TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II Đề tài HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

16 0 0
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II Đề tài HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II

Đề tài:

HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Việt Phương Dung Mã số sinh viên : TTQT48A3 - 1306 Giảng viên hướng dẫn: GS TS Vũ Dương Huân

Hà Nội - Tháng 1/2022

Trang 2

Mục lục

I Đặt vấn đề 3

II Nội dung 3

1 Nhận thức chung về hội nhập quốc tế 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập quốc tế 4

2 Khái quát quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 6

2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 6

2.2 Hội nhập về chính trị 9

2.3 Hội nhập quốc phòng - an ninh 10

2.4 Hội nhập trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác 11

3 Một số thành tựu trong hội nhập quốc tế của Việt Nam 12

4 Một số thách thức trong hội nhập quốc tế của Việt Nam 13

5 Giải pháp 14

III Kết luận 15

Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

I Đặt vấn đề

Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển cần có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển cần phải liên kết với các quốc gia khác Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật thúc đẩy thế giới bước vào giai đoạn “kỷ nguyên số” với những đặc điểm, tính chất và sự tác động sâu rộng chưa từng có Trong bối cảnh đó, các quốc gia trên thế giới đang tích cực, chủ động điều chỉnh, triển khai các chính sách, chiến lược sao cho phù hợp với chuyển động của thế giới, trong đó có những nội dung về hội nhập quốc tế Đối với Việt Nam, việc tranh thủ các cơ hội từ kỷ nguyên số cho hội nhập quốc tế sẽ góp phần thực hiện chủ trương tích cực, chủ động, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Như vậy, việc nghiên cứu về vấn đề hội nhập quốc tế là rất cần thiết.

II Nội dung

1 Nhận thức chung về hội nhập quốc tế1.1 Khái niệm

Ở thời đại của Hồ Chí Minh, khái niê dm hô di nhâ dp quốc tế là chưa có Thuật ngữ này chỉ được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 1990 trở lại đây, trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tích cực gia nhập và tham gia vào các định chế, tổ chức thế giới và khu vực Vi1

vâ dy, trong các bài nói, bài viết của minh, Người thường sử dụng khái niê dm đoàn kết và hợp tác quốc tế Thực chất, đó là hô di nhâ dp quốc tế, vi hô di nhâ dp quốc tế là hinh thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trinh chủ đô dng chấp nhâ dn, áp dụng và tham gia xây dựng các luâ dt lê d và chuẩn mực quốc tế nhjm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tô dc

Về nội hàm, hội nhập chính là việc chấp nhận, tham gia xây dựng và thực hiện các chuẩn mực quốc tế, bao gồm: các thể chế, luật lệ, tập quán, nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được chấp nhận rộng rãi Các chuẩn mực này có thể được hinh thành từ các hiệp định, thoả thuận giữa các nhà nước hoặc các chuẩn mực, tập quán được đặt ra bởi các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ được các tổ chức, cá nhân trên thế giới chấp nhận rộng rãi Do vậy, hợp tác quốc tế là quá trinh các nước giao lưu hoặc hành động cùng nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào

1 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex, NXB Đà Nẵng, 2007, trang 711:

định nghĩa “hội nhập” là sự “tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy(thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia)”.

Trang 4

đó Có thể chia hợp tác quốc tế thành ba mức độ cơ bản: trao đổi, tham vấn; phối hợp chính sách; và xây dựng và áp dụng luật lệ, chuẩn mực chung

Về mục tiêu, hội nhập quốc tế cũng như các hinh thức hợp tác quốc tế khác đều là vi mục tiêu lợi ích quốc gia - dân tộc Các nước tham gia vào quá trinh này cơ bản vi thấy có lợi cho đất nước Do đó, việc tham gia phải dựa theo một số tiêu chí với mức độ và lộ trinh phù hợp.

Về hinh thức, hội nhập quốc tế bao gồm các hoạt động: thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; gia nhập các tổ chức quốc tế; xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và quốc gia

Về lĩnh vực, quá trinh hội nhập diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, đến các lĩnh vực khác Hội nhập trên các lĩnh vực này có mối liên hệ hữu cơ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau Thông thường, hội nhập kinh tế là lĩnh vực đi đầu và là cơ sở vững chắc cho hội nhập trong các lĩnh vực khác

Về chủ thể, cả nhà nước và các chủ thể phi nhà nước đều tham gia vào quá trinh hội nhập, tạo nên một sự đan xen nhiều cấp độ, tầng nấc trong hội nhập quốc tế Như vậy, nhà nước tham gia cử đoàn đi đàm phán, ký kết với các nước khác Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng tham gia hội nhập

Trên thực tế, hội nhập không hoàn toàn phải tuần tự theo các cấp độ Việc phân chia các cấp độ hội nhập sẽ cho thấy mức độ thể chế, mức độ cam kết, nhjm đánh giá hàm lượng hội nhập quốc tế trong từng lĩnh vực Theo chính sách, quan điểm của ta, hội nhập về kinh tế là nền tảng đầu tiên, trên cơ sở đó đẩy mạnh hội nhập về các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh, văn hóa - xã hội,

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập quốc tế Việt Nam tiếp thu và phát triển quan điểm về hội nhập quốc tế dựa trên các lý

luận của Mác - Lênin Trước hết, lý luận của Mác cho rjng, thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiền đề chính tạo ra xu hướng xã hội hóa đời sống kinh tế Thứ hai, xã hội hóa kinh tế là xu hướng tất yếu, khách quan Thứ ba, xã hội hóa đời sống kinh tế là cơ sở nền tảng xã hội hóa các lĩnh vực khác của xã hội, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia - dân tộc Thứ tư, sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến quốc tế hóa mọi mặt đời sống xã hội dưới chủ nghĩa xã hội với bản chất tốt đẹp hơn.

Phát triển quan điểm của Mác, V.I Lênin cũng đưa ra những nhận thức, quan điểm của minh Theo ông, thứ nhất, quốc tế hóa trong bối cảnh cũ là “tự do cạnh

Trang 5

tranh” đã chuyển sang bối cảnh mới là chủ nghĩa “độc quyền Thứ hai, quá trinh tích tụ và tập trung tư bản, việc xuất khẩu tư bản tăng lên tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hinh thành các tổ chức độc quyền quốc tế Thứ ba, các công ty xuyên quốc gia (TNC) có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa về kinh tế Thứ tư, điều tiết và phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế được tăng cường

Kế thừa tư tưởng của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng nêu ra những quan điểm về hội nhập quốc tế “Trong tinh hinh quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng biệt của từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân Dân tộc Việt Nam chẳng hạn phải vạch ra những phương pháp và biện pháp của riêng minh ” Đồng thời, Bác cũng nói rõ “độc lập tự chủ không đồng nghĩa với dân tộc hẹp hòi, với chủ trương biệt lập, chỉ thấy cái riêng mà không thấy cái chung” Vi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “ không thể nào hạn chế những hoạt động hiện nay và tương lai trong khuôn khổ dân tộc thuần túy, những hoạt động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ ” 2

Từ những quan điểm đó, Người đưa ra các nhận thức về hội nhập quốc tế Thứ nhất, hội nhập quốc tế phải phục vụ mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập và thống nhất Thứ hai, hội nhập quốc tế phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Thứ ba, hội nhập quốc tế trên cơ sở binh đẳng và cùng có lợi Thứ tư, nội lực là yếu tố quyết định thành công trong hợp tác quốc tế Thứ năm, hội nhập và đoàn kết quốc tế cần “làm cho nước minh ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết” 3

Năm 1978, Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế khi gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) Tuy nhiên, SEV đã bị giải thể vào năm 1991 Do vậy, năm 1986, Việt Nam mới chính thức khởi đầu quá trinh đổi mới toàn diện đất nước Trên cơ sở tiếp thu và phát huy các quan điểm đi trước, Đảng ta đang từng bước thay đổi trong quá trinh phát triển tư duy về hội nhập quốc tế.

Trong giai đoạn 1986 - 2000, Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị khóa VI, ngày 20/5/1988, về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tinh hinh mới đã có nhận,

thức ban đầu khách quan về quá trinh quốc tế hóa, từ đó tạo tiền đề cho những nhận thức đầy đủ hơn về hội nhập quốc tế giai đoạn tiếp theo Đại hội VII của Đảng (năm 1991) xác định phương châm “mở rộng, đa dạng hóa và đa phương 2 Hồ Chí Minh, Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, NXB Sự thật, 1976, trang 127.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 75.

Trang 6

hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, binh đẳng, cùng có lợi” Đại hội IX (năm 2001) xác định chủ trương “chủ động hội4

nhập kinh tế quốc tế và khu vực” Đại hội X (năm 2006) khẳng định chủ trương5

“chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” Đại hội XI (năm 2011) đã mở rộng từ hội nhập kinh6

tế quốc tế sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” một cách toàn diện.7

Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, về hội nhập quốc tế nêu ra những định hướng quan trọng, làm rõ và thống nhất nhận,

thức về hội nhập quốc tế và là bước phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại Đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục đặt ra yêu cầu cao hơn nữa, đó là “triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc

quyết số 06-NQ/TW, về thực hiện có hiệu quả tiến trinh hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) nhấn mạnh.

“chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả” và xử9

lý tốt “mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” Đến nay, Việt10

Nam đã có nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước thể hiện chủ trương phát triển quốc gia, hội nhập quốc tế.

Tóm lại, dựa trên cơ sở nền tảng của Mác - Lênin, và của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập quốc tế đang từng bước được bổ sung, phát triển liên tục Thứ nhất, hội nhập quốc tế gắn liền với quá trinh gia nhập các tổ chức quốc tế, tức là chấp nhận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế chung Thứ hai, hội nhập quốc tế được coi là diễn ra trên cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và trong chừng mực nào đó cả song phương Thứ ba, hội nhập quốc tế khởi đầu đặt trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác.

2 Khái quát quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

Trong quá trinh hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định rõ hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, coi hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa 4Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, 1991, trang 119.

5Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001, trang 120.6Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Sđd, 2006, trang 112.

7Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, 2011, trang 236.

8Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, 2016, tập 2, trang 154.9Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, trang 331.10Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, trang 333.

Trang 7

thương mại là xu thế tất yếu khách quan, là cơ sở để đẩy mạnh hội nhập các lĩnh vực khác Cụ thể, tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trinh hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Tiến trinh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bjng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương như ADB, IMF, WB, đặc biệt là tổ chức quốc tế WTO (1/1/2007) qua 11 năm đàm phán Hay hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 189/193 nước, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại với trên 240 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, và ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tầm chung quốc tế, Tuy nhiên, do tinh hinh kinh tế thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, công tác hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn kiên tri chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và đạt được một số những thành tựu trong tiến trinh hội nhập kinh tế quốc tế

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hinh tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, binh đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên.

Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực cũng như trên thế giới Trong năm 2021, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô của nền kinh tế số Việt Nam ước đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020 Còn theo Báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á” của Google, Temasek và Bain & Company (10/11/2021), quy mô của nền kinh tế số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á năm 2021 tương đương với Malaysia (đứng sau Indonesia, Thái Lan), dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 57 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 2 trong khu vực (chỉ sau Indonesia)11 11 PGS TS Nguyễn Chí Hải, Điểm sáng kinh tế năm 2021 tạo động lực phát triển trong năm 2022, Báo điện tử

Chính phủ, ngày đăng: 2/1/2022, ngày truy cập: 18/1/2022.

Trang 8

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội GDP binh quân đầu người tăng từ 2.109 USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã duy tri tốc độ tăng trưởng cao Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc lộ trinh mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ theo cam kết của WTO; giảm sự can thiệp của chính phủ vào thị trường thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả, phân bổ nguồn lực, sở hữu, các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền, tạo ra môi trường kinh tế - xã hội đáp ứng các tiêu chí để Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường; và hoàn thiện hơn 30 bộ luật, 400 văn bản luật liên quan đến 300 loại giấy phép kinh doanh bị cắt bỏ Điều này giúp hinh thành một môi trường kinh doanh cạnh tranh binh đẳng, minh bạch, phát triển các loại thị trường.

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu Việt Nam từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bjng xuất nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ Năm 2021, lần đầu tiên chúng ta cán mốc trên 670 tỷ USD, trong đó tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng 18%, tăng trưởng nhập khẩu khoảng hơn 27%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng hơn 20% 12

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới (gồm 12 FTA đã ký và đang thực thi; 2 Hiệp định đã ký kết, 4 FTA đang đàm phán bảo đảm cho kết nối thương mại tư do, ưu đãi cao với 60 nền kinh tế, chiếm 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam); đồng thời, tạo động lực mới và cả “sức ép” mới để thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hinh tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế cao của khu vực và thế giới.

12 Thùy Linh, Cơ hội phục hồi nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022, Báo điện tử Chính phủ, ngày đăng:

4/1/2022, ngày truy cập: 18/1/2022.

Trang 9

Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển đánh giá, Việt Nam njm trong 12 quốc gia thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hiện nay, tuy đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI hàng đầu của các nước, tuy nhiên trong thời điểm khó khăn này, các nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc, EU vẫn khẳng định cam kết tiếp tục đầu tư vào Việt Nam Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Điều này cho thấy môi trường đầu tư nước ta luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.

Như vậy, Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện vào thế giới.

2.2 Hội nhập về chính trị

Hội nhập về chính trị là lĩnh vực Việt Nam đã hội nhập tương đối nhanh, sâu rộng và thực chất cả trên kênh song phương và đa phương, cả ở khu vực lẫn trên phạm vi toàn cầu Hội nhập chính trị đã tạo khuôn khổ ổn định và nền tảng vững chắc cho hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về kinh tế Ngoại giao song phương tạo tiền đề để Việt Nam phát huy vai trò trên các diễn đàn đa phương, qua đó tạo thuận lợi cho quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn Trong giai đoạn đầu 1986 - 2000, chính sách đối ngoại Việt Nam đã tạo tiền đề để phá vây, cấm vận, binh thường hóa quan hệ với tất cả nước lớn Tiếp đó, nâng tầm quan hệ với các đối tác chủ chốt, mở rộng quan hệ với các đối tác truyền thống, tiềm năng Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga (năm 2001), đối tác chiến lược toàn diện (năm 2012); Ấn Độ (năm 2007), đối tác chiến lược toàn diện (năm 2017), Trung Quốc (năm 2008), Nhật (năm 2009) và đối tác chiến lược sâu rộng (năm 2014), với các nước còn lại là đối tác chiến lược: Hàn Quốc, Tây Ban Nha (năm 2009), Anh (năm 2010), Đức (năm 2011), Pháp, Ý, Inđônexia, Thái Lan, Singapore (năm 2013), Phipin (năm 2015), Úc (năm 2018), Niu Dilan (năm 2020)

Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN Cụ thể, Việt Nam đã phê chuẩn Hiến chương ASEAN, đăng cai ASEAN VI (năm 1998), ASEAN 2010, và 2020; tích cực tham gia Trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh; tích cực tham gia và có đóng góp ASEAN+, ASEAN+3 và EAS…

Trang 10

Ở cấp độ toàn cầu, Việt Nam đã làm tốt thành viên không thường trực hiệp định bắc á Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và nhiệm kỳ 2020 - 2021 Thực hiện trách nhiệm thành viên Hội đồng điều hành nhiều ủy ban của Liên Hợp Quốc như ECOSOC, UNFPA, Ủy ban giải trừ quân bị; hợp tác hiệu quả với các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNICEF, Hội đồng Nhân quyền Sáng kiến “Một Liên hợp quốc” Việt Nam còn tham gia chương trinh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, hợp tác ba con sông lớn ACMECS và một số chương trinh hợp tác với các nước phát triển như Nhật, Hàn, Mỹ, đạt nhiều kết quả tích cực Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia và phát huy vai trò tại nhiều diễn đàn đa phương lớn khác như G-20, Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), WEF Đông Á,

2.3 Hội nhập quốc phòng - an ninh

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam duy tri được môi trường hòa binh, ổn định; phát triển trong bối cảnh tinh hinh thế giới và khu vực đang diễn biến rất nhanh và phức tạp hiện nay Đồng thời, khi tham gia hội nhập quốc phòng - an ninh, Việt Nam cũng đang đóng góp vào việc duy tri hòa binh, ổn định chung của cả thế giới Chính vi thế, vị thế của đất nước được nâng cao, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế cũng ngày càng tăng, qua đó củng cố vững chắc thêm vị thế của Việt Nam, tạo ra nền tảng để ta thực hiện tốt một phương châm mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ rất lâu rồi là bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy”.

Cụ thể, Việt Nam đã chủ động tích cực, tham gia có trách nhiệm, cũng như phối hợp với các đối tác trong nhiều vấn đề trọng yếu và trên các diễn đàn ở các cấp độ khu vực, liên khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc để cùng phát huy sức mạnh chung, góp phần giữ vững môi trường hòa binh, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới Bên cạnh việc mở rộng hợp tác quốc phòng - an ninh với các nước lớn, các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đang từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng - an ninh song phương với các nước láng giềng Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác quốc phòng với 65 nước, đặt Văn phòng tại 31 nước, và 42 nước có Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Việt Nam.

Phương châm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy” là phương châm của cha ông ta từ xưa và cũng là quan điểm chỉ đạo mà chúng ta luôn bám sát trong quá trinh hội nhập, phát triển đất nước Theo Thứ trưởng Thường trực

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:35

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan