MỤC LỤC
Pháp nhân có thể có nhiều thành viên như các hội, có thé có một thành viên như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cũng có thể không có. thành viên như các quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Pháp nhân nhiều thành viên được xem là một tô chức là hình thức pháp nhân đầu tiên trong lịch sử. Theo BLDS 2015 thì pháp nhân là một tổ chức phải có các yếu tố sau dé phân biệt với các tổ chức khác:. “a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;. Đại học Quốc gia Hà. b) Có cơ cầu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật. c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự. chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;. d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách. “Truong hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chỉ phí giải thé và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyên giao cho quỹ khác có cùng mục đích.
Theo tiêu chí dựa vào ngành luật, có đại diện dân sự (có nghĩa là đại. diện thường liên quan tới các vấn đề như giám hộ, quản lý tài sản của người vắng mặt, người bi tuyên bố mất tích, người quản lý di sản thừa kế, hoặc việc ủy quyền giữa các cá nhân với nhau..) và đại diện thương mại (có nghĩa là đại diện thường được thiết lập giữa các thương nhân với nhau nhằm tới mục tiêu lợi nhuận hoặc trong quan hệ phá sản liên quan tới quản tài vién.., nhất. là trong quản tri công ty thương mại). BLDS 2015 định nghĩa đại diện theo pháp luật như sau: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).” (Điều 135).
Trong việc tô chức quản trị cần chú ý các doanh nghiệp nhà nước có chế độ quản trị chặt chẽ hơn rất nhiều do pháp luật qui định bởi nó là tài sản hình thành từ sự đóng góp chung của cộng đồng (thuế..) và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong khi đó, các công ty tư nhân có chế độ quản trị phụ thuộc vào sự đòi hỏi đối với từng loại hình công ty bởi nó là sự đóng góp vốn chủ yếu của các tư nhân. Trong công ty đối nhân, các thành viên của công ty hoàn toàn bình đăng với nhau và tin cậy lẫn nhau. Do đó họ phải nhất trí với nhau về hầu hết các vấn đề lớn của công ty. Người nào trong số họ cũng có quyền phủ quyết các vấn đề lớn và đều có thê đại điện cho những người còn lại. Trong khi đó, công ty đối vốn có các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Các thành viên công ty đối vốn không có mỗi quan hệ gần gũi và không chú trọng tới nhân thân của nhau như các thành viên của công ty đối nhân. Nếu chí có một chủ sở hữu công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì vấn đề quản trị phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu này. về nguyên tắc nó có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Nhưng nếu đối với công ty có nhiều chủ sở hữu, thì pháp luật cần có sự can thiệp nhất định vào van dé quản trị công ty dé bảo vệ người ít vốn trong công ty ngoài việc thi hành các nguyên tắc của luật lệ về công ty và cân bằng. các lợi ích chính đáng của các thành viên. Trong trường hợp này, đại diện. theo pháp luật của công ty phải thể hiện nguyên tắc đó. * Quản trị và đại diện theo pháp luật ở công ty đối nhân. Các công ty đối nhân bao gồm công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Luật Doanh nghiệp 2020 gộp công ty hợp danh và công ty hợp vốn. đơn giản thành một hình thức công ty và gọi chung, chúng là công ty hợp. Công ty hop danh. + Phải có từ 02 thành viên trở lên là chu sở hữu chung của công ty, va họ cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung được gọi là thành viên hợp. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thé có thêm một hoặc nhiều thành viên góp vốn;. + Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là cá nhân và phải. chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ. tài chính của công ty;. + Thanh viên góp vốn có thé là tổ chức hoặc cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã cam kết góp vào công ty;. + Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và được tiến hành hoạt động như một doanh nghiệp kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;. + Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán. Phân tích định nghĩa này có thê thấy có hai hình thức công ty:. Thứ nhất, hình thức công ty mà trong công ty đó tất cả các thành viên là thành viên hợp danh, tức là công ty hợp danh xét về truyền thống;. Thứ hai, hình thức công ty mà trong công ty đó có cả thành viên hợp. danh và thành viên góp vốn, tức là công ty hợp vốn đơn giản theo truyền thống. Các thành viên hợp danh dù ở hình thức công ty hợp danh hay hình. thức công ty hợp vốn đơn giản, thì họ trong một công ty cụ thể luôn hoàn toàn bình đăng với nhau, đều có tư cách thương nhân và đều là người đại diện theo. pháp luật của công ty, nghĩa là bat kỳ viên hợp danh nào cũng có quyên đại diện cho công ty giao kết hợp đồng mang lại quyền và nghĩa vụ cho công ty. Vì các thành viên hợp danh hoàn toàn bình đăng với nhau, đều có tư cách thương nhân và đều là người đại diện theo pháp luật của công ty, nên Điều 181, khoản 1, Luật Doanh nghiệp 2020 qui định về quyền của thành viên hợp. danh như sau:. Thành viên hợp danh có quyền sau đây:. a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;. b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công. c) Sử dụng tài sản của công ty dé kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình dé kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;. d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hai từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải. do sai sót cá nhân của thành viên đó;. đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, số kế toán và tài. liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;. e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;. ứ) Khi cụng ty giải thể hoặc phỏ sản, được chia giỏ trị tài sản cũn lại tương ứng theo ty lệ phan vốn góp vao công ty nếu Điều lệ công ty. không quy định một tỷ lệ khác;. h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phan giá trị tai sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;. i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”. Tuy nhiên để bảo đảm lợi ích cho công ty và các thành viên, chống lại sự lạm dụng vi thế thành viên hợp danh trong công ty, Điều 180, Luật Doanh nghiệp 2020 đặt ra các hạn chế sau đối với thành viên hợp danh:. + Thứ nhất, thành viên hợp danh không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân; hoặc không được đồng thời làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ khi thành viên này được sự nhất trí ủng hộ của các. thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh. + Thứ hai, thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân mình. hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh cùng ngành, cùng nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc vì hy cho lợi ích của bất kỳ tổ chức, cá nhân. + Thứ ba, thành viên hợp danh không được phép chuyên một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình trong công ty hợp danh cho tô chức hoặc cá nhân khác nếu không được sự đồng thuận của tất cả các thành viên hợp danh. Các quy định này chính là các điều kiện đối với đại điện theo pháp luật. của công ty hợp danh. Mỗi thành viên hợp danh là một đại diện theo pháp luật của pháp nhân công ty. Khi tham gia giao kết hợp đồng với người thứ ba họ vừa là đại diện cho công ty mang lại quyền và nghĩa vụ cho công ty, nhưng lại vừa là đại diện cho các thành viên còn lại bởi khi công ty bị phá sản thì tất cả tài sản của công ty và tất cả tài sản của các thành viên đều được đem ra trả nó cho các chủ nợ nếu như tài sản của công ty không chi trả được đủ cho các chủ nợ. điểm khá đặc biệt của pháp nhân được tô chức theo hình thức này. Tuy nhiên phan lớn các công ty dân sự được tô chức theo hình thức tương tự, có nghĩa là. các thành viên của công ty cũng phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định với các khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh hay hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam hiện nay đều có tư cách pháp nhân. Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh. đều là đại điện theo pháp luật của công ty và đều bình dang hoàn toàn với. Vì các đặc điểm nói trên, theo nguyên tắc về quản trị và đại điện theo. pháp luật của công ty hợp danh, luật lệ các nước thường quy định công ty hợp. danh phải có hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và mỗi người thành viên hợp danh chỉ có một phiếu biểu quyết. Hội đồng này có. quyền tối cao về tất cả các van đề của công ty. Hầu hết những van đề lớn của công ty phải được hội đồng thành viên quyết định theo nguyên tắc nhất trí, có nghĩa là thành viên hợp danh nào cũng có quyền phủ quyết liên quan tới vẫn. dé được biểu quyết đó. Tuy nhiên hiện nay dé làm giảm bớt sự nặng nề trong quan tri công ty hợp danh, pháp luật thường cho phép công ty hợp danh quyết định các van dé không quan trọng của công ty băng biểu quyết với đa số chấp thuận. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công. ty không có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương. trình và tai liệu họp. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các van dé sau đây phải được ít nhất ba phan tư tông số thành viên hợp. danh tán thành:. a) Định hướng, chiến lược phát triển công ty;. c) Tiếp nhận thêm thành viên mới;. d) Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết. định khai trừ thành viên;. đ) Quyết định dự án đầu tư;. e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;. ứ) Quyết định mua, bỏn tài sản cú giỏ trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ. khác cao hơn;. h) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;. i) Quyết định giải thé; yêu cầu phá sản công ty. Hội đồng thành viên có các chức năng cơ bản liên quan tới (1) sự tồn tại của công ty, (2) tổ chức công ty, (3) nhan sự cao cấp của công ty, (4) chiến lược và đường lối kinh doanh của công ty, (5) giá trị tai sản lớn của công ty, và (6) quyết định những nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và hoạt động của công ty. Cụ thể Luật Doanh nghiệp 2020 qui định hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:. “a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;. b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;. c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyền giao công nghệ;. d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm. công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;. đ) Bau, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký va cham dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều. lệ công ty;. e) Quyét định mức lương, thù lao, thưởng va lợi ich khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ. ứ) Thụng qua bỏo cỏo tài chớnh hằng năm, phương ỏn sử. dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công. h) Quyết định cơ cau tô chức quản lý công ty;. i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng. 1) Quyết định tô chức lại công ty;. m) Quyết định giải thê hoặc yêu cầu phá sản công ty;.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thé khác tôn trọng.
Thứ bảy, công ty phải hợp tác với những người có quyền lợi liên quan đến công ty thông qua việc: Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ngân hàng và chủ nợ để giúp họ đánh giá về tình hình hoạt động và tài chính của công ty và đưa ra quyết định; Khuyến khích họ đưa ra ý kiến về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và các quyết định quan trọng liên quan tới lợi ích của họ thông qua liên hệ trực tiếp với HDQT, Ban GD và BKS. Vì đại diện là một chế định không thể thiếu, nằm ở trung tâm đời sống xã hội mà nếu thiếu nó thì khó có thé vận hành được một doanh nghiệp hay giao kết một lúc nhiều hợp đồng với khách hàng hay hỗ trợ cho những người thiếu hụt về năng lực hành vi như tâm thần hay vị thành niên, nên chế định đại diện được quy định và phân chia ra nhiều loại đại diện nhăm đáp ứng các đòi hỏi như trên của cuộc sống.