1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn kinh tế vĩ mô đề tài thực trạng kinh tế của ngành dịch vụ fb tại việt nam trong giai đoạn 2020 đến 2023

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phân khúc sản xuất không bao gồm các loại thực phẩm được sản xuất thông qua canh tác hoặc trồng trọt và không được chế biến thêm vì chúng đơn giản là một phần của ngành nông nghiệp.Phân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lớp:

MSSV:

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU -3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH DỊCH VỤ F&B -4

1.1 Ngành dịch vụ F&B gì ? -4

1.2 Đặc điểm của thị trường ngành F&B tại Việt Nam -4

1.3 Vai trò của ngành dịch vụ F&B -5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ F&B TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN 2023 -6

2.1 Phân tích thị trường F&B năm 2020 -6

2.2 Phân tích thị trường F&B năm 2021 -7

2.3 Phân tích thị trường F&B năm 2022 -10

2.4 Phân tích thị trường F&B năm 2023 -11

PHẦN 3: GIẢI PHÁP -13

TỔNG KẾT -14

TÀI LIỆU THAM KHẢO -15

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài:

Trên thị trường ngày nay, các doạnh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình để theo kịp phát triển của thời đại Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả Các doanh nghiệp hàng đầu thưởng cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tinh chất nhất quán và sự sáng tạo Để nâng cao chất lượng và giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra trôi chảy, đòi hỏi phải có nền tảng và sẵn sàng cống hiến sức mình cho doanh nghiệp Muốn thoả mãn những yêu cầu đó, thì chất lượng đầu vào phải đảm bao tốt và tối ưu nhất Đôi khi doanh nghiệp phải chủ động thay đổi diện mạo, để tạo lợi thế cho mình.

Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Thực trạng kinh tế của ngành dịch vụ F&B tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 đến 2023”.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu về ngành dịch vụ F&B tại Việt Nam.

Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của ngành dịch vụ F&B tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 đến 2023.

Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế cho ngành.

3 Kết cấu: Gồm 3 chương

Chương 1: Giới thiệu sơ lược về ngành dịch vụ F&B

Chương 2: Phân tích thực trạng của ngành dịch vụ F&B tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 đến 2023.

Chương 3: Giải pháp.

3

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH DỊCH VỤ F&B1.1.Ngành dịch vụ F&B gì ?

Ngành dịch vụ ăn uống hay còn gọi là ngành F&B là viết tắt của Food and Beverage, có nghĩa là thực phẩm và đồ uống Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là một phần quan trọng trong tổng thể kinh tế Trong đó, có thể phân loại ngành này thành 2 mảng chính là sản xuất và phân phối.

Sản xuất bao gồm việc tạo ra và chế tạo ra thành phẩm các loại thực phẩm và đồ uống Hầu hết các mặt hàng đóng gói hoặc chế biến sẵn như đồ phơi khô, đồ đóng hộp, hàng đông lạnh, thức ăn nhanh được đóng gói và bày bán trong các cửa hàng và thường để được lâu dài Phân khúc sản xuất không bao gồm các loại thực phẩm được sản xuất thông qua canh tác hoặc trồng trọt và không được chế biến thêm vì chúng đơn giản là một phần của ngành nông nghiệp.

Phân phối trong ngành thực phẩm và đồ uống bao gồm việc vận chuyển cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng Vấn đề phân phối trong ngành thực phẩm và đồ uống bao gồm các công ty vận chuyển đến các nhà bán lẻ, nhà hàng và trực tiếp đến người tiêu dùng.

1.2.Đặc điểm của thị trường ngành F&B tại Việt Nam

Cùng với những thay đổi về kinh tế, du lịch và sự kiện ảnh hưởng từ những làn sóng nước ngoài, thị trường ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam cũng có những thay đổi, chuyển biến nhất định để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trong đời sống ngày cacngf hiện đại, mức sống của người dân ngày một cao và hiện đại hơn, văn hóa phản thức ẩm thực trở nên cao cấp hơn Việc ăn nhà hàng, tiệc tùng, các hàng quán lề đường,… đã dần trở nên phổ biến Với số lượng đạt được khoảng 97 triệu dân, sức mua lớn, Việt Nam trở thành một thị trường vô cùng béo bở nhờ các dịch vụ ăn uống phát triển Nhìn vào thực tế ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn mở ra dày đặc và dày đặc như hiện nay, bạn có thể cảm nhận được sức nóng của ngành này, nhất là tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, TP.HCM Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân và khách du lịch, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, quán ăn ăn từ hạng bình dân đến cao cấp, tiêu chuẩn 4, 5 sao mở ra không ngừng, khiến thị

4

Trang 5

trường ngành trở nên sôi động hơn bao giờ hết Không chỉ về số lượng, các nhà hàng, quán ăn… mà còn quan tâm đến chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế độc đáo để mang đến cho thực khách những không gian thưởng thức ẩm thực tiện nghi và đổi mới Bên cạnh đó, những nhà hàng, khách sạn theo phong cách Nhật, Hàn, Mỹ, Châu Âu… cũng là những mô hình kinh doanh hiệu quả, được nhiều người lựa chọn.

1.3.Vai trò của ngành dịch vụ F&B

Thúc đẩy doanh thu: Sự phát triển của xã hội khiến nhu cầu dịch vụ của khách hàng cũng từ đó mà nâng cao hơn Ngày nay, việc tổ chức các bữa tiệc sang trọng trong những khách sạn lớn quá quen thuộc với chúng ta Bởi vì hoạt động này mang lại cho khách sạn nguồn thu nhập rất lớn, nên phát triển dịch vụ F&B đúng hướng trở thành chiến lược kinh doanh quan trọng, giúp gia tăng đáng kể doanh thu.

Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng: Để nhận được sự đánh giá cao của khách hàng, các chủ khách sạn đặc biệt chú ý đến chất lượng dịch vụ F&B Một khi đáp ứng tốt nhu cầu giải trí, ăn uống của khách hàng, thì khách sạn sẽ nhận được phản hồi tốt, cũng như khách hàng sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của khách sạn trong tương lai.

Gia tăng độ nhận diện thương hiệu: Việc khách hàng so sánh chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn tốt đẹp với khách hàng đó là quan tâm đến chất lượng dịch vụ F&B Những doanh nghiệp có dịch vụ F&B với giá cả hợp lý, ẩm thực độc đáo, không gian và chất lượng dịch vụ tốt sẽ có khả năng chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất Có chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cũng mở rộng hơn.

Công cụ marketing hiệu quả: Khi nhà hàng có những món ăn, đồ uống độc lạ có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của công chúng Với việc người này truyền miệng tới người kia, doanh nghiệp có thể nghiễm nhiên tiếp thị dịch vụ của mình mà không tốn chi phí, trong khi hiệu quả lại rất cao Hơn nữa điều này vô hình chung còn giúp gia tăng giá trị thương hiệu.

Bán “chéo” các dịch vụ khác: Với những nhà hàng, khách sạn kinh doanh tổ hợp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, thì việc có dịch vụ F&B chất lượng sẽ là chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp thu hút khách hàng tiếp tục sử dụng các dịch vụ khác Bạn có thể hình dung thế này, ban đầu khách hàng đến khách sạn vì dịch vụ F&B của doanh nghiệp, nhưng sau đó

5

Trang 6

họ phát hiện doanh nghiệp có các dịch vụ khác như spa, karaoke, shopping,…, thì họ sẽ muốn thử trải nghiệm các dịch vụ đó.

6

Trang 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ F&B TẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN 2023

2.1.Phân tích thị trường F&B năm 2020

Không nằm ngoài những tác động, ngành F&B thuộc nhóm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tức thì của đại dịch Covid-19 Ngay cả khi đại dịch kết thúc, "di chứng" để lại cũng khiến ngành F&B gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi về cách thức kinh doanh và hành vi khách hàng Trước khi đại dịch xuất hiện, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường ẩm thực, đồ uống hấp dẫn nhất toàn cầu, xếp thứ 10 châu Á vào năm 2019 Việt Nam cũng từng được vinh danh là điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á Khi đại dịch bùng phát, các doanh nghiệp (DN) trong ngành F&B chịu thiệt hại nghiêm trọng lên đến hơn 90% Các DN đối mặt với khó khăn trong nguồn cung nguyên liệu khi giá cả tăng cao Việc cung cấp sản phẩm ra thị trường gặp vấn đề khi các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ phải dừng hoạt động do giãn cách xã hội kéo dài.

Theo khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021, năm 2020 có gần 48% số DN trong ngành F&B Việt Nam cho rằng, không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể Tuy nhiên, sang năm 2021, tỷ lệ DN chịu tác động ở mức nghiêm trọng lên đến hơn 91% Điều này cho thấy sự tác động khủng khiếp của Covid-19 đối với ngành F&B Việt Nam

Nhận định ngành F&B còn chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Ngọc Kiên - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam – cho rằng, nhiều DN F&B đang đối mặt với bài toán "sống còn" Hầu hết các DN sản xuất trong ngành thực phẩm đồ uống có năng lực tài chính yếu kém, để sinh tồn, nhiều DN buộc phải thực hiện tái cơ cấu sản xuất và mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng.

Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ để DN F&B nói riêng và các DN nói chung nhanh chóng phục hồi Trong đó, có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi thu nhập mất hoặc suy giảm do mất việc làm; việc giãn, hoãn nghĩa vụ tài chính với DN cũng đang tích cực triển khai Các đơn vị liên quan cũng đã có những kiến nghị làm thế nào để có thêm chính sách miễn thuế thu nhập, giảm thuế VAT, chi phí điện nước… cho doanh nghiệp.

7

Trang 8

Chuyển đổi số chính là cơ hội để các chủ DN nhìn lại cách phát triển, xem xét lại định hướng và tìm mô hình kinh doanh hiệu quả nhất Bên cạnh đó, ngành F&B nên định hình lại cách thức cung cấp dịch vụ đến khách hàng, có thêm trải nghiệm thú vị cho khách hàng hay tăng cường bán hàng mang đi để tăng doanh thu…

Diễn biến khó lường của dịch bệnh suốt hơn hai năm qua buộc rất nhiều kế hoạch sản xuất rơi vào đình trệ, kéo theo hệ luỵ không nhỏ về mặt quy trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng của toàn bộ doanh nghiệp Khảo sát gần đây nhất của Vietnam Report vào tháng 8/2020 cho thấy, có đến 85% doanh nghiệp hiện gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics do Covid-19 Doanh nghiệp F&B Việt còn phải đối mặt với thách thức lớn đến từ nhu cầu của thị trường Theo khảo sát Chỉ số người tiêu dùng tương lai của Ernst & Young vào giữa năm 2020, 89% người tiêu dùng có sự thay đổi trong cách thức mua sắm và 76% trong cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, cho thấy xu hướng thay đổi toàn diện về tiêu dùng toàn cầu.

2.2.Phân tích thị trường F&B năm 2021

Trong quý III/2021, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) giảm 6.7% trong khi sự đứt gãy chuỗi giá trị và niềm tin của người tiêu dùng vẫn chưa kịp phục hồi trở lại từ hai quý trước đó Bên cạnh đó, những xu hướng và hành vi tiêu dùng mới được dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài trong các năm tiếp theo, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng, đổi mới sáng tạo và xây dựng giải pháp ứng phó phù hợp.

Bước sang giai đoạn bình thường mới: phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp F&B nói riêng cần tiếp tục nỗ lực sản xuất, xác định và điều chỉnh lại mục tiêu lợi nhuận, từ đó củng cố giá trị và vị thế trên thị trường.

Có thể nói đại dịch chính là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đối số của các doanh nghiệp và sự bùng nổ của thương mại điện tử là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này

8

Trang 9

Trong bối cảnh đại dịch, ngành F&B đã ghi nhận mức tăng vọt về doanh số bán hàng trên các kênh trực tuyến, điều này sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trong không gian thương mại điện tử ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi thị trường đang dần bão hòa.

Hình 2.2.1: Nhóm thực phẩm có mức độ chuyển dịch sang nền tảng trực tuyến mạnh mẽ nhất

(Nguồn: VNR_VIETNAM REPORT) Những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng tác động không nhỏ đến thị trường F&B trong giai đoạn bình thường mới "sống chung với Covid" 75% người tham gia khảo sát của VNR cho biết, kể từ khi Covid xuất hiện họ đã tăng chi tiêu cho thực phẩm tự chế biến tại nhà Ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi sang các mặt hàng thiết yếu, dễ bảo quản như thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm tiện lợi, thực phẩm đóng gói, thực phẩm động lạnh, Còn các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, đồ uống (bia rượu, cà phê, đồ uống có gas, nước tăng lực) đều ghi nhận mức giảm sâu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng.

9

Trang 10

Hình 2.2.2: Các loại đồ uống bị cắt giảm chi tiêu trong đại dịch

(Nguồn: VNR_VIETNAM REPORT) Những thay đổi trong chi tiêu của người dùng tiêu dùng Việt Nam phản ánh rõ nét sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng từ cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm tùy ý sang sản phẩm thiết yếu.

Khảo sát của VNR chỉ ra rằng, trong cùng danh mục sản phẩm, cứ 10 người thì có đến 4 người đã từng chuyển sang dùng một nhãn hiệu sản phẩm mới hoặc thay thế sản phẩm mà họ thương mua trong thời gian bùng phát dịch Nguyên nhân chính là do sự khan hiếm hoặc không sẵn có của những sản phẩm đó trong giai đoạn giãn cách xã hội (61.3%) Điều này cho thấy sự gia tăng xu hướng linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận nhãn hiệu mới của người tiêu dùng trong bối cảnh "sống chung với đại dịch" Bên cạnh tính đa dạng và sẵn có của sản phẩm, uy tín thương hiệu là yếu tố được người tiêu dùng ưu tiên xem xét khi lựa chọn sản phẩm F&B Đáng chú ý, so với năm 2020, lượng thông tin liên quan đến chủ đề Xã hội/Trách nhiệm xã hội/Tài trợ tăng gần gấp đôi cho thấy doanh nghiệp trong ngành đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển thương hiệu toàn diện dựa trên 7 khía cạnh đã đề cập phía trên.

10

Trang 11

Ngoài độ phủ, chất lượng thông tin cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét Doanh nghiệp được đánh giá là có điểm truyền thông "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực trên tổng số lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, nếu đạt trên 20% thì được coi là ngưỡng "tốt nhất".

Trong thị trường F&B năm 2021, có khoảng 47.8% doanh nghiệp đạt mức 10%, tăng nhẹ so với 45.5% của cùng kỳ năm 2020 Bên cạnh tần suất xuất hiện, độ đa dạng hay chất lượng thông tin, sức mạnh truyền thông còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó bao gồm nguồn thông tin Kết quả phân tích của VNR chỉ ra rằng, tỷ lệ thông tin có nguồn từ doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 17.6% khi phần lớn thông tin là do báo chí tự khai thác Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc và tăng cường tiếng nói của chính mình trên truyền thông trong bối cảnh công nghệ hiện đại và thông tin đa chiều như hiện nay.

2.3.Phân tích thị trường F&B năm 2022

Nhìn chung, thị trường F&B có mức độ tăng trưởng cao sau tết Nguyên Đán, với lần lượt quý 2 và quý 3 đạt 120% và 128% so với quý 1/2022 Tuy nhiên, quý 4 chỉ tăng trưởng chỉ 117%, thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước Đối với thị trường nội địa, các nhà hàng và quán ăn uống độc lập vẫn được người dân ưa chuộng hơn cả, bởi giá cả đồ ăn thức uống ở những chuỗi dịch vụ ăn uống vẫn khá cao so với thu nhập của người Việt Tính đến thời điểm hết năm 2022 có khoảng 338.600 nhà hàng và quán café Trong giai đoạn 2016-2022, tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR đạt 2%.Cũng theo báo cáo này, chỉ có 4,3% số đơn vị F&B được hỏi gặp phải vấn đề thiếu vốn trong thời kỳ hậu Covid-19, khó có thể chi trả chi phí trong ngắn hạn; khoảng 9% không dư dả về vốn và cần phải xoay vòng một cách cẩn thận Còn lại đa số 86,6% doanh nghiệp không gặp vấn đề về vốn kinh doanh.

11

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:35

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w