1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam

146 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI KHOA PHÁP LUẬT KINH TE

HỘI THẢO KHOA HỌC

KIÊM SOÁT THOẢ THUẬN HẠN CHÉ

CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2014

1

Trang 2

1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT KIM SOÁT HANH VI HAN CHE

CẠNH TRANH

TS Nguyễn Thị Vân Anh Trường Đại học Luật Hà

'Cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh là động lực phát triển hoạt động kinh doanh Quá trình cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm các giải pháp để thu hút khách hàng vẻ phía mình và đạt được lợi thế cạnh tranh. hơn so với các đối thủ Bởi vậy, trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp nào cũng mong muốn kiểm soát được giá cả và các yếu tố khác của thị trường như. cưng, cầu, số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh, tức là mong muốn có được sức mạnh thị trường Để có sức mạnh thị trường, các doanh nghiệp sẽ áp dung một trong 3 chiến lược: (i) Chiến lược dim phán: Doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường thỏa thuận với các doanh nghiệp khác để cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh; (ii) Chiến lược ngăn cản: Doanh nghiệp ở vào vị trí thống. lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền cố gắng tìm mọi cách giữ vững sức mạnh hiện có bằng cách phổ biến là ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia cạnh tranh; (iii) Chiến lược tích tụ: Các doanh nghiệp tập trung, liên kết thống nhất

về mặt tổ chức và hành động để có được sức mạnh thị trường! Ba chiến lược

trên khi được sử dụng trong chừng mực nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến quyền

` 8ô Thương mal, Vụ Php chế Kỹ yếu Hội thảo: “Cơ quan cạnh anh, Kính nghiệm quốc tế và lựa chọn cho

Việt Nam”, TS chức tại Hà Nội ngày 89/7/2003,

Trang 3

tự do cạnh tranh, một điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền tự do hoạt động kinh doanh của mỗi người dan, một quyền quan trọng được Hiển pháp bảo vệ *

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng chính sách cạnh tranh và

mục tiêu là: (1)

pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thé giới đều nhì

‘Dam bảo một quá trình cạnh tranh hiệu quả; (2) Tăng cường phúc lợi xã hội,

đảm bảo lợi ích của người tiêu ding; (3) Tối đa hóa hiệu qué sản xuất, kinh. doanh, phân bỗ các nguồn lực xã hội Vì va)

trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, dem lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội và người tiêu dùng, luật cạnh tranh của nhiều nước nhìn chung đều hướng tới điều chỉnh, kiểm soát 4 loại hành vĩ:

~ Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

~ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, ~ Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.

- Hành vi tập trung kinh

Trong đó, các quy định vẻ kiểm soát tập trung kinh tế có tác động tiền

kiếm nhằm ngăn chặn các vụ sp nhập làm phương hại tới cạnh tranh Các quy định điều chinh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị

trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền nhằm mục đích hậu kié , là công cụ pháp lý để bảo vệ môi

xử lý các hành vi làm phương hại tới cạnh tranh trên thị trường.

hin chung, luật cạnh tranh của nhiều nước trên thé giới đều tập trung điều chỉnh 4 nhóm hành vi làm giảm, cản trở cạnh tranh trên thị trường đã nêu

Nghị quyết sổ 512001/QH10 của Quốc bội ngày 25122001 về việc sim đổi, bỗ sung một số điều của Hiểnpháp 1993, cụ thế Điu 16 Hiển nhấp 1992 đã được sta đổi, bổ sung và bit đồ cổng nhận 6 che, cổ nhânthuc các think phần inh tế được in xuất kinh doanh rong những ngành nghề mã php luke không côn;

cũng pt biển âu di, hop tú, bình đẳng và cọnh tanh tho php aft Hiển hấp (2013) khẳng định rõ: Mọi

"người cổ quyên ty do kinh doanh ong những ngành nghề mã pháp lật không cầm (Điều 39; Các chủ thể"huộ các thành phẫn kinh tế nh đẳng, hop te và sạnh tranh theo pháp hật (Kean 2 Điều 5)

Cục quản can tranh, Báo áo à soát các quy định của pháp ut can tranh Việt Nam, t 43

3

Trang 4

trên nhưng không tập trung các hành vi đó vào thành một nhóm và đặt tên chonhóm hành vi này.

Khác với luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới, Luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh ca những hành vi làm giám, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường và cả những hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh và gọi chúng với những tên khác nhau, Cụ thể,

- Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh định nghĩa: Hành vi hạn chế cạnh

tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên

thị trường, bao gồm: hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dung vị trí độc quyền và tập trung kinh tế Chương 2 Luật cạnh tranh (từ điều 8 đến điều 38) với tiêu đề kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh đã dành 31 điều để tập trung nhận diện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các bảnh vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường, vi tri độc quyền, có hành vi tập trung kinh tế đồng thời cũng quy định các trường hợp doanh nghiệp bj cắm thực hiện Giống pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thé giới, Luật cạnh tranh Việt Nam không cắm tất cả các hành vi có khả năng hạn chế cạnh tranh mà chỉ cắm những hành vi gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng ké trên

thị trường Một số hành vi thuộc trường hợp bị cấm thực hiện nhưng trong

tương quan so sánh giữa tác hại của nó tới môi trường cạnh tranh và hiệu quả

của nó tới việc phát triển kinh tế, tới lợi ích của người tiêu dùng thì luật quy.

định được hưởng miễn trừ.

- Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh quy định: Hành vi cạnh tranh

“không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong qué trình kinh

doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp.pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng Chương 3 Luật cạnh tranh

Trang 5

(từ Điều 39 đến Điều 48) quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Đó là các quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cắm, bao gồm các hành vi: Chi din gây nhằm; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến. mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bắt chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh do Chính phủ quy định.

2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT KIÊM SOÁT HÀNH VI THOA THUẬN HAN CHẾ CẠNH TRANH CUA CÁC NƯỚC TREN THE GIỚI VÀ CUA VIỆT NAM

'Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những chế định co ‘ban không thé thiếu trong pháp luật cạnh tranh của các nước nói chung và Việt ‘Nam nói riêng bởi tính chất nguy hai và tác động tiêu cực của hành vi nảy đối

với môi trường cạnh tranh Nhìn chung, để kiểm soát hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, pháp luật của các nước trên thể giới và pháp luật Việt Nam tập

trung quy định những nội dung sau:

Thứ nhất, quy định để nhận điện ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ‘Trude hết, thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật các nước được.

quy định theo những cách khác nhau nhưng hau hết đều quy định nhắm đến ban chất hạn chế cạnh tranh của hành vi Cách quy định có thé là quy định bao

quát nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi hoặc quy định theo.

cách liệt kê những hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh dién hình có nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi Theo cách thứ nhất, tiêu biểu

được thể hiện trong Luật chống độc quyền Sherman của Mỹ Cụ thể Điều 1 Luật

5

Trang 6

nay quy định: Mọi hợp đồng, liên kết dưới hình thức độc quyền hoặc phương. thức khác nhằm hạn chế trao đổi hoặc thương mại giữa các bang với nhau hoặc với các quốc gia đều bị coi là bất hợp pháp Theo cách thứ hai, ví dy Điều 19, Luật thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc.

cquy định: Không một doanh nghiệp nào được thỏa thuận với một doanh nghiệp

khác bằng hình thức hợp đồng, thỏa thuận, nghị quyết hoặc bất ky một biện pháp nào khác để cùng nhau tham gia vào bất kỳ một hành vi nảo trong số những hành vi được liệt kê dưới đây mà sẽ làm hạn chế một cách đáng kể sự cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định, bao gồm: ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả; Hạn chế việc sản xuất , vận chuyển hoặc mua bán hing

hóa hoặc địch vụ; hạn chế phạm vi mua bán hoặc khách hàng.

Điểm thứ hai có thé thấy là pháp luật cạnh tranh của tất cả các nước chỉ chú trọng quy định về các hình thức biểu hiện của hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh (thông qua hợp đồng, thỏa thuận, nghị quyết) ma không yêu cầu.

nội dung thỏa thuận phải được thực hiện.

Điểm thứ ba là pháp luật cạnh tranh của các nước không đặt ra yêu cầu về hình thức của thỏa thuận han chế cạnh tranh mà đều ngầm định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là công khai hoặc thỏa thuận ngầm Thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thé được thé hiện dưới dang văn bản tài liệu nhưng cũng có thể không được ghi lại dưới bất kỳ một hình thức nào.

Trong quy định xác định bản chất để nhận diện hảnh vi thỏa thuận han

chế cạnh tranh, Luật cạnh tranh 2004 của Việt Nam có một số điểm khác pháp

luật cạnh tranh của nhiều nước (i) Theo Điều 8 Luật cạnh tranh, thoả thuận

han chế cạnh tranh chỉ giới hạn trong 8 loại sau:

~ Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, địch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

Trang 7

~ Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hing hoá,

cùng ứng dịch vụ;

~ Thod thuận han chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, moa,

bán hang hoá, dich vụ;

~ Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

vụ không liên quan trực én đối tượng của hợp đồng;

~ Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia

thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

~ Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải làcác bên của thoả thuận;

~ Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng địch vụ.

(Gi) Chủ thể tham gia thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xem xét xử lý chỉ bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp).

mà chưa xử lý biệp hội một chủ thé dễ có khả năng tạo ra các thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh.

Thứ hai, quy định cắm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thod thuận hạn chế cạnh tranh được pháp luật các nước quy định cấm theo hai

nguyên tắc gồm nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se illegal) và nguyên tắc

đánh giá tác động hợp lý (rule of reason) Vi phạm mặc nhiên là nguyên tắc coi

một số dạng hành vi thoả thuận bạn chế cạnh tranh cụ thé là mặc nhiên viphạm pháp luật cạnh tranh Nguyên tắc này được áp dụng để quy định cấm đối

?

Trang 8

với những hành vi thoả thuận điển hình có bản chất hạn chế cạnh tranh rõ nét,

cụ thé là nhóm các thỏa thuận các-ten nghiêm trọng Đó là thoả thuận theo

chiều ngang giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị trường nhằm ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng, và thông đồng đấu thầu Đánh giá tác động hợp lý là nguyên tắc đánh giá tính bat hợp pháp của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở cân nhắc giữa những tác động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là tde động thúc đẩy cạnh tranh và rác động hạn chế cạnh tranh hoặc giữa tác động hạn chế cạnh tranh và hiệu quả hay lợi ích kinh tế mà hành vi thôa thuận mang lại Do đó, nhìn chung pháp uật các nước không cắm đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiếu đọc giữa các chủ thể ở các công đoạn khác nhau của chu trình kinh doanh trừ những thỏa thuận gây han chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Luật cạnh tranh Việt Nam quy định théa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm gồm 2 loại:(ï) các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm tuyệt đối, không được hưởng miễn trừ, bao gồm 3 loại thỏa thuận quy định từ khoản 6 đến khoản 8 Điều 8; (ii) Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm có điều kiện và có thé

được hưởng miễn trừ, bao gồm 5 loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 8 Các théa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm có.

điều kiện tức là chi bị cắm thực hiện khi tổng thị phan kết hợp của các bên.

tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên trên thị trường liên quan (căn cứ xác định. thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị chỉ sử dụng một căn cứ duy nhất là thị phan của các bên và thị phần kết hợp của cac sbeen tham gia thỏa thuận).

Thứ ba, quy định về quy trình, cơ quan tiến hành tổ tụng và thẩm quyền: Quy trình tố tụng thường bắt đầu từ việc cơ quan cạnh tranh phát hiện

hoặc tiếp nhận hỗ sơ khiếu nại hay thông tin về hanh vi vi phạm và quyết định.

điều tra sự việc Quy trình này ở các quốc gia thường giống nhau, bao gồm giai

Trang 9

đoạn là điều tra và xử lý Điểu tra là giai đoạn thu thập và xác minh đối với các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; thực hiện tìm kiếm bằng chứng và chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm Xử /ý là việc cơ quan có thẩm quyền áp đặt những biện pháp chế tài đối với đối tượng bị kết luận là có hành vi vi phạm Đây là giai đoạn ngay sau giai đoạn điều tra Ở đa số các nước, việc điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm được giao.

cho một đầu mối là cơ quan cạnh tranh.

Ở Việt Nam, giai đoạn điều tra hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

được giao cho Cục quản lý cạnh tranh (cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh.

và bảo vệ người tiêu ding thuộc Bộ Công Thương), giai đoạn ra quyết định xử.

lý đối với doanh nghiệp có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc thẩm.

quyền của Hội đồng cạnh anh:

“Thứ te, quy định xử lý déi với hành vi vi phạm: Trong trường hợp hành vi thôa thuận bị xác định là hành vi vi phạm thi tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng, mức độ tác động hay thiệt hại do hành vi gây ra mà có thé bị xử lý ở các

mức độ khác nhau Tùy thuộc quy định của từng quốc gia mà đối tượng có thé bị xử lý gồm doanh nghiệp, cá nhân và hiệp hội ngành nghề Các hình thức xử

lý vi phạm phải phù hợp với đối tượng bị xử lý và đồng thời phải tương xứng

với mức độ nguy hiểm hay tác động gây hại của hành vi Nhiều quốc gia quy.

định xử lý vi phạm đối với các cá nhân tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh bat hợp pháp Hình thức xử lý có thể áp dụng với các cá nhân là phạt tù.

và/hoặc phạt tiền Xử lý vi phạm đối với cá nhân thường là trong các trường.

hợp thỏa thuận thuộc nhóm các thỏa thuận các-ten nghiêm trọng Doanh nghiệp

tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bat hợp pháp có thé bj phạt tiền, ngoài ra còn có thé bị áp dung hình thức xử phạt bổ sung boặc/và thực hiện biện pháp

khắc phục hậu quả Phạt tiền là hình thức xử phạt chính Các hình thức xử phạt

Trang 10

bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả được các cơ quan thực thi chú trọng áp dụng như là giải pháp nhằm cân bằng thị trường, đưa thị trường trở về trạng thái cạnh tranh hơn hoặc trạng thái cạnh tranh ban đầu trước khi xây ra vi phạm.

Theo Luật cạnh tranh Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ bị xử lý theo 2 hình thức:

~ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ.

chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi viphạm.

- Hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng, để thực hiện hành vi vi phạm bao gdm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu.

được từ hành vi ví phạm)

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân tham gia thỏa thuận có thể bị áp đụng biện pháp khắc phục hậu quả (buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh).

Thứ năm, quy định về thời han và thời hiệu xử lý Tay từng quốc gia mà

pháp luật cạnh tranh có thể quy định hoặc không quy định về vấn dé thời han,

‘ma chủ yếu là thời hạn điều tra và/hoặc xử lý trong các vụ việc thỏa thuận hạn.

chế cạnh tranh Tuy nhiên, về thời hiệu xử lý hầu hết các quốc gia đều quy định

nhưng có thể khác nhau Một số quốc gia cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có xu hướng ngầm hóa nên cơ quan cạnh tranh rất khó phát hiện được

ngay mà trong nhiều trường hợp phải một thoi gian dài sau mới phát hiệnđược nên quy định thời hiệu xử lý khá dai Trong khi đó, nhiều nước lại cho

‘ling thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần phải được phát hiện và xử lý ngay nên

quy định thời hiệu xứ lý ngắn.

Trang 11

Luật cạnh tranh Việt Nam quy định khá cụ thể về thời hạn điều tra và xử

lý hanh vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng trong thực tế giải quyết thường,

không dim bio theo đúng các thời hạn đã quy định.

Thủ: sảu, quy định về miễn tric: Việc xử lý các thôn thuận hạn chế cạnh tranh luôn đồi hỏi sự cẩn trong bởi thực tế và kinh nghiệm của nhiều nước cho.

thấy nhiều trường hợp lợi ích hay hiệu quả kinh tế mang lại có thể lớn hơn sơ

với tác động hạn chế cạnh tranh do hành vỉ gây ra Vì vậy, pháp luật cạnh tranh

của hầu hết các nước đều chứa đựng các quy định liên quan đến việc cho hưởng miễn trừ khỏi sự giảng buộc hay điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh

trong những trường hợp đặc biệt Thông thường, miễn trừ được quy định theo

hai cách Mét la, quy định miễn trừ đối với một số ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thé trong nén kinh tế hoặc đối với một số dạng hành vi cụ thé Hai /a, quy định cho hưởng miễn trừ trong từng vụ việc với những tình huống cụ thể "Trong trường hợp thứ hai, để được hưởng miễn trừ, các bên liên quan phải gửi hé sơ lên đến quan có thấm quyền để xin hưởng miễn trừ trước khi thực hiện.

Luật cạnh tranh Việt Nam quy định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bi

cấm có.

trong các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật cạnh tranh Có th

trường hợp miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định.các

nhìn chung là phù hợp với nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason) theo

thông lệ quốc tế nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia và nâng cao hiệu quả

kinh tế Tuy nhiên, quy định về các trường hợp miễn trừ đối với các thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh chưa that sự chặt chế rat dễ bi lợi dung.

Thứ bảy, về chính sách khoan hỗng: Thực tiễn cho thấy không dé dé phát

hiện được các thỏa thuận bạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những thoả thuận

a

Trang 12

ngằm Một trong những công cụ hữu hiệu mà cơ quan cạnh tranh nhiều nước. áp dụng nhằm phát hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là chính sách khoan hồng Chính sách khoan hồng là một cơ chế do Nhà nước quy định dành quyền miễn trừ khỏi các chế tài phạt mà pháp luật áp dụng đối với các thành viên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng chủ động khai báo, cung cấp

thông tin, tài liệu hay chứng cứ chứng minh hành vi thỏa thuận và có sự hợp

tác với cơ quan điều tra trong suốt quá trình diéu tra Hiện nay có rất nhiều

quốc gia đã áp dụng chính sách khoan hồng trong cuộc chiến chống lại các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tuy còn có sự khác nhau trong các quy định cụ thể tại các quốc gia đã áp dụng nhưng nhìn chung chính sách khoan hồng sau khi ra đời đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ

iện và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Nhật Bản là

một nước đã rất thành công trong việc thực hiện chính sách khoan hồng nên đã phát hiện và xử lý nhiều thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đặc biệt là các thỏa thuận ấn định giá và hành vi thông thầu Năm 2005, 399 doanh nghiệp bị phạt

tiền trong đó 99% là do thực hiện hành vĩ thông thầu và thỏa thuận ấn định giá.

quan điều tra phát

Luật cạnh tranh Việt Nam chưa quy định về chính sách khoan hồng đối với các thành viên tham gia thỏa thuận chủ động khai báo, cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận

Đánh giá chung: Về cơ bản, pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Việt Nam đã có những quy định tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thể giới trong việc kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tuy nhiên, một số quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chưa thật sự phù hợp làm giảm hiệu quả kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong.

thực tế, Những quy định bắt hợp lý cần phải xem xét sửa đổi, bd sung để đảm.

Trang 13

bao xử lý được các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tin tại trong thực tế kinh.

doanh của Việt Nam.

1

Trang 14

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÁC ĐỘNG CUA THOA THUAN HAN CHE 'CẠNH TRANH - NHỮNG VAN DE PHÁP LY CAN DAT RA.

Ths Hoàng Minh Chiến ~ Đại học Luật Hà Nội

TAS Phùng Văn Thành - Cục quản lý cạnh tranh:

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ TÁC ĐỌNG CỦA THOẢ THUẬN HẠN CHÉ CẠNH TRANH

“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể

kinh doanh trên thị trường hướng tới hoặc có tác động làm giảm, làm sai lệchhay cân trở hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường Thoả thuận hạn

chế cạnh tranh có thể tồn tại và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau 'Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia, thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể chia

làm thoả thuận doc và thoả thuận ngang Thoả thuận ngang còn được gọi là

thỏa thuận các-ten, đó là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường để không phải cạnh tranh với nhau về một hoặc một số yếu tổ của thị trường.

‘Thoa thuận các-ten thường được lập ra dé phối hợp, điều hoà hoạt động,

ˆ kinh đoanh giữa các thành viên, nhất là trong việc ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế và kiểm soát sản lượng Nội dung của thoả thuận các-ten

thường là những yé cạnh tranh chủ yếu nhất trên thị trường Trong số.

những hành vi thoả thuận các-ten có nhóm hành vi thỏa thuận giữa các doanh

nghiệp đối thủ trực tiếp ấn định những yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất của thị

trường cạnh tranh tự do như giá cả, sản lượng, thị trường hoặc thông thấu Day

được gọi là nhóm các thoả thuận các-ten nghiêm trong (hardcore cartel).

Trang 15

Kể từ khi pháp luật cạnh tranh ra đời, các cơ quan thực thi trên thé gi vẫn thống nhất quan điểm cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc bit

những thoả thuận các-ten nghiêm trong, vi phạm trực tiép các nguyên tắc cạnh

tranh và được thửa nhận là một trong những hành vi phản cạnh tranh có tác

động nghiêm trọng nhất tới thị trường nên việc kiểm soát đối với hành vi này.

phải là một trong những ưu tiên hàng đầu.

'Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là một trong những hành vi nguy hiểm, có tác động lim giảm, làm sai lệch, gây cản trở hoặc hạn chế và

thậm chí triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm triệt tiêu động lực phát

triển của nền kinh tế thị trường Nó được coi là căn bệnh ung thư của nền kinh tế thị trường mở cửa Với việc thỏa thuận, các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh chuyển sang thành đối tác của nhau, cùng nhau thống nhất đưa ra những tiêu chuẩn chung như giá, kỹ thuật, công nghệ qua đó làm giảm hoặc

triệt tiêu cạnh tranh lẫn nhau Hậu quả là các doanh nghiệp không còn phải đối

mặt với sức ép cạnh tranh nên có thể tự do đưa ra những điều kiện giao kết bất

lợi cho khách hàng, làm giảm hiệu quả kinh tế toàn xã hội Thoả thuận hạn chế

cạnh tranh được hau hết các quốc gia trên thế giới nhìn nhận là hành vi gây anh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng cá nhân, tác động tiêu cực đến cấu trúc, môi

trường cạnh tranh và sự phát triển của nền kinh tế.

Đối với môi trường và cấu trúc cạnh tranh Thỏa thuận hạn chế cạnh.

tranh có tác động lam giảm, sai lệch, cản trở thậm chí triệt tiêu cạnh tranh giữa

các sản phẩm liên quan, ngăn cản việc gia nhập hay mở rộng thị trường của các

doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các nha phân phối khác, loại bỏ các đối thủ.

cạnh tranh Ngoài ra, nó còn làm giảm khả năng cạnh tranh hiệu quả của các

doanh nghiệp trong thỏa thuận Với những tác động đó sẽ dẫn tới hậu qua là

môi trường cạnh tranh nói chung và cấu trúc cạnh tranh của thị trường nói

35

Trang 16

riêng sẽ bị tác động và phá vỡ, các hoạt động cạnh tranh không còn điễn ra

theo đúng quy luật của thị trường.

Déi với người tiêu dùng phải mua hàng hóa, dich vụ ở mức giá cao hơn nhưng chất lượng thấp hơn Do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận bị hạn chế hoặc triệt tiêu nên các doanh nghiệp không còn động, lực để nâng cao trình độ, cải tiền công nghệ, kỹ thuật nhằm cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm thiểu chỉ phí Vì vậy, người tiêu

dùng sẽ phải mua hang hóa, dich vụ với giá cao hon so với giá trên thị trường

cạnh tranh trong khi chất lượng của hàng hóa, địch vụ lại thấp hơn hoặc không hề được cải thiện Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp trong thỏa thuận áp dụng

‘chung chính sách giá, chỉnh sách bán hang, hoặc không có động cơ đổi mới, đa

dang hóa sản phẩm hoặc trong trường hợp thỏa thuận nhắm đến loại bd

doanh nghiệp đối thủ hiện tại hoặc tiềm năng khỏi thị trường cũng đồng nghĩa. tạn chế hoặc mất đi quyền lựa chọn sản phẩm, dịch

với việc người tiêu dùng

vụ, nhà cung ứng hoặc mức giá của sản pÏ

“ĐI với nén kinh tế và toàn xã hội Trước hết, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm cho tổng phúc lợi xã hội bị giảm do tại mức giá thỏa thuận số lượng.

hàng hóa bán ra ít hơn và giá cả cao hơn so với tại mức giá cạnh tranh Thing

du của các nha sản xuất trong toàn ngành va thing dư người tiêu dùng giảm, trong khi đó, phần thing dur còn lại rơi vào túi các đoanh nghiệp tham gia thỏa thuận Tiếp theo, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm cho sự phân bổ tối ưu nguồn lực và các nhân tố sản xuất trở nên kém hiệu quả dẫn đến tăng chỉ phí,

gid bán và tác động đến mối quan hệ giữa các nhân tố sản xuất, làm cho mối quan hệ nảy không phản ánh được sự khan hiểm và quy luật của chúng Bêncạnh đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng làm cho nguyên tắc phân phối thu.

nhập theo năng lực và lao động bị ảnh hưởng tiêu cực khi xuất hiện sự phân bổ.

Trang 17

nguôn lực theo dạng tối ưu cục bộ bởi sự khác biệt về lợi ích giữa các doanh.

nghiệp trong và ngoài thỏa thuận Cuối cùng, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

không thúc đây hoặc thậm chí là kim hăm sự phát triển khoa hoc, kỹ thuật,

công nghệ do thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường chỉ hình thành trong các ngành hay lĩnh vực mà độ chin mudi tương đối lớn hoặc đang trong tình trang

suy thoái nên các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thường không có ý định

ding lợi nhuận để đầu tr cho nghiên cứu và phát triển.

Vi dụ, đánh giá riêng về thỏa thuận ấn định giá, ông Graeme Samuel,

nguyên Ủy ban trưởng của Uy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cla ‘Uc phát biểu thỏa thuận ấn định giá, một trong số những hình thái biểu hiện

của hành vi các-ten, bị coi là khối u ác tính của nền kinh tế Úc Nó là kẻ thù.

của định giá cạnh tranh, là nguyên nhân gây ra tình trạng giá cả cao hơn mứcthị trường cho phép Với thái độ chỉ trích tiêu cực hơn, ông William E.

Kovacic, nguyên Chủ tịch Ủy ban thương mại lành mạnh của My (trong buôi nói chuyện với chuyên đề Hợp tác, xử lý hành vi thỏa thuận xuyên biên giới để tăng giá bất hợp lý do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức ngày 21 tháng 4 năm 2010 tại Hà Nội) cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt thỏa thuận

ấn định giá, tác động rất xấu đến bất kỳ nẻn kinh tế nào, nó như là một khối ung nhot của nén kinh tế thị trường và đặc biệt hành vi này có thé bị xem như hành vi ăn cướp trắng trợn và còn nghiêm trọng hon cả hành vi ăn cướp vì nó.

ảnh hưởng tới và xâm phạm lợi ích của nhiều người tiêu dùng và làmột trong những nguyên nhân gây nên tinh trạng bat én của nén kinh tế

Đánh giá một cách chung nhất, trong dự án nghiên cứu ảnh hưởng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các nước đang phát triển, tổ chức UNCTAD cho rằng thoả thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt các thoả thuận

céc-ten nghiêm trọng, xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng ở tat cả các nước, tir

| TRUSNG Dal HOC

|prongage 20.5

Trang 18

các nước phát triển tới các nước đang hoặc chậm phát triển Hơn thế, nếu trong. một lĩnh vực kinh tế hay một ngành sản xuất có tổn tại những thoả thuận han chế cạnh tranh dẫn đến thiếu tính cạnh tranh thi trong dài hạn tính cạnh tranh.

hiệu quả của lĩnh vực hay ngành đó sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng xấu và lan

truyền đến toàn bộ các hoạt động của cả nén kinh tế đất nước.

'Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, thoả thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là các thoả thuận xuyên quốc gia, được cộng đồng quốc tế đánh giá là có anh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thé giới và ngăn cản

quá trình tự do hoá thương mại Vì vậy, đây không chỉ là vấn dé của một quốc gia mà là nỗi lo chung của nhiều nước Theo nghiên cứu của Tổ chức hợp tác

kinh tế va phát triển (OECD), tác động ảnh hưởng của thoả thuận hạn chế cạnh tranh đến nền kinh tế thế giới là rất rõ ràng và đáng kể mặc dù rất khó để đưa ra được một con số chính xác Tác hại của thoả thuận hạn chế cạnh tranh gây ra hàng năm đối với kinh tế thé giới vượt quá con số nhiều tỷ đô la Mỹ Trong.

cuộc khảo sát do OECD thực hiện đối với 119 thoả thuận các-ten được phát hiện trong giai đoạn từ 1996 đến 2000 cho thấy phần lớn trong số các thoả

thuận nay đều không thé tính toán được mức thiệt hại mà mỗi thỏa thuận gây ra Nhưng chỉ đối với 16 thoả thuận có thể ước tính được thì tổng thiệt hại mà

16 thoả thuận này gây ra cho nền kinh tế thế giới vượt qua con số 55 tỷ đô la

2 MỤC TIÊU KIEM SOÁT CÁC THOA THUẬN HAN CHE CẠNH

Do tính chất nguy hại và có những tác động tiêu cực nên đòi hỏi những.

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được kiểm soát, điều chỉnh bằngcác quy định của pháp luật Vì vậy, kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là.

Trang 19

một trong những chế định cơ bản không thể thiếu trong pháp luật cạnh tranh. của các quốc gia nhằm mục tiêu:

,Một là, duy trì một môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, bảo vệ va thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn han chế cạnh tranh một cách bất hợp lý Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường nhắm đến mục tiêu đạt được lợi ích cho các bên tham gia thỏa thuận bằng cách

triệt tiêu sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp này và bóp méo sự cạnh tranhtrên thị trường, khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận lợi dụng sức mạnh

kết hợp để tạo thế cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp khác Do. đó, ngăn chặn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm đảm bảo môi.

trường cạnh tranh tự do, bình đẳng cho tat cả các chủ thể kinh doanh.

Hai là, bảo vệ lợi ich của người tiêu ding Khi các doanh nghiệp trên thịtrường cạnh tranh đúng nghĩa, thì người tiu ding được hưởng lợi từ cạnh

tranh do giá cả thấp hơn và chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn Khi các đối

thủ cạnh tranh thỏa thuận loại bỏ cạnh tranh đẻ câu kết với nhau thì người tiêu.

dùng mất đi những lợi ích đó Việc kiểm soát, ngăn chặn các thỏa thuận han chế cạnh tranh cũng nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Ba là, bảo vệ tổng phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thúc

đây sự phát triển của khoa học, công nghệ Duy trì cạnh tranh tự do, công bằng.

cũng là nhằm đảm bảo hiệu quả phân bé nguồn lực tối ưu thông qua việc cắt giảm chi phí săn xuất và cải tiến công nghệ, sản xuất được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn, đảm bảo phúc lợi xã hội.

3 NHỮNG DIEM CƠ BẢN QUY ĐỊNH VE THOA THUAN HAN CHẾ CẠNH TRANH THEO PHAP LUẬT CÁC NƯỚC TREN THE

Trang 20

Van đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật của các quốc gia

trên thé giới được khái quát ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, về hình thức và nội dung quy định: Tùy thuộc mỗi nước, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được quy định theo những cách khác nhau nhưng hầu hết đều quy định nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi Đây là điểm nổi bật trong pháp luật cạnh tranh các nước Các cách quy định có thé là quy định bao quát nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi, ví dụ

như theo Luật chống độc quyền Sherman của Mỹ, hoặc quy định theo cách ligtkê giới hạn hoặc không giới hạn những hành vi thoả thuận điển hình có

đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi, ví dụ như Luật cạnh tranh của

‘Han Quốc Điểm thứ hai có thé thấy là pháp luật cạnh tranh của tat cả các nước chi chú trọng quy định hình thức của hành vi mà không yêu cầu nội dung thỏa

thuận phải được thực hiện Điểm thứ ba là pháp luật cạnh tranh của các nước

không quy định đặt ra yêu cầu về hình thức mà đều ngầm định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thé là công khai hoặc thỏa thuận ngầm Thoả thuận hạn chết cạnh tranh có thể được thể hiện đưới dạng văn bản tài liệu nhưng cũng có thể không được ghi lại dưới bắt ky một hình thức nào.

Thứ hai, nguyên tắc quy định cắm đối với thỏa thuận han chế cạnh tranh 'Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được pháp luật các nước quy định cấm theo hai nguyên tắc gồm nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se illegal) và nguyên tắc

đánh giá tác động hợp lý (rule of reason) Vi phạm mặc nhiên là nguyên tắc coi một số dang hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh cụ thé là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh Nguyên tắc này được áp dụng để quy định cấm đối với những hành vi thoả thuận điển hình có bản chất hạn chế cạnh tranh rõ nét, đó là

nhóm các thỏa thuận các-ten nghiêm trọng Đánh giá ứác động hop lý là

nguyên tắc đánh giá tính bat hợp pháp của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trang 21

trên cơ sở cân nhắc giữa những tác động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là tác động thúc đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh hoặc giữa tác động han chế cạnh tranh và biệu quả hay lợi ích kinh té ma hành vi thỏa thuận mang lại Áp dụng nguyên tắc nay đòi hỏi phải xem xét tính bắt hợp pháp của thỏa

thuận trên cơ sở đánh giá xem liệu thỏa thuận đó có nhắm đến hay có tác động hạn chế cạnh tranh hay không, hoặc cân nhắc hiệu quả kinh tế mang lại.

Thứ ba, về quy trình, cơ quan tiễn hành tổ tụng và thẩm quyền: Quy trình tổ tụng thường bắt đầu từ việc cơ quan cạnh tranh phát hiện hoặc tiếp nhận hỗ

sơ khiếu nại hay thông tin về hành vi vi phạm và quyết định điều tra sự việc.

Quy trinh này thường bao gồm điều tra và xử lý Điễu tra là giai đoạn thu thập

và xác minh đối với các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; thực hiện tim kiếm bằng chứng và chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm Xứ hy là việc cơ quan có thẩm quyền áp đặt những biện pháp chế tài đối với đối tượng bị kết

luận là có hành vi vi phạm Đây là giai đoạn kế tiếp ngay sau giai đoạn điều tra Thứ te, quy định xử lý đối với hành vi vi phạm: Trong trường hợp hành vi thỏa thuận bị xác định là hành vi vi phạm thì tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng, mức độ tác động hay thiệt hại do hành vi gây ra mà có thể bị xử lý ở các mức độ khác nhau Tùy thuộc quy định của từng quốc gia mà đối tượng có thé bị xử lý gồm doanh nghiệp, cá nhân và hiệp hội ngành nghé Các hình thức xử lý vi phạm phải phù hợp với đối tượng bị xử lý và đồng thời phải tương xứng với mức độ nguy hiểm hay tác động gây hại của hành vi, có thể là phạt tù được.

áp dụng đối với cá nhân hoặc phạt tiền được áp dụng đối với doanh nghiệp, cá.

nhân và/hoặc tổ chức Ngoài ra, tổ chức hoặc/và cá nhân vi phạm có thể bị áp đụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Nhiéu quốc gia quy định xử ly vi phạm đối với các cá nhân tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bắt hợp pháp Hình thức xử lý có thể áp dụng với các cá.

2

Trang 22

nhân là phạt tù vàhoặc phạt tiền Xử lý vi phạm đối với cá nhân thường là

trong các trường hợp thỏa thuận các-ten nghiêm trong Ngoài cá nhân, doanh

nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bắt hợp pháp có thể bị phạt tiền, và còn có thé bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc/và thực hiện biện

pháp khắc phục hậu qua Phat tiền là hình thức xử phạt chính Các hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả cũng được các cơ quan thực

thi chú trọng áp dụng như là giải pháp nhằm cân bằng thị trường, đưa thị

trường trở về trạng thái cạnh tranh hơn hoặc trạng thái cạnh tranh ban đầu

trước khi xây ra vi phạm.

Thứ năm, quy định về thời hạn và thời hiệu: Tùy từng quốc gia mà pháp ‘wt cạnh tranh có thể quy định hoặc không quy định thời hạn điều tra và/hoặc xử lý trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Về thời hiệu xử lý hau

hết các quốc gia đều quy định nhưng có thể khác nhau Một số quốc gia cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có xu hướng ngầm hóa nên cơ quan cạnh

tranh rất khó phát hiện được ngay mà có khi phải một thời gian dai sau mới

phat hiện được nên quy định thời hiệu xử lý khá dài Trong khi đó, nhiều nước lại cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần phải được phát hiện kịp thời vả xử lý ngay nên quy định thời hiệu xử lý ngắn dưới.

Thứ sắu, quy định về miễn trừ: Việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn đòi hỏi sự cần trọng bởi thực tế và kinh nghiệm của nhiều nước cho

thấy nhiều trường hợp lợi ích hay hiệu quả kinh tế mang lại có thể lớn hơn so.

với tác động hạn chế cạnh tranh do hành vi gây ra Vì vậy, pháp luật cạnh tranh

của hầu hết các nước đều chứa đựng các quy định liên quan đến việc cho

hưởng miễn trừ Thông thường, miễn trừ được quy định theo hai cách Một là,quy định miễn trừ đối với một số ngành, Tinh vực kinh doanh cụ thể trong nén

kinh tế hoặc đối với một số dạng hành vi cụ thể Hai la, quy định cho hưởng.

Trang 23

miễn trừ trong từng vụ việc với những tình huống cụ thể Trong trường hợp thir hai, để được hưởng miễn trừ, các bên liên quan phải gửi hồ sơ lên đến quan có thấm quyền để xin hưởng miễn trừ trước khi thực hiện.

Thứ bảy, về chính sách khoan hông: Thực tiễn cho thấy không dé dé phát hiện được các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những thoả thuận ngầm Một trong những công cụ hữu hiệu ma cơ quan cạnh tranh nhiều nước áp dụng nhằm phát hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là chính sách khoan hồng Chính sách khoan hồng là một cơ chế do Nha nước quy định dành quyền.

miễn trừ khỏi các chế tài phạt mà pháp luật áp dụng đối với các thành viên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng chủ động khai báo, cung cấp

thông tin, tài liệu hay chứng cứ chứng minh hành vi thỏa thuận và có sự hợp

tác với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra Hiện nay có rất nhiều

quốc gia đã áp dụng chính sách khoan hồng trong cuộc chiến chống lại các

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tuy còn có sự khác nhau trong các quy.

định cụ thể tại các quốc gia đã áp dụng nhưng nhìn chung chính sách khoan.

hồng sau khi ra đời đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ.

quan điều tra phát hiện và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tiếng Việt

1 Hoàng Xuân Bắc (2004), Khuôn khổ cho việc xây dựng và

thực thi luật và chính sách cạnh tranh (địch từ tài liệu của OECD và

WB), t7.

2 Bộ Công Thương (2010), Báo cáo đánh giá thực tiễn dam_phản, quy định về chính sách cạnh tranh trong FTAS/RTAs trên thế giới,

đề xuất về đàm phán chính sách cạnh tranh trong FTAs/RTAs của Việt

2

Trang 24

Nam ở giai đoạn tiếp theo.

3 Nguyễn Văn Cương (2004), Tiêu chi đánh giá tính bắt hop pháp của các-ten trong Luật cạnh tranh Hoa Kỳ, Cộng đằng Châu Âu, "Nhật Bản và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam, NXB

Tư pháp, Hà Nội.

4 Ngô Thị Ngọc Huyền và Võ Đắc Khôi (2009), “Các Hiệp.

định thương mại tự do của các nước ASEAN và tác động của chúng

đến sự thay đổi động thái ngoại thương của Singapore - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam, đăng dại địa - chỉ

5 Tang Van Nghĩa (2006), "Chính sách cạnh tranh”, Nghién

cứu kinh rễ, số 33/2006.

6 Phan Công Thành (2009), “Chính sách khoan hồng và tác

động phá vỡ các-ten”, đản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục

QLCT), số 1-2009, tr.24-26.

7 Hoàng Thị Thu Trang (2012), “Hình sự hóa các-ten, kinh

nghiệm của một số quốc gia”, Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục QLCT), số 31-2012, tr.7-9.

8 Hoàng Thị Thu Trang (2012), “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc từ góc nhìn của EU”, Bén tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục OLCT), số 36-2012, tr.27-29.

9 Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Pháp

luật cạnh tranh của cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

“Tiếng Anh

Trang 25

10 CIS Leading Counsel Network, Comparative Summary of

Antitrust Laws in the CIS Economic Region.

1 CIS Treaty on competition policy 1993.12, Clayton Antitrust Act 1914.

13 Fred S MeChesney (2010), Legal and economic conceptsof Collusion: American Antitrust versus European Competition Law.

14 International Competition Network (2005, 2007), Anti-cartel enforcement manual, Chapter 4, Cartel case initiation,

15, Intemational Competition Network (2005), Defining hardcore cartel conduct, effective institutions, effective penalties

16 Massimo Motta (2009), Competition Policy — Theory andPractice, Cambrigde University Press

17 OECD (2005), Best practice for the formal exchange ofinformation between competition authorities in hard core cartel

18, OECD (2004), Cartels Santions against Individuals.

19 OECD (2002), Fighting hard core cartels: Harm, effective

sanctions and leniency programme.

20 OECD (2005), Hard core cartels: Third report on theimplementation of the 1998 Recommendation.

21 OECD (1998), Recommendation of the Council concerningeffective action against hard core cartel.

22 OECD (2002), Report on the nature and impact of hard

25

Trang 26

core cartels and sanctions against cartels under national competition

23 OECD (2000), Reports ~ Hard Core Cartels.

24 UNCTAD (2010), Measuring the economic effects ofcartels

Trang 27

PHAP LUAT KIEM SOÁT THOA THUẬN ÁN ĐỊNH GIÁ HANG HOA,

DICH VỤ MỘT CÁCH TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP.

TS Nguyễn Quý Trọng”

Trường Đại học Luật Hà Nội

'Canh tranh là động lực phát triển tất yếu của doanh nghiệp hướng tới một nền thương mại quốc tế công bằng Trong cuộc chiến cạnh tranh đó, các doanh nghiệp luôn tim cách phát huy lợi thế của mình dé đạt được những mục tiêu đề ra Tuy thực tế chứng minh rằng: không ít doanh nghiệp đã nhìn nhận cạnh tranh như một môi hiểm họa đối với khả năng thu lợi nhuận cũng như sự trường tồn của.

doanh nghiệp Vì vậy, thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tổn tại và phát triển, không ít doanh nghiệp đã chọn con đường dé đàng hơn là

cùng nhau thỏa thuận, dàn xếp các yếu tố của thị trường nhằm hạn chế thậm chi triệt tiêu cạnh tranh Một trong những yếu tố doanh nghiệp thường có xu hướng thỏa thuận là giá hoặc các vấn dé liên quan trực tiếp đến giá của sản phẩm hay dich vụ Các hành vi thỏa thuận này được gọi chung là thỏa thuận dn định giá hang

ida, dịch vụ.

Xem xét các vấn đề pháp lý và thực tiễn xoay quanh “Pháp luật vẻ kiểm soát thỏa thuận dn định giá hing hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” trong mối tương quan giữa hệ thống pháp luật quốc tế, khu vực và pháp luật Việt Nam thực sự cần thiết, có ý nghĩa trong việc nâng cao “tinh thin thượng tôn pháp luật”.

sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, đồng thời bảo vệ tốt nhất lợi ích của người

tiêu ding

‘Bai tham luận tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

“GC khoa Pháp ust Knh tế,Đạihọcuật Hà Nội

Fa

Trang 28

«Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về thỏa thuận ấn định

© —_ Nhận diện bành vi thỏa thuận ấn định giá ‘Héu quả pháp ly của thỏa thuận ấn định giá.

Binh luận một số điều luật liên quan đến thỏa thuận ấn định giá. 1 NHAN ĐIỆN THOA THUAN AN ĐỊNH GIA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ.

MOT CÁCH TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP.

1.1 Khái quát pháp luật về thỏa thuận ấn định giá 1,1.1 Pháp luật quắc tế

“Xét trên phương diện lịch sử, sơ khai pháp luật cạnh tranh được xây đựng,

trên cơ sở của các nguyên tắc trong dân luật và được đảm bảo thực hiện bằng trách.

nhiệm dan sự (Bộ luật Dân sự của Pháp (Code civil - 1804), Điều 1382 va 1383 quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng” Những nguyên tắc của dân luật là nén tảng cơ sở của các án lệ và là cơ sở pháp luật quan trọng để duy tri trật tự cạnh.

tranh Đến cuối thế ky XTX, pháp luật cạnh tranh đã được mở rộng và có những.

thay đổi rất cơ bản về nội dung cũng như phương pháp điều chỉnh Hoa kỳ được coi là qué hương của pháp luật chống độc quyền.

“Thỏa thuận ấn định giá được dé cập trong các văn bản pháp luật quốc tế chủ

yếu sau đây:

= Mỹ: Luật Sherman năm 1890;

~EC: Điều 101, Điều 102 Hiệp ước chung Cộng đồng Châu Âu (EC Treaty);

Xem Bộ lft Dân sự của nước Cộng Hoà Pháp (NXB chính tị quốc ga, 198), 1365

Trang 29

~ Quy định của Ủy ban Châu Âu số 2349/84/EEC; Quy định của Ủy ban Châu Âu số 556/89/EEC; Quy định của Uy ban Châu Âu số 240/96/EEC về việc áp dụng đối với một số loại thỏa thuận chuyển giao.

- Anh: Luật Cạnh tranh năm 1898 (Competition Act) Việc áp dụng và thực

thi đạo luật này cùng với các quy định tại Điều 101 và Điều 102, hiệp ước cộng đồng Châu Âu được thực hiện bởi hoạt động của Cơ quan thương mại công bằng,

Anh (Office of Fair Trade = OFT)

~ Úc: Luật cạnh tranh và người tiêu dùng năm 2010 (Competition and

Consumer Act 2010).

~ Newzeland: Đạo Luật thương mai (Commerce Act)

~ Tổ chức thương mại và phat triển Liên hợp quốc (UNCTAD): “Bé quy tắc đồng thuận đa phương về kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh "`

1.1.2 Pháp luật Việt Nam

6 Việt Nam, trước năm 2005, việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá

được quy định một cách gián tiếp trong các văn bản liên quan đến quản lý giá của nhà nước hoặc thông qua các quy định về xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực Ví dụ: Điều 11 Nghị định 137/HDBT của Hội đồng Bộ trưởng năm 1992 đã quy định các hành vi vi phạm cạnh tranh về giá đối với những hàng hóa, địch vu quan trọng thuộc độc quyền nhà nước hoặc ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng hay liên quan đến lợi ích công cộng; Pháp lệnh giá 2002 đã quy định nguyên tắc quản lý gid: “Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh đoanh° Ngoài ra, khá nhiều văn bản về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực thương mại, ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng

khoán đã đưa ra các chế tài phạt (chủ yếu là phạt tiền) đối với các hành vi cạnh.

tranh bằng các thủ đoạn không lành mạnh liên quan đến giá hàng hóa, dịch vụ.

29

Trang 30

Hiện nay, vấn đề kiểm soát thỏa thuận ấn định giá hang hóa, địch vụ (sau đây goi chung là thỏa thuận ấn định giá) được điều chinh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau Cụ thể là:

+ Luật cạnh tranh năm 2004

‘© Luật chuyển giao công nghệ năm 2007

« _ Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính Phủ quy định.

chỉ tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 1.2 Một số khái niệm về thỏa thuận ấn định giá.

‘Nam 1998 Anh ban hành Đạo Luật Cạnh tranh (Competition Act) Việc áp

dụng và thực thi đạo luật nay cùng với các quy định tại Điều 101 và Điều 102, hiệp ước cộng đồng Châu Âu được thực hiện bởi hoạt động của Cơ quan thương mại công bằng Anh (Office of Fair Trade - OFT) Theo giải thích của OFT thi théa thuận ấn định giá là một khái niệm rộng bao gầm các dạng thỏa thuận về mặt pháp lý có thể thực hiện hoặc không thực hiện được, có thé được lập thành van

bản hoặc thỏa thuận miệng, nó bao gém cả cái được gọi là thỏa thuận quân tử Cũng không cân đồi hỏi các bên phải đạt được thỏa thuận thông qua gặp mặt và

trao đỗi trực tiếp, mà việc trao đổi thông tin qua thư tin hay điện thoại cũng đủ để nói lên thỏa thuận Cơ quan này cũng khẳng định rằng, thực tế trong các vụ thỏa

thuận có thể có một bên nào đó có thé chỉ đóng một vai trò rất han ché trong việc

thiét lập ra thỏa thuận, hoặc có thé không hoàn toàn cam kết về việc thực hiện

đúng thỏa thuận, hoặc cũng có thể chỉ tham gia thỏa thuận dưới sức ép của các thành viên khác, nhưng tắt cả điều đó cũng không có nghĩa là thành viên đó không phải là một thành viên tham gia thỏa thuận (cho dù những yếu tổ này có thé được. xem xét khi quyết định mức tiền phạt áp dung cho thành viên).

Trang 31

"Như vậy, mặc đủ không đưa ra khái niệm nhưng trong quá trình thực thi các

‘co quan cạnh tranh có thé trực tiếp hay gián tiếp đưa ra những giải thích hoặc cách hiểu tương đối thống nhất về théa thuận ấn định giá.

Singapore không đưa ra khái niệm chính xác trong Luật Cạnh tranh nhưng

theo giải thích của Ủy ban cạnh tranh Sigapore thì thỏa thuận dn định giá là việc

các đối thủ cạnh tranh cùng thống nhất ấn định, kiểm soát hoặc duy trì mức giá bán của hàng hóa hay dich vụ Đó có thể là thỏa thuận dn định trực tiếp giá hàng,

tăng hoặc duy trì mức giá thực tế Nó

hóa dich vụ, là việc có một thỏa thuận ni

cũng có thé là thỏa thuận không trực định mức giá, vi dụ như việc các đốt

thủ cạnh tranh dong ý cùng đưa ra mức chiết khẩu giống nhau hoặc dành các điều khoản tin dụng giống nhau cho khách hàng Thỏa thuận ấn định giá không nhất

thiết phải bằng văn bản, có khi chỉ cần là một sự thống nhất chung thông qua trao đổi miệng, ví dụ như tại một cuộc họp của Hiệp hội hay tại một sự kiện xã hội nào đó, có thé đã là đủ dé minh chứng và cho thấy rằng có tén tại một thỏa thuận Ấm định giá Vẫn đề không nằm ở chỗ thỏa thuận này đạt được như thé nào, bằng hình

thức nào hoặc được thực hiện như thé nào, mà van đề là ở chỗ các đối thủ cạnh.

tranh đã cùng thống nhất với nhau.

'Newzeland quy định hành vi thỏa thuận ấn định giá trong Đạo Luật thương,

mại (Commerce Act) theo đó bất kỳ một thỏa thuận nao giữa các đối thủ nhằm ấn.

định giá của hàng hóa hay dich vụ hoặc nhằm tác động đến giá đều bị coi là bat hợp pháp Trong tai liệu hướng dẫn thực thi, Ủy ban thương mại của nước này đã. dua ra khái niệm: “Thỏa thuận dn định giá là trường hợp có một thỏa thuận giữa thủ cạnh tranh dé ấn định, kiểm soát hoặc duy trì mức giá, hoặc các yéu tổ cấu thành giá của hàng hóa hay dich vụ Trên thực tế, thỏa thuận dn định giá là

bắt kỳ một théa thuận hay hành động nào đó mà có tác động tới việc định giá của mỗi đối thủ cạnh tranh” Một số dạng hành vi thỏa thuận ấn định giá được co

31

Trang 32

quan này chỉ ra như thỏa thuận án định mức giá tối thiểu, thỏa thuận loại bỏ hoặc 'giảm mức chiết khẩu, thóa thuận xây dựng công thúc chuẩn dé tinh giá (adopt

«a formula for calculating price), thỏa thuận cùng tăng giá, thỏa thuận duy trì mức

giá Cơ quan này cũng khẳng định những nội dung trên đây chi mang tính định hướng thé hiện quan điểm riêng họ còn việc hành vi thỏa thuận có vi phạm luật hay không phải dựa vào quyết định của tòa án.

Ngoài ra, trên bình điện quốc tế, thỏa thuận ấn định giá cũng được nghiên

cứu và để cập trong một số tổ chức quốc tế Trong tài liệu "8ô quy tắc đẳng thuận da phương về kiểm soát các hành vi hạn ché kinh doanh” do Tổ chức thương mại

và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) ban hành xác định các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động cạnh tranh hoặc có khả năng cạnh tranh, cân phải hạn chế hanh vi thỏa thuận dn định giá, khi hành vi này, thông qua các thỏa thuận hoặc sự.

dan xếp chỉnh thức hoặc không chính thức, bằng văn bản hoặc không phải bing văn bản, hạn chế sự tiếp cận thị trường hoặc hạn chế cạnh tranh một cách bắt hop

lý, gây ảnh hướng bắt lợi hoặc có thể gây ảnh hưởng bắt lợi đốt vớ thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, và đối với sự phát triển kinh té của những nước này Té chức này cũng đã nghiên cứu và đưa ra Luật mẫu về cạnh tranh trong đó nêu nghiêm cắm thỏa thuận dn định giá hay các điều kiện Đán hàng khác, bắt ké bing miệng hay bằng văn bản, chỉnh thức hay không chính thức giữa các công ty đang hoặc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau.

Pháp luật quốc tế, khu vực và quốc gia không đưa ra một khái niệm chung thống nhất về thỏa thuận ấn định giá Tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu có thể đi đến nhận định rằng: “hỏa (huận ấn định giá là một thỏa thuận bất kỳ giữa các đối

tăng, giám, ấn định hoặc duy trì giá sản phẩm, dich vụ trên thị

thủ cạnh tranh

trường.

Trang 33

2 DAU HIỆU CUA HANH VI THOA THUẬN GIÁ

Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel), trong đó có thỏa thuận ấn định giá mang bản chất hạn chế cạnh tranh nên cần phải

được kiểm soát Xác định những dấu hiệu của thỏa thuận ấn định giá cẩn tập trung vào những vấn dé cơ bản sau:

Thứ nhất, thỏa thuận giá là loại thöa thuận hạn chế cạnh tranh trái pháp.

tuật có điều kiện

“Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dich vụ là việc các doanh nghiệp thống.

nhất áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua, bán hàng hóa, địch vụ với các khách hàng hoặc trao đỗi thông tin về giá để tạo nên những

phan ứng thống nhất về giá hàng hóa, địch vụ khi đàm phán với khách hàng 5

Tuy nhiên, cũng cần nhắn mạnh rằng: xét dưới góc độ trái pháp luật của thỏa thuận cạnh tranh sẽ có hai loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị coi là trái pháp.

Muật, đó là: () thod thuận bị coi là trái pháp luật một cách đương nhiên: và (ii)

thoả thuận bị coi là trái pháp luật có điều kiện.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị coi là trái pháp luật một cách đương nhiên, gồm: (i) thoả thuận ngăn cán, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham

gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (ii) thoả thuận loại bỏ khỏi thị trườngnhững doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; (ii) thoả thuận thông,

đồng cho một trong các bên thod thuận thắng thầu trong cung cấp hàng hod, dich vụ Thoả thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm này đương nhiên bị cấm trong mọi

trường hợp và không có ngoại lệ Trong ba loại thỏa thuận trên, thoả thuận “shang

“Điều 8 tuật Cạnh tranh năm 2004.

3

Trang 34

đẳng dé một hoặc các bên của thoả thuận thẳng thâu trong việc cưng cấp hang

của các quốc gia trên thé giới quy định chặt chẽ và đưa vào dạng "thod thuận den" Đối với các quốc gia chưa ban hành Luật Cạnh tranh thì hành vi "hồng

i, cưng ứng dich vụ" là một trong những thoả thuận được pháp luật cạnh tranhig ứng

đẳng đầu thâu" cũng được nghiêm cấm tại các văn bản quy phạm pháp luật khác, thậm chí nhiều nước còn coi hành vi này là vi phạm pháp luật hình sự và các chủ

thể tham gia "thong đẳng đầu thdu" phải chịu mức hình phạt cao.

“Thỏa thuận ấn định giá được coi là thỏa thuận mang tính phổ biến trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới và là loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị coi là

trái pháp luật có điều kiệnŠ Thỏa thuận ấn định giá bị coi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng các thoả thuận này chỉ bị cắm khi thị phẩn kết hợp của các bên tham gia thoa thuận trên thị trường liên quan chiếm ít nhất là 30%, trừ trường hop Thủ tướng Chính phủ cho phép được tiến hành các thoả thuận khi đáp ứng điều.

kiện nhất định quy định tại Điều 10 của Luật Cạnh tranh.

“Trong lịch sử hình thành và phát triển pháp luật cạnh tranh quốc tế, vụ thỏa thuận ấn định giá giữa các công ty dich vụ vận tải xe lửa ở một số khu vực miễn.

Tay (trans-Missouri) vào năm 1897 tại Hoa ky được coi là một ví dự điển hình về

hanh vi thoả thuận dn định giá hàng hod, dịch vụ Các công ty dịch vụ vận tải xe lửa này đã thoả thuận thành lập Ban đại diện để cùng nhau thống nhất, ấn định giá cước vận tải đối với các khách hang Lý do ma các công ty đưa ra khi biện minh

cho hành vĩ thoả thuận này là nhằm tránh sự "cạnh tranh hu diệt" giữa các công ty

” Theo Cơ sỡ koa học ác định mức độ han chế cạnh tranh của các the thuận à cáciêuchỉho pháp miễn

"trừ trong Lust cạnh tranh Đề ta khoa học mã số 2003-78 09, Bồ Thương mái, tA.

* Các lại tha thun này gồm: thda thuận ấn định gi; thỏ thuận phản ch thị trường; hạn chế hoặc kiếm,

Sots lượng, khổ lượng sản uất, mua ba hành ha, đạch vụ; hạn chế phát tiển kỹ thud; thỏa thuận ấp

dung cho đoanh nghiệp khác đều kiện mus bán hàng hóa, địch vụ,

Trang 35

dẫn tới các cuộc chiến tranh giá cả, khiến các công ty lâm vào tình trạng phá sản,

từ đó ảnh hướng lớn tới các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp đang vào.

thời điểm cần phương tiện đường sắt để vận chuyển hàng hoá ra thị trường.

Thứ hai, thỏa thuận ấn định giá được hình thành từ sự thống nhất ý chí

của các doanh nghiệp.

‘Theo quy định của Nghị định 116/2005/ND-CP ngày 15-9-2005 quy định chỉ

tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh tại mục 3 chương 2 vẻ kiểm soát thỏa.

thuận hạn chế cạnh tranh thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp).

Các doanh nghiệp tham gia thôa thuận phải hoạt động độc lập với nhau và

hoàn toàn không phụ thuộc nhau về tài chính Một thỏa thuận ấn định giá được "hình thành khi có sự thống nhất về ý chí của các bên tham gia thỏa thuận Sự thống.

nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai Sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận dé gây hạn chế cạnh tranh là dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận ấn định giá Các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để

chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ với nhan.

Để xác định một hành vi hoặc một tập hợp các hành vi của một nhóm doanh

nghiệp độc lập cấu thành một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm.

quyền phải có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một thỏa thuận chính thức bằng văn bản (thông qua bản hợp đồng hoặc các bản ghi nhớ) hay đã có cam kết đáp ứng yêu cẩu của các bên tham gia mà không thể hiện bằng văn bản (những.

cam kết này thể hiện thông qua sự bản bạc trong các cuộc gặp mặt giữa các bên

The Tag tồi dưỡng Cốc căm kết ga nhập WTO của Vật Nam

* Doanh ngiệp ao gồm: tổ chức c nhân inh dant (0u, rất Cạnh anh 2008),

35

Trang 36

hoặc trong các tài liệu có liên quan) Vì vậy, cơ quan có thấm quyền dé dang tìm ra.

được những bằng chứng về thỏa thuận hạn ấn định giá đối với các thỏa thuận công.

khai, nhưng đối với các thỏa thuận ngim thi việc tìm kiếm bằng chứng không don

giản Dau hiệu đầu tiên đặt ra nghỉ vấn về sự tổn tại các thỏa thuận ngằm là các.

doanh nghiệp đã có sự phối hợp cùng thực hiện một hành vĩ thỏa thuận ấn định giá

nhằm hạn chế cạnh tranh, từ đó các cơ quan chức năng cin tìm thêm các bằng

chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn tại một hợp đồng, bản ghi nhớ, các cuộc gap mặt cho thấy đã có một thoả thuận ngầm vẻ giá hàng hóa, dich vụ.

‘Tuy nhiên, cần phân biệt sự thống nhất về ý chí của các doanh nghiệp với sự.

thống nhất về mục đích của doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận ấn định giá Khi

các doanh nghiệp có sự thống nhất cùng thực hiện các hành động gây kìm hãm, bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ một cách

trực tiếp hay gián tiếp thì đã có nguy cơ làm giảm cạnh tranh trên thị trường và

hành vi đó có thể bị cắm mà không cần xem xét thỏa thuận đó đã được thực hiện chưa, đã gây thiệt hại như thé nào cho thị trường.

Ba là, théa thuận ấn định giá có thể xây ra ở giao dịch mua hoặc bán mà

các doanh nghiệp tham gia thôa thuận sẽ giao kết trong tương lai với kháchhang

“Thực tế cho thấy: có rat nhiều cách thức thỏa thuận ấn định giá, có thé là thỏa thuận trực tiếp ấn định mức giá nhưng cũng có thể là thỏa thuận ấn định các yếu tố.

cấu thành bay liên quan trực tiếp đến giá Những thỏa thuận ấn định giá có thể hạn chế cạnh tranh, mặc đù không hoàn toàn làm triệt tiêu cạnh tranh giá Có nhiều

thỏa thuận chỉ hướng tới ấn định mức giá và chỉ tác động gián tiếp đến mức giánhưng vẫn được xem là thỏa thuận ấn định giá như các thỏa thuận về mức giảm giá

Trang 37

hay mức triết khấu, thỏa thuận về mức tính phí vận chuyển, phí thanh toán cho các

địch vụ kèm theo, thỏa thuận về các điều khỏa tín dụng hay bảo hiểm

‘Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bản chất của loại thỏa thuận ấn định giá là

việc thống nhất cùng hinh động ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và được.

thực hiện đưới một trong các hình thức sau đây": () Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tat cả khách hàng; (ii) Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thé: (iti) Áp dung công thức tính giá chung: (iy) Duy tì tỷ lệ có định về giá của sản phẩm liên quan; (v) “Không chiés khẩu giá hoặc áp dung mức chiết khẩu giá thắng nhất; (vi) Dành hạn mức.

tin dụng cho khách hàng; (vii) Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên

us và (ii) Sử dung mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc dim

khác của théa tụ

phán về giá bắt đầu.

‘Nam 2008, một nhóm doanh nghiệp bảo hiểm (19 doanh nghiệp) ký văn bản thỏa.

thuận tăng mức phí tối thiểu đối với địch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô Theo bản thỏa.

thuận, mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn tăng từ 1,3% lên 1,56% và có hiệu lực từ 1/10/2008,

Sau 1 năm điều tra, vụ việc đã được dem ra xử lý vào ngày 29/07/2010, Hội đồng xử lý

‘vy việc cạnh tranh kết luận 19 doanh nghiệp này đã vi phạm Diéu 8 và Điều 9 khoản 2 Luật cạnh tranh 2004 (thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp tham gia thỏa thuận là 99,79% toàn thị trường) và áp dụng mức phạt 0,025% tổng doanh thu trong năm tài chính trước đó đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận (ting mức phạt

khoảng 1,7 tỷ đồng)”.

Tit những tác động của nội dung thỏa thuận đến giá mua, giá bán hàng hóadịch vụ, thỏa thuận giá có thể được phân chia thành hai nhóm:

'2 Đầu 14 Nghị định 116/2005/NB.CP rgày 15 thang 9 năm 2005 quy din chỉtiết thi hành một số đều củathật cạnh ranh,

`? Xem duyết định số 14/00-HBML của Hội đồng xử lý vụ iệc cạnh tronh ngày 29/07/2010 về X lý vụ vỆc

anh tranh 35 KNCTHCCT-0009

3

Trang 38

-Một là, các thỏa thuận trực tiếp ấn định giá mua, bán bao gồm việc các doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng; hoặc tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thé; hoặc áp dụng công thức tinh giá chung.

Bing những thỏa thuận này, các doanh nghiệp đã tạo ra mặt bằng chung về giá.

‘mua, bán hàng hóa trên thị trường Khi đó, giá mua, bán không được hình thành tirnhững quy luật của thị trường như quy luật giá tị, quy luật cạnh tranh và quan hệ

cung cẩu mà do thỏa thuận giữa các doanh nghiệp tạo nên.

Hai là, các thỏa thuận gián tiếp tác động đến giá mua, bán hàng hóa dịch vụ ‘bao gồm việc các doanh nghiệp thỏa thuận thỏa thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất; loại trừ việc chiết khấu giá hoặc thiết lập mức chiết khấu đồng bộ; duy tri tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan; đành hạn mức tín dụng cho khách hàng; không giảm giá nếukhông thông báo cho các thành viên khác của thoa thuận; sử dụng mức giá thống. nhất tại thời điểm các cuộc dam phán về giá bắt đầu Các thỏa thuận này không trực tiếp tạo nên mặt bằng chung về giá nhưng chúng lại có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện việc định giá theo những chuẩn mực định sẵnthay vì định giá một cách tự do và độc lập tùy theo điều kiện riêng Do đó, cho dù

mức giá mua, bán của các doanh nghiệp không như nhau, song hành vi định giá

của từng doanh nghiệp không hoàn toàn dign ra theo các quy luật của thị trường cạnh tranh mà đã chịu sự chỉ phối bởi nội dung của thỏa thuận.

Việc chứng minh được có sự tồn tại của một trong những thoả thuận nói trên giữa các doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh sẽ khẳng định đã có thỏa thuận ấn định gid, mà không can phải chứng minh tính vô lý của mức giá được các bên ấn định Cho đù có nội dung là mức giá thống nÌ

quả cuối cùng của thỏa thuận ấn định giá sẽ dẫn dé không còn sự cạnh tranh về giá

giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận với nhau Nếu thỏa thuận không bị.

hay một công thức tính giá chung thì

Trang 39

ngăn chặn, các doanh nghiệp sẽ cùng tăng giá hoặc ép giá đối với khách hang trong

các giao dich mua hoặc bán hàng hóa, dich vụ.

Dưới góc độ lý thuyết, thỏa thuận ấn định giá sẽ gây thiệt hại cho khách hang đo mức giá được ấn định trực tiếp hoặc gián tiếp đã loại bỏ sự cạnh tranh về giá.

giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận Mặc dù không đòi hỏi mức giá được

ấn định mang bản chất của sự bóc lột, Luật Cạnh tranh chỉ cần xác định rằng, có tổn tại của một thỏa thuận về giá là đủ để kết luận về sự vi phạm.

'Ba là, về hình thức của thóa thuận ấn định giá

Luật cạnh tranh không quy định về bình thức thoả thuận (bằng văn bản hay

bing miệng) cũng như mục đích của thoả thuận, do đó khi xem xét một thoả thuận có bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh hay không thì không nhất thiết phải xem xét yếu tố hình thức của thoả thuận (thoả thuận đó có được lập thành văn bản hay.

không) và động cơ của thoả thuận đó (thoà thuận đó có nhằm mục dich hạn chế sự cạnh tranh của doanh nghiệp khác không), mả chỉ cần đối chiều xem thoả thuận đó

có mục đích thực hiện một hoặc một số hành vi nêu tại Điều 8 của Luật hay không Mặc dù không đưa ra khái niệm về thỏa thuận ấn định giá, nhưng Ủy ban

cạnh tranh và người tiêu dùng Úc cho rằng: théa thuận dn định giá không nhất

thiết phải lập thành văn bản mà đơn giản chỉ cần là “một ám hiệu và một cái gật

đầu" (awink and a nod) được thực hiện thông qua một cuộc rượu tại một quan nhậu địa phương, tại một cuộc họp của Hiệp hội hoặc tại một sự kiện nào đó Vấn dé cơ quan này quan tâm không phải thỏa thuận đó diễn ra như thế nào, bằng cách nào hoặc thậm chi là hiệu quả ra sao, mà vẫn đề quan trọng dé là việc các đối thủ. đã trao đổi dé dua ra mức giá cho các hàng hóa hay dich vu,

taps acce-gov au/eontenlindex phtnlfkem4/322980.

39

Trang 40

3 HẬU QUA CUA HANH VI THOẢ THUẬN ÁN ĐỊNH GIÁ

Can cứ vào ví trí của các chủ thé tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

trong chu trình kinh doanh và khả năng gây hạn chế cạnh tranh mà trong pháp luật của Liên minh châu Âu và trong lí thuyết về cạnh tranh của nhiều nước có nén kinh tế phát triển, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được chia thành hai hình thức là: thoả thuận theo chiều ngang (horizontal agreements) và thoả thuận theo chiều dọc

(vertical agreements)".

Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng

ngành hàng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan như thỏa thuận giữa các

nhà sản xuất hay giữa những nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ của những loại

sản phẩm tương tự nhau Thoả thuận theo chiều ngang được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau và có thể trực tiếp tăng khả năng khống chế thị trường của.

các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, điều đó lam tăng khả năng của các đoanh

nghiệp trong việc tính giá sản phẩm, dich vụ của họ cao hơn mức giá thị trường và

lâm giảm phúc lợi xã hội Thoả thuận ấn định giá là loại thỏa thuận theo chiều

'Thoả thuận theo chiều đọc là các thoả thuận liên quan đến việc bán lại những.

sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp.

ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thoa thuận giữa nhà sản xuất với nha phân phối Thỏa thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp không phải là đốt thủ của nhau ma là giữa các doanh nghỉ

trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau Vì thế, các thỏa thuận theo chiều

đọc không tạo ra khả năng khống chế thị trường Các thoả thuận theo chiều doc

* by án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) và nhòng thương mg về công nghiệp Vật nam, Hành vi hạn

‘hh can tranh — Một số vụ iệc điển hin cdg Châu Âu, in ti CTTNALH và thương mại Ga nh, năm 2009

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w