LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục với đề tài “Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”, được hoàn thành
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THẢO
GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 21% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
`
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2023
Tác giả
Hoàng Thị Thảo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục với đề tài “Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”, được hoàn thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các phòng chức năng, Ban chủ nhiệm Khoa và các giảng viên Khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Đặc Biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Lê Thị Thương Thương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong thời
gian thực hiện nghiên cứu luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí cán bộ phòng Giáo dục
và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ; các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên
ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên,
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tận tình để tác giả có thể khai thác được những thông tin, tư liệu phục vụ cho việc viết luận văn
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và tập thể giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, gia đình, bạn bè luôn động viên khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành được luận văn Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả
Hoàng Thị Thảo
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, biểu đồ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 12
1.2.1 Giáo dục 12
1.2.2 Kĩ năng 13
1.2.3 Kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi 14
1.2.4 Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi 15
1.3 Kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 16
1.3.1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ 5-6 tuổi 16
Trang 51.3.2 Vai trò của kĩ năng bảo vệ bản thân đối với sự phát triển của trẻ
5-6 tuổi 18
1.3.3 Biểu hiện của kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 20
1.4 Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 21
1.4.1 Mục tiêu của giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 21
1.4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 22
1.4.3 Nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 23
1.4.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 25
1.4.4 Hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 27
1.4.5 Các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 29
1.4.6 Đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 30
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 32
1.5.1 Yếu tố chủ quan 32
1.5.2 Yếu tố khách quan 32
Kết luận chương 1 34
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 36
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non của thành phố Điện Biên Phủ 36
Trang 62.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Điện Biên Phủ 36
2.1.2 Khái quát về giáo dục mầm non của thành phố Điện Biên Phủ 37
2.2 Khái quát quá trình khảo sát 39
2.2.1 Mục đích khảo sát 39
2.2.2 Nội dung khảo sát 39
2.2.3 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 39
2.2.4 Đối tượng khảo sát 40
2.2 Kết quả khảo sát 40
2.2.1 Thực trạng kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 40
2.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 45
2.3 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 63
2.3.1 Những ưu điểm 63
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 64
Kết luận chương 2 66
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 67
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục 67
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, phù hợp 67
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thực tiễn 67
3.2 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 68
3.2.1 Đa dạng hóa nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong các chủ đề ở trường mầm non 68
Trang 73.2.2 Tổ chức giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
các hoạt động ngoài trời ở các trường mầm non 73
3.2.3 Sử dụng các tình huống có vấn đề nhằm giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 75
3.2.4 Phối hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong các trường mầm non 77
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78
3.4 Thực nghiệm sư phạm 78
3.4.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm 78
3.4.2 Kết quả thực nghiệm 80
Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGD ĐT : Bộ Giáo dục Đào tạo
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục CS-GD : Cơ sở giáo dục
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Thực trạng biểu hiện kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở
các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 41 Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ 5-6 tuổ1i ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 46 Bảng 2.3 Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 48Bảng 2.4 Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 53 Bảng 2.5 Thực trạng hình thức giáo dục giáo dục kĩ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 56 Bảng 2.6 Thực trạng các lực lượng giáo dục KNBVBT cho trẻ 5-6 tuổi ở
các trường MN thành phố Điện Biên Phủ 59 Bảng 2.7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kĩ
năng BVBT cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 62 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá KNBVBT của trẻ trước thực nghiệm 80 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá KNBVBT của trẻ sau thực nghiệm 81 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đánh giá biểu hiện KNBVBT của trẻ trước và sau TN 82
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục (GD) trong những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ Trẻ nhỏ được học tập từ nhiều môi trường khác nhau như gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh Trong đó môi trường vô cùng cần thiết để trẻ học tập chính
là trường mầm non - nơi chuẩn bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng (KN) nền tảng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc học tập, tăng khả năng sẵn sàng bước vào giai đoạn giao dục phổ thông
Giáo dục tại các trường mầm non có mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những những kĩ năng sống (KNS) cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm
ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Để đạt được mục tiêu tổng quát đó việc giáo dục kĩ năng sống trong đó có
kĩ năng bảo vệ bản thân đóng vai trò rất quan trọng Điều này được lý giải bởi giai đoạn mầm non là giai đoạn trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm, giai đoạn này trẻ đang thích khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh nhưng lại chưa có kĩ năng cơ bản để bảo vệ bản thân, những tai nạn có thể xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ Do đó, Thông tư số 45-TT-BGDTT ban hành năm 2021, quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non đã nêu “Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kĩ năng đảm bảo an toàn”, giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ có thể lồng ghép trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và hoạt động học trong các cơ sở mầm non
Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân (KNBVBT) cho trẻ mầm non đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với trẻ 5-6 tuổi Giai đoạn này trẻ ý thức rất rõ
Trang 11về bản thân, thích khám phá, hiếu động, ham chơi, khả năng tư duy logic và ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hơn giai đoạn trước đó nên ở giai đoạn này việc giáo dục cho trẻ có khả năng nhận biết và tránh được nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho bản thân là hết sức cần thiết và hiệu quả cao hơn những giai đoạn trước đó Có thể nói đây là thời điểm vàng để giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
Xã hội hiện đại ngày nay mang đến cho con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ em mầm non Theo số liệu thống kê trong báo cáo tổng hợp về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy các tại nạn như: bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, tai nạn giao thông, đuối nước, điện giật là những nguyên nhân nhân hàng đầu gây tử vong cho trung bình 8000 trẻ em ở Việt Nam mỗi năm Điều này là minh chứng rõ rệt cho sự cấp thiết cần trang bị cho trẻ kĩ năng cần thiết để ứng phó, xử lý các tình huống nguy hiểm gặp phải để bảo vệ bản thân
Thực tế hiện nay ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ em nói chung và trẻ em 5- 6 tuổi nói riêng Việc tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ có nhiều yếu tố thuận lợi như: Nhà trường đã trang bị ti
vi, mạng internet phục vụ cho việc học của trẻ, trẻ được xem tranh ảnh, video
về các tình huống cần bảo vệ bản thân; trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, đồ dùng sắp xếp gọn gàng, bảo đảm an toàn cho trẻ; giáo viên đã bước đầu chú ý dạy trẻ kĩ năng bảo vệ bản thân mọi lúc, mọi nơi, giờ học trong lớp, giơ học ngoài trời… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động này còn gặp một số khó khăn như: Không gian và đồ chơi của trẻ tại sân chơi, khu vận động còn hạn chế; một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ; các hoạt động nhằm giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ của giáo viên còn đơn
Trang 12điệu, chưa đa dạng, sinh động thu hút sự quan tâm, tham gia của trẻ nên hiệu quả giáo dục còn hạn chế, thể hiện ở việc nhiều trẻ vẫn chưa thật sự có kĩ năng
để nhận biết, phán đoán và phản ứng tích cực với những mối nguy hiểm có thể xẩy ra với bản thân mình và những người xung quanh … Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ hiện tại và tương lai…
Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Trang 135 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non
- Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và thực nghiệm
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua một số hoạt động giáo dục của trẻ ở các trường mầm non thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
6.2 Địa bàn nghiên cứu và khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát giáo viên và trẻ 5-6 tuổi tại 3 trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên: Trường Mầm Non Noong Bua, Trường Mầm Non 20/10, Trường Mầm Non Thanh Trường
Khảo sát trên 90 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và 54 GV ( trong đó bao gồm: 9 CBQL, 45 GV) của 3 trường trong địa bàn khảo sát Thực nghiệm trên một nhóm trẻ gồm 30 trẻ
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết bằng việc đọc sách, báo và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi thông nhằm làm rõ cơ
sở lí luận của đề tài
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Trên cơ sở phân tích
lí thuyết, tôi tiến hành phân loại và hệ thống lý thuyết tạo điều kiện thuận lợi
Trang 14cho việc xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp một số hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân được giáo viên tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Để khảo sát thực trạng kĩ năng và giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường
mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và trẻ nhằm thu thập những thông tin liên quan đến thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra anket để thu thập thông tin từ giáo viên về thực trạng kĩ năng và giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các kế hoạch giáo dục của giáo viên các trường mầm non được khảo sát để làm rõ hơn thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trưng cầu ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục kĩ năng bảo
vệ bản thân trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được đề xuất trong đề tài
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: dùng để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được
đề xuất trong đề tài
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các
số liệu từ các bảng hỏi thu thập được
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Trang 15Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6
ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Từ lâu, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO) và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống và phân loại chúng UNESCO đã đưa ra kĩ năng đề phòng tai nạn thương tích hay có thể gọi
là kĩ năng bảo vệ bản thân nằm trong nhóm kĩ năng chuyên biệt UNICEF đã chia thành hai nhóm kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao, trong đó kĩ năng bảo vệ bản thân thuộc nhóm kĩ năng nâng cao
Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trong trường học, đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm Trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em khẳng định ““Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em Nghĩa vụ của chúng
ta là tôn trọng và bảo vệ các em Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ và tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô hay những người chăm sóc trẻ” [8]
Tác giả Diane TillMan trong cuốn "Những giá trị sống cho tuổi trẻ" cho
rằng: “Giáo dục kĩ năng sống để có kĩ năng sống ngày càng được nhìn nhận là
có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân” [7]
Ở Nga, đã xây dựng luật bảo vệ an toàn cho trẻ, và ban hành chương trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ và phụ huynh để ứng phó tích cực trước các tình huống nguy hiểm gặp phải trong cuộc sống Tại Nhật Bản,
đã xây dựng những bài học tình huống mô phỏng về động đất, sóng thần để giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ từ bậc mẫu giáo [16]
Tác giả Debbie và Mike Gardnert Trong cuốn sách “Raisingthe kids who can protect them self” (Nuôi dạy những đứa trẻ có thể tự bảo vệ mình) đã
Trang 17hướng dẫn phương pháp dạy trẻ nhận biết và thoát khỏi các tình huống không
an toàn, cách tìm kiếm cửa thoát hiểm, và cách để trẻ có phản ứng tích cực với các tính huống nguy hiểm gặp phải khi không có người lớn bên cạnh [ 16]
Năm 2012, các tác giả trường Đại học sư phạm Ulinaov viết trong đề tài
“Giáo dục các kĩ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo” rằng : “báo cáo đáng sợ của tội phạm đối với trẻ em đã chứng minh về sự thụ động của trẻ khi đối mặt với sự nguy hiểm Nhiệm vụ chính của giáo viên và phụ huynh là lựa chọn các hình thức, nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ Qua đó dạy cho trẻ cách phòng tránh những mối đe dọa, sự nguy hiểm trong thực tế, nếu gặp phải thì trẻ có thể biết cách xử lý và tự bảo vệ mình” [28]
Theo tác giả Gavin De Becker trong nghiên cứu “Protecting the gift: Keeping children and teenagers safe (and parents sane)”, ông đã đã đưa ra
những phương pháp hướng dẫn cha mẹ có thể dạy trẻ xác định các tình huống nguy hiểm và cách thoát khỏi những tình huống nguy hiểm khi trẻ phải đối mặt
Cụ thể như làm thế nào nếu con mình bị lạc, làm thế nào để nhận biết con mình
bị lạm dụng tình dục (dẫn theo [20])
Theo các tác giả Sandy K Wurtele và Julie Sarno Owens trong nghiên
cứu: “Teaching personal safety skills to young children: an investigation of age and gender across five studies” thì đã nghiên cứu trên trẻ mầm non nhằm xác
định mức độ kĩ năng an toàn cá nhân, phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ từ
đó đưa ra các biện pháp nâng cao kĩ năng an toàn cho trẻ ( [27])
Tác giả Jayneen Sanders and Anna Hancock đã trình bày nghiên cứu với các bộ sách “An toàn cho con yêu”, tác giả đã trình bày các nội dung cần hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em đó là: Trao quyền cho trẻ; Dạy trẻ
về an toàn thân thể; Nhận diện sự an toàn và không an toàn; Thiết lập mạng lưới vệ sĩ an toàn; Tránh đụng chạm cơ thể; Phân biệt điều bất ngờ thú vị khác với bí mật xấu xa; Hiểu về các bộ phận riêng tư Các tác giả đã đưa ra 5 quy tắc
để giúp trẻ bảo vệ bản thân mình gồm: Cơ thể của bạn do bạn quyết định; Mạng lưới vệ sĩ an toàn; Dự cảm bất an; Vùng riêng tư và không giữ bí mật Cuốn
Trang 18sách có nhiều hình ảnh đẹp, gần gũi, phù hợp lứa tuổi trẻ nhỏ Trong từng nội dung, tác giả khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình và biết chia sẻ cảm xúc với những người lớn đáng tin cậy (dẫn theo [29])
Tác giả Nguyễn Thanh Bình là một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam Tác giả đã xuất bản một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảođã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam Nghiên cứu của tác giả đã chỉ rõ: Chương trình, tài liệu giáo dục kĩ năng sống được thiết kế cho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất đa dạng về hình thức.[3]
Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục kĩ năng sống” Nguyễn Thanh Bình khẳng định những yêu cầu cụ thể đối với việc đổi mới nội dung chương trình
và phương pháp dạy học Tác giả cho rằng:“Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào học tập chủ động, chống thói quen thụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tổ chức hoạt động của học sinh là đặc trưng thứ nhất của phương pháp dạy học tích cực”.[3]
Bộ GD&ĐT phối hợp với ngành công an, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đưa ra “Chương trình giảng dạy thí điểm và tổ chức nhiều cuộc thi tìm
Trang 19hiểu luật an toàn giao thông” cho trẻ từ mẫu giáo đến phổ thông để giúp cho các em có nền tảng kiến thức, kĩ năng cơ bản để xử lý những tình huống giao thông khi gặp phải và biết cách tuân thủ, chấp hành luật giao thông [ 16]
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành luật số 04/2004/QH11 về bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hay gần đây nhất là Luật trẻ em số 102/2016/QH13 cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho trẻ em nước nhà [dẫn theo 14]
Riêng đối với giáo dục kĩ năng sống và đặc biệt là giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”, Bộ GD&ĐT (2009) đã tích hợp KNS trong các năng lực thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội nhằm rèn luyện các kĩ năng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, như: Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân, tin tưởng vào khả năng của bản thân, biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc, có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn, hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh, có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội, thể hiện sự tôn trọng người khác [2]
Các tác giả Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu và Hoàng Mai
với nghiên cứu “Những kỹ năng sư phạm mầm non- Thiết lập môi trường học tập cho trẻ em mầm non (tập 1)” đã nghiên cứu về việc duy trì một lớp học an
toàn bằng việc giám sát trẻ và làm mẫu về các hành động an toàn Các tác giả cho rằng giáo viên cần phải giám sát khu vực lớp học, đoán trước các hành vi không an toàn, làm đổi hướng các hành vi không an toàn, làm mẫu các hành vi
an toàn, để trẻ tham gia vào các quy tắc an toàn Trẻ cần được học về các quy tắc
an toàn và sự thận trọng đối với các bậc thềm, lối ra, phòng vệ sinh, buổi học ngoài trời, trò chơi đóng vai và các hoạt động khác Cần biết rõ các bước thực hiện trong trường hợp gặp thời tiết xấu hoặc sơ tán khẩn cấp Trẻ cần được thực tập các tình huống thực tế để có hướng xử lí đúng khi nó thực sự xảy ra
Các tác giả Vũ Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách “Giúp
bé có kĩ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” đã đưa
ra 9 tình huống trẻ thường hay gặp trong cuộc sống, dễ gây nguy hiểm đối với
Trang 20trẻ Qua đó, tác giả đưa ra những biện pháp giúp các bậc phụ huynh và giáo viên giáo dục cho trẻ để giúp trẻ có kĩ năng tự bảo vệ cho bản thân, giữ cho bản thân được an toàn [27]
Các tác giả Nam Hồng, Dương Phong và Lê Ngọc Lan với bộ sách “Tủ sách trường học an toàn” đã đưa ra các nội dung như: Ngôi nhà an toàn cho
trẻ; An toàn cho trẻ trên đường phố và nơi thiên nhiên; An toàn cho trẻ trong cộng đồng xã hội; Sơ cấp cứu các loại tổn thương do tai nạn ở trẻ em Bộ sách giúp trẻ đối mặt có hiệu quả trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi tự mình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và bên ngoài xã hội cũng như giúp trẻ biết
rõ nguyên nhân của các tai nạn có thể xảy ra đối với trẻ ở nơi công cộng [ 27]
Từ lâu, bắt đầu trong nội dung chương trình của các trường mầm non đã đưa việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ vào trong nội dung giáo dục phát triển thể chất
Tác giả Phan Tú Anh với đề tài “Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học năm 2013 cũng đã chỉ rõ được sự cần thiết, mục tiêu, những nội dung và hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo
vệ hiện nay và đồng thời từ đó xác định được những biện pháp phù hợp và khả thi để giáo dục có hiệu quả kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ [1]
Tác giả Nguyễn Hoàng Phương Thảo với đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” Qua điều tra thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân
(kĩ năng tự bảo vệ) của trẻ 5-6 tuổi, tác giả nhận thấy mức độ thực hiện kĩ năng
tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi chỉ đạt mức trung bình Giáo viên chưa kịp thời khơi gợi vốn kĩ năng tự bảo vệ riêng biệt của từng trẻ Từ đó, tác giả đã nghiên cứu
và đề xuất được 5 biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề [21]
Gần đây, tác giả Hoàng Thị Yến Thoan với đề tài “ Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ em 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” Qua điều tra thực trạng tác giả nhận thấy kết quả của quá trình
Trang 21giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi còn ở mức trung bình Từ đó tác giả đã đề xuất các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả giáo duc: Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; Thiết kế kế hoạch giáo dục kĩ năng thông qua hoạt động vui chơi; Lồng ghép giáo dục kĩ năng mọi lúc, mọi nơi; Phối hợp giữa gia
đình và nhà trường; sử dụng các trò chơi trong GD kĩ năng [27]
Như vậy, đã có nhiều tác giả và nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu vấn
đề giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, xong những nghiên cứu này chưa tiếp cận toàn diện, chỉ trên cơ sở lí thuyết hoặc đưa
ra cơ sở thực tiễn tại địa phương tác giả nghiên cứu, chưa hệ thống thành tài liệu toàn diện, do đó nghiên cứu đề tài “Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” góp phần có cái nhìn tổng quát về quá trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân
cho trẻ mầm non tại địa phương hiện nay
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Giáo dục
Theo Từ điển tiếng viết – Nxb Hồng Đức, giáo dục là: “Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [32, tr 205]
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh: “ Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ Giáo dục (theo nghĩa hẹp)
là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu” [17]
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết lại cho rằng: “Theo nghĩa rộng, nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của toàn xã hội và của thực tiễn
Trang 22xung quanh Đối với trẻ thơ, giai đoạn đầu tiên của đời người( từ lọt lòng đến 6 tuổi) giáo dục nhằm phát triển các chức năng tâm lí, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau được thuận lợi” [27]
Như vậy, các tác giả trên đều cho rằng giáo dục chính là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực cho người được giáo dục, thông qua hệ thống các hoạt động được nhà giáo dục tổ chức có mục đích tác động đến người được giáo dục, giúp người được giáo dục lĩnh hội được những tri thức kinh nghiệm của xã hội loài người
Từ các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Giáo dục là quá trình hình thành cho đối tượng được giáo dục những phẩm chất và năng lực cá nhân, phù hợp với yêu cầu của xã hội Qúa trình này được thực hiện, thông qua các tác động do chủ thể giáo dục tổ chức (có mục đích, có kế hoạch và phương pháp cụ thể) tác động đến đối tượng được giáo dục
Tác giả P.A Ruđích: “Kĩ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong một hình
Trang 23thức hoạt động cụ thể” N.D.Levitov thì cho rằng: “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả” Theo Vũ Dũng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [dẫn theo 9] Theo các tác giả này, kĩ năng không chỉ là việc vận dụng tri thức vào các hành động, hoạt động cụ thể, mà nó còn thể hiện năng lực của chủ thể hành động, và việc vận dụng này còn phải đem lại hiệu quả
Quan điểm của K.K.Platônôp: Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện một hoạt động bất kì nào đó hay các hoạt động trên cơ sở của kinh nghiệm
cũ Đặng Thành Hưng lại cho rằng: “Kĩ năng là dạng hành động được thực hiện
tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân…để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [13,tr25] Ở đây các tác giả cho rằng, kĩ năng không chỉ là việc vận dụng tri thức liên qua đến hành động, hoạt động cần thực hiện; mà kĩ năng còn vận dụng những kiến thức kinh nghiệm cũ và điều kiện tâm sinh lý của chủ thể hành động để hực hiện hành động đó
Như vậy, qua các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Kĩ năng là khả năng vận dụng vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động hay một hành động nào đó và đạt được kết quả theo yêu cầu của hành động
1.2.3 Kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi
Theo từ điển Tiếng Việt “bảo vệ” là: “che chở, gìn giữ ”, với cách cắt nghĩa này, bảo vệ có thể hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất là giữ gìn, chống xâm phạm, hư hỏng và mất mát Nghĩa thứ hai là dùng lí lẽ để giữ vững ý kiến, quan điểm, học thuyết Do đó, “bảo vệ” chính là dùng lí lẽ hoặc hành động để bênh vực, giữ ý kiến, quan điểm, hay gữi gìn, chống sự xâm phạm gây hại đến mình hay người xung quanh
Trang 24“Bảo vệ bản thân” là khả năng tự biết cách phòng tránh và giải quyết các tình huống không an toàn, nguy hiểm xung quanh mình, bảo vệ an toàn cho chính mình về mặt thể xác cũng như tinh thần
Kĩ năng bảo vệ bản thân là một dạng kĩ năng sống, là khả năng cá nhân vận dụng kiến thức, vốn kinh nghiệm để nhận biết và ứng phó với những mối nguy hiểm, không an toàn xảy ra trong cuộc sống của mình và những nười xung quanh
Đối với trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi mần non, trẻ bắt đầu nhận thức rõ hơn về bản thân, nhận biết và điều chỉnh được hành vi của bản thân sao cho dần dần phù hợp với chuẩn mực của xã hội Nên ở độ tuổi này trẻ có khả năng nhận biết
và phòng tránh các trường hợp nguy hiểm cho bản thân
Như vậy, có thể hiểu: Kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi là khả năng trẻ nhận biết, phòng tránh và giải quyết được các tình huống nguy hiểm đến bản thân từ môi trường xung quanh trẻ
1.2.4 Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, từ đó hình thành nững yếu
tố đầu tiên của nhân cách, những năng lực và phẩm chất mang tính bền vững, những kĩ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi…Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được thực hiện xuyên suất trong quá trình giáo dục trẻ tại trường mần non Quá trình tác động sư phạm này có kế hoạch và mục tiêu cụ thể phù hợp với từng bậc tuổi của trẻ mầm non
Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân, là một trong những nội dung giáo dục
kĩ năng sống thông qua các hoạt động học tập nhằm giúp trẻ có đủ kiến thức, hiểu biết về những tình huống nguy hiểm, không an toàn xung quanh trẻ; từ đó giúp trẻ biết vận dụng để hình thành và phát triển những thói quen hành vi, thái
độ tích cực, lành mạnh trong phòng tránh và ứng phó với các tình huống không
an toàn, giúp trẻ bảo vệ bản thân sống an toàn và khỏe mạnh
Như vậy, theo chúng tôi giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân là: Giáo dục những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội, giúp trẻ vận dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có để trẻ biết cách phòng tránh và phản ứng tích
Trang 25cực với các tình huống không an toàn, nguy hiểm xung quanh trẻ, đảm bảo
an toàn cho bản thân
Theo đó, có thể hiểu: Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
là tổ chức các hoạt động nhằm hình thành và phát triển cho trẻ 5-6 tuổi khả năng vận dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có để nhận biết và ứng phó với các tình huống không an toàn, hoàn cảnh nguy hiểm xảy ra để đảm bảo an toàn cho bản thân
1.3 Kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.3.1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
* Đặc điểm sinh lý:
Ở giai đoạn 5-6 tuổi, chiều cao và khối lượng cơ thể của trẻ tăng với tốc
đọ chậm hơn gian đoạn trước (1-3 tuổi) Mỗi năm chiều cao tăng trung bình 7cm, còn khối lượng cơ thể tăng trung bình 1-2 kg [14]
6-Các hệ cơ quan trong cơ thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển Hệ thần kinh tăng trưởng về hình thái và cấu trúc Não trẻ tiếp tục phát triển, trọng lượng não tăng lên khoảng 1100 gram đến 1150 gram Hiện tượng mielin hóa các sợi thần kinh tiếp tục được diễn ra, đặc biệt tại các vùng đại diện của cơ quan phân tích sự mielin diễn ra sớm hơn cả Hệ thống tín hiệu thứ hai và các cơ quan phân tích phát triển mạnh, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tăng nhanh [ 14]
* Đặc điểm tâm lý:
- Ngôn ngữ:
Ở cuối tuổi mẫu giáo phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn so với giai đoạn trước Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện tư duy trẻ tốt, GD MN giúp trẻ Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 - 6 tuổi là: Ngôn ngữ giải thích; ngôn ngữ tình huống; tính mạch lạc rõ ràng; tính địa phương trong ngôn ngữ; tính cá nhân [ 14]
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn
Trang 26- Ý thức bản ngã:
Thể hiện rõ nhất trong sự đánh giá về thất bại hay thành công của mình,
về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân Trẻ biết thể hiện hành vi cho phù hợp với đặc điểm tâm lý và giới tính của bản thân; phù hợp với chuẩn mực của xã hội Trẻ sẽ dần hiểu rõ bản thân, và có khả năng so sánh mình với người khác Và từ biết noi gương theo người tốt, việc tốt [ 14]
- Đặc điểm nhận thức:
Trẻ 5-6 tuổi tự nhận thấy mình lớn hơn các trẻ lớp dưới trong trường
MN Những biểu tượng về những thuộc tính của đối tượng cụ thể và quen biết được dùng làm thước đo đối với trẻ
Giai đoạn này tri giác trẻ đã tiếp tục phát triển mạnh, giúp trẻ nhận thức nhanh và tốt hơn Giai đoạn này trẻ đã chuyển từ tri giác ở giai đoạn kể ra sang giai đoạn mô tả.Và trong tri giác trẻ vẫn còn chịu tác động bởi ngôn ngữ tư duy [14]
Khả năng tập trung và chú ý của trẻ dài và bền vững hơn giai đoạn trước Khi xem tranh, lượng thời gian tăng gấp đôi so với trẻ 3-4 tuổi Trẻ biết tự giác hướng chú ý , điều khiển chú ý của mình vào những đối tượng nhất định Cuối
độ tuổi đã có khả năng chú ý thực hiện hành động theo một chiến lược tối ưu [dẫn theo 14]
Trẻ 5-6 tuổi có khả năng HĐ ngày càng phức tạp, hình thức ghi nhớ và nghi nhớ có chủ đích phát triển mạn Trẻ bắt đầu có thể sử dụng đa dạng các điểm tựa như: sơ đồ, chữ viết, dấu hiệu quy ước… để ghi nhớ có chủ đích Ở giai đoạn này trẻ tư duy chủ yếu là tư duy qua hình ảnh, nên trẻ dễ dàng giải quyết vấn đề dựa vào hình ảnh cụ thể Nên GV nên đưa nhiều hình ảnh minh hạo trong quá trình GD trẻ
Khả năng tư duy logic cũng phát triển trong trong giai đoạn lứa tuổi này Tưởng tượng sáng tạo của trẻ được hình thành và phát triển: các dạng HĐ mang tính sáng tạo như vẽ, nặn, trò chơi xây dựng…đã được trẻ thực hiện rất tốt [ 14]
Trang 27- Ý chí:
Ý chí của trẻ được phát triển rõ riệt, điều này khẳng định nhận thức được phát triển và nhân cách được định hình Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Hình thành tinh thần trách nhiệm qua các công việc trẻ được giao Ý chí của trẻ mạnh hay yếu ảnh hưởng lớn do sự
GD của gia đình và nhà trường [dẫn theo 14]
+ Tình cảm đạo đức: Trẻ phân biệt và lĩnh hội được các chuẩn mực hành
vi tốt, xấu và có cách ứng xử cho phù hợp Điều này càng được củng cố khi trẻ được giao tiếp, tương tác với nhiều người trong gia đình, họ hàng, làng xóm và với bạn bè cùng cô giáo ở trường [ 14]
+ Tình cảm thẩm mỹ: Qua các giờ học nghệ thuật tạo hình, múa, âm nhạc, Trẻ nhận biết một cách rõ nét về cái xấu, cái đẹp theo chuẩn, cảm thụ thẩm mỹ phát triển, cùng với đó cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cách bày trí thẩm mỹ của phòng học và gia đình [ 14]
1.3.2 Vai trò của kĩ năng bảo vệ bản thân đối với sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi
Thực tế xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, thì những mầm xanh tương lai, những thế hệ trẻ ngày nay lại đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây mất an toàn mà chúng ta cũng không thể lường trước Do đó trẻ có kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ trước các mối nguy hiểm là hết sức cần thiết
Trẻ 5-6 tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách như: giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi song còn thiếu nhiều kiến thức hiểu biết về xã hội, kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống nguy
Trang 28hiểm mất kiểm soát, không an toàn… nên trẻ cần có các kĩ năng sống khác nhau, trong đó không thể thiếu kĩ năng bảo vệ bản thân để trẻ được hình thành
+ Giúp trẻ tự lập: Trẻ phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ, hoặc cô giáo, từ nhu cầu ăn uống, vui chơi, trẻ luôn chờ mệnh lệnh từ cô giáo hoặc từ cha mẹ Tuy nhiên, với những trẻ được giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân, sự tự lập sẽ khác hơn rất nhiều, trẻ biết thể hiện nhu cầu của mình, trẻ mong muốn và được
tự mình thực hiện những nhu cầu ăn uống vệ sinh an toàn, nhu cầu vui chơi trong an toàn,
+ Giúp trẻ biết hợp tác với các bạn: Một trong những điểm quan trọng của giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân chính là giúp trẻ biết hợp tác với bạn, cùng chơi, cùng chia sẻ, cùng bảo vệ chính mình và những người xung quanh, qua đó trẻ tự điều chỉnh các hành vi Trong sinh hoạt vui chơi tập thể, trẻ biết hợp tác tốt với các bạn nhằm giữ an toàn và đem chiến thắng về cho đội của mình Điều này giúp trẻ không sống ích kỷ mà hòa đồng với mọi người, từ đó cùng góp phần phát triển những kĩ năng giao tiếp
+ Giúp trẻ biết sáng tạo trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề Ở trường mầm non, các cô giáo thường tổ chức cho các em chơi thi đua tập thể qua
đó rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ Khi quan sát các hoạt động nhóm, người ta nhận thấy nhóm trẻ đã được giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân sẽ không chỉ đơn thuần thực hiện các động tác thi đua mà rất sáng tạo tìm cách giải quyết
vấn đề
Trang 291.3.3 Biểu hiện của kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Không uống rượu,bia, cà phê, hút thuốc lá
không chơi những nơi
không an toàn, nguy hiểm
5 Kĩ năng nhận biết một số
trường hợp khẩn cấp, kêu
gọi người giúp đỡ và
chạy khỏi nơi nguy hiểm
Biết gọi người lớn khi có: cháy nổ, bạn ngã xuống nước, bạn chảy máu
Khi bị lạc đứng tại chỗ, hỏi gọi người giúp đỡ (công
an, bảo vệ, người quen) Không nghe theo, đi theo và nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ, khi không có sự cho phép của người lớn Biết bảo vệ cơ thể, không cho người khác tự ý chạm vào vùng “áo tắm” trên cơ thể khi không có sự cho phép của người lớn
Không leo trèo, tường rào, ban công…
Đi bộ trên vỉa hè, sang đường phải có người lớn dắt Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; ngồi trong ôtô thắt dây an toàn
(Nguồn dẫn theo: [ 24] ,[30], )
Trang 301.4 Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.4.1 Mục tiêu của giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Mục tiêu giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non là hướng tới mục tiêu chung của giáo dục mầm non, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện Trong đó giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi với mục tiêu trang bị cho trẻ những kiến thức, hình thành những kĩ năng để trẻ biết cách phòng tránh và ứng phó tích cực trước các tình huống không an toàn, nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh Từ đó trẻ bình tĩnh,
tự tin, sáng tạo trong việc tìm cách giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ và góp phần phát triển bền vững cho xã hội
+ Mục tiêu về kiến thức:
Trẻ hiểu được tầm quan trọng của KNBVBT và các kiến thức về: Hành động không an toàn khi ăn uống; những hành động nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh; những nơi, vật dụng, chất gây nguy hiểm cho tính mạng bản thân; nhận biết các trường hợp nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh, cách gọi người giúp đỡ; quy tắc an toàn ở trường và nơi công cộng Cung cấp kiếm thức về cách thức rèn luyện , thao tác rèn luyện để hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân
+ Mục tiêu kĩ năng:
Hình thành các KNBVBT cho trẻ: Kĩ năng nhận biết và không thực hiện những hành động nguy hiểm khi ăn uống Kĩ năng nhận biết và không thực hiện những hành động nguy hiểm đến bản thân Kĩ năng nhận biết và không chơi những nơi không an toàn, nguy hiểm đến tính mạng bản thân Kĩ năng nhận biết và không chơi những vật dụng, chất nguy hiểm đến tính mạng bản thân Kĩ năng nhận biết một số trường hợp khẩn cấp, kêu gọi người giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm Kĩ năng thực hiện các quy định ở trường và nơi công cộng để đảm bảo an toàn
+ Mục tiêu thái độ:
Hình thành được thái độ bình tĩnh, tự tin, tích cực trong các tình huống không an toàn, nguy hiểm khi trẻ gặp phải Trẻ tự tin đưa ra quyết định của mình, không phụ thuộc vào người khác
Trang 311.4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non cần đảm bảo các nguyên tắc chung trong quá trình giáo dục trẻ mần non, và quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục; Đảm bảo tính hệ thống, tiến trình thực hiện; Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi; Đảm bảo sự tương tác và trải nghiệm của trẻ; Đảm bảo phù hợp với địa phương; Đảm bảo sự phối hợp với các lượng lực giáo dục
+ Đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục:
Hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung của chương trình giáo dục mầm non Chính vì vậy mọi hoạt động, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức…để hướng đến mục tiêu giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ phải đảm bảo cho trẻ phát triển hài hòa về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,
kĩ năng xã hội và thẩm mỹ
+ Đảm bảo tính hệ thống, lộ trình thực hiện:
Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi cần phải đảm bảo có tính hệ thống, nhất quán trong tiến trình giáo dục Điều này được thể hiện qua bản kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày của nhà trường và giáo viên Và đảm bảo việc hình thành kĩ năng phải đi theo lộ trình từ việc hình thành kiến thức, nhận biết giá trị đến việc rèn luyện thực hành, vận dụng vào thực tiễn
+ Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi:
Tổ chức giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi cần đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, đặc biệt là hoạt động chủ đạo của trẻ 5-6 tuổi Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề
+ Đảm bảo sự tương tác và trải nghiệm của trẻ:
Để hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi hiệu quả, cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, quan sát, đóng vai, tạo sự tương tác
Trang 32của trẻ với nhau và những người xung quanh Trong quá trình tương tác tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của bản thân để giải quyết vấn đề gặp phải Trẻ tự trải nghiệm sẽ biết phân tích những gì đã làm và những
gì đã thấy, suy đoán về các hành động có thể thay thế để giải quyết vấn đề hợp
lý hơn, hiệu quả hơn
+ Đảm bảo phù hợp với địa phương:
Mỗi địa phương điều có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau Chính vì vậy trẻ cũng sẽ có kinh nghiệm sống và sự tương tác với môi trường sống khác nhau Trẻ sống ở nông thôn được tự do tham gia nhiều hoạt động vui chơi và lao động gần gũi với thiên nhiên, nhờ sự trải nghiệm đó trẻ nông thôn thường
có các kĩ năng bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với bếp lửa, ao hồ, sông suối … hơn trẻ ở thành thị Ngược lại, đối với trẻ sống ở thành thị cũng sẽ có các kĩ năng bảo vệ bản thân tốt hơn trẻ nông thôn khi tham gia giao thông đô thị, giao tiếp với người lạ…Dó đó để giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ cần xét đặc điểm kinh tế- xã hội nơi trẻ sinh sống, để xác định các kĩ năng bảo vệ bản thân cần giáo dục cho trẻ
+ Đảm bảo sự phối hợp với các lượng lực giáo dục:
Giáo dục kĩ năng là quá trình liên tục và lâu dài, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội, nhất là sự quan tâm đúng mức của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ cũng cần sự chung tay của các lực lượng giáo dục nói trên Do đó, nhà trường cần phải làm cho toàn xã hội thấy rõ vai trò của việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, từ đó huy động sự tham gia có trách nhiệm của gia đình và các tổ chức xã hội Nhằm chung tay giáo dục, rèn luyện các phẩm chất và năng lực tích cực giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện
1.4.3 Nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trườn mầm non được thể hiện như sau:
Trang 33* Nhóm kĩ năng nhận biết và không thực hiện những hành động nguy hiểm khi
ăn uống:
- Không cười đùa trong khi ăn uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc…
- Không tự ý uống thuốc
- Không ăn uống các thức ăn ôi thiu, đồ ăn lạ dễ bị ngộ độc
- Không uống rượu,bia, cà phê, hút thuốc lá
* Nhóm kĩ năng nhận biết và không thực hiện những hành động nguy hiểm đến bản thân:
- Không lôi kéo, xô đẩy nhau khi di chuyển
- Không leo trèo lên lan can, bàn ghế, cây cối…
- Không tự ý ra khỏi cổng trường, ra khỏi nhà
- Trẻ chủ động đội mũ/áo mưa/ô khi trời mưa/nắng
* Nhóm kĩ năng nhận biết và không chơi những nơi không an toàn, nguy hiểm đến tính mạng bản thân:
- Trẻ chủ động không đến chơi gần bể chứa nước, giếng, ao, hồ, sông suối, bụi rậm
- Trẻ biết không chơi những nơi mất vệ sinh: vũng nước bẩn,đất cát bùn bẩn
* Nhóm kĩ năng nhận biết và không chơi những vật dụng, chất nguy hiểm đến tính mạng bản thân:
- Trẻ biết và không chơi bàn là, bếp ga, bếp điện, bếp lửa đang đun, ổ điện, phíc nước nóng
- Trẻ không chơi dao, kéo, kim tiêm, cốc thủy tinh, bát sứ
- Trẻ không tiếp xúc với lửa, nước sôi, chất tẩy rửa độc hại
* Nhóm kĩ năng nhận biết một số trường hợp khẩn cấp, kêu gọi người giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm:
- Biết gọi người lớn khi có: cháy nổ, bạn ngã xuống nước, bạn chảy máu
Trang 34- Khi bị lạc đứng tại chỗ, hỏi gọi người giúp đỡ (công an, bảo vệ, người quen)
- Không nghe theo, đi theo và nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ khi không có sự cho phép của người lớn
- Biết bảo vệ cơ thể, không cho người khác tự ý chạm vào vùng áo tắm trên cơ thể khi không có sự cho phép của người lớn
* Nhóm kĩ năng thực hiện các quy định ở trường và nơi công cộng để đảm bảo an toàn:
- Sau giờ học không tự ý ra về và đi chơi
- Không leo trào, tường rào, ban công…
- Đi bộ trên vỉa hè, sang đường phải có người lớn dắt
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; ngồi trong ôtô thắt dây an toàn
1.4.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Việc giáo dục cho trẻ phải từ nhận thức đến thái độ, cuối cùng hình thành hành vi Do đó, để giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả thì phải sử dụng các phương pháp giáo dục tác động vào cả ba mặt này Có thể đề cập đến các phương pháp cơ bản sau:
* Nhóm phương pháp trực quan:
Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp: làm mẫu, chỉ dẫn trực quan (cùng làm), làm gương Phương pháp này tổ chức cho trẻ được quan sát, được tiếp xúc và giao tiếp với đối tượng, phương tiện (vật thật, mô hình, đồ chơi…); trẻ được quan sát hành động mẫu ( cô làm mẫu, xem video, tranh ảnh…) Đồng thời kết hợp với lời nói miêu tả chỉ dẫn trẻ Trẻ sử dụng giác quan của mình để quan sát, bắt chước/ tập theo, thực hành thường xuyên
sẽ trở thành kĩ năng
Sử dụng phương pháp này trong giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ giáo viên cần lưu ý khi làm mẫu cần chậm rãi, rõng ràng, chỉ dẫn ân cần để trẻ tri giác được trọn vẹn Giáo viên tạo bầu không khí thoải mái vui vẻ khi làm cùng trẻ, và luôn làm gương mọi lúc mọi nơi
Trang 35* Nhóm phương pháp thực hành
Nhóm phương pháp này tổ chức cho trẻ được bắt chước, tập thử và rèn luyện liên tục để hình thành kĩ năng Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp: trải nghiệm, trò chơi, giao việc Đây là phương pháp chủ đạo để hình thành kĩ năng cho trẻ
Phương pháp trải nghiệm: trẻ thực hành những điều đang học, nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng đã được thu nhận Giáo viên tạo môi trường thân thiện, hấp dẫn cho trẻ được thực hành, khuyến khích trẻ tự tập, và thực hiện thường xuyên Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp và sử dụng nhiều đồ dùng để rèn luyện hằng ngày
Phương pháp trò chơi: Phương pháp này sử dụng các trò chơi với các yếu tố phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú, tích cực thực hành nhằm giúp các trẻ rèn luyện kĩ năng Giáo viên ban đầu nên chơi cùng trẻ, có thể lựa chọn các trò chơi sẵn có hoặc tự sáng ra sao cho nội dung trò chơi hướng tới việc rèn luyện kĩ năng cần hình thành cho trẻ Nên tạo các tình huống chơi đa dạng, phong phú, để trẻ có cơ hội thử nghiệm, thực hiện kĩ năng
Phương pháp giao việc: giáo viên dùng các công việc hàng ngày, vừa sức trẻ, phù hợp với mục tiêu hình thành kĩ năng cho trẻ Khuyến khích trẻ thực hiện mỗi ngày, điều đặn vào thời điểm nhất định trong chế độ sinh hoạt để trẻ luyện tập kĩ năng Tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ tự nhận một công việc mình thích, cần chuẩn bị dụng cụ vừa tầm vóc trẻ
* Nhóm phương pháp dùng lời nói:
Phương pháp này sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm giúp trẻ thu nhận thông tin, khơi mở suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh sự kiện bằng lời nói Từ đó, giúp trẻ ghi nhớ kiến thức và kĩ năng được học Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp: trò chuyện, giảng giải, khen gợi
Phương pháp trò chuyện: Giáo viên sử dụng các tình huống hàng ngày để trò chuyện, đặt câu hỏi với trẻ…để huy động tối đa kinh nghiệm về kĩ năng cần giáo dục trẻ Cũng có thể đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại giúp nâng cao được hiệu quả giáo dục kĩ năng cần hình thành cho trẻ
Trang 36Phương pháp giảng giải: Giáo viên sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hành động mẫu, hàng động mô phỏng hoặc tranh ảnh) nhằm giải thích diễn giải cho trẻ hiểu sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện, những điều cần lưu ý trong quá trình rèn luyện hình thành kĩ năng cho trẻ Lời hướng dẫn cần dễ hiểu, dễ nhớ, thích thú, lặp đi lặp lại để trẻ dễ làm theo
Phương pháp khen ngợi: Sử dụng hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng việc, đúng trẻ Tuy nhiên biểu dương là chính, nhưng không quá lạm dụng và đồng thời khiển trách, phê bình phải đúng mực Giáo viên sử dụng lời nói, hành động, quà tặng, điểm số…để khen ngợi, khích lệ trẻ hăng hái thực hiện đúng, thường xuyên kĩ năng cần giáo dục
1.4.4 Hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Qúa trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, giáo viên có thể sử lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ bản thân thông qua hoạt động học, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác Có các hình thức cơ bản sau để tổ chức giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ:
* Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua hoạt động học: Hoạt động học của trẻ là hoạt động được tổ chức có chủ định, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ với các hoạt động học của trẻ như: khám phá thế giới xung quanh, làm quen với các biểu tượng toán, làm quen với các tác phẩm văn học (kể chuyện, đọc thơ…), hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình), hoạt động âm nhạc (hát, vận động theo nhạc, nghe hát, nhạc) Thông qua các hoạt động phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mĩ giáo viên hình thành và rèn luyện cho trẻ kĩ năng bảo vệ bản thân
* Giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi: Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo Khi vui chơi, trẻ tích cực, chủ động trong việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện ý tưởng chơi Đồng thời, trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng thông qua việc
Trang 37thực hiện các hành động của vai chơi, qua giao tiếp với giáo viên, với bạn bè
Để giáo dục kĩ năng an toàn khi tự chơi, cô giáo có thể tổ chức như sau: Ở góc học tập, giáo viên chuẩn bị các bức tranh vẽ những đồ dùng nguy hiểm/không nguy hiểm trong gia đình để trẻ lựa chọn, tô màu, nối hình Tổ chức hoạt động ngoài trời, cô giáo nói để trẻ biết chơi trong bóng mát, biết chơi cầu trượt, đu quay đúng cách, biết nghỉ khi thấy mệt, không chạy nhanh, không xô đẩy, tranh giành đồ chơi với bạn, không lại gần khi đu quay đang quay, không bước lên/xuống khi đu quay chưa dừng hẳn Với một số nội dung như chăm sóc vườn hoa, giúp bác làm vườn xới đất trồng cây hay thu hoạch rau củ, trẻ còn học được cách sử dụng dụng cụ lao động đơn giản như cuốc, xẻng, bình tưới cây Khi giáo dục trẻ KN đảm an toàn khi đi trên đường, giáo viên có thể tổ chức vào thời điểm chơi ngoài trời Giáo viên chuẩn bị mô hình đường phố trên sân trường, biển hiệu đèn giao thông, xe đạp ba bánh, xe đồ chơi; cho trẻ chơi lái xe theo hiệu lệnh, theo tín hiệu đèn giao thông Giáo viên cũng có thể đưa trẻ đến góc phố và thực hành đi bộ trên vỉa hè, sang đường Qua đó, trẻ biết đi đúng làn đường quy định, đi bộ với tốc độ thong thả, thận trọng, không đùa nghịch, không nghĩ về việc khác, không chạy; sang đường ở những chỗ có vạch trắng dành cho người đi
bộ và phải quan sát
Trẻ 5-6 tuổi học bằng chơi - chơi mà học, đối với trẻ hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, khi đóng vai được tái hiện lại những
gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua hoạt động vui chơi
* Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Việc học, tiếp nhận thông tin, kiến thức của trẻ diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động trong ngày của trẻ như: giờ đưa đón trẻ, giờ ăn vệ sinh…
* Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ thông qua tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội: tổ chức rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ vào các sự kiện: Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày tết nguyên Đán
Trang 38* Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ chơi ngoài trời luôn nhắc trẻ chơi an toàn, khi chơi trên sân trường không được chạy đùa, xô đẩy bạn vào đồ chơi sẽ bị ngã chảy máu
Ngoài ra, Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ còn phối hợp với gia đình trẻ
1.4.5 Các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Để đạt được hiệu quả cao nhất và đảm bảo tính thống nhất, liên tục, toàn vẹn của quá trình giáo dục KN bảo vệ bản thân cho trẻ, thì cần có sự tham gia tích cực của các lực lượng sau:
Ban Giám hiệu: Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường và có tính chất quyết định tới chất lượng giáo dục của cơ sở đó Đặc biệt người đứng đầu là Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính: khởi xướng đi đầu; xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức; động viên kích lệ giáo viên trong quá trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ Do đó ban giám hiệu cần phải có năng lực quản lý, điều hành thì quá trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mới đạt hiệu quả
Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên là người trực tiếp cung cấp kiến thức và
tổ chức rèn luyện để hình thành KNBVBT cho trẻ Giáo viên là người gần gũi, chăm sóc, giáo dục trẻ hàng này, nên luôn được các em bộ lộ tình cảm và nghe lời răn dạy của cô giáo
Gia đình: Là những người thân gần gũi nhất đối với trẻ, có ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và hành động của trẻ Đây là lực lượng chính cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục KNBVBT cho trẻ
Phòng giáo dục: Là lực lượng kết hợp với ban giám hiệu xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ Đây cũng là lực tiến hành kiểm tra, thanh tra đôn đốc các trường MN trên địa bàn thực hiện hoạt động giáo dục theo chương trình GDMN của bộ ban hành, trong
đó bao gồm cả hoạt động giáo dục KNBVBT cho trẻ
Chính quyền địa phương: Đây là lực lượng tham gia hỗ trợ vào việc triển khai công tác giáo dục, đặc biệt triển khai công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5
Trang 39tuổi Xây dựng, phổ biến và thực hiện các biện pháp, các chế tài đủ mạnh, đủ hiệu quả trong công tác phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự
ở địa phương Chính vì vậy đây là lực lượng không thể thiếu trong việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
1.4.6 Đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
ở trường mầm non
Để đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non cần căn cứ trên biểu hiện và mức độ kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ, giáo viên cần cụ thể hóa các biểu hiện của kĩ năng bảo vệ bản thân
* Nhóm kĩ năng biết và không thực hiện những hành động nguy hiểm khi
ăn uống:
- Không cười đùa trong khi ăn uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc…
- Không tự ý uống thuốc
- Không ăn uống các thức ăn ôi thiu, đồ ăn lạ dễ bị ngộ độc
- Không uống rượu,bia, cà phê, hút thuốc lá
* Nhóm kĩ năng biết và không thực hiện những hành động nguy hiểm đến bản thân:
- Không lôi kéo, xô đẩy nhau khi di chuyển
- Không leo trèo lên lan can, bàn ghế, cây cối…
- Không tự ý ra khỏi cổng trường, ra khỏi nhà
- Trẻ chủ động đội mũ/áo mưa/ô khi trời mưa/nắng
* Nhóm kĩ năng biết và không chơi những nơi không an toàn, nguy hiểm đến tính mạng bản thân:
- Trẻ chủ động không đến chơi gần bể chứa nước, giếng, ao, hồ, sông suối, bụi rậm
- Trẻ biết không chơi những nơi mất vệ sinh: vũng nước bẩn,đất cát bùn bẩn
* Nhóm kĩ năng biết và không chơi những vật dụng, chất nguy hiểm đến tính mạng bản thân:
Trang 40- Trẻ biết và không chơi bàn là, bếp ga, bếp điện, bếp lửa đang đun, ổ điện, phíc nước nóng
- Trẻ không chơi dao, kéo, kim tiêm, cốc thủy tinh, bát sứ
- Trẻ không tiếp xúc với lửa, nước sôi, chất tẩy rửa độc hại
* Nhóm kĩ năng nhận biết một số trường hợp khẩn cấp, kêu gọi người giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm:
- Biết gọi người lớn khi có: cháy nổ, bạn ngã xuống nước, bạn chảy máu
- Khi bị lạc đứng tại chỗ, hỏi gọi người giúp đỡ (công an, bảo vệ, người quen)
- Không nghe theo, đi theo và nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ, khi không có sự cho phép của người lớn
- Biết bảo vệ cơ thể, không cho người khác tự ý chạm vào vùng áo tắm trên cơ thể khi không có sự cho phép của người lớn.
* Nhóm kĩ năng thực hiện các quy định ở trường và nơi công cộng để đảm bảo an toàn:
- Sau giờ học không tự ý ra về và đi chơi
- Không leo trào, tường rào, ban công…
- Đi bộ trên vỉa hè, sang đường phải có người lớn dắt
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; ngồi trong ôtô thắt dây an toàn
* Từ các biểu hiện cụ thể trên, giáo viên cần quan sát sản phẩm hoạt động của trẻ, để xác định mức độ hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ, giáo viên có thể đánh giá theo 3 mức độ sau:
- Mức Tốt: Thường xuyên chủ động thực hiện đúng, đạt hiệu quả
- Mức Đạt: Đôi khi chủ động thực hiện đúng, đạt hiệu quả
- Mức Chưa đạt: Không chủ động thực hiện, khi thực hiện còn thực hiện chưa đúng, chưa đạt hiệu quả
Mức độ biểu hiện của kĩ năng bảo vệ bản thân ở trẻ (Phụ lục 9)
Thông qua việc đánh giá, nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung mới trong việc giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
Và tổng kết rút kinh nghiệm về các yếu tố tác động để có những điều kiện tốt hơn trong giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ