1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Lý luận chung về nguyên nhân của tội phạm và cách tiếp cận

143 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Cấp Khoa: Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Của Tội Phạm Và Cách Tiếp Cận
Tác giả TS. Lý Văn Quyền, TS. Ngọ Văn Nhân, PGS.TS. Đặng Thanh Nga, TS. Lưu Hoài Bảo, NCS.ThS. Nguyễn Việt Khánh Hòa, TS. Phan Thị Luyện, TS. Chu Văn Đức
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật Hình sự
Thể loại kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 89,01 MB

Nội dung

Mặc dù hìnhthành từ thế kỷ 19, Tội phạm học phát triển cho đến ngày nay có nhiều định nghĩa vềnguyên nhân của tội phạm khác nhau vẫn chưa có được định nghĩa một cách thống nhất.Bài tham

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC CÁP KHOA

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO

LÝ LUẬN CHUNG VE NGUYÊN NHÂN CUA TOI PHAM

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

2 Hiện tượng tha hóa con người với tính cach là nguyên nhân cua tội 11

phạm - nhìn từ cach tiếp cận triết học

TS Ngọ Văn Nhân Trưởng Đại học Luật Hà Nội

3 Cơ chế của hành vi phạm tội 27

PGS.TS Đặng Thanh Nga Truong Đại học Luật Hà Nội

4 Nhận diện các yếu tố nguyên nhân của tội phạm 41

TS Luu Hoai Bao Truong Dai học Luật Ha Nội

5 Nguyên nhân của tội phạm theo cách tiếp cận của trường phái tội phạm 51học cổ điển

NCS.ThS Nguyễn Việt Khánh Hòa

Trường Đại học Luật Hà Nội

6 Cách tiếp cận xã hội học về nguyên nhân của hiện tượng tội phạm 57

TS Phan Thị Luyện Truong Đại học Luật Ha Nội

7 Nguyên nhân của tội phạm theo cách tiếp cận của thuyết sinh học 67

NCS.ThS Nguyễn Việt Khánh Hòa

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

8 | Nguyên nhân của tội phạm nhìn từ góc độ tâm ly học 75

TS Chu Văn Đức Trường Đại học Luật Hà Nội

9 Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội 85

PGS.TS Dang Thanh Nga Truong Dai học Luật Ha Nội

10 Nguyên nhân của tội phạm từ môi trường sống 99

TS Chu Văn Đức

Trang 3

Trường Đại học Luật Hà Nội

11 Nguyên nhân cua tội phạm an và phân biệt với nguyên nhân của tội 116

Trang 4

MOT SO QUAN DIEM KHÁC NHAU VE ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM

NGUYEN NHÂN CUA TOI PHAM

TS Ly van Quyén

Khoa pháp luật Hình sự - Trường Dai học Luật Hà Nội

Tóm tat: Tội phạm học từ khi hình thành phát triển đến ngày nay có nhiều cáchtiếp cận giải thích nguyên nhân của tội phạm và có thể khái quát chia thành bon nhóm cơbản tiếp cận khác nhau Thứ nhất là trường phải tội phạm học cổ điển tiếp cận dựa trênnên tảng triết học thời kỳ khai sáng; thứ hai là các thuyết sinh học với cách tiếp cận dựatrên nên tang của lý thuyết sinh hoc; thứ ba là các thuyết tâm lý với cách tiếp cận dựatrên nên tảng lý thuyết tâm lý và thứ tư là các thuyết xã hội học với cách tiếp cận dựa trênnên tảng của lý thuyết xã hội học Việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về nguyên

nhán của tội phạm của các thuyết, các trường phải và của các nhà tội phạm học ở Việt

nam có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học vì giúp đánh giá đượcnhững uu điểm, những hạn chế của các quan điểm khác nhau trong nghiên cứu giải thíchnguyên nhân của tội phạm để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc giải thích nguyên nhân

của tội phạm và dua ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm tương ung phù hop.

Từ khoá: khái niệm, nguyên nhân của tội phạm, cách tiếp cận

1 Đặt vấn đề

Mục đích của tội phạm học là phòng ngừa tội phạm và để đạt được mục đích này

đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu xác định

đúng nguyên nhân của tội phạm trong không gian và thời gian nhất định Mặc dù hìnhthành từ thế kỷ 19, Tội phạm học phát triển cho đến ngày nay có nhiều định nghĩa vềnguyên nhân của tội phạm khác nhau vẫn chưa có được định nghĩa một cách thống nhất.Bài tham luận tác giả viết về một số định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm của các nhàtội phạm học trên thé giới và ở việt Nam từ đó có thể lựa chọn kế thừa được quan niệmtruyền thống và đảm bảo sự thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau về nguyênnhân của tội phạm dé định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm phù hợp nhất với sự phát

triên của tội phạm học hiện đại.

Trang 5

2 Một số định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm của các nhà tội phạm họctrên thế giới.

Khái niệm nguyên nhân của tội phạm được phản ánh trong nhiều định nghĩa khácnhau bởi các nhà tội phạm học qua các thời kỳ có thé phải kế đến bốn cách tiếp cận vớibốn loại định nghĩa khác nhau về nguyên nhân của tội phạm

Một trong những người sáng lập trường phái tội phạm học cô điển được coi là

người sang lập ra ngành khoa học Tội phạm học là Cesare Beccaria (1738-1794), một luậtgia người Y gốc Áo, người được coi là đại diện đầu tiên cho chính sách hình sự được định

hướng khoa học, đã đưa định nghĩa nguyên nhân của tội phạm trong cuốn “Về tội phạm

và hình phat” xuất bản lần đầu tiên vào năm1764 như sau: “Nguyên nhân của tội phạm là

tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân”! Quan điểm này của ông chấp nhận tư tưởngcủa triết học thời kỳ khai sáng, đó là con người có khả năng tự do lựa chọn điều xấu vàđiều tốt Do vay, cũng không cần phải đặt van dé tại sao con người lại có hành vi như vậy,van dé động cơ hoặc tình huống cụ thé xung quanh hành vi phạm tội Trong suốt nửa cuốicủa thế kỷ XIX, các nhà tội phạm học đã bắt đầu không thừa nhận quan điểm này, họ đãthay đổi sự chú ý của mình từ hành động đến người có hành động Con người không hoàntoàn tự do lựa chọn việc thực hiện hành vi phạm tội và có các nhân tô vượt xa hơn sự điều

khiên của con người mới là nguyên nhân của hành vi phạm tội.

Tiếp theo phải kê đến người thứ hai được coi là người sáng lập ra ngành khoa họcTội phạm học là Cesare Lombroso (1835-1909), một Bác sĩ người ý, người đặt nên móngcho các nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm, người được coi là cha đẻ của nghiên cứu tội

phạm học - sự giải thích hành vi phạm tội thông qua những thí nghiệm và nghiên cứu

khoa hoc Ong đã hợp nhấtchủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte (1798-1857), thuyếttiễn hoá của Charles Darwin (1809-1882) và rất nhiều nghiên cứu tiên phong về mối quan

hệ giữa tội phạm với cơ thể Vào năm 1876 với tác pham “Người phạm tội”, tội phạmhọc đã được biến đổi vĩnh viễn từ than học trừu tượng (kiểm soát tội phạm thông qua luật

pháp) thành khoa học nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm Cesare Lombroso đã thay

! Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình tội phạm học, tr.34, Nxb Công an nhân dân, HN 2012

Trang 6

thế khái niệm sự tự nguyên- khái niệm đã ngự trị hơn một thế kỷ như nguyên tắc lý giảihành vi phạm tội bằng khái niệm của thuyết quyết định Ông cho rằng: “Nguồn gốc phátsinh tội phạm bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến đặc điểm cơ thể”? Tội phạm là

dạng thấp của hành vi và người phạm tội gần giống với tổ tiên loài người hơn là nhữngngười không phạm tội ở cả đặc điểm và thiên hướng Có thé nhận ra ho trong nhữngngười không phạm tội bởi dau hiệu khác nhau của bệnh lại giống- những đặc điểm nỗi bậtcủa loài người ở giai đoạn phát triển thấp, trước khi chúng hoàn toàn thành người Thuyếtsinh học quyết định do Cesare Lombroso sáng lập nó ra đời như là một sự phản ứng vớiquan điểm duy tâm về con người, cho rằng con người mang ý chí tuyệt đối; đồng thờicũng là một phản ứng với quan niệm của trường phái cô điển cho rằng tội phạm là kết quả

tự do hành động của con người Thuyết sinh học quyết định giải thích hành vi phạm tộibăng kiến thức sinh vật học để quy các nhân tố quyết định là nguyên nhân của tội phạmcho các đặc điểm nhân thân người phạm tội, chủ yếu là hiện tượng phạm tội bam sinh, đã

dé lại những dấu ấn sâu sắc trong sự phát triển của tội phạm học Thuyết sinh học quyếtđịnh của Cesare Lombroso đã lược bỏ vấn đề xã hội của tội phạm thay thế nó bằng van đề

khoa học tự nhiên.

Người thứ ba Sigmund Freud (1856-1939) là người sáng lập của thuyết phân tâmhọc Ông cho rằng tội pham là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó, phần bản năng đãtrỗi dậy đến mức thai quá, lẫn at đến mức không thé nào kiểm soát được trong sự kết hợpvới biểu hiện kém của siêu bản ngã; cùng lúc đó bản ngã tức là phần lý trí có chức năngkiểm soát sự tác động qua lại giữa ban năng và siêu ban ngã hoạt động không tương xứngtrực tiếp, kém hiệu quả Định nghĩa trên đây về nguyên nhân của tội phạm dé cao tínhquy định sinh học của hành vi tính dục và đã xem nhẹ vai trò của môi trường sống, vai trò

của giáo dục cá nhân.

Nếu như trường phái cổ điển, thuyết sinh học quyết định và thuyết tâm lý quyếtđịnh cho rằng tội phạm có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm của nhân thân người phạmtội thì phần lớn các thuyết xã hội quyết định tập trung nghiên cứu điều kiện xã hội của

7 Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, tr 39, HN, 2012.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, tr 49, HN, 2012.

3

Trang 7

người phạm tội, cố gắng tìm tòi các điều kiện xã hội xem chúng ảnh hưởng đến tội phạmnhư thé nao Đại diện cho các thuyết xã hội quyết định phải ké đến là Emile Durkheim(1858-1917) là nhà xã hội học người pháp Trong cuốn “Sự phân công lao động trong xãhội” Emile Durkheim cho rang sự thay đổi xã hội nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng vềphân công lao động và như vậy sẽ tạo ra trạng thái hỗn độn thiếu sự quan tâm giữa conngười với con người, đưa đến tình trạng thiếu hụt chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũngnhư pha vỡ các chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người Trạng thái vô tổ chức

là nguyên nhân của các hiện tượng tự tử, tội phạm trong đó có tội giết người Hay nóicách khác, tình trạng vô tổ chức trong xã hội là nguyên nhân phát sinh tội phạm” Tuynhiên quan điểm Emile Durkheim về nguyên nhân của tội phạm đã bỏ qua nhiều nguyênnhân cơ bản làm nay sinh tội phạm trong xã hội tư bản như tình trạng thất nghiệp, batbình đăng xã hội Quan điểm của thuyết xã hội quyết định trong tội phạm học vềnguyên nhân của tội phạm có thể đi đến kết luận đó là: tội phạm có thể xảy ra được vìtrong xã hội sin có các điều kiện thúc đây việc thực hiện nó và nếu không thay đôi cácđiều kiện xã hội đã làm phát sinh tội phạm thì không thể phòng ngừa và ngăn chặn tội

phạm.

3 Một số định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm của các nhà tội phạm học ở

Việt Nam.

Ở Việt Nam trong các giáo trình hoặc sách tham khảo về tội phạm học định nghĩa

về nguyên nhân của tội phạm được đưa ra cũng không thống nhất

Trong giáo trình tội phạm học xuất bản năm 1995, GS.TS Đỗ Ngọc Quang có haiđịnh nghĩa về nguyên nhân và điều kiện tình trạng phạm tội và tội phạm cụ thể Địnhnghĩa thứ nhất: “Nguyên nhân và diéu kiện tình trạng phạm tội là tổng thể hiện tượng tiêucực va qua trình xã hội làm phat sinh va ton tại tội phạm trong xã hội” Và GS.TS ĐỗNgọc Quang đã phân biệt đâu là nguyên nhân và đâu là điều kiện phạm tội Cụ thể

nguyên nhân của tình trạng phạm tội bao giờ cũng chứa nội dung bên trong phản ánh tính

tiêu cực của các hiện tượng xã hội phản ánh tính tât yêu của quá trình xã hội mang tính

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, tr 52, HN, 2012.

Trang 8

chất chống đối lại quyền lợi của nhà nước, của xã hội, trái với đạo đức cộng đồng, ngượclại nguyện vọng chung của toàn thé đại đa số nhân dân lao động Những yếu tố bên trongphản ánh tính tiêu cực của các hiện tượng xã hội là phâm chất cá nhân tiêu cực của conngười Đặc điểm về phâm chat cá nhân tiêu cực thì cũng không thé sinh ra được tội phạm

mà phải có những điều kiện nhất định Những điều kiện đó là những hoàn cảnh xã hội nóichung Những hoàn cảnh này có thé là những thiếu sót, khuyết điểm của các cơ quan nhànước nói chung, nhưng cũng chưa chắc đã là hiện tượng tiêu cực xã hội khi quá trình pháttriển kinh tế xã hội đó nhằm giải quyết một vấn đề nhất định trong xã hội Nếu nhìn ở một

góc độ thì ở đó chứa đựng những sơ hở đã tạo nên những hoàn cảnh thuận lợi cho tình trạng phạm tội trong xã hội”.

Định nghĩa thứ hai: “Nguyên nhân và diéu kiện của tội phạm cụ thể là hiện tượngtiêu cực xã hội đưa một con người cụ thể đến thực hiện lội phạm một cách CO y hoặc vôý” Va GS.TS Đỗ Ngọc Quang cho rằng nguyên nhân của tội phạm cụ thé là những phẩmchất tiêu cực của người phạm tội và những phẩm chat cá nhân tiêu cực này được hìnhthành trong môi trường sống không thuận lợi Những đặc điểm tiêu cực khi đã có sẵntrong cá nhân khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ làm nảy sinh ý thức thực hiện tội phạm Từđiều này có thé coi những điều kiện không thuận lợi cho việc hình thành những đặc điểmtâm lý xã hội tiêu cực là nguyên nhân của tội phạm cụ thé và điều kiện của tội phạm cụthé là hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm”

Trong sách chuyên khảo tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn TS Phạm Hồng Hải tán thành quan điểm của GS.TS Đỗ Ngoc Quang về nguyên nhân

và điều kiện của tình hình tội phạm, tuy nhiên bản thân khái nệm này lại chưa mang tinh

cụ thé mà dựa vào đó người ta có thé chỉ ngay ra được những hiện tượng và quá trình nào

là nguyên nhân và những hiện tượng và quá trình nào là điều kiện của tình hình tội phạm

Dé khắc phục khiếm khuyết đó trong khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hìnhtội phạm TS Pham Hồng Hải cho rằng những yếu tố tiêu cực thuộc ban thân người phạmtội bao giờ cũng là nguyên nhân và là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hành vi phạm

5 Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.165, 166, HN, 1995.

5 Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại hoc Quôc gia Hà Nội, tr.172,173, 176,183, HN, 1995.

5

Trang 9

tội của người đó Những yếu tô này luôn tiềm ân trong chính người phạm tội, nó có tính

ôn định cao, khó bị thay đôi như tính cách cục căn thô lỗ, thói tham lam ích kỷ muốn làmgiàu một cách bất hợp pháp, tâm lý đề cao cá nhân coi thường người khác và nó trựctiếp làm phát sinh tội phạm khi có những điều kiện cần thiết Nguyên nhân làm phát sinhtội phạm là những yếu tô thuộc môi trường xã hội tiêu cực luôn có đặc điểm là có tính ônđịnh cao, tồn tại trong lòng xã hội trong khoảng thời gian dài và trong không gian rộng ởphạm vi quốc gia, quốc té, trong những giai đoạn lich sử nhất định như ở một chế độ, mộtthời đại Khác với nguyên nhân, điều kiện là những yếu t6 không bền vững, dé thay đổitheo thời gian, dễ bị tác động bởi các yếu tố khác Ví dụ, sự lơ là thiếu cảnh giác trongviệc quản lý, bảo vệ tài sản, khiếm khuyết trong công tác phòng ngừa tội phạm, công tácdau tranh với tội phạm chưa hiệu quả, việc giáo dục cải tạo, quản lý người phạm tội còn

nhiêu bât cập”.

Quan điểm những nhân tố tác động thuộc về bên trong người phạm tội được coi lànguyên nhân của tội phạm và những nhân tố tác động bên ngoài thuộc môi trường đượccoi là điều kiện của tội phạm còn được thé hiện trong sách chuyên khảo Tội phạm họchiện đại và phòng ngừa tội phạm của GS.TS nguyễn Xuân Yêm và trong bài viết nguyênnhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta- Mô hình lý luận của PGS.TS PhạmVăn Tỉnh đăng trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2008 Như vậy có thé nói quanđiểm phổ biến hiện nay cho rang tội phạm là hành vi của con người trong mối quan hệMôi trường-Người phạm tội, yêu tố tác động bên trong thuộc về người phạm tội đóng vaitrò quyết định nhất đối với việc làm phát sinh tội phạm là nguyên nhân của tội phạm Yếu

tố tác động thuộc môi trường bên ngoài là điều kiện có vai trò là chất xúc tác thúc đây cho

nguyên nhân phát sinh tội phạm.

Trong giáo trình tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra định

nghĩa về nguyên nhân của tội phạm như sau: “Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp cácnhân tô mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đên việc thực hiện tội phạm của người

7 Xem Viện Nhà nước và pháp luật, Tội phạm học Việt Nam một số vấn đền lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân

dan, tr 196, 197, HN,2000

8 Xem Nguyên Xuân Yém, Tội phạm hoc va phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, tr 197, HN, 2001 Va

Phạm Văn Tỉnh, Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta — Mô hình lý luận, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 6/2008.

Trang 10

phạm tội” Định nghĩa này đã thé hiện được nguyên nhân của tội phạm là tông hợp cácnhân tổ trong sự tác động qua lại làm phát sinh tội phạm nhưng là quá chung chung làmcho người đọc không hiểu tổng hợp các nhân tố ở đây chỉ thuộc về người phạm tội hoặcchỉ thuộc môi trường khách quan bên ngoài hay phải là cả hai.

Tương tự trong giáo trình tội phạm học của Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia

Hà Nội đã định nghĩa nguyên nhân của tội phạm là “tổng thé những hiện tượng tiêu cựccủa đời sống xã hội kết hợp với những yếu tô tâm lý, những yếu tô sinh hoc và những tìnhhuống theo cơ chế biện chứng nhất định lam phát sinh ra tội phạm, hỗ trợ, thúc day haykim hãm sự tôn tại và phát triển của nó ”'9 Định nghĩa này đã khắc phục được hạn chế

của định nghĩa nguyên nhân của tội phạm trong giáo trình tội phạm học của Trường Đại

học Luật Hà Nội Đó là làm rõ được tổng thé các nhân tô thuộc cả người phạm tội và cả ởmôi trường sông Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả cho rằng định nghĩa nay có sự mởrộng các nhân tố thúc day đóng vai trò là nguyên nhân của tội phạm với các nhân t6 kìmhãm sự tồn tại phát triển của nó - vai trò là phòng ngừa tội phạm Theo chúng tôi các nhân

tố kìm hãm sự tồn tại và phát triển của nó thuộc về các nhân tô có vai trò phòng ngừa,ngăn ngừa tội phạm tức có tác dụng vô hiệu hoá các nhân tố là nguyên nhân cửa tội phạm.Đồng thời các nhân tô thuộc về người phạm tội trong định nghĩa này mới chỉ nêu 2 yếu tốsinh học và yêu tố tâm ly còn thiếu yếu tô xã hội- sản phảm của quá trình xã hội hoá trướcđây Nhu vậy hai định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm này khác với quan điểm phổbiến hiện nay ở nước ta đã nêu ở trên là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

và các quan điểm này là phù hợp với quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà Đó làkhông dùng khái niệm điều kiện của tội phạm cùng với khái niệm nguyên nhân của tộiphạm khi nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tội phạm học Đối tượng nghiên cứu ở đây chỉ

là nguyên nhân của tội phạm và cũng không phải là nguyên nhân của tình hình tội phạm.

Tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình tác động qua lại này đều phải được xem lànguyên nhân của tội phạm, không thé phân định những yếu tố thuộc về người phạm tội và

những yêu tô của môi trường sông bên ngoài thành nguyên nhân và điêu kiện của tội

? Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Tr 129, HN, 2012

'0 Trịnh Tiên Việt-Nguyễn Khac Hải, Giáo trình tội phạm học, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, tr 130, HN, 2019.

7

Trang 11

phạm'! Điều này phù hợp với quan điểm của trường phái tội phạm học cổ điển, thuyếtsinh học quyết định, thuyết tâm lý và thuyết xã hội học, các nhà tội phạm học trên thế giớinhư đã nêu ở trên trong tài liệu tội phạm học của nước ngoài đều chỉ nói đến nguyên nhâncủa tội phạm, không có hiện tượng, khái niệm điều kiện của tội phạm luôn di kèm vớikhái niệm nguyên nhân của tội phạm như thấy ở các sách báo của chúng ta Theo các tàiliệu tội phạm học ở Việt nam, điều kiện phạm tội là những nhân tố tạo điều kiện cho việcthực hiện tội phạm Tuy nhiên theo thuyết “cơ hội phạm tội” của hai nhà tội phạm học

người Mỹ Felson và Clarke, cơ hội phạm phạm tội cũng là nguyên nhân phát sinh tội

phạm Điều này có nghĩa điều kiện phạm tội thực chất vẫn là nguyên nhân dẫn đến phátsinh tội phạm, bởi vì nguyên nhân này có sự tương tác với một số nguyên nhân khác mớithúc đây việc thực hiện hành vi phạm tội trên thực té

Trên cơ sở kế thừa được quan niệm truyén thong mà van phù hợp với sự phát triển

của tội phạm học hiện đại và đảm bảo sự thông nhât tương đôi các quan niệm khác nhau hiện nay vê nguyên nhân của tội phạm, có thê đưa ra định nghĩa vê nguyên nhân của tội phạm như sau:

Nguyên nhân của tội phạm là những yếu tô sinh học, tâm lý, xã hội bên trongngười phạm tội và những yếu tố bên ngoài của môi trường sống trong sự tương tác lan

nhau của chúng làm phái sinh ra tội phạm.

Định nghĩa nêu trên đã bao quát các đặc điểm cơ bản của nguyên nhân làm phátsinh tội phạm Thứ nhất những yếu tố bên trong người phạm tội; thứ hai những yêu tô bênngoài của môi trường sống và thứ ba sự tác động qua lại giữa các yếu tố này Như vậynghiên cứu nguyên nhân của tội phạm cần tránh tuyệt đối hóa nguyên nhân của tội phạmchỉ có những yếu tô thuộc về người phạm tội và cũng cần phải tránh quan điểm tuyệt đốihóa nguyên nhân của tội phạm chỉ có yếu tổ bên ngoài môi trường sống Về thực chấthành vi phạm tội được hình thành và được thực hiện trong sự tác động qua lại lẫn nhaucủa các yếu tô bên trong người phạm tội và các yếu tô bên ngoài môi trường sống do vay

đê nghiên cứu làm rõ các yêu tô là nguyên nhân của tội phạm cân nhận thức và phân tích

!' Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm va cau thành tội phạm, Nxb Tư pháp, tr.286, 289, 290, HN,2015.

Trang 12

cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội Việc phân tích nội dung và các đặc điểm hoạtđộng của cơ chế này có ý nghĩa rất quan trong về lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận nóquan trọng bởi vì nó làm sáng tỏ các đặc điểm nhân thân người phạm tội và những điều

kiện song, diéu kién giao duc anh huong đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá

nhân và các tình huống hoàn cảnh của môi trường bên ngoài là nguyên nhân của tội phạm

Về mặt thực tiễn quan trọng bởi vì nó giúp cho việc xác định các biện pháp phòng ngừatội phạm, thay đổi định hướng của cá nhân người phạm tội

Kết luận: Tội phạm học hình thành từ thế kỷ 19 và phát triển đến ngày này cónhiều định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm khác nhau nhưng vẫn chưa có được địnhnghĩa một cách thống nhất Bài viết này tác giả đã nêu và phân tích đánh giá ưu điểmcũng như hạn chế của một số định nghĩa khái niệm nguyên nhân của tội phạm của các nhàtội phạm học trên thế giới và ở Việt nam trong các tài liệu tội phạm học Từ đó tac giả kếthừa được quan niệm truyền thống mà vẫn phù hợp với sự phát triển của tội phạm họchiện đại và đảm bảo thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau hiện nay vềnguyên nhân của tội phạm để đưa ra định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm như sau:Nguyên nhân của tội phạm là những yếu tô sinh học, tâm lý, xã hội bên trong người phạmtội và những yếu tố bên ngoài của môi trường sông trong sự tương tác lẫn nhau của chúng

làm phát sinh ra tội phạm.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1 Trường Dai học Luật ha Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, HN

Trang 13

5 Phạm Văn Tỉnh, Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta — Môhình lý luận, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 6/2008.

6 Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cau thành tội phạm, Nxb Tư pháp, HN, 2015

7 Trịnh Tiến Việt-Nguyễn Khắc Hải (Đồng chủ biên) Giáo trình tội phạm học, Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội, HN, 2019

Trang 14

HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VỚI TÍNH CÁCH LÀ NGUYÊN NHÂN

CỦA TỘI PHẠM - NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN TRIẾT HỌC

TS Ngọ Văn Nhân Khoa Ly luận chính trị, Trường Dai học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Trén cơ sở luận giải quan điểm của Triết học Mác - Lênin về hiện tượngtha hóa con người, bài viết tập trung phân tích hiện tượng tha hóa con người với tínhcách là nguyên nhân cua tội phạm trên các biểu hiện cụ thể của hiện tượng tha hóa, gomtha hóa về hành vi tôn giáo và niềm tin tín ngưỡng; tha hóa về đạo đức va tha hóa vềquyên lực

Từ khóa: Hiện tượng tha hóa con người, nguyên nhân của tội phạm, tha hóa vềđạo đức, tha hóa về quyên lực, tội phạm tham những

Đặt vấn đề

Thuật ngữ “triết học” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “philosohia”; trong đó,

“philos” có nghĩa là “yêu thích”, “sophia” có nghĩa là “sự thông thái” Như vậy, nghĩa gốccủa triết học là “yêu thích sự thông thái” Từ thời Hy Lạp cô đại, triết học đã được xem làhình thái cao nhất của tri thức; nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng tiếpcận chân lý, nghĩa là có khả năng làm sảng tỏ bản chất của mọi sự vật, hiện tượng Cũngbởi vậy nên ngay từ dau, triết học không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, màđược coi là “khoa học của các khoa học”, bao gôm toàn bộ tri thức của nhân loại.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷXIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác Đoạn tuyệt triệt dé với quan niệm “khoa họccủa các khoa học”, triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của triết học là tiếp tụcgiải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lạp trường duy vật triệt để và nghiêncứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học nghiên cứu thếgiới bằng phương pháp riêng khác với các khoa học cụ thé Nó xem xét thé giới như mộtchỉnh thé và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thê đó Triết học “là

11

Trang 15

hạt nhân lý luận của thế giới quan, /v hệ thong các quan điểm lý luận chung nhất về thégiới và về vị trí của con người trong thé giới đó”! Triết học có vai trò là thé giới quan,

phương pháp luận cho các khoa học khác, trong đó có khoa học pháp lý nói chung, tội phạm học nói riêng.

Khi nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm,

nhân thân người phạm tội, các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong xã hội, tội

phạm học sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học với sự hỗ trợ của các ngànhkhoa học xã hội và nhân văn, như triết học, tâm lý học, xã hội học, thống kê học Phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học giúp tội phạm học nghiên cứu, giải quyết hiệuquả nhiều vẫn đề lý luận cũng như thực tiễn về tình hình tội phạm mà tự thân tội phạmhọc không thể một mình giải quyết được

Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm là một trong những nội dung quan trọng

trong tội phạm học Trên cơ sở khảo cứu tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu nhất thiếtphải tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm dé từ đó có thé đề xuất, xây dung được các biệnpháp phòng ngừa tội phạm phù hợp với thực tiễn, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ratrong xã hội Nhìn trên phương diện này, cách tiếp cận triết học về nguyên nhân của tộiphạm thực sự hữu ích, thiết thực đối với tội phạm học Từ cách tiếp cận triết học, nguyênnhân của tội phạm có thé được nhìn theo nhiều góc độ khác nhau: (i) Khảo cứu nguyênnhân của tội pham theo quan điểm của các nhà triết học trong lịch sử triết học (Platon,Arixtốt, Héghen ); (ii) Luận giải nguyên nhân của tội phạm theo mối liên hệ nhân - quả(cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả); (iii) Khảo cứu hiện tượng tha hóa con người vớitính cách là nguyên nhân của tội phạm Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trungphân tích hiện tượng tha hóa con người theo quan điểm của triết học Mác với tính cách là

nguyên nhân của tội phạm.

1 Hiện tượng tha hóa con người theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin

1.1 Khái niệm tha hóa

Trong Tiếng Việt, tha hóa vốn dĩ là một thuật ngữ ghép đôi - được tạo ra từ thuật

xé, 66

ngữ “tha” và thuật ngữ “hóa”; trong đó:

1 Hội đồng Trung ương chi đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, Giáo trình triết học Móc - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr 23,

Trang 16

“Tha” có nghĩa là mang đi, bị lay đi, di chuyên từ nơi này sang nơi khác (Vi dụ:Kiến tha mỗi về tổ: Lấy của công mang về làm của riêng), là tha thứ, giảm nhẹ, bỏ qua(Chang hạn: Tha ti trước thời hạn có điều kiện theo Điều 66 Bộ Luật Hình sự năm 2015(sửa đôi, b6 sung năm 2017); hoặc “Tha ra thì cũng may đời/ Lam ra mang tiếng conngười nhỏ nhen - theo Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du); hoặc: Tha, không tổ

giác hành vi phạm tội.

“Hóa” có nghĩa thay đổi trạng thái, chuyên đối thành cái khác so với cái ban đầu

Ví dụ: Cá chép hóa rồng: hoặc: Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc/ Nguyễn Du viếtKiểu đất nước hóa thành văn (Bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng của nhà thơChế Lan Viên); hoặc: Lau năm không canh tác dé ruộng dat bị hoang hóa

Nhu vậy, theo nghĩa gốc của thuật ngữ, tha hóa có nghĩa là một cdi gì đó bị lấy di,

đi chuyên đi và chuyên thành cai khác so với lúc ban dau.

Góc nhìn từ nghĩa gốc của thuật ngữ cho phép chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng,khi đứng độc lập thì thuật ngữ “tha” và thuật ngữ “hóa” chỉ sự di chuyên vị tri, thay đôitrạng thái theo cả chiều hướng tích cực và chiều hướng tiêu cực Tuy nhiên, khi ghép

đôi thuật ngữ “tha” và thuật ngữ “hóa” thành thuật ngữ “tha hóđ” thì thuật ngữ “tha hóa”

lại chủ yếu được dùng như một động từ gắn với hoạt động của con người, biểu thị quátrình hoạt động mà ở đó, con người đánh mat dan những nang luc, pham chat nhat dinh,trở nên xấu xa, tồi tệ, biến chat, trở nên xấu han di, hoặc năng lực, phẩm chất đó trởthành một cái khác, đối lập với cái ban đầu, Tha hóa “thường được dùng dé chỉ những

hiện tượng thoái hóa vê phâm chât và đạo đức con người””.

Tha hóa là khái niệm nói lên quá trình mà trong đó những sản pham do con ngườitạo ra (sản phâm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội ) cũng như những thuộc tínhhoặc năng lực nào đó của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biếnthành những thứ độc lập với con người và chỉ phối lại con người Chẳng hạn, trong lĩnhvực tôn giáo, Thượng dé là sự chuyên dịch của bản chất con người, khiến cho con người

từ chủ thể biến thành khách thé, có nghĩa Thượng dé do con người bay đặt ra, nhưng trởlại thống trị con người Tha hóa còn chỉ những hiện tượng, những quan hệ xã hội nào đó

2 Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1994, tr 275.

13

Trang 17

biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống trị con người, trở thành

mục đích sông của con người.

Tha hóa là quá trình con người tự đánh mat “những năng lực bản chất người ” củamình, trở thành một thực thé khác

Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của conngười và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con

người.

Trong Triết học, thuật ngữ “tha hóa” được Héghen sử dụng dé biểu thị quá trìnhvận động của ý niệm, sự tự phân đôi ý niệm thành mặt đối lập; tha hoá diễn ra ở mọi nơi,moi lúc, trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần Ý niệm tuyệt đối tha hoá thành tự nhiên,

xã hội và con người; nói cách khác, toàn bộ thế giới khách quan là sự tha hóa của ý niệmtuyệt đối

Phoiơbắc đã coi khái niệm tha hóa hay tự tha hóa như “sự khách quan hóa ý niệm”

- như một hiện tượng xã hội Chắng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, “Thượng đế” là sựchuyên dịch của bản chất con người, khiến cho con người từ chỗ là chủ thé lại chuyên hóathành khách thé, có nghĩa “Thượng đế” từ chỗ là sản phẩm do con người bay đặt ra,nhưng đã trở lại thống trị con người cả về mặt tư tưởng và hành động Phoiơbắc khang

định: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa, mà chính con người

đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người”.

Một số nhà xã hội học, đại diện tiêu biểu là Seeman, đã đưa khái niệm tha hóa từlĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực nghiệm, đưa ra những biểu hiện của sự tha hóa có thể

đo lường, kiểm tra được băng thực nghiệm Theo Seeman, có 05 biéu hiện của sự tha hóa:(i) Mat quyền lực (cá nhân cảm thấy không thé ảnh hưởng đến hoàn cảnh xã hội mìnhđang sinh sống trong đó và không chiếm lại được sản phẩm do oat động của minh tạo ra);(ii) Mat ý nghĩa (cá nhân mat những vật chuẩn về hành vi và sự tin tưởng, không hiểuđược ý nghĩa của những hành vi và những sự kiện trong đời mình); (iii) Mat chuẩn mực(cá nhân cảm thay chi đạt ới mục dich bằng những phương tiện bat hợp pháp): (iv) Cô lập(mat những giá trị trung tâm); (v) Xa lạ với chính mình (không tìm thấy những hành động

Trang 18

kích thích do đoạn tuyệt với những mục dich va giá tri xã hội) Tóm lai, đó là một sự thoái hóa bệnh lý về môi liên hệ giữa nhân cách và những nhân tô xã hội chủ dao’.

Khác với các nhà triết học, xã hội học nói trên, C Mác đã tập trung phân tích hiệntượng tha hóa trong mối quan hệ giữa con người với con người, trong sản xuất vật chất vàhoạt động kinh tế Trên cơ sở đó, C Mác đã đưa ra cách tiếp cận duy vật lịch sử về bảnchất của tha hóa, theo đó, tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xãhội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả tất yếu là con người đánh mắt dantính loài, con người đã trở thành không phải chính minh, quay trở lại chi phối, nô dich con

người và xã hội loài người.

1.2 Quan điểm của Triệt học Mac - Lénin về hiện tượng tha hóa con người

Con người là hiện tượng có một không hai trong thế giới hiện thực - nơi có sự tácđộng tông hợp của cả những quy luật tự nhiên và các quy luật xã hội Vấn dé con ngườiluôn được đặt lên vi trí hang đầu trong sự tìm tòi khoa học, là điểm mà tất cả các nghiêncứu khoa học đều phải xuất phát và phải quay trở về đó Đối với triết học, con người làđối tượng nghiên cứu của mọi trào lưu triết học từ trước đến nay Các học thuyết triết học

từ thời cổ đại cho đến hiện nay đã đặt ra và tìm cách lý giải bang nhiều cách khác nhau vềnhững vấn đề chung nhất, cơ bản nhất có liên quan đến con người Trong dòng chảy lịch

sử triết học, Triết học Mác cũng là triết học xuất phát từ con người và vì con người Vềbản chất, chủ nghĩa Mac - Lénin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng, xét đến cùng,

là học thuyết về sự giải phóng con người, vì sự phát triển toàn diện của con người Khinghiên cứu sự hình thành, phát triển con người trong quá trình lịch sử, triết học Mác -Lénin đã khang định bên cạnh mat chủ dao của con người là sáng tạo,thì còn có hiệntượng tha hóa con người.

C Mác bắt đầu quan tâm tìm hiểu về hiện tượng tha hóa từ khi còn là môn đệ củaphái Hêghen trẻ, Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, C.Mác phát hiện ra rằng, xuất phát điểmcủa khái niệm tha hóa của Héghen có cái gì đó không 6n, không hợp lý, rằng xuất phátđiểm của phạm trù tha hóa được Hêghen xây dựng và vận động trên nền tảng ý thức, tỉnhthần chứ không phải nên tảng hiện thực “Sự tha hóa của tự ý thức là cái sinh ra tính vậtthể trong sự tha hóa ay, tự ý thức gia định mình là vat thé hoặc giả định vật thể là chính

3 Xem; Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1994, tr 277-278.

15

Trang 19

mình Mặt khác, quá trình đó đồng thời còn bao gồm một nhân tố khác, tức là tự ý thứcđồng thời lại tước bỏ sự tha hóa và tính vật thể đó của mình và thu hút chúng trở về vớibản thân Đấy là vận động của ý thức”.

Xuất phát từ nhận thức rằng tha hóa là một hiện tượng xã hội có thật, biểu thị một

hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó C Mác khăng định: “Chúng tôi

đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế - sự tha hóa của công nhân và của sản phâm của côngnhân Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa Chúng tôi

đã phân tích khái niệm đó Như thế là đã phân tích một sự kiện của kinh tế”Š C Mác chorằng, để nghiên cứu, giải thích về tha hóa thì: “Không thê lại dùng những khái niệm khác,không thê lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tương tự như thế được, mà phảixuất phát từ toàn bộ phương thức sản xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phương thức sanxuất và giao tiếp này không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh

ra máy dệt tự động và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen”9

Sự khăng định, giải thích trên đây cho thấy cách tiếp cận của C Mác về hiện tượng thahóa được dựa trên nền tảng hiện thực, tức là dựa trên quan niệm duy vật lịch sử về tha

hóa.

Thực chất của hiện tượng tha hóa, theo quan điểm của Triết học Mác - Lenin nói

chung, của C Mác nói riêng, thê hiện ở các diém cơ bản sau:

Thứ nhất, tha hóa là quá trình khiến con người trở nên không còn là chính mình.Con người bị tha hóa là con người đã tự đánh mat mình trong quá trình hoạt động sống,lao động, sinh hoạt, tham gia các quan hệ xã hội C Mác đã chỉ ra và giải thích rằng, quátrình tha hóa con người với tư cách là những cá nhân trong xã hội đã diễn ra như một quátrình do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong những điều kiện xác định “Việc quan hệ

cá nhân chuyên biến thành mặt đối lập của nó, tức là thành quan hệ thuần túy khách thé,việc cá nhân tự mình phan biệt cá tính và tinh ngẫu nhiên, như chúng tôi đã chỉ rõ, là mộtquá trình lịch sử và mang những hình thức khác nhau, ngày càng gay gắt và phổ biến ởcác giai đoạn phát triển khác nhau Trong thời đại hiện nay, sự thống trị của những quan

hệ khách thể đối với cá nhân, sự không chê của tính ngẫu nhiên đôi với cá tính đã mang

4 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr 214.

5 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 42, tr 139.

® C Mác va Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, tr 214-215.

Trang 20

một hình thức gay gắt nhất, phô biến nhất, do vậy đã đặt ra trước những cá nhân đang tồntại một nhiệm vụ hoàn toàn rõ ràng Sự thống trị đó đã đặt ra trước họ nhiệm vụ sau đây:xác lập sự thống trị của cá nhân đối với tính ngẫu nhiên và những quan hệ đề thay thế cho

sự thông tri của những quan hệ và của tính ngẫu nhiên đôi với cá nhân””.

Thứ hai, tha hóa là một hiện tượng thuộc đời sống xã hội Đôi với C Mác, tha hóa

là chỉ một loại quan hệ xã hội, tha hóa chỉ tồn tại ở con người và xã hội loài người Nộidung của khái niệm tha hóa chỉ phản ánh và thể hiện những cái, mặt, hiện tượng, quátrình có liên quan đến con người và xã hội loài người Tha hóa, với tư cách quan hệ xã

hội, là “quan hệ kép” Mot mat, đó là quan hệ của người lao động với chính lao động của

anh ta; mặt khác, là quan hệ của hành vi lao động với sản phẩm lao động do anh ta làm ra

C Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao động bi tha hóa trong quan hệ của nó với bản thân người công nhân, nghĩa là quan hệ của lao động bị tha hóa với bản thân nó.

Chúng ta đã tim thay quan hệ sở hữu của con người - không - phải - công - nhân vớingười công nhân và với lao động với tính cách là sản phẩm hay kết quả tất nhiên của quan

hệ đó Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị thahóa, bao gồm hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao động, với sản phẩm lao động

của mình và với người không phải công nhân, và quan hệ của người không phải

-công - nhân với người -công nhân va với sản phẩm lao động của người -công nhân” Conngười nói chung, người công nhân nói riêng “bam sinh đã là sinh vật có tính xã hội”?.Điều trớ trêu năm ở chỗ, do bị tha hóa, “Người lao động chỉ hành động với tính cách con

người khi thực hiện các chức năng sinh học như ăn, ngủ, sinh con đẻ cái , còn khi lao động, tức là khi thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như một con vật”19

Thứ ba, tha hóa là cái xuát phat từ con người, từ xã hội loài người, do nhiễu

nguyên nhân, đã trở thành cai khác xa lạ, đứng trên con người và xã hội loài người, quay trở lại chỉ phôi, nô địch con người và xã hội loài người Hiện tượng tha hóa con người là

một hiện tượng lịch sử - xã hội đặc thu, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cap,

7 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, tr 643.

8C Mác va Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 42, tr 144-145.

3 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr 200.

19 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Sử dụng trong các trường đại học - hệ không chuyên lý luận chính trị), Tài liệu dùng tập huấn giảng dạy năm 2019, Hà Nội, 8/2019, tr 208,

17

Trang 21

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

“Sự tha hóa thể hiện ở chỗ, tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượngmong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ởchỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa

ra là một cái khác nào đó và cuối cùng - điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, - lựclượng không phải người nói chung thống trị tất cả”!!, Như vậy, tha hóa chính là cái xuấtphát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh không

thuận lợi nhất định đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống tri con người va xãhội loài người.

Thứ tư, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bịtha hóa Đây là nội dung cơ bản nhất, xuyên suốt nhất, bao trùm nhất trong toàn bộ lýluận của C Mác về tha hóa Thực ra, tha hóa lao động là hiện tượng xuất hiện từ rất sớm,rất lâu trước khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản Nó là hiện tượng gắn với những xã hội mà ở

đó con người đã sản xuất ra những điều kiện sống chủ yếu cho xã hội, song lại đượchưởng quá ít từ những điều kiện sống do chính mình sản xuất ra đó “Tính tha hóa và tínhđộc lập mà trong đó mối liên hệ ấy còn tổn tại đối với các cá nhân, chỉ chứng minh rangcon người vẫn đang trong quá trình tạo ra những điều kiện cho đời sống xã hội của mình,chứ chưa sống đời sống xã hội, xuất phát từ những điều kiện ấy”!? Tuy nhiên, chỉ đếnchủ nghĩa tư bản thì tha hóa lao động ở con người và xã hội loài người mới trở nên phdbiến nhất, rõ ràng nhất và có những biểu hiện đầy đủ nhất C Mác đã chi ra: “Trong mâuthuẫn đó, khoa kinh tế chính trị chỉ nói lên cái thực chất của nền sản xuất tư bản chủnghĩa, hay nếu ta muốn, chỉ nói lên cái thực chất của lao động làm thuê, của lao động bịtha hóa khỏi bản thân, mà của cải được sản xuất ra lại đối lập với nó như là của cải củangười khác, sức sản xuất của bản thân nó lại đối lập với nó như là sức sản xuất của sảnphẩm của nó, việc làm giàu của nó đối lập với nó như là việc tự làm cho mình trở nênnghèo khô, lực lượng xã hội của nó đối lập với nó như một quyền lực xã hội thống trịnó”!3, Trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ sản phẩm lao động bị tha hóa là tất yêu, màngay chính các hành vi (hình thái) lao động bị tha hóa cũng là tất yêu: “Những hình thái

xã hội của lao động của bản thân người công nhân, hay là những hình thái của lao động xã

11 C, Mác va Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 42, tr 196.

12 C Mác va Ph Angghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 46, p 1, tr 174.

13 C Mác va Ph Angghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 26, p 4, tr 358-359.

Trang 22

hội của bản thân họ, là những quan hệ được hình thành một cách hoàn toàn độc lập đốivới công nhân, nếu lấy tách riêng từng người ra; những người công nhân phụ thuộc vào tưbản trở thành những yếu tố của những cơ cấu xã hội đó, những cơ cấu xã hội đó lại khôngthuộc về công nhân Vì vậy, những cơ cau ấy đối lập với công nhân như là những phương

thức do chính tư bản sử dụng, như là những sự kết hợp cau thành cái thuộc tính của tư bản(khác với sức lao động của mỗi người công nhân đứng tách riêng ra), phát sinh từ tư bản

và được gộp vào thành phân của tư bản” !$.

Cũng theo C Mác, sự tha hóa sản phẩm lao động và sự tha hóa hình thái lao động

có mỗi quan hệ nhân quả: tha hóa hình thái lao động là nguyên nhân, tha hóa sản phẩmlao động là kết quả, là hệ quả tất yếu của tha hóa hành vi sản xuất “Cho đến nay, chúng taxét sự tha hóa của công nhân chỉ về một phương diện, cụ thể là phương diện quan hệ củaanh ta với sản pham lao động của anh ta Nhưng sự tha hóa xuất hiện không chỉ trong kếtquả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạtđộng sản xuất Người công nhân có thé đứng đối lập với sản phẩm của hoạt động của anh

ta như một cái gì đó xa lạ hay không, nếu trong chính ngay hành vi sản xuất, anh ta khôngtha hóa khỏi bản thân anh ta? Trên thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả của hoạt động, của sản

xuất Vậy, nếu sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản xuất phải là sự tha

hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sự tha hóa Sự tha hóacủa đối tượng lao động chỉ là kết quả tông kết sự tha hóa trong hoạt động của bản thân lao

dong”).

Thứ nam, hệ qua cua sự tha hóa lao động khiến con người bị mat dân tính loài.Khi lao động bị tha hóa, con người trở nên què quặt, phiến diện, khiếm khuyết trên nhiềuphương diện khác nhau Sự tha hóa đó khiến cho con người phát triển không thể toàndiện, không thé đầy đủ và không thé phát huy được sức mạnh an chất người Người laođộng ngày càng bị ban cùng hóa, sự phân tang xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng iatăng, tạo nên hồ sâu ngăn cách giữa người với người Phân tích và lý giải về quá trình lao

động bị tha hóa trong chủ nghĩa tư bản, C Mac đã rút ra kết luận rằng, “sự tha hóa của lao

động dẫn tới những kết quả như sau:

14 C, Mác va Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 26, p.1, tr 555.

15 C Mác va Ph Angghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 42, tr 132.

19

Trang 23

- Bản chất có tính loài của con người, - giới tự nhiên (co thé con người) cũng nhưtài sản tinh thần có tính loài của con người, - bị biến thành một bản chất xa lạ với conngười, thành phương tiện duy trì sự tồn tại cá nhân của con người Lao động bị tha hóalàm cho thân thé của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người,cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người, trở thành xa

lạ với con người.

- Kêt quả trực tiêp của việc con người bị tha hóa với sản phâm lao động của minh,

với hoạt động sông của mình, với bản chât có tính loài của mình, là sự tha hóa của con người với con người Khi con người đôi lập với bản thân mình thì con người khác đôi lập VỚI no

Nói chung, luận điêm cho rang ban chat có tính loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một người này bị tha hóa với người khác và từng người trong sô họ

bị tha hóa với ban chat người” !6,

C Mác giải thích thêm, trong quá trình tồn tại và sinh sống gắn với cải biến thégiới vật chất, con người là “một sinh vật có ý thức, nghĩa là đời sống của bản thân conngười là một đối tượng đối với con người, chính chỉ vì con người là một sinh vật có tínhloài Chỉ vì thế mà hoạt động của con người là hoạt động tự do Lao động bị tha hóa đảongược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạtđộng sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện dé duy trì sự tồn tại củamình mà thôi”!” Như vậy, con người vốn có bản chất loài (bản chất xã hội), song đã bị cábiệt hóa dần trong quá trình tha hóa, dẫn đến hệ quả tất yếu là bản chất loài mất dần di,triệt tiêu dan đi Con người chỉ còn là những cá nhân, những cá thể riêng lẻ, đơn độc, tất

yêu mat dân tính loài, tính người'Š.

Nguôn goc của tha hóa là do sự phát triên cua phân công lao động xã hội và sự xuât hiện của chê độ tư hữu Tha hóa con người là thuộc tính vôn có của các nên sản xuâtdựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, song hiện tượng tha hóa con người được đây

16 C, Mác va Ph Angghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 42, tr 138-139.

17 C Mác va Ph Angghen, Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 42, tr 136.

1# Mệt số noi dung thuộc phần trên được tham khảo từ bài viết của PGS.TS Ngô Đình Xây, Từ cách tiếp cận của C Mác về tha hóa đến cdc hiện tượng tha hóa ở Việt Nam hiện nay, bài viết đăng trên: http://Iyluanchinhtri.

viet-nam-hien-nay.html, truy cập ngày 24/9/2020.

Trang 24

vn/home/index.php/dien-dan/item/2530-tu-cach-tiep-can-cua-cmac-ve-tha-hoa-den-cac-hien-tuong-tha-hoa-o-lên mức cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra nhữngdấu hiệu đặc trưng của hiện tượng tha hóa con người, từ các phương diện: sự tha hóa củalao động, các điều kiện lao động và kết quả lao động; sự tha hóa của thiết chế chính trị -

xã hội và cả sự tha hóa về tư tưởng Mặt khác, hiện tượng tha hóa còn là quá trình conngười tự tước bỏ những năng lực sáng tạo của mình, trở nên thụ động trước thế giới hiệnthực khách quan, do chính những tiện ich xã hội mà con người sáng tạo nên “chiều hu”

con người.

2 Hiện tượng tha hóa con người - nguyên nhân của một số loại tội phạm ở

Việt Nam hiện nay

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lỗi và phảichịu hình phạt Ở nước ta, khái niệm tội phạm được định nghĩa tại khoản 1 Điều 8 Bộ luậthình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm2017) như sau: “lội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật

hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện

một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé của

Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn xã hội, quyên lợi ích hợp pháp của tô chức, xâm phạm quyền con nĐƯỜi,

quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự

pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Nguyên nhân của tội phạm là tập hợp các ảnh hưởng xã hội, sự kiện xã hội, quá

trình xã hội tác động trực tiếp dẫn đến tội phạm

Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội Do đó, khi tìm hiểu nguyênnhân của tội phạm nhất thiết phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội vànguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động của nguyên nhân xã hội tới

cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phátsinh tội phạm Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu cả tình huống cụ thé bởi vi trong một sốtrường hợp, tình huống đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm Khi nghiêncứu về nguyên nhân của tội phạm, cần phân tích không chỉ các nguyên nhân bên ngoài(nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng; nguyênnhân thuộc về tổ chức, quản lý xã hội ); mà còn phải chú trọng nghiên cứu cả nguyên

21

Trang 25

nhân từ phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tâm lý của người phạm tội, quá trình hình

thành nhân cách lệch lạc cua họ do chiu sự tác động của môi trường sống).

Từ quan điểm của Triết học Mác - Lénin về hiện tượng tha hóa con người, có thévận dụng quan điểm đó vào việc xem xét tình hình tha hóa con người trong thực tiễn đờisống xã hội Việt Nam hiện nay Từ sự vận dụng, xem xét, theo cách tiếp cận triết học, cóthé nhận diện, chỉ ra một số hiện tượng, hành vi tha hóa con người cụ thé với tư cách là

nguyên nhân của tội phạm sau đây:

2.1 Tha hóa về hành vi tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo

Ở Việt Nam, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1 Mọi người có quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đăngtrước pháp luật; 2 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

để vi phạm pháp luật” Quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước bảo vệ, bảo đảmbăng những quy định cụ thể trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các văn bản

quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thông quacác hành vi tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo đã và đang có nhiều biểu hiện biến tướng, lệchchuẩn, gây bức xúc trong dư luận xã hội Sự xuất hiện, phát triển của các tôn giáo, tínngưỡng diễn ra hết sức phức tạp, xuất hiện những hiện tượng sùng bái mù quáng, “vượt

ngưỡng” trong các hoạt động tâm linh Các nhà nghiên cứu phương Tây thậm chí phải

thốt lên rằng: “Người Việt Nam dường như tắm mình trong không khí tôn giáo Họ có thêthờ tất cả, tin tất cả, tất cả đều linh thiêng nếu điều họ cầu xin được toại nguyện, tâm linh

họ được thoả mãn ”!?, Về bản chất, hành vi tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo vốn là cái conngười có thể dựa vào để tự tạo nội lực vươn lên hoặc cảm thấy được an ủi trong cuộcsong Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành cái chi phối

và quyết định tat cả suy nghĩ, hoạt động của con người Đây là biểu hiện của sự tha hóa vềhành vi tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo - nguyên nhân dẫn đến một số loại tội phạm, như lợidụng các chính sách, pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dé hoạt động nhằm lật

19 Xem: Những vấn đề tôn giáo hiện nay Tình hình tôn giúo Việt Nam: Những vấn đề đặt ra, Nxb Khoa học và Xã

hội, Hà Nội, 1994, tr 57.

Trang 26

đồ chính quyền nhân dân, phá hoại chính sách đoàn kết; tọi xâm phạm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của người khác; tội hành nghề mê tin, di đoan

2.2 Tha hoá về đạo đức

Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của từng cộng đồng người hay củatoàn xã hội, nảy sinh từ thực tiễn các quan hệ xã hội giữa con người với nhau; nó bao gồmtoàn bộ các quan niệm về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, lương tâm, trách nhiệm, bốnphận, hạnh phúc, công băng cùng với các quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử

giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội trong xã hội Ngày nay, khái niệm đạo đức còn được các nhà nghiên cứu mở rộng hơn, không chi trong phạm vi các quan hệ xã hội,

mà còn cả trong hành vi ứng xử của con người với tự nhiên, như vấn đề đạo đức sinh thái

- cách ứng xử của con người với môi trường sống tự nhiên xuất phát từ vấn nạn ô nhiễmmôi trường ngày càng trầm trọng hiện nay

Tha hoá về đạo đức là một trong những biểu hiện của sự tha hóa nói chung, chỉ sựsuy thoái, thoái hoá về phâm chat va đạo đức con người Nó là biểu hiện của những hành

vi xấu, tiêu cực, phản ánh mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường Hiện tượng tha hoá vềđạo đức thường tập trung ở một số thành phần xã hội, bao gồm những người có quanniệm sai lệch, thái độ lệch lạc, hành vi xem nhẹ, coi thường các gia tri truyền thống đạo

lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cộng đồng; do đó, tự đánh mat lương tâm, danh dự,nhân phẩm của chính minh; buông thả bản thân theo lối sống phóng túng, trụy lạc và thựcdụng, đề cao sức mạnh của vật chất - tiền bạc Từ chỗ lao động kiếm tiền chân chính đểđồng tiền phục vụ nhu cầu cuộc sống chính đáng của mình, người ta quay lại tôn vinh sứcmạnh vật chất, trở thành nô lệ của đồng tiền

Điều nguy hiểm của tha hóa về đạo đức là ở chỗ, khoảng cách giữa hành vi tha hoá

về đạo đức và hành vi phạm tội chỉ gần nhau trong gang tac Tha hóa về dao đức lànguyên nhân dẫn tới tội phạm Dé thoả mãn các nhu cầu bat chính, phi pháp của ban thân,một số nguoi có thé hoặc sẵn sảng tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm;

dính liu vào các hành vi phạm tội như trộm cắp, cờ bạc, tham ô tài sản, nhận hối lộ Đây

lại là những loại tội phạm có tính an dau rat cao

2.3 Tha hóa về quyên lực

23

Trang 27

Xét theo nguồn gốc hình thành va bản chất, quyền lực trong xã hội loài người vốn

là của cộng đồng người, của nhân dân Trong xã hội nguyên thủy, quyền lực được chiađều và thực hiện bởi tất cả mọi người, có nghĩa quyền lực là tài sản chung của cả cộngđồng Khi xã hội phát triển, nhất là khi chế độ tư hữu xuất hiện thì quyền lực của mỗi cánhân có xu hướng phân ly, thậm chí đối lap, triệt tiêu nhau Từ đây, xã hội có nhu cầuphải liên kết, hợp lực mọi người lại và bộ máy nhà nước/ chính quyền đã xuất hiện nhằmthỏa mãn nhu cầu đó Bộ máy nhà nước tự thân vốn không có quyền lực, nhưng ngườidân đã gửi quyên, ủy quyên, trao quyền cho bộ máy, nhờ đó, bộ máy nhà nước trở thành

có quyền lực Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhữngngười hoạt động trong bộ máy nhà nước/ chính quyền đã dần dần biến quyền lực đượcgửi, trao, được ủy quyền thành quyên lực của riêng mình; còn người dân từ chỗ đemquyền đi gửi, trao, ủy thác quyền đã mắt dần quyền lực của mình Quyên lực nhà nước, từchỗ là cái vốn có của người dân, đã bị chính những người trong bộ máy nhà nước tướcđoạt, bi tách rời khỏi người dân và thậm chí con trở lại thống trị, áp bức người dân Ở

nước ta hiện nay, tha hóa về quyên lực biêu hiện cụ thê, rõ nét nhât ở nạn tham nhũng ”0.

Tha hóa về quyền lực là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tội phạmtham nhũng Tội phạm tham nhũng là biểu hiện mạnh mẽ nhất của sự tha hóa về quyềnlực, là tình trạng quyền lực mà Nhà nước trao cho những cá nhân nhất định bị sử dụngnhư là một thứ phương tiện để biến sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân Đối với nhândân, tham nhũng không chỉ là sự ăn bám, bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân, mà nócòn đồng nghĩa với việc, trong tương lai gần, người dân phải lao động, làm việc nhiềuhon dé bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước thông qua những khoản đóng góp phụ trội

dưới dạng thuế, công trái bắt buộc, nghĩa vụ lao động công ích “Tham nhũng, về thực

chất là bóc lột nhân dân lao động, bóc lột của cải do người khác làm ra, bóc lột của cảicủa tập thể, của xã hội Đó là một tội ác lớn trong khi nhân dân ta đang đòi hỏi cần kiệmtrong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển nhằm công

nghiệp hoá, hiện đại hoá dat nước””!.

20 Xem thêm: TS Ngo Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 332-340.

216 Mười, Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - một giải pháp cơ bản, cấp thiết để xây dựng Nhà nước trong sạch,

vững mạnh, Tạp chí Cộng sản, số 7-1997, tr 8.

Trang 28

Bên cạnh những tốn thất về vật chất mà tội phạm tham nhũng gây ra, tình trangtham nhũng còn làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền và đối với phápluật Một khi niềm tin của nhân dân bị suy giảm, thậm chí mất đi, thì việc thi hành phápluật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của chính quyền các cấp chỉ còn là sự cưỡngchế chứ không còn dựa trên sự tự giác chấp hành.

Nhận thức một cách sâu sắc những tác hại nghiêm trong mà tội phạm tham nhũnggây ra đối với sự tồn vong của một chính thê, đang thực sự là mối nguy cơ đối với chế độ

xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã phát động cuộc chiến chống tham nhũng: coi

bP)

tham nhũng không chi là “quốc nan”, ma còn là “nội phản”, “hoành hành trong moingành, mọi cấp”?”? Nhằm củng cô và tăng cường cơ chế pháp lý cho cuộc chiến chống

tham nhũng, bên cạnh các quy định của Bộ luật Hình sự, Nhà nước ta đã xây dựng và ban

hành Ludt Phòng, chống tham những năm 2018 Cuộc chiến chéng tham nhũng đã thuđược những kết quả bước đầu rất khả quan; song, khoảng cách giữa kết quả với mục tiêucòn khá xa Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnhvực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gâybức xúc trong xã hội Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vongcủa Dang và chế độ ta”?3 Rõ ràng, tham nhũng là một van dé nan giải hơn chúng tatưởng, bởi chủ thể của nó lại chính là những cán bộ, công chức đang làm việc trong bộmáy nhà nước Nếu chỉ sử dụng bộ máy nhà nước dé diệt trừ tham nhũng thì khó có thé

mang lại két quả như nhân dân mong đợi, vì đó là tình trạng “vừa da bóng, vừa thôi còi”.

Xuất phát từ những nét đặc thù trong công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ,

công chức viên chức, tội phạm tham nhũng thường xảy ra thông qua các hành vi sau: tham ô trong lĩnh vực thu - chi ngân sách, thu các loại phí và lệ phí; lợi dụng chức vụ,

quyền hạn dé nhận héi lộ nhằm làm một việc vì lợi ich hay theo yêu cầu của người đưahối lộ, thường xảy ra trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng; các hành vilạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong đó, chiếm đoạt đất đai là vẫn đềnôi cộm; các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công

vụ, thường xảy ra trong hoạt động thanh tra, kiểm tra /

22 Xem: Võ Văn Kiệt, Chống tham những và lãng phí có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Báo Nhân dân số ra ngày 8 tháng 11 năm 1996, tr 2.

?3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,

2021, tr 93.

25

Trang 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021

2 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia,

-Hà Nội, 1999,

3 Võ Văn Kiệt, Chống tham những và lãng phí có tâm quan trọng đặc biệt đối với sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Báo Nhân dân số ra ngày 8/11/1996

4 C Mác và Ph Angghen, Toàn tap, Nxb, Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1995

5 C Mác và Ph Angghen, Toàn tap, Nxb, Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1998

6 C Mác va Ph Angghen, Toan tap, Nxb, Chinh tri quốc gia, Hà Nội, 2000

7 C Mac va Ph Angghen, Toan tap, Nxb, Chinh tri quốc gia, Hà Nội, 2004

§ Đỗ Mười, Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - một giải pháp cơ bản, cấp thiết để xâydựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, Tạp chí Cộng sản, số 7-1997,

9 TS Ngọ Văn Nhân, Tac động cua du luận xã hội đối với ÿ thức pháp luật cua đội ngũcán bộ cấp cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

10 Những van dé tôn giáo hiện nay Tình hình tôn giáo Việt Nam: Những van dé đặt ra,

Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội, 1994.

11 Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên), Tir điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1994

12 PGS.TS Ngô Đình Xây, Tir cách tiếp cận của C Mác về tha hóa đến các hiện tượngtha hóa ở Việt Nam hiện may, bài viết đăng trên: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2530-tu-cach-tiep-can-cua-cmac-ve-tha-hoa-den-cac-

hien-tuong-tha-hoa-o-viet-nam-hien-nay.html.

Trang 30

CO CHE CUA HANH VI PHAM TOI

PGS.TS Dang Thanh Nga Khoa Pháp luật hình su, Trường Dai học Luật Ha Nội

Tĩm tắt: Bài viết tập trung lam sáng tỏ khái niệm hành vi phạm tội và ba khâutrong cơ chế của hành vi phạm tội như: quá trình hình thành động cơ phạm tội; lập kếhoạch phạm tội; thực hiện hành vi phạm lội và gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xãhội Trên cơ sở đĩ, giúp cho việc xác định các biện pháp, cách thức cĩ thể ngăn chặn lộiphạm và thay đổi xu hướng nhân cách của người phạm tội

Từ khố: Cơ chế; hành vi; hành vi phạm lội

Đối với khoa học tâm ly học tội phạm, điều quan trọng khơng chỉ cĩ câu hỏi "taisao” tội phạm được thực hiện, đĩ là khía cạnh nguyên nhân, mà cịn cần đặt ra câu hỏi

"tội phạm được thực hiện như thé nao" Đề trả lời cho những câu hỏi này, cần phải làm rõ

cơ chế của hành vi phạm tội Việc phân tích đặc điểm và nội dung của cơ chế hành viphạm tội cĩ ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, nghiên cứu cơ chế củahành vi phạm tội làm sáng tỏ những đặc điểm nhân cách của người phạm tội và các khíacạnh của mơi trường xã hội là nguyên nhân và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành

vi phạm tội Tìm hiểu vẫn đề cơ chế của hành vi phạm tội sẽ làm rõ nhiều yếu tổ quantrọng liên quan đến hành vi phạm tội, như nguồn gốc, động lực thúc đây, diễn biến và hậuquả tâm lý của hành vi phạm tội Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cơ chế của hành vi phạmtội giúp cho việc xác định các biện pháp, cách thức cĩ thé ngăn chặn tội phạm và thay đổi

xu hướng nhân cách của người phạm tội.

1 Khái niệm hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội là một trong những thuật ngữ được dùng phổ biến trong khoa

học pháp lý hình sự, khoa học tội phạm học và khoa học tâm lý học tội phạm Việc làm rõ

khái niệm hành vi phạm tội cĩ ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn cảtrong thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm

Tác giả M I Enhikev cho rằng hành vi phạm tội là hành vi cĩ lý trí, cĩ ý chí, nguyhiểm cho xã hội, trái pháp luật và phải chịu hình phạt Dưới gĩc độ phân tích của khoahọc pháp lý thì cấu trúc của hành vi phạm tội thường được chia ra thành bốn yếu tơ câuthanh:1) Khách thé; 2) Mat khách quan của tội phạm; 3) Mat chu quan của tội phạm; 4)Chủ thê của tội phạm!

Theo Từ điển Luật học hành vi phạm tội được hiểu là hành vi thoả mãn các dauhiệu của cấu thành tội phạm Xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi cĩ tính gây

1 EHikees M W., OcHòbI o6uJeũ topuduyecKkoti ncuxonoeuu, Yue6uuk Ana By30B, M., 1996, C 323.

27

Trang 31

thiệt hại đáng kế cho xã hội, có lỗi được quy định trong Luật hình sự Xét về cấu trúc,hành vi phạm tội đòi hỏi có những dấu hiệu sau: 1) Chủ thể thực hiện phải là người cónăng lực trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dau hiệu đặc biệt khác (chủ thểđặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi; 2) về mặt khách quan, chủ thể phải có hànhđộng hoặc không hành động thoả mãn các dấu hiệu khách quan của cau thành tội phạm(hành vi, hậu qua, quan hệ nhân quả, đối tượng tác động ); 3) Về mặt chủ quan, chủ théphải có lỗi, cố ý hoặc vô ý tuỳ từng cấu thành tội phạm cũng như chủ thê phải có động co,mục đích nhất định nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi Cần phân biệt hành vi phạm tội vớihành vi khách quan Hành vi phạm tội là thé thống nhất giữa hành vi khách quan với cácdau hiệu khách quan va chủ quan khác mà cấu thành tội phạm đòi hỏi Trong đó, hành vikhách quan được hiểu là biểu hiện ra bên ngoài của con người được ý thức kiểm soát và ýchí điều khiển nhằm đạt mục đích nhất định?

Từ những quan điểm trên, khi xem xét một hành vi nào đó có phải là hành vi phạm tộihay không thì cần phải dua vào vào những dấu hiệu sau đây:

Hành vi bị coi là hành vi phạm tội khi hành vi đó phải có tính nguy hiểm cho xãhội Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thé hiện ở chỗ, cách ứng xu cụ thể củacon người được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc

đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Đây là một trong

những căn cứ dé phân biệt hành vi phạm tội với những hành vi vi phạm pháp luật

Dưới góc độ khoa học luật hình sự, hành vi phạm tội được biểu hiện ra bên ngoảibăng hình thức hành động hoặc không hành động” Hành vi phạm tội được biểu hiện dướihình thức hành động là chủ thé làm một việc mà pháp luật hình sự cắm, làm thay đổitrạng thái bình thường của đối tượng tác động của tội phạm qua đó gây thiệt hại cho quan

hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Hành động phạm tội có thé chi don gian la mot thaotác xảy ra một lần trong thời gian ngắn, hoặc có thé là tổng hợp các thao tác khác nhau,hoặc có thê lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài Vi dụ: hành vi cướp tài san,hành vi trộm cắp tài sản, hành vi hiếp dâm Hành vi phạm tội biểu hiện dưới hình thứckhông hành động là sự kiềm chế của chủ thê trước một hành động nào đó trong hoàn cảnh

cụ thé Nếu như sự kiềm chế này thé hiện được quan điểm, thái độ của chủ thé đối với các

sự việc, hiện tượng đang diễn ra Như chủ thé không làm một việc mà pháp luật hình sựyêu cầu phải làm mặc dù người đó có nghĩa vụ và điều kiện để làm, làm biến đổi tình

trạng bình thường của đối tượng tác động, qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được

luật hình sự bảo vệ Ví dụ: hành vi không cứu giúp người đang ở trong tinh trạng nguyhiểm đến tính mạng: hành vi không tổ giác tội phạm

Hành vi phạm tội là hành vi có lý trí và có ý chí Cách xử sự của con người phải có

sự tham gia của lý trí và ý chí, tức là chủ thé phải nhận thức được hành vi của mình lànguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả của hành vi đó tất yếu sẽ xảy ra hoặc có

2 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb Tư pháp, tr 323 — 324.

3 PomaHos B.B., (JpuuuecKga ncuxonoeua, M, 1999, C.251.

Trang 32

thé sẽ xảy ra, đồng thời chủ thể phải điều khiển được cách xử sự đó Những xử sự của conngười biéu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan nhưng không được chủ thê nhận thức vađiều khiển, hoặc chủ thé nhận thức được nhưng không điều khiến được thì không có ý

nghĩa trong luật hình sự Những cách xử sự không có chủ định như: hành động bản năng

(những hành động được hình thành từ bởi những kích thích tác động trực tiếp đến cơ thểđược thực hiện ngoài sự kiểm soát của ý thức), hành động phản xạ (những hành động thựchiện như phản ứng mà không cần có sự kiểm soát của ý thức), hành động xung động(những hành động không được ý thức một cách đầy đủ, nó được kích thích bởi nhu cầuđang được thể nghiệm một cách trực tiếp, dưới ảnh hưởng trực tiếp của hoàn cảnh) Tronghành động này, con người không hè suy nghĩ gì về hành động của mình, không cân nhắc

“nên” hay “không nên”, họ phản ứng một cách nhanh chóng và trực tiếp Những hànhđộng như đã nói trên, thực tế đã gây ra những thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các

quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không phải là hành vi phạm tội, bởi vì

những hành động này không phải là kết quả của sự nhận thức (lý trí) và sự điều khiến (ýchí) của chính họ mà là kết quả trực tiếp của sự tác động từ bên ngoài

Từ những nội dung phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm hành vi phạm tội:Hanh vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có ly trí, có ÿchí và được thé hiện ra bên ngoài bằng hình thức hành động hoặc không hành động

2 Khái niệm về co chế của hành vi phạm tội

Cơ chế của hành vi phạm tội của một người là một quá trình được biểu hiện đầy

đủ cả trong không gian và thời gian và nó không chỉ bao gồm những hành động làm thayđổi môi trường bên ngoài, mà cả những hiện tượng tâm lý và quá trình trước đó quyếtđịnh nguồn gốc của hành vi bất hợp pháp Cơ chế của hành vi phạm tội là mối quan hệ tácđộng qua lại của các yêu tố bên ngoài và các quá trình, trạng thái tâm lý bên trong quyếtđịnh thực hiện tội phạm, hướng đến và kiểm soát việc thực hiện quyết định này!

Cơ chế của hành vi phạm tội được hiểu là sự tiễn triển của hành vi mang tính kếtiếp nhất định: xuất hiện ý định phạm tội, ra quyết định thực hiện tội phạm, lập kế hoạchhành động và cuối cùng là thực hiện chúng bởi người phạm tộiŠ

Hành vi phạm tội là một dạng hành vi và cũng có đầy đủ các yêu tô cau thànhcủa hành vi Nhưng nó khác hành vi bình thường của con người bởi xu hướng chống đối

xã hội và phương thức thực hiện mục đích Xu hướng chống đối xã hội của hành viphạm tội được biểu hiện rõ khi phân tích quá trình hình thành động cơ, đề ra mục đích,lập kế hoạch, quyết định thực hiện hành vi cũng như sự lựa chọn phương thức nhằm đạtmục đích đã đề ra và sự thay đôi ý định phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm vớicác hình thức lỗi khác nhau

* Ko3nos !O F., CawHbko M U., Mexanu3m npecmynuoeo noseöeHua M., 2004 C 30.

5 Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Khắc Hải, Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia, 2020, tr.187.

29

Trang 33

Về mặt chủ quan, tội phạm có thé được thực hiện với hình thức lỗi cố ý hoặchình thức lỗi vô ý Trong số các tội phạm thực hiện với lỗi cô ý lại phân ra thành lỗi cố

ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp Cơ chế của hành vi phạm tội chỉ biểu hiện một cách day

đủ trong trường hợp phạm tội với lỗi cỗ ý trực tiếp Cơ chế của hành vi phạm tội với lỗi

có ý trực tiếp gồm ba khâu sau đây: quá trình hình thành động cơ phạm tội; lập kế hoạchphạm tội; thực hiện hành vi phạm tội và gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội5

3 Các khâu trong cơ chế của hành vi phạm tội

3.1 Quá trình hình thành động cơ phạm tội

Khâu đầu tiên trong cơ chế của hành vi phạm tội là sự hình thành động cơphạm tội Động cơ được hiểu là sự thúc đây bên trong đôi với một hành vi cụ thé Động

cơ được coi là nguyên nhân trực tiếp của tội phạm Nghiên cứu động cơ sẽ trả lời câu

hỏi tại sao con người lại có cách xử sự khác nhau.

Trong khâu đầu tiên của cơ chế hành vi phạm tội bao gồm nhu cầu, lợi ích, địnhhướng giá trị của cá nhân Chính những yếu tố này làm phát sinh động cơ của hành vi

phạm tội.

* Nhu cau

Nhu câu của chu thé đóng vai trò chính trong việc hình thành động co của hành

vi phạm tội Nhu câu của con người phản anh sự phụ thuộc của họ vào thê giới bên ngoài, nhu câu vé một cai gì đó.

Nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu của con người là động lực thúc day hoạt động,điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội Côvaliov A.G viết: "Nhu cầu là sự đòihỏi của cá nhân và của vài nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện để sống vàphát triển Nhu cầu quy định hướng lựa chọn của ý nghĩ, rung cảm và ý chí của con

người Nó quy định hoạt động của cá nhân, nhóm xã hội và của cả một giai cấp, một dân

tộc, một thời đại"”.

Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan tất yêu của con người trong những điều kiệnnhất định, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ Nhu cầu của con người rất phong

phú, đa dang và không có giới hạn cũng như không bao giờ được hoàn toàn thoả mãn Nó

muôn màu, muôn vẻ đối với mọi con người, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi thế hệ, mọi

dân tộc.

Nhu cầu của con người rất đa dạng, có thê phân chia thành ba nhóm chính: 1) nhucâu sinh lý — trong việc tự bảo vệ, sinh san, ; 2) nhu cầu vật chất — dam bảo sự tôn tại và

5 Ko3nos IO F., CnawHbko M W., Mexanu3m npecmynnoeo noseôeHua M., 2004 C 30.

7 Côvaliov A.G., Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo duc, Hà Nội, 1971, tập 1, tr 193.

Trang 34

tiép tục sông như ăn uông, nha ở, mặc, đi lại ; 3) nhu câu xã hội - giành được dia vi xã hội, được thừa nhận, tự khăng định, sáng tạo, ý nghĩa của cuộc sông,

Nhu cầu con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn khả nănghiện có và đây là cơ sở cho sự phát triển đi lên Tuy nhiên sự chênh lệch giữa nhu cầu vàkhả năng thực tế có thê trở thành điều kiện nhưng không phải nguyên nhân của hành viphạm tội khi mức thoả mãn nhu cầu quá thấp như: nhu cầu quá lớn, lòng tham lam, tính

đố ky, ý muốn "hơn người” và kèm theo đó phương thức thoả mãn nhu cầu không phùhợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật thường dẫn đến hành vi tham ô tài sản, nhậnhối lộ, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản

Nhu cầu thực hiện chức năng động lực để thúc đây hành vi của người phạm tội Nó

quy định xu hướng lựa chọn các động cơ, mục đích và ý định phạm tội Ngoài những đặc

điểm nhu cầu của con người nói chung, nhu cầu của người phạm tội còn có những đặcđiểm đặc trưng sau đây: tính nhỏ nhen, hep hoi, thiên về vật chất, thực dụng; tính hẹp hòicủa những nhu cầu xã hội cần thiết (nhu cầu lao động, nhu cầu đạo đức ); tính cao siêu,vượt quá nhu cầu trung bình và ngoài khả năng thoả mãn cho phép; tính đồi bại, suy

thoái.

*Lợi ích

Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi, là sự nhận thức nhu câu và so sánh nóvới những điều kiện và công cụ, phương tiện thực hiện đang có Lợi ích cũng là xu hướngnhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội dung phong phú về mặt

tình cảm.

Lợi ích của con người thê hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại,với cái ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của nó trong tương lai Đôi khi những dạnghành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân, tách khỏi điều kiện xuất phát.Hành vi vu khống, vu oan giáng họa, đô lỗi cho người khác, cãi cọ và thậm chí vi phạmpháp luật thường biểu hiện như hình thức biến dạng của sự tự khăng định và của "tinh tích

cực xã hội ".

*Dong cơ phạm tội

Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức và có khả năng thực hiện thì nó trở

thành động cơ.

Động cơ là cái bên trong, là động lực thúc đây con người thực hiện hành vi Động

cơ phạm tội là tat cả những gi bên trong thúc đây người phạm tội thực hiện hành vi phạmtội Ví dụ: Giết người vì động cơ đê hèn (giết vợ, giết chồng dé được tự do lay vợ, laychồng khác; giết người tinh sau khi “quan hệ” với họ có thai để trốn tránh trách nhiệmvới đứa con trong bung; giết người cho mình được thừa kế dé được hưởng thừa kế sớmhơn ), hoặc giết người dé che giẫu một tội phạm khác

31

Trang 35

Về mặt thực tiễn, việc phát hiện ra động cơ phạm tội và nghiên cứu chúng sẽ rấtthiết thực và có ý nghĩa đối với việc: xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội; dự báo khả năng tái phạm của người phạm tội; xác định khung hình phạt đốivới người phạm tội; xác định những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sựkhi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Động cơ và thái độ xử sự của con người là hiện tượng hết sức phức tạp, nó khôngchỉ xuất hiện trong mỗi cá nhân trên cơ sở các nhu cầu cấp thiết, mà cả trong các mối

quan hệ của cá nhân với người khác, với hoàn cảnh xã hội Hành vi của một con người

trong trạng thái bình thường đều được thực hiện do sự thúc day của một hoặc một số động

cơ nhất định Trong những trường hợp phạm tội với lỗi có ý trực tiếp thì bao giờ hành vicủa người phạm tội cũng đều do động cơ phạm tội thúc đây Chỉ trong trường hợp phạmtội với lỗi có ý gián tiếp, vô ý vi cầu thả và vô ý vì quá tự tin thì hành vi mới không cóđộng cơ phạm tội thúc day Thường những tội phạm này được thực hiện do xung đột tinhcảm được tích tụ lại, thiếu sự chi phối của kích thích bên trong Đôi khi hình ảnh xuấthiện đột ngột, kích động con người hành động mà không phân tích kỹ lưỡng hậu quả tấtyếu của nó hoặc họ không biết hành vi của mình là hành vi phạm tội, hoặc tin rằng hành

vi của mình không trở thành hành vi phạm tội Có những trường hợp con người hành

động không theo ý muốn của mình và đã dẫn đến phạm tội Trong trường hợp như vậyđộng cơ của hành vi mang tính chất bắt buộc

Thường những hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ sau: động cơ tự khangđịnh, động cơ phòng thủ, động cơ thay thé, động cơ giải trí, động cơ tự biện hộ

Các động cơ tự khẳng định Nhu cầu tự khăng định là nhu cầu quan trọng nhất,kích thích hành vi của con người trong phạm vi rộng lớn Nó thể hiện sự mong muốnkhăng định mình của con người ở cấp độ xã hội, cấp độ tâm lý xã hội và cấp độ cá nhân

Sự khang định của một người ở cấp độ xã hội có nghĩa là mong muốn đạt được vịtrí nhất định trong xã hội, gắn liền với sự công nhận của xã hội doi với một cá nhân tronglĩnh vực hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp Sự tự khang định gan liền với sự mong muốn

được đánh giá cao và tự đánh giá cao bản thân, dé cao long tu trong va gia tri cua ban

thân Điều này đạt được bang cách thực hiện các hành động nào đó, mà những hành độngnày theo ý muốn của con người là tạo điều kiện cho việc vượt qua bất kỳ khiếm khuyết,những nhược điểm tâm lý và đồng thời thé hiện các mặt mạnh của nhân cách Thôngthường, sự tự khăng định như vậy diễn ra một cách không có ý thức Ví dụ, đối với ngườiphạm tội tham ô tài sản, thì chủ thể của tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn liênquan đến việc quản lý tài sản Họ sử dụng chức vụ, quyền hạn này như là một phương tiện

dé thực hiện hành vi phạm tội Do vậy, trên thực tế, họ thường là người có uy tín, có chức

vu, quyén han, hoặc họ tìm moi cách dé có được dia vi xã hội nhất định cũng như bảo vệ

nó băng bat ky thu doan nao, ké ca viéc thuc hién hanh vi phạm tội Trong trường hợp họ

không đạt được địa vị xã hội nhất định, thậm chí mất địa vị này thì họ còn cho rằng đó là

Trang 36

một thảm họa đôi với cuộc sông của mình.

Sự khăng định ở cấp độ tâm lý xã hội gắn liền với sự mong muốn giành được địa

vị cá nhân, tức là, để có được sự công nhận từ những người gần gũi nhất ở cấp độ nhóm gia đình, bạn bè, người đồng niên, đồng nghiép, ) Nhưng con người cũng có thé khao

-khát được tham gia và trở thành thành viên của một nhóm mà nhóm này trước đó họ

không hề có sự tiếp xúc Trong những trường hợp này, họ thực hiện hành vi phạm tội nhưmột cách đề thâm nhập vào một nhóm như vậy và giành được sự thừa nhận Đây là đặcđiểm đặc trưng nhất đối với những người chưa thành niên

Trong SỐ các cấp độ khăng định của con người, sự tự khẳng định ở cấp độ cá nhân

có tầm quan trọng bậc nhất, nó kích thích sự khao khát được thừa nhận ở cấp độ xã hội vàtâm lý xã hội Khi tự khăng định, con người sẽ cảm thấy mình tự chủ, độc lập hơn, tự táchnhững giới hạn tâm lý ra khỏi sự tồn tại của mình, tự trở thành nguồn thay đổi trong môitrường xung quanh, làm cho họ cảm thấy mình an toàn hơn Điều này cho họ cơ hội đượcthé hiện một cách xứng đáng và được đánh giá cao trong “mat” của nhóm người và trong

“mat” của xã hội Những sự thừa nhận này có mối quan hệ, bổ sung cho nhau, đảm bảocho tâm lý bên trong của cá nhân cảm thấy thoải mái và cảm giác an toànŠ

Những người khao khát khăng định ở cấp độ xã hội, tâm lý xã hội và cá nhânthường gặp thấy trong số những người phạm tội nhận hối lộ và phạm tội tham ô tài sản.Trong sé những người phạm tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảochiếm đoạt tài sản thì những người khang định ở cấp độ tâm ly xã hội va cấp độ cá

nhân thường được bộc lộ rõ hơn.

Đối với người phạm tội hiếp dâm, sự tự khăng định ở cấp độ cá nhân lại là mộtđộng cơ phổ biến Hiếp dâm không chỉ là sự thỏa mãn nhu cầu tình dục, không chỉ là biểuhiện của tâm lý “chiếm đoạt” và thái độ thô lỗ đối với phụ nữ, là sự xâm hại danh dự vànhân phẩm của phụ nữ, mà trước hết, là sự tự khẳng định nhân cách của mình theophương thức đôi bại và gây nguy hiểm cho xã hội

Những nguyên nhân chủ quan của hành vi phạm tội hiếp dâm gắn liền trước hết

với các đặc thù của sự tự nhận thức của người phạm tội Trong những trường hợp này,

cảm giác của họ thường biểu hiện ở mức độ bản năng, tự ti, bi ton thuong, bi giam ham vathất vọng vào đối tượng mà anh ta bi phụ thuộc (người phụ nữ nói chung) Dé mongmuốn thoát khỏi những cảm giác nói trên, đồng thời họ muốn tự khang định minh trongvai trò của người “đàn ông” có thé thúc day người này đến việc thực hiện hành vi phạmtội hiếp dâm

Các động cơ phòng thủ Các nghiên cứu cho thay rang, thông thường một số lượngđáng ké các vụ án giết người có một mục đích khách quan, ý thức bảo vệ khỏi một mối de

8 AHTOHAH IO M., EHkeep M WI., SmuHos B E ƒ]cUXO/I02u8 ñpDecmynHuHd u pdcc/IeÒ0680Hue npecmynieHua M., 1996.

C 170

33

Trang 37

dọa bên ngoài, mà trong thực tế mối de doa này có thé xảy ra nhưng cũng có thé khôngxảy ra Trong trường hợp này, nỗi sợ về sự gây han có thé xảy ra thường kích thích việcthực hiện các hành động đe doa có tính gây han Nhiều khi, xuất phát từ động cơ phòngthủ mà người phạm tội đã giết chết nạn nhân ngay sau khi bị hiếp dâm.

Hành vi giết người này là kết quả của sự hiếu chiến, thù địch Sự hiếu chiến, thùđịch là một hình thức phản ứng gây hắn Phản ứng này như một sự đáp trả của cá nhântrong những điều kiện khác nhau khi bị làm cho họ tức giận Ví dụ: khi tiếp nhận nhữnglời lăng mạ, các mối de doa, sự tan cong về mat vật lý, hoặc một thất bại của chính mình.Mục đích cuối cùng của tội phạm giết người loại này là khiến cho nạn nhân phải chịuđựng Phan ứng có tính bạo lực này, đôi khi được coi là, “ nóng tính, cảm tính, bộc phat

và hành động nhanh chóng với mục đích gây hại đến đối tượng khiêu khích hoặc để bảo

vệ bản thân”” Thông thường, không có động cơ cụ thé dang sau hành vi giết người loạinày!° Chính vì vậy, sự hiếu chiến thù địch được nhắc đến ở đây khác với những sự hiếuchiến và bạo lực có động cơ cụ thể khác Tội giết người loại này chủ yếu là do trả đũa, và

sự tước đoạt tính mạng người khác được thực hiện một cách bốc đồng khi nhận được một

sự khiêu khích hay một mối đe dọa quá lớn từ nạn nhân

Rất nhiều người phạm tội giết người trong nhóm này có khuynh hướng quy kết thùđịch rất mạnh mẽ Điều này có nghĩa là loại người phạm tội này sẵn sàng thực hiện hành

vi bạo lực bất cứ khi nào họ cảm nhận được sự khiêu khích và đe dọa đối với họ, dù chonhững khiêu khích va đe doa này rất nhỏ và vô hai Nói cách khác, họ nhìn thay mối dedọa ngay cả khi trên thực tế không hề có yếu tố nào có tính đe dọa xuất hiện Fontaine R

G đã từng mô tả những cá nhân nay có một quá trình tư duy bi rỗi loạn, đặc biệt trongviệc diễn giải những kích thích mơ hồ từ xã hội Những người này dường như sé “xilông” đỗi với những người khác ngay khi họ cảm nhận được bat kì sự khiêu khích nào dùcho chúng rất nhỏ và vô hại Hành vi phản ứng như vậy thường được gói gọn trong haikhái niệm “bốc đồng” và “mất kiểm soát hành vi”!! Ví dụ: H., khi còn là một thiếu niên,thường có những hành động côn đồ và đánh đập bạn bè đồng trang lứa, nếu khi anh tacảm thấy hình như họ đe dọa anh ta bằng bất cứ cách nào đó H thường xuyên sẵn sàngđánh trả và dé làm được điều đó luôn mang theo một con dao bên mình Ngay sau khi rờiquân ngũ, tại nơi làm việc anh ta đã đấm một người đốc công được cho là đã xúc phạmanh ta Một lần khác, anh ta đi đến một nhóm đàn ông và đâm một người trong số họ bằngdao từ phía sau (nhưng chỉ đâm sượt người và làm rách quan áo) - H cho rang họ đã nóixấu về mình Một năm sau, khi nhìn thay một nhóm thanh thiếu niên ở lỗi vào câu lạc bộ,

3 Fontaine, R G., Reactive cognitive, reaction emotion: Toward a more psychologically-informed understanding of reactive

homicide Psychology, Public Policy, and Law, 14, 2008, p.243.

10 Fontaine, R G., Dodge, K A., Real-time deci- sion making and aggressive behavior in youth: A heuristic model of

response evaluation and decision (RED), Aggressive Behavior, 32, 2006, 604-624.

1! Fontaine, R G., Reactive cognitive, reaction emotion: Toward a more psychologically-informed understanding of

reactive homicide Psychology, Public Policy, and Law, 2008, 14.

Trang 38

H tiến đến chỗ họ và đâm một người trúng tim, nạn nhân đã chết ngay tại chỗ H giảithích hành động của mình như sau: "Anh ta chửi tôi, nhưng tôi sẽ không tha thứ cho bat

cứ ai làm điều đó với tôi " Điều thú vị là H nói theo cách riêng của mình, người đã bị giếtkhông phải người xúc phạm mình, mà là người khác đang đứng bên cạnh anh ta Điều nàycho thay, H sẵn sàng thực hiện sự tan công của minh, và những lời lăng ma chi là cái cớ

người thân, người quen của họ, v.v Trong những trường hợp như vậy, người này đã cãi

nhau với một người - người đã có mặt để giải quyết sự gây han của anh ta với người thânhoặc bạn bè của họ Thứ hai, thông qua sự di chuyền tình cảm Vi dụ, A đã giết cả giađình B do B đã từ chối không yêu mình

Các động cơ giải trí Trong số các động cơ phố biến cho hành vi phạm tội làđộng cơ giải trí Loại động cơ này thường không phố biến trong số những người phạm tộitrộm cắp tài sản, những người phạm tội tham 6 tai sản, đặc biệt là những người phạm tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, động cơ này lại phổ biến hơn trong số những người

phạm tội khác Đại diện cho những người phạm tội có động cơ nói trên là nguoi phạm tội

đánh bạc, trong nhiều trường hợp họ thực hiện hành vi phạm tội không phải chỉ vi lợi ichvật chất, mà còn vì trò chơi mang đến cảm giác hồi hộp Trên thực tế, có những trườnghợp các động cơ giải trí có thể gặp trong các hành vi phạm tội của những người móc túi

và không hiễm ở những người thực hiện các vụ trộm cắp tài sản tại căn hộ, cửa hàng vàcác chỗ ở khác Những động cơ này được biểu hiện rõ rệt sự lừa bip, nơi ma sự đối đầu trítuệ, cuộc tranh đua khôn khéo, nhanh trí được thực hiện, biết lợi dụng tối đa các hoàncảnh thuận lợi và nhanh chóng đưa ra quyết định

Các động cơ tu biện hộ Một trong những động cơ phổ biến của hành vi phạm tộitrong phần lớn các trường hợp là động cơ tự biện hộ: không thừa nhận tội lỗi và do đó,thiếu sự ăn năn đối với việc làm của họ Sự lên án chân thành về hành động của họ là kháhiếm, nhưng đồng thời, sau khi thừa nhận, họ thường đưa ra các lập luận dé giảm bớt lỗicủa mình đến mức tối thiểu Nghiên cứu về nhân cách của người phạm tội đã cho thaytầm quan trọng đặc biệt của các cơ chế phòng vệ nhằm chuẩn bị và thực hiện hành viphạm tội, và sau đó lại biện minh cho hành vi phạm tội Khi bi áp dụng các chế tài hình

sự hoặc sợ bị áp dụng những chế tài này, người phạm tội thường chọn cách để chối bỏ

35

Trang 39

những tình tiệt hoặc hậu quả bat lợi do hành vi của mình gây ra, bang cach đưa ra các cơ chê bảo vệ cho mình.

*Y định phạm tội

Ý định phạm tội xuất hiện trên cơ sở những động lực nhất định thúc day va ganliền với sự phân tích, đánh giá hoàn cảnh cụ thể Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, ýđịnh phạm tội không mang tính khách quan mà nó là yếu tố tâm lý có tính chất chủ quan

Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một

người không phải dựa trên ý định phạm tội của họ, mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi

người đó đã có những hành vi nguy hiểm cụ thê thực hiện ra bên ngoài thế giới khách quan

Vi dụ như: tìm kiếm dao súng, dé giết người (giai đoạn chuẩn bị phạm tội) hoặc can phạm

đã có những hành vi đâm, bắn, bóp cô trong tội giết người (giai đoạn thực hiện tội phạm).Tuy nhiên khi đã xác định ý định phạm tội thì đó chính là cơ sở tâm lý dẫn đến việc thực

hiện tội phạm.

Ý định phạm tội quan hệ chặt chẽ với điều kiện thực hiện tội phạm Điều kiện thayđổi có thé làm thay đổi ý định phạm tội hoặc làm xuất hiện ý định phạm tội mới Ví dụ: lúcđầu người phạm tội có ý định trộm cắp tài sản, nhưng khi điều kiện thay đổi thì họ lại thựchiện hành vi cướp tài sản Ý định sẽ biến mat khi không có điều kiện khách quan thuận lợicho việc thực hiện hành vi phạm tội Đôi khi có điều kiện phạm tội nhưng chủ thể tựnguyện từ bỏ ý định phạm tội vì nhiều nguyên nhân khác nhau

3.2 Lập kế hoạch phạm tội

Khâu thứ hai trong cơ chế của hành vi phạm tội là quá trình động cơ hoá được cụthé hoá trong kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội Chủ thé xác định các mục đích trựctiếp và các khách thé xâm hại, cũng như lựa chọn công cụ, phương tiện, địa điểm và thờigian thực hiện hành vi phạm tội để đưa ra các quyết định phù hợp Ở giai đoạn này, ảnhhưởng của các yếu tố bên ngoài còn thay đổi, nó ảnh hưởng mạnh đến mức có thé thayđổi ý định, khiến chủ thé từ bỏ ý định phạm tội

Khi nhu cầu đã hình thành động cơ phạm tội, thì đây là lúc người phạm tội bắtđầu thực hiện động cơ này Do đó, khâu thứ hai của một tội phạm có chủ ý là lập kế

hoạch cho hoạt động phạm tội Chính trong giai đoạn này, ý định của người phạm tội

được thực hiện, và tội phạm được chuyên từ ý định trừu tượng thành có thể cảm thayđược hiện thực.

Lập kế hoạch cho việc thực hiện hành vi phạm tội giống như lập kế hoạch chobất kỳ hành vi nào khác, phải tuân theo quy luật chung về lập kế hoạch hoạt động Chúngbao gồm các yêu cầu hoặc điều kiện tiên quyết sau: cần biết hoàn cảnh mà ở đó con người

dự định hành động; cần xác định rõ mục đích của các hành động và đối tượng của chúng,các phương thức và phương tiện được sử dụng, thời gian và địa điểm hành động, chỉ phí,

Trang 40

phương thức hiện thực hóa kết quả đạt được Đồng thời, con người cần phải hình dung

một cách rõ ràng các khả năng mà họ có, lường trước các khó khăn đang chờ đợi và

những hậu quả có thể xảy ra do hành vi phạm tội của mình đem lại

Lập kế hoạch, như một phần của cơ chế của hành vi phạm tội, có thể có nội dung

khác nhau, tùy thuộc vào loại tội phạm, nhân cách của người phạm tội và hoàn cảnh hiện

tại Nhưng trong mọi trường hợp, nó bao gồm ba yếu tố: lựa chọn mục đích, lựa chọnkhách thể xâm hại và lựa chọn phương thức thực hiện dé đạt được mục đích

* Lua chọn mục dich phạm toi

Việc lựa chọn mục đích là do động cơ quyết định Từ động cơ người ta xác định

mục đích của hành vi, vạch ra kế hoạch cụ thé dé đạt được kết quả tối ưu

Khi xem xét hành vi phạm tội như là một hành vi có lý trí, có nghĩa là chủ thé phảithay trước kết quả tương lai của hành vi mà minh sẽ thực hiện (tức là mục đích của hànhvi) Mục đích của hành vi xác định tính chất và phương thức hành động, lựa chọn công

cụ, phương tiện thực hiện dé đạt kết quả

Mục đích phạm tội là cái mà người phạm tội đặt ra trong trí óc của mình và mong

muốn đạt được thông qua hành vi phạm tội

Người phạm tội khi thực hiện tội phạm đều nhằm tới những mục đích nhất định.Nhưng chỉ có thể nói đến mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cô ý trựctiếp, vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm

để đạt những mục đích nhất định Còn ở trường hợp phạm tội khác (như phạm tội với lỗi

cô ý gián tiếp, vô ý vì câu thả, vô ý vì quá tự tin) người phạm tội cũng có mục dich,nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi, vì người phạm tội hoàn toàn không mong muốnthực hiện một tội phạm, hoặc họ không biết hành vi của mình có thé trở thành một tộiphạm hoặc biết nhưng không muốn nó trở thành tội phạm

Mục đích của việc thực hiện hành vi phạm tội thường được hiểu là kết quả màngười phạm tội mong muốn Nhưng có thể có một số kết quả không như vậy, vả lại chúngphụ thuộc lẫn nhau Do đó, cần phải làm nỗi bật mục dich chủ yếu (ví dụ: việc chiếm đoạttiền trong một vụ cướp ngân hàng); mục đích trung gian (khi chuẩn bị một vụ cướp ngânhàng, cần tìm đồng bọn cùng tham gia, tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, tiễn hànhthăm dò địa hình, v.v.); mục đích mới phát sinh (chang hạn như, giết chết thuộc hạ vì đãphạm lỗi, thủ lĩnh của băng đảng mong muốn không chỉ tìm cách thoát khỏi "ké phảnbội", mà còn đe dọa các thành viên khác của băng đảng, và đôi khi củng cố ưu thế, quyềnlực của mình trong mắt của đồng bọn)

Mục đích của hành vi phạm tội không do điều kiện khách quan quy định mà dochủ thể định ra và được nhận thức như yếu tố cần thiết và có khả năng thực hiện trongđiều kiện nhất định

37

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w