BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
SỬ DỤNG TINH HUONG NHẰM NANG CAO TÍNH THUC TIEN TRONG GIANG DẠY LUẬT TẠI KHOA PHAP LUAT HANH CHINH-NHA NƯỚC —
TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
Hà Nội, tháng 10 năm 2020
Trang 2Sử dụng tình huống nha
Khoa Pháp luật Hành
chính-CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CÁP KHOA
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2020 ————_—-_
m nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy luật tại
nhà nước — Trường Đại học Luật Hà Nội
Thời gian Nội dung Thực hiện
ƒ=""“ § +
gh00 — 8h15 Đăng ký đại biểu Ban Tô chức §h15 - 8h25 Giới thiệu đại biểu Ban Tổ chức
$h25-8h30 Phát biểu khai mạc Hội thảo Trưởng Ban tô chức
š —_ Phiên I
Sử dụng tình huỗng trong giảng dạy môn | GS.TS Thái Vĩnh Thắng
8h30 - 8h40 | Luật hiên pháp Việt Nam và Luật hiến pháp | Khoa PL Hành chính — nhà
nước ngoài nước
Vụ án bưu điện Cau Voi — Một tình huống | TS, Bùi Xuân Phái
8h40—8h50 | gợi mở cho phương pháp giảng luật liên | Xhoa PL Hành chính — nhà
ngành nước
Sử dụng tình huông nhằm nâng cao tính thực |PGS.TS Nguyễn Minh
sh50_—9noo_ | tên trong giảng day học phan tư duy pháp lý | Tuấn ;
tai Khoa Luật, Dai học Quốc gia Ha Nội và | Khoa Luật — Đại học Quốc
một vài ý kiên gợi mở gia Hà Nội9h00 — 10h00 Thảo luận
10h00 — 10h20 Nghỉ giải laoPhiên H
Các học phân thuộc Khoa Pháp luật Hành | TS Đoàn Thị Tố Uyên
10h20 - 10h30 | chính — nhà nước và nhu câu, thực trạng sử | Khoa PL Hành chính — nhà
dụng tình huông trong giảng dạy nước Cách thức sử dụng tình huông trong việc
_ TH TH À x x, | Ths Đậu Công Hiệp
giảng dạy nội dung: quyên con người, quyên : : 3
oun ADEA và nghĩa vụ co bản của công dân ở môn học Mã Pe uals Ghia = whe
Luật hiến pháp Việt Nam
2 5 H À ~ xào | PGS.TS Tô Văn Hòa
Cách thức sử dụng tình huông lông ghép vào ‹ )
TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI PHÒNG ĐỌC
Trang 3MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO
Sử dụng tình huống nhằm nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy luật tại Khoa Pháp
luật Hành chính-nhà nước — Trường Dai học Luật Hà Nội
STT CHUYÊN ĐÈ, TRANG
1 Sử dụng tình huống trong giảng dạy môn Luật hiến pháp Việt Nam và |
Luật hiên pháp nước ngoài
GS.TS Thái Vĩnh Thang
Truong Đại học Luật Ha Nội
2 Cách thức sử dụng tình huống léng ghép vào phương pháp giảng day 10
truyền thông
PGS.TS Tô Văn HòaTruong Đại học Luật Ha Nội
3 Sử dụng tình huống nhằm nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy học 19
phan tư duy pháp lý tại Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội và mộtvài ý kiên gợi mở
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Các học phần thuộc Khoa Pháp luật Hành chính — nhà nước và nhu 30
câu, thực trạng sử dụng tình huông trong giảng dạy
TS Đoàn Thị Té Uyên
Trường Đại học Luật Hà Nội
3 Xây dựng va gợi ý sử dung tinh huống trong giảng day môn Luật hành 40
chính Việt Nam
1S Nguyễn Thị Thúy
Trưởng Đại học Luật Hà Nội
6 Vu án bưu điện Cầu Voi — Một tình huống gợi mở cho phương pháp 49
giảng luật liên ngành
TS Bùi Xuân PháiTrường Đại học Luật Hà Nội
1 Sử dụng tình huống trong giảng dạy các môn học ở bộ môn Luật hiến 56 pháp
Ths.NCS Nguyễn Mai Thuyên
Trưởng Đại học Luật Hà Nội
8 Cách thức sử dung tình huống trong giảng day môn học Luật 66
Thương mai quốc tế
Ths Trần Thu Yến
Trường Đại học Luật Hà Nội
9 Day hoc tinh huống qua môn Pháp luật đại cương tại Học viện thanh 74
thiêu niên Việt Nam hiện nay
Ths Nguyễn Thị Mùi Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Trang 4Ths Nguyễn Thị Quang Đức
Trưởng Đại học Luật Hà Nội10. Ưu điểm của việc sử dụng tình huống trong giảng dạy luật
Ths Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Trường Đại học Luật Hà Nội
12. Cách thức sử dụng tình huống trong việc giảng dạy nội dung: Các chế
độ, chính sách cơ bản về chính tri, kinh tê, văn hóa, xã hội ở môn học
Luật hiên pháp Việt Nam
Ths Hoàng Thị Minh PhươngTrưởng Đại học Luật Hà Nội
13. Cách thức sử dung tinh huống trong việc giảng dạy nội dung: Tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam ở môn học Luật hiênpháp Việt Nam
Ths Thái Thị Thu TrangTruong Đại học Luật Ha Nội
14. Cách thức sử dụng tình huống trong việc giảng dạy nội dung: Quyền
con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở môn học Luậthiên pháp Việt Nam
Ths Đậu Công HiệpTrưởng Đại học Luật Hà Nội
112
Trang 5SỬ DỤNG TINH HUONG TRONG GIANG DAY MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT
NAM VÀ LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
GS.TS Thái Vinh Thắng
Khoa Pháp luật Hành chính — nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tat: Bài viết sử dụng một số ví dụ để minh họa cho việc sử dụng tình huống
trong giảng dạy môn Luật hiên pháp Việt Nam và Luật hiên pháp nước ngoài.
Từ khóa: tình huông, giảng dạy, hiến pháp
1 Cơ sở lý luận sử dụng tình huống trong giảng dạy môn Luật hiến pháp Trong hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới là hệ thống pháp luật lục địa châu Âu ( Civil law) và hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (Common law), người ta thay có hai trường phái tư duy pháp luật khác nhau là đi từ cái chung, đến cái riêng tạo ta phương pháp tư duy
suy diễn (deduction) và ngược lại đi từ cái riêng đến cái chung tạo ra phương pháp quy nạp(induction) Hai phương pháp nay bu trừ cho nhau, nếu chỉ dùng phương pháp suy diễn,thường không nhìn thấy cái sâu sắc của những trường hợp đặc thù Ngược lại nêu chỉ dùng
phương pháp quy nạp thì có thê không nhìn hết được cái da dang mang tính quy luật chung của sự vật Vì vậy, các nhà nghiên cứu từng trãi và nhiều kinh nghiệm thường không thiên về phương pháp nào cả mà phải dùng hai phương pháp này một cách hài hòa Trong giảng dạy và nghiên cứu pháp luật nếu biết dùng cả hai phương pháp nghiên cứu suy diễn và quy nạp của hai hệ thống pháp luật lớn đã nói trên, chúng ta sẽ làm cho bài giảng hoặc công trình nghiên cứu của mình đầy đủ , khách quan, toàn diện và làm cho người nghe, người đọc dé hiểu, dé tiếp thu kiến thức mà chúng ta trình bay.
2 Phân loại tình huống trong giảng dạy môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Môn học Luật Hiến pháp có bốn phần nội dung chúng ta có thê thấy rõ đó là: các van đề lý luận về Hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam; chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa -xã hội, đường lối đối nội và đối ngoại; chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và bộ máy nhà nước Vậy tìm tình huống trong bốn nội dung này như thế nào.
2.1 Các tình huéng liên quan đến lý luận về Hién pháp, chế độ chính trị, chính
sách kinh tê, văn hóa-xã hội.
Các tình huống liên quan đến lý luận về Hiến pháp, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa-xã hội thường là những sự kiện chính trị có ý nghĩa thay đôi chế độ chính trị và chính quyền nhà nước mà khi giảng dạy về môn Luật Hiến pháp nhất định chúng ta phải dé cập đến Chúng ta có thê điểm qua các sự kiện tạo ra các tình huống, trực tiếp hay gián tiếp thay đổi xã hội :
- Ngày 3/2/1930 — ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương, sự kiện này liên quan
đến cuộc cách mạng tháng 8/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và các Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
l
Trang 6- Cách mạng thang 8 năm 1945, Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 liên quan đến
các van đề về chủ quyền quốc gia, các quyền con người và quyền công dân;
- Sự kiện ông Trịnh Văn Bô nhà tư sản dân tộc ủng hộ 2.000 lạng vàng cho Chính
phủ khi ngân sách Chính phủ lúc đó chỉ còn có 300 đồng tiền Đông Dương thé hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đã đoàn kết
được sức mạnh dân tộc, được các nhà tư sản dân tộc ủng hộ.
- Cải cách ruộng đất năm 1953, quốc hữu hóa ruộng đất của địa chủ , tư sản, đưa lại ruộng đất cho ban, cô nông;
- Chiến thắng Điên Biên Phủ năm 1954 buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ
-ne-vơ và rút khỏi Đông Dương;
- Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/1975, tạo điều kiện dé thống nhất đất
nước ;
- Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986, mở
đường cho đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường;
- Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết sụp đô năm 1991, các nước XHCN
thu hẹp lại, buộc các nước XHCN còn lại muốn tiếp tục ton tại phải cải cách kinh tẾ và xã
- Các sự kiện Quốc hội thông qua các bản Hiến pháp 1946 1959, 1980, 1992, 2013
là tiền đề xây dựng nhà nước và hệ thống pháp luật trong từng giai đoạn khác nhau.
2.2 Các vụ an noi tiếng trong lịch sử tư pháp Việt Nam liên quan đến các nguyên tac tô tụng và các quyên con người và công dân.
Mặc dù các quyên con người mới được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và Hiếnpháp năm 2013, tuy nhiên tư tưởng bảo vệ các quyên con người và công dân đã hình thành trong thời kỳ pheng kiến Nhà nước phong kiến bằng những bai học thành công va những
bài học đau xót trong thực tiễn xét xử cũng đã tự mình nhận thức được những sai lam dé tự hoàn thiện bộ máy nha nước và pháp luật của mình Ôn cô, tri tân, chúng ta nhắc lại các vụ án đau xót trong thời phong kiến dé làm bài học cho hiện tai và tương lai.
2.2.1 Các vụ án thời kỳ nhà nước phong kiến a)Vụ án Trần Quốc Chan thời kỳ nhà Tran
Trần Quốc Chân là một đại thần thời kỳ nhà Trần, ông là bố đẻ của Hoàng hậu Lệ Thánh, Hoàng hậu dưới triều Vua Trần Minh Tông Năm 1328 nhà Vua Trần Minh Tông
đã ở ngôi 15 năm nhưng vẫn chưa chọn ai làm Thái tử Hoàng hậu Lệ Thánh không sinh
được hoàng nam Ngôi Thái tử trong nhà nước quân chủ có tầm quan trọng đặc biệt nên
không thể không lập sớm Các hoàng tử Vượng, Kinh, Trác, Phú đều đã vào tuôi trưởngthành Trong bối cảnh các con thứ đã lớn mà con đích chưa sinh thì phải làm thế nào đây?
Vua muốn các quan đại thần tư vấn cho Vua về vấn đề này Trong triều đình các quan đại thần chia làm hai phái: phái của Văn Hiến Hầu và Trần Khắc Chung cho rằng nên lập Thái
tử trong các con thứ đã trưởng thành, còn phái của Trần Quốc Chan thì tư van cho Vua nênđợi thêm một thời gian vì Hoàng hậu còn trẻ và còn có khả năng sinh nở hoàng nam Do
chưa có sự thống nhất giữa các quan đại thần nên Vua Trần Minh Tông đã phán rằng hãy
cứ từ từ để nhà vua suy xét Trong thời gian chờ Vua suy xét, hai quan đại thần Văn HiếnHầu và Trần Khắc Chung đã nghĩ ra mưu kế dé triệt hạ Trần Quốc Chan Trần Khắc Chungbiết tên Trần Phẫu, gia nô của Trần Khắc Chân tham vàng nên bảo Văn Hiến hầu đưa cho
nó 100 lạng vàng để nó tô cáo Trần Quốc Chan đang có âm mưu phản Vua Vua Trần
Trang 7Minh Tông đã nghe lời tố giác của tên Tran Phau, hạ lệnh tống giam Tran Quốc Chan ở chùa Tư Phúc Thấy nhiều người trong triều đình không tin chuyện đó và bênh vực cho Trần Quốc Chân, Vua đem việc Ấy, ra hỏi Thiếu Bảo Trần Khắc Chung Khắc Chung nhân
cơ hội đó đã nói với Vua: “ Bắt hỗ thì dễ, thả hỗ thì khó” Vua mới cam tuyệt không cho Quốc Chân ă ăn uống, bắt phải tự tử Hoàng hậu vào thăm cha phải lay áo tam nước vat cho cha uống Trần Quốc Chân, người có công lớn trong đẹp giặc Chiêm Thành đã chết một
cách oan khuất !
May nam sau, gap khi vợ cả, vợ lẽ của Trần Phẫu ghen nhau, đem chuyện Văn Hiến đút vàng tâu lên Vua Trần Phẫu bị xử tử hình với hình thức lăng trì Văn Hiến hầu được miễn tội chết nhưng bị giáng xuống làm thứ nhân và xóa tên trong số hoàng tộc Riêng Trần Khắc Chung tuy không bị án hình sự nhưng bị sử sách ghi lại như một kẻ tiểu nhân,
không xứng được làm quan.?
Vụ án oan trên đây đã xây ra do chưa quán triệt nguyên tắc suy đoán vô tội Với vụ án này Vua Trần Minh Tông đã mắc hai sai lầm lớn về mặt đạo đức và pháp luật Một là Vua đã giết mất một quan đại thần có công lớn trong dẹp giặc Chiêm Thành, bảo vệ lãnh thé phía Nam của quốc gia Hai là, giết oan một người trung thành với triều đình và là một người thân thiết của gia đình, người cha kính yêu của Hoàng hậu, vợ của Vua, ông ngoại
của các công chúa, con của vua Các nghi ngờ hợp lý (Resonable doubts) đã không được
lưu ý như Trần Phẫu với bản tính tham vàng,tham của cải tham giàu, có thê nhận đút lót để vu oan, giá họa cho người khác đã không được đặt ra, hay Văn Hiến hau vốn đã mâu thuần với Trần Quốc Chan từ trước có thể nghĩ ra nhiều mưu sâu dé hãm hai Trần Quốc Chan đã không được Vua Trần Minh Tông chú ý đến Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của một đại thần có công với nước.
b Vụ án Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ ( Vụ án Lệ Chi Viên) thời kỳ nhà Lê
Trong lịch sử tư pháp Việt Nam thời kỳ nhà nước quân chủ chuyên chế vụ án Lệ Chị Viên ( Vụ án Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ) là trang đau thương và đen tối nhất Vụ án
Lệ chi viên như là sự biéu hiện phi lý nhất, bat công nhất, tàn bạo nhất có thê xây ra đối VỚIsố phận của một con người, một gia đình, một dòng họ có đóng góp lớn lao cho Tổ quốc
nhưng lại phải hứng lẫy cái chết oan nghiệt không những cho một người mà cho cả gia đình và dòng họ bởi bản án : “ tru đi tam tộc” Trong lời giới thiệu cho tiêu thuyết lịch sử của nhà văn Pháp Yveline Feray “ Dix mille printems” ( Vạn xuân) viết về Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa thé giới, nhà thơ Huy Cận đã viết: “ Cái bi kịch của Nguyễn Trãi có phải là
một tâm hồn lớn phải sống trong một xã hội chật hẹp, ngặt nghèo không? Và van dé củathời dai Nguyễn Trãi có phải là van dé xây dựng và sử dụng quyên lực sao cho phù hợp với
lòng dân va vận nước?””.
Về vu án Lệ Chi Viên, Đại Việt sử ký toàn thu’ đã viết:
! Xem : Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, tr 113.
? Xem: Sách đã dẫn, tr 114
3 Yvenline Feray , VAN XUAN (Dix mille printems), bản dịch của Nguyễn Khắc Dương, Nxb Văn học & sudestasie,
1996, tr.5
4 Đại Việt sử ký toàn thư là Bộ lịch sử gồm 4 tập, bản in theo ván khắc năm chính hòa thứ XVIII tức năm 1697,hiện
đang được lưu giữ tại thư viện của Hội A châu ở Paris Đây là Bộ sử quốc gia gắn liền với tên tuổi của các sử gia nồitiếng như Lê Văn Huu thế kỷ XIII, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên thé ky XV, Phạm Công Tru, Lê Hy thế kỷ XVII Năm 1967, Nhà xuất bản KHXH đã xuất bản Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do nhà Hán hoc Cao Huy Giu dịch và giáo sư Dao Duy Anh hiệu đính.
3
Trang 8Nhâm tuat,/Dai bảo/ năm thứ 3 ( 1442) Tháng 8, Vua về đến vườn Vải, huyện Gia Định!, bỗng bị bạo bệnh rồi băng Trước đây Vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm LỄ nghi học
sĩ, ngày đêm hau bên cạnh Đến khi đi tuần miền Đông, xa giávê tới vườn Vải, xã Đại Lại,
ven sông Thiên Đức, Vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng, các quan bí mật đưa
về Ngày mong sáu về tới kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát tang Mọi người đều
nói là nguyễn Thị Lộ giết Vua? Ngày 12 tháng 8 triều đình đưa Hoàng thái tử Bang Cơ lên
ngôi Bang Cơ lúc đó mới 2 tuổi nên Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh làm nhiếp chính.
Ngày 16, giết Hành khiến Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cắm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị Đến đây Vua đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mat, cho nên Trãi bị tội ấy.
Lời bàn: Nữ sắc làm hại nguoi ta qua lắm Thi Lộ chỉ là một người dan bà thôi, Thai Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không dé phòng mà
được 1?”
Trong cuốn sách “ Các vụ án lớn trong lịch sử cổ, cận đại Việt Nam” của tác giả Phạm Minh Thao? khi nói về vụ án Lệ Chi Viên tác giả đã viết: “ Thị Lộ bị tra tan rất dã man Trước sau van chỉ là một câu hỏi: - Có phải ngươi đã tiễn độc không? Có phải Nguyễn Trãi đã bày ra mưu thí nghịch đó không? Vì quá đau đớn, Thị Lộ buộc phải nhận tất cả những tội lỗi mà bọn hình quan đã bày đặt ra Sau khi điểm chỉ vào bản cung, nàng bị tống
vào ngục”.
Trong công trình nghiên cứu: “ Lê Thánh Tông vi vua anh minh, nhà cách tân vi đại”
của nhà nghiên cứu, luật gia Lê Đức Tiết khi viết về bối cảnh nhà nước và xã hội trong giai đoạn xây ra vụ án Lệ Chi Viên đã viết: “ Lê Lợi chết, Lê Thái Tông nối ngôi ( 1433-1442) đã làm cho tình hình đất nước lún sâu vào những cuộc rối ren Lê Thái Tông ưa xu nịnh Xung quanh Lê Thái Tông là một lũ hoạn quan day mưu mô xảo quyệt Thoạt đầu, Lê Thái Tông phong tước kế vị Hoàng thái tử cho con cả là Nghi Dân, lúc Nghị Dân mới 3 tháng tudi Mẹ Nghi Dân là chính cung Dương Thị Bí được phong làm Hoàng hậu Nhung chang bao lâu sau, do say đắm nhan sắc và nghe lời xiém ninh của thứ phi Nguyễn Thị Anh cùng lũ hoạn quan, Lê Thái Tông phế truất ngôi kế vị ngai vàng của con cả Nghi Dân, phế truất
ngôi Hoang hậu của chính cung Dương Thị Bí Cả hai me con Dương Thị Bí, Nghị Dân bị
buộc phải rời khỏi cung cấm Bang cơ, con thứ của Lê Thái Tông, con đẻ của thứ phi Nguyễn Thị Anh được phong Hoàng thái tử dé kế vị ngôi Vua Nguyễn Thi Anh trở thành
chính cung và được phong ngôi Hoàng hậu Hành vi của Lê Thái Tông bị xem là đi ngược với quan điểm truyền thống của Nho giáo, ngược lại với các nguyên tắc cơ bản trong việc kế vị ngai vàng, là mâm mông của họa tranh giành ngai vàng về sau Các quan đầu triều,các công than, lão tướng, những ai dám đứng ra can ngăn Vua đều bị thất sung, bị lưu day
ra nơi quan ải hoặc bị giết chết Trước khi xây ra cái chết đột tử của vua Lê Thái Tông và vụ án Lệ Chi Viên trong cung của Vua Lê Thái Tông đã xây ra cuộc tranh giành ngôi vị
Thái tử Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao đang mang thai ( là thê của vua Lê Thái Tông) thì bị
nghi ngờ làm bùa yêm hoàng tử Bang Cơ Nguyễn Trãi và vợ ông là Lễ nghi học sĩ Nguyễn
' Huyện Gia Định ngày trước nay là một phần của huyện Gia Lương ,tinh Bắc Ninh.
? Đại việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 1998,tr 352
3 Phạm Minh Thảo, Các vụ án lớn trong lịch sử cô cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999, tr 117
Trang 9Thị Lộ đều biết rằng đó là mưu mô của Nguyễn Thị Anh muốn loại trừ Ngô Thị Ngọc Dao, một người nhân hậu, đẹp người, đẹp nết nên đã bí mật tô chức cho Ngô Thị ngọc Dao trồn đi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng Nguyễn Thị Anh biết được điều này nên rất thù ghét vợ chồng Nguyễn Trãi — Nguyễn Thị Lộ Việc Vua Lê Thái Tông mất khi ở bên cạnh Nguyễn Thị Lộ là cơ hội để Nguyễn Thị Anh buộc tội Nguyễn Thị Lộ giết Vua Sau khi Vua Lê Thái Tông mat may hôm, Thái tử Bang cơ được kế vị ngai vàng, Nguyễn Thị Anh
thực hiện quyên nhiếp chính Cơ hội để trả thu Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ của Nguyễn
Thị Anh đã đến Trong bối cảnh như vậy, tất nhiên nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ khôngđược đặt ra Mãi sau này khi Tư Thanh con của thứ phi Ngô Thi Ngọc Giao lên ngôi, trở
thành vị vua anh minh Lê Thánh Tông, cái chết oan khuất của Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ được minh oan, Lê Thánh Tông đã làm sáng tỏ các tình tiết vụ án và ca ngợi Nguyễn Trãi: “ Uc trai lòng sáng tựa sao khuê”.
c Vụ an quan tong tran Bac thanh Nguyễn Van Thanh
Nguyễn văn Thanh quê ở Quang Điền, phủ Thừa Thiên, là một người dién trai, văn võ song toàn Nguyễn Văn Thành là người có công lớn cho Triều Nguyễn trong việc xây
dựng Bộ Hoàng Việt luật lệ ( Bộ luật Gia Long) ban hành năm 1812 Nguyễn Văn Thanh
từng được Vua Gia Long bổ nhiệm làm quan Tổng tran Bắc Thành có quyên lực lớn Do có nhiều quyền lực nên Nguyễn Văn Thanh cũng có nhiều ké ghen ty và thù ghét Thanh có con trai là Nguyễn Văn Thuyên đã thi đậu cử nhân và hay làm thơ, phú Một lần Thuyên nghe nói ở Thanh Hóa có Ngyễn văn Khuê và Nguyễn Đức Thuận nối tiếng văn chương, Thuyên liền làm một bài thơ sai Trương Hiệu cầm đi mời Khuê và Nhuận vào chơi:
Ái Châu nghe nói lắm người hay
Ao ước cầu hiền đã bấy nay
Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn có
Ngựa kỳ Ký Bắc biết lâu thay
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm
Tiếng phượng gò cao suốt chín mây
Sơn tế phen này dù gặp gỡ
Giúp nhau xoay đổi cơ hội này.
Trương Hiệu đã đưa bài thơ này cho Nguyễn Hữu Nghi xem Nguyễn Hữu Nghi
biết quan đại thần Lê văn Duyệt là người rất ghét Nguyễn Văn Thành nên đã đưa thư này cho Duyệt Duyệt đã tâu lên Vua Gia Long răng bài thơ có ý làm phản Nhưng Vua Gia
Long nghĩ chỉ là một bài thơ ngông mà thôi nên chưa phán xử gì Nam 1816, Ký Lục ở
Quảng Trị là Nguyễn Duy Hòa, được phe chong Thanh trong triều đình kích động, đã xin
vào chầu dâng so hạch tội Thanh Ban so viết: “Con Văn Thanh là Văn Thuyén âm ưu lamphản, sự cơ tiết lộ Thành không biết đến việc ăn năn chịu tội còn ngênh ngang đứng ở trên
các đình thần như thế không còn thê thống triều đình gì nữa Nếu bệ hạ có thương là người
có công thì cũng nên giao cho công luận, lay phép mà trị rồi sau lấy ơn mà chu toàn cho,thế thì phép nước được bày tỏ, kẻ gian biết sợ hãi”.
Vua Gia Long đã giao cho quan đại thần Lê văn Duyệt tống giam Nguyễn Văn
Thuyên Duyệt đã sai lính tra khảo BỊ đánh đau, Thuyên không chịu được đã nhận tội lam
phản Theo pháp luật phong kiến Triều Nguyễn, con làm cha phải chịu tội Vì vậy Nguyễn
Văn Thành bị tống giam và ông buộc phải uông thuốc độc tự vẫn.
Vụ án Nguyễn Văn Thành cũng như vụ án Nguyễn Trãi, nguyên tắc suy đoán vô tội không được đặt ra Nhục hình, tra tan dé vì qua đau đớn ma các bị can nhận tội Quan hệ
5
Trang 10nhân quả trực tiếp giữa hành vi được coi là pham tội và hậu quả trực tiếp của nó không
đươc đặt ra.
2.2.2 Những vu án oan sai trong thời kỳ đương đại do vi phạm nguyên tắc suy
đoán vô tội
a) Vụ án Nguyễn Thanh Chan
Đêm 15/8/2003 xảy ra vụ án giết người tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nạn nhân là chi Nguyễn thị Hoan sinh năm 1972 Sau khi tiễn hành điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bắc Giang đã khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Chấn từ ngày 28/9/2003 Sau đó Tòa án nhân dân xử sơ thâm và Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thâm đã tuyên án ông Chan phạm tội giết người và xử phạt với mức án chung thân Ông nguyễn Thanh Chấn chấp hành hình phạt tù tạ trại giam Vĩnh Quang, Bộ Công An Điều đặc biệt là trong hồ sơ vụ án thê hiện ông Nguyễn Thanh Chan ra tự thú, tự nhận là người giết chị Hoan, nhưng lời khai nhận tội liên tục thay đôi và khi kết thúc điều tra thì bắt đầu phản cung Bắt đầu tư phiên tòa sơ thẩm ông Chan đã kêu oan Tổ cáo việc bị bức cung, nhục hình, nhiều nhân chứng xác diinh tình trạng ngoại phạm cho ông Chan Trong quá trình chấp hành hình phạt ông Chan và gia đình liên tục kêu oan va gửi đơn kêu oan nhưng không có kết quả.
Ngày 9/7/2013 , bộ phận tiếp nhận thông tin thuộc phòng tiếp nhận và thu thập thông tin tội phạm ( Phòng 1) Cơ quan điều tra VKSNDTC tiếp nhận đơn kêu oan được đánh máy với nội dung ngăn gọn khoảng hơn 200 chữ của Nguyễn Thị Chiến Đơn viếtrằng tôi là Nguyễn thị Chiến có người chồng đã bi TANDTC xử phúc thâm và y án chung
thân, hiện nay đang ở trại giam Vĩnh Quang ,tỉnh Vĩnh Phúc Chong tội bị oan Hiên nay, tháng 6/2013 gia đình tôi biết em chứng cứ mới cực kỳ quan trọng Vì vậy tôi làm đơn
nay khan cấp kêu cứu chồng tôi ” Vào một ngày cuối tháng 9 năm đó, chị Chiến được chị Thân Thị Hải ( người thân của giã đình) đưa lên gặp lãnh đạo phòng | Ngày 30/9/2013 một tô công tác duoc cử di Bắc Giang đã xác định thông tin mới mà chị Chiến và Chị Hải
vưa cung cap Dé dam bao bí mật Đoàn công tác đã dé xe ở trụ so UBND và đi xe ôm đến
thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc giang trong vai những người đi mua go Thông tin về một người có tên là Lý Nguyễn Chung là ai, làm gì trong đêm xây ra an
mạng mà người rõ việc này là bà Nguyễn Thị Lành, mẹ kế của Lý Nguyễn Chung năm rõ.
Ngày 2/10/2013 cơ quan điều tra có giấy triệu tập bà Nguyễn Thị lành đến cơ quan làm
việc, nhưng đến đêm ngày 3/10/2013 đã gội điện cho cơ quan điều tra nói rằng ông Lý Văn
Chúc, bố để của Lý Nguyễn Chung đe dọa giết bà và nhờ giúp đỡ Ngay sáng sớm 4/10/2013, cơ quan điều tra đã chỉ đạo công an xã Nghĩa Trung dưa bà Lành đến trụ sở UBND xã để đảm bảo an toàn cho bà Lành, chờ xe của cơ quan điều tra đến Khi làm việc với co quan điều tra bà Lành đã ké lại đêm xảy ra án mạng Lý Nguyễn Chung về nhà, quần áo dính day máu, hai bố con nói chuyện bằng tiếng dân tộc và sáng som hôm sau Chung bỏ về Lạng Sơn Sau này thì bà nghe Chung thú nhận là đã giết chị Hoan Ông chúc đe dọa nếu bà nói ra thì ông sẽ giết bà Việc này chị chỉ kế lại cho ông Hiền là bố đẻ, nay già yếu,
sắp chết Khi điều tra viên làm với ông Chúc, lúc đầu ông không hợp tác, tô thái độ rất kích
động, chống đối cơ quan điều tra quyết liệt, thậm chí đe dọa sẽ tự tử chết ngay Bằng các
biện pháp nghiệp vụ, khéo léo thuyết phục , cuối cùng ông Chúc đã xác nhận những thông
tin bà Lành nói ra là sự thật.
Ngày 10/10/2013, cơ quan điều tra VKSNDTC đã đến xã Nhượng Bạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lang Sơn nơi Lý Nguyễn Chung bắt đầu hành trình trén đi Tây Nguyên Tại đây
Trang 11co quan điều tra đã gặp chị Lý thị Nghiến là chị ruột của Lý Nguyễn Chung, sau 4 tiếng
đồng hồ thuyết phục, cuối cùng Lý Thị Nghién cũng mở lời: “ Hôm đó Lý về đã ké chuyện
giết chị Hoan bán hàng tạp hóa ở Bắc Giang, nó nói không biết sao nó lại làm như vậy”.
Sau đó Phúc ( anh trai của Chung, sau này đã bị chết trong một vụ án mạng) đã liên hệ cho Chung trốn vào Tây Nguyên làm ăn.!
Ông Nguyễn Thanh Chan được trả tự do vào tháng 11/2013 sau 10 bị tù oan Sau này ông Chan ké lại ông đã bị bức cung, bị đánh đập, bị đe dọa, thậm chí ông còn phải tập cam dao đâm bù nhìn rơm cho thuần thục dé sau này diễn lại trước tòa Nhìn chung không những vụ án Nguyễn Thanh Chấn mà các vụ án khác như Huỳnh văn Nén ( tỉnh Bình
Thuận), vụ án Hàn Đức Long Bắc Giang đều có nguyên nhân giống nhau không tuân thủ
nguyên tắc suy đoán vô tội và đều có hiện tượng bức cung Ông Nguyễn Thanh Chan đã
được bồi thường oan sai 7,2 tỷ đồng (khoảng 320.000USD), số tiền bồi thường tuy không
lớn so với 10 năm tù oan, tuy nhiên cũng đã phần nao giúp ông Chan và gia đình khôi phục
lại các điều kiện vật chat và tinh thần bị sa sút trầm trọng trong thời kỳ lo năm ông bị tướcquyền tự do do phải chịu án phạt tù.
b.Vụ án Huỳnh Văn Nén và 17 năm tù oan
Ngày 23 tháng 4 năm 1998 Nguyễn Tho cùng Hồ Thanh Việt ( tức Chin điếc, đã chết) đi trên đường liên thôn xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận gặp con gái bà Lê Thị Bông ở cùng thôn đi bán hàng về cả hai lúc đầu định giật dây chuyền nhưng sau đó sợ lộ nên chuyển sang ý định sẽ trộm dau máy video của bà Bông Rang sáng hôm sau Thọ và Việt đột nhập nhà bà Bông, đang cạy tủ để trộm cắp thì bị bà Bông phát hiện Cả hai không chế, siết cô bà Bông cho đến chết Sau đó Thọ và Việt đã tháo chiến nhẫn 1 chi
vàng của nạn nhân Sáng 24/4/ 1998, sau khi bán nhẫn vàng cướp được của nạn nhân, Thọ
đón xe vào thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tiếp tục đón xe đi Lộc Ninh- Bình Phước Tại
đây Thọ thuê được một người sang Campuchia di làm mướn Làm được một năm Thọ lại
về thành phố Hồ Chi Minh, sau đó xuống Can Thơ với cái tên mới là Phạm Van Khanh Tại đây Thọ quen với Trà Thị S ( 44 tuổi, quê ở Sóc Trăng) Khi đã có một con với chị S
Thọ lại bỏ đi theo chị Sơn Thị H (ngụ tại huyện Cù Lao Dung,Sóc Trăng) Ngày 8/7/2012
do ghen tuông, Thọ đâm anh Nguyễn Văn Hùng ( bạn cũ của chị S) thương tật đến 21%
vả bị TAND huyện Cù Lao Dung phạt hai năm tù giam Ra tù trước thời hạn 3 tháng Thọ
đến nuôi tôm cho ông Nguyễn Văn Đông ở huyện Kiên Lương, Kiên Giang Làm được 9 tháng Thọ bỏ sang huyện Hồng Ngự ( Đồng Tháp) sống với chị Nguyễn Thị P (46 tuổi) Đến ngày 10/10/2015 khi điều khiển xe máy trên đường ở huyện Hong Ngự thi Tho bi
CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ Do không có giấy tờ tùy thân, Thọ bị CSGS mời về đồn.
Tại đồn công an Thọ đã khai tên thật của mình và hành vi phạm tội giết bà Bông trước cơ quan điều tra CSĐT huyện Hồng Ngự Qua sự thú tội của Tho, sau 17 năm ngồi tù Huỳnh Văn Nén được minh oan tội giết bà Bông.
Tháng 8/2016 TAND tinh Bình Thuận đã xử sơ thẩm kết án Nguyễn Tho 20 năm tù giam Sau đó bị cáo kháng án xin giảm nhẹ, còn gia đình bà Bông kháng án đề nghị xử tử hình Trong phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Thọ bị nâng mức án thành tù chung thân.
! Xem: WWW
7
Trang 12Tháng 5/ 2015 khi khi bị cáo Nguyễn Thọ đầu thú , ông Huỳnh Văn Nén được chính thức minh oan sau 17 năm tù oan Tháng 5/2017 ông Nén được TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường oan sai 10 tỷ đồng ( khoảng 450.000 USD).
Nhớ lại vụ án giết người cướp của năm 1999 mà nạn nhân là bà Lê Thị Bông, ông Huỳnh Văn Nén bị tuyên án tù chung thân Trong tác phẩm Vụ án Vườn Điều của Luật sự, PGS-TS Phạm Hồng Hải xuất bản năm 20081, luật sw Phạm Hồng Hải đã viết, đã ké lại,
tháng 8 năm 2000 Nguyễn Phúc Thành khi đang thụ án tù 18 tháng tai trại giam Sông Cái
khi nghe tin Huỳnh Văn Nén bị kết án chung thân về tội giết bà Bông đã tim cán bộ trại giam dé tố cáo Nguyễn Thọ giải oan cho Huỳnh Văn Nén vì nhóm bạn Thanh, Thọ ,Việt, Cường, Trang thường tụ tập ăn uống, nhậu, đánh lộn và bàn nhau đi cướp Sau khi thực hiện vu án Thọ đã ké cho thành nghe về chiến tích giết bà Bông của mình Sau khi nhận
được tin của Thanh công an tinh Bình thuận đã cử Cao Văn Hùng đi xác minh, Cao VanHùng đã yêu cầu Nguyễn Phúc Thành rút đơn nhưng Thành không nghe Sau đó Khôngbiết điều tra viên Cao Văn Hùng đã làm thé nào mà tình tiết mới đã bị chìm xuồng HuỳnhVăn Nén bị oan trong cả hai vụ án giết người là vụ án mà bị hại là bà Lệ Thị Bông ( ngày
23/4/1998) và vụ án Vườn Điều mà bị hại là bà Dương Thị Mỹ ( ngày 10/10/1993) Vụ án
Duong Thị Mỹ ông Nén nhận hình phạt 5 năm tù giam, vụ án Lê Thi Bông ông Nén Nhận
hình phạt tù chung thân, tông hợp hai vụ án là tù chung thân Nguyên nhân của cả hai vụ án oan sai này là cả ba cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều không quán triệt nguyên tắc suy đoán vô tội và co quan điều tra dùng bức cung và tra tan dé buộc Huỳnh
Văn Nén nhận tội.
3.2 Các tình huống liên quan đến tổ chức và kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước trong Luật Hiến pháp nước ngoài và Việt Nam.
- Hiến chương Magna Carta năm 2012 ( Great Charter 2012) sự kiện lịch sử ở Anh giới hạn quyên lực của Vua :
- Mọi người, kê cả vua đều phải song dưới Luật pháp; Vua không được tùy tiện đặt
ra thuế; Không một công dân nào bị bắt, bị giam giữ nếu không có Tòa án do các công dânđó lập ra để xét xử, kết tội Giáo hôi Anh được tự do, không bị kiểm soát bởi Tòa Thánh
Va -ti-cang và các thế lực khác kế cả Chính phủ.
- Petition of Rights năm 1628 ( Thỉnh cầu các quyền năm 1628): Tất cả các loại thuế phải được sự đồng ý của Nghị viện ( No taxes may be levied without consent of Parliament); Không ai bị bắt mà không có lý do được minh chứng ( No subject may be
imprisoned without cause shown); Không người lính nào được đóng quan trong nhà dân (No soldier may be quartered upon the citizen; martial may not be used in time of peace).
Su kién nay mot lần nữa thu hẹp quyền lực của Vua nước Anh.
- Vụ án Mabury kiện Madison năm 1803 làm xuất hiện quyền bảo hiến của các
cơ quan Tòa án ở Hoa Kỳ;
- Vụ đàn hạch Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1974 buộc Tổng thống
từ chức trước thời hạn;
- Sự kiện chế độ Xã hội chủ nghĩa Xô viết ở Liên xô và xã hội chủ nghĩa ở các
nước Đông Âu sụp đỗ năm 1991 và những năm sau đó thu hẹp pham vi các nước XHCN,
thúc đây cải cách xã hội ở các nước XHCN còn lại.
! PGS.TS.LS Pham Hồng Hải , Vụ án Vườn Điều- từ những gọc nhìn, Nxb Công an nhân dân, 2008,tr.435
Trang 13- Vụ khủng bố 11/9 buộc Mỹ phải hạn chế một số quyền tự do của công dân, đặc biệt là công dân các nước Hồi giáo.
- Dịch Covid -19 buộc nhiều nước trên thế giới phải hạn chế quyên tự do đi lại của
công dân.
4 Nhận xét chung
Những tình huống thực tế thường xây ra một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người, những tinh huống thực tiễn nhiều khi tạo ra những nguyên tắc pháp
luật mới, cách nhìn mới vê cuộc sông xung quanh ta trong đó có nhà nước và pháp luật.Nhiều lý thuyết chúng ta tưởng răng là chân lý tuy nhiên một tình huống thực tế xây ra buộcchúng ta phải nhìn nhận lại vì vậy nhà tư tưởng lớn của nước Đức là Gớt đã từng nói: “ Mọi
lý thuyết đều là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi” Bám sát những tình huống thực tiễn, phân tích chúng một cách sâu sắc thì kiến thức lý luận luôn được hoàn thiện, được chỉnh lý, giúp chúng ta có cách nhìn đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Yvenline Feray , VAN XUAN (Dix mille printems), bản dịch của Nguyễn Khắc
Dương, Nxb Văn học & sudestasie, 1996, tr.5
2 Đại việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 1998,tr 352
3 Phạm Minh Thảo, Các vụ án lớn trong lịch sử cô cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 1999.
Trang 14CÁC CÁCH THUC SỬ DUNG TINH HUONG LỎNG GHÉP VÀO
PHƯƠNG PHÁP GIANG DẠY TRUYEN THONG
PGS TS Tô Văn HoaKhoa Pháp luật Hành chính — nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội
Sử dụng tình huống trong đào tạo luật là một van đề được bàn đến nhiều trong dao tạo luật hiện đại Người ta đã nói nhiều tới phương pháp tình huống (Case study) bắt nguồn từ Trường luật của Đại học Havard từ Thế kỷ 19 mà giờ đây đã trở thành phương pháp
giảng dạy luật phổ biến ở các trường luật của Hoa Kỳ Bài viết này không đề cập tới phương
pháp tình huống theo nghĩa của Trường Havard mà chỉ đề cậpở góc độ cách thức sử dụng
tình huống trong bối cảnh lồng ghép với các phương pháp truyền thống đang được sử dụng
dé giảng day các môn học luật tai Trường dai học Luật Hà Nội Mục tiêu cua bài viết là trao đôi một số kinh nghiệm sử dụng tình huống trong bối cảnh lồng ghép với các phương pháp giảng dạy luật truyền thống hiện nay.
1 Mục tiêu của đào tạo luật
Dạy học là tổng thể quá trình hoạt động của giảng viên hướng tới sinh viên để giúp
sinh viên tiếp thu tri thức và biết cách áp dụng tri thức một cách có ý nghĩa trong cuộc sông.Mục tiêu của hoạt động đào tạo luôn là việc năm bắt kiến thức, kỹ năng của người học Của
hoạt động đào tạo luật thường có ba mục tiêu cụ thé gom: (1) người học nam bắt được kiến
thức pháp luật nội dung: (2) người học có phương pháp áp dụng pháp luật một cách đúng
dan; và (3) người học có các kỹ năng hành nghề luật phù hop.!
* Về kiến thức pháp luật nội dung Đào tạo luật học hiện đại thường xác định mục
tiêu trang bị cho sinh viên ba loại kiên thức khác nhau Lúc này kho tàng tri thức pháp luậtcó thê được ví như một đại dương có ba tâng:
- Tầng ở trên cùng có thê gọi là Tầng kiến thức bề mặt Tầng này bao gồm các kiến thức về pháp luật thực định, các nguyên tắc của pháp luật thực định thuộc các chuyên ngành luật khác nhau, ví dụ hiến pháp, hành chính, dân sự, hình sự, kinh tẾ, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự v.v Đây là nội dung kiến thức chiếm phần lớn dung lượng các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật học hiện nay trên thế giới Đặc biệt ở Mỹ và các nước theo hệ thống thông luật, học về pháp luật thực định gần như chiếm toàn bộ chương trình
đào tạo luật.
- Tầng ở giữa có thé gọi là “Tầng kiến thức sâu, ở đây có các kiến thức về văn hóa
pháp luật, các nguyên tắc lý luận về pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật, các học thuyết,tư tưởng pháp lý và các nên tảng lý luận khác của luật học Những kiến thức này chứa đựngnhững giá trị có tính ồn định cao và chi phối tới tinh thần của pháp luật thực định Kiếnthức ở tầng này rất được chú trọng giảng dạy trong chương trình đào tạo luật ở các nước
! L S Zacharias, Case method and historical inquiry (Phương pháp tình huống và câu hỏi lịch sử), Legal StudiesForum 1987,trang 353; Gregory L Ogden, The problem method in legal education (Phuong pháp van dé trong dao
tạo luật), 34 J Legal Education 654 1984, trang 657; Cyinthia Hawkins-León, The socratic method-problem methoddichotomy: the debate over teaching method continues (Sự twong phan giữa phương pháp Socratic và phương pháp
van đề: tranh luận xung quan phương pháp giảng day van tiếp dién), 1998 B.Y.U Educ & L.J 1,,trang 5, 6
Trang 15thuộc hệ thống luật thành văn, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, ở các trường luật của hệ
thông thông luật chúng không được chú trọng lăm.
- Tầng sâu nhất của đại dương kiến thức luật có thể gọi là Tầng kiến thức nền tang Tang này chứa đựng các kiến thức không trực tiếp liên quan tới pháp luật mà thường liên
quan tới cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của pháp luật, ví dụ các học thuyết phát triển xã hội,
các tư tưởng học thuyết triết học, kiến thức lịch sử, địa lý, kinh tế xã hội v.v Ở các nước
thuộc hệ thống thông luật, kiến thức thuộc tầng nền móng này thường không được giảng
dạy trong trường luật; trong khi đó các cơ sở đào tạo luật ở các nước theo hệ thong luat thành văn cũng có sự quan tam nhất định Các nước theo hệ thống luật thành văn và thuộc khối Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam có lẽ là những nước dành sự quan tâm nhiều nhất tới kiến thức thuộc tầng này trong chương trình đào tạo luật bậc đại học.
Nhìn chung các nước cho du thuộc hệ thống pháp luật nào thì cũng đều có mục tiêu
trang bị cho sinh viên luật của mình các kiến thức nội dung về luật, mà trước tiên là kiếnthức về luật thực định của nước đó Nói cách khác, đào tạo luật phải làm cho người học luật
hiểu được tinh thần và giải thích được các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia hoặc quốc tế để áp dụng một cách chính xác trong các tình huống thực tiễn Trong khi đây là mục tiêu gần như là duy nhất về khía cạnh này ở đào tạo luật học của các nước thông luật thì ở các nước theo hệ thống luật thành văn, phạm vi kiến thức còn được mở rộng ra các lĩnh vực có liên quan cả về chiều rộng và chiều sâu Chính vì sự khác biệt này mà các trường luật ở Mỹ thường được ví như những cơ sở dạy nghề tương phản với các trường đại học
luật hay khoa luật là những nơi chú trọng vào đạo tạo mang tính học thuật.
* Về phương pháp áp dụng pháp luật Phương pháp áp dụng pháp luật bao gồmphương pháp phân tích, phát hiện van đề, xác định các nguồn luật phù hợp, tiễn hành giải
thích pháp luật một cách thuyết phục và trên cơ sở đó đưa ra quyết định Đối với bất kỳ hệ thống đào tạo luật học nào, kiến thức pháp luật nội dung không bao giờ được coi là mục
tiêu cuối cùng và duy nhất Mục đích của việc sinh viên học kiên thức nội dung luôn luônlà việc áp dụng chúng trong thực tiễn Trên thực tế, một học sinh có thé nhớ hết các quy
định của luật và trình bày trôi chảy về các nguyên tắc của các ngành luật khác nhau học trong nhà trường Song điều đó cũng không bảo đảm chắc chắn răng sinh viên đó khi ra
trường có thê làm việc một cách hiệu quả, tức là áp dụng pháp luật giải quyết được những
vụ việc thực tiễn Thực tế cũng cho thấy rằng, kiến thức về phương pháp á áp dụng pháp luật
đôi khi còn quan trọng hơn cả kiến thức pháp luật nội dung Trong khi kiến thức về phápluật nội dung mà sinh viên học trong trường có thê bị thay đôi theo thời gian, thậm chí có
thê trở nên lạc hậu ngay sau khi ra trường, thì phương pháp áp dụng pháp luật đúng đắn sẽ giúp cho sinh viên nhanh chóng thích ứng với sự thay đôi đó và tiếp cận ngay được với pháp luật thực định mới được ban hành Điều này cho thấy dạy cho sinh viên phương pháp áp dụng những kiến thức pháp luật mà họ học trong trường vào thực tiễn luôn luôn là một phần không thể thiếu trong mục tiêu của đào tạo luật học hiện đại.
* Về kỹ năng hành nghé luật Đào tạo pháp luật hiện đại càng ngày càng được hướngmạnh hơn vào thực tiễn Ngay cả các nước Châu Âu lục địa, nơi vốn có truyền thống đàotạo luật mang tính học thuật trong các trường đại học, cũng có xu hướng cải cách chương
trình và phương pháp đạo tạo sao cho sinh viên sau khi ra trường có thé hòa nhập vào môi trường làm việc một cách sớm nhất Khả năng làm việc và giải quyết các van đề thực tiễn
11
Trang 16ngay sau khi ra trường của sinh viên luật ngày càng trở thành thước đo chất lượng giảng
dạy của nơi đã dao tạo ra họ Chính vì vậy, giúp sinh viên sử dụng thành thạo các kỹ năng
hành nghề luật như phỏng phan, hỏi — đáp, xây dựng lập luận, đàm phan, hùng biện v.v đã trở thành một phần không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo của các trường luật của cả hệ thống thông luật và pháp luật thành văn.
Mỗi hoạt động giảng dạy luật cụ thể đều cần hướng tới đạt được một hoặc lý tưởng
nhât là cả ba mục tiêu nói trên của đào tạo luật Điêu đó được bảo đảm bởi nhiêu yêu tô,trong đó yêu tô quan trọng bât nhât là phương pháp giảng dạy mà người giảng viên áp dụngtrong môi giờ lên lớp.
2 Các phương pháp giảng dạy truyền thống trong đào tạo luật
Phương pháp giảng dạy là những cách thức, biện pháp, kỹ thuật cụ thé mà giảng viên thao tác đối với tri thức,hướng tới sinh viên để giúp sinh viên tiếp thu được tri thức, phương
pháp, kỹ năng theo ý đồ của giảng viên nhằm dat được mục tiêu dao tạo luật Các phươngpháp giảng dạy luật truyền thống trong các cơ sở đảo tạo luật ở Việt Nam được hiểu lànhững phương pháp được giảng viên luật áp dụng để truyền đạt tri thức pháp lý tới sinhviên từ thủa ban đầu và cho đến nay van còn được áp dụng phổ biến, mặc dù có thé khôngphải là duy nhất.
* Các phương pháp giảng dạy truyền thong áp dung trong giờ lý thuyết:
Phương pháp truyền thống và hiện vẫn được áp dụng phổ biến nhất trong các giogiảng lý thuyết là phương pháp thuyết giảng Đây cũng là phương pháp dạy luật phố biếnvà quen thuộc nhất đối với đào tạo luật học trên thé giới Ngay cả ở Hoa Ky, trước khi
phương pháp tình huống chiếm vị trí thống trị trong đào tạo luật thì phương pháp thuyết
giảng cũng đã được áp dụng.!
Khi áp dụng phương pháp thuyết giảng, giáo viên nghiên cứu tài liệu, sắp xếp kiến thức theo một trình tự riêng của mình và truyền đạt kiến thức đó bằng cách thuyết trình
trước một lớp, thường là lớp lớn Giáo viên chính là diễn viên chính trong mỗi buổi giảngvà trình bày kiến thức trong toàn bộ thời gian Giáo viên có thé giao tài liệu dé sinh viênchuẩn bị trước khi lên lớp nhưng chính giáo viên chứ không phải là sinh viên mới là ngườiđịnh hướng kiến thức của buổi học.Trong khi giảng, giáo viên cũng có thê hỏi sinh viênnhưng việc hỏi đáp đó chỉ dé khơi gợi bài giảng hoặc kiêm tra mức độ chuẩn bị bài của sinh
viên Ở trên lớp, sinh viên là những người nghe, tiếp thu và ghi chép kiến thức một cách
thụ động từ giáo viên.
Khi áp dụng phương pháp thuyết giảng, giảng viên có thể kết hợp các ví dụ minhhọa đề làm rõ vấn đề mình trình bày, các ví dụ minh họa có thể liên hệ tới những tình huốngthực tiễn hoặc có thể dưới hình thức giản đơn hơn.
Phương pháp thuyết giảng có một số ưu điểm lớn.
Thứ nhất, đây là một phương pháp khá tiết kiệm về mặt thời gian Trong giờ giảng,
giáo viên là người trình bày kiên thức một cách có hệ thông cho sinh viên trên cơ sở đã có
! David D Garner, The continuing vitality of the case method in the 21*' Century (Sự khẳng định phương pháp tinh
huông trong Thé kỷ 21), 2000 BYU Educ & L R 307, trang 312, 312; Paul Howland, The case method (Phương pháptinh huong), 4 W Res L J 29 1898-1899, trang 1.
Trang 17sự chuẩn bị kỹ từ trước Chính vì vậy, cùng trong một đơn vị thời gian, khối lượng kiến thức pháp luật giáo viên có thể truyền tải được băng thuyết giảng nhiều hơn rất nhiều sovới các phương pháp khác Đồng thời phương pháp này cũng thích hợp để áp dụng với các
lớp lớn, giúp tiết kiệm chi phí cho cơ sở đào tạo.
Tứ hai, phương pháp thuyết giảng là phương pháp thích hợp nhất đề truyền đạt kiến thức chính thống Xu hướng đào tạo hiện đại là khuyến khích để sinh viên chủ động học,
phát huy sự sáng tạo của sinh viên bằng cách tạo điều kiện cho họ bày tỏ và va đập quan
điểm Tuy nhiên, điều đó không làm giảm di sự cần thiết bảo đảm tính chính xác của nhữngkiến thức cơ bản, những kiến thức mang tính chính thống và cần được hiểu một cách thống
nhất Và sẽ là thích hợp và thuyết phục nhất nếu kiến thức chính thống được giáo viên trực tiếp giảng cho sinh viên.
Thứ ba, phương pháp thuyết giảng cho phép giáo viên truyền đạt tới sinh viên các kiến thức mang tính chat lý luận và tong hợp Giáo viên cũng có thé sử dung cho bài giảngcủa mình nhiều loại tài liệu khác nhau và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ bóhẹp trong sách giáo khoa hay án lệ.
Tim tw, qua quá trình nghe giáo viên giảng trên lớp, sinh viên có thé học không chi
các kiến thức nội dung mà ngay cả phương pháp làm việc và kỹ năng trình bày từ thầy,thường là những hình mẫu tốt đề sinh viên noi theo.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp thuyết giảng cũng có một số nhược điểm Tứ nhất, phương pháp này sẽ làm cho sinh viên hoc một cách thụ động Sinh viên
có thể chuẩn bị bài ở nhà nhưng vì trên lớp giáo viên là diễn viên chính nên sinh viên thường
đến lớp với tâm thé của người đi nghe Ở trên lớp giáo viên không thể có đủ thời gian kiểm
tra sự chuẩn bị bài của từng sinh viên cũng như không đủ thời gian để trao đôi với họ Chính
vì vậy việc học của sinh viên trở thành một chiều: sinh viên chỉ biết lắng nghe và chấp nhận những quan điểm từ phía giáo viên Do đó sinh viên nhanh chóng cảm thấy nhàm chán vì không thực sự “tham gia” vào việc học Họ trở nên y lại va lười học Điều này cũng làm cho hiệu quả của phương pháp thuyết giảng, nêu không được hỗ trợ từ những phương pháp khác, là rất thấp.
Tứ hai, phương pháp thuyết giảng dẫn tới tình trạng giáo viên không nam được tiến
trình học của sinh viên Trong phương pháp này, chỉ có giáo viên là người giảng trên lớp
còn sinh viên là người nghe thụ động Sự trao đổi giữa giáo viên và sinh viên là rất ít Chính
vì vậy, nếu chỉ có phương pháp này được áp dụng, giáo viên sẽ chỉ biết được mình dạy
những gi chứ không biết được sinh viên đã học được những gi cũng như họ muốn học cái
gì Từ đó dẫn tới tình trạng việc dạy học của giáo viên trở nên quan liêu.
Tứ ba, phương pháp thuyết giảng rất yếu trong việc đào tạo kỹ năng hành nghề luật
cho sinh viên Đơn giản là bởi vì họ chỉ được học một cách thụ động mà không có cơ hội
được hướng dẫn thực hành Những kỹ năng mà sinh viên có thé lĩnh hội được từ phương pháp này, nếu có, chỉ là kỹ năng trình bày được học từ chính việc giảng của giáo viên trên
* Các phương pháp giảng dạy truyền thong áp dung trong giờ thảo luận:
13
Trang 18Trong giờ thảo luận, phương pháp giảng dạy truyền thong va phổ biến là phương
pháp là những phương pháp sau:
- Phương pháp thuyết giảng bổ sung: Giảng viên triển khai giờ thảo luận giống như
những giờ giảng lý thuyết, chỉ khác là kiến thức được giảng dạy khác với kiến thức đã đượctruyền đạt trong giờ lý thuyết Khi áp dụng phương pháp này, về thực chất giảng viên coigiờ thảo luận như là những giờ học phụ, bô sung kiến thức cho các giờ học lý thuyết, do đónhững nội dung kiến thức nào chưa được đề cập trong giờ lý thuyết sẽ được làm rõ trong
giờ thảo luận.!
- Phương pháp hỏi — đáp và hỏi — đáp nâng cao: Giảng viên đặt câu hỏi liên quan tới
kiến thức bài học và yêu cầu sinh viên trả lời Trong trường hợp xung phong trả lời và câu
trả lời tốt, giảng viên có thé cộng điểm cho sinh viên; trong trường hợp không ai xung
phong, giảng viên có thê chỉ định sinh viên trả lời câu hỏi Căn cứ vào câu trả lời, giảng
viên xác định lỗ hông kiến thức và giải thích dé bố sung kiến thức lap day lỗ héng đó Mộtsố giảng viên nâng cao phương pháp hỏi — đáp bằng cách chuyển vai người hỏi sang cho
sinh viên, khuyến khích, thậm chí có các biện pháp “bắt buộc” sinh viên đặt câu hỏi Giảng viên có thê trả lời câu hỏi đó hoặc chỉ định sinh viên/nhóm sinh viên trong lớp trả lời câu hỏi của sinh viên cùng lớp Sau đó, giảng viên nhận xét, chốt lại câu trả lời chuan và bổ sung các kiến thức còn thiếu cho sinh viên.
- Phương pháp ra bài tập tình huống giả định: Giảng viên đưa bài tập tình huống,
thường là tình huông giả định, cho sinh viên giải đáp băng các kiên thức pháp luật đã học.Sau đó giảng viên chữa bài tập, đưa đáp án đúng cho sinh viên và giải thích tại sao đáp áncủa sinh viên là sai (nêu có) và đáp án đúng là gi.
Các phương pháp truyền thông trong giờ thảo luận có một số ưu điểm và nhược điểm
- Về ưu điểm, nếu phát huy tốt, phương pháp hỏi đáp, phương pháp ra bài tập tình huống có thé phát hiện những lỗ hồng kiến thức để giảng viên bù đắp kiến thức cho sinh
viên Nếu sinh viên chuẩn bị bài ở nhà và đến lớp với những câu hỏi có sẵn trong đầu và
sẵn sàng tương tác với giảng viên thì có thể tạo ra không khí tương tác rất tích cực trong lớp Giảng viên ngay lập tức cảm nhận được sự ham học của sinh viên và từ đó rất hứng
thú với gio thảo luận.
- Về nhược điểm, đối với phương pháp thuyết giảng truyền thống và phương pháp
hỏi đáp, nhìn chung sinh viên vẫn có vai tro thụ động Việc sinh viên đến giờ thảo luận vớinhững câu hỏi có san dé hỏi giảng viên vẫn còn là điều hiếm hoi Ngay cả khi có những câu
hỏi thì chất lượng của những câu hỏi nhìn chung thấp bởi sự trải nghiệm của sinh viên là chưa có Các phương pháp truyền thống trong thảo luận hầu như chưa đem đến ý nghĩa
thực tiễn cho người học và còn khá yêu trong việc trang bị cho sinh viên phương pháp vàkỹ năng.
3 Vai trò của việc sử dụng tình huống trong đào tạo luật trong việc nâng cao
chât lượng đào tạo luật
! Lưu Bình Nhưỡng (Chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp tình huống trong
hoạt động giảng dạy các môn học của Khoa pháp luật kinh tế”, Trường đại học Luật Hà Nội, 2002, trang 57.
Trang 19“Tình huống trong giảng dạy luật” là tập hợp những tình tiết sự kiện (hay còn gọi là
bối cảnh sự kiện) do giảng viên thiết kế trên cơ sở giả lập hoặc thu thập các tình tiết trongthực tiễn để đặt người học trong một bối cảnh liên hệ với thực tiễn, giải quyết vấn đề pháp
lý phát sinh trong thực tiễn, từ đó tiếp thu kiến thức, rèn luyện phương pháp tư duy pháp lý theo ý đồ của giảng viên.
Khi nói tới “sử dung tình huống trong giảng dạy luật” không đồng nghĩa với “phương
pháp tình huống” (Case study) Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy luật chínhthức được áp dụng mang tính truyền thống trong các trường luật ở Hoa Kỳ Phương pháp
này truyền đạt kiến thức luật cho sinh viên thông qua việc sinh viên nghiên cứu và phântích các bản án (cases) của các tòa án Hoa Kỳ là nước theo hệ thống Thông luật, nguônpháp luật quan trọng nhất là các án lệ Nghiên cứu và phân tích án lệ cũng là cách đề sinh
viên học về pháp luật của Hoa Kỳ.!
Sử dụng tình huỗng trong giảng dạy luật không phải lúc nào cũng gắn với việc họcluật từ các án lệ mà nó nhắn mạnh tới yêu tố đưa các tình huống mang tính thực tiễn vàođào tạo luật dé nâng cao hiệu quả của đào tạo luật Một án lệ ngoài tập hợp các tình tiết sự
kiện bao giờ cũng có phân tích của thầm phán xét xử vụ việc, lập luận của các bên, kết luận, phán quyết của tòa án.
Như vậy, bất ky bối cảnh sự kiện nào đặt ra mang tính thực tiễn, có thể được thiết kế dé đưa vào bài day và có ý nghĩa sư phạm thì đều có thé được coi là tình huống trong giảng dạy Tình huống trong giảng dạy luật đều phải được thiết kế hướng tới việc đạt được
1, 2 hoặc 3 mục tiêu của dao tạo luật khi áp dụng trong từng bài giảng cụ thé Dé làm được điều đó, tình huống trong giảng dạy luật phải bao gôm 3 yêu tố: (1) tập hợp sự kiện; (2) câu câu hỏi pháp lý cân giải đáp; (3) các chỉ dẫn đề giải quyết vẫn đề pháp lý Trong tình huốngkhông nhất thiết bao gồm các lập luận của tòa án hoặc của các bên liên quan tới vụ việc.Tuy nhiên, giảng viên có thé chuẩn bị sẵn lập luận của các bên dé tạo điều kiện cho tư duyphản biện của sinh viên.
Tình huống trong giảng dạy luật có thê là những tình hu6ng don gian, mang tinh minh hoa hoặc có thé là những tinh huống phức tạp gồm nhiều tình tiết sự kiện và nhiều câu hỏi pháp lý Tình huống cũng có thê mang tính giả định do giảng viên lập ra hoặc chỉnh
sửa trên cơ sở các tình huống thực tiễn hoặc cũng có thể là tình huống xuất phát từ các vụ
việc từ thực tiễn mà giảng viên thấy có giá trị sư phạm dé truyền dat một kiến thức nào đó cho sinh viên Cho dù là tình huống giả định hay thực tiễn thì tình huống phải luôn mang tính thực tiễn, tức là các tình tiết sự kiện phải gân gũi thực tiễn nhất có thế Nói cách khác,
khi đọc tình huống sinh viên cần cảm thay mình đang tiếp cận những gi đã xảy ra và hoàn
! Stephen J Shapiro, Teaching first-year civil procedure and other intorductory courses by the problem method (Day
tô tung dân sự năm thứ nhất và các khóa giới thiệu khác bằng phương pháp van dé), 34 Creington L Rev 245
2000-2001, trang 246; Cyinthia Hawkins-León, The socratic method-problem method dichotomy: the debate over teachingmethod continues (Sự twong phan giữa phương pháp Socratic và phương pháp van đề: tranh luận xung quan phươngpháp giảng day vẫn tiếp diễn), 1998 B.Y.U Educ & L.J 1, trang 2; David D Garner, The continuing vitality of the case method in the 21I*' Century (Sự khang định phương phẩy tình huong trong Thế kỷ 21), 2000 BYU Educ & L R.
307, trang 316; Vũ Thị Lan Anh, Sử dụng phương pháp tình huống trong đào tạo cư nhân luật tại Trường đại học LuậtHà Nội, Tạp chí luật học, số 6/2017, trang 64.
15
Trang 20toàn có thé xảy ra trong thực tiễn Tình huống giả lập càng xa rời thực tiễn càng mat đi giá
trị sư phạm của nó.
Các tình huống trong giảng dạy luật không nhất lúc nào cũng là tình huống đối kháng
chia thành hai bên rõ ràng giông như một vụ kiện trước tòa án Những tình huống loại nàycó thê gọi là tình hung áp dụng pháp luật Không thể phủ nhận rang đây là loại tình huốngđiển hình nhất của luật học Tuy nhiên, giảng viên cũng có thé sử dụng bat kỳ bối cảnh sự
kiện nào mang tính thực tiễn phục vụ ý đồ sư phạm cụ thể của mình, ví dụ các tình huống dé phân biệt làm rõ kiến thức đã học mà không nhất thiết nằm trong khung cảnh của một vụ kiện mang tính đối kháng.
Cho dù dưới hình thức nào thì khi sử dụng tinh huống luôn cần có ý đồ Người giảng
viên cần trả lời được câu hỏi tình huỗng này nhằm làm cho sinh viên hiểu được, nắm đượckiến thức pháp luật nội dung gì Giải quyết tình huống cho trang bị phương pháp hoặc kỹnăng hữu ích gì cho sinh viên hay không Việc sử dụng tình huống không nên chỉ dừng lại
ở việc cung cấp câu trả lời đúng để giải quyết tình huống cho sinh viên, mặc dù trong nhiều
trường hợp câu trả lời đúng cũng gần như kiến thức pháp luật nội dung mà sinh viên cần
năm bắt.
Sử dụng tình huống trong giảng dạy có tác dụng rất lớn đối với đào tạo luật Thôngqua làm việc với các tình huống, sinh viên có thê vừa học được các kiến thức pháp luật nộidung, vừa rèn luyện phương pháp tư duy pháp lý vừa có thê thực hành các kỹ năng cần thiết
của nghề luật Tất nhiên, phương pháp này không phải khống có những nhược điểm, như
tốn thời gian và đòi hỏi sự công phu chuẩn bị, phạm vi kiến thức nội dung có thể triển khaitương đối hẹp Mặc dù vậy sử dụng tình huống một cách phủ hợp và mang tính sư phạm
cao có thê bổ trợ rất tốt, khắc phục được những nhược điêm cho các phương pháp giảng
dạy luật truyền thống.
4 Lồng ghép tình huống vào phương pháp thuyết giảng
Không thé phủ nhận rằng phương pháp chủ đạo và phù hợp nhất đối với giờ giảng
lý thuyết pháp luật ở Việt Nam van là phương pháp thuyết giảng Việc lồng ghép các tình
huống, nếu được áp dụng, cũng chủ yếu mang tính bồ trợ cho bài giảng lý thuyết Việc lồng
ghép có thê được thực hiện theo các cách thức sau.
Thứ nhất, giảng viên sử dụng tình huống dé làm vi dụ minh họa sinh động cho một
nội dung của bài giảng Tình huống sử | dụng trong trường hợp này thường có những tinh
tiết hết sức đơn giản chat lọc từ thực tiễn, ví dụ: mô ta cách bài trí chỗ ngồi của Quốc hội để minh họa chế độ hội nghị trong hoạt động cua Quốc hội; tình huống minh họa về tính hiệu lực của giấy đăng ký kết hôn qua vụ việc người vợ sau khi ly dị quay lại sống với chồng nhưng không đăng ký kết hôn va do do rơi vao tình huống không được công nhận Sinh viên không phải giải quyết van đề pháp lý nào trong tình huống bởi vấn đề pháp lý
chính là van dé mà tình huống đó minh họa Tuy vậy, qua tình huống minh họa, sinh viên
thấy được tính thực tiễn của vấn đề mình đang học.
Thứ hai, giảng viên có thê lồng ghép sử dụng tình huống minh hoa dé sử dụng các
tình huống vừa mang tính minh họa vừa mang tính gợi mở van dé cho các giờ thảo luận.Trong trường hợp này tình huống được đưa ra mang tính minh họa ngược cho nội dungkiến thức đang đề cập trong bài giảng Giảng viên đặt ra tình huống không phải dé sinh viên
Trang 21suy nghĩ về nội dung kiến thức vừa được nghe đồng thời chuẩn bị cho việc giải quyết tình
huông trong giờ thảo luận.
5 Sử dụng tình huống trong giờ thảo luận
Giờ thảo luận là lúc mà việc sử dụng tình huống có thể được thực hiện và nên được khuyến khích thực hiện một cách rộng rãi bởi các phương pháp truyền thống hiện tỏ ra không mấy hiệu quả Bên cạnh đó, quy mô lớp nhỏ cũng làm cho việc áp dụng tình huống phát huy được nhiều hơn khả năng thúc đây tương tác của nó Các cách thức sử dụng tình huống trong giờ thảo luận cũng phong phú hơn.
Thứ nhất, giảng viên có thể sử dụng tình huống áp dụng pháp luật, theo đó giảng
viên đưa ra một bối cảnh gồm các tình tiết sự kiện giả lập hoặc thực tiễn, đi kèm với đó là
gợi mở câu hỏi pháp lý để sinh viên giải quyết Giảng viên cũng có thé cung cấp những chỉ
dẫn đề sinh viên đi đúng hướng Mục đích của loại tình huồng này là làm cho sinh viên hiểu rõ tinh thân, nội dung của pháp luật điều chỉnh một mối quan hệ cụ thé Bối cảnh sự kiện, vì vậy, tốt nhất là được chat lọc từ những vụ việc xảy ra trong thực tiễn và có thé đượcchỉnh lý theo ý đồ sư phạm của giảng viên.
Thứ hai, giảng viên có thể đưa ra những tình huống mang tính tranh luận, tranh biện để sinh viên nêu và bảo vệ quan điểm của mình nhưng không phải mang tính chất áp dụng pháp luật, ví dụ tình huống liên quan đến việc nên cắm bán hàng rong trên vỉa hè, cắm bán thịt chó, cho phép hôn nhân đồng giới Vấn đề pháp lý liên quan tới những tình huống
này thường trừu tượng và liên quan tới việc phân tích, bình luận, lựa chọn chính sách pháp
luật trong thực tiễn.
Thứ ba, giảng viên có thê thiết kế các tình huống dé giúp sinh viên hiểu rõ thêm kiến
thức lý thuyết mà những tình huống này không mang tính áp dụng pháp luật hay tranh luậnchính sách Thực chất, đây là cách thức sử dụng tình huống thực tiễn ở mức độ nâng cao,được thiết kế một cách công phu và khéo léo dé sinh viên nghiên cứu tài liệu thực tiễn qua
đó khẳng định kiến thức lý luận đã được học Một số ví dụ minh họa như sau:
- Ví dụ 1: Nội dung lý luận sinh viên được học là viện kiểm sát có chức năng công tố và chức năng kiểm sát tư pháp (trong đó có kiểm sát xét xử và kiêm sát điều tra) Giảng viên có thể chọn một bộ hồ sơ vụ án hình sự (trong đó có quyết định phê chuẩn biện pháp
ngăn chặn, cáo trạng, kháng nghị phúc thâm, kháng nghị giám đốc thâm; kháng nghị giám
đốc thâm của 1 vụ án dân sự) dé sử dung làm tình huống Giảng viên giao cho một nhóm
sinh viên đọc mỗi loại hồ sơ sau đó nhận xét sự khác biệt giữa các loại giấy tờ dé từ đó minh họa, phân biệt 2 chức năng của viện kiểm sát.
- Ví dụ 2: Nội dung lý luận mà sinh viên được học là tư duy pháp lý áp dụng pháp
luật gồm những công đoạn nào và tư duy pháp lý của luật sư, thâm phán và kiểm sát viên
là giông nhau khi tham gia cùng | vụ an Dé minh hoa và dé sinh viên hiểu sâu sắc nhậnđịnh này, giảng viên có thể chọn một số bộ hồ sơ hình sự hoặc dân sự trong đó có cáo trạng,bản bào chữa của luật sư, bản án của tòa án (án hình sự), hoặc bản tranh luận của luật sư
hai bên, bản án của tòa án (án dân sự), bản ý kiến của hai bên, bản án của tòa án (án hành chính) Giảng viên giao cho từng nhóm nghiên cứu đồng thời các loại tài liệu trong cùng
bộ hồ sơ nói trên và nhận xét sự giống, khác nhau trong cách tư duy của các chủ thé liên
17
Trang 22Kết luận
Có thê việc thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống bằng việc sử dụng tình huống trong giảng dạy luật ở Việt Nam là không khả thi và không nên song sử dụng tình huống luôn đóng vai trò rất hữu dụng nâng cao hiệu quả đảo tạo luật Sử dụng tình huống
cần tuân thủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định như phân tích trên đây và trên cơ sở
lồng ghép với các phương pháp giảng dạy luật học truyền thống dé vừa phát huy được tác dụng của tình huống vừa bảo đảm hiệu quả, đạt được tất cả các mục tiêu của đào tạo pháp
luật hiện đại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cyinthia Hawkins-Leon, The socratic method-problem method dichotomy: thedebate over teaching method continues (Sự tuwong phan giữa phương pháp Socratic và
phương pháp van dé: tranh luận xung quan phương pháp giảng day van tiếp diễn), 1998
B.Y.U Educ & L.J 1,,trang 5, 6
2 David D Garner, The continuing vitality of the case method in the 21* Century
(Su khang định phương pháp tình huông trong Thé ky 21), 2000 BYU Educ & L R 307,trang 312, 312
3 Gregory L Ogden, The problem method in legal education (Phuong phdp van dé
trong dao tao luật), 34 J Legal Education 654 1984, trang 657
4 Luu Bình Nhưỡng (Chu nhiệm), Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu việc áp
dụng phương pháp tình huông trong hoạt động giảng dạy các môn học của Khoa pháp luậtkinh tế”, Trường đại học Luật Hà Nội, 2002, trang 57.
Trang 23SỬ DỤNG TINH HUONG NHAM NANG CAO TÍNH THỰC TIEN TRONG
GIANG DAY HOC PHAN TU DUY PHAP LY TAI KHOA LUAT, DAI HOCQUOC GIA HÀ NOI VÀ MOT VAL Ý KIÊN GOI MO
PGS.TS Nguyén Minh Tuan Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Tóm tat: Thông qua việc phân tích việc sử dụng tinh huống trong giang day hoc
phan tư duy pháp lý tại Khoa Luật, Dai học Quốc gia, bài viết đưa ra một vài ý kiến gợi mở
về việc sử dụng tình huống trong giảng dạy luật.
Từ khóa: Tình huỗng, tư duy pháp lý, Khoa Luật
1 Học phần Tư duy pháp lý trong chương trình đào tạo tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Từ năm 2015, học phần Tư duy pháp lý đã được chính thức đưa vào chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành luật mã ngành 7380101 Học phan Tư duy pháp lý
(có mã số học phần THL2002) là học phần tự chọn, thuộc kiến thức theo khối ngành, vớitổng số 2 tin chi, tương đương 30 giờ tín chỉ, với 24 giờ lý thuyết va 6 giờ tự học, có kiểm tra, đánh giá Học phần này sau đó đã được bổ sung đưa vào chương trình dao tạo trình độ
đại học chất lượng cao mã ngành 7380101 và chương trình đạo tạo trình độ đại học Luật thương mại quốc tế (đào tạo thí điểm) Học phan tiên quyết của học phan này là hoc phần Lý luận về nhà nước và pháp luật.
Mục tiêu đào tạo chung của chương trình dao tạo chuẩn trình độ đạo học ngành luật là: “Đào tạo cử nhân Luật học có kiến thức, tư duy pháp luật nền tảng, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chat đạo đức nghề nghiệp phù hợp dé có thể nghiên cứu, xây dựng,
thi hành pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xãhội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học caohơn.” Học phần tư duy pháp lý cũng được xây dựng theo hướng góp phần vào mục tiêuchung này.
Tư duy pháp lý được tiếp cận theo nghĩa hẹp ở học phần này, tức là chỉ bao gồm những phương pháp, kĩ thuật tư duy được vận dụng để xử lý một tình huống thực tế phát sinh phù hợp với luật lệ Đây là học phần giới thiệu những nội dung mới, không chùng lặp
với những học phần đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật
học Học phan này góp phần bé sung những van đề về phương pháp, kĩ thuật trong áp dụngpháp luật, thực hiện pháp luật và cách thức vận dụng hiệu quả, những điều mà ở học phầnLý luận chung nhà nước và pháp luật mới chỉ dừng lại trong việc giới thiệu các khái niệm,
các phạm trù cơ bản về thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật.
Sau khi hoàn thành học phan này, người hoc sẽ có một số kiến thức, kĩ năng va thái độ can thiết của người hành nghệ luật trong tương lai Ngoài những kiến thức đã nêu, người
học sẽ dần hình thành một sô khả năng khác như: khả năng phân tích logic quy phạm phápluật, khả năng lựa chọn nguồn pháp luật, kha năng xử ly lỗ hong pháp luật, xung đột phápluật, biết cách giải thích pháp luật Bên cạnh đó, người học cũng có thé nâng cao kha nănglập luận chặt chẽ, thuyết phục, biết cách tránh được những sai lầm do vi phạm các quy tắc,
19
Trang 24quy luật của tư duy logic khi tranh luận Bên cạnh đó, người học cũng nam bắt được các phương pháp tư duy pháp lý từ đơn giản như các phương pháp tư duy logic hình thức, đến phức tạp hơn là phương pháp so sánh và phương pháp hiện thực bao gồm các phương pháp
như phân tích dựa trên chính sách, phương pháp dựa trên cơ sở đạo đức, phương pháp phântích tương xứng Ngoài ra, người học cũng phát triển được tư duy phản biện, một dạng tưduy rất cần thiết đối với những người hành nghé luật.
Việc đưa học phần Tư duy pháp lý vào chương trình đào tạo cử nhân luật đã được
đánh giá là phù hợp với xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay, đáp ứng được mong mỏi của người học, phù hợp với mục tiêu gan lý thuyết với thực hành và kĩ năng.
2 Sử dụng tình huống, ví dụ trong giáo trình và bài giảng học phần Tư duy pháp lý
Tháng 9/2020, Giáo trình Tư duy pháp lý đã được xuất bản Đây là Giáo trình chính
thức được cơ sở đảo tạo (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội) sử dụng trong giảng dạy.?
Giáo trình này được thiết kế theo cách: tương ứng với mỗi vấn đề lý thuyết, đều có các ví
dụ, các tình huống và các bài tập Các tình huống, ví dụ đều được néu sau mỗi van dé lý
thuyết và được đóng khung để người đọc dễ theo dõi, liên hệ Những vấn đề lý thuyết được tiết chế ở mức độ tối đa, cô đọng nhất, căn bản nhất, đồng thời gia tăng những ví dụ, tình
huống thực tế, bao gồm cả những án lệ, vụ án trong nước và những án lệ, vụ án nồi tiếng ởnước ngoài Cùng với những tình huống, ví dụ là các bài tập dé người học làm quen với các
tình huống thực tế phát sinh, đồng thời vận dụng những kiến thức vào thực tế, phát triển tư
duy pháp lý.
Chúng tôi quan nệm rằng việc đưa các tình huống pháp lý, các ví dụ vào trong giáo
trình là việc làm cân thiết, bởi lẽ chính những tình huống và những ví dụ này sẽ là những
tình huống mau, ví dụ mẫu, trên cơ sở đó các giảng viên có thé thiết kế giáo án riêng cho
mình, các sinh viên cũng có thé dựa vào đó dé nêu những ví dụ khác tương tự.
Mục đích của việc đưa các ví dụ để người học suy nghĩ, phân biệt, từ đó rèn luyện cách lập luận hợp lô-gích khi giải quyết một tình huống cụ thể Khi tìm hiểu các ví dụ, các tình huống, người học sẽ đặt ra các câu hỏi pháp lý sao cho những câu hỏi này đi “trúng van đề”, đồng thời tập cách trình bày, lập luận đúng, gọn, rõ những gi mình đã tìm hiểu, đã
suy nghi.
Nội dung quan trọng nhất của học phần Tư duy pháp lý là các phương pháp Tư duypháp lý Dé học tốt học phân này, người học không chỉ cần biết về nó, mà cần hiệu và vận
dụng được những phương pháp này như một thói quen thường trực, để sau này khi tiếp cận
với bất kỳ tình huống pháp lý nào phát sinh nào người học cũng có thể áp dụng được.Chăng hạn, sau khi giới thiệu nội dung của Phương pháp IRAC, một phương pháp
gôm 4 bước tương ứng: (1) trình bày van đê cu thê 2) trình bày quy phạm pháp luật được
! Đây là học phần mới, nhưng đã được đón nhận và ủng hộ nồng nhiệt bởi người học về tính mới, sự hấp dẫn và tínhthực tiễn của nó theo kết quả khảo sát khách quan đối với học phần này được tiễn hành hàng năm.
? Xem: Nguyễn Minh Tuan, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên), Giáo trình Tư duy pháp lý, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà nội, 2020 Cuốn giáo trình này có 3 tác giả tham gia viết là PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, TS NguyễnBích Thảo và PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn.
Trang 25áp dụng, 3) phân tích và 4) đưa ra kết luận), tôi sẽ nêu các ví dụ, từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp đề người học hiểu bản chất của phương pháp này:
Chăng hạn dưới đây là một ví dụ tình huống và chúng tôi đã yêu cầu người học vận
dụng phương pháp IRAC đê đưa ra kết luận cho tình huông này:
"Vụ án của những nhà thám hiểm Speluncean" là một vụ án phức tạp Năm 1949, nhà triết học pháp lý nổi tiếng Lon L Fuller đã bình luận tình huống này trên Tạp chí Luật
Harvard l
Năm nhà thám hiểm Speluncean bị mắc kẹt trong một vụ lở đất Qua liên lạc với bên ngoài họ biết rằng để khắc phục sự cố cần có thời gian Nếu không có thức ăn, họ sẽ chết đói trước khi họ có thê được giải cứu Do quá đói, cuối cùng họ lựa chọn phương án ăn thịt một người trong số các nhà thám hiểm, mục đích là để những người khác có thé sống sót đến thời điểm được giải cứu Tất cả năm nhà thám hiểm đều đồng ý phương án sử dụng ngẫu nhiên một con xúc xắc Kết quả, người cuối cùng bị giết là Roger Whetmore Sau khi bốn người sống sót được giải cứu, họ bị buộc tội giết nguoi.
Trong truong hop nay, ta co thé dung phuong phap IRAC dé phân tích và làm rõ
tình huông:
- Issue (Vẫn đề): Ăn thịt người trong hoàn cảnh bất khả kháng, vì lợi ích chung, được
sự đông ý của tât cả mọi người, trong đó có người thiệt mạng, nhăm cứu sông được nhiêungười có phải là hành vi phạm tội giêt người không?
- Rule (Quy tắc pháp lý): Bất cứ ai tước đoạt mạng sống của người khác một cách
có chủ dich thì sẽ bi xử tử hình (Luật Hình sự của Newgarth, Điêu 12 Khoản 1)- Analysis (Phân tích): Lập luận
+ Thảo luận (việc áp dụng và kiểm tra sự phù hợp giữa quy tac phap ly va van dé
phap ly phat sinh)
+ Bệnh vực, bao chữa (nếu có)
- Conclusion (Kết luận): Bốn nhà thám hiểm Speluncean có phạm tội giết người hay
Trong phan tìm quy tắc pháp lý và phân tích, bạn có thé tranh luận bám theo các
hướng phân tích như sau:
Luật áp dụng ở đây là luật tự nhiên (law of nature) hay luật thực định? Hay nói cáchkhác trong trường hợp này nên áp dụng Luật Hình sự của Newgarth, Điêu 12 Khoản | hayLuật tự nhiên?
+ Lập luận ủng hộ luật thực định: Luật là luật Luật thực định đã quy định rất rõ tại
Điêu 12 Khoản 1 Thâm phán không thê làm trái luật.
! Harv.L.Rev 616 [1949]) Tác giả Fuller cho rằng có một sự tương phản được rút ra giữa các triết lý pháp lý khácnhau, với hai yếu tố chính là luật tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng pháp ly Ông bình luận 5 quan điểm khác nhau củacác Tham phán bao gồm: Thâm phán Truepenny, Tham phan Foster, Tham phán Tatting, Tham phán Keen, Tham
phán Handy.
21
Trang 26+ Lập luận ủng hộ luật tự nhiên: Cần lưu y rằng trong trường hợp này năm nhà thám hiểm bị đặt vào tình trạng không mong muốn Tat cả đều rất đói, khát và họ biết chắc chắn
rang họ sẽ chết nếu không có thức ăn Điều ho làm là hoàn toàn phù hợp với lẽ tự nhiên.Đó là việc đúng nên làm.
So sánh tương đồng (analogy) hay so sánh tương phản (distinguishing)?
+ Lập luận so sánh tương đồng: Hành vi của bốn nhà thám hiểm là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác Giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả Họ biết hành vi của mình là trái pháp luật, trái đạo đức nhưng họ vẫn làm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra Như vậy hành vi của họ là giết người.
+ Lập luận so sánh tương phản: Hành vi của bốn nhà thám hiểm không phải là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác giống như những hành vi giết người thông thường Tất cả năm nhà thám hiểm đã đều đồng ý phương án sử dụng ngâu nhiên một con
xúc xắc, kế cả Whetmore Điều đó có nghĩa rằng ai cũng chấp nhận khả năng mình sẽ phảichết Hơn nữa hoàn cảnh khách quan buộc họ phải lựa chọn một phương an để quyết định
nhiều người được cứu thay vì tất cả sẽ cùng chết Giữa lợi ích và thiệt hại, thì một người
chết để bốn người sống chắc chắn có nhiều lợi ích hơn là tất cả cùng phải chết.
Tình huống trên được sử dụng sẽ khiến người học phải suy nghĩ, lập luận và hiểu
sâu sắc hơn về phương pháp IRAC Phương pháp này quan trọng nhất là bước 1, nhưng bước khó khăn nhất lại là bước thứ 3 Ở bước thứ ba này sẽ có nhiều quan điểm khắp nhau được đưa ra, ít nhất là 2 quan điểm đã được trình bày Giảng viên khi đưa ra tình huống này
sẽ khuyến khích được người học suy nghĩ và bảo vệ quan điểm của mình Kết luận tình huống trên giáo viên có thê khang định: phương pháp IRAC chi là phương pháp logic hình thức, trên thực tế, kết quả ra sao là phụ thuộc vào chính sách xét xử của Tòa án tại thời điểm cụ thẻ, tại không gian cụ thé.
Không chi những tinh huống, những vi dụ là các vụ án, các án lệ nước ngoài Trong học phan này, chúng tôi cũng đưa những án lệ trong nước đã được công bố làm ví dụ minh
họa Việc đưa án lệ trong nước vao giảng dạy được sử dụng cả trong việc minh họa cho các nội dung cụ thé, đồng thời được sử dụng cho các bài tập nhóm, các budi thảo luận chung.
vé việc lồng ghép trong nội dung bài giảng, ví dụ khi trình bày về phương pháp so
sánh tương đông và so sánh tương phản, chúng tôi đã đưa ra nhiêu ví dụ, trong đó có nhữngví dụ sau:
Vụ án người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người Việt Nam ở trong nước đứngtên mua tài sản
Vu án nguôn (An lệ số 02/2016/AL):
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra dé nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyên nhượng quyên sử dụng đất hộ mình, sau đó kiện người đứng tên hộ đòi lại quyền sử dụng đất Phán quyết của Tòa án: phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất
cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó
thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyên nhượng quyền sử dụng đất và
người đứng tên nhận chuyên nhượng quyền sử dung đất hộ có công sức ngang nhau dé chia
Trang 27phan giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyên sử dụng dat ban đầu.
Vu an dich:
Các tinh tiết tương tự, nhưng Tòa án không áp dung An lệ số 02/2016/AL vi ly do
có sự khác biệt về một tình tiệt: trong An lệ sô 02/2016/AL có tình tiệt là người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài “trực tiép” giao dịch với người ban, còn trong vụ việc này người Việt
Nam định cư ở nước ngoài “không trực tiếp” giao dich với bên bán mà đưa tiền cho người
đứng tên hộ giao dịch.
Có khiếm khuyết gì trong lập luận của Tòa án trong vụ án đích hay không?
Dap an:
Tình tiết người Việt Nam định cu ở nước ngoài có “trực tiếp” hay “không trực tiếp”
giao dịch với bên bán tài sản không phải là tình tiết cơ bản trong Án lệ 02/2016/AL, màtinh tiét cơ bản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiên ra dé mua tai san và nhờngười ở trong nước đứng tên hộ Điêm khác biệt giữa tình tiệt trong vụ án nguôn va vụ ánđích mà Tòa án chỉ ra là diém khác biệt không cơ bản, không có ý nghĩa quyét định kêt quagiải quyết vụ an.
Trước khi đưa ra đáp án, chúng tôi cũng lang nghe ý kiến của các học viên dé kiểm
chứng xem các em đã tiếp thu vấn đề lý thuyết ra sao và khả năng vận dụng của các em
đang ở mức độ nào, có những khiếm khuyết gi, cần bổ trợ thêm gi.Dưới đây là một ví dụ khác tương tự được sử dụng
Vu án về công nhận điều kiện của hop đồng tặng cho quyền sử dụng dat mà điều
kiện do không được ghi trong hợp dong
Vu án nguon (An lệ số 14/2017/AL).
Hợp đồng tang cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại cácvăn bản, tài liệu khác có liên quan thé hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điềukiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp Phán quyết của Tòa án: công nhận điều
kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng dat là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.Vụ an dich:
Tình tiết: bị đơn không thừa nhận việc các bên có thỏa thuận điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng nguyên đơn tặng cho bị đơn quyên sử dụng đất là tài sản duy nhất của nguyên đơn BỊ đơn cùng các con của bị đơn đã sông cùng nguyên đơn trên phần đất này
từ trước đến nay Nguyên đơn đã không còn lao động kiếm sống mà sống nhờ vào tiền tích
lũy và nuôi dưỡng từ con, cháu.
Toa an lập luận:
Việc nguyên đơn cho răng bà tặng cho bị đơn quyên sử dụng đất kèm theo điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng là có căn cứ Tòa án xác định hợp đông tặng cho quyên sử dụng đât
trong vụ án này là hợp đông tặng cho tài sản có điêu kiện và áp dụng An lệ sô 14/2017/AL,
23
Trang 28mặc dù điều kiện này không được ghi nhận trong bất kỳ văn bản, tài liệu nào khác ngoài
hợp đông.
Có khiếm khuyết gì trong lập luận của Tòa án trong vụ án đích hay không?
Dap an:
Trong An lệ số 14/2017/AL, tình tiết cơ bản là “hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại các văn bản, tài liệu khác có liên quan thê hiện
các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho” Vụ án đích không có tình tiết
này Đây là điểm khác biệt cơ bản so với vụ án nguồn.
Sau khi học về 3 nhóm tư duy pháp lý Nhóm chủ nghĩa hình thức (Formalism),Nhóm chủ nghĩa so sánh (Analogism) và nhóm chủ nghĩa hiện thực (Realism), tôi đã nêu
ra 3 ví dụ của từng nhóm dé người học có thé dé dang tổng kết và hiểu được ban chat của những nhóm phương pháp này Cụ thê tôi đã đưa ra những ví dụ như sau:
Vu an 1: Beth vs Stern
Ba Stern khong thé thụ thai va mang thai Ong Stern da quan hé va lam cho ba Beth
có thai Ban dau ba Beth đông ý là mang thai hộ vợ chong ông ba Stern Tuy nhiên, sau khibà Beth sinh con, bà Beth đã đê nghị Tòa tuyên bô bà là mẹ hợp pháp của đứa trẻ.
Dựa trên các phương pháp Formalism, giả sử tồn tại một quy tắc: “phụ nữ sinh ra
đứa trẻ là mẹ hợp pháp của đứa trẻ đó”, kêt luận của bạn là gì?
Dựa trên quy ta tam đoạn luận
Mệnh dé chính: Phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ hợp pháp của đứa trẻ đó (The woman
who gives birth to a child is the lawful mother of the child).
Ménh dé phụ: Ba Beth sinh ra đứa trẻ,
vậy kết luận: Bà Beth là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ.
Vụ án 2: Johnson vs Calvert
Ông bà Calvert nhờ bà Johnson mang thai hộ dựa trên phôi thai được tạo ra từ trứng
và tinh trùng của ông bà Calvert Họ trả cho bà Johnson 10,000 USD.
Sau khi sinh con, bà Johnson đổi ý muốn là mẹ hợp pháp của đứa trẻ.
Câu hỏi: Ai là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ? Nếu bạn là luật sư được ông bà Calvert
thuê đê bảo vệ quyên lợi bạn sẽ lập luận như thê nào?
Nếu dung lai ở suy luận hình thức như án lệ 1: Ai sinh ra đứa trẻ thì đó la me đứa
trẻ sẽ không thuyêt phục.
Ta phải dựa trên các phương pháp Analogism dé phân tích, lập luận.
Nếu bạn là luật sư được ông bà Calvert thuê dé bảo vệ quyền lợi, dé xử lý tình huống
này bạn sẽ tiêp cận như sau:
Câu hỏi 1 (Tiếp cận dưới góc độ luật hợp đồng):
Hợp đồng mang thai hộ (surrogacy contract) giống với hop đồng mua bán hàng hóa
hơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ hơn?
Trang 29Lập luận:
Trường hợp 1: Nếu đó là hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng này vô hiệu vì
buôn bán trẻ em là bât hợp pháp.
Trường hợp 2: Nếu đó là hợp đồng cung cấp dịch vụ thì có thể tranh luận là dịch vụ
mang thai hộ có được coi là hợp pháp không.
Câu hỏi 2 (Tiếp cận dưới góc độ luật về nuôi con nuôi): Sự thỏa thuận giữa người
mang thai hộ và hai vợ chông giông việc nhận con nuôi hơn hay là thỏa thuận nhăm thúcđây quyên làm cha mẹ hơn?
Trường hợp 1: Nếu đó giống việc nhận con nuôi hơn thì thỏa thuận này là bất hợp
pháp vì người mẹ sinh ra đứa trẻ chưa từ chôi việc nuôi đứa trẻ.
Trường hợp 2: Nếu đó giống cam kết dé thúc đây quyền làm cha mẹ, thì cha mẹ thựcsự của đứa trẻ có thê yêu cầu việc trả lại đứa trẻ.
Câu hỏi 3 (Tiếp cận dưới góc độ luật hiến pháp):
_ Công việc mang thai hộ giống với hành vi mại dâm hoặc làm nô lệ hơn hay chi đơn
thuân là một dịch vụ hợp pháp?
Trường hợp 1: Nếu nó được nhìn nhận giống với hành vi mại dâm hoặc làm nô lệ
hơn thì chính quyên có thê câm những loại hợp đông này.
Trường hợp 2: Nếu nó đơn thuần là một dịch vụ hợp pháp, thì thỏa thuận giữa người
phụ nữ và cặp vợ chong phải được thực thi.
Dựa trên 3 câu hỏi và những tiêu chí trên, bạn có thê đưa ra lập luận:
Thỏa thuận mang thai hộ không phải hợp đồng mua bán hàng hóa, nó giống hợp đồng dịch vụ hơn, chúng được xác lập nhằm thiic đẩy quyên được làm cha mẹ, thỏa thuận này không giỗng hành vi mại dâm hoặc làm nô lệ, mà cân được nhìn nhận là một loại dịch vụ hợp pháp Kết luận: Ông bà Calvert là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ.
Nếu lập luận này thuyết phục được Tòa án, bạn có khả năng thắng kiện.
Vu an 3: Luanne vs John Buzzanca
Ong ba Luanne va John đều vô sinh Họ thỏa thuận nhận trứng và tinh trùng được
hiên, đông thời nhờ một người mang thai hộ.
Ông bà Luanne và John đã ly hôn một tháng trước khi đứa trẻ Jaycee được sinh ra.
Người mang thai hộ đã giao Jaycee cho Bà Luanne theo đúng hợp đồng Bà Luanne đệ đơn
yêu cầu Tòa án giải quyết, vì ông John từ chối trách nhiệm cho rằng người mang thai hộ là
người mẹ hợp pháp.
Câu hỏi: Toà án sẽ xử lý vụ việc này như thế nào?
Tòa sơ thâm kết luận: Luanne không phải mẹ hợp pháp vì:
“Thứ nhất, không có sự ràng buộc về di truyền giữa Luanne và đứa trẻ.
Thứ hai, Luanne không phải là người mang thai đứa trẻ.
Thứ ba, Luanne đã không chấp nhận đứa trẻ.”
25
Trang 30Phân tích của Tòa phúc thẩm dựa trên so sánh tương đồng Analogy với vụ án
Johnson vs Calvert
Điểm khác biệt với vụ án Johnson v Calvert ở chỗ: giữa người vợ va đứa trẻ trong
vụ này không có quan hệ về di truyên (no genetic relation).
Điểm giống nhau đều là cả vợ và chồng đều đã đồng ý tạo ra một hợp tử (embryo)
và nhờ mang thai hộ.
Vụ án này có nhiều điểm giống với vụ án Johnson v Calvert, vì vậy John và Luanne
đêu là cha mẹ hợp pháp của bé Jaycee.
Tòa tối cao phân tích dựa trên chủ nghĩa hiện thực (Realism)
Tòa án Tối cao cho rằng phải cân bằng tất cả các giá trị và lợi ích liên quan đề phát
triên một quy tac pháp ly mới và đi đên kêt luận thuyêt phục hon.
— Bảo vệ lợi ích các bên tham gia hợp đồng — Chống lại việc lạm dụng cơ thê phụ nữ
— Thúc day quyền được làm cha mẹ của các cặp vợ chồng
— Bảo vệ quyên của người sinh ra đứa trẻ và cha mẹ về phương diện sinh học — Bảo vệ lợi ích tôi đa cho đứa trẻ.
— Bảo vệ quyên của phụ nữ mang thai hộ.
— [ ]
Kết luận: Luanne và John đều là cha mẹ hợp pháp của bé Jaycee [ ]
3 Một số quan điểm về việc sử dụng tình huống, ví dụ trong giảng dạy luật Từ việc sử dụng tình huống thực tế trong học phan Tu duy pháp ly như vừa trình bây
ở trên, tôi có một vài ý kiến về việc sử dụng tình huống, ví dụ trong giảng dạy luật nhằm
nâng cao tính thực tiễn như sau:
3.1 Việc đưa tình huống, ví dụ vào giảng dạy luật là van dé không hoàn toàn mới,
nhưng vô cùng can thiết và doi hỏi phải tw duy mới, vận dụng một cách thông nhát trongđào tạo luật
Không riêng gì học phần Tư duy pháp lý, tất cả các học phần khác thuộc nhóm các khoa học pháp lý cơ bản bao gồm Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Xã hội học pháp luật, Luật học so sánh, Nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN v.v cũng như nhiều học phần pháp luật chuyên ngành khác lâu nay cũng đã đưa tình huống thực tế, ví dụ vào giảng dạy Việc sử dụng tình huống, ví dụ minh họa làm sâu sắc thêm các vấn đề lý thuyết, làm sáng tỏ cho các nhận định khoa học khiến cho bài giảng
thêm sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống là yêu cầu rất cần thiết trong giảng dạy luật.Nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam hiện nay đâu đó vẫn có sự chia rẽ ở các mức độkhác nhau giữa những nhà thực hành và những nhà nghiên cứu Những nhà thực hành laykinh nghiệm từ công việc ma nhiều khi việc đúng sai chưa được kiểm chứng, chưa gắn vào
lý thuyết để cho rằng đó là duy nhất đúng Ngược lại, cũng không ít những người nghiên
Trang 31cứu lý thuyết lại khi xa rời thực tiễn, nặng về kiến thức sách vở Dé khắc phục van dé này, chúng tôi cho rằng việc đưa các tình hudéng pháp ly, các án lệ, các ví dụ vào giảng dạy là rất cần thiết và phan nào sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, học gan với tình huống, vụ việc và thực tiễn xét xử của Toà án.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào, hàm lượng nhiều hay ít, loại tình
huống thực tiễn nào, ví dụ nào nên đưa vào? Làm thế nao dé nhất quán, chuẩn xác trong
việc chọn lựa loại ví dụ, tình huống?
Theo quan điểm của tôi, cần phải tư duy lại về việc sử dụng tình huống, ví dụ trong giảng dạy luật theo hướng đổi mới cơ bản, toàn diện việc giảng dạy luật Giải pháp trọng tâm trong lộ trình đổi mới này là phải dần tiết chế những van dé lý thuyết và gia tăng ham lượng tình huống, vi dụ, bài tập trong tất cả các học phan, kế cả khoa học pháp lý cơ ban
và khoa học pháp lý chuyên ngành.
3.2 Muốn nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo luật thì trước tiên cần thay đổi cách thức biên soạn giáo trình, cách thức long ghép ví dụ, tinh huỗng, bài tập ngay trong
giáo trình
Theo quan điểm của tác giả bài viết này, muốn nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy luật thì CAN BAT ĐẦU TỪ GIÁO TRÌNH, hay nói cách khác, cần thay đổi cách thiết kế, đưa tình huống, ví dụ vào ngay trong giáo trình Giáo trình phải được, thiết kế theo cách: tương ứng với mỗi vấn đề lý thuyết đều phải có ví dụ, tình huống thực tế minh họa, bai tập
vận dụng để người đọc có thé năm bắt được ngay bản chất của van đề khi tiếp cận.
Giáo trình khi được biên soạn kĩ lưỡng, được các Hội đồng xét duyệt chấp nhận, đó sẽ là đảm bảo cho tính thống nhất của việc: ví dụ nào, tình huống nào tương ứng với mỗi
van đề lý thuyết sẽ là ví dụ mẫu, tình huống mẫu Khi giảng day và tô chức các buôi seminar,giảng viên sẽ phải có giáo án của riêng mình, nhưng giáo án đó được thiết kế dựa trên cơ
sở giáo trình Hay nói cách khác, trên cơ sở giáo trình này, các giảng viên sẽ thiết kế bài
giảng, đưa ra những ví dụ, bài tập tương ứng.
Tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng giáo trình chỉ đưa ra những vấn đề thuần túy hàn lâm, lý thuyết, còn khi giảng, giáo viên sẽ tự do trong việc đưa ví dụ, tinh huống giảng dạy Ở nhiều quốc gia do yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, gắn lý thuyết
với thực tiễn họ đã thay đổi cách biên soạn giáo trình Chăng hạn, ở Cộng hòa liên bangĐức, đơn cử như Giáo trình Luật hiến pháp I (Staatsrecht I) của tác giả Christoph Groeplđược sử dụng ở nhiều cơ sở dao tạo luật trong đó tương ứng với mỗi vấn đề lý thuyết là các ví dụ, án lệ, tình huống, bài tập.! Giáo trình này xuất bản lần đầu năm 2008, đã được tái bản
lần thứ 11, tức là gần như năm nào cũng cập nhật, bổ sung thêm các ví dụ, tình huống, án
lệ hay bài tập mới.
Tôi cũng không đồng tình với quan điểm cho rằng việc lồng ghép ví dụ, tình huống ra sao là hoàn toàn do giảng viên quyết định Tôi cho răng những ví dụ, tình huống thực tế, bài tập đưa ra là rất quan trọng, phải hiểu thấu đáo lý thuyết, cũng như am hiểu thực tế mới có thể đưa ra ví dụ đúng Còn dé đưa ra ví dụ vừa đúng, vừa hay, vừa thực tế thì luôn đòi
hỏi rất nhiều công sức Ngược lại, nếu các ví dụ, tình huống, bài tập đã có trong Giáo trình
! Xem: Groepl, Staatsrechts I, C.H.Beck, 1 Aufl., 2008.27
Trang 32và được coi là mẫu, là chuẩn, lại được cập nhật thường xuyên thì không chỉ giảng viên và
chính người học cũng có lợi ích rất nhiều Các giảng viên sẽ căn cứ vào giáo trình để thiếtkế giáo án, để đánh giá người học.
3.3 Các tình huỗng thực tế cần bám sát các phán quyết của Tòa án, các bài tập, bài thi được dùng để kiểm tra, đánh giá can gia tăng hàm lượng các tình huỗng thực tế,
yêu cầu người học vận dụng lý thuyết để giải bài tập là các tình huỗng thực tế
Học đi đôi với hành, học gan với thực tiễn xét xử của Toà án đang trở thành một xu
hướng dân định hình trong đào tạo luật ở Việt Nam, nhat là trong bôi cảnh các án lệ dânđược công bô, dé dàng truy cập đôi với tat cả mọi người.
Việc sử dụng tình huống, ví dụ trong giáo trình, trong giảng dạy sẽ vô ích nếu như những bài tập tình huống lại văng bóng trong các bài kiểm tra, đánh giá Giữa việc giảngday, học tập và đánh giá phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhau Tôi cho răng: Biên soạn Giáo
trình — Giảng dạy — Tổ chức kiếm tra, đánh giá là ba hoạt động quan trọng trong công tác
giảng dạy Ba hoạt động này có mỗi liên hệ chặt chẽ Chất lượng đảo tạo luật theo tôi sẽ chỉ
được nâng cao nếu như tương ứng với mỗi học phan sẽ có ít nhất một cuốn sách hệ thống
hóa các bài tập tình huống, các bài thi mẫu, kèm theo đáp án gợi ý Bài thi thực tế cuối kỳ
sẽ được biên soạn theo hướng giảm dan các câu hỏi lý thuyết (những câu hỏi chỉ yêu cầu ở cấp độ ghi nhớ, học thuộc lòng), đồng thời tăng dan các bài tập tình huống, tiến tới 100% dé thi là những tình huống pháp lý, đòi hỏi người học phải vận dụng được những kiến thức đã học dé giải bài tập Những dé thi 100% bài tập đối với các học phan luật có thé là mới ở Việt Nam, nhưng ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức v.v thì đề thi theo kiểu tình huống đó đã có từ lâu và một bài thi có thê kéo dài 4-5 tiếng đồng hồ.
3.4 Can tiếp tục bố sung những học phan liên quan đến phát triển tư duy, kĩ năng
trong chương trình đào tạo
Bên cạnh học phần Tư duy pháp lý, tôi cho răng những học phần khác, ví dụ như học phần “án lệ và kỹ năng phân tích, áp dụng án lệ” cũng là học phần rất cần được sớm biên soạn và đưa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật Đây sẽ là học phan phù hợp với
điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã
chính thức thừa nhận án lệ là một nguồn luật và công bố một số án lệ.!
99 66.
Tôi cho rang dé nang cao chat lượng đào tao, những van đề như “ki thuật”, “phương pháp”, “ví dụ”, “tinh huỗng” cần phải được lồng ghép một cách bai bản, phuyền nghiệp trong chương trình đào tạo Làm được điều này sẽ giúp cho những sinh viên luật ngay từ
khi ngồi trên ghế nhà trường đã được tiếp cận với những vấn đề thực tiễn đúng đắn, khách
quan, khoa học.33 66.
3.5 Phát triển một “nên luật học tư pháp” đúng nghĩa ở Việt Nam
Luật pháp nào, ở đâu thì cũng phải đi từ thực tiễn cuộc sống và quay trở lại phục vụ
cuộc sông Nên luật học của Việt Nam cho đên nay vân là một nên luật học xã hội chủ
! Nguyễn Minh Tuan, Xây dựng và phát triển khoa học Tư duy pháp lý ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn
cau hoá hiện nay, in trong sách: Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Tiệp tục đôi mới Tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp pháttriên dat nước, Nhà xuât bản Khoa học xã hội, Hà nội, nam 2020, tr 892-893.
Trang 33nghĩa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yêu tô chính trị - hay còn gọi là “nên luật học chính+39
Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định án lệ là một loại nguồn pháp luật Điều 1 Nghị quyết số 03/ NQ-HDTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của Hội đồng Thâm phan Toa án nhân dan Tối cao ngày 28/10/2015 qui định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án vê một vụ việc cụ thể được Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chon va được Chánh 4 atTòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ dé các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” Với quy định này và việc công bố nhiều án lệ trong thời gian vừa qua có thé khang định rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mau lẹ, phù hợp
với xu hướng phát triển chung của thế giới Tôi cho rằng các cơ sở đào tạo luật có một vai
trò rất quan trọng trong nỗ lực chung chuyền dần từ một nên luật học chính trị sang một
nên luật học tư pháp đúng nghĩa ở Việt Nam - một nên luật học đi từ thực tiễn cuộc sống
để giải quyết những vân dé của cuộc sông, một nền luật học không thoát ly với thực tiễn,đặc biệt là thực tiễn xét xử của Toà án.
Tóm lại, việc đưa tình huống, ví dụ vào giảng dạy luật là vấn đề không hoàn toàn mới, nhưng vô cùng cần thiết và đòi hỏi phải tư duy mới, vận dụng một cách thống nhất trong đảo tạo luật Muốn nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo luật thì trước tiên cần thay
đổi cách thức biên soạn giao trình, cách thức lồng ghép ví dụ, tình huống, bài tập ngay trong
giáo trình Các tình huông thực tế cần bám sát các phán quyết của Tòa án, các bài tập, bài thi được dùng để kiểm tra, đánhgia can gia tang ham lượng các tình huống thực tẾ, yêu cầu người học vận dụng lý thuyết để giải bài tập là các tình huống thực tế Cần tiếp tục bố sung
những học phan liên quan đến phát triển tư duy, kĩ năng trong chương trình dao tạo, hướng
tới mục tiêu chung chuyên đổi từ một nên “luật học chính trị” sang một “nền luật học tư pháp” đúng nghĩa ở Việt Nam — một nên luật học không thoát ly thực tiễn, mà đi từ thực
tiễn và quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên), Giáo trình Tư duy pháp lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
Nguyễn Minh Tuấn, Xây dựng và phát triển khoa học Tư duy pháp lý ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, in trong sách: Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Tiếp tục đổi mới Tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội, năm 2020.
Groepl, Staatsrechts I, C.H.Beck, 1 Aufl., 2008.
29
Trang 34CÁC HỌC PHAN THUỘC KHOA PHÁP LUẬT HANH CHÍNH - NHÀ NƯỚC VÀ
NHU CÂU, THUC TRẠNG SỬ DỤNG TINH HUONG TRONG GIẢNG DAY
TS Đoàn Thị Tổ Uyên
Khoa Pháp luật Hành chính — nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tat: Nhằm đánh giá nhu cầu và thực trạng việc sử dụng tình huống thực tiễn
trong quá trình giảng dạy các học phần thuộc Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước một cách toàn diện nhất, bài viết giới thiệu các học phan, đánh gia thực trạng sử dụngtinh huống từ đó đề xuất những biện pháp nhằm trang bị nhiều hơn nữa kiến thức thực tiễn cho sinhviên thông qua sử dụng tình huống trong quá trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu nâng cao chấtlượng đào tạo hiện nay.
Từ khoá: Sử dụng tình huống, tính thực tiễn, Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước
1 Giới thiệu các học phần thuộc Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước
Khoa Pháp luật Hành chính Nhà nước (Khoa PL HCNN) là một trong 6 khoa chuyênmôn của Trường Đại học Luật Hà Nội Khoa hiện có 05 tổ bộ môn chuyên môn, bao gôm:
tô bộ môn Lý luận nhà nước và pháp luật, tô bộ môn Luật hiến pháp, tô bộ môn Luật hành
chính, tô bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật, tô bộ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật.Trong chương trình đào tạo ngành luật, Khoa PL HCNN đảm nhiệm 21 môn học/học phân(sau đây thông nhât gọi chung là môn học), gôm:
- 04 môn học bắt buộc
- 17 môn học tự chọn (01 môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và l6
môn học thuộc khôi kiên thức giáo dục chuyên nghiệp)
Trong các môn học tự chọn thuộc Khoa có 04 môn học kỹ năng: 06 môn học giảngdạy băng tiêng Anh.
Cụ thể, xem bảng dưới đây:
STT BAT _ MÃ MON HOC SO _ GHI
BUỘC/ MON (HOC PHAN) TC CHUTU CHON
| TỰ CHỌN ĐCTC03 Lịch sử văn 2
— Khôi kiên thức minh thê giới
GD đại cương
2 BAT BUỘC CNBB0I Lý luận nhà 5
— Khôi kiên thức nước và pháp luậtGD chuyên nghiệp
-3 CNBB02 Luật hiên pháp 4
Trang 35hoạt động của Toa án nhân dân, Viện kiểm the Vietnamese legal
system (Giới thiệu hệ
31
Trang 36thông pháp luật Việt
Nam) Hoc
17 CNTCS59 Organisation 2 bang ;
and operation of the Tiéngjudicial organs 1n Anh
Vietnam (Tổ chức va
hoạt động của các cơquan tư pháp ở Việtcivil rights in the
modern world (Quyén
dan su co ban cua
người dân trong thé
giới hiện dai)
20 CNTC66 Legal 2
reasoning and legalwriting for legal
Bảng thống kê các môn học thuộc Khoa PL HCNN trong Chương trình đào tạo
ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội
Có thé thay rang, số lượng các môn học thuộc Khoa PL HCNN trong Chương trình đào tạo ngành luật là khá lớn, trong đó có những môn học bắt buộc rất quan trọng, nên tảng như Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp, Luật hành chính Đa số các môn học bắt buộc thuộc khoa được xác định là môn học tiên quyết, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản dé có thé hoc các môn học khác trong Chương trình dao tạo Đối với các môn học tự chọn, không chỉ nhiều về số lượng, 17 môn học thuộc khoa mà còn thê hiện sự đa dạng, phong phú với 4 môn kỹ năng, các môn học bang tiếng Anh Chương trình dao tạo
Trang 37ngành Luật hiện tại có có 10 môn học băng tiếng Anh thì có 6 môn thuộc Khoa PL HCNN
đảm nhiệm.
2 Nhu cầu và thực trạng sử dụng tình huống khi giảng dạy các học phần
Cam tam bằng tốt nghiệp đại học luật, các cử nhân thường hăm hở đi tìm việcvà họ sớm thất vọng nhận ra răng, những thứ học được trong giảng đường hóa ra là rất xalạ với những đòi hỏi của nhà tuyển dụng Nhà tuyên dụng hầu như không cần đến những
mớ khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, đặc điểm mà sinh viên học được trong nhà trường Họ cần đến kỹ năng thực hành, kiến thức về sự vận hành của luật pháp trong thực tiễn chứ không cần sự trích dẫn các văn bản quy phạm pháp luật (cái này họ tra cứu được) Điều quan trọng nhất trước một vụ tranh chấp, trước những công việc cụ thé nay sinh trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, can bộ, công chức cần biết được phải có những kỹ năng giảiquyết tình huống thực tiễn chứ không phải là kết quả sẽ ra sao nếu vận dụng các nguyên tắcluật học chung chung (') Tất nhiên, không thé phủ nhận dé có được kỹ năng thực tiễn, sinh
viên buộc phải có kiến thức lý luận nền tảng luật học, chỉ có điều dung lượng và mức độ giữa lý luận và kiến thức thực tiễn phải có sự tương xứng trong quá trình đào tạo tại nhà
Sự khập khiéng giữa đào tao va yêu cầu thực tế trở thành van dé đáng bàn luận của chất lượng giáo dục nước nhà hiện nay, nhất là trong đào tạo chuyên ngành luật Đứng trước
yêu câu đòi hỏi của người học cũng như của xã hội về sản phẩm giáo dục phải đáp ứng nhucâu thực tiễn, theo quy định của Bộ Giáo dục và Dao tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội đã
triển khai thực hiện phương thức dao tao theo tín chi thay cho đào tạo theo niên chế trước đây Đào tao theo tin chi là phương thức dao tạo chuyên quyên lựa chọn và quyết định mục đích dao tạo cũng như lựa chọn các môn học và kế hoạch học tập từ nhà trường sang cho người học trong điều kiện quy định công khai cấu trúc các môn học So với phương thức đào tạo theo niên chế, đào tạo theo tín chỉ có nhiều tính ưu việt hơn Kế hoạch đào tạo theo niên chế có thé ví như một tuyến đường đã vạch sẵn cho tat cả sinh viên đi theo trong suốt một khóa đào tạo, thì kế hoạch dao tạo theo học chế tín chỉ là một ban đồ học tập của hệ thống các tri thức lý luận và thực tiễn theo các ngành, chuyên ngành Sinh viên có thể lựa chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ để đạt tới mục đích của mình theo sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cụ thể Lộ trình học tập của sinh viên thay đôi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trường nhân lực hoặc sự phát triển của khoa học công nghệ.
Như vậy, đào tạo tín chi coi trọng việc tự đào tạo và tự học của người hoc Có người
đã ví chương trình đào tạo trong học chế tín chỉ như là một siêu thị kiến thức mà người học vào đó tự lựa chọn môn học mình cần, mình ưa thích Có thé nói đào tao tin chỉ là phương
thức khá thuận lợi để Trường Đại học Luật Hà Nội điều chỉnh chương trình đào tạo, phương
pháp quản lý đảo tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên gắn liền với xác định
chuan dau ra đáp ứng yêu cau của thị trường nhân lực.
Trong thời gian qua, các bộ môn của Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước luônquan tâm và đã có nhiều nỗ lực trong việc lồng ghép tình huống nhằm trang bị những kiếnthức thực tiễn cho sinh viên với nhiều cách thức khác nhau của quá trình đào tạo như: xây
! Vũ Van Huân Xem http://www.nelp.org.vn/thuc tien phap
luat/chat-luong-111ao-tao-cu-nhan-luat-va-quy-11 linh-giang-vien-luat-khong-1 1 Iuoc-lam-luat-su
33
Trang 38dựng đề cương học phan ở các Bộ môn; đổi mới phương pháp đào tạo; thực trạng đội ngũ
giảng viên với kha năng sử dụng tinh huông thực tiên
Tình huống thực tiễn được đưa vào từng nội dung học phần với mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất đặc thù về nội dung của học phần đó Có những học phần dung
lượng kiến thức thực tiễn được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên khá nhiềunhưng cũng có những học phần mức độ lồng ghép tình huống thực tiễn vào giảng dạy hạnchế hơn.
a) Học phan Lý luận nhà nước và pháp luật
Lý luận nhà nước và pháp luật là môn học cơ sở, cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật nhằm hình thành tư duy và phương pháp nhận thức khoa học đúng dan vé tat ca những van đề của nhà nước và pháp luật Nội dung chủ yéu của môn học này gồm các van dé: nguồn gốc, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức của nhà nước; nhà
nước trong hệ thống chính trị; nhà nước pháp quyên; nguồn gốc, bản chat, vai trò, hình
thức, nguồn của pháp luật; quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật; quan hệ pháp luật; thựchiện pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; ý thức pháp luật Việc nghiên cứu
Lý luận nhà nước và pháp luật là cơ sở, nền tảng dé đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học làm tiền đề trực tiếp cho việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác.
Nếu như trước đây, với phương pháp truyền thống, lượng lý thuyết chiếm nhiều thời gian giảng dạy, còn tình huống thực tiễn mờ nhạt, thì trong những năm gan day, Bộ môn
đã rất chú trọng trong việc sử dụng nhiều tình huống thực tiễn dé đáp ứng yêu cầu chuẩnđầu ra không chỉ về kiến thức mà còn năng lực và thái độ cho người học Những nội dung
trong học phần được giảng viên thường xuyên sử dụng tình huống trong giảng dạy đó là
quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật; vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí; ý thức pháp luật Tuỳ theo mỗi giảng viên có thể lựa chọn tình huống cụ thê
khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục tiêu sau mỗi bài học sinh viên không chỉ
hiểu được ở bậc 1 của nhận thức mà còn lý giải được lý do và cao hơn có được năng lực vận dụng lý luận dé giải quyết một van dé thực tiễn đặt ra Về phương pháp sử dụng tình huống cũng có sự đa dạng tuỳ thuộc vào ý tưởng của giảng viên, có giảng viên thì nêu van dé nổi cộm của thực tiễn đang diễn ra, hoặc chiếu văn bản cụ thể, trích dẫn điều luật “
van đề”, chiếu video sau đó yêu cầu người học nêu quan điểm cá nhân, phản biện, tranh luận xung quanh nội dung vì vậy đã tạo nên sự hứng thú cho người học hơn phương pháptruyền thống rất nhiều.
b) Hoc phan Luật hiến pháp Việt Nam
Việc trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên khi giảng dạy học phần Luật hiến
pháp Việt Nam cũng đã được giảng viên quan tâm Học phần Luật hiến pháp Việt Namcung cấp những kiến thức về khoa học luật hiến pháp, ngành luật hiến pháp, chế định vềchế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quôc phòng, chínhsách đối ngoại, quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, quyền và nghĩa vụ của côngdân qua các bản Hiến pháp, những vẫn đề cơ bản trong tô chức và hoạt động của bộ máynhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong lịch sử lập hiến Việt Nam và pháp luật hiện
hành, tạo nền tảng kiến thức chung cho sinh viên trong nghiên cứu các môn khoa học pháp lí tiếp theo Trong nội dung các vẫn đề của học phần, có những vấn đề khó có điều kiện sử
Trang 39dụng tình huống nhiều thực tiễn như khoa học luật hién pháp, luật hién pháp và hiến pháp; chế độ chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, chế độ kinh tế; có những nội dung dễ sử
dụng tình huống thực tiễn như chế độ bầu cử, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân Trong học phần Luật hién pháp Việt Nam, lượng thông tin và kiến thức thực
tiễn được trang bị cho người học mới chỉ là bước đầu và tùy theo đặc thù của từng nội dung giảng dạy Bộ môn cũng đã chú trọng vào việc cập nhật những sự kiện pháp lý nồi bật hiện nay như sự thay đổi vê thâm quyên của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thí điểm bỏ HĐND cấp huyện và cấp xã; những thông tin về bầu cử, về hoạt động của Quốc
hội thông qua các kỳ họp, vê quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân gan
với những lĩnh vực cụ thê.
c) Các học phan thuộc bộ môn Luật hành chính
Đối với học phần Luật Hành chính Việt Nam, đây là môn học có nhiều thông tin
thực tiễn được trang bị cho người học Luật hành chính Việt Nam là môn khoa học pháp lí
chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành luật hành chính; quản lí hành chính nhà nước; vi phạm hành chính, xử lí vi phạm hành chính và các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước Những kiến thức này cân thiết cho
việc xây dựng, tô chức thực hiện và hoàn thiện pháp luật ‘trong quản lí hành chính nhà nước;bao đảm quản lí có hiệu quả và bảo hộ tích cực các quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức trong quản lí hành chính nhà nước Luật hành chính Việt Nam còn cung cấp nhữngkiến thức nền tảng cho việc nghiên cứu các khoa học pháp lí chuyên ngành khác như: Thanhtra và giải quyết khiếu nại, t6 cáo; luật tố tụng hành chính; xây dựng văn bản pháp luật; luậtđất đai; luật tài chính; luật lao động; luật môi trường; luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy, trong nội dung chương trình giảng dạy của học phần Luật hành chính Việt Nam, việc trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên thông qua sử dụng tình huống đã được bộ môn coi trọng Những nội dung giảng day đã được lồng ghép nhiều tình huống thực tiễn
đó là vi phạm hành chính, xử ly vi phạm hành chính; thủ tục hành chính; tính hợp pháp vahợp lý của quyết định hành chính; thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo Giảng viên của bộ môn đã lồng ghép bang những tinh huồng, vụ việc có thật trên thực tiễn điển
hình như về khiếu nại đất đai, khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật công chức đề từ đó
hướng dan sinh viên phân tích van đề, lựa chọn quy định của pháp luật dé giải quyết Trên
cơ sở tình huống mà giảng viên lấy ví dụ phan nao sinh viên đã được trang bị thông tin về thực tiễn Những kỹ năng này đã được giảng viên của bộ môn trang bị chủ yếu trong quá
trình hướng dẫn thảo luận cho người học.
Ngoài môn Luật hành chính Việt Nam là học phan bắt buộc đối với các hệ đào tạo, có một sô học phan nam trong phan tự chọn nhưng mang tính thực tiễn nhiều đã được Bộ môn Luật hành chính giảng dạy đó là Luật tố tụng hành chính, Luật sư, công chứng, chứng
thực, Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo Đối với những môn học này, sau khi học xong,
người học sẽ được trạng bị khá nhiều kiến thức thực tiễn thông qua những thông tin mà
giảng viên cung cấp trong quá trình giảng dạy cũng như những tình huống điển hình để qua
đó giảng viên hướng dẫn cho người học về kỹ năng giải quyết van dé.
d) Các hoc phan thuộc bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật
35
Trang 40Trong các bộ môn thuộc Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước quản lý, ngoài môn
Luật hành chính Việt Nam và một số môn tự chọn trên đây, môn học Xây dựng văn bản pháp luật cũng được đánh giá là môn học khá điển hình về trang bị nhiều tình huống thực
tiễn cho người học Môn học Xây dựng văn bản pháp luật là môn khoa học pháp lý mangtính ứng dụng nên việc trang bị kiến thức thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ về xây dựng vănbản pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm mà môn học hướng tới Xây dựng văn bản pháp luật
không chỉ là môn khoa học pháp lý mà còn là hoạt động diễn ra thường xuyên trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước Vì vậy, khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, công việc thường xuyên phải thực hiện và mang tính nghiệp
vụ cao đó là soạn thảo văn bản pháp luật Trước thực trạng ban hành văn bản pháp luật hiện
nay chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật rat dé cao tính kỹ năng, nghiệp vụ xây dung
văn bản pháp luật trong quá trình giảng dạy cho sinh viên chính quy cũng như học viên hệvừa học vừa làm.
Thông qua những tình huống cụ thể, giảng viên hướng dẫn cho người học những kỹ
năng như xác định chính xác thâm quyên giải quyết công việc làm cơ sở để lựa chọn tênloại văn bản phù hợp; kỹ năng soạn thảo thê thức văn bản pháp luật theo quy định của phápluật hiện hành; kỹ năng soạn thảo nội dung của văn bản pháp luật; ky nang phan chia, sapxếp nội dung của văn bản đảm bảo tính lôgic, chặt chẽ; kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ trongvăn bản pháp luật và kỹ năng nhận diện cũng như kiểm tra và xử lý đối với văn bản phápluật không đảm bảo về chất lượng.
Bộ môn thường xuyên cập nhật các sự kiện pháp lý, các van dé của đời sống pháp lý đang diễn ra, cập nhật những văn bản sai trái trên thực tiễn để hướng dẫn sinh viên kỹ năng phân tích van đề, tìm nguyên nhân từ quá trình xây dựng văn ban hay từ quá trình tô chức thực hiện văn bản trên thực tế Nhất là những văn bản bất hợp pháp, những văn bản không khả thi Khi chiếu dẫn những thông tin thực tế đó sinh viên rat chăm chú lăng nghe,
phát biểu sôi nổi hon rất nhiều so với giờ học giảng viên chỉ dạy không về lý thuyết Những
ví dụ đó đã được sinh viên bình luận tìm hướng giải quyết trên cơ sở hướng dẫn của giảng
Trên cơ sở môn học Xây dựng văn bản pháp luật nằm trong phần bắt buộc được
giảng dạy cho các hệ dao tạo, Bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật đã xây dựng hai môn
học trong phần tự chọn thuộc khối kiến thức kỹ năng để đưa vào chương trình đào tạo của trường đó là Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng và Kỹ năng thâm định,
thâm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Môn học Kỹ năng soạn thảo văn bản hànhchính thông dụng mặc dù nằm trong phần tự chọn nhưng thực tiễn khi ra trường, sinh viên
hàng ngày phải soạn thảo nên tính ứng dụng rất cao Thực tiễn cho thấy, đa sô sinh viên ra
trường soạn thảo văn bản hành chính thông dụng còn rất yếu và thiếu tự tin khi được cơ
quan, tổ chức sử dụng lao động giao cho nhiệm vụ này Những loại văn bản hành chính
thông dụng như công văn, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề á án, dự án, quy chế, nội quy được
môn học trang bị theo phương pháp “bắt tay, chỉ việc” Khi triển khai giảng dạy, đa sé
người học đều thay môn học nay thực sự thiết thực hỡi họ có thể vận dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày (nếu là học viên hệ vừa học vừa làm) và giúp sinh viên tự tin hơn khira trường làm việc tại co quan nhà nước cũng như tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế Các van