Chính vì vậy em đã lựa chọn “Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971 -1972” để làm đề tài nghiên cứu trong tiểu
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
Mã số sinh viên : QHQT49A41470
Hà Nội - 2023
Trang 2BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
SỰ KẾT HỢP CHẶT CHẼ CỦA YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI
ĐOẠN 1971-1972
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Đoàn Kết, Nguyễn Phương Ly
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Trên
Mã số sinh viên : QHQT49A41470
Nhóm : 4
Số từ 5396 :
Năm học : 2023 - 2024
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
TÓM TẮT TIỂU LUẬN 4
A MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Câu hỏi nghiên cứu 6
3 Giả thuyết nghiên cứu 6
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4.1 Mục tiêu nghiên cứu 6
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6
5.1 Phạm vi nghiên cứu 6
5.2 Đối tượng nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Kết cấu tiểu luận 7
B NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1971-1972 8
1 Tình hình quốc tế 8
2 Tình hình trong nước 9
CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1971-1972 11
1 Yếu tố dân tộc 11
1.1 Trong việc bầu cử Tổng thống và Hạ nghị viện của chính quyền ngụy 11
1.2 Yếu tố dân tộc được biểu hiện qua quan điểm, lập trường xuyên suốt quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972 12
2 Yếu tố quốc tế 14
2.1 Biểu hiện qua sự thống nhất với giai cấp công nhân trên thế giới 14
2.2 Biểu hiện qua việc tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế 15
Trang 4CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ SỰ KẾT HỢP CHẶT CHẼ CỦA YẾU
TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS 1971-1972 17
C KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên Vũ Đoàn Kết và Nguyễn Phương Ly đã dành thời gian hướng dẫn tận tình, chi tiết để chúng em có đầy đủ kiến thức, kỹ năng vận dụng vào bài tiểu luận này Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên dù em đã cố gắng hoàn thành một bài tiểu luận hoàn chỉnh và cẩn thận nhất, nhưng việc mắc phải những sai sót là không thể tránh khỏi Vì vậy em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Trên
Trang 6TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Khi tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Sự nổi trội của yếu tố dân tộc so với yếu tố quốc tế trong quá trình
đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1968-1973” Song nhận thấy, ngoài khía
cạnh đánh giá về mặt nổi trội, khía cạnh cả hai yếu tố này được kết hợp như
thế nào cũng cần phải được đi nghiên cứu sâu và lãm rõ hơn để thấy được vai
trò của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại Chính vì vậy em đã lựa chọn “Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố dân tộc
và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971
-1972” để làm đề tài nghiên cứu trong tiểu luận cá nhân Trong đó, em đã đưa
ra ba chương chính để làm rõ đề tài Đầu tiên là “ Bối cảnh lịch sử trong quá
trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971 1972” Đây là chương mở đầu
-cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về đề tài lựa chọn khi đưa ra được bối cảnh
lịch sử ở trong và ngoài nước, từ đó xem xét những nhân tố có thể tác động
đến chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này Tiếp đến, trong
chương II “Biểu hiện của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm
phán Hiệp định Paris 1971 1972” Nội dung chính của phần này là nhân tố
-dân tộc và quốc tế được biểu hiện như thế nào trong quá trình đàm phán hiệp
định Paris.Cuối cùng, chương III là “Đánh giá về sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu
tố dân tộc và yếu tố dân tộc trong giai đoạn 1971 1972” Nội dung chương
-này nhằm làm rõ sự kết hợp của hai yếu tố trong việc tạo dựng thành công của
đấu tranh ngoại giao giai đoạn 1971 1972 Qua đó, em đã đưa ra kết luận và
-chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, đó là: Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế
đã được kết hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn
1971-1972
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, sự lu mờ của các lằn ranh biên giới giữa các quốc gia đã đưa hoạt động ngoại giao lên một vị trí quan trọng
trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Bởi lẽ, khi không một
quốc gia nào nằm ngoài vòng tròn toàn cầu hóa, thì việc hợp tác và giao lưu
với nhau là điều không thể tránh khỏi Chính vì vậy, mỗi quốc gia phải có sự
nhận thức đúng đắn về tình hình để đưa ra những chính sách đối ngoại phù
hợp, để trong quá trình tương tác với các quốc gia khác, có thể đạt được
những mục tiêu mà mình đã đề ra sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia Đi sâu
vào vấn đề này có thể thấy rõ trong cuộc kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ
của nhân dân Việt Nam ta Trong suốt quá trình đấu tranh ấy, ta đã chủ động
nắm bắt tình hình, đưa ra được đường lối đấu tranh sáng suốt, đem lại thắng
lợi to lớn trên bàn đàm phán tại Paris và tiến tới thống nhất đất nước Việc ký
kết thành công Hiệp định Paris là một mốc son chói lọi trong tiến trình đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc của ta, nó đã cho thấy bản lĩnh ngoại giao Việt Nam:
luôn kiên định và giữ vững lập trường của mình trước những âm mưu của kẻ
thù, tự lập tự cường trong mọi quyết định
Thành công ấy cũng thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất sự kết hợp giữa yếu
tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định
Paris Giai đoạn 1971 1972 cũng là giai đoạn đỉnh điểm cho thấy sự nỗ lực
-của ta trên chiến trường quân sự và ngoại giao, thể hiện bản lĩnh -của ta trước
những âm mưu khó lường của địch và cũng là giai đoạn ta phát huy được tối
đa cả hai yếu tố dân tộc và quốc tế Nhận thấy tiểu luận nhóm vẫn chưa đi sâu
vào khai thác khía cạnh này nên em đã quyết định lựa chọn đề tài “Sự kết hợp
chặt chẽ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và ký
kết Hiệp định Paris giai đoạn 1972 1972” làm đề tài nghiên cứu
Trang 8-2 Câu hỏi nghiên cứu
“Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế đã được kết hợp như thế nào trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972?”
3 Giả thuyết nghiên cứu
Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế đã được kết hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris giai đoạn 1971 1972 để làm rõ -
được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố này
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu về tình hình bối cảnh lịch sử giai đoạn 1971-1972
Thứ hai, phân tích yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế đã được biểu hiện như thế nào trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972
Thứ ba, làm rõ sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố để đem đến thành công trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn này
5 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
5.1 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu trong khung thời gian từ năm 1971 đến
1972, đây là chiều không gian trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris của
ta, Mỹ và các bên liên quan
Trang 95.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972 thông qua các biểu hiện cụ thể
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được hiệu quả tốt nhất cho bài nghiên cứu, tiểu luận đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ hơn đề tài như:
Phương pháp phân tích tài liệu nhằm để truy nguyên các tài liệu gốc và phân tích chúng, từ đó tìm hiểu được những biểu hiện của yếu tố dân tộc và
yếu tố quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972
Phương pháp lịch sử và logic để tổng hợp và sắp xếp những sự kiện lịch
sử diễn ra trong giai đoạn 1971 1972 như bối cảnh lịch trong nước và quốc tế,
-quá trình đàm phán diễn ra như thế nào để từ đó đánh giá được sự kết hợp
giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế
7 Kết cấu tiểu luận
Chương I: Bối cảnh lịch sử trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris
giai đoạn 1971-1972
Chương II: Biểu hiện của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong quá
trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972
Chương III: Đánh giá sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố dân tộc và yếu tố
quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972
Trang 10B NỘI DUNG CHƯƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS GIAI ĐOẠN 1971-1972
1 Tình hình quốc tế
Trong giai đoạn 1971 1972, tình hình Chiến tranh lạnh đã có những bước thay đổi nhất định khi thế giới đang chứng kiến xu hướng hòa hoãn, từ
-đối đầu sang -đối thoại giữa Mỹ và Liên Xô Sự chạy đua vũ trang không
ngừng nghỉ của hai quốc gia này đã kéo theo hệ lụy làm bất ổn tình hình
chính trị thế giới và hơn hết là gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của cả hai
Những nhân tố mới như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, đang dần dần vươn
lên và đang góp phần thay đổi tương quan lực lượng với các siêu cường
Chính vì thế, Mỹ và Liên Xô đã dần dần hòa hoãn mâu thuẫn, có nhiều thái
độ tích cực trong việc cải thiện mối quan hệ, được thể hiện rõ nhất qua
chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Nixon đến Matxcơva vào ngày 20/5/1972
Chuyến thăm này nằm trong toan tính của Mỹ về âm mưu tranh thủ được Liên
Xô để dễ dàng thực hiện “Việt Nam hóa” ở Việt Nam Bên cạnh đó, sự sát lại
gần quan hệ giữa Mỹ Trung cũng là vấn đề mới trong quan hệ quốc tế giai
-đoạn này Với những tín hiệu tích cực mới trong quan hệ giữa hai quốc gia
này, đây có thể là động thái của Mỹ trong việc tích cực đẩy mạnh ngoại giao
với Trung Quốc nhằm khoét sâu vào mâu thuẫn Xô-Trung
Trái ngược với tình hình cải thiện mối quan hệ giữa Xô-Mỹ, thì sự mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc càng được thể hiện rõ ràng hơn trong giai
đoạn này Bằng chứng là việc xung đột quân sự diễn ra tại Trân Bảo năm
1969 đã tạo dựng hệ lụy căng thẳng trong giai đoạn 1971 1972, nhất là khi
-quan hệ Mỹ Trung được cải thiện và hai bên đã có nhiều bước phát triển mới -
trong công tác ngoại giao như Thông cáo chung Thượng hải 1972, chuyến
Trang 11thăm của Henry Kissinger đến Liên Xô và những động thái khác Có thể thấy,
mối quan hệ phức tạp giữa “tam thế chiến lược”đã làm thay đổi sâu sắc quan
hệ quốc tế trong giai đoạn 1972 1972, đây vừa là bước tiến mới khi giữa hai
-hệ tư tưởng đối lập nhau đã có những động thái xoa dịu mâu thuẫn nhưng
đồng thời cũng vừa là bức màn ngăn cách trong quan hệ của hai nước xã hội
chủ nghĩa Cục diện này đã mang lại sự ảnh hưởng đến chính trị châu Á nói
chung và Việt Nam nói riêng, đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp để kịp
thời thích ứng và đối phó với những khó khăn mới
2 Tình hình trong nước
Giai đoạn 1971 1972 được xem là giai đoạn căng thẳng và ác liệt trong quá trình đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của ta khi chứng
-kiến nhiều sự thay đến từ tình hình quốc tế và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ta
Về chính trị, có thể thấy giai đoạn này nằm trong thời gian Mỹ triển khai
kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” Với âm mưu dùng người Việt đánh
người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, sử dụng sức
mạnh của ngụy quân, ngụy quyền là chính để dần thay thế quân đội Mỹ, đây
có thể xem như là âm mưu hòng kéo dài chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Với
quyết tâm chia cắt lâu dài nước ta, Mỹ đã sử dụng số lượng lớn quân ngụy
quyền, “Từ năm 1969 đến 1972, trong gần 4 năm, quân chủ lực và quân địa
phương nguỵ đã từ 700.000 tăng lên 1 triệu 100 nghìn và lực lượng nửa vũ
trang tăng từ 1 triệu 500 nghìn lên 2 triệu, trở thành đạo quân tay sai đông
nhất trong các đạo quân tay sai của Mỹ.”1 Điều này đã gây trở ngại to lớn với
1 Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau (2015), “Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam
Việt Nam ra đời, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1969 1972) thất bại.”
-https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/vVRbb4IwGP01PnYtUFp8FLLoZnDO XRReTIsFOqE4BTf261edWbJlQjbj-
kK_9pzzXXIoDOEMhoptZcJKWSiW6TgIydweD6_6rodGqIsQuvWtR2PUG6LLCYKPMIThKpI LGBhEUI55DLggGGDMFoBjwwbY6HapYzkC23SHjlS5KlMYRCxnVSb5mq3rDtpHRbyRpeigR
B
Trang 12cách mạng Việt Nam ta khi phải đối phó với lực lượng quân sự lớn mạnh như
vậy, đòi hỏi ta phải có những biện pháp đấu tranh phù hợp trước tình hình
mới đầy khó khăn này
Về trong giai đoạn này ta cũng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân
tộc ở miền Nam Ta đã đảm bảo được các “yêu cầu chi viện tiền tuyến và
chiến đấu, bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất và bảo đảm giữ vững mức
sống của nhân dân”2, tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho hậu phương, tạo
thế và lực cho chiến trường miền Nam Trong sản xuất nông nghiệp cũng đạt
được những thành công nhất định dù ta phải hứng chịu sự chống phá từ phía
địch Công nghiệp cũng phát triển với sự tăng thêm của các cơ sở vật chất -
kỹ thuật mới, giáo dục, y tế cũng phát triển khi ta đã đào tạo được lực lượng
cán bộ chất lượng, phục vụ cho quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc
Sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc cũng đã góp phần to lớn vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất và lực lượng quân sự của ta Từ đó tạo thế và
lực vững mạnh về vật chất trong quá trình đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ
Tuy nhiên với bối cảnh và tình hình mới trong mâu thuẫn Xô Trung, Đảng -
và Nhà nước ta cần có những nhận thức rõ ràng và đúng đắn để đưa ra những
chính sách đối ngoại phù hợp để đảm bảo được nguồn viện trợ từ hai nước
này, đồng thời giúp đỡ xoa dịu mâu thuẫn Từ đó nối lại mối quan hệ tốt đẹp
giữa ba nước Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập , Tập 32, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr 4.
Trang 13CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ DÂN TỘC VÀ YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH
PARIS GIAI ĐOẠN 1971-1972
1 Yếu tố dân tộc trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn
1071-1972
1.1 Trong việc bầu cử Tổng thống và Hạ nghị viện của chính quyền ngụy
Trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris giai đoạn 1971-1972, yếu tố dân tộc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần làm sụp đổ âm
mưu xảo quyệt của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai với mong muốn kéo dài và
mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương Giai đoạn này là giai đoạn quan
trọng khi là thời gian cho chính quyền Nixon tranh thủ rút quân và chuẩn bị
cho bầu cử Tổng thống năm 1972 Nội bộ nước Mỹ đang trải qua những ngày
tháng căng thẳng hơn bao giờ hết khi lực lượng lên tiếng ủng hộ cách mạng
Việt Nam ngày càng đông đảo, việc Nixon đang tiếp tục chiến tranh ở Việt
Nam sẽ gây khó khăn trong việc tái đắc cử của Nixon trong tương lai Vì vậy,
trong điện báo của đồng chí Lê Duẩn số 00, năm 1971 đã nhận định ta cần
phải “lợi dụng cơ hội này để trước hết là động viên, tập hợp quần chúng làm
dấy lên một cao trào cách mạng đòi hòa bình, độc lập, trung lập, dân sinh, dân
chủ, qua đó mà phát triển thực lực chính trị của ta.”3 Lúc này, trong chính quyền ngụy cũng đang gặp phải tình hình khó khăn, nội bộ chia rẽ với việc
bầu cử Tổng thống và Hạ nghị viện bù nhìn sắp tới Đây sẽ là thời cơ cho
cách mạng miền Nam khi có thể tranh thủ được vấn đề này, đào sâu hơn nữa
mâu thuẫn giữa các bên tham gia tranh cử, tiến đến tiêu diệt chính quyền tay
sai và bè lũ Thiệu - Kỳ - Khiêm của đế quốc Mỹ Đồng chí Lê Duẩn cũng nói
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập , Tập 32, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr 325,326.