1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự kết hợp giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định paris giai đoạn 1968 1973

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Sinh viên thực hiện: Lương Thị LaVy

Lớp : QHQT49A4

Hà Nội – 2023

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ

1945 ĐẾN 1975

ĐỀ TÀI: SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾTRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS

GIAI ĐOẠN 1968 - 1973

Sinh viên thực hiện : Lương Thị La Vy

Trang 3

TÓM TẮT

Khi tìm hiểu và nghiên cứu, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Sự kết hợp giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973” và câu hỏi nghiên cứu “Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1971 -1973 được kết hợp như thế nào?” Trong đó, em đã đưa ra ba chương chính để giải quyết câu hỏi đã đề ra Đầu tiên là “Bối cảnh chính sách đối ngoại Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973” Chương mở đầu này nói về bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước trong quá trình chuẩn bị và diễn ra Hiệp định Paris Chương thứ hai, Sự kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1971 -1973 Chương này tập trung làm rõ về biểu hiện của yếu tố dân tộc, yếu tố quốc tế và sự kết hợp của hai yếu tố này trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris Chương III là liên hệ với sự kiện khác gần đây; ở chương này em đã phân tích sự kiện tổng thống Joe Biden đến thăm Việt Nam và nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện đồng thời chỉ ra một số điểm tương đồng về yếu tố quốc tế, yếu tố dân tộc của sự kiện này với quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định Paris 1968 - 1973 Qua đó, em đưa ra kết luận về sự kết hợp chặt chẽ, tầm quan trong của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và đi đến kí kết hiệp định Paris 1973.

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn để tài 1

2.Tình hình nghiên cứu 1

3.Câu hỏi nghiên cứu 2

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4.1.Mục tiêu nghiên cứu 2

4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

6.Phương pháp nghiên cứu 3

7.Kết cấu bài tiểu luận 3

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1968 – 1973 4

1.Trong nước 4

2.Quốc tế 5

CHƯƠNG II: SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1968 – 1973 6

1.Yếu tố dân tộc 6

1.1.Đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng 6

1.2.Sự đoàn kết của toàn dân tộc và truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất 8

2.Yếu tố quốc tế 8

2.1.Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa 8

2.2.Phong trào công nhân, phong trào của lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới 10

3.Sự kết hợp của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973 11

CHƯƠNG III: LIÊN HỆ 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn để tài

Hội nghị Paris là một hội nghị đàm phán lâu dài và hết sức phức tạp Hội nghị với 202 phiên họp công khai, gồm 28 phiên họp giữa Việt Nam và Mỹ, 174 phiên họp hội nghị bốn bên, 36 phiên họp riêng cấp cao (12 phiên trong khuôn khổ hội nghị hai bên và 24 phiên hội nghị bốn bên) Hiệp định Paris là một thắng lợi quan trọng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hiệp định bảo đảm những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, quy định việc rút hết quân đội viễn chinh Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, là kết quả của cuộc đấu tranh kết hợp chặt chẽ trên 3 mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao Hiệp định mở đường cho thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, kết thúc hơn một thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đem lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc1.

Hiệp định Paris được kí kết là thắng lợi to lớn, phản ánh trí tuệ của ngoại giao Việt Nam, mãi đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi của dân tộc Trong tình hình cụ thể đàm phán hiệp định luôn có yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế chi phối; trong từng giai đoạn như thế, có lúc yếu tố dân tộc chi phối, có lúc yếu tố quốc tế chi phối nhưng tựu chung lại đối với Hiệp định Paris yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế luôn song hành và được kết hợp với nhau Đây là hai yếu tố quan trọng, không thể tách rời, là hai yếu tố làm nên thắng lợi của Việt Nam trong đàm phán và kí kết Hiệp định Paris.

Trong bài nghiên cứu của nhóm 4” Sự nổi trội của yếu tố dân tộc so với yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và ký kết hiệp định Paris 1968 - 1973” chúng em đã làm rõ và nhấn mạnh đến tính nội trội của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu lại chưa nói đến nhiều về sự kết hợp giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết

hiệp định Paris Nhận thấy sự kết hợp giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris là vấn đề quan trọng đưa đến thắng lợi của Việt Nam, em đã quyết định chọn đề tài “Sự kết hợp giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973” làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Xuyên suốt lịch sử Việt Nam Hội nghị Paris là hội nghị kéo dài, phức tạp và là một trong những Hội nghị mang tính chất quyết định đến độc lập của dân tộc Việt Nam Hội nghị Paris không chỉ có vai trò to lớn đối với độc lập, thống nhất của Việt Nam mà còn có ảnh hưởng đến phong trào quốc tế và còn phản ánh sự ảnh hưởng của các cường quốc lúc bấy giờ hơn nữa đây còn là một Hội nghị lâu dài mang tính chất phức tạp Với tầm quan trọng của Hội nghị Paris, nhiều nhà 1PGS.TS Nguyễn Xuân Tú, Hiệp định Paris - Thắng lợi của ý chí độc lập, tự chủ, tích cực và chủ động, tr.18

Trang 6

chính trị, học giả đã xem xét, nghiên cứu những sự kiện và vấn đề xoay quanh Hội nghị này

Hội nghị Paris là một hội nghị lâu dài và phức tạp; trong bài nghiên cứu “Hiệp định Paris - thắng lợi của ý chí độc lập, tự chủ, tích cưc và chủ động” phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú (Học viện Chính trị, Bộ quốc phòng) đã chỉ ra rõ hai giai đoạn của hội nghị Paris và ý nghĩa của Hiệp định này đối với độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam Tiến sĩ cũng khẳng định “Cội nguồn của thắng lợi là ý chí độc lập, tự chủ, tích cực và chủ động của dân tộc Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” Trong bài nghiên cứu “Vận động và tăng cường mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam tại Mỹ, các nước tư bản chủ nghĩa thông qua đối ngoại nhân dân giai đoạn 1965 - 1975” của hai tác giả Hoàng Hải Hà và Vũ Thị Dung lại nhắc nhiều đến các hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong giai đoạn 1965 - 1973 nhằm xây dựng và tăng cường mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cách mạng Việt Nam Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu và bài viết nói về hiệp định Paris trong nhiều khía cạnh khác nhau như phân tích bối cảnh, tiến trình, thắng lợi và ý nghĩa… của Hiệp định này.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ chủ đề nghiên cứu, em đã đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu sau: Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế được biểu hiện như thế nào trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973?

Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973 được kết hợp như thế nào?

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của bài tiểu luận là làm rõ yếu tố dân tộc, yếu tố quốc tế và sự kết hợp của hai yêu tố này trong giai đoạn 1968 - 1973, giai đoạn quan trọng, căng thẳng nhất của Hội nghị Paris

4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu trên, bài tiểu luận cần làm rõ yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán hiệp định Paris 1968 - 1973, cụ thể cần phải thực hiện hai nhiệm vụ sau: Thứ nhất là biểu hiện của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973 Thứ hai là yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế được kết hợp như thế nào trong giai đoạn này

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung và làm rõ sự kết hợp của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong của hội nghị Paris 1968 - 1973 Đề tài nghiên cứu có các nội dung

Trang 7

chính cần được làm rõ là: (I) Bối cảnh chính sách đối ngoại Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973; (II) Sự kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán hiệp định Paris 1968 -1773; (III) Liên hệ với sự kiện khác

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, em đã vận dụng và kết hợp các phương pháp khác nhau để hoàn thành câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như: Phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp

7 Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài tiểu gồm ba chương chính:

Chương I: Bối cảnh chính sách đối ngoại Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp định Paris giai đoạn 1968 – 1973

Chương II: Sự kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và kí kết hiệp định Paris giai đoạn 1968 – 1973

Chương III: Liên hệ

Trang 8

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠIVIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆPĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1968 – 1973

1 Trong nước

Thứ nhất trên mặt trận quân sự, ngay từ cuối những năm 1940 Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam và Đông Dương bằng cách chi viện ngày càng nhiều cho thực dân Pháp Sáu đời tổng thống Mỹ tiếp theo đã dính líu ngày càng sâu vào Việt Nam và thực hiện những chiến lược chiến tranh trên đất nước Việt Nam: Chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ, Đông Dương hoá chiến tranh, Việt Nam hoá chiến tranh,… Mỹ đã không ngừng leo thang chiến tranh ở Việt Nam Trước tình hình Mỹ ngày càng leo thang, dấn sâu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhân dân ta đã kiên cường chống lại đế quốc Mỹ xâm lược Với sự đấu tranh quyết liệt nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, liên tiếp trên mặt trận quân sự Đặc biệt phải kể đến thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam tết Mậu Thân 1968 Với chiến thắng này đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ Chính trong tình hình đó, tổng thống Mỹ ngày 31/3/1968 tổng thống Mỹ Lyndon B Johnson đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hoà bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hoà bình trong danh dự” Việt Nam với chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 cũng đã mở ra thế trận mới “vừa đánh vừa đàm".

Về Chính trị, từ khi Mỹ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ, từng bước leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, ta đã đề ra những điều cơ bản làm cơ sở cho đàm phán, đó là lập trường 5 điểm ngày 22/3/1965 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và tuyên bố 4 điểm ngày 8/4/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng như Nghị quyết 12 (tháng 12/1965), Nghị quyết 13 (tháng 1/1967), Nghị quyết 14 (tháng 1/1968) ngày càng nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đồng thời chủ trương mở đường cho địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta.

Về kinh tế, Về kinh tế, Việt Nam có nhiều thay đổi rõ rệt, đặc biệt là miền Bắc Trong giai đoạn 1968 - 1973, miền Bắc đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất sau những thách thức chiến tranh gây ra cả về kinh tế, giáo dục, y tế và văn hóa Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã trở thành động lực mạnh mẽ để trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

Về mặt trận ngoại giao, từ ngày 13/05/1968, Hội nghị Paris giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu, phía bên Việt Nam đã đưa ra nhiều lập trường và giải pháp có lợi cho Việt Nam, có thể kể đến như: tuyên bố “Tám điểm” (1970),đề nghị “Tám điểm”, tuyên bố “Ba điểm” (1971),

Trang 9

“Sáng kiến hoà bình 9 điểm” (1971) Tuy nhiên đến giai đoạn này hiệp định Paris vẫn đang ở thế bế tắc, chưa đi đến một quyết định cuối cùng, do sự đối lập gây gắt về lập trường và quan diểm của hai phía Mỹ và Việt Nam

2 Quốc tế

Tình hình thế giới trước ngày diễn ra cuộc hội đàm chính thức giữa ta và Mỹ hết sức phức tạp Sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội trên thế giới, giữa hai thái cực Liên Xô và Mỹ rất sâu sắc và toàn diện, thể hiện ở cuộc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhiều giới chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước đế quốc lo ngại chiến tranh khu vực phát triển thành chiến tranh thế giới Do đó dư luận rộng rãi trên thế giới một mặt ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, mặt khác mong muốn Việt Nam ngồi vào bàn thương lượng để giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng phương pháp hòa bình Trong khi đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như hệ thống xã hội chủ nghĩa xuất hiện những mâu thuẫn bất đồng.

Về hậu phương quốc tế từ 1970, Trung Quốc và Liên Xô là nhũng nước viện trợ chủ yếu cho Việt Nam, vẫn đang mâu thuẫn sâu sắc, và cả hai có chủ trương hoà hoãn với Mỹ Mỹ cũng cho rằng Liên Xô và Trung Quốc có thể tác động để Việt Nam giảm bớt các hoạt động quân sự 2

2 TS Lương Viết Sang, Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá III với cuộc đấu tranh Ngoại giao của Việt Nam tại Hội nghị Paris, trang 31, trang 32

Trang 10

CHƯƠNG II: SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ

YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁNVÀ KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1968 – 1973

1 Yếu tố dân tộc

1.1.Đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thắng lợi của Việt Nam trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris là tổng hợp của nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng giữ vai trò quyết định nhất Đây cũng là biểu hiện quan trọng nhất của yếu tố dân tộc của Việt Nam trong quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định Paris giai đoạn 1968 - 1973 Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, độc đáo đó của Đảng ta trong quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định Paris được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất là sự đánh giá tình hình và chuẩn bị cho cuộc đàm phán của Đảng ta Trước khi Hội nghị Paris diễn ra, trong năm 1967 Bộ Chính trị đã nhận định về những thuận lợi cho ta khi chủ động đưa ra vấn đề về việc “Mỹ chấm dứt ném bom vĩnh viễn và không điều kiện thì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ có thể nói chuyện” Bộ Chính trị đã nhận định rõ “Về mặt quân sự, Mỹ đang chập chững: Ở miền Bắc, chúng chưa có bước leo thang mới đánh vào Hà Nội, Hải Phòng Ở miền Nam ta vẫn liên tiếp có những thắng lợi Tuy Mỹ có tăng quân nhưng chúng đang lúng túng về chiến lược” Bộ chính trị cũng nhận thấy3

việc Mỹ “lúng túng và mâu thuẫn nội bộ trong việc tiếp tục hoặc ngừng ném bom”4, nếu “tiến thêm một bươc, ta đẩy mạnh đấu tranh trên dư luận, phối hợp với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam thì đến một lúc nào đó ta có thể buộc Mỹ dừng ném bom trên thực tế để tiếp xúc với ta” Với sự đánh giá kĩ5

lưỡng, sự chủ động đánh giá tình hình thực tế để vạch ra những hướng đi đúng đắn nên khi trên mặt trận quân sự giành được thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, Đảng ta đã buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với Việt Nam, Việt Nam mở ra mặt trận đấu tranh mới - mặt trận Ngoại giao

Thứ hai, Đảng đã đề ra đường lối chính trị độc lập tự chủ, tiến hành đồng thời hai chiến chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất Đây là điểm lớn nhất và cũng là nét sáng tạo độc đáo của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris nói riêng và trong suốt quá trình đấu tranh chống Mỹ, cứu nước từ tháng 7 - 1954 đến tháng 5 - 1975 Đảng đã đề ra đường lối chính trị độc lập, tự chủ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, một Đảng lãnh đạo hai sự nghiệp cách mạng: Vừa lãnh đạo miền Bắc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, vừa

3 Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 28, tr 85

4 Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 28, tr 855 Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 28, tr 86

Trang 11

lãnh đạo miền Nam tiếp tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhằm hoàn thành mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội Trong giai đoạn 1971 – 1973 – giai đoạn quan trọng nhất của hội nghị, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ Đảng ta cũng khẳng định “Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta lúc này” Về thế so sánh giữa ta và địch,“ta đang ở thế6

thắng, thế chủ động, thế thuận lợi, thế đi lên; địch đang ở thế thua, thế bị động, thế khó khăn, thế đi xuống” Đối với riêng miền Bắc, giai đoạn 1971 - 1973 nền kinh tế đang dần được khôi phục và phát triển “nền kinh tế quốc dân đang được khôi phục và phát triển, các điều kiện để ổn định sản xuất và đời sống tăng thêm, công tác quản lí trên một số mặt được cải tiến bước đầu, tình hình kinh tế đang chuyển theo hướng tốt” Như vậy, trong giai đoạn 1971 - 1973 với sự lãnh7

đạo tài tình của Đảng cả hai miền Nam - Bắc đã tiến hành và đạt được những thành tựu cách mạng nhất định, góp một phần lớn trong việc tạo điều kiện cho phái đoàn Việt Nam có được lợi thế đàm phán và đi đến kí kết Hiệp định Paris 1973

Điểm thứ ba thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là Đảng đã phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần, động viên toàn quân, toàn dân thấm nhuần chân lí “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược Trong quá trình đàm phán cuối của Hội nghị Paris (1971 -1973) việc phát huy sức mạnh chính trị tinh thần, sức mạnh chính nghĩa được Đảng ta chú trọng Đảng và toàn dân luôn nhấn mạnh, Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”, Đảng ta đã chuyển hoá sức mạnh con người Việt Nam được giác ngộ thành sức mạnh vật chất, hơn sức mạnh vũ khí Đây là tư tưởng lớn, một sáng tạo lớn của Đảng biến tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam thành sức mạnh Nhờ vậy mà trong giai đoạn quyết định này Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thành tựu to lớn về Quân sự, Chính trị để làm cơ sở cho đấu tranh Ngoại giao đi đến thắng lợi tại Hội nghị Paris 1973

Thứ tư, Đảng ta đã tìm ra phương pháp cách mạng và có nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh sáng tạo, độc đáo Trong suốt quá trình khánh chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định Paris nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự về chiến tranh nhân dân đã được phát triển đến trình độ cao Trên cơ sở nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng linh hoạt và chỉ đạo thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, chúng ta đã từng bước làm thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi cho ta Đây là nền nghệ thật quân sự toàn dân; nghệ thuật tiến công, kết hợp chặt 6Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 32, tr 181

7Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 33, tr 145

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN