1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY CHỦ ĐỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐINGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 1979 - 1991

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi Ích Quốc Gia - Dân Tộc Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Việt Nam Với ASEAN Giai Đoạn 1979 - 1991
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn Th.S Vũ Đoàn Kết
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Chính Trị Quốc Tế Và Ngoại Giao
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Chính sách đối độc ngoại lập tự chủ, ngoại đa dạng, đa phương và tích cực mở rộng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á Chương III:Thực tiễn hoạt động đối ngoại của Việt Nam với ASEAN tron

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

CHỦ ĐỀ: LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 1979 - 1991

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Đoàn Kết

Hà Nội - tháng 6/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG

Chương I: Nhận thức về lợi ích - quốc gia dân tộc của Việt Nam

1 Định nghĩa về lợi ích quốc gia - dân tộc trong quan hệ quốc tế

2 Lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trong tình hình mới

Chương II: Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại với ASEAN giai đoạn

1979 - 1991

1 Những điểm chính trong quan hệ Việt Nam - ASEAN

giai đoạn 1979 - 1991

2 Đổi mới chính sách đối ngoại đảm bảo hoà bình khu vực Đông Nam

Á và phát triển đất nước

3 Chính sách đối độc ngoại lập tự chủ, ngoại đa dạng, đa phương và

tích cực mở rộng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á Chương III:Thực tiễn hoạt động đối ngoại của Việt Nam với ASEAN trong

việc đảm bảo lợi ích quốc gia và dân tộc

1 Thiết lập quan hệ với các quốc gia ASEAN và mở rộng hợp tác kinh

tế đối ngoại

2 Tiền đề nhằm nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuyên suốt quá trình lãnh đạo các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, lợi ích quốc gia luôn là nguyên tắc tối thượng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại

nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển đất nước Trước bối cảnh tình hình thế

giới và khu vực có những bắt đầu có những chuyến biến mới, lợi ích quốc gia - dân tộc

không thay đổi nhưng có nội hàm rộng hơn, đa chiều hơn, gồm lợi ích cơ bản và lợi ích

phát triển Việc kiên trì bảo vệ lợi ích cơ bản là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,

thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định để

xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cũng rất cần coi

trọng lợi ích phát triển là mở rộng hợp tác quốc tế, không ngừng nâng cao uy tín, vị thế

quốc gia trong cộng đồng quốc tế Đó cũng chính là những mục tiêu chiến lược quan

trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1986 - 1991 Trong

quá trình đổi mới tư duy đối ngoại nói chung và trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

với ASEAN, yếu tố lợi ích quốc gia trong tình hình mới chính là “kim chỉ nam" để Đảng

và Nhà nước đưa ra những chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình khu vực, phá thế

bao vây cấm vận, hàn gắn và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia ASEAN nhằm

tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc gia Nhận thức

được điều này, người sẽ chọn đề tài “Lợi ích quốc gia - Dân tộc trong chính sách đối

ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1979 - 1991” Bài tiểu luận sẽ giải thích khái

niệm lợi ích quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh mới, từ đó phân

tích ý nghĩa của lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN và

đưa ra những kết quả thực tiễn trong mối quan hệ hai nước

(1) Câu hỏi nghiên cứu

Lợi ích quốc gia - dân tộc được thể hiện như thế nào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN?

(2) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của bài nghiên cứu là lợi ích quốc gia - dân tộc trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1979 - 1991

(3) Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Từ năm 1979 đến năm 1991 Không gian: Vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN

(4) Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp phân tích và tổng thích hợp lý thuyết

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

- Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

(5) Giả định nghiên cứu

Với câu hỏi nghiên cứu “Yếu tố lợi ích quốc gia - dân tộc có vai trò như thế nào trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn

1979 - 1991?”, người viết đề ra các câu trả lời giả định sau:

- Thứ nhất, phân tích yếu tố lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt

Nam với ASEAN ;

- Thứ hai, kết quả thực tiễn của chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN

trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia và dân tộc

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Lợi ích quốc gia trong bối cảnh mới có vai trò quan trọng trong việc làm tiền đề và

cơ sở hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn

1986 - 1991 Trên cơ sở phân tích các dữ kiện lịch sự, tài liệu về bối cảnh thế giới, khu

vực và tình hình Việt Nam làm nền tảng để nghiên cứu vai trò lợi ích quốc gia của trong

chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN Lợi ích quốc gia, cũng như mục tiêu

trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN, đó là đảm bảo chủ quyền quốc gia,

cải thiện mối quan hệ với ASEAN nhằm phá thế bao vây cấm vận, thúc đẩy hợp tác quốc

tế nhằm xây dựng nền hoà bình và ổn định khu vực và tạo điền kiện phát triển đất nước

Điều này đã được thể hiện qua các văn kiện đại hội VI và VII về chính sách đối ngoại với

ASEAN cũng như qua kết quả thực tiễn của mối quan hệ hai bên

NỘI DUNG

I Nhận thức về lợi ích - quốc gia dân tộc của Việt Nam

1 Định nghĩa về lợi ích quốc gia - dân tộc trong quan hệ quốc tế

Trong từ điển Quan hệ quốc tế được xuất bản tại Mỹ, tác giả chỉ ra khái niệm: lợi ích dân tộc là mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định cuối cùng trong việc hoạch định

chính sách đối ngoại Lợi ích quốc gia là một khái niệm có tính khái quát hoá cao bao

gồm những nhu cầu sống còn của quốc gia đó Theo PGS TS Trần Thái Bình, Lợi ích

quốc gia - dân tộc là vấn đề có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành

điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia - dân tộc có chủ

Trang 5

quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về

mọi mặt của quốc gia, dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất, tinh thần của cộng

đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp, vị

trí, vai trò, uy tín, năng lực cạnh tranh của quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế Các dân

tộc trên thế giới đều coi lợi ích quốc gia - dân tộc là cốt lõi, mà căn bản nhất là Tổ quốc

độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng

biển, hải đảo, thềm lục địa, ), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc mình.1

Lợi ích quốc gia – dân tộc vừa là cái gốc chi phối mọi quyết định của quốc gia trong những vấn đề đối, vừa chi phối các hoạt động của quốc gia đó trên trường quốc tế

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhận thức của mỗi quốc gia – dân tộc, việc xác định lợi ích là

vẫn mang nhiều tính chủ qua Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ,

dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các vấn đề mới ở nhiều quốc gia, dân tộc, lợi ích quốc gia

- dân tộc sẽ bị chi phối bởi lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm bên trong mỗi quốc gia, các yếu

tố bên ngoài như các xu hướng, trào lưu trên thế giới (chủ nghĩa dân tộc, dân túy, trào lưu

chống toàn cầu hóa, phản kháng, bất tuân dân sự…) hay thậm chí là sự can thiệp trực tiếp

và gián tiếp của các quốc gia bên ngoài

2 Lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trong tình hình mới

Đối với mỗi quốc gia có chủ quyền hay với Việt Nam, lợi ích quốc gia hay lợi ích dân tộc chính là toàn bộ những nhu cầu sống còn và phát triển của một quốc gia, đây là

vấn đề có tính nguyên tắc và bất biết trong quan hệ quốc tế, được lãnh đạo quốc gia ưu

tiên và nhận thức dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối ngoại, chiến lược đối ngoại

của quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sự cụ thể.2Vậy nên, việc xác định và đảm bảo lợi

ích quốc gia - dân tộc luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia

Sau khi khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới với vô vàn khó khăn và thử thách, trước những yêu cầu cấp bách phải nhanh

chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, phá thế bao vây cấm vận của chủ

nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch Cùng với những thay đổi trong tình hình thế giới

và tình hình phức tạp trong quan hệ quốc tế, ngoài mục tiêu bảo vệ độc lập và chủ quyền

dân tộc, mục tiêu phát triển đất nước sau khi thống nhất và nâng cao vị thế của đất nước

trên trường quốc tế cũng trở thành một trong những trọng tâm quan trọng trong chính

sách của Đảng và nhà nước Từ đây, Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra một bước ngoặt

phát triển cho đất nước, mở ra một quá trình đổi mới tư duy trên lĩnh vực đối ngoại, trong

đó có việc xác định lại “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong thời kỳ mới Đại hội chỉ rõ:

2 PGS, TS VŨ DƯƠNG HUÂN, “Một số vấn đề QHQT, CSDN và ngoại giao Việt Nam", Nxb Chính trị - Hành

chính (2009), tập 1, tr.147-160

1 PGS, TS TRẦN THÁI BÌNH, “Một số vấn đề về lợi ích quốc gia - dân tộc”, Tạp chí quốc phòng toàn dân,

13/4/2023.

Trang 6

“Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự

phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với

các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ

kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát

triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi3”

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) khóa VI cũng đã khẳng định: “Lợi ích cao nhất

của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng

và phát triển kinh tế4”

Trong nhận thức mới của Đảng , khi công cuộc đổi mới thành công, một nước Việt Nam ổn định và giàu mạnh sẽ là phần đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân

dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và phát triển Từ đây Đảng cũng đã có sự đổi

mới tư duy về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế Đảng và nhà nước

đã nhận thức được việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã

hội là lợi ích cao nhất của đất nước Trong đó, hoạt động đối ngoại hướng đến thực hiện

hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa, qua đó “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” Về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và

lợi ích giai cấp, việc Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh cũng là

cách tốt nhất để Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế

II Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại với ASEAN giai đoạn 1979 - 1991

1 Những điểm chính trong quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn 1979 - 1991

Sau khi cuộc chiến xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ vừa kết thúc, Việt Nam vừa mới giành lại nền hoà bình và độc lập tự do chưa được bao lâu, chế độ diệt chủng của

đội quân Khmer đỏ tại Campuchia đã tiến hành chiến tranh xâm lược lãnh thổ biên giới

Việt Nam Xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng và trách nhiệm quốc tế, đồng thời đáp

lại lời kêu gọi của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến quân vào

Campuchia, phối hợp cùng với Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia chống lại

lực lượng Khmer Đỏ, chấm dứt thảm họa diệt chủng và bảo vệ công đất nước Campuchia

khỏi sự hồi sinh của chế độ diệt chủng Polpot Khmer Đỏ Tuy nhiên, hành động Việt

Nam đưa quân vào Campuchia và cùng với lực lượng cách mạng Campuchia đánh đuổi

quân Khmer Đỏ đến tận biên giới Thái Lan đã khiến cho các quốc gia trong khu vực e

ngại Từ đây, ASEAN cho rằng Việt Nam cho rằng việc Việt Nam để quân tình nguyện ở

lại lâu dài trên đất Campuchia là hành động can thiệp sâu vào nội bộ khu vực Campuchia

4 Nguyễn Cơ Thạch , “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta”, Tạp chí Quan hệ quốc tế

(1990), số 1, tr 7.

3Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Sđd, tr 81

Trang 7

và là nguyên nhân gây mất ổn định khu vực Đông Nam Á Vậy nên nhiều quốc gia

ASEAN đã tiến hành chính sách bao vây, cô lập Việt Nam, khiến cho quan hệ đối ngoại

và các hoạt động kinh tế bị hạn chế, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn “Vấn đề

Campuchia” không chỉ chở thành một rào cản lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và

ASEAN mà còn khiến cho quan hệ hai bên trở nên lạnh nhạt và căng thẳng

a Mâu thuẫn về vấn đề Campuchia trong quan hệ Việt Nam - ASEAN

Giữa những năm 80, bối cảnh thế giới bắt đầu có những chuyển biến mới, các quốc gia đang dần đi vào hoà hoãn, ASEAN và Việt Nam bắt đầu có những động thái và

thiện chí hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia nhằm đảm bảo nền hoà bình và ổn định

khu vực, mối quan hệ giữa hai bên bắt đầu có những chuyển biến tích cực.Trong tình

hình quan hệ quốc tế bắt đầu có những xu thế mới, Việt Nam đã nhận thức được vai trò

quan trọng trực tiếp của Đông Nam Á trong toàn bộ đường lối đổi mới và chủ trương hoà

bình, phát triển của mình, giải quyết vấn đề Campuchia chính là chìa khoá để cải thiện

quan hệ quốc tế và phá bỏ thế bao vây cấm vận, đưa đất nước thoát khỏi khủng khoảng

Vậy nên vì lợi ích chung của đất nước và khu vực, Việt Nam đã thể hiện mong muốn giải

quyết vấn đề Campuchia bằng biện pháp chính trị, điều này đã được thể hiện tuyên bố sẽ

dần rút một số quân tình nguyện khỏi Campuchia ASEAN đã nhận thấy được những

thiện chí đó của Việt Nam, đồng thời cũng nhận thức được những tính chất thực tế của

việc cô lập nước ta, từ đấy từng bước điều chỉnh mối quan hệ với Việt Nam, chủ động

cùng hợp tác và giải quyết vấn đề Campuchia Từ đối đầu kị nghị, Việt Nam và ASEAN

đã chuyển sang hợp tác và đối thoại để cùng giải quyết mâu thuẫn, các hoạt động đối

thoại nhằm giải quyết vấn đề Campuchia đã được triển khai tích cực Nhờ vào những nỗ

lực đối thoại và hợp tác của hai bên, năm 1991, vấn đề Campuchia được giải quyết, mối

quan hệ của Việt Nam và ASEAN đã được cải thiện đáng kể

b Những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề Campuchia và hằn gắn mối quan hệ

Từ năm 1979, đất nước đang phải đối đầu với những diễn biến không thuận lợi trong tình hình thế giới và khu vực, tình hình trong nước cũng đang gặp nhiều khó khăn

khi Việt Nam phải đối phó với chính sách bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập với chính

trị từ ASEAN và các quốc gia phương Tây Vào thời điểm này, quan điểm của Việt Nam

rằng các quốc gia ASEAN chỉ là sản phẩm quân sự của Mỹ vẫn chưa thay đổi, vậy nên

Việt Nam vẫn chưa thực sự chủ động trong các mối quan hệ với cộng đồng ASEAN,

cùng với việc nảy sinh mâu thuẫn do vấn đề Campuchia khiến cho quan hệ Việt Nam và

ASEAN vẫn còn gặp nhiều khó khăn Mặt trận ngoại giao vào thời điểm này vừa phải

đảm bảo công tác đấu tranh chính trị và ngoại giao, vừa phải thúc đẩy mở rộng quan hệ

kinh tế quốc tế của đất nước trong điều kiện quan hệ quốc tế gặp nhiều khó khăn

Trang 8

Nhận thức được tình hình này, Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở phân tích đúng đắn tình hình thế giới và khu vực đã đưa ra chiến lược tiếp cận mới phù hợp với bối cảnh thế

giới và khu vực, phá thế bao vây và cấm vận bằng cách chủ trương chuyển từ đối đầu

sang đối thoại với các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề Campuchia, đấu tranh trong cùng

tồn tại hoà bình.5Tiếp đó, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đất nước một

cách toàn diện với những bước đột phá trong trong tư duy đối ngoại, nhấn mạnh tư tưởng

“ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở

Đông Dương, góp phần giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên giới", tiếp tục xác định

nhiệm vụ hàng đầu là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ tổ quốc”, nhấn mạnh yêu cầu “cần có hoà bình để phát triển kinh tế"6 Đồng thời,

Đại hội cũng khẳng định “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu

vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại

hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình ổn định và hợp tác" Những

chiến lược và đường lối đổi mới của Đại hội VI đã cho thấy sự chuyển biến quan trọng

trong nhận thức của Đảng và nhà nước, quan điểm về giải quyết tranh chấp và phá thế

bao vây cấm vận

Từ đây, đường lối đối ngoại với các nước ASEAN từ đó có những thay đổi đáng

kể theo chiều hướng ngày càng tích cực, vấn đề Campuchia dần đi vào giải pháp hoà

bình Có thể thấy, Việt Nam đã có cái nhìn đúng đắn và thực tế hơn và tình hình quốc tế

và khu vực và nhận thức được vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề khu vực ,

từ đó đưa ra những chiến lược và kế hoạch phù hợp với các quốc gia ASEAN nhằm phá

thế bao vây cấm vận, thể hiện thiện chí hợp tác với ASEAN vì mục đích hoà bình và yên

ổn của khu vực và mở rộng hợp tác, phục vụ cho lợi ích phát triển đất nước

2 Đổi mới chính sách đối ngoại đảm bảo hoà bình khu vực Đông Nam Á và

phát triển đất nước

Từ năm 1979, đất nước đang phải đối đầu với những diễn biến không thuận lợi trong tình hình thế giới và khu vực, tình hình trong nước cũng đang gặp nhiều khó khăn

khi Việt Nam phải đối phó với chính sách bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập với chính

trị từ ASEAN và các quốc gia phương Tây Vào thời điểm này, quan điểm của Việt Nam

rằng các quốc gia ASEAN chỉ là sản phẩm quân sự của Mỹ vẫn chưa thay đổi, vậy nên

Việt Nam vẫn chưa thực sự chủ động trong các mối quan hệ với cộng đồng ASEAN,

cùng với việc nảy sinh mâu thuẫn do vấn đề Campuchia khiến cho quan hệ Việt Nam và

ASEAN vẫn còn gặp nhiều khó khăn Mặt trận ngoại giao vào thời điểm này vừa phải

6PGS, TS VŨ DƯƠNG HUÂN, Ngoại giao hiện đại vì sự nghiệp đổi mới, (Học viện Quan hệ quốc tế,

2002), tr67.

5PGS, TS VŨ DƯƠNG HUÂN, Ngoại giao hiện đại vì sự nghiệp đổi mới, (Học viện Quan hệ quốc tế,

2002), tr66.

Trang 9

đảm bảo công tác đấu tranh chính trị và ngoại giao, vừa phải thúc đẩy mở rộng quan hệ

kinh tế quốc tế của đất nước trong điều kiện quan hệ quốc tế gặp nhiều khó khăn

Nhận thức được tình hình này, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị với tiêu đề “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta" trên cơ sở phân tích đúng

đắn tình hình thế giới và khu vực đã đưa ra chiến lược tiếp cận mới phù hợp với bối cảnh

thế giới và khu vực, phá thế bao vây và cấm vận về bằng cách chủ trương chuyển từ đối

đầu sang đối thoại với các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề Campuchia, đấu tranh trong

cùng tồn tại hoà bình.7Tiếp đó, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đất nước

một cách toàn diện với những bước đột phá trong trong tư duy đối ngoại, nhấn mạnh tư

tưởng “ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà

bình ở Đông Dương, góp phần giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên giới", tiếp tục

xác định nhiệm vụ hàng đầu là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ tổ quốc”, nhấn mạnh yêu cầu “cần có hoà bình để phát triển kinh tế" 8

Đồng thời, Đại hội cũng khẳng định “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước

trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ

cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình ổn định và hợp

tác" Những chiến lược và đường lối đổi mới của Đại hội VI đã cho thấy sự chuyển biến

quan trọng trong nhận thức của Đảng và nhà nước, quan điểm về giải quyết tranh chấp và

phá thế bao vây cấm vận Từ đây, đường lối đối ngoại với các nước ASEAN từ đó có

những thay đổi đáng kể theo chiều hướng ngày càng tích cực, vấn đề Campuchia dần đi

vào giải pháp hoà bình Có thể thấy, Việt Nam đã có cái nhìn đúng đắn và thực tế hơn và

tình hình quốc tế và khu vực và nhận thức được vai trò của mình trong việc giải quyết các

vấn đề khu bực , từ đó đưa ra những chiến lược và kế hoạch phù hợp với các quốc gia

ASEAN nhằm phá thế bao vây cấm vận về kinh tế, thể hiện thiện chí hợp tác với ASEAN

vì mục đích hoà bình và yên ổn của khu vực

3 Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại đa dạng, đa phương

và tích cực mở rộng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á

Giữ vững độc lập tự chủ trong đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại là phương châm chỉ đạo việc vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại trong điều kiện mới Việc phát huy sức mạnh bên trong của ta là nền tảng

của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là điều kiện để mở rộng và nâng cao uy tín

đất nước, vô hiệu hoá và phá thế bao vây của các thế lực thù địch, tận dụng và khai thác

những thuận lợi trong quan hệ quốc tế nhằm tăng thêm khả năng và sức mạnh của đất

8PGS, TS VŨ DƯƠNG HUÂN, Ngoại giao hiện đại vì sự nghiệp đổi mới, (Học viện Quan hệ quốc tế,

2002), tr67.

7PGS, TS VŨ DƯƠNG HUÂN, Ngoại giao hiện đại vì sự nghiệp đổi mới, (Học viện Quan hệ quốc tế,

2002), tr66.

Trang 10

nước Từ cơ sở trên, Nghị quyết 13 của Bộ chính trị với tiêu đề “Giữ vững hoà bình, phát

triển kinh tế” đã chủ trương tăng cường liên minh ba nước Đông Dương làm đối trọng

với các quốc gia ASEAN Nghị quyết chỉ rõ rằng Việt Nam cần có chính sách toàn diện

với Đông Nam Á, trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Indonesia, phá

vỡ bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rông quang hệ hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ

thuật với các nước trong khu vực, giải quyết các vấn đề tồn tại giữa nước ta với các nước

này bằng thương lượng; thúc đẩy việc xây dựng khu vực hoà bình và hợp tác

Trong những thập thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng trầm trọng, vấn đề quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa

vụ quốc tế càng được Đảng ta đặt ra một cách bức thiết Với mục tiêu vừa phát triển đất

nước vừa kiên định mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VII (6-1991) đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu

nghị và hợp tác nhất là hợp tác kinh tế, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung

của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Có thể thấy,

trong quá trình xác định LIQG thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đặt lên hàng đầu mục tiêu

phát triển trong khi vẫn kiên định mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia9

Trải qua hai cuộc chiến tranh đầy căng thẳng và tàn khốc, sau khi giành lại độc lập

tự do và thống nhất đất nước, lợi ích lớn nhất của đất nước lúc này là duy trì hoà bình, ổn

định khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi

mới, tập trung sức lực vào phát triển nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá, cải thiện đời

sống nhân dân, đưa đất nước đi lên theo kiph với nhịp độ phát triển chung của các nước

trong khu vực và trên thế giới Để đảm bảo những lợi ích trên, việc thúc đẩy mối quan hệ

hợp tác với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giữ vai trò

trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Đại hội VII của Đảng Cộng sản

Việt Nam đã cũng đã nhấn mạnh mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác với các quốc gia

ASEAN, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá: “Phải

phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương,

phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác.10

Những chính sách đối ngoại và chiến lược trong các hoạt động đối ngoại với ASEAN dựa trên cơ sở phân tích đúng và chuẩn xác tình hình quốc tế và khu vực, nhận

thức đưa ra chính sách phù hợp với tình hình đất nước của Đảng và nhà nước đã thành

công đảm bảo lợi ích quốc gia và dân tộc trong giai đoạn 1986 - 1991 Lấy lợi ích quốc

gia làm kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, bảo vệ độc lập quốc gia

10Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr 81

9 NGUYỄN MẠNH CẦM, “Trên đường triển khai chính sách đối ngoại theo định hướng mới”, trong sách Đổi mới

về đối ngoại và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia (2009), Hà Nội, tr 65.

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w