Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận văn .- - ¿5s cx+xvzExzxsrersre2 4 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Đại diện là một chế định pháp luật được chú ý nhiều nhất trong hệ thống pháp luật hiện đại của các nước trên thế giới, nhất là ở những nước có nên kinh tế thị trường phát triển Không có chế định đại diện, kinh tế, xã hội không thể phát triển vì những người vị thành niên, những người mất năng lực hay hạn chế năng lực hành vi dân sự khó có thể tham dự một cách bình thường vào các quan hệ xã hội và có một cuộc sống đúng nghĩa, và một người kinh doanh sẽ phải làm tat cả mọi công việc mà không ai có thé tiến hành thay, tức là anh ta phải tự mình gánh vác tất cả các công việc từ quản trị công ty, quan hệ với đối tác, với khách hàng Một pháp nhân không thé hoạt động nếu không thông qua người đại điện vì pháp nhân được xem là một người giả tưởng không có cơ thể vật chất và ý thức dé tiến hành hoạt động Như vậy không thé tồn tại những công ty Một nền kinh tế thị trường không thể thiếu đi bóng dáng của những công ty là những thương nhân pháp nhân Vì vậy đại diện luôn luôn là chế định đầu tiên được nói tới trong hệ thống tô chức kinh doanh ở các nước theo Họ pháp luật Anh- Mỹ Hơn nữa, con người nói chung mất đi sự liên kết dé cùng nhau sống trong những hội đoàn, nếu không có chế định đại diện.
Tóm lại: đại diện là vẫn đề trung tâm của đời sống xã hội hiện đại và là điều kiện quan trọng nhất dé các pháp nhân tôn tại và phát trién.
Pháp luật Việt Nam đã chú ý rất lớn tới chế định pháp nhân và chế định đại diện từ khi xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Ngoài các qui định trong phần chung của các Bộ luật Dân sự từ năm 1995 tới năm 2015, pháp luật Việt Nam đã có những đạo luật chuyên biệt về một loại pháp nhân, ví dụ như Luật Doanh nghiệp 2022, Luật các Tổ chức tín dụng
Tuy nhiên sự thống nhất giữa các qui định của các đạo luật này về đại diện và các qui định về pháp nhân, cũng như giữa các qui định về đại diện và các qui định về pháp nhân còn có những bắt cập mà có thê gây ra những cản trở đáng tiếc cho môi trường pháp lý kinh doanh Vì vậy tôi mong muốn nghiên cứu đề tài “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong pháp luật Việt Nam” nhân việc làm luận văn tốt nghiệp cao học luật chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Cho tới nay theo hiểu biết của tôi, có một số công trình nghiên cứu khá tiêu biểu như sau: (1) “Giáo trình luật dân sự 1- Phan chung” của Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023; (2) Bài bình luận của tác giả Hà Hùng Cường về “Bộ luật dân sự 2015: Một số nội dung mới, quan trọng, mang tính đột phá hướng tới phục vụ sự phát triển nhanh, bên vững của đất nước”, đăng trên Website Báo Nhân dân ngày 24/01/2016; (3) Bài bình luận của đồng tác giả Quách Thúy Quỳnh và Nguyễn Thị Vân Anh về “Lại chuyện hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyên”, đăng trên Website Kinh tế Sài Gòn ngày 17/7/2016; (3) Bài bình luận của tác giả Phan Thị Hồng về “Hoàn thiện chế định đại diện trong hợp đồng thương mai” đăng trên Website Nghiên cứu Lập pháp ngày 01/11/2014; (4)
Bài bình luận của tác giả Bùi Sưởng về “Nhiéu người đại diện theo pháp luật: can, song van vướng ” đăng trên Website Dau tư chứng khoán ngày 21/6/2016; (5) Bài viết bình luận của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung về
“Một số điểm mới trong phần quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015” đăng trên Website Kiểm sát ngày 21/12/2017; (6) Sách “Bình luận khoa học
Bo luật dan sự năm 2015” của tac giả Ngô Hoàng Oanh, Nxb Lao động,
2016; (7) Luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 của Vũ Thị Bích Thủy về “Dai diện theo pháp luật của Công ty cổ phan Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về căn cứ xác lập và chấm dứt tư cách đại diện theo pháp luật, địa vi pháp lý của đại diện theo pháp luật của công ty cô phan; (8) Luận văn thạc si luật học năm 2014 của Phạm Lâm Hải Nguyên về “Chế định đại diện của doanh nghiệp theo pháp Luật doanh nghiệp Việt Nam” có nội dung di sâu nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về người đại diện nói chung của doanh nghiệp
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2- 2 2 s2 s+zx+rszsz 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2-2 2+ s+E++£++E+xerxsrssrxee 6 5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - + 22+ 33113 E+EESEEEEEetrererereeereerrrerre 7 6 Kết cau của luận văn - - - - tt StSkSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEkrkrkrrrre 7 Chương 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE ĐẠI DIỆN THEO PHAP
Khái luận về pháp nhân 2 2 2 £+EE+EE+EE£2E££EE2EE+EE+Ekerxerkerex 8 1.2 Đại diện va sự bắt buộc của đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Có nhiều quan niệm khác nhau về pháp nhân Có quan niệm xuất phát từ việc đề cao coi trọng cá nhân con người nên xem pháp nhân theo một chiều hướng bổ sung cho các chủ thể của pháp luật, ví dụ điển hình như sau: “Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đúng như tên gọi “trách nhiệm hình sự của pháp nhân” là việc bé sung chủ thé thứ hai có thé phải chịu trách nhiệm hình sự có tính “truyền thống” là cá nhân/thể nhân.”' Ngược lại có quan niệm lại đề cao tổ chức của con người nên xem thê nhân như pháp nhân. BLDS 2015 có thể là một điển hình theo quan niệm thứ hai này Điều 3, khoản 1, BLDS 2015 quy định nguyên tắc “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đăng, không được lấy bất kỳ lý do nào dé phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” Dù theo quan niệm nào thì pháp nhân luôn luôn giữ vai trò to lớn trong các hệ thống pháp luật theo cơ chế kinh tế thi trường vì đơn giản là trong nền kinh tế này không thé thiếu các công ty hoạt động một cách độc lập được sở hữu tai sản, được tự do giao kết hợp đồng và được tham gia vào các quan hệ xã hội khác, trừ những thứ mà bản chất của nó không cho phép, ví dụ như bầu cử, ứng cử, kết hôn, nuôi con nuôi Câu hỏi đặt ra pháp nhân là gì và có bản chất pháp lý gì là câu hỏi không có sự trả lời thống nhất.
“Các tô chức của con người xét từ phương diện nào đó là các phương tiện giúp con người thỏa mãn các nhu câu sông Đê
' Nguyễn Ngọc Hòa (2020), Trách nhiệm hình của pháp nhân thương mại- Nhận thức can thong nhất?, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, tr 18. duy tri và phát triển các t6 chức đó trong mối quan hệ tương thuộc, con người thông qua pháp luật ban tặng cho một số loại tổ chức nhất định một đời sống pháp lý thích ứng, có nghĩa là biến chúng thành chủ thé của một số quyên thích ứng, và, trong mối quan hệ tương thuộc, gánh vác những nghĩa vụ nhất định Cách thức này đã được mở rộng tới lợi ích (không chỉ là các tổ chức), có nghĩa là một hoặc một tập hợp lợi ích nào đó cũng được xem là chủ thé của quyền Chủ thé của quyền có nghĩa là chủ thé của pháp luật bởi pháp luật bao gồm các qui tắc xử sự bắt buộc chỉ ra quyền và nghĩa vụ thích ứng của các bên tham gia các quan hệ
(nói một cách đơn giản) Phương thức ban tặng này đã mô phỏng đời sống pháp lý của thé nhân gan cho chủ thé khác (tô chức hoặc lợi ích) dé xem nó cũng là người (dưới giác độ pháp lý), nhưng đồng thời gan cho nó một tinh từ dé phân biệt với thé nhân (con người tự nhiên có thé chất — chủ nhân đích thực của thé giới) và gọi nó là pháp nhân (con người pháp định).””
Nói về sự cần thiết, căn nguyên ra đời, các lợi ích liên quan, cách nhận thức và điều chỉnh pháp nhân mà đoạn văn này cô đọng lại có phần nào đó lý giải cho quan niệm của BLDS 2015 về pháp nhân được quy định trong điều khoản trích dẫn trên Như vậy pháp nhân là chủ thể của các quyền nên là chủ thé của pháp luật nói chung không chi trong luật tư Điều 51, khoản 1 của Hiến pháp 2013 có quy định khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nhân, doanh nghiệp, cá nhân, tô chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh Luật hành chính luôn nhắc đến các pháp nhân trong điều hành xã hội và xử lý đối với các pháp nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống buôn lậu,
? Ngô Huy Cương (2015), “Bình luận các quy định về pháp nhân trong Dự thao Bộ luật Dân sự (sửa đôi)” (tr.
38 — 49), Số chuyên dé Sửa đối, Bồ sung Bộ luật Dân sự, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật, tr 38. vi phạm quyền sở hữu công nghiệp Ngay cả trong lĩnh vực luật hình sự hiện nay đã truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Các luật gia La Mã có lẽ là những người đầu tiên trên thế giới thừa nhận và đặt cơ sở pháp luật cho việc thừa nhận pháp nhân với các quy định sơ khai về trao quyền cho collegia, municipia.` Chính từ nền tảng luật học này của La Mã, thuật ngữ persona ficta đã ra đời với ý nghĩa chủ thé giả tưởng hay còn gọi là pháp nhân vào thế ky thứ 13.*
Ngày nay nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta, các công ty phát triển với số lượng ngày càng nhiều.
“Các công ty được lập ra dé kiếm lời băng cách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng Các tô chức như vậy có mối quan hệ với cá nhân con người và quan hệ với nhau Mỗi tổ chức lại có tác dụng nhất định trong một lĩnh vực quan hệ nào đó của đời sống xã hội Trong mối quan hệ với cá nhân con người và quan hệ với nhau, các tổ chức như vậy cần có một đời sống pháp lý, tức là có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ.
Ví dụ một công ty được lập ra có mục đích cung cấp thực phẩm thì phải có quyền sở hữu những gì nó dự định bán ra và phải được giao kết hợp đồng với khách hàng để tự ràng buộc mình vào một quan hệ pháp ly cụ thé mà trong đó nó phải gánh chịu những nghĩa vụ nhất định và được hưởng quyền lợi nhất định.”
3 Andrew Borkowski & Paul du Plessis, Roman Law an ed, Oxford University Press 2005) trang 87 — 89 dẫn theo Giáo trình luật dân sự 1- Phần chung, Trường Dai học Luật- DHQGHN, Nxb Đại học Quốc gia Hà
* Dewey, John “The Historic Background of Corporate Legal Personality.” The Yale Law Journal 35, no 6
(1926): 655-73 https://doi.org/10.2307/788782; Maximilian Koessler, The Person in Imagination or Persona Ficta of the Corporation, 9 La L Rev (1949) Available at: https://digitaleommons.law.lsu.edu/lalrev/vol9/iss4/2, dẫn theo Giáo trình luật dân sự 1- Phan chung,
Trường Đại học Luật- ĐHQGHN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 139.
5 Trường Đại hoc Luật- DHQGHN (2023), Giáo trình luật dân sự 1- Phân chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Tóm lại, pháp nhân là chủ thể thông thường của pháp luật giỗng như thé nhân, có một đời sống pháp lý riêng dé phân biệt với thành viên hoặc các thành viên của nó nếu nó là một tổ chức hay đoàn thé gồm nhiều thành viên”.
BLSD 2015 nói rõ một nguyên tắc quan trọng gắn bó với kinh tế thị trường như sau: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.” (Điều 74, khoản 2), có nghĩa là không ai có quyền cản trở thành lập pháp nhân của bất kỳ ai trừ đạo luật được Quốc hội thông qua Pháp nhân được thành lập theo hai phương thức bao gồm: đăng ký thành lập và quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thâm quyên. Việc thành lập phải được công khai hóa dé bảo vệ người thứ ba Vì vậy Điều
“1 Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên.
2 Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đôi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
3 Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.” Pháp nhân có thể có nhiều thành viên như các hội, có thé có một thành viên như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cũng có thể không có thành viên như các quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Pháp nhân nhiều thành viên được xem là một tô chức là hình thức pháp nhân đầu tiên trong lịch sử Theo BLDS 2015 thì pháp nhân là một tổ chức phải có các yếu tố sau dé phân biệt với các tổ chức khác:
“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
6 Trường Đại học Luật- DHQGHN (2023), Giáo trình luật dân sự 1- Phân chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà
11 b) Có cơ cầu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” (Điều 74).
Những nội dung pháp lý chủ yếu của đại diện theo pháp luật của pháp ¡i0 cece ccccescccesssscccesssceceessseeceesseeceeesseeeceesaeeeceessseeceessseeceeeseeeceessseseeeesaeeees 23 1 Chủ thé của quan hệ đại diện - 2-2-5 s2 2+S2+E+£x+zszcsez 23 2 Thời hạn đại diện - 2 2222211313231 8E 231 E2 seerrree 47 3 Pham vi đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1.3.1 Chủ thể của quan hệ đại diện
Là một quan hệ pháp lý, do đó quan hệ đại diện cũng có những nội dung pháp lý chủ yếu liên quan tới chủ thể của quan hệ đại điện Quan hệ thường trực của chế định đại điện là quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện Tùy từng trường hợp mà có quan hệ phát sinh giữa người được đại diện với người thứ ba.
Người được đại diện, trong luận văn này gọi là “pháp nhân”, là người buộc phải hành động thông qua người khác theo qui định của pháp luật, trong luận văn này gọi người khác này là “người đại diện”.
Pháp nhân trao quyền đại diện cho người đại diện thông qua điều lệ của pháp nhân mà đã được cơ quan nhà nước có thấm quyền đăng ký thành lập pháp nhân chấp nhận hoặc do pháp luật xác định Do đó người được đại diện phải thỏa mãn các điều kiện liên quan tới người đại điện theo điều lệ của pháp nhân hoặc quy định của pháp luật. Điều lệ của pháp nhân thường được yêu cầu bao gồm trong bộ hồ sơ đăng ký pháp nhân, nhất là đối với pháp nhân thương mại Luật Doanh nghiệp
2020 tại các Điều 20, Điều 21 và Điều 22 đều có yêu cầu phải có điều lệ của công ty trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty hợp danh, cô phan hay trách nhiệm hữu han.
BLDS 2015 quy định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và đại điện của pháp nhân mà những vấn đề này phải thể hiện trong điều lệ của pháp nhân Điều 83 quy định: Pháp nhân phải có co quan điều hành mà tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này được quy định trong điều lệ của pháp
23 nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Điều luật này nói về quan hệ nội bộ của pháp nhân Nhưng cơ quan điều hành có cả những quy định về cơ quan đại diện của pháp nhân, nghĩa là liên quan tới mối quan hệ bên ngoài của pháp nhân Vì vậy Điều 85, BLDS
2015 có nói tới đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Tuy nhiên, do có nhiều loại và hình thức pháp nhân khác nhau, nên các quy định pháp luật về đại diện theo pháp luật tùy thuộc vào từng loại, từng hình thức pháp nhân Vì vậy luận văn phải luận văn giải về các hình thức pháp nhân. Ở nước ta hiện nay, pháp nhân những thê loại, hình thức như sau:
Thứ nhất, dựa vào sở hữu, có thé phân chia pháp nhân thành các pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước (điển hình là doanh nghiệp nhà nước) và các pháp nhân thuộc sở hữu tư nhân;
Thứ hai, dựa vào số lượng chủ sở hữu của pháp nhân (công ty), có thể phân chia thành công ty một chủ sở hữu (điển hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và công ty đa chủ sở hữu;
Thứ ba, dựa vào hình thức tổ chức, có thé chia thành công ty hợp danh, công ty hop vốn đơn giản, công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu đại diện theo pháp luật của các pháp nhân thương mại, nghĩa là các công ty Còn các pháp nhân công pháp do luật công điều chỉnh theo những mô hình của công pháp Các pháp nhân dân sự có mô hình quản và đại diện phụ thuộc vào ý chí của các chủ sở hữu pháp nhân.
Khi nói tới mối quan hệ bên trong và bên ngoài của công ty cho mục đích ra đời và hoạt động của công ty, pháp luật chú ý tới quan tri công ty.
Trước hết cần lưu ý mỗi công ty theo pháp luật Việt Nam là một pháp nhân Vậy nói tới công ty là nói tới pháp nhân thương mại hay thương nhân pháp nhân.
Trong cuốn “Nguyên tắc quản trị công ty” năm 2004 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Châu Âu (viết tắt là OECD) định nghĩa chỉ tiết:
“Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ dé điều hành và kiểm soát công ty liên quan tới mỗi quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cô đông của một công ty với các bên có quyên lợi liên quan Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như dé giam sat két quả hoạt động của công ty Quan tri công ty chi được coi là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cô đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của các cô đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách có hiệu quả, dé từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”. Định nghĩa nảy nói lên bốn vấn đề chủ yếu sau:
(1) bản chất của quản trị công ty cổ phần đại chúng là mối quan hệ điều hành giữa các bên có ảnh hưởng tới vận hành công ty bao gồm: các chủ sở hữu công ty (cỗ đông); ban điều hành công ty (hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc); và các định chế khác có lợi ich chi phối công ty (ngân hang; các chủ nợ khác; người cung cấp nhiên, nguyên vật liệu và lao động );
(2) mục tiêu của quản trị công ty là sử dụng có hiệu quả nguồn lực dé mang lại những lợi ích lớn nhất có thé cho công ty;