1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định của pháp luật việt nam về căn cứ huỷ phán quyết trọng tài thương mại và khuyến nghị cho các doanh nghiệp

13 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Căn Cứ Huỷ Phán Quyết Trọng Tài Thương Mại Và Khuyến Nghị Cho Các Doanh Nghiệp
Tác giả Đặng Hoàng Diệp
Người hướng dẫn ThS. Trần Hữu Duy Minh
Trường học Học viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ HĐTP của Hội đồng thẩm phán -Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn về nội dung này như sau:“Phán quyết trọng tài quy định tại khoản 10 Điều 3 và Điều 68 Luật

Trang 1

H C VI N NGOỌ Ệ ẠI GIAO

KHOA KINH T Ế QUỐC T

- - -    - - -

TIỂ U LU N CUỐI K Ậ Ỳ QUY ĐỊ NH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CĂN CỨ

HUỶ PHÁN QUY T TR Ế ỌNG TÀI THƯƠNG MẠ I VÀ KHUY N NGH CHO CÁC DOANH NGHI Ế Ị ỆP

Sinh viên th c hi n ự ệ

MSV

Đặng Hoàng Di p ệ KDQT49C10203

Hà N i, 2024

Trang 2

1

Quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ huỷ phán quyết trọng tài

thương mại và khuyến nghị cho các doanh nghiệp

Đặng Hoàng Diệp

Tóm tắt

Nghiên cứu này sẽ đặc biệt tập trung phân tích khoản 1, khoản 2 Điều 68 của Luật Trọng tài Thương mại 2010 (Luật TTTM) - được hướng dẫn thi hành bởi Nghị quyết số 01/2014/NQ HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân -Tối cao Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết đi sâu vào các điều khoản này, kết hợp nghiên cứu vụ việc các bản án và án lệ liên quan, bài viết sẽ giúp định rõ quy định và quyền lợi của các bên trong các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài thương mại tại Việt Nam, liên quan tới 2 vấn đề: (i) Căn cứ để Tòa

án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài, và (ii) Các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy Ngoài phân tích hai vấn đề trên, bài viết cũng sẽ đưa ra lưu ý và khuyến nghị liên quan cho các doanh nghiệp

Từ khoá: Yêu cầu không công nhận, thỏa thuận trọng tài,Hội đồng trọng tài, Luật Trọng tài Thương mại

Theo Luật TTTM, phán quyết trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự Trong thời hạn quy định, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc các trường hợp có thể bị huỷ, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài

1 Căn cứ để Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài

Khoản 1 Điều 68 Luật TTTM quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên” Như vậy, sau khi một bên gửi đơn yêu cầu không công nhận và không cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại tới Tòa án có thẩm quyền, Tòa án sẽ thụ lý vụ án và xét đơn Liên quan đến định nghĩa “phán quyết trọng tài” trong điều khoản này, phán quyết chung thẩm của Hội đồng trọng tài nói chung là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành từ đầu đến cuối, nhưng cũng có thể là thỏa thuận hòa giải giữa các bên Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ HĐTP của Hội đồng thẩm phán -Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn về nội dung này như sau:

“Phán quyết trọng tài quy định tại khoản 10 Điều 3 và Điều 68 Luật TTTM bao gồm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 58 Luật TTTM và phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 61 Luật TTTM.”

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài

Trong trường hợp này, phán quyết thường được biết đến như là một phán quyết đồng thuận hoặc phán quyết dựa trên những điều khoản thỏa thuận, hay còn

Trang 3

2

được gọi là thỏa thuận trọng tài Trong đó, Điều 58 Luật TTTM có quy định: “Khi nhận được yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên Quyết định này

là chung thẩm và cũng có giá trị như phán quyết trọng tài.”

Phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài

Trong trường hợp này, phán quyết là kết quả của quá trình tố tụng và phải đảm bảo những quy tắc về nội dung, hình thức và hiệu lực, được quy định trong Điều 61 Luật TTTM

Về nội dung và hình thức, phán quyết trọng tài phải được xác lập bằng văn bản và đảm bảo các nội dung: (1) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết; (2) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; (3) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên; (4) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp; (5) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết; (6) Kết quả giải quyết tranh chấp; (7) Thời hạn thi hành phán quyết; (8) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan; (9) Chữ ký của Trọng tài viên, nếu có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do Trong bản án số 52/2019/QĐ-PQTT của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc huỷ phán quyết trọng tài, phán quyết không ghi địa chỉ của các trọng tài viên nên vi phạm Điều khoản trên, vì lý do đó không được Tòa án công nhận Như vậy, trong trường hợp phán quyết trọng tài không đáp ứng đủ quy tắc về nội dung và hình thức theo Điều 61 của bộ Luật, phán quyết sẽ không có giá trị pháp lý

Về hiệu lực, phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc

chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành, các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành

2 Các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Hội đồng xét đơn yêu cầu do Toà án chỉ định có nhiệm vụ phải mở phiên họp với sự có mặt của các bên tranh chấp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu chỉ căn cứ vào các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định chứ không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết

Từ đó, Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài Phán quyết trọng tài sẽ bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định trong khoản 2 Điều 61 Luật TTTM như sau:

Trang 4

3

Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Thoả thuận trọng tài vô hiệu, theo Nghị quyết số 01/2014/NQ HĐTP của -Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, là “thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật TTTM và hướng dẫn tại các điều 2,3 và 4 Nghị quyết này”

Điều 6 Luật TTTM: Theo Điều khoản này, “trong trường hợp các bên tranh

chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải

từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.” Điều này có nghĩa là, nếu như các bên không nộp đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, hoặc đơn yêu cầu huỷ phán quyết đã nộp nhưng không được Tòa án chấp thuận thì các bên tranh chấp sẽ không thể khởi kiện tại Tòa án và buộc phải thi hành phán quyết của trọng tài

Điều 18 Luật TTTM: Theo Điều khoản này, Thoả thuận trọng tài bị phán vô

hiệu khi thuộc về các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất:

“Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.” Trong đó, theo Điều 2 của Luật, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài bao gồm: (1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, (2) tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó

ít nhất một bên có hoạt động thương mại và (3) tranh chấp khác giữa các bên mà , pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Liên quan đến trường hợp này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã thông qua án lệ số 69/2023/AL, vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 364/QĐ CA ngày 01 tháng 10 năm 2023 của -Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, về thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh Tình huống án lệ là khi người lao động và người sử dụng lao động ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh về việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không được làm công việc tương tự hoặc công việc cạnh tranh với người sử dụng lao động trong thời hạn nhất định, nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng Trọng tài thương mại Giải pháp pháp lý khi xảy ra tình huống này là, Tòa án phải xác định tranh chấp về thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh giữa hai bên là thỏa thuận độc lập với hợp đồng lao động, thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại

Trường hợp thứ hai:

“Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.” Nghĩa là, người xác lập thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện theo pháp luật, hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp, hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng đã vượt quá phạm vi được ủy quyền Trong bản án số 02/2005/XQĐTT ST của Tòa án nhân dân Thành phố Hà -Nội về việc xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, tòa đã đưa ra quyết định

Trang 5

4

không công nhận phán quyết của trọng tài thương mại dựa trên căn cứ liên quan đến thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài Về thông tin các bên, bên yêu cầu là Công ty TNHH Thủ đô II, bên liên quan là Công ty PT VINDOEXIM của nước Indonesia Về nội dung và căn cứ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bên yêu cầu cho rằng ông Phan Bá Hưng không có Giấy ủy quyền hợp lệ khi ký Hợp đồng kinh tế số 071 ngày 17/11/2003, nên ông Hưng không có đủ tư cách, thẩm quyền

để đại diện Công ty PT VINDOEXIM giao kết Hợp đồng kinh tế số 071 và thỏa thuận trọng tài Do đó, theo bên yêu cầu, thỏa thuận trọng tài trong trường hợp này là vô hiệu Về phía Toà án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ, Tòa nhận thấy không có một văn bản pháp lý nào của Công ty PT VINDOEXIM ủy quyền hợp

lệ cho ông Phan Bá Hưng được phép ký thỏa thuận trọng tài ở thời điểm ký kết hợp đồng kinh tế ngày 17/11/2003 Vì thế việc ông Hưng thỏa thuận trọng tài là không đúng thẩm quyền, ông không có quyền thỏa thuận trọng tài với Công ty TNHH Thủ đô II nên thỏa thuận trọng tài này là vô hiệu Bởi vậy không có cơ sở

để giữ nguyên quyết định của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, mà cần hủy quyết định này Trong vụ việc này, thoả thuận trọng tài bị phán vô hiệu do người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, đây là vụ việc được xét xử trong năm 2005, trước khi Luật TTTM được ban hành năm 2014

Kể từ khi bộ Luật có hiệu lực, về nguyên tắc, thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu; tuy nhiên, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài

mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết

mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu

Trường hợp thứ ba: “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực

hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.” Người không có năng lực hành

vi dân sự, theo Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ HĐTP của Hội đồng thẩm phán -Tòa án Nhân dân Tối cao, là người chưa thành niên, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp này, Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự, phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Trường hợp thứ tư: “Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với

quy định tại Điều 16 của Luật TTTM.” Trong đó, Điều 16 của bộ Luật quy định, thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng và phải được xác lập dưới dạng văn bản Song các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: (1) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; (2) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa

Trang 6

5

các bên; (3) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; (4) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; (5) Qua trao đổi

về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận

Trường hợp thứ năm: “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong

quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài

đó là vô hiệu.” Điều khoản này đã được áp dụng trong quyết định số 84/2017/KDTM-PT của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong vụ việc tranh chấp giữa Công ty G và Công ty N, trong đó, Công ty N là một bên trong các hợp đồng mua bán bông với Công ty G Đối với Hợp đồng số 669229 ngày 28/11/2011

có nội dung Công ty G bán cho Công ty N 50 tấn bông xuất xứ A Hợp đồng này

có điều khoản trọng tài rõ ràng là: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài theo các quy chế và quy tắc của Hiệp hội B quốc tế có hiệu lực vào ngày ký hợp đồng này Các quy chế là một bộ phận thuộc hợp đồng và các bên được xem là đã hiểu rõ về các quy chế Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ tại Anh” Tuy nhiên Công ty N không ký vào hợp đồng này nên thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng này không

có giá trị pháp lý đối với Công ty N Điều khoản trọng tài trong hợp đồng này bị

vô hiệu vì không đảm bảo quyền tự định đoạt, sự thỏa thuận về ý chí, sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng của Công ty N nên không có căn cứ buộc Công ty N phải thi hành quyết định của Trọng tài Hiệp hội B quốc tế đối với hợp đồng này Do

đó, Trọng tài Hiệp hội B quốc tế đưa vụ kiện ra giải quyết theo yêu cầu của Công

ty G đối với 2 hợp đồng nêu trên là không có giá trị pháp lý đối với Công ty N

Trường hợp thứ sáu: “Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”

Điều khoản này đã được áp dụng trong Quyết định số 1062/2022/QĐ-PQTT của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ việc tranh chấp giữa Công ty

T và Công ty P Về nội dung và căn cứ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Công

ty T yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với lý do phán quyết này trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền sử dụng đất Cụ thể, tại thời điểm ký Hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty T với Công ty P, hai bên thống nhất thỏa thuận Công ty T sẽ góp vốn bằng quyền sử dụng đất Tuy nhiên, quyền sử dụng đất mà Công ty T đưa vào để hợp tác đầu tư tại Hợp đồng trên đang thuộc quyền sử dụng của ông T Trong khi đó, ông T vẫn chưa thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính, vì vậy theo quy định của Luật Đất đai, ông không được phép thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và việc ông ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với Công ty T và lại ủy quyền cho Công

ty T thực hiện các quyền của người sử dụng đất để ký Hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty P là trái với quy định và vi phạm điều cấm của pháp luật Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền: “Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận… Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ

Trang 7

6

nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền nêu trên” và Điều 123 Bộ luật dân sự quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật như sau: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội thì vô hiệu Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành

vi nhất định” Như vậy, phán quyết trọng tài đã trái với quy định và vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam, vi phạm Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018), Điều 123 Bộ luật dân sự; và vì vậy, không được Tòa án công nhận

Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật TTTM

Đây là trường hợp các bên có thoả thuận về thành phần Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thoả thuận của các bên hoặc Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định Luật TTTM về nội dung này mà Toà án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải huỷ nếu Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Toà án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM Trong

đó, khoản 7 Điều 71 Luật TTTM quy định: “Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.”

Trong bản án số 163/2020/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, tòa đã đưa ra quyết định không công nhận phán quyết của trọng tài thương mại dựa trên căn cứ liên quan đến thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài Trong đó, theo bên yêu cầu, việc bầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài, thành lập Hội đồng trọng tài trong vụ việc này

là trái quy định pháp luật Cụ thể, đã hết hạn 15 ngày kể từ ngày các trọng tài viên được chọn mà không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật TTTM, trong trường hợp này quyền xác định Chủ tịch Hội đồng trọng tài do Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Nhưng thực tế hai trọng tài viên lại vẫn bầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài, việc này là không đúng thẩm quyền theo quy định Dựa trên căn cứ này, Tòa án đã đưa ra quyết định hủy phán quyết trọng tài

Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài hoặc phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài

Đây là trường hợp Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật TTTM; hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà không được các bên thỏa thuận yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra Trọng

Trang 8

7

tài giải quyết Về nguyên tắc, Tòa án chỉ hủy phần quyết định có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài mà không hủy phán quyết trọng tài Trường hợp có thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề

đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết không bị huỷ Trường hợp không thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn

đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì Tòa án hủy phán quyết trọng tài đó

Điều khoản này đã được áp dụng trong bản án số 1420/2019/QĐ PQTT của -Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trong vụ việc, Bị đơn cho rằng, vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài Hội đồng phiên họp xét thấy, tại Điều 3 của Thỏa thuận ngày 16/5/2017 được xác lập giữa Nguyên đơn và Bị đơn có nội dung như sau: “Thỏa thuận này sẽ được điều chỉnh và giải thích theo quy định của pháp luật Việt Nam, và bất kỳ tranh chấp hoặc mâu thuẫn nào phát sinh theo thỏa thuận này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài (sau đây gọi là QT) theo quy tắc Trọng tài của QT có hiệu lực tại thời điểm áp dụng ” Tại Điều 1 của thỏa thuận ngày 16/5/2017, Nguyên đơn và Bị đơn thỏa thuận gồm

5 nội dung, cả 5 nội dung này chỉ đề cập đến nghĩa vụ của Nguyên đơn đối với

Bị đơn, không có nội dung nào đề cập đến nghĩa vụ của Bị đơn đối với Nguyên đơn Song, Hội đồng trọng tài ngoài việc giải quyết yêu cầu của Bị đơn đối với Nguyên đơn thì Hội đồng trọng tài còn giải quyết cả phần yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn về những chi phí khác; chi phí tổn thất trong kinh doanh do việc bắt giữ tàu mà các nội dung này không có thỏa thuận giải quyết tại trọng tài khi có tranh chấp Trong quá trình giải quyết tại trọng tài, Bị đơn đã phản đối do cho rằng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn Tuy Nhiên, tại mục 144 của phán quyết trọng tài, Hội đồng trọng tài vẫn xác định có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của Nguyên đơn đối với

Bị đơn, điều này là không phù hợp với thỏa thuận ngày 16/5/2017 như đã nhận định nêu trên Như vậy, phán quyết trọng tài về yêu cầu của Nguyên đơn đối với

Bị đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài, đây là căn cứ

để hủy phán quyết Trọng tài Mặc dù chỉ có một phần trong phán quyết là Hội Đồng trọng tài giải quyết tranh chấp vượt quá thẩm quyền, nhưng không thể tách

ra được phán quyết trọng tài đã cấn trừ các nghĩa vụ lẫn nhau giữa nguyên đơn

và bị đơn được nêu trong mục 146 của phán quyết trọng tài Vì vậy, không thể hủy phần quyết định có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài Do đó, Hội đồng phiên họp quyết định hủy phán quyết trọng tài theo Điều khoản đang viện dẫn

Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo hoặc trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài

Liên quan đến trường hợp này, Tòa án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó và chứng cứ đó phải có liên

Trang 9

8

quan đến việc ra phán quyết, có ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật TTTM, quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ mà Hội đồng trọng tài áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo

Trong bản án số 1079/2020/QĐ PQTT, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí -Minh đã đưa ra quyết định huỷ phán quyết trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) do liên quan đến chứng cứ giả mạo Về thông tin các bên, bên yêu cầu là Công ty Công ty TN, bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty V Trong đó, Công ty TN yêu cầu Toà huỷ phán quyết trọng tài vì cho rằng Hội đồng trọng tài căn cứ vào chứng cứ giả mạo do Công ty V cung cấp để làm căn cứ giải quyết vụ kiện Cụ thể: Tại các phiên họp của VIAC lần lượt vào ngày 30/7/2019; 14/8/2019 và 17/8/2019, TN đã nhiều lần chỉ ra sự không có thật

và không hợp lệ của các tài liệu làm chứng cứ mà V đã nộp cho VIAC là các

“Thông báo hàng đến” Đồng thời, chứng cứ này không có cơ sở tính tiền bồi thường thiệt hại chi phí lưu kho, bãi vì nội dung không thể hiện khách hàng là TN cũng như số ngày lưu kho, bãi Tại các phiên họp trên, V không chứng minh được các tài liệu này là tài liệu thật và không cung cấp bản gốc của bất kỳ tài liệu nào nhưng Hội đồng trọng tài đã dựa vào các chứng cứ không có thật đó để làm căn

cứ ban hành Phán quyết Trong quá trình xét đơn yêu cầu tại Tòa án, TN đã cung cấp được chứng cứ chứng minh có nhiều “Thông báo hàng đến” không trùng khớp với các Vận đơn của TN; ngoài ra cũng theo thông tin trên hệ thống này thì container MRKU4239912 ML-NG2116334 lại thể hiện thông tin người gửi hàng là V nhưng không xác định đích danh người nhận là TN và xác định những người được “Thông báo nhận hàng” bao gồm những công ty khác; đồng thời những công ty này được “Thông báo” cho 07 container, trong khi TN là người nhận hàng chỉ được “Thông báo” cho 01 container trong Vận đơn số TPSCR2018096, Điều này còn thể hiện ý chí của V muốn bán các container cho người khác Với các chứng cứ nêu trên, có cơ sở xác định: Khi giải quyết tranh chấp tại VIAC, V đã nộp chứng cứ giả mạo là các “Thông báo nhận hàng”

từ các đối tác thương mại khác và Hội đồng trọng tài đã căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đó để ban hành Phán quyết đã làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết Vì vậy, có căn cứ chấp nhận yêu cầu của TN hủy Phán quyết

Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt

Nam

Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật

và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài Tòa

án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài

có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba Ví dụ, khi các

Trang 10

9

bên đã tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng Hội đồng trọng tài không ghi nhận sự thỏa thuận đó của các bên trong phán quyết trọng tài thì trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong lĩnh vực thương mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại và Điều 4 của Bộ luật dân sự Đây sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét, quyết định việc hủy phán quyết trọng tài này

do trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam đã được Luật Thương mại và

Bộ luật dân sự quy định

Điều khoản này đã được áp dụng trong bản án số 596/2021/QĐ-PQTT của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài liên quan đến việc vi phạm nguyên tắc cơ bản tại Điều 10 Luật Thương mại 2005

và Điều 3.1 Bộ luật dân sự 2015 do Hội đồng trọng tài đã không xem xét toàn diện bản chất vụ việc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên Cụ thể, các Hợp đồng vay và các Bản thỏa thuận ghi nhớ có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời để xem xét một cách riêng lẻ nhưng Hội đồng Trọng tài lại , chỉ giải quyết các hợp đồng vay, không xem xét đến các bản thỏa thuận ghi nhớ

sẽ không thể xem xét một cách toàn diện bản chất của vụ việc, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các bên ở giai đoạn tiếp theo và thậm chí có thể phá vỡ toàn bộ các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mà các Bên đã ký kết, bao gồm: Hợp đồng mua bán cổ phần, thỏa thuận cổ đông Phán quyết nói trên đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 và Khoản 1 Điều

3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền bình đẳng giữa các bên khi tham gia hoạt động kinh tế

3 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp

Thiết chế trọng tài đã hình thành và giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống tài phán của các quốc gia châu Âu và châu Mỹ với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền bạc cho doanh nghiệp; từ đó giúp nhanh chóng, hạn chế tối đa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo được bí mật kinh doanh,

uy tín của các bên; đạt được hiệu quả thi hành cao, rộng rãi hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.1 Cũng như bất kỳ một phương thức giải quyết tranh chấp nào khác, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn

có những hạn chế của nó và phán quyết trọng tài vẫn có nguy cơ bị hủy bởi tòa

án Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần có những lưu ý liên quan đến vấn đề yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài để khai thác tính hiệu quả của phương thức này

Nâng cao nhận thức pháp luật

Trên bối cảnh số vụ tranh chấp thương mại ngày càng tăng và phức tạp kể

từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO,2 các tranh chấp cần được giải quyết kịp thời và đúng đắn để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và tạo điều kiện để nền kinh tế vận hành theo đúng quỹ đạo vốn có

1 Lê Anh Tuấn (2000) Mối quan hệ giữa Trọng tài và Toà án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng

tài, Luận văn thạc sĩ khoa học Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội -

2 Vũ Thị Hương (2022) Pháp luật về hiệu lực của thoả thuân trọng tài, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Đại học Huế -

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w