Để tạo uy thế, tồn tại và phát triển thương hiệu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đạt được hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp cần phải chọn ra con đường hội nhập cũng như đặt ra ch
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới Để tạo uy thế, tồn tại và phát triển thương hiệu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đạt được hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp cần phải chọn ra con đường hội nhập cũng như đặt ra chiến lược kinh doanh và lập nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được Một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.
Văn hóa là công cụ bảo tồn, là giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa tạo thành nền tảng phát triển cho doanh nghiệp Vì thế,xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng và cần thiết, cần được làm xuyên suốt, thống nhất và bền bỉ để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề văn hoá doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia, cụ thể là vai trò và cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong môi trường đa quốc gia Nghiên cứu này nhằm cung cấp bài học kinh nghiệm cho các công ty đa quốc gia, giúp họ hiểu rõ hơn về văn hoá doanh nghiệp và áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với những phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp
- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia
Chương 3: Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đối với công ty đa quốc gia
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về công ty đa quốc gia
Khái niệm 1: Công ty đa quốc gia –Multinational Corporations (MNC) là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất ở hai quốc gia Viết tắt là MNC, có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa 1 Khái niệm 2: Công ty đa quốc gia là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thông tin không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau 2
Khái niệm 3: Các công ty đa quốc gia (MNC) là các tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ và khoa học kỹ thuật được thành lập dựa trên các hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tư nhân ở các nước khác nhau 3 Công ty đa quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước, và thực hiện các đầu tư FDI ra nước ngoài để hình thành các công ty con Các công ty mẹ con này ảnh hưởng lẫn nhau và cùng chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn nhau.
Hiện nay, công ty đa quốc gia có 3 loại hình:
Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang”: Sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (Ví dụ: McDonald's)
Công ty đa quốc gia theo chiều dọc có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số quốc gia khác (Ví dụ: A didas )
Công ty đa quốc gia theo nhiều chiều có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (Ví dụ: Microsoft) 1.1.3 Đặc trưng cơ bản của các công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia có quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn Sở hữu của MNCs là sở hữu có tính chất đa chủ, đa quốc tịch, thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của công ty được phân bố trên phạm vi toàn cầu Các công ty này đầu tư đến nhiều quốc gia nhằm tranh thủ các thuận lợi từ quá trình quốc tế hóa, các ưu đãi địa phương và sở hữu tài sản trí tuệ. Theo truyền thống, chúng xuất phát từ các quốc gia phát triển và đầu tư đến các quốc gia đang phát triển khác nhưng hiện nay ngày càng nhiều công ty lựa chọn đầu tư đến các quốc gia đang phát triển Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong MNC nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh Vì vậy sau khi thành lập MNC, các công ty thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể MNCs tạo được khả năng sinh lời lớn và mang tính tiên phong để đạt được lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ là do học thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với quy trình sản xuất như: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, kĩ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu.Về lao động, MNCs thường thu hút một lượng lớn lao động ở chính quốc và các quốc gia khác.
Các công ty đa quốc gia là các công ty đa ngành Cùng với sự phát triển của
MNCs, một xu hướng có tính quy luật là chúng hoạt động trong nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học và công nghệ Một điển hình ở Việt Nam là tập đoàn FPT: không chỉ hoạt động trên lĩnh vực viễn thông và phần mềm, tập đoàn này còn đá chân sang cả lĩnh vực bất động sản, quảng cáo, ngân hàng, chứng khoán,…Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận.
Các công ty đa quốc gia có cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn đa dạng Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương Cần nhấn mạnh các doanh nghiệp là thành viên của MNC đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông Sở hữu vốn của MNC cũng rất đa dạng Trước hết vốn trong công ty là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước Quyền sở hữu vốn trong MNC cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ.
1.1.4 Đặc điểm phát triển của các công ty đa quốc gia
Trong hoạt động đầu tư các công ty đa quốc gia có xu hướng chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp sử dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục…
Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của kinh tế thế giới Hiện nay, các công ty đa quốc gia chiếm đến 2/3 trị giá thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10 thành quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật của thế giới; chiếm 95% hoạt động xuất nhập khẩu lao động quốc tế… và các công ty đa quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu, biến mỗi nước trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới.
Các công ty đa quốc gia đồng thời cũng mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường khả năng cạnh tranh Để mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, các công ty đa quốc gia lớn còn đẩy mạnh hoạt động liên hợp Đó là sự thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó. Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút Một số khác lại dốc toàn lực phát huy thế mạnh, chuyên môn của mình.
Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là hệ thống những giá trị, niềm tin chủ đạo, những hiểu biết và cách suy nghĩ được chia sẻ bởi các thành viên trong một doanh nghiệp và được truyền đạt lại cho những thành viên mới vào doanh nghiệp.
1.2.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Một số khái niệm Văn hóa doanh nghiệp:
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực (Gold, K.A.)
Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu luyến, thưởng thức trong thời gian dài (Kotter, J.P & Heskett, J.L.)
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp (Williams, A., Dobson, P & Walters, M.)
Nói một cách dễ hiểu: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì Văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành.
Tuy nhiên, một định nghĩa được đa số đồng tình là: “Văn hóa doanh nghiệp
(Corporate culture) là toàn bộ giá trị văn hóa được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.”
Văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp
Một doanh nghiệp hoạt động tốt còn tùy thuộc vào cách áp dụng văn hóa phù hợp Thực tế, có rất nhiều loại hình văn hóa để doanh nghiệp chọn lựa nhưng các loại hình văn hóa chủ yếu được xếp theo 3 nhóm chính: Mô hình quản lý (Phong cách quản lý), Phong cách làm việc và Văn hóa kết hợp
Hình 1.1 Phân loại văn hóa doanh nghiệp
1.2.2.1 Theo mô hình quản lý (phong cách quản lý)
Mỗi doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức riêng Vì vậy, tùy vào tính chất của mô hình quản lý mà doanh nghiệp sẽ tạo nên và phát huy loại hình văn hóa phù hợp với sự vận hành và phát triển của mình Loại hình văn hóa hình thành dựa trên đặc điểm của mô hình quản lý gồm: văn hóa cấp bậc và văn hóa ngang hàng. a Văn hóa cấp bậc Đây là loại hình văn hóa đặt trọng tâm là sự quản lý chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên Mọi công việc đều được tuân theo các quy tắc được thiết lập sẵn và sự chỉ đạo của cấp trên nhằm đảm bảo sự giám sát kỹ lưỡng và vận hành trôi chảy của hoạt động kinh doanh Với loại hình văn hóa này, doanh nghiệp muốn hướng đến sự ổn định về lâu dài và hạn chế phát sinh sự cố trong quá trình làm việc
Văn hóa cấp bậc được áp dụng phổ biến trong cơ quan nhà nước, nhà máy,bệnh viện Tuy loại hình văn hóa này giúp quy trình làm việc thống nhất và ổn định nhưng có thể hạn chế khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân viên Bên cạnh đó, bất kỳ thay đổi nào trong công việc cũng cần mất nhiều thời gian thực hiện nhiều quy trình,thủ tục để thông qua ý kiến của các cấp lãnh đạo. b Văn hóa ngang hàng
Văn hóa ngang hàng là loại hình văn hóa trao quyền cho nhân viên ở mọi cấp bậc nhằm tạo điều kiện cho họ có thể làm việc một cách năng động và độc lập Đặc điểm nổi bật của văn hóa này là: Mọi người đều có quyền đưa ra quyết định (khác với văn hóa cấp bậc, mọi quyết định phải chờ sự đồng ý của cấp lãnh đạo) Nhân viên cần có tư duy hợp tác Những đóng góp của nhân viên được thể hiện trực tiếp trước mọi người Trình độ và kỹ năng được đề cao hơn vấn đề phân cấp trong tổ chức Với các đặc trưng nêu trên, văn hóa ngang hàng được áp dụng phổ biến ở các công ty khởi nghiệp vì đòi hỏi một tư duy hợp tác và tất cả mọi người cùng tham gia. 1.2.2.2 Theo phong cách làm việc
Văn hóa doanh nghiệp còn được xây dựng dựa trên phong cách làm việc mà công ty hướng đến a Văn hóa sáng tạo Đây là hình thức quản trị đề cao sáng kiến cá nhân và sự độc lập trong lúc làm việc Văn hóa sáng tạo cho phép mọi người làm việc một cách linh hoạt hơn Dưới đây là một số đặc trưng của loại hình văn hóa sáng tạo: Thúc đẩy sự tự điều chỉnh trong công việc giữa các nhóm Không bắt buộc phải có các thủ tục tiêu chuẩn Mọi người chia sẻ ý kiến không phân biệt cấp bậc Công việc có thể được thực hiện theo cách mới, miễn là bạn đạt được hiệu quả và mục tiêu đã đề ra.Chấp nhận thử thách, nắm bắt cơ hội và thích ứng nhanh với bất kỳ tình huống nào
Vì doanh nghiệp vận hành theo hình thức văn hóa sáng tạo luôn đề cao sự hoàn thành nhiệm vụ, hiệu suất làm việc và khả năng thích ứng với tình huống bất ngờ, nên khi văn hóa sáng tạo được áp dụng tốt, doanh nghiệp sẽ trở thành một tổ chức năng động và phát triển với tốc độ vượt trội b Văn hóa hợp tác Đây là loại hình văn hóa đề cao sự cởi mở, sẻ chia trong quá trình làm việc. Các doanh nghiệp áp dụng loại hình này yêu cầu nhân viên cần có tinh thần tập thể cao, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp Có thể nói, văn hóa hợp tác thường lấy yếu tố con người làm trọng tâm để phát triển Do đó, mối quan hệ giữa đồng nghiệp được cải thiện đáng kể và đóng góp không ít vào thành quả chung của công ty Sau đây là một số đặc trưng của văn hóa hợp tác: Nhân viên luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần và chia sẻ kiến thức với nhau Môi trường làm việc cởi mở, thân thiện Văn hóa đề cao tinh thần tập thể và thái độ cởi mở với tất cả mọi người.
Mặt khác, văn hóa hợp tác không chỉ khuyến khích sự hợp tác giữa các cá nhân trong một tổ chức, mà còn được doanh nghiệp áp dụng đối với quan hệ khách hàng, đối tác Thái độ thân thiện, nhiệt thành của nhân viên được rèn luyện từ môi trường nội bộ sẽ có ích cho hoạt động ngoại giao với khách hàng. c Văn hóa vui vẻ
Mục tiêu của văn hóa này là tạo ra niềm vui và sự thích thú khi làm việc Do đó, các doanh nghiệp áp dụng loại hình văn hóa vui vẻ luôn chú trọng tiêu chí thoải mái để khuấy động tinh thần nhân viên Người lãnh đạo môi trường làm việc cũng bộc lộ tính hài hước, thoải mái đối với nhân viên để tạo sự gắn kết và kích thích sáng tạo trong công việc Mặc dù vậy, khi áp dụng văn hóa vui vẻ, các nhà quản trị cần chú ý đến vấn đề kỷ luật, bởi sự thoải mái có thể dẫn đến các rủi ro trong quản trị. d Văn hóa học hỏi
Loại hình văn hóa này được hình thành với mục tiêu kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá và phát triển của các cá nhân trong một tổ chức Vì vậy, môi trường làm việc trở thành nơi chia sẻ sáng kiến dành cho mọi người Đồng thời, nhân viên luôn được tạo cơ hội kết nối cùng nhau để học hỏi, giải quyết những thắc mắc, trăn trở của mình. Ưu điểm của văn hóa học hỏi là sự cởi mở đối với cái mới và sự thay đổi linh động giúp nhân viên cảm nhận môi trường làm việc là nơi vừa có thể cống hiến và học tập để phát triển bản thân Tuy vậy, nếu tập trung quá nhiều vào việc đẩy mạnh khai thác cái mới khi áp dụng văn hóa này, nhân viên rất có thể bị mất tập trung và giảm khả năng tự quan sát, tìm tòi cách làm tốt những việc hiện tại Do đó, chỉ khoảng 7% các công ty áp dụng văn hóa này. e Văn hóa quan tâm Đây là văn hóa đề cao mối quan hệ tốt đẹp và sự tin tưởng giữa các cá nhân. Đặc trưng của môi trường làm việc theo văn hóa quan tâm là sự ấm áp và hỗ trợ nhiệt tình của mọi người Chính tấm lòng và sự tận tâm của đồng nghiệp mà doanh nghiệp có thể tạo nên một khối đoàn kết bền vững, tinh thần đồng đội, từ đó mỗi nhân viên đều cảm thấy muốn gắn bó với tổ chức lâu dài hơn Bên cạnh những ưu điểm trên, văn hóa này cũng có những nhược điểm ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức như sau:
Vì mọi người có xu hướng đồng lòng, đồng thuận nên môi trường làm việc sẽ thiếu sự thi đua cạnh tranh và các ý nghĩ khám phá cái mới cũng dần biến mất. f Văn hóa kỷ luật Đây là loại hình văn hóa được khoảng 15% doanh nghiệp áp dụng, nhằm nâng cao hiệu suất công việc và giảm mâu thuẫn nội bộ Đặc điểm nổi bật của văn hóa kỷ luật là môi trường làm việc có hệ thống rõ ràng và mọi người luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra.
Mặt khác, các cá nhân khi làm việc trong môi trường văn hóa kỷ luật phải luôn sẵn sàng hợp tác ở mọi thời điểm Người lãnh đạo cũng dựa theo những quy tắc có sẵn để điều chỉnh phương pháp quản lý của mình Tuy nhiên, sự rập khuôn của luật lệ và truyền thống của văn hóa kỷ luật có thể khiến môi trường làm việc thiếu đi sự sáng tạo, linh động. g Văn hóa quyền lực
Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
● Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
● Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
● Tạo ra khả năng thích ứng cao.
● Tạo nên giá trị tinh thần.
● Tạo sức hút cho doanh nghiệp.
● Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp.
Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp
Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn non trẻ Doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn hóa khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền đạt phù hợp cho những người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị này.)
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa Đây là giai đoạn tương đối ổn định, có thể xảy ra thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái Xuất hiện dấu hiệu những yếu tố văn hóa doanh nghiệp lỗi thời có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp Do đó, trong giai đoạn này đòi hỏi thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia
2.1.1 Các yếu tố và biểu hiện văn hóa doanh nghiệp
Theo nhà báo John Coleman đã quan sát và nhận định rằng có ít nhất 6 yếu tố tạo nên một văn hóa doanh nghiệp - đó có thể là bước đầu tiên để xây dựng một nền văn hóa khác biệt và một tổ chức lâu dài phát triển trường tồn.
Yếu tố tầm nhìn: khi cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp yếu tố tầm nhìn được đưa lên hàng đầu Những mục tiêu xác định rõ ràng, rành mạch có thể định hướng được mọi quyết định trong nội bộ doanh nghiệp Tầm nhìn sáng suốt cụ thể sẽ có thể đưa văn hoá doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa
Yếu tố giá trị: cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp cũng tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,…chính sự độc đáo của những giá trị đó góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp.
Yếu tố thực tiễn: cơ bản sau khi đã xác định được chính xác về tầm nhìn, giá trị và đưa ra một kế hoạch chi tiết, nhà lãnh đạo cần phải vận dụng ngay vào thực tiễn để biết được những gì đang được vận hành tốt, những gì đang chưa được.
Yếu tố con người: con người được đánh giá là một trong những yếu tố cốt cán, nền tảng để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp Chính vì thế nên để đảm bảo doanh nghiệp của công ty thì các doanh nghiệp đều có tiêu chí riêng biệt để tuyển chọn những ứng viên phù hợp.
Yếu tố từ sức mạnh của câu chuyện: một câu chuyện độc đáo về lịch sử doanh nghiệp sẽ trở thành một di sản của công ty và trở thành nét chấm phá ấn tượng trong quá trình hình thành nên văn hoá doanh nghiệp Từ đó truyền lại những cảm hứng, nhiệt huyết cho nhân viên trong toàn bộ công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai.
Yếu tố môi trường làm việc “mở”: xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự.
Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở 3 cấp độ Cấp độ thứ nhất - cấu trúc hữu hình: là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, những biểu hiện bên ngoài như kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức và các phòng ban doanh nghiệp; các biểu tượng logo, slogan, website, đồng phục hay thái độ, cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp, Cấp độ thứ hai - những giá trị được tuyên bố là bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi hay các quy định nội bộ được tuyên bố ra bên ngoài với khách hàng, đối tác. Cấp độ thứ ba - những quan niệm chung: niềm tin, nhận thức, suy nghĩ của tất cả thành viên trong tổ chức hay những quy định bất thành văn trong tổ chức.
2.1.2 Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia bao gồm 5 bước chính:
Bước 1: Xác định rõ ràng mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới Tuỳ vào mỗi mục tiêu về kết quả kinh doanh, cũng như cách xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp muốn hướng đến, chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ phản ánh đúng điều đó Khi đã xác định chúng một cách rõ ràng và rành mạch thì sẽ đưa ra được chiến lược để xây dựng văn hoá công ty trong thời gian sắp tới.
Bước 2: Xác định rõ ràng giá trị cốt lõi đưa tới thành công Có thể khẳng định rằng đây chính là bước cơ bản nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tạo lập được một hệ thống những tiêu chuẩn, giá trị cốt lõi để đó chính là thước đo cho những hành vi, quá trình định hướng phát triển cho doanh nghiệp Những giá trị cốt lõi doanh nghiệp ấy phải được xác định một cách cẩn trọng để đảm bảo rằng vẫn trường tồn theo thời gian.
Bước 3: Lên kế hoạch hành động chi tiết Sau khi đã hoàn thành những bước trên thì một trong những bước đóng vai trò vô cùng quan trọng đó chính là đưa ra một bản kế hoạch cụ thể Trong đó sẽ cần phải bao gồm những mục tiêu chính, các mốc quan trọng, những hoạt động cụ thể cần phải làm Ngoài ra cũng cần phải xác định rõ trong từng thời điểm, đâu sẽ là nhân tố được ưu tiên, đâu là những điểm cần phải tập trung nỗ lực Đặc biệt là thời hạn để hoàn thành cũng cần phải được xác định một cách rõ ràng.
Bước 4: Tuyên truyền và đào tạo Đây là một bước cực kỳ quan trọng, doanh nghiệp có thể giải thích rõ ràng ý nghĩa của từng giá trị cốt lõi, cách ghi nhận cũng như đo lường để mọi người có thể hiểu và áp dụng Doanh nghiệp có thể tuyên truyền thông qua phát động cuộc thi đua trong việc tìm hiểu, triển khai tích cực các giá trị cốt lõi hoặc thông qua truyền thông như đăng bảng tin lên Facebook, trang trí văn phòng.
Bước 5: Đo lường hiệu quả Việc đo lường các yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời giải quyết các vấn đề và giúp văn hóa doanh nghiệp lành mạnh hơn Doanh nghiệp có thể khảo sát hằng năm tạo cơ hội cho nhân viên phản hồi về các giá trị công ty hoặc đo lường qua các chỉ số: chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chỉ số Employee Net Promoter Scores (eNPS) – chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên, chỉ số Employee Satisfaction Index (ESI) – chỉ số hài lòng của nhân viên.
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.1.3.1 Thuận lợi trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là công cụ bảo tồn, duy trì những giá trị của doanh nghiệp đang có và tạo thành nền tảng phát triển cho doanh nghiệp Vì thế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng, cần được làm xuyên suốt, thống nhất và bền bỉ.
Văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu suất, góp phần tạo ra doanh số và lợi nhuận, giúp mang đến trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm nhân viên hoàn hảo, xây dựng bộ máy gắn bó, định hướng rõ ràng cho nhân viên mới, ngăn ngừa khủng hoảng và góp phần gia tăng thiện cảm của cộng đồng.
Nghiên cứu trường hợp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Unilever
2.2.1 Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Unilever
Unilever là một tập đoàn đa quốc gia, được thành lập năm 1930, hiện tại có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu Trụ sở chính của Unilever hiện đang đặt tại Rotterdam, Hà Lan và London, Anh Unilever hoạt động đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm, và đồ uống Unilever đã mở rộng hoạt động của mình trên nhiều thị trường quốc tế và có mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp trên toàn cầu Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995 và hiện tại có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, tới nay công ty đã trở thành một trong những công ty đầu tư nước ngoài thành công nhất ở Việt Nam Ngoài ra, Unilever cam kết đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo sự phát triển cho cộng đồng. Unilever coi trọng việc xây dựng các giá trị cốt lõi của sự tôn trọng, sáng tạo, trách nhiệm và tinh thần cộng đồng để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của họ đều phù hợp với sứ mệnh và tôn chỉ của tập đoàn Với sứ mệnh đó, Unilever đã phát triển một văn hóa doanh nghiệp rất đặc trưng, được thể hiện thông qua các cấp độ như sau: 2.2.1.1 Cấp độ thứ nhất - cấu trúc hữu hình
Kiến trúc nội ngoại thất:
Năm 2019, Unilever tiến hành thiết kế văn phòng mới, kiến tạo không gian làm việc hiện đại mang tầm quốc tế mà vẫn truyền tải được những giá trị cốt lõi và sứ mệnh mà công ty luôn theo đuổi
Thiết kế văn phòng với nhiều khu vực làm việc, nhiều không gian mở với các hình thức, phong cách khác nhau để nhân viên tự do lựa chọn Nhân viên có thể lựa chọn không gian phù hợp nhất với công việc mà họ đang làm, kết hợp với các trải nghiệm khác tại văn phòng giúp họ được truyền cảm hứng và gắn kết hơn với công ty.
Thiết kế các khu vực Brand Hubs: Dove, Wall, Comfort, Knorr, Vim… Đây là các khu vực thảo luận mở được thiết kế theo bối cảnh, màu sắc, hình ảnh của thương hiệu, để nhân viên được truyền cảm hứng và ‘sống’ cùng thương hiệu.
Văn phòng Unilever được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) của Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (USGBC), đáp ứng các tiêu chí về sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải, sử dụng tối ưu nguồn năng lượng tái tạo và nâng cao chất lượng làm việc.
Tại Việt Nam, tòa nhà văn phòng Unilever được đánh giá là một trong những kiến trúc xanh nổi bật ở Thành phố Hồ Chí Minh Homebase của Unilever Việt Nam được xây dựng theo mô hình “Linh hoạt để kiến tạo tương lai”, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn về môi trường – xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững, kiến tạo không gian làm việc xanh hơn, linh hoạt và hiện đại hơn Bên cạnh đó, Unilever còn trang bị thêm phòng tập thể dục cùng nhiều trang thiết bị hiện đại với mong muốn đem lại luồng sinh khí khỏe khoắn cho công ty.
Cơ cấu tổ chức phòng ban:
Trong cơ cấu tổ chức của Unilever, Giám đốc sẽ lập kế hoạch chiến lược và phân công công việc cho các cấp dưới Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc là người tiếp nhận thông tin, dữ liệu từ cấp dưới để tiến hành nghiên cứu đưa ra hướng xử lý.Tuy rằng có sự trao đổi, bàn bạc của các bên liên quan nhưng quyền quyết định cao nhất vẫn thuộc về ban giám đốc Các đơn vị chức năng sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn riêng biệt Họ sẽ hoạt động độc lập nhưng có mối quan hệ hợp tác để cùng thực hiện mục đích chung Từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận cho công ty.
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Unilever Việt Nam
Lễ nghi và lễ hội hàng năm:
Việc tổ chức lễ nghi và lễ hội hàng năm của Unilever có thể khác nhau tại từng quốc gia và khu vực, phụ thuộc vào các hoàn cảnh và văn hóa địa phương Ví dụ, tại Brazil, Unilever thường tổ chức Carnaval vào mùa xuân; tại Indonesia, Unilever tổ chức lễ hội Cap Go Meh vào tháng 2 âm lịch; tại Ấn Độ, Unilever thường tổ chức lễ hội Diwali vào tháng 10 hoặc 11.
Tại Việt Nam, Unilever cũng tổ chức nhiều sự kiện để kỷ niệm các dịp lễ và sự kiện quan trọng trong năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (8/3): Unilever thường có các chương trình khuyến mãi đặc biệt, đồng thời tổ chức các hoạt động gắn kết và tôn vinh phụ nữ Ngày Môi trường thế giới (5/6): Unilever thường tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường trong ngày này.
Hàng năm theo định kỳ, công ty tổ chức những lễ hội lớn để kỷ niệm những sự kiện quan trọng như ngày thành lập công ty, đại hội đồng cổ đông công ty thường tổng kết khen thưởng cá nhân hay tập thể đã có nhiều thành tích đóng góp cho công ty Công ty cũng tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho nhân viên.
Logo: Năm 2004 Unilever đã công bố thiết kế logo mới Logo này là kết hợp của 25 biểu tượng phức tạp đan xen tạo thành chữ U, thay thế cho logo cũ đã được sử dụng từ năm 1970 Mỗi biểu tượng đại diện cho một thương hiệu của Unilever, kết hợp với nhau để định hình logo Unilever.
Slogan: “To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống) Đồng phục:
Unilever cũng chú trọng đến việc thiết kế đồng phục thể hiện được giá trị và tầm nhìn của công ty, đồng thời cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và thoải mái cho người mặc Đồng phục Unilever với màu trắng như chính tiêu chí sức khỏe, sạch sẽ mà Unilever muốn hướng đến tất cả mọi người Tùy theo những công ty con của Unilever mà mẫu áo sẽ có thêm màu viền, tuy nhiên chủ đạo vẫn là màu trắng.
Unilever và câu chuyện “Zero Waste to Nature”:
Unilever đã đưa ra cam kết Zero Waste to Nature - Không để rác thải nhựa đến thiên nhiên vào năm 2020 Unilever đang tiến hành các bước tiếp cận để đạt được một thế giới không rác thải nhựa thông qua Unilever Compass Công ty đang cắt giảm rác thải nhựa bằng cách sử dụng ít nhựa hơn, nhựa tốt hơn hoặc không sử dụng nhựa tại tất cả các cơ sở của mình trên toàn thế giới và kêu gọi chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế tuần hoàn.
Unilever đã bắt đầu một loạt các chương trình và sáng kiến cho chuỗi giá trị không khí thải “Net-zero emissions” vào năm 2039, đóng góp cho tầm nhìn không phát thải carbon của chính phủ Việt Nam vào năm 2050 Năm 2021, Unilever đã công bố Kế hoạch Hành động Chuyển đổi Khí hậu của mình, một lộ trình tham vọng và minh bạch để giúp giảm 100% lượng phát thải tuyệt đối phát sinh từ hoạt động vận hành của công ty vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng không trong chuỗi giá trị của họ vào năm 2039.
Hình thức mẫu mã sản phẩm:
Unilever là một tập đoàn đa quốc gia với rất nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau, được chia thành các lĩnh vực chính là chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và đồ uống Mỗi thương hiệu có hình thức và mẫu mã sản phẩm khác nhau để phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Xuất phát điểm của doanh nghiệp sẽ rất tốt nếu như nó được xây dựng trên một nền tảng văn hoá vững chắc Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp những định hướng, kim chỉ nam cho tất cả các hành động mà còn tạo ra những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp, định hình được bản sắc kinh doanh giúp mọi người dễ dàng hiểu và gắn bó lâu bền Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các công ty đặc biệt là công ty đa quốc gia cần rút ra những bài học và kinh nghiệm cho chính mình.
Trước tiên, công ty đa quốc gia là các tập đoàn hoạt động trên khắp thế giới Vì thế, khi muốn văn hóa của quốc gia mình bén rễ vào một quốc gia khác, một dân tộc khác nhưng lại không ăn khớp với bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị văn hóa bản địa bài xích, gạt bỏ Do vậy mà văn hóa doanh nghiệp của xí nghiệp dứt khoát phải coi bản sắc văn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển Ví dụ khi công ty được tổ chức ở một quốc gia khác, họ không thể mang toàn bộ nhân viên của mình để sang quốc gia đó làm việc Họ sẽ phải tuyển dụng thêm một số nhân viên ở quốc gia đó để làm việc và văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với văn hóa của dân tộc bản địa thì nhân viên mới tiếp thu và hoàn thành công việc dễ dàng hơn Bởi vậy bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân, viên chức, khích lệ họ, tạo ra được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận Cả hai mặt này đều liên quan tới văn hóa dân tộc ở quốc gia sở tại, liên quan tới quan niệm giá trị, đặc trưng hành vi của dân tộc đó Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc thì sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, không gắn kết với văn hóa bản địa, họ sẽ thất bại. Văn hóa doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh, thúc đẩy khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên, phát huy được sức mạnh cá nhân lẫn tập thể Có như thế mới tạo động lực làm việc và mối quan hệ tốt đẹp, sự gắn kết giữa các nhân viên Không có gì quý hơn yếu tố con người trong doanh nghiệp, con người chính là nhân tố chủ chốt quyết định tất cả Văn hóa doanh nghiệp giúp mọi người thấy rõ được mục tiêu, định hướng và bản chất trong công việc, truyền cảm hứng cho nhân viên thấy rằng họ đang làm những điều có ý nghĩa Điều này còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng giữ chân được nhân viên, đặc biệt là trong thời kỳ cạnh tranh tăng cao Do đó việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên để họ hiểu và thích nghi văn hoá của doanh nghiệp là rất quan trọng.
Tất cả các công ty nổi tiếng ngày này đều xây dựng những phương châm, tôn chỉ, triết lý hoạt động và được chia sẻ rộng rãi Những giá trị này mang lại bản sắc văn hóa rất riêng cho mỗi doanh nghiệp, giúp người ta nhận biết và phân biệt, đồng thời mang lại sức hấp dẫn cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Tuy nhiên doanh nghiệp cần khiến cho phương châm này trở thành những giá trị dễ hiểu và được chia sẻ với nhân viên, khách hàng, đối tác của họ Các câu nói, phương châm cần được đề cập hay nhắc đến một cách phổ biến và dễ nhận thấy, giúp cho từng cá nhân hoặc tập thể trong công ty, rộng hơn là thị trường thế giới đều biết tới.
Thành công của doanh nghiệp rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người lãnh đạo Họ là những người lái tàu của con tàu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn cho nhân viên Vì vậy người lãnh đạo không chỉ hiểu rõ về văn hoá doanh nghiệp mà còn phải có khả năng đưa ra sáng kiến, định hướng văn hoá doanh nghiệp phù hợp; có tố chất, tính cách phù hợp với văn hoá doanh nghiệp hướng tới giúp cho mọi người nể phục và tin tưởng Đặc biệt vai trò của nhà lãnh đạo là phải làm thế nào để gắn kết người trong một nhóm, trong cả một doanh nghiệp đa quốc gia và nhận lại được sự phản hồi từ nhân viên Để đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả thì nhà lãnh đạo cần phải đưa ra góp ý và đánh giá, có sự động viên tạo động lực, gần gũi với nhân viên.
Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho sự thành công, từ đó mới có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt Không chỉ là trải nghiệm của các nhân viên trong công ty mà còn mang lại sự phát triển trong mối quan hệ với khách hàng Các giá trị cốt lõi phải là giá trị không phai nhoà theo thời gian và là linh hồn của doanh nghiệp.
Dù có phát triển rộng đến bất cứ quốc gia nào thì chúng vẫn phải duy trì Chúng phải ngắn gọn, dễ dàng ghi nhớ và có ý nghĩa, diễn đạt phải cụ thể, liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và phải có sự độc đáo.
Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu mà doanh nghiệp vươn tới cũng chính là định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp vạch ra được hướng đi, nhận thức trước được những khó khăn, thách thức và cơ hội.
Sứ mệnh của công ty góp phần cố định mục tiêu và tạo ra cách thức tiếp cận, giúp doanh nghiệp làm việc có quy củ, khoa học, xây dựng tập thể vững mạnh.
Muốn doanh nghiệp trở nên quốc tế hoá, các công ty con trên thế giới phải nghe theo công ty mẹ, tổng thể trở thành một đại gia đình hỗ trợ giúp đỡ nhau Dung hòa giữa cốt lõi vốn có và sự khác biệt về văn hoá, hoà nhập nhưng không hoà tan. Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia mà hãy tôn trọng sự khác biệt đó, gắn kết hoà nhập và phát triển.
Cam kết làm việc chính trực và có sự tôn trọng trách nhiệm, tạo ra một nơi làm việc khiến mọi người đều cảm thấy được trân trọng và hỗ trợ Tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao trong và ngoài nước, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của từng quốc gia.