1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tham quan nhận thức2 công ty cổ phần xây dựng và đầu tư alpha việt nam

14 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo tham quan nhận thức 2 Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Alpha Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phúc Quan Hưng
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Báo cáo tham quan nhận thức
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

CƠ CẤU TỞ CHỨC BỘ MÁY Bộ máy quản trị trong doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu là phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THAM QUAN NHẬN THỨC

2

Tên đơn vị:Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Đầu Tư Alpha Việt Nam

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHÚC QUAN HƯNG

Mã sinh viên : 22111180001

Lớp : ĐH12QTKD1

Khoá : 12 (2022-2026)

Hà Nội, tháng 12 /2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THAM QUAN NHẬN THỨC

2

Tên đơn vị:Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Đầu Tư Alpha Việt Nam

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHÚC QUAN HƯNG

Mã sinh viên : 22111180001

Lớp : ĐH12QTKD1

Khoá : 12 (2022-2026)

Hà Nội, tháng 12 /2023

Trang 3

MỤC LỤC

1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ALPHA VIỆT NAM

1.1 THÔNG TIN VỀ CÔNG TY

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.3 CƠ CẤU TỞ CHỨC BỘ MÁY

1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ALPHA VIỆT NAM

2.1 VẤN ĐỀ NHÂN LỰC

2.2 VẤN ĐỀ MARKETING

2.3 VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH

2.4 VẤN ĐỀ SẢN XUẤT

3 ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.1 CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC

3.2 CÁC MẶT CÒN HẠN CHẾ

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Trang 5

1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ALPHA

VIỆT NAM 1.1 THÔNG TIN VỀ CÔNG TY

Hình 1: Logo của công ty (Nguồn: https://alphavni.com/)

– Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ALPHA VIỆT NAM

– Tên quốc tế: ALPHA VIETNAM CONSTRUCTION AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

– Địa chỉ: Lô B3,4,5 Khu DVTM CC3, Đường Lê An, Phường Trần Nguyên Hãn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam

– Website: https://alphavni.com/

– Ngày cấp giấy phép: 22/02/2012

– Ngày bắt đầu hoạt động: 22/02/2012

– Ngày nhận TK: 23/08/2019

– Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Bắc Giang - Yên Dũng

– Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà Nước

– Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Hùng

– Số điện thoại: 0913257470

– Mã số thuế: 0105797262

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

– Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Alpha Việt Nam được thành lập vào năm 2012

– Địa chỉ đặt tại Lô B3,4,5 Khu DVTM CC3, Đường Lê An, Phường Trần Nguyên Hãn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam

Trang 6

– Công ty sản xuất kết cấu khung thép tại các nhà xưởng và tiến hành vừa sản xuất vừa thi công với sản phẩm là tấm thép

– Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, dự án

Hình 1.1: Sản phẩn của công ty – Công ty có 3 công ty con: công ty sản xuất rô bốt chế tạo máy, xưởng sản xuất kết cấu thép

– Nhân lực có 70 người: 20 nhân viên hành chính, 50 người làm tại xưởng sản xuất ở Lạng Giang, Bắc Giang Cách trụ sở 40km Nhân viên hành chính trả lương theo thời gian Nhân viên xưởng được trả lương theo sản phẩm

1.3 CƠ CẤU TỞ CHỨC BỘ MÁY

Bộ máy quản trị trong doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu là phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể cho lao động trong doanh nghiệp Đồng thời cũng phải phù hợp với những đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp như trình độ tự chủ hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ buôn bán Nắm được những yêu cầu trên thì Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Alpha Việt Nam đã lựa chọn ra được mô hình bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù loại hình kinh doanh của công ty, đáp ứng được các nhu cầu, chiến lược phát triển kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy được công ty lựa chọn như sau:

Đứng đầu điều hành và mang quyết định cao nhất là hội đồng quản trị và chủ tịch, những người điều hành và quản lý giám đốc, phó giám đóc và giám đốc điều hành; dưới là bộ phận các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, cùng nhau xây dựng lên một Công ty lớn mạnh

Trang 7

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Phòng thiết kế: Chức năng chính của phòng thiết kế là tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiê ~p các vấn đề liên quan đến công tác thiết kế Bên cạnh đó, phòng thiết kế còn là bô ~ phâ ~n chịu trách nhiê ~m

tổ chức thực hiê ~n và quản lý công tác thiết kế trong các doanh nghiê ~p Phòng sản xuất: Phòng sản xuất của một doanh nghiệp là bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp Đứng đầu phòng sản xuất là Giám đốc sản xuất Những thành viên khác của

bộ phần này gồm có kỹ thuật viên, kỹ sư, nhà thiết kế, vận hành máy Phòng kế toán:

+Phòng kế toán thường có chức năng phân tích các tài liệu tài chính, chẳng hạn như báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và ngân sách, nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp Đồng thời xem xét xu hướng dữ liệu tài chính

và so sánh hiệu suất giữa các giai đoạn để đưa ra quyết định đúng đắn về kế hoạch trong tương lai Để hoàn thành nhiệm vụ này, kế toán có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích tài chính khác nhau, chẳng hạn như phân tích theo chiều ngang, chiều dọc và theo tỷ lệ

+Phòng kế toán cần đảm bảo rằng các khoản thuế được nộp một cách chính xác, đúng hạn và phù hợp với luật định của nhà nước Ngoài ra, họ cũng cần thường xuyên kiểm tra các thay đổi hoặc cập nhật đối với các quy định về thuế có thể ảnh hưởng đến cách khai thuế

Trang 8

+Dự báo chính xác tình hình tài chính trong tương lai cũng là chức năng quan trọng của phòng kế toán Quá trình này liên quan đến việc tạo ngân sách chi tiết, xem xét doanh thu dự kiến, dự đoán chi phí, chi tiêu và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Về việc lập ngân sách, kế toán phải có con mắt tinh tường để nắm chi tiết nhằm phân bổ nguồn lực phù hợp và hiệu quả dựa trên thông tin có sẵn

Phòng quản trị:

+Quản trị trong phải đảm bảo được 4 chức năng cơ bản: Chức năng kế hoạch và dự báo, Chức năng tổ chức thực hiện, Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh

+ Chức năng kế hoạch và dự báo: Đây là chức năng cơ bản và đầu tiên của quá trình quản trị doanh nghiệp và phải đảm bảo dự báo được các nội dung sau: Tình hình và các môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu, các nguồn lực cần có, trách nhiệm của các bên liên quan, các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian sẵn có, các điều kiện để hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra

+ Chức năng tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm tổ chức bộ máy và con người từ hình thành cơ cấu tổ chức cho đến phân công nhân lực, phân công công tác, phân bổ nguồn lực theo từng cá nhân, nhóm người, bộ phận chức năng trong một doanh nghiệp

+ Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo: Đây là chức năng có sự đa dạng về nghệ thuật quản

lý, lãnh đạo doanh nghiệp Chức năng này là việc lãnh đạo quá trình thực hiện bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách hành vi, phong cách làm việc và quản trị nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của mình

+ Chức năng kiểm tra, kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh trong quá trình kinh doanh Kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý và thu thập các thông tin cần thiết nhằm nắm bắt tình hình thực tế các công việc so với kế hoạch đã đề ra Chức năng này rất quan trọng, đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng hoặc có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời, sát với thực tế

Quản lý sản xuất:

Trang 9

+ Lập kế hoạch, quản lý hoạt động sản xuất: Phối hợp cùng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích các đơn đặt hàng từ khách hang Làm việc với khách hàng để thương thảo và giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân sách, thời gian sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dựa trên tình hình hiện tại của doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch và lịch trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong quá trình sản xuất Lập kế hoạch về nguyên vật liệu, nhân sự và thiết bị cần thiết cho từng đơn đặt hàng, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục Đảm bảo tuân thủ kế hoạch sản xuất theo tiến độ, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và nằm trong ngân sách của doanh nghiệp Đánh giá khối lượng công việc hiện tại và lập kế hoạch sản xuất cho các đơn đặt hàng mới, đảm bảo quá trình công việc không bị chồng chéo

+Giám sát, kiểm soát hoạt động sản xuất: Quản lý các đơn đặt hàng và điều chỉnh

kế hoạch sản xuất khi cần thiết Phân công công việc phù hợp cho bộ phận sản

lượng sản phẩm Giám sát quy trình sản xuất và hoạt động của nhân viên để đảm

hiện kịp thời các sản phẩm lỗi và tiến hành điều tra các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục nhanh

tiêu chất lượng cho bộ phận sản xuất, thực hiện đánh giá và giám sát kịp thời + Quản lý máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu: Tổ chức quy trình sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ cho các máy móc, thiết bị sản xuất Lên kế hoạch mua sắm thiết bị, máy móc mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và đề xuất cho cấp trên để được phê duyệt Tổ chức quá trình bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc mới cho nhân viên và công nhân trong nhà máy

+Tuyển dụng, đào tạo nhân sự: Sắp xếp vị trí, chức vụ và phân công công việc cho nhân viên dưới quyền và tổ chức kiểm tra năng lực nghề nghiệp Dựa trên tình hình sản xuất và nhu cầu thực tế, lập kế hoạch và hợp tác với phòng nhân sự để tuyển dụng nhân sự cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Phòng cung ứng: Được thực hiện thông qua việc tìm kiếm nhân sự cho công tác thực hiện, phân công công việc cho công tác cho toàn bộ chuỗi

Trang 10

cung ứng doanh nghiệp Thực hiện hoạch định và giám sát các hoạt động kinh doanh của toàn bộ chuỗi và báo cáo với cấp trên

+ Giao tiếp: Công tác quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả không thể thiếu việc liên lạc với các phòng ban và nhân sự doanh nghiệp Việc quản lý chuỗi cung ứng cần đảm bảo khả năng giao tiếp với khách hàng, đối tác qua điện thoại, qua trao đổi email, phương tiện truyền thông, Họ cần phải có khả năng thương lượng giá vận chuyển và sắp xếp vận chuyển với các nhà cung cấp hợp đồng Từ đó, cung cấp các sản phẩm chất lượng, dịch vụ sao cho đáp ứng nhu cầu người tiêu dung

+ Vận chuyển : Thực hiện công tác thương lượng hợp đồng và mức giá với các đơn vị vận chuyển, hải quan, người quản lý kho hàng, và các nhà cung cấp dịch vụ logic của bên thứ ba có liên quan Họ cần đảm bảo những thủ tục xuất-nhập khẩu cho phù họp được thực hiện bởi nhân sự cấp dưới

và các đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng Đồng thời, các nhà quản lý thực hiện các chính sách tiêu chuẩn với các ngành nghề liên quan tới chất lượng, an toàn cũng như quy trình

+ Lập kế hoạch và phân tích: Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc phát triển

và duy trì các kế hoạch, chiến lược chuỗi cung ứng khác nhau Điều này liên quan tới công tác điều phối, giám sát các hoạt động sản xuất, dự báo đơn hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Họ cần thực hiện tối ưu hóa các tài nguyên hoạt động trong khi thực hiện công tác giảm chi phí, kiểm soát các chương trình quảng cáo Cần lựa chọn các ứng viên có khả năng phân tích năng lực, hiệu suất công việc hàng tháng Việc này đảm bảo các

dự báo, lịch trình được điều chỉnh phù hợp

+ Kiểm soát hàng tồn kho: Công việc này hỗ trợ thực hiện các mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp thông qua các số liệu và chức năng báo cáo Họ chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá các rủi ro về các dụng cụ dễ hư hỏng, xu hướng cung cấp, yếu tố nhu cầu và giảm thiểu tình trạng kém chất lượng của sản phẩm

+ Sự quản lý: Công tác quản lý chuỗi cung ứng thúc đấy quá trình phát triển, thực hiện triển khai các giải pháp kho bãi, phân phối cũng như hậu cần Họ thực hiện các chi phí lao động, năng suất lao động, độ chính xác

dữ liệu Công tác đo lường, báo cáo hoạt động của phòng ban cũng được thực hiện đồng thời Họ cần xây dựng và duy trì các hướng dẫn làm việc

an toàn và các quy trình vận hành tiêu chuẩn Các nhà quản lý chuỗi cung

Trang 11

ứng thiết lập và điều chỉnh các quy trình làm việc để đáp ứng nhu cầu của kho, lịch sản xuất Đồng thời, thực hiện các chiến lược cải thiện chất lượng dịch vụ, hiệu suất thiết bị cũng như giao tiếp liên ngành

Phòng quảng cáo:

+ Xây dựng, phát triển thương hiệu, hình ảnh cho công ty

+ Xây dựng và phát triển thương hiệu là hai hoạt động rất quan trọng của doanh nghiệp vì nó góp phần giúp doanh nghiệp đạt được thành công và giúp tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường Doanh nghiệp ngay từ đầu cần phải chú ý xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt thời gian hoạt động, tất cả các hình ảnh và thông điệp phải được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, thú vị, hấp dẫn nhằm gây thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng + Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm Đảm nhận việc thực hiện nghiên cứu khách hàng và thị trường mua sắm Hoạt động nghiên cứu giúp bạn xác định thị trường mục tiêu và cơ hội, đồng thời giúp bạn hiểu cách nhìn nhận về sản phẩm

và dịch vụ của mình Ngoài ra, họ thường chịu trách nhiệm lựa chọn và quản lý các đại lý cũng như các nhà cung cấp sản xuất tài liệu tiếp thị và hoặc cung cấp hỗ trợ marketing

+ Lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược quảng cáo Các bộ phận quảng cáo chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện nhiều dự án quảng bá khác nhau cho thương hiệu của họ

+ Quảng bá sản phẩm của công ty với khách hàng Luôn theo dõi xu hướng thị trường để xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng Sau đó, họ sẽ phát triển một chiến lược tiếp thị nhằm tạo ra cách thức nhận biết về khả năng, nhu cầu mua sắm của khách hàng

+Thiết lập và duy trì mối quan hệ với báo chí, truyền thông Để đảm bảo hình ảnh, quyền lợi của công ty được thể hiện một cách tốt đẹp nhất trong mắt công chúng, phòng quảng cáo cần quan tâm trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí

Phòng quản lý an toàn: Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau:

+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động

Trang 12

+ Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động

+ Xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp + Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn,

vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động + Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động

Phòng an ninh:

+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý + Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp Khi xảy ra các vụ việc

có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo

vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất + Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng

1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Những ngành nghề công ty đang kinh doanh:

Mã Ngành

2410 Sản xuất sắt, thép, gang (Ngành chính)

43110 Phá dỡ

43120 Chuẩn bị mặt bằng

43210 Lắp đặt hệ thống điện

43290 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

43300 Hoàn thiện công trình xây dựng

4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

46510 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

46520 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4661 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

Ngày đăng: 05/04/2024, 22:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w