1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 147,68 KB

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp học phần: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.1_LT Hà Nội – 2024 BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN CUỐI KỲ YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954 Giảng viên: Vũ Đoàn Kết, Nguyễn Phương Ly Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh Mã SV: QHQT49C41118 Lớp học phần: CSĐNVN1945-1975- QHQT49.1_LT Nhóm: 9 Số từ: 8379 từ Hà Nội – 2024 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CTQT&NG Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc -*** RUBRICS CHẤM TIỂU LUẬN MÔN CSĐN VIỆT NAM Tiêu chí /cấp Yếu Trung Bình Khá Giỏi Điểm độ đánh giá thành phần C1: Xác định Từ 0 – 0.5 Từ 0.5 – 1.5 điểm Từ 1.5 – 2.25 điểm Từ 2.25 – 3.0 điểm vấn đề, đối điểm tượng, câu hỏi, Xác định được vấn Xác định vấn đề, Xác định được vấn đề, đối giả định nghiên Không xác đề nghiên cứu, nêu đối tượng nghiên tượng nghiên cứu, nêu được cứu, giới hạn, định được vấn cứu, nêu được câu câu hỏi nghiên cứu, giả định phương pháp đề, đối tượng được câu hỏi hỏi nghiên cứu, giả nghiên cứu, phạm vi và đề nghiên cứu nghiên cứu và nghiên cứu phù định nghiên cứu câu hỏi nghiên hợp với yêu cầu phù hợp với yêu xuất phương pháp nghiên C2: Xử lý vấn cứu rõ ràng, sáng tạo đề, kết cấu, nội cứu môn học cầu môn học dung nghiên 3.0 – 4.0 điểm 4.0 – 5.0 điểm cứu, chứng 0 – 1 điểm 1 – 3.0 Có kết cầu phù minh giả định Không xử lý Có kết cấu phù hợp, chặt chẽ, cân Có kết cầu phù hợp, chặt nghiên cứu, trả được vấn đề hợp, nội dung đối, chứng minh chẽ, cân đối, sáng tạo, lời câu hỏi nghiên cứu, kết nghiên cứu trả lời được giả định nghiên cứu cấu không phù được câu hỏi nghiên cứu, trả lời chứng minh được giả định hợp, không trả nghiên cứu ở mức tốt câu hỏi nghiên nghiên cứu, trả lời tốt câu C3: Trích dẫn, lời được câu hỏi nghiên cứu, có áp dụng tài liệu tham hỏi nghiên cứu cơ bản cứu sáng tạo lý luận vào nghiên khảo cứu, có liên hệ thực tiễn 0 – 0.25 điểm 0.25 – 0.5 điểm 0.5 – 0.75 điểm Chính sách đối ngoại Việt C4: Trình bày, Không đảm Trích dẫn chưa đầy Trích dẫn đầy đủ, tóm tắt, mục bảo trích dẫn, TLTK phù hợp với Nam hiện nay lục, lỗi chính tài liệu tham đủ, chính xác, tả, khảo không TLTK sơ sài, đối chủ đề 0.75 – 1.0 điểm phù hợp phó 0.5 – 0.75 điểm Trích dẫn đầy đủ, thống Trình bày đảm bảo nhất theo một chuẩn, trình 0 – 0.25 điểm 0.25 – 0.5 điểm các yêu cầu về tóm Trình bày Cơ bản đủ yêu cầu: bày trích dẫn phù hợp, tóm tắt, mục lục tắt, mục lục, TLTK đầy đủ, cập nhật, phụ không đảm bảo chương mục, thống yêu cầu Trình bày chưa nhất Ít lỗi chính tả lục phù hợp nội dung thống nhất, lỗi nghiên cứu Có áp dụng mô chính tả hình, biểu đồ 0.75 – 1.0 điểm Trình bày đảm bảo tốt các yêu cầu về tóm tắt, mục lục, chương mục, thống nhất Không mắc lỗi chính tả Trình bày dễ đọc, có mô hình, biểu đồ sáng tạo và phù hợp Tổng điểm Hà Nội, ngày… tháng 01 năm 2024 GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI MỤC LỤC TÓM TẮT 1 MỞ ĐẦU .2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Câu hỏi nghiên cứu 3 3 Giả định nghiên cứu .3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Mục tiêu nghiên cứu .3 6 Phương pháp nghiên cứu .4 7 Bố cục 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 1 Tổng quan về yếu tố quốc tế 6 2 Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 7 2.1 Bối cảnh quốc tế 7 2.2 Tình hình trong nước .9 Tiểu kết: 9 CHƯƠNG II YẾU TỐ QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954 10 1 Yếu tố quốc tế .10 2 Thực tiễn chính sách 12 2.1 Giai đoạn 1 (từ 08/5/1954 – 19/6/1954) 12 2.2 Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 – 10/7/1954) 13 2.3 Giai đoạn 3 (từ 11/7/1954 – 21/7/1954) 13 Tiểu kết: .14 CHƯƠNG III NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐẾN TỪ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954 15 1 Vấn đề giới tuyến 15 2 Vấn đề tổng tuyển cử 16 3 Vấn đề Lào và Campuchia 17 Tiểu kết: .18 KẾT LUẬN .19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 TÓM TẮT Bài tiểu luận với đề tài mang tên “Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954” tập trung vào nghiên cứu về yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 Thông qua 3 chương lớn lần lượt là: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Chương II: Yếu tố quốc tế và thực tiễn chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 và Chương III: Những hạn chế trong chính sách đến từ tác động của yếu tố quốc tế tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, bài tiểu luận sẽ trình bày về sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị, phân tích chi tiết về những hạn chế trong chính sách từ những ảnh hưởng từ yếu tố quốc tế đó Bài nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về quan hệ giữa yếu tố quốc tế và chính sách đối ngoại của một quốc gia trong một sự kiện quốc tế có tính lịch sử như Hội nghị Giơ-ne-vơ, đồng thời đưa ra những đánh giá cá nhân về đề tài nghiên cứu Cuối cùng, phần kết luận sẽ tổng hợp lại bài nghiên cứu, khẳng định mức độ giải quyết câu hỏi nghiên cứu dựa vào giả định đã chọn, đưa ra những điểm mới so với bài nghiên cứu của nhóm và những hạn chế trong quá trình nghiên cứu 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Ngoại giao Việt Nam, đây là lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ Việt Nam tham gia một diễn đàn đàm phán đa phương phức tạp, chịu sự chi phối của các nước lớn Ngoại giao Việt Nam phải đương đầu trực tiếp với mối quan hệ hợp tác - đấu tranh giữa các nước lớn, mối quan hệ giữa các nước lớn và các nước nhỏ cũng như sự cọ sát giữa các tính toán về lợi ích giữa các nước Từ chỗ là một thuộc địa của Pháp, với cuộc đấu tranh đầy hy sinh, anh dũng của mình, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành một bên tham gia đàm phán quốc tế, phát huy thiện chí hòa bình, tranh thủ được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, vì hòa bình và dân chủ Kết quả của Hiệp định Giơ-ne-vơ được hợp thành từ nhiều yếu tố, trong đó bao gồm yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế đến chính sách của Việt Nam trong quá trình tham gia và ký kết tại Hội nghị Tại hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong công tác ngoại giao, bên cạnh đó còn một số điểm hạn chế Trong bài nghiên cứu của nhóm với đề tài lớn là “Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954”, nhóm tập trung vào trình bày những ảnh hưởng của yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế tới chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và rút ra được đánh giá đảm bảo với giả định nghiên cứu đã nêu ra từ đầu là yếu tố quốc tế có phần nổi trội hơn Cá nhân em đồng tình với đánh giá mà nhóm đã đưa ra, bên cạnh đó em muốn mở rộng hơn về tác động của yếu tố quốc tế và đặt ra câu hỏi là “Liệu yếu tố quốc tế có phải là yếu tố tác động chính dẫn tới những hạn chế trong chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 hay không?” Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, em quyết định chọn một phần nhỏ trong đề tài của nhóm để làm đề tài nghiên cứu riêng cho bài tiểu luận cá nhân của em như sau “Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ 2 Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954” với mục tiêu nghiên cứu chính là phân tích những tác động của yếu tố quốc tế và đi đến chứng minh cho giả định nghiên cứu mà em đã đặt ra là “Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế dẫn tới những hạn chế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954” Việc nghiên cứu kỹ sự tác động của các yếu tố quốc tế tới Chính sách đối ngoại của Việt Nam có thể rút ra được bài học trong việc tìm hiểu kỹ tình hình thế giới và mục tiêu của các nước, tránh việc trở thành quân cờ bị thao túng và điều khiển trong chính sách của nước khác mà làm tổn thương lợi ích dân tộc Do sự mới mẻ của vấn đề nghiên cứu, cùng với đó là giới hạn về thời gian và trình độ chuyên môn của cá nhân em, do vậy những nội dung trình bày trong bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình từ thầy cô để hoàn chỉnh hơn nội dung của đề tài 2 Câu hỏi nghiên cứu Yếu tố quốc tế tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954? 3 Giả định nghiên cứu Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế dẫn tới những hạn chế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở của bài tiểu luận nhóm, bài tiểu luận này đã thu hẹp đối tượng và phạm vi nghiên cứu những vẫn đảm bảo nằm trong đề tài nghiên cứu của nhóm Về đối tượng nghiên cứu, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Viêt Nam Dân chủ Cộng hoà trong phạm vi diễn ra Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 Ngoài ra, bài tiểu luận có bổ sung luận điểm về tác động của yếu tố quốc tế dẫn tới hạn chế trong chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 5 Mục tiêu nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu của bài tiểu luận này không nằm ngoài mục tiêu làm rõ về sự tác động của yếu tố quốc tế lên chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ 3 Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 Từ đó đưa ra một số đánh giá cá nhân liên quan đến nội dung nghiên cứu, chỉ ra điểm mới so với bài nghiên cứu của nhóm Bài tiểu luận sẽ tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu chính: “Yếu tố quốc tế tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954”? trong định hướng của giả định nghiên cứu là: “Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế dẫn tới những hạn chế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954” 6 Phương pháp nghiên cứu Dựa trên mục tiêu và định hướng nghiên cứu đã đề ra, các phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong bài tiểu luận là phương pháp phân tích chính sách, phương pháp lịch sử - logic và phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp phân tích chính sách: Đây là một trong những phương pháp chính được sử dụng trong bài tiểu luận nhằm lý giải quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 - Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp này được sử dụng khi đề cập đến thực tiễn các hoạt động trong Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của bài tiểu luận, giúp xác định cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ quá trình Phương pháp này được thực hiện thông qua quá trình phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn uy tín, từ đó đưa ra những đánh giá từ sơ bộ đến nâng cao hơn 7 Bố cục Bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 Chương này tập trung làm rõ các khái niệm liên quan tới yếu tố quốc tế cũng như bối cảnh dẫn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ, tạo cơ sở nền tảng cho các nội dung được trình bày ở các chương tiếp theo Chương II:Yếu tố quốc tế và thực tiễn chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 Đây là chương tập trung làm nổi bật những yếu tố quốc tế có tác động tới chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xuất hiện trong Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 Bên cạnh đó, nội dung chương có trình bày thực tiễn chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Chương III: Những hạn chế trong chính sách đến từ tác động của yếu tố quốc tế tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 Nội dung chính của chương này là nêu rõ những hạn chế trong chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sách đến từ tác động của yếu tố quốc tế tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, đồng thời khai thác thêm những nguyên nhân đến từ các yếu tố khác 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Với đề tài “Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954”, việc tìm hiểu như thế nào là yếu tố quốc tế và vai trò của yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, cụ thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong phạm vi nghiên cứu là điều quan trọng và là cơ sở cho các chương tiếp theo Bên cạnh đó, bối cảnh dẫn tới Hội nghị được chia ra làm bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước cũng là nền tảng cho việc nghiên cứu về diễn biễn cũng như nội dung chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị này 1 Tổng quan về yếu tố quốc tế Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại Việt Nam là một khái niệm mới, chưa được xuất hiện trong các văn bản chính thức của Việt Nam Vì vậy, để đưa ra một khái niệm cụ thể và đúng đắn đối với yếu tố quốc tế là một việc không mấy dễ dàng Nhưng nếu tìm hiểu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, ta cũng có thể rút ra được một số ý quan trọng về yếu tố quốc tế Trong bản Hồ Chí Minh toàn tập, Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh các yếu tố đến từ quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam Người đã đánh giá hết sức đúng đắn và chủ động tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam Trong điều kiện mà “cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới”1 thì “thắng lợi của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa”2 Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động “kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và 1 Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 15 2011, tr.392 2 Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 15 2011, tr.392 6 "Phương châm đấu tranh của ta là vừa đánh, vừa nói chuyện Phải chủ động cả hai mặt nhưng yếu tố quyết định vẫn là đấu tranh quân sự Ta càng đánh càng thắng, nói chuyện càng thuận lợi Phải tích cực chủ động cả về quân sự lẫn ngoại giao." Thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã mở ra một cơ hội đi đến chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.7 2.2 Tình hình trong nước Dưới sự lãnh đạo của Đàng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bước vào giai đoạn quyết định Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch đánh bại địch ở Điện Biên Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh chi thị: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được".8 Ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu Trải qua ba đợt chiến đấu gay go và gian khổ, liên tục trong 56 ngày đêm, ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm rung chuyển nội bộ xã hội và dân tình nước Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, thúc đầy mạnh mẽ lực lượng chủ hòa trong chính giới Pháp, đặc biệt trong Quốc hội Pháp Chiến thắng Điện Biên Phủ tăng thêm sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần tạo thế vững vàng cho đoàn Việt Nam bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ với lợi thế hơn với tư cách là bên thắng so với Pháp.9 Tiểu kết: Trước bối cảnh như vậy, việc cần thiết phải tổ chức một Hội nghị đàm phán đa phương là điều chắc chắn Việc nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam 7 Tài liệu tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, 2014 8 Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, t.5, tr.403 9 Đỗ Hồng Thanh, 2022 9 Dân chủ Cộng hoà phải bước vào Hội nghị đa phương, đặc biệt có sự tham gia của các nước lớn tiêu biểu là đại diện đứng đầu hai khối đối lập và Liên Xô và Mỹ là một thách thức lớn Bên cạnh đó, dựa vào các bên tham gia Hội nghị và các vấn đề sẽ bàn tại đây, yếu tố quốc tế được dự báo là một yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ tới chính sách và quyết định của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nhất là việc hai đồng minh lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang có xu hướng hoà với Mỹ và phương Tây CHƯƠNG II YẾU TỐ QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954 1 Yếu tố quốc tế Trước khi bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ yếu tố dân tộc của chúng ta rất được nêu cao, nhận thức về dân tộc, lợi ích dân tộc, mục tiêu cũng như phương pháp đàm phán được thể hiện rất rõ Nhưng vì những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, từ quá trình đàm phán cho đến kết thúc hội nghị, yếu tố quốc tế đã trở nên lấn át và có sự tác động mạnh mẽ hơn đến việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cuộc đàm phán Giơ-ne-vơ năm 1954 không chỉ diễn ra giữa hai nước là Việt Nam và Pháp mà có sự tham gia của các nước lớn Tham gia Hội nghị có 9 đoàn đại biểu gồm 5 nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc), Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện 3 chính phủ bù nhìn của Pháp ở Đông Dương Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra đề nghị phải có sự tham dự của các lực lượng kháng chiến ở Campuchia là Khmer và Pathét ở Lào nhưng không được xét đến Với phép tính đơn giản về thành phần hội nghị, sẽ thấy có sự chênh lệch theo tỷ lệ 3 trên 6 trong tương quan giữa hai phía Đó là điều bất lợi đối với ta trong khi đó phía Liên Xô và Trung Quốc cũng có những toan tính riêng trong Hội nghị Vì vậy có thể thấy rằng vấn đề Đông Dương đã được quốc tế hóa, với yếu tố quốc tế hóa như vậy, dấu ấn 10 của các cường quốc trong tiến trình và kết quả hội nghị là điều không tránh khỏi “Hiệp định Giơ-ne-vơ là sản phẩm của một quá trình vừa đấu tranh, vừa nhân nhượng giữa các bên tham gia cuộc đàm phán Nó phản ánh tương quan lực lượng trên chiến trường, đồng thời chịu tác động chung của tình hình thế giới Đoàn đại biểu mỗi nước đều cố giành cho mình được phần có lợi nhất song vẫn không thể vượt ra khỏi khả năng thực tế và không thể không cân nhắc đến ý đồ của các bên đồng minh cũng như của đối phương”.10 Phía Anh, Pháp, Mỹ có thể nói là khá thống nhất trong mục tiêu và hành động khi ngồi vào bàn đàm phán Thứ nhất có thể kể đến việc Pháp tìm đến Hội nghị như một diễn đàn đa phương để có thể rút lui khỏi Việt Nam trong danh dự, tránh phải đàm phán trực tiếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với tư thế là kẻ thua trận Pháp gây áp lực và đe doạ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng cách mời ba chính phủ bù nhìn của Pháp tại Đông Dương, từ chối đề nghị bổ sung hai chính phủ kháng chiến là Khmer và Pathét Lào Hơn thế nữa, Pháp còn lôi kéo Liên Xô và Trung Quốc bằng cách mở những cuộc gặp mặt riêng với Liên Xô và Trung Quốc nhằm cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khỏi hai đồng minh, ép Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải nghe theo những sắp xếp trong Hội nghị Hai đồng minh trụ cột của Việt Nam lúc bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc đều muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, làm dịu tình hình thế giới để tranh thủ phục hồi và phát triển đất nước Vậy nên hai nước cũng có những suy tính và mục tiêu riêng khi bước vào Hội nghị Mục đích của Liên Xô khi đến hội nghị là không gây thêm căng thăng với Mỹ nên Liên Xô không muốn để vấn đề Việt Nam làm ảnh hưởng mục tiêu này Vì thế Liên Xô cũng gây sức ép buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải nhân nhượng với phía Anh, Pháp Mỹ Để giảm bớt thế đối đầu với Mỹ, Liên Xô đã không đồng tình với đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề chia cắt giới tuyến quân sự và thời hạn tổng tuyển cử Vì Việt Nam nhận được nhiều sự việc trợ của Liên Xô trong kháng chiến chống Pháp nên ta đã phải chấp nhận phần nào đề nghị của Liên Xô mà tạm hạ thấp sự độc lập, tự chủ trọn vẹn Còn 10Vũ Dương Ninh, Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai, tr 385 11 về phía Trung Quốc, trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung Quốc liên tục tiến hành gặp gỡ quan chức Pháp và Anh với nội dung không có lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán của Việt Nam Một vấn đề nữa là khi Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu mong muốn thời gian tổng tuyển cử sẽ diễn ra càng sớm càng tốt, phía Pháp mong muốn điều ngược lại và Trung Quốc ủng hộ quan điểm của Pháp Từ sức ép của các nước lớn, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khó tránh khỏi được việc đất nước bị chia cắt, bị kéo dài thời hạn tổng tuyển cử, tệ hại hơn là sẽ còn tiếp tục cuộc đấu tranh thêm 20 năm nữa mới đạt được mục tiêu thống nhất Có thể thấy, suốt quá trình diễn ra hội nghị, chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ cộng hòa chịu sự chi phối mạnh mẽ và sự lấn át của yếu tố quốc tế Tác động của yếu tố quốc tế, nhất là thái độ của các nước lớn dẫn tới những thay đổi trong mục tiêu ban đầu đưa ra của phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà Chúng ta có thể nhận thấy rằng các điều khoản của hiệp định chỉ để nhắm làm thảo mãn các cường quốc, vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực Đông Nam Á mà các cường quốc này đã tự quy định phần lớn các điều khoản trong Hiệp định, không cần tính đến phản ứng của các nước Đông Dương – nhân vật chính của Hội nghị Đứng trước sức ép từ phía phe thực dân, cộng thêm sự tin tưởng vào anh em Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ còn cách nhượng bộ và chấp nhận hi sinh lợi ích dân tộc 2 Thực tiễn chính sách 2.1 Giai đoạn 1 (từ 08/5/1954 – 19/6/1954) Trong giai đoạn này, chính sách của phía Việt nam Dân chủ Cộng Hoà chủ yếu là vấn đề quyền độc lập của ba nước Đông Dương, vấn đề rút quân và sự tham dự của hai chính phủ kháng chiến tại Lào và Campuchia Ngày 8/5/1954, khi Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu thảo luận về vấn đề Đông Dương, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đọc tham luận nhấn mạnh rằng, Chính phủ khẳng chiến Khơme và Chính phủ kháng chiến Pathét Lào cần có đại diện tham dự Hội nghị 11 11 Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.145-146 12 Ngày 10/5/1954, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự và chính trị, giải quyết đồng thời cả ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào Quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ lập trường của Việt Nam.12 2.2 Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 – 10/7/1954) Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại Các quyền Trưởng đoàn tổ chức các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt – Pháp Các cuộc họp chủ yếu bàn các vấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa hai miền Tuy nhiên, các cuộc họp hẹp ở Geneva trong giai đoạn này không có tiến triển gì đáng kể Từ ngày 3 đến ngày 5/7/1954, tại Liễu Châu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để bàn về các vấn đề phân vùng, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề Lào và Campuchia Hai bên chưa đạt được thống nhất về vấn đề giới tuyến và thời hạn tổng tuyển cử Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất giới tuyến là vĩ tuyến 13 cùng lắm thì là vĩ tuyến 16, thời hạn tổng tuyển cử là sáu tháng đến một năm Phía Chu Văn Lai đề xuất sông Bến Hải tức vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và có thể để thời hạn tổng tuyển cử là hai năm.13 Ngày 9/7/1954, tại cuộc họp tiểu ban quân sự, ta đề nghị vĩ tuyến 14 nhưng Pháp vẫn chủ trương vĩ tuyến 18 Hồ Chủ tịch điện cho Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: cho Pháp dùng Đường 9 và Đà Nẵng để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ lấy Liên khu 5 12 Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.150-151 13 PGS TS Vũ Dương Huân, Biên niên Ngoại giao Việt Nam (1945-1985), tr 71 13 Ngày 10/7/1954, Chu Ân Lai điện khuyên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên nhượng bộ về vĩ tuyến, về Lào, về Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế để sớm đi tới Hiệp định.14 2.3 Giai đoạn 3 (từ 11/7/1954 – 21/7/1954) Giai đoạn cuối của Hội nghị Geneva đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn Vấn đề bàn bạc chủ yếu vẫn là vẫn đề giữa hai phái đoàn là đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Pháp đàm phán về phân chia vĩ tuyến về thời hạn tổ chức tổng tuyển cử Ngày 11/7, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng gặp Thủ tướng Pháp M France chủ động báo rằng Hội nghị quân sự, đoàn ta vừa có nhượng bộ là đề nghị lấy vĩ tuyến 14 làm ranh giới Ngày 13/7, trong cuộc gặp Thủ tướng Pháp M France, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến tạm thời M France cự tuyệt với lý do Đà Nẵng, Huế và đường 9 là thiết yếu đối với đường giao thông của Lào ra biển 15 Chiều 16/7, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng lại hội đàm với Thủ tướng Pháp M.France, M France vẫn giữ ranh giới là vĩ tuyến 18, muốn Việt Nam nhượng bộ một chút về quân sự, và không đồng ý việc ta vừa muốn định thời hạn bầu cử sớm vừa muốn chuyển đường ranh giới về phía Nam Phía Pháp công khai nói, Việt Nam nhượng bộ nhiều một chút về vấn đề này, Pháp cũng nhượng bộ một chút về điểm kia thì có thể thỏa thuận được Tuy nhiên ta vẫn cứng rắn, nhất quyết không đồng thuận với đề xuất vĩ tuyến 18 cho vấn đề ranh giới Cuộc đàm phán về vấn đề này luôn trong tình trạng căng thẳng, gay gắt Phía Pháp nhiều lần đề nghị Chu Ân Lai ép ta nhiều hơn nữa về vấn đề giới tuyến và thời hạn tổng tuyển cử Trải qua nhiều cuộc hội đàm, thảo luận về vấn đề phân chia ranh giới nhưng đều không đi đến một kết quả Trước thái độ mọi người muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề, đoàn đại biểu Việt Nam chấp nhận vĩ tuyến 17, thời hạn tổng tuyển cử là 2 năm và lấy hai tỉnh Sa Phong Lỳ, Sầm Nưa làm vùng tập kết của quân Pathet Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam Ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva về hòa 14 Báo Cứu quốc, số ngày 10-7-1954 15 Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.155 14 bình ở Đông Dương kết thúc Hội nghị thông qua bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị gồm các vấn đề như ngừng bắn trên toàn Đông Dương, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17, tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm, xác nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam Tiểu kết: Trong quá trình diễn ra hội nghị, chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị áp đặt và chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố quốc tế Sự ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là thái độ của họ đã dẫn đến thay đổi trong mục tiêu ban đầu của Việt Nam Các điều khoản trong hiệp định thường chỉ phản ánh mong muốn làm hài lòng các cường quốc Đối diện với áp lực từ phe thực dân và dựa vào niềm tin vào tinh thần đoàn kết của phong trào Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không tránh khỏi việc phải chấp nhận nhượng bộ và hy sinh lợi ích dân tộc CHƯƠNG III NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐẾN TỪ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954 1 Vấn đề giới tuyến Không thể không nói vấn đề gay cấn trong Hội nghị Giơne vơ chính là phân vùng giới tuyến Qua vấn đề này thể hiện rõ nét nhất sự chi phối của các nước lớn đối với Hội nghị Giơnevơ Các nước lớn đã thoả thuận với nhau để đạt được lợi ích của mình Ngày 20 tháng 7, hồi 17h15 phút, trong cuộc họp giữa hai Chủ tịch, Anh - Liên Xô, cùng với các Trưởng đoàn Pháp, Việt Nam, Trung Quốc, Ngoại trưởng Molotov đưa ra đề nghị lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời Kết quả là các bên đều đạt được đến thoả thuận, nhưng trước đó là cả một quá trình đàm phán phức tạp và cam go Ngày 10-5-1954, trong tuyên bố 8 điểm được Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày tại Hội nghị, ta đã nêu chủ trương lấy vĩ tuyến 13 hoặc ít nhất là vĩ tuyến 16 làm ranh giới phân chia vùng tập kết Phía Pháp không chấp nhận phương án vĩ tuyến 13 của Việt Nam với lý do chính quyền Bảo Đại vẫn cần phải có Huế, 15 Pháp vẫn cần Đường 9 để tiếp tế cho Lào từ Biển Đông, đồng thời mất Tây Nguyên thì sớm hay muộn Việt Nam Dân chủ Cộng hóa cũng sẽ chiếm miền Nam Việt Nam Pháp đề xuất vĩ tuyến 18 để ép Việt Nam phải từ bỏ vùng kháng chiến ở khu vực miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những địa bàn có lực lượng Việt Minh rất mạnh cả về chính trị lẫn quân sự Ngày 3 đến 5-7-1954, tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đã diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai Nội dung chủ yếu của cuộc họp là bàn về vấn đề phân vùng giới tuyến, thời hạn tổng tuyển cử và tương lai chính trị của Lào và Campuchia Trong cuộc gặp, Thủ tướng Chu Ân Lai nói tình hình quốc tế yêu cầu có hòa bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ những cơ sở pháp lý cho một cuộc Tổng tuyển cử hòa bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong vòng hai năm Trong khi đó, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, ít nhất cũng phải giành được vĩ tuyến 16 Còn thời hạn tổ chức tổng tuyển cử ở Việt Nam ta nên đòi sáu tháng chứ không nên kéo dài là hai năm như phía Trung Quốc đề xuất Trước lúc đoàn Việt Nam về nước, để gây thêm sức ép, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với Hồ Chủ tịch: "Tôi sẽ bàn với đồng chí V Môlôtốp hết sức cố gắng thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hòa bình và những điều kiện hòa bình thống nhất Việt Nam".16 Tóm lược lại các sự kiện trên, có thể thấy việc lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới phân vùng là một điều không thể tránh khỏi đối với Việt Nam, và cũng phải đến hạn chót vào ngày 20-7 mới có thể thoả thuận được Vì những mưu đồ riêng, Liên Xô và Trung Quốc muốn đạt được sự chia cắt ở Việt Nam nên đã thoả thuận với Pháp và liên tục thúc giục ta nhân nhượng hơn nữa Với sự thỏa hiệp của các nước lớn, 16 Hữu Mai, Phạm Chí Nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hợp Hồi ký, tr 1114 16

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w