhằm chiếm đoạt quyền lực tối cao.
Ngày19-8, để giữ lại Liên Xô đồng thời ngăn chặn cái gọi là "phái dân chủ" lên nắm quyền, một nhóm lãnh đạo cao cấp của Đảng, chính quyền và quân đội Liên Xô đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở một số địa phương trong nước và thành lập Ủy ban tình trạng khẩn cấp do Phó Tổng thống Yanaev đứng đầu Có thể coi đây là cuộc thử nghiệm cuối cùng của một số nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Liên Xô cố nhằm cứu vãn Liên Xô, tránh cho đất nước rơi vào thảm họa Nhưng do họ không có niềm tin rõ ràng và kiên định, lại thiếu ý chí chính trị kiên cường trong đấu tranh thực tế, nên họ đã thất bại. Gorbachev đang đi nghỉ mát, có thái độ trước là lừng chừng, sau là phản bội, và đây cũng là điều góp phần đẩy nhanh tiến trình thất bại của sự kiện Đêm
18 rạng ngày 19/8/1991 một số thành viên thuộc lớp lãnh đạo cao cấp nhất ở Liên Xô vì không đồng tình với chính sách cải tổ của Tổng thống Mikhail Gorbachev tiến hành và dự thảo Hiệp ước Liên bang mới, đã lập ra Ủy ban
Quốc gia về tình trạng khẩn cấp, với thành phần bao gồm: Phó Tổng thống
Guennadi Yanayev; Thủ tướng Valentin Pavlov; Bộ trưởng Nội vụ Boris Pugo; Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Dmitri Yazov; Chủ tịch Ủy ban
An ninh Quốc gia (KGB) Vladimir Criuskov; Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Quốc phòng Oleg Baklanov; Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Vasili Starodubtsev; Chủ tịch Hiệp hội các xí nghiệp Nhà nước và các cơ sở công nghiệp, xây dựng, giao thông và liên lạc Aleksandr Tiziakov.
Vào đúng 6h sáng ngày 19/8/1991 (giờ Moskva) trên sóng phát thanh và truyền hình Liên Xô đã phát "Tuyên bố của Ban Lãnh đạo Xô viết" về việc do tình hình sức khỏe không cho phép Gorbachev thực thi chức trách Tổng thống Liên Xô Quyền hạn của Tổng thống Liên Xô được chuyển giao choPhó Tổng thống Guennadi Yanayev, ban bố tình trạng khẩn cấp tại một số
44 khu vực riêng rẽ của Liên bang Xô viết trong thời hạn 6 tháng, còn để điều hành đất nước thì lập ra Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp tại một số khu vực riêng rẽ của Liên bang Xô viết được lý giải là vì cần thiết phải điều hành đất nước "nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, sự đối kháng về chính trị, sắc tộc và dân sự, tình trạng hỗn loạn và vô Chính phủ đang đe dọa cuộc sống và an ninh của các công dân Liên bang Xô viết, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tự do và độc lập của Tổ quốc" Sắc lệnh số một của Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp quyết định ngừng hoạt động của các chính đảng, các tổ chức xã hội, cấm mít tinh, diễu hành ngoài đường phố Sắc lệnh thứ hai cấm xuất bản báo chí, ngoại trừ những tờ "Lao động", "Diễn đàn công nhân", "Tin tức",
Sự thật", "Sao Đỏ", "Nước Nga Xô viết", “Sự thật Moskva", "Ngọn cờ Lênin", "Cuộc sống nông thôn" Các chương trình truyền hình gần như bị ngưng phát Tại các thành phố lớn đã có các đơn vị quân đội tiến vào Tổng thống Liên Xô Gorbachev lúc đó đang nghỉ hè tại Crym và bị cách ly với xung quanh tại trại nghỉ công ở Foros.
Tới 10h sáng ngày 19/8/1991 các đơn vị quân đội cùng vũ khí khí tài đã xuất hiện tại những trọng điểm trên các trục đường dẫn tới trung tâm Moskva và bao vây khu vực xung quanh Điện Kremli Tới 11h 45’ đã có vài chục xe tăng tiến tới sát trụ sở Hội đồng Xô viết tối cao và Chính phủ nước Nga trên phố Krasnopresnenskaya Naberezhnaya Những lực lượng chống lại do ông Boris Yeltsin, lúc đó đang là Tổng thống nước Nga, đã tổ chức nhiều hoạt động phản đối Chính ông Yeltsin đã ký Sắc lệnh số 59, coi việc thành lập Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp như một hành động vi hiến và buộc các lực lượng hành pháp Liên bang phải tuân theo sự điều khiển của Tổng thống nước Nga.
Công cuộc cải tổ
Từ tháng 3 - 1985, Ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã nêu lên 4 yếu tố đòi hỏi phải thực hiện tăng tốc: thứ nhất, những nhiệm vụ xã hội gay gắt chưa được giải quyết (lương thực, nhà ở, sức khoẻ, hàng tiêu dùng, môi trường sinh thái); thứ hai, nguy cơ phá vỡ sự cân bằng chiến lược quân sự (Mĩ thực hiện chương trình chạy đua vũ trang lên vũ trụ và Sáng kiến phòng thủ chiến lược SDI); thứ ba, bảo đảm sự độc lập hoàn toàn cho nền kinh tế đất nước và cuối cùng là nhằm chấm dứt sự giảm sút tốc độ phát triển, sự suy thoái của nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng, xây dựng một nền kinh tế kiểu mẫu.
"Tăng tốc" cần được hiểu như thế nào? Trước hết là nâng cao tốc độ phát triển trong hai năm 1986 - 1987 Gorbachev dự kiến sẽ tăng thu nhập quốc dân lên 4%, nếu không kế hoạch 5 năm sẽ thất bại Tiếp đó, "tăng tốc" được hiểu như một sự phát triển mới về chất, nghĩa là sự phát triển trên cơ sở tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
Khái niệm "tăng tốc" còn đề cập cả tới "chính sách xã hội tích cực", thực hiện chỉnh sách xã hội nhất quán, công bằng Ban lãnh đạo đất nước trong những năm 1985 - 1986 đã tuyên bố rằng: sự quan tâm lợi ích vật chất đối với nhân dân sẽ là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước và quyết định
6 nhiệm vụ nâng cao phúc lợi trong kế hoạch 5 năm lần thứ XII ( 1986 - 1
990) trong đó có 2 nhiệm vụ là lương thực và nhà ở Lương thực được coi là
"nhiệm vụ chính trị quốc nội quan trọng nhất", ưu tiên hàng đầu của những năm 80 và sẽ giải quyết xong vào năm 1990 Vấn đề nhà ở (dự định mỗi gia đình có một căn hộ độc lập) sẽ được giải quyết vào cuối thế kỉ này Cũng như các kế hoạch 5 năm trước, nó được bắt đầu từ công nghiệp nặng, chế tạo máy được coi là vai trò then chất trong sự cải tổ nền kinh tế quốc dân Nhà nước chủ trương chuyển từ sản xuất các cỗ máy riêng lê sang tổ hợp sản xuất người máy công nghiệp, đưa thế hệ máy móc mới vào nền kinh tế quốc dân, đưa lại cho nó một sự "tăng tốc" mới - đó là bước thứ nhất, đòi hỏi sự đầu tư tư bản lớn cũng như nhiệt tình của nhân dân lao động.
Trong thực tế, dựa vào nhiệt tình lao động mà không được củng cố bằng kĩ thuật mới và trình độ tay nghề của công nhân? Cũng như tổ chức lao động, đã không dẫn tới tăng tốc mà làm tăng nhanh các tai nạn, thảm hoạ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân Lớn nhất là thảm hoạ ở nhà máy điện nguyên tử Chécnôbưn (27 - 4 - 1986) mà hậu quả ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của hàng triệu người trong nhiều thế hệ.
Năm 1987, Ban lãnh đạo đất nước quyết định thay chiến lược "tăng tốc" bằng biện pháp "cải tổ" "Tăng tốc" trở thành mục đích, còn "cải tổ" được xem như phương tiện có phạm vi rộng lớn để đạt "cải cách kinh tế triệt đã về sau bao gồm cả cải cách hệ thống chính trị và đường lối đuổi mới hệ tư tưởng.Cải cách kinh tế đòi hỏi phải cải tổ bộ máy điều hành Trung ương, tiến hành giảm bớt số lượng các bộ, cục, viện (kể cả nhân viên trong đó Năm 1988,Chính phủ đã thông qua hai đạo luật tạo khoảng không cho các chủ kinh
50 doanh xí nghiệp tập thể và tư nhân: Đạo luật về hợp tác và Đạo luật về lao động cá nhân Năm 1989, Nhà nước đã tiến hành cải tổ về vấn đề ruộng đất. Vấn đề này được xem xét tại hội nghị tháng 3 (1989) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Quyết định loại bỏ sự điều hành từ trung tâm đối với các tổ hợp công - nông nghiệp, giải thể tổ hợp công - nông nghiệp nhà nước Liên Xô (thành lập năm 1985), đồng thời, loại bỏ cuộc đấu tranh với thành phần kinh tế phụ được diễn ra trong các năm 1986, 1987 Tới cuối những năm 80, nhiệm vụ chính trị quốc nội quan trọng nhất ở Liên Xô là chương trình lương thực đã thất bại.
Cuối năm 1989 và trong năm 1990, cuộc cải cách hệ thống kinh tế đã có phạm vi rộng, bao gồm cái tổ quan hệ sở hữu chuyển sang sở hữu tư nhân đối với các lĩnh vực kinh tế quốc dân (trừ công nghiệp quốc phòng và công nghiệp nặng) Ban lãnh đạo đất nước tuyên bố mục tiêu thới của cải cách kinh tế không phải là "tăng tốc" mà chuyển sang "kinh tế thị trường có điều tiết" của nhà nước, điều đó có nghĩa là kết hợp tính kế hoạch của Nhà nước và địa phương với sự chi phối của kinh tế thị trường Tháng 6-1990, Xô viết Tối cao đã ra chỉ thị "Về quan niệm chuyển sang kinh tế thị trường có điều tiết ở Liên Xô", trong đó giải thích cụ thề nội dung, bước đi của công cuộc cải cách kinh tế quan trọng này Kế hoạch này chủ yếu do Viện sĩ Abakin soạn thảo, thay hẳn chiến lược "tăng tốc" của Viện sĩ Aganberơgian Theo dự kiến đến năm
1995, sẽ đưa khoảng 20% xí nghiệp công nghiệp nhà nước sang tư nhân hoá.
Mục đích của cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có điều tiết đòi hỏi phải được bổ sung bằng hệ thống đạo luật mới và Xô viết Tối cao đã nhanh chóng thông qua nó Đó là những đạo luật về các cơ sở quan hệ kinh tế ở Liên Xô, về sở hữu ruộng đất, về các xí nghiệp ở Liên Xô, về tự quân địa phương và kinh tế địa phương v.v… Việc thực hiện các đạo luật đó sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tư nhân hoá những xí nghiệp, đất đai, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thủ tiêu các độc quyền công nghiệp lớn, chuyển sang xí nghiệp cổ phần, v.v Từ cuối năm 1989 đến 1991, Xô viết Tối cao đã thông qua hơn 100 Đạo luật, Chỉ thị, Diều lệ về các vấn đề kinh tế nhưng đa số không có hiệu lực.
Nếu như trong những năm 1986-1988, thu nhập quốc dân tuy tăng chậm chạp nhưng có phát triển (4,4% năm 1988), thì từ năm 1989 thu nhập quốc dân bắt đầu giảm Năm 1990, sự giảm sút của thu nhập quốc dân lên tới 10% Quần chúng ngày càng thiếu quan tâm tới kết quả lao động Sự bất bình tăng nhanh Mọi người đồ ra đường với các khẩu hiệu phản đối, khắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, trước hết là thợ mỏ (mùa Hè nóng bỏng
1989) Nhân dân lao động các ngành khác cũng ủng hộ cuộc đấu tranh đòi tăng lương của thợ mỏ
Tháng 12-1990, nhận thấy sự sụp đổ kinh tế là "sự thất bại của các tổ", người đứng đầu chính phủ Rưgiơcốp đã từ chức Chính phủ mới của Páplốp hi vọng hồi phục hệ thống tài chính, quyết định nâng giá cả từ 2 đến 10 lần (4-1991), tuỳ theo mặt hàng Tuy nhiên, các biện pháp đó đã không thể cứu được tình thế Cảm tình của nhân dân bắt đầu dành cho những người lãnh đạo các nước cộng hoà, trước hết là B En-xin, người đã phê phán quyết liệt Chính phủ Trung ương và hứa hẹn tiến hành các cải cách kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân Năm 1988, Ban lãnh đạo Liên bang, do Gorbachev đứng đầu, rút ra kết luận rằng sự phát triển kinh tế bị hệ thống chính trị kìm hãm và quyết định chuyển hướng sang cải tổ chính trị và coi đó là trọng tâm.
Sự kiện lớn trong đời sống chính trị đất nước Liên Xô lúc này là xem xét lại Cương lĩnh của Đảng năm 1961 Vào cuối năm 1985 đầu 1986, đã diễn ra sự thảo luận rộng rãi về "dự thảo mới" Cương lĩnh, sau đó được Đại hội Đảng lần thứ XXVII thông qua Đặc điểm chủ yếu của văn kiện là sự rút bỏ luận điểm vê xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và khả năng xây dựng nó Mục đích cộng sản chủ nghĩa trong văn kiện được đổi thành "triển vọng cộng sản chủ nghĩa" lâu dài và đề ra nhiệm vụ "hoàn thiện chủ nghĩa xã hội".
Trong văn kiện mới cũng loại bỏ những nhiệm vụ xã hội lớn gắn liền với chủ nghĩa cộng sản Với sự tiếp nhận "dự thảo mới", Cương lĩnh Đảng Cộng sản Liên Xô đã chính thức bắt đầu xoá bỏ hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong xã hội và trong Đảng, thay vào đó là lưu tưởng cải tổ, được nói nhiều trong hội nghị Trung ương tháng 1-1987 Tại Hội nghị xem xét về vấn đề cán bộ, Gorbachev đề nghị nguyên tắc lựa chọn cán bộ lãnh đạo phải xuất phát từ
"thái độ đối với cải tổ" Mùa hè 1988, tại Hội nghị Đảng toàn quốc, lần đầu tiên Gorbachev đã trình bày một cách đầy đủ tư tưởng về cải tổ hệ thống chính tri ở Liên Xô Gorbachev đề nghị thành lập cơ quan chính quyền mới bằng Đại hội đại biểu nhân dân, biến Xô viết Tối cao thành cơ quan hoạt động thường xuyên và thay đổi luật bầu cử.
Tiếp theo, Gorbachev đề nghị tập trung chức vụ lãnh đạo Đảng và Xô viết vào một người từ Trung ương đến địa phương trong cả nước, lập ra chức vụ "Chủ tịch Xô viết" (từ Trung ương đến các vùng) Các biện pháp được vạch ra tại Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ XIX phần lớn được cụ thể hoá trong mùa Thu 1988 - l989 Nhà nước thông qua luật bầu cử mới, tiến hành bầu cử đại biểu nhân dân Liên Xô Tháng 6 - 1989, Đại hội lần thứ nhất các đại biểu nhân dân Liên Xô được tiến hành, sau đó tiến hành bầu Xô viết tối cao Liên Xô, đứng đầu là Gorbachev Sáng kiến cải tiến hệ thống chính trị chuyển vào tay Đại hội đại biểu nhân dân Cải cách trong giai đoạn này diễn ra dưới khẩu hiệu: mất cả chính quyền về tay Xô viết
Liên Xô tan rã và sự thành lập các quốc gia độc lập
Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà đều nhất trí về tầm quan trọng của việc ký kết một liên minh kinh tế và duy trì một lực lượng vũ trang thống nhất và một không gian quân sự - chiến lược, nhưng những phát biểu của đại diện các nước cộng hoà cũng cho thấy việc ký kết một Hiệp ước Liên bang mới vẫn còn là một vấn đề phải tranh luận Đại diện của Ucraina, L.Kravchuc tuyên bố: Hiện nay chính quyền thực sự đang do các nước cộng hoà nắm, các dân tộc
58 đang tự quyết định vận mệnh của mình, có thể tiến hành thảo luận các nguyên tắc hợp bang hoặc của cộng đồng Đại diện Acmênia đã bày tỏ ý kiến của mình: Việc xây dựng Hiến pháp Liên bang và Bộ luật Liên bang đi ngược lại với ý tưởng của một cộng đồng các quốc gia tự do Còn đại biểu Kadăcxtan thì nhấn mạnh: Trong bối cảnh hiện nay không cần thiết phải thông qua bằng được hình thái liên kết của các nước cộng hoà Thay cho Liên bang trước đây, cần phải tạo ra một tổ chức liên minh mới và hấp dẫn đối với tất cả mọi người Không nên sao chép những hình thức tổ chức Nhà nước cổ điển mà phải thể hiện tính linh hoạt mềm dẻo Có thể thấy rằng “quan điểm của các nhà lãnh đạo những nước cộng hoà đã rất rõ ràng tức là "cộng đồng" nhưng phải với điều kiện hoàn toàn độc lập” [63,189].
Ngày 4/9 Tổng thống Liên Xô Gorbachev đã ra sắc lệnh công nhận nền độc lập của ba nước cộng hoà vùng Ban tích Sắc lệnh này công nhận nền độc lập của Lít va, Látvia và Extônia và cho rằng “việc sắp nhập ba nước cộng hoà này vào Liên Xô năm 1940 là bất hợp pháp” Sắc lệnh công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của ba nước cộng hoà trong các đường biên giới với các nước cộng hoà cố chủ quyền của Liên bang Sắc lệnh này sẽ hiệu lực sau khi ba nước Ban tích chấp nhận tôn trọng Hiến chương Pari được
34 nước châu Âu, Mỹ và Canađa ký tháng 11/1990 tại Pari Sắc lệnh đề nghị Ngoại trưởng Liên Xô B Pankin khôi phục quan hệ ngoại giao với ba nước Ban tích.
Ngày 01/12/1991, Ucraina có cuộc trưng cầu dân ý, 90% những người được hỏi ủng hộ Ucraina độc lập, đó là một đòn mạnh giáng vào Liên Xô.Ngay hôm sau Chính phủ Nga tuyên bố công nhận Ucraina độc lập Tổng thống Ucraina được bầu là Lêônit Kravchuc là người không muốn phục tùngMatxcơva nữa mà muốn trở thành người đứng đầu một quốc gia độc lập.Ngày 5/12, Tổng thống Kravchuc tuyên bố rằng Ucraina rút ra khỏi hiệp ước năm 1921 là Hiệp ước quy định thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Ngày 8/12, nguyên thủ của Nga, Ucraina và Bêlarút đã tuyên bố giải thể Liên Xô và ký kết Hiệp định Minsk về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Họ tuyên bố rằng: “Liên Xô, với tư cách là 1 chủ thể có quyền hạn quốc tế và một hiện thực địa chính trị không còn tồn tại nữa”. Quốc vụ khanh Nga Burbulis chứng minh rằng nước là nước duy nhất có thể thừa kế Liên bang và tất cả cơ cấu của nó Tư tưởng này được cộng đồng quốc tế chấp nhận Ucraina và Kadăcxtan tại thời điểm đó đã tuyên bố chủ quyền đối với những cơ sở công nghiệp và những sở hữu khác của Liên bang.
Sau cuộc gặp tại khu nhà nghỉ Belovezh trong thời gian từ 12 đến 19/12/1991, nước Nga đã đẩy nhanh quá trình nắm giữ các cơ cấu thuộc Liên
Xô cũ vào tay mình: Các cơ quan như Bộ Ngoại giao Liên Xô, cơ quan Tình báo đối ngoại các cơ sở văn hoá, công nghiệp đã chuyển sang quyền quản lý thuộc Nga Bất động sản và các giá trị vật chất khác thuộc các tổ chức của Liên Xô cũ điện Cremlin, các toà nhà và tài sản của các cơ quan chính quyền cao nhất của Liên Xô cũng được chuyển giao cho Liên bang Nga Các Uỷ ban điều hành kinh tế Liên Xô và Uỷ ban kinh tế liên nước cộng hoà bị giải thể. Trong khi đó, ngày 10/12/1991, Gorbachev tuyên bố rằng: "Số phận của quốc gia đa dân tộc không thể được định đoạt bởi ý chí của các nhà lãnh đạo 3 nước Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng con dường hợp hiến có sự tham gia của tất cả các quốc gia có chủ quyền, có tính đến ý chí của các dân tộc Ngày 19/12/1991, các cơ quan Hành pháp cao nhất của Liên Xô chấm dứt tồn tại Tại cuộc họp diễn ra trong 3 ngày ở Alma - Ata, các nguyên thủ của
11 nước cộng hoà thuộc Liên bang đã công nhận Hiệp ước Bêlovezh và thoả thuận: “Sức mạnh hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh tập thể của tất cả các thành viên thuộc SNG bằng việc chỉ huy thống nhất các lực lượng quân sự chiến lược và việc kiểm soát chung đối với vũ khí hạt nhân Sẽ tôn trọng lãnh thổ
60 của nhau, không xâm hại tới những đường biên giới hiện hữu, bảo vệ tình hữu nghị có nguồn gốc lịch sử sâu xa, mối quan hệ láng giềng hữu hảo và sự hợp tác với nhau” [54, 79]
Ngày 21/12/1991, các nhà lãnh đạo các nước cộng hoà họp ở Alma-Ata đã thoả thuận chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết Tham gia vào SNG có tất cả các nước cộng hoà, trừ 2 nước Pribatixa và Grudia 11 nhà lãnh đạo đã thông qua bức thông điệp gửi tới Tổng thống Gorbachev, trong đó thông báo việc chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô và thiết chế Tổng thống của Liên
Xô Ngày 24/12, nước Nga được nhận một ghế trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Các Đại sứ quán Nga trên khắp thế giới đều treo cờ ba màu Các Đại sứ Liên Xô cũ được công nhận là Đại sứ Nga không cần trình lại quốc thư.
Ngày 25/12, Gorbachev ký sắc lệnh từ bỏ quyền Tổng thống Liên Xô và phát biểu trên kênh truyền hình Ông nói rằng không làm Tổng thống Liên Xô nữa là vì tình hình thực tế Sau lời phát biểu chia tay của Gorbachev, trên Điện Cremli người ta hạ Quốc kỳ Liên Xô và kéo Quốc kỳ Nga lên Cùng ngày đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga đổi tên thành Liên bang Nga Liên bang Nga trở thành một quốc gia độc lập, một chủ thổ pháp lý quốc tế, một thực thể địa - chính trị có chủ quyền trước cộng đồng thế giới.
Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoà Nga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Gorbachev miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế Tuy nhiên ông ta đã trở thành một Tổng thống của không một nước nào cả Mười hai trong số mười lăm nước cộng hoà ký Hiến chương năng lượng châu Âu tại Hague ngày 17 tháng 12 năm 1991, với tư cách là các nước có chủ quyền, với 28 nước châu Âu khác, Uỷ ban châu Âu và bốn nước không thuộc châu Âu.
Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức Tổng thống Liên Xô và bị thay thế bởi Yeltsin Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên
Xô đã dừng hoạt động.
Sau sự sụp đổ của chế Liên Xô, các nước cộng hoà trước đây đã hoàn toàn độc lập và bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế Cũng giống như Liên bang Nga, các nước SNG còn lại đã hướng tới con đường kinh tế thị trường Các cố vấn phương Tây, những người vội vã giúp đổi mới các nước SNG vì quyền lợi của chính họ IMF (quỹ tiền tệ quốc tê) đã áp đặt những phương án cải cách nghiêm ngặt mà không hé tính đến những đặc thù và truyền thống dân tộc, không hề tính đến một thực tế là nền kinh tế của những nước cộng hoà này đã trở thành một thể thống nhất trong những năm còn nhà nước Liên bang
XUNG ĐỘT DÂN TỘC - MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT
Mâu thuẫn dân tộc
Liên Xô là một quốc gia đa sắc tộc và ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Liên Xô luôn thận trọng trong việc xử lý vấn đề dân tộc Tuy không ngừng xuất hiện các loại mâu thuẫn dân tộc, thậm chí có lúc khá gay gắt nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo được tình đoàn kết dân tộc và ổn định Kinh tế và văn hoá các dân tộc lớn nhỏ đều phát triển khá mạnh, đời sống của các dân tộc được cải thiện rõ rệt Các nhà học giả tư sản Phương Tây cũng đều khẳng định điểm này Mặt khác, trong quan hệ dân tộc ở Liên Xô cũng tồn đọng nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết và nó có dịp bùng phát về sau này.
Theo các tài liệu dân tộc học, ở Liên Xô có rất nhiều nhóm dân tộc khác nhau, các nhóm dân tộc thiểu số luôn luôn có sự đấu tranh cho nền văn hóa riêng của họ: ngôn ngữ và tôn giáo Đã có nhiều xung đột sắc tộc xảy ra trong từng thời kỳ, bối cảnh lịch sử đặc thù Nhìn lại lịch sử, có thể thấy, “các dân tộc nổi lên trong khu vực Liên Xô cũ dựa trên ngôn ngữ và văn hóa hơn là những đặc điểm thể chất Đa số nhân dân Nga dấu vết nguồn gốc của họ là người Slav miền Đông, một nhóm mà cuối cùng sẽ phát triển thành dân tộc Nga, những người Ukraina, và Belarussians”.[40, 52] Nhóm này nổi lên ở vùng thảo nguyên ở Đông Âu, Đông Âu hoặc Plain về phía tây của dãy núi Ural Các khu vực Caucasus Trong khi đó, nằm trong dãy núi Kavkaz giữa biển Đen và biển Caspi là bao gồm các nhóm như Armenia, Gruzia, Azeris, và các nhóm khác nhiều từ cả hai nguồn gốc bản địa và Turkic Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XIII, chiến tranh liên tục nổ ra giữa người Slav Đông và các nước láng giềng của họ về phía Nam và dân du mục sống trong các vùng thảo nguyên Trong thế kỷ XIII, các đội quân Tatar-Mông Cổ do Thành Cát Tư
Hãn và sau đó Batu Khan, xâm chiếm vùng Caucasus và các đồng bằng Nga, bây giờ gọi là Golden Horde Sau khi chinh phục Bắc Caucasus, quân đội người Nga đã vượt khỏi Plain giữa 1231 và 1236, cuối cùng tiến tới xâm lược vùng trung tâm châu Âu vào năm 1241 Đến cuối thế kỷ XIII, Tatar-Mông Cổ cai trị phần lớn Siberia và toàn bộ châu Âu Nga trừ vùng lãnh thổ nhỏ ở phía tây bắc, và ở phía Tây Ukraina Khi di cư và cuộc xâm lược kết thúc, một số lượng lớn các nhóm khác biệt sắc tộc và ngôn ngữ dần dần hình thành trong một sự chắp vá phức tạp trên toàn châu Âu và nước Nga Trong suốt thế kỷ XVIII, XIX, sự phát triển của những lý tưởng dân tộc chủ nghĩa ngày càng mạnh mẽ Các cuộc xung đột sắc tộc chủ yếu là do thực dân, sự chinh phục, và buộc phải đồng hóa bởi các Muscovit (sau Nga) Empire Khi quyền lực đã được hợp nhất bởi Muscovit trong suốt thế kỷ XVI, pháp luật mới được đưa ra bởi nhà lãnh đạo như Ivan Các phân vùng của Ba Lan, diễn ra trong nửa sau của thế kỷ XVIII, đưa các nhóm lớn của người Ukraina và Belarussia dưới sự kiểm soát Czarist Cuộc chiến tranh với người Thổ Nhĩ Kỳ, Đế chế Ottoman, và Ba Tư cũng đã kết thúc với việc sát nhập lãnh thổ Nga lớn khắp Đông Âu Dưới sự kiểm soát của đế quốc Nga: ngôn ngữ địa phương, văn hóa và tôn giáo bị cấm, một chính sách được thực thi với sự tàn bạo “Quá trình Nga hóa được tiến hành trong suốt triều đại của Đế quốc Nga với các chính sách khắc nghiệt hơn bao giờ hết nhằm đồng hóa phần lớn các nhóm phi Slav vào nền văn hóa Nga và ngôn ngữ Nga”.[43, 77] Tuy nhiên, những lý tưởng tự do của dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu bén rễ cho nhiều nhóm dân tộc, bắt đầu từ thế kỷ XVII Lớn nhất trong các nhóm này là những ngườiBelarussia, Ukraina, những người dân Phần Lan, bao gồm người: Karels vàIngrians; các dân tộc Baltic bao gồm: Estonia, Latvia, và Litva; các dân tộc da trắng, bao gồm: Armenia, Georgia, Azeris, Chechen, Ingush, và ngườiKalmyk; người Tatar Krym; người dân lưu vực sông Volga, trong đó có người: Tatar, Bashkorts, Chavash, Phần Lan, Maris, Mordvins; các dân tộc kỷ
Permi, bao gồm: Komis, Permyaks, Udmurts; Moldova; những người châu Á, bao gồm: Kazakh, Uzbek, Turkmen, Kyrgyz, Karakalpaks; Siberia và Viễn Đông, và các lãnh thổ phi dân tộc, như người: Do Thái, Đức và Rom, hoặc Gypsies Chính phủ czarist đã đàn áp tạo ra sự bất bình lớn hơn giữa các dân tộc phi Nga Điều này gây ra các sự kiện như cuộc nổi dậy của nông nô Belarussian chống lại Đế quốc Nga năm 1863 nhưng bị đàn áp tàn nhẫn bởi quân đội Czarist Sự kiện này đặc biệt có tác dụng lâu dài và nghiêm trọng về người Belarus.
Khởi đầu từ công quốc Matxcơva nhỏ bé, sau 2 thế kỷ bị người Mông
Cổ thống trị, dân tộc Nga đã đột nhiên xuất hiện như một quái vật, lù lù đập vào mắt những người Châu Âu vốn coi họ “như những kẻ mọi rợ, và vào mắt các dân tộc Châu Á vốn còn chưa biết họ sinh sống ở đâu”.
Bắt đầu từ năm 1580, khi người châu Âu còn đang say mê với những cuộc chinh phục đường biển sang châu Mỹ, thì dưới thời Sa Hoàng Ivan bạo chúa, người Matxcơva đã ồ ạt tiến về Viễn Đông và Siberi Trong vòng 70 năm, họ đã mở rộng lãnh thổ lên gần gấp 2 lần nước Mỹ ngày nay “Lãnh thổ của họ kéo dài từ miền rừng Siberi trù phú đến bờ biển Bắc Âu, chạm mặt với Thuỵ Điển Từ 1700, Peter Đại Đế sau cuộc cải cách hành chính và quân đội, đã lại xây dựng một nước Nga lớn mạnh, đánh bại Thuỵ Điển là cường quốc châu Âu lớn nhất khi đó” [34, 98] Caterine II kế nghiệp, tiếp tục sự nghiệp chia cắt Ba Lan, tấn công Thổ Nhĩ kỳ, kéo dài biên giới đến Biển Đen. Sau chiến thắng trước Napoleon, nước Nga tiếp tục duy trì thế mạnh là cường quốc quân sự lớn nhất châu Âu Các Sa Hoàng sau đó, tiếp tục truyền thống, đã tiến vào Đông Âu và Balkan, tiến quân vào chỉ cách Istanbul có 10 dặm, chiếm đóng Ukraina, Crime Thổ Nhĩ Kỳ tuyệt vọng đã phải kêu cứu Anh - Pháp 3 Đại cường quốc hợp sức đánh bại nước Nga tại Xevastopol, ngăn chặn đà tiến của nước Nga về phía tây Nhưng dường như tham vọng của các
Sa Hoàng là không giới hạn Họ quay về Trung Á Chỉ trong vài chục năm,
Người Nga tiến qua Turkestan, vượt 2000 dặm biên giới, tiến sát Afghanistan, cạnh tranh quyết liệt với ảnh hưởng của người Anh tại Ấn Độ Cả 3 lần người Anh tiến đánh Afghanistan nhằm đẩy lùi mối đe doạ Nga, thì cả 3 lần đều thất bại, nặng nề nhất là lần tiến quân năm 1839-1842. Đối với Trung Quốc, Nga tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ tại thảo nguyên Mông Cổ Thời kỳ Mãn Thanh, Nga ép Trung Quốc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng một cách độc đoán chẳng khác gì các đế quốc phương Tây. Nga cũng tranh đoạt Triều Tiên với Nhật bản, song lần này phải chịu thất bại tại cuộc chiến 1905 Dưới đà tiến của gót giầy người Nga, một loạt các dân tộc đang là cường quốc hoặc đã từng là cường quốc: Thuỵ Điển, Phần Lan,
Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, I ran đều không bao giờ hùng mạnh trở lại được nữa.
Có thể thấy chính sách hoà hợp dân tộc của người Nga khá độc đáo Họ dung hoà được lợi ích của các bộ tộc miền Viễn Đông, vốn có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với Mông Cổ, với các dân tộc vùng Kavkaz, vốn trước đây thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, dân Côdắc sông Đông thiện chiến và có khuynh hướng vô Chính phủ Tất cả đều chiến đấu vì một nước Nga thống nhất và vững mạnh với thủ đô là Matxcơva Mặc dù vậy, chính sách bành trướng của Nga đã gây hậu quả tai hại với các nước láng giềng khác ở xung quanh Điển hình là mối quan hệ có lẽ sẽ không bao giờ hàn gắn nổi giữa Nga và Ba Lan, giữa Nga và các nước Ban Tích Ngay cả đối với các nước thuộc Liên Xô trước đây, sự sụt giảm niềm tin và xu hướng bài Nga cũng đang tăng lên Các sự việc diễn ra thời gian gần đây tại các nước Cộng hoà Liên Xô cũ đã chứng minh điều đó Mà ngay cả từ cái tên Liên Xô, có lẽ cũng có gì khác hơn là sự phục hồi lại Đế quốc Nga khi trước năm 1917 Với Những biến động dữ dội và sự hùng mạnh trong thế kỷ XX, các mâu thuẫn đó như bị chìm đi Nhưng cùng với sự mất ổn định của thời kỳ hậu Xô Viết, làn sóng ly khai và bài Nga là trỗi dậy, thực chất vốn đều bắt nguồn từ những nguyên nhân xa xưa Người
Nga đã đánh đổi niềm tin và sự hữu hảo với các nước xung quanh bằng một lãnh thổ vĩ đại và có lẽ sẽ khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều.
Tôn giáo chính thức của Nga hiện nay là Chính thống giáo Có thể nói Nga là cường quốc duy nhất trên thế giới hiện còn theo tôn giáo này Quá khứ huy hoàng của nó có lúc cho phép người Nga tự coi mình là những hậu duệ kế thừa của Đế chế Byzantine, xa hơn nữa là Đế quốc La Mã huyền thoại. Napoleon có lần đã từng gọi Sa Hoàng là: "Người Hy Lạp cuối cùng của La
Mã đã suy tàn" Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Taratx Bunba có thể thấy người Nga tự hào về tôn giáo của mình đến thế nào Nữ hoàng Caterine II có lần đã suýt gây chiến tranh với Thuỵ Điển chỉ vì không cho phép con gái mình cải sang đạo Thệ phản khi kết hôn với Nhà vua Thuỵ Điển Tính độc đáo về tôn giáo ấy khiến cho Người Nga có thêm nhiều lý do hơn trong quá trình bành trướng lãnh thổ, đặc biệt là đối với vùng Balkan, vùng đất trước đây vốn thuộc về đế quốc Đông La Mã, gồm các dân tộc như Xecbi, Bungari Với chiêu bài "bảo vệ người Chính thống giáo", quân Nga đã nhiều lần tiến vào vùng đất này, xé nát đế quốc Thổ Nhĩ kỳ, và đến nay, vẫn còn để lại ảnh hưởng tương đối lớn với các "đồng minh" như Xecbi.
Các cuộc cách mạng trong cả đế quốc Nga lên đến đỉnh điểm trong cuộc Cách mạng 1905 Các nhà lãnh đạo quốc gia của các nhóm dân tộc thiểu số đã có một trong hai mục tiêu: tìm kiếm quyền tự chủ và ngắt hoàn toàn từ Đế quốc Nga và hy vọng cho một Chính phủ Nga dân chủ hơn mà có thể nhận ra văn hóa và ngôn ngữ dân tộc thiểu số Thật không may là các cải cách đã được đưa ra như là kết quả của cuộc cách mạng này đã nhanh chóng bị loại bỏ khi chính phủ Nga chuyển sang các chính sách phản động của nó Ngoài ra, sự bùng nổ của Thế chiến I chinh phục phần lớn tình trạng bất ổn quốc gia và dân tộc trên khắp đế chế Nga Đến cuối năm 1915, cách mạng của nhiều nhóm dân tộc trở lại trong điều kiện xấu đi Cách mạng tháng Mười năm 1917 mang lại cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số nắm quyền kiểm soát các quốc
70 gia riêng của họ Năm 1918: Ukraina, Armenia, Azeris, Estonia, Latvia, Gruzia, Litva, Bắc Caucasians, Moldova, và các nhóm khác nhiều quốc gia tuyên bố quyền tự chủ với hy vọng đạt được sự công nhận của các lực lượng Đồng Minh.
Liên Xô được xây dựng trên cùng một lãnh thổ gần như là đế chế Nga
Sa hoàng Với một xã hội đa văn hóa, nhu cầu cá nhân của nước cộng hòa độc lập luôn luôn gây ra sự hỗn loạn tại Liên Xô Với một số lượng lớn của người dân và toàn bộ các chủng tộc sống ở ngoài quê hương của họ, xung đột sắc tộc ở Liên Xô chỉ cần một tia lửa để đốt cháy.
Từ điều kiện lịch sử dân tộc phức tạp như vậy, Liên Xô đã từng xử lý vấn đề dân tộc có tiến bộ Liên Xô vẫn kiên trì chính sách bình đẳng dân tộc, đã chú ý cải thiện quan hệ dân tộc, nâng cao địa vị chính trị của các dân tộc ít người, nhấn mạnh Liên bang tự nguyện bình đẳng giữa các nước cộng hoà. Ngoài ra còn lần lượt xây dựng một số nước cộng hoà tự trị, tỉnh tự trị và khu tự trị Năm 1924, Hiến pháp bắt đầu quy định thực hiện chế độ 2 viện, lập ra Viện dân tộc có quyền hạn ngang với Viện Liên bang Đồng thời có sự giúp đỡ các khu vực dân tộc ít người phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của họ Đến năm 1985, trong 14 nước cộng hoà (trừ nước Nga) đã có 5 nước có tốc độ tăng trưởng về sản lượng sản phẩm công nghiệp và 9 nước cộng hoà có tốc độ tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp cao hơn với tốc độ tăng trưởng toàn Liên bang và nước Nga Liên Xô đã “coi trọng bồi dưỡng cán bộ dân tộc ít người, chú ý thực hiện dân tộc hoá cán bộ” [64, 24]. Đến năm 1985 cán bộ lãnh đạo Đảng, Chính quyền Xô Viết của 14 nước cộng hoà tham gia Liên bang (trừ Liên Bang Nga) ngoài Bí thư thứ nhất có trường hợp ngẫu nhiên, còn lại đều là cán bộ dân tộc đảm nhiệm Hiến pháp quy định Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Xô Viết tới các nước cộng hoà nằm trong Liên bang đồng thời là Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Các dân tộc ít người đều được giúp đỡ, phát triển văn hoá giáo dục và sáng tạo chữ viết Nhà nước Xô Viết lần lượt sáng tạo chữ viết cho 52 ngôn ngữ của các dân tộc ít người, nhà nước còn phổ cập ngành xuất bản cho các dân tộc ít người và tăng cường nghiên cứu ngữ hệ của các dân tộc ít người, lập các trường học dân tộc dạy bằng tiếng dân tộc Nhà nước Liên Xô đã đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và triển khai cuộc vận động xoá nạn mù chữ với quy mô lớn cho nên từ năm 1940, Liên Xô đã cơ bản xoá được nạn mù chữ Cho đến cuối những năm 70 trong thanh niên về cơ bản đã phổ được về giáo dục bắt buộc hệ trung học 10 năm Theo thống kê năm 1986, trình độ văn hoá của 5 nước cộng hoà dân tộc ít người cao hơn trình độ toàn Liên Xô.
Phong trào li khai
Từ cuối năm 1986, sau cuộc nổi loạn ở Anma Ata (Cadactan), mâu thuẫn và xung đột dân tộc ngày càng dồn dập và gay gắt Bước vào năm 1989, thậm chí số phận của cuộc cải cách, số phận của sự vẹn toàn của Nhà nước đều tuỳ thuộc vào việc giải quyết vấn đề này Tình thế phát triển mâu thuẫn dân rất nghiêm trọng Vì những người lãnh đạo Liên Xô quá lạc quan về quan hệ dân tộc, nên sau khi bùng nổ mâu thuẫn dân tộc, họ cảm thấy rất đột ngột và chậm ứng phó.
Mùa Xuân năm 1989, khi phong trào ly khai diễn ra sôi sục tại ba nước cộng hòa vùng ven biển Baltic, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô đã gặp gỡ các thế lực ly khai tại địa phương, tìm hiểu ý đồ, chương trình hành động của họ rồi bày tỏ sự ủng hộ Từ đó tiếp tục đẩy lên thành “Phong trào con đường biển Baltic” với sự tham gia của hai triệu người dân, thể hiện quyết tâm ly khai. Trong thời gian này, họ công khai nêu khẩu hiệu “Đả đảo Đảng Cộng sản Liên Xô” và đòi tách khỏi Liên Xô Ngày 1/12/1989, nguyên thủ hai nước Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau tại Malta Bush gây áp lực với Gorbachev: không được dùng vũ lực với ba nước ven biển Baltic, nếu không làn sóng chống Liên Xô sẽ tràn khắp Hoa Kỳ Bush còn nhiều lần gặp lãnh đạo phong trào ly khai vùng Baltic bày tỏ sự ủng hộ đối với họ Tháng 1/1991, tình hình Lithuatania trở nên căng thẳng, Mỹ lập tức lên án quân đội Liên Xô khiêu khích, đòi Liên Xô quay về bàn đàm phán, đồng thời thông qua các kênh ngoại giao bày tỏ lập trường cứng rắn với Liên Xô Đích thân Bush gọi điện cho Gorbachev yêu cầu ông ta thực hiện lời cam kết không sử dụng vũ lực với các nước cộng hòa vùng Baltic, nếu không sẽ ngừng viện trợ cho Liên Xô.
Dưới sức ép của Hoa Kỳ, Gorbachev ra lệnh cho lực lượng quân nhảy dù và bộ binh đã được phái đến kiểm soát tình hình ở Lithuatania rút lui, đồng thời cam kết với Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy tiến trình chính trị theo con đối thoại cùng lực lượng ly khai ven biển Baltic Kể từ đó, chính quyền Trung ương
Liên Xô mất đi quyền kiểm soát với ba nước cộng hòa này Sự thắng thế của lực lượng ly khai ba nước vùng Baltic đã dẫn đến hiệu ứng domino đòi giải thể Liên Xô.
Cùng với các phong trào ly khai tại các nước cộng hòa Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania, phong trào ly khai tại vùng Caucasus góp phần quan trọng và cũng là đặc trưng của sự sụp đổ Liên bang Xô Viết Khi Azerbaijan tuyên bố độc lập và cách chức chính quyền Karabakh, cộng đồng Armenia chiếm đa số bỏ phiếu tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan và tuyên bố thành lập Nhà nước cộng hòa Nagorno-Karabakh.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đồng ý từ bỏ tình trạng độc quyền quyền lực Các nước cộng hoà bắt đầu đòi chủ quyền của họ với Moscova, và đã bắt đầu một “cuộc chiến tranh pháp luật” với chính phủ trung ương Moscow, trong đó các chính phủ các nước cộng hoà chối bỏ một pháp chế tập hợp toàn bộ ở điểm nó xung đột với các luật lệ địa phương, đòi hỏi quyền kiểm soát các nền kinh tế của họ và từ chối trả thuế cho Chính phủ Trung ương Moscova Cuộc tranh chấp này gây ra sự chuyển chỗ của kinh tế, khi các đường cung cấp trong nền kinh tế bị phá vỡ, và gây hậu quả nền kinh tế Liên Xô suy sụp hơn nữa.
Gorbachev tung ra những cố gắng vô vọng và bất hạnh cuối cùng nhằm xác nhận quyền kiểm soát, đặc biệt đối với các nước cộng hoà vùng Baltic, nhưng quyền lực và uy quyền của Chính phủ Trung ương đã hoàn toàn là thất bại Ngày 11 tháng 3 năm 1990, Litva dẫn đầu bởi vị Chủ tịch Hội đồng tối cao mới được bầu là Vytautas Landsbergis, tuyên bố độc lập và thông báo rằng họ đã bị kéo ra khỏi Liên bang Xô viết Tuy nhiên, Hồng quân có sự hiện diện mạnh mẽ ở Litva Liên bang Xô viết khởi đầu một cuộc phong toả kinh tế Litva và giữ các đội quân ở đó nhằm “giữ quyền lợi của những người Nga”.
Ngày 13 tháng 1 năm 1991 xung đột giữa quân đội Xô viết và những người dân thường Litva không vũ khí đã xảy ra dẫn tới cái chết của 13 người
82 và nhiều người bị thương Điều này càng làm suy yếu tính hợp pháp của Liên bang Xô viết, cả trên trường quốc tế và bên trong Ngày 30 tháng 3 năm 1990, chỉ 19 ngày sau khi Litva tuyên bố độc lập, Hội đồng tối cao Estonia tuyên bố quyền lực của Xô viết ở Estonia từ 1940 là bất hợp pháp, và đã bắt đầu một quá trình nhằm tái lập Estonia là một nước độc lập.
Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, 78% dân chúng đồng ý duy trì Liên bang Xô viết dưới một hình thức mới. Các nước Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova tẩy chay cuộc trưng cầu. Trong mỗi nước trong số chín nước cộng hoà, đa phần cử tri ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết Tháng 6 năm 1991, các cuộc bầu cử trực tiếp được tiến hành để bầu chức Tổng thống nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga Ứng cử viên dân tuý Boris Yeltsin, người thường đưa ra các chỉ trích nhằm vào Gorbachev thắng 57% số phiếu, đánh bại ứng cử viên yêu thích của Gorbachev là cựu chủ tịch Nikolai Ryzhkov với chỉ 16% số phiếu.
Phải đối mặt với chủ nghĩa ly khai từ các nước cộng hoà, Gorbachev đã cố gắng tái cấu trúc Liên bang Xô viết thành một nhà nước ít tập trung hơn. Ngày 20 tháng 8 năm 1991 các nước cộng hoà đã ký một hiệp ước, biến họ thành các nước độc lập trong một Liên bang với một tổng thống chung, chính sách ngoại giao và quân sự chung Hiệp ước mới được các nước vùng Trung Á rất ủng hộ, bởi vì họ cần quyền lực kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để trở thành thịnh vượng Tuy nhiên những nhà cải cách triệt để hơn ngày càng tin rằng một cuộc chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường là cần thiết và mong muốn được thấy sự tan rã của Liên Xô nếu điều đó là cần thiết để thực hiện các mục tiêu của họ Sự tan rã của Liên Xô cũng được đồng thuận và mong muốn của các chính quyền địa phương như chức vụ của tổng thống Yeltsin, để thành lập quyền lực toàn bộ đối với lãnh thổ của họ Trái ngược với sự lãnh đạm của những nhà cải cách về việc đạt tới một hiệp ước,những người bảo thủ và những người còn yêu mến Liên Xô, vẫn còn mạnh bên trong Đảng Cộng sản và quân đội hoàn toàn chống đối bất kỳ điều gì có thể gây hại tới Nhà nước Xô viết.
Nhưng sau vụ đảo chính, các nước Cộng hoà Xô viết tăng tốc quá trình độc lập, từng nước một tuyên bố chủ quyền Các chính quyền địa phương của họ bắt đầu nắm lấy tài sản Liên bang trên lãnh thổ của mình Ngày 6 tháng 9 năm 1991, Chính phủ Liên Xô công nhận nền độc lập của ba nước cộng hoà Baltic, mà các cường quốc phương Tây luôn cho là có chủ quyền Sau đó ngày 6 tháng 12 năm 1991, Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Xô viết sau một cuộc trưng cầu dân ý với hơn 90% người dân ủng hộ độc lập Khi đó, trong trận chiến quyền lực, ngày 18 tháng 10 Gorbachev và các đại diện của 8 nước cộng hoà (không bao gồm Azerbaijan, Gruzia, Moldova, Ukraina, và các nước cộng hoà vùng Baltic) ký một thoả thuận về việc thành lập một cộng đồng kinh tế mới.
Trước một sự sụp đổ không thể tránh khỏi, Tổng thống Liên Xô Gorbachev và Chính phủ của ông vẫn tiếp tục phản đối các cải cách kinh tế thị trường như chương trình "500 Ngày" của Yavlinsky Để phá vỡ sự phản đối của Gorbachev, Yeltsin quyết định giải tán Liên Xô theo Hiệp ước Liên bang năm 1922 và theo đó loại bỏ Gorbachev cùng Chính phủ Xô viết khỏi quyền lực Hành động này được ủng hộ mạnh mẽ từ các chính phủ Ukraina và Belarus, là những bên tham gia Hiệp ước năm 1922 cùng với Nga.
Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoàNga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Gorbachev miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế Tuy nhiên ông ta đã trở thành một tổng thống của không một nước nào cả Mười hai trong số mười lăm nước cộng hoà ký Hiến chương năng lượng châu Âu tại Hague ngày 17
84 tháng 12 năm 1991, với tư cách là các nước có chủ quyền, với 28 nước châu Âu khác, Uỷ ban châu Âu và bốn nước không thuộc châu Âu.
Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức Tổng thống Liên Xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức củaLiên Xô đã dừng hoạt động.
Bài học kinh nghiệm
Sau Cách mạng tháng Mười thắng lợi, phải khách quan thừa nhận rằng Liên bang Xô viết đã vượt qua được rất nhiều thử thách để tồn tại và phát triển Từ những thập kỷ đầu đơn độc trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đến những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, một phần lớn là nhờ bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Xô viết Cũng không thể phủ nhận những thành tựu to lớn của Nhà nước Xô viết trong việc nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các dân tộc thiểu số ở Liên Xô Tuy nhiên, cũng phải khách quan thừa nhận rằng Nhà nước Xô viết đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong quan điểm và chính sách dân tộc Do tuyệt đối hóa cái chung, coi nhẹ đặc thù và bản sắc của từng dân tộc, nên Nhà nước Xô viết đã không những không phát huy được thế mạnh của từng dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của họ, mà còn khá hãm sự phát triển hài hòa của các dân tộc trong Liên bang và đẩy những mâu thuẫn tích tụ, dồn nén lâu ngày giữa họ sâu sắc nên trầm trọng thêm Do đó mà “liên minh không gì phá vỡ nổi các dân tộc Xô Viết” đã từng được khẳng định rất nhiều lần trên các diễn đàn quan trọng, hóa ra chẳng lấy gì làm vững chắc, không đủ độ bền để chống lại áp lực tăng lên bất ngờ của chủ nghĩa dân tộc cấp tiến, cực đoan, chủ nghĩa phân liệt mù quáng…
Liên Xô tan rã, vấn đề quyền của các dân tộc thiểu số nói chung, người Nga nói riêng, ở các quốc gia mới độc lập trở thành một trong các quốc gia mới độc lập trở thành một tỏng những nguyên nhân chủ yếu của phần lớn các cuộc xung đột trong không gian hậu Xô viết từ các vấn đề Nagomm - Karabakh, Apkhadia, Baltic và nhiều nơi khác Đã nảy sinh một hiện tượng xã hội - lịch sử hoàn toàn mới: Không những tâm lý bài Nga, chống Nga gia tăng trong các cư dân bản địa, mà điều đáng quan ngại hơn là trong chính sách của một số quốc gia mới độc lập cũng có sự phân biệt đối xử với người Nga sinh sống tại nước đó, nhất là Ở Látvia và Estoma.
Sau khi Liên Xô tan rã, có hàng chục triệu công dân Xô viết phải sống ngoài biên giới “Tổ quốc lịch sử” của họ, trong những điều kiện không thể nói là thuận lợi cho họ Không phải tất cả họ, song rất nhiều người trong số họ không được hưởng các quyền con người chính đáng, đấy là chưa nói đến những cuộc chiến đẫm máu và dai dẳng giữa các sắc tộc khác nhau của các quốc gia khác nhau trong không gian hậu Xô viết Xét vê tổng thể, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc căng thẳng ở Liên Xô vừa là di sản của quá khứ xa xưa, từ các cuộc chinh phạt, thôn tính, dân tộc lớn áp bức dân tộc nhỏ các vua chúa Sa hoàng, đến chính sách cưỡng ép di cư, sáp nhập của chính quyền Xô viết thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, vừa là do tác động nhiều chiều của tình hình thế giới
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô thất bại có một trong những nguyên nhân là không giải quyết được vấn đề dân tộc Đối với một nước đa dân tộc nhưLiên Xô xử lý vấn đền dân tộc là vấn đề cốt yếu Mặc dù Liên Xô đã có chính sách dân tộc xã hội chủ nghĩa, song công tác dân tộc còn nhiều khuyết điểm sai lầm Dưới khẩu hiệu chung đổi mới Liên bang, quan hệ giữa các dân tộc bị đánh đồng, dẫn đến sự phân chia quyền lực giữa các nước cộng hoà Liên bang với Liên bang Cái vẫn gọi là phong trào mặt trận nhân dân đã cổ động chủ nghĩa phân lập dân tộc, làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc trở nên căng
86 thẳng Mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc ngày càng sâu sắc và sau đó Liên
Xô giải thể Cuối cùng một số nước cộng hoà rút khỏi Liên Xô Cải tổ hoàn toàn thất bại do không được các dân tộc ủng hộ Qua thực tiễn lịch sử từ trước đến nay có thể rút ra rằng, vấn đề dân tộc là vấn đề khó khăn, phức tạp nhất trong lịch sử xã hội loài người Ờ khắp các vùng trên trái đất vẫn đang diễn ra các cuộc xung đột sắc tộc, bộ tộc, tôn giáo, dân tộc, lãnh thổ, biên giới Sự bùng nổ vấn đề dân tộc mang tính thế giới trong những năm gần đây dã thu hút sự quan tâm lo lắng của nhiều người Chủ nghĩa dân tộc có nhiều biểu hiện khác nhau có khi là sự tranh chấp vì khác biệt lâu đời về tôn giáo, đôi khi là sự cưỡng chế về văn hoá, sự cấm đoán về tôn giáo… hay sự tranh chấp lãnh thổ, biên giới, kinh tế… Ở Liên Xô đã từng có những cuộc nổi dậy của các dân tộc với các ngôn ngữ, phong tục, tập quán khác nhau thì việc xử lý vấn đề dân tộc cũng cần phải hết sức khéo léo Bởi khi công tác dân tộc không được chú trọng đúng mức sẽ tạo ra lỗ hổng khiến các lực lượng thù địch dễ dàng lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn gây mất đoàn kết từ bên trong Cũng chính vì vậy, trong việc giải quyết vấn đề dân tộc phải thực hiện chính sách nhất quán, toàn diện về kinh tế, chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội với các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Sau công cuộc cải tổ ở Liên Xô thất bại, việc tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của nó là công việc không cần cho những người đã ngã xuống, những người đã xa lìa cuộc sống, mà cần thiết cho những người cộng sản hôm nay và ngày mai, cần cho những người đồng tâm và đồng cảm với chúng ta không lặp lại số phận vĩ đại mà ác nghiệt, thê thảm và bi ai mà Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp phải.
Nói chung Đảng Cộng sản Liên Xô luôn luôn bị động trong chính sách dân tộc Những năm 80 của thế kỷ XX, quan hệ dân tộc của Liên Xô có thể nói là căng thẳng mọi mặt Ba nước cộng hoà Ban tích là Lítva, Látvia,Extonia tuyên bố độc lập Mâu thuẫn dân tộc lên đến mức độ nghiêm trọng làm cho Liên bang khó có thể tồn tại nguyên vẹn được Gorbachev hiểu rõ rằng, công nhận nền độc lập của một nước cộng hòa tham gia Liên bang thì sẽ gây phản ứng dây chuyền, do đó đã sử dụng phương châm không thừa nhận độc lập của ba nước này, nhấn mạnh rằng họ vi phạm hiến pháp Liên bang nên việc tuyên bố độc lập của họ là vô hiệu và sẽ trừng phạt về kinh tế Thời gian sau mâu thuẫn dịu đi, nhưng vẫn giữ cục diện giằng co.
Từ tháng 9 năm 1990, Hội nghị toàn thể Uỷ ban Trung ương họp với chủ đề “đổi mới” chính sách dân tộc và những bài phát biểu của lãnh đạo Liên
Xô như Gorbachev đều lấy phương châm chung là duy trì chế độ Liên bang, nhưng cần “bổ sung nội dung mới” tức là dành cho các nước cộng hoà tham gia Liên bang và nước cộng hoà tự trị nhiều quyền tự chủ hơn Hiệp ước Liên bang đang soạn thảo, xem chừng tư tưởng về Liên bang mới sẽ nới lỏng hơn so với Liên bang trước đây, trong Liên bang bao gồm nhiều hợp bang, như người Liên Xô nói: “Trong một nước cộng hoà có thể hình thành quan hệ hợp bang, với một nước cộng hòa khác có thể hình thành quan hệ liên bang, với một nước cộng hoà thứ ba có thể hình thành một loại quan hệ khác” [61,7]. Bản thân Gorbachev cũng nói, nếu Extônia không tách khỏi Liên Xô có thể xem xét đem lại cho nước này địa vị hợp bang Trong thời gian này trong người Nga nảy sinh một trào lưu tư tưởng, tức là chủ trương để cho ba nước Ban tích độc lập, “vứt bỏ gánh nặng” Gorbachev có lúc cũng bộc lộ ý định ấy Ông nói: “về nguyên tắc không phản đối Lítva tách khỏi Liên Xô” Trên trường quốc tế có người cho rằng đó cũng có thể là kế hoãn binh của Gorbachev Nhưng kết cục cuối cùng lại không như mong đợi.
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng rõ đến triển vọng quan hệ dân tộc ở Liên
Xô là nếu tình hình kinh tế trong nước có chuyển biến tốt, cục diện chính trị có xu thế ổn định, thế lực của chủ nghĩa phân lập dân tộc có thể suy yếu,ngược lại nếu kinh tế gặp khó khăn, có thể có tác dụng thúc đẩy và ảnh hưởng lẫn nhau đến mâu thuẫn dân tộc Đương nhiên kinh tế càng phát triển ý thức
88 dân tộc sẽ càng mạnh, tác dụng của nhân tố này trong một nước có nhiều dân tộc như Liên Xô cũng không được đánh giá thấp Nhưng hiện nay, chưa thể nói đến vấn đề này Tóm lại, thể chế Liên bang của Liên Xô đã không thể trở lại mô hình của thời kỳ từ Stalin đến Brêgiơnhép.
Trong lịch sử của mình, Liên Xô đã xử lý vấn đề dân tộc vừa có kinh nghiệm, vừa có bài học Cụ thể đó là:
- Nhìn chung kiên trì chính sách bình đẳng dân tộc, chú ý cải thiện quan hệ dân tộc, nâng cao địa vị chính trị của các dân tộc ít người, nhấn mạnh liên bang tự nguyện, bình đẳng giữa các nước cộng hoà.
- Giúp đỡ các khu vực dân tộc ít người phát triển kinh từ thực hiện chính sách ưu đãi, không ngừng nâng cao đời sống vật chất Đến năm 1985, trong 14 nước cộng hoà (trừ nước Nga) có 5 nước cộng hoà có tốc độ tăng trường về sản lượng sản phẩm cũng nghiệp và 9 nước cộng hoà chí tốc độ tăng phẩm nông nghiệp cho hơn so với tốc độ tăng trưởng toàn Liên bang và nước Nga.
- Coi trọng bồi dưỡng cán bộ dân tộc ít người, chú ý thực hiện dân ác hoá cán bộ Đến năm 1985 cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các xô viết của 14 nước cộng hoà tham gia Liên bang (trừ Liên bang Nga) ngoài Bí thư thứ nhất có trường hợp ngẫu nhiên, còn lại (đều do cán bộ dân tộc đảm nhiệm).
- Giúp đỡ các dân tộc ít người phát triển dân tộc văn hóa, giáo dục sáng tạo chữ viết cho một số dân tộc ít người Nhà nước Xô viết lần lượt sáng tạo chữ viết cho 52 ngôn ngữ của các dân tộc ít người, còn phổ cập ngành xuất bản cho các dân tộc ít người, tăng cường nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc ít người, lập các trường dân tộc giảng dạy bằng tiếng dân tộc Do đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục và triển khai cuộc vận động xoá nạn mù chữ với quy mô lớn, nên từ năm 1940 Liên Xô đã cơ bản xoá nạn mù chữ, đến cuối những năm 70 trong thanh niên về cơ bản đã phổ cạp giáo dục bắt buộc hệ trung học 10 năm Theo thống kê năm 1986, trình độ văn hoá của năm nước cộng hoà dân tộc ít người cao hơn trình độ toàn Liên Xô.
Mặt khác, trong từng thời khi giải quyết quan hệ dân tộc ở Liên Xô đều tồn tại một số vấn đề, có lúc mắc sai lầm nghiêm trọng như:
KẾT LUẬN
Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập ngày 30-12-1922, trải qua 69 năm đã giải thể ngày 26-12-1991 Mười lăm nước Cộng hoà của Liên Xô trước đây đã trở thành những nước độc lập, có chủ quyền Mười một nước đã liên kết nhau lại trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Đây là hậu quả của sự khủng hoảng kinh tế, chính trị- xã hội và dân tộc của Liên Xô đã phát triển kéo dài từ nhiều thập kỷ nay, không thể cứu văn nổi Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải tán, Liên Xô bị giải thể - đó là một trong những hậu quả của công cuộc cải tổ kéo dài 6 năm 9 tháng (1985- 1991).
Năm 1985 Tổng Bí thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov bắt đầu tiến hành chính sách cải tổ để giải phóng các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã hội Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi, khủng hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc Các tổ chức và trào lưu dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô viết đòi độc lập Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của Nước Cộng hòa Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền các nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các nước Cộng hòa lân cận Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lòng Liên
Xô trước đây vẫn bị dấu kín nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn Các đảng viên cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa Ngay Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của Nhà nước Liên Xô dần trở thành hình thức.
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại.
Thực tế là từ lâu ở Liên Xô đã tồn tại một số vấn đề dân tộc, việc Gorbachev thực hiện chính sách dân chủ hóa giữa các dân tộc khiến các vấn đề này ngày càng phức tạp, từ đó làm cho xung đột dân tộc nghiêm trọng hơn. Các nước phương Tây đã tranh thủ cơ hội, đổ dầu vào lửa Liên Xô từ hưng thịnh đến bại vong, đất nước Liên Xô từ lớn mạnh đến tan vỡ Sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
Sự giải thể của Liên Xô với tư cách là một quốc gia thống nhất đa dân tộc là sự kiện chính trị phức tạp do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên Bao gồm nhân tố trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng, nhân tố lịch sử và hiện thực, nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị, nhân tố văn hóa, tư tưởng và cả nhân tố xã hội Thế nhưng, vấn đề dân tộc chính là một nhân tố chủ yếu bên trong và sâu xa dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của tòa lâu đài kiên cố này.
Bài học từ sự sụp đổ của Nhà nước dân tộc Liên Xô thật đau đớn và sâu sắc Luận văn chỉ chỉ tìm hiểu được phần nào Cần phải tiếp tục đào sâu nghiên cứu để rút ra những kết luận khách quan, khoa học có ý nghĩa cảnh báo trong bối cảnh thế giới mà vấn đề dân tộc đang nổi cộm; đập tan những âm mưu và thủ đoạn chống phá thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc hòng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, hạn chế và đi tới xóa bỏ được những hận thù, xung đột dân tộc và sắc tộc, điều cốt yếu và cấp bách là phải vận dụng đúng đắn quan điểm của Lê-nin về quyền tự quyết của các dân tộc Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thế giới hôm nay, quyền của các dân tộc được thể hiện bằng các vấn đề sau:
- Mỗi dân tộc đều phải được quyền sống, quyền sinh tồn Quyền được sống bao gồm việc cộng đồng quốc tế phải công nhận quyền sinh tồn của mỗi dân tộc, bộ tộc, không được nhân danh bất kể lẽ gì để ngăn trở quyền đó. Trong một quốc gia đa dân tộc, Nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc người, tránh việc hòa tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn Mỗi dân tộc và bộ tộc đều có quyền bình đẳng Thế giới phải công nhận quyền bình đẳng của mỗi quốc gia Trong mỗi quốc gia cũng phải thực hiện quyền bình đẳng của các bộ tộc, dân tộc, không cho phép một dân tộc này là thượng đẳng, đứng trên dân tộc khác.
- Tôn trọng quyền tự quyết, tự quản, chủ quyền dân tộc Đa số loài người đang sống trong các quốc gia đa dân tộc Mỗi quốc gia đều có chủ quyền của mình và bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình, không được can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc khác Quyền tự quyết bao gồm cả quyền tự do lựa chọn quyết định xây dựng chế độ xã hội của mình, tự quản xã hội của mình, không ai có quyền xâm phạm.
Tóm lại, để xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, giải quyết được vấn đề dân tộc, cần nâng cao trình độ sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cao,giải quyết tốt quan hệ xã hội bằng cách thủ tiêu bóc lột, bảo đảm công bằng xã hội, xóa mọi tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, đấu tranh khắc phục chủ nghĩa dân tộc sôvanh, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc; hợp tác phát triển trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các dân tộc. Mặt khác, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần tăng cường động viên, giáo dục ý thức trách nhiệm với cả cộng đồng, tăng cường đoàn kết với các dân tộc khác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sức xây dựng khối đoàn kết, hòa bình, tương thân, tương ái giữa các dân tộc và đấu tranh chống các hành động gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc Cũng chính vì vậy, trong việc giải quyết vấn đề dân tộc phải thực hiện chính sách nhất quán, toàn diện về kinh tế, chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội với các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Sau sự tan rã của Nhà nước dân tộc Liên Xô, việc tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của nó là công việc là cần thiết cho những người Cộng sản hôm nay và ngày mai, cần cho không lặp lại các số phận vĩ đại mà ác nghiệt, thê thảm và bi ai mà Đảng cộng sản Liên Xô, Nhà nước Liên Xô đã gặp phải Tìm hiểu những nguyên nhân của sự khủng hoảng và sự tan rã của Liên Xô từ vấn đề dân tộc sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển, bảo vệ an ninh quốc gia, ổn định tình hình chính trị - xã hội của nước ta hiện nay