1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế bền vững vai trò của ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng techcombank

25 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh tế bền vững. Vai trò của ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững. Tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank
Tác giả Trần Thu Hiền, Thiều Thị Hoa, Đỗ Linh Huệ, Bùi Thanh Phương, Nguyễn Thị Mai Thương, Nguyễn Thị Trinh
Người hướng dẫn Đỗ Thị Thu Hà
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng thương mại
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,57 MB

Nội dung

Cùng với đấy, để không lạc hậu, bắt kịp với thế giới thì chính phủ ta cũng rất quan tâm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể triển khai sớm các công cuộc đổi mới để có thể

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

HỌC PHẦN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Năm học 2022-2023NHÓM 5 CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG NÀY TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

TECHCOMBANK

Lớp: 222FIN17A17

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thu Hà

Thành viên nhóm: 1 Trần Thu Hiền - 24A4011603

2 Thiều Thị Hoa - 24A4011836

3 Đỗ Linh Huệ - 24A4011849

4 Bùi Thanh Phương - 24A4012975

5 Nguyễn Thị Mai Thương - 24A4022580

6 Nguyễn Thị Trinh - 24A4022803

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Sự cần thiết và xu hướng phát triển kinh tế bền vững trên thế giới và Việt Nam gần đây 2

1.1 Khái quát chung 2

1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững 2

1.1.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững? 2

1.2 Sự cần thiết của việc phát triển kinh tế bền vững 4

1.2.1 Thế giới 4

1.2.2 Tại Việt Nam 4

1.3 Xu hướng phát triển bền vững 4

1.3.1 Thế giới 4

1.3.2 Việt Nam 5

II Đánh giá vai trò của các Ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững 6

2.1 Ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế 6

2.1.1 Quy mô, năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại 7

2.1.2 Tiến hành các chính sách tín dụng xanh và thực hiện tốt các vấn đề xã hội 7

2.1.3 Thực hiện tốt các vấn đề xã hội 8

2.2 Ngân hàng thương mại thúc đẩy tài chính toàn diện, bền vững 9

2.2.1 Hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả 9

2.2.2 Đẩy mạnh quá trình ứng dụng chuyển đổi số 9

2.3 Ngân hàng thương mại tham gia vào kiểm soát các hoạt động kinh tế 10

2.3.1 Khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM ổn định 10

2.3.2 Tình trạng sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng giảm 11

2.4 Ngân hàng thương mại đóng góp vào sự ổn định của thị trường chứng khoán 11

2.5 Cung cấp thông tin và dịch vụ đầu tư 12

III Phân tích tác động của xu hướng phát triển kinh tế bền vững tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank 12

3.1 Xu thế phát triển kinh tế bền vững ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHTM Techcombank 12

Trang 3

3.1.1 Ngân hàng xanh, Tín dụng xanh 12

3.1.2 Chuyển đổi số, số hóa các sản phẩm dịch vụ 14

3.1.3 Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và đóng góp vào NSNN 16

3.1.4 Trong hoạt động cho vay 17

3.1.5 Trong việc thúc đẩy quan hệ với cộng đồng địa phương (CSR) 18

3.1.6 Trong phát triển cộng đồng và xã hội 18

3.2 Giải pháp đẩy mạnh nền kinh tế bền vững đối với Ngân hàng 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

MỞ ĐẦU

Ngày nay việc phát triển kinh tế là điều quan trọng với mỗi quốc gia Chính vìvậy để có thể đạt được điều này mà các doanh nghiệp có thể bất chấp cả đạo đức, môitrường thậm chí là con người Nó thật sự là tình trạng đáng báo động Từ đó còn ngườicũng dần quan tâm hơn đến việc phát triển kinh tế bền vững Không chỉ quan tâm đếnkinh tế phát triển nhanh, thần tốc mà nó còn phải đi đôi với sự bền vững, công bằng xãhội cũng như con người Đó đó, phát triển kinh tế bền vững đã và đang trở thành mụctiêu phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung cũng nhiều Việt Nam nói riêng.Các công ty trên thế giới phải đổi mới chiến lược để thích nghi, tồn tại Cùng với đấy,

để không lạc hậu, bắt kịp với thế giới thì chính phủ ta cũng rất quan tâm, tạo điều kiện

để các doanh nghiệp Việt Nam có thể triển khai sớm các công cuộc đổi mới để có thểtạo nên một nền kinh tế bền vững Và ngân hàng thương mại là một bộ phận quantrọng trong công cuộc này Với hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng thì việc các ngânhàng thương mại triển khai, áp dụng những đổi mới để phát triển kinh tế bền vững làđiều tất yếu Và thực tế cho thấy, các ngân hàng ở Việt Nam đã và đang tạo ra nhữngđổi mới tích cực, không chỉ chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận mà còn chú trọng vào xãhội, còn người

Techcombank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc góp phần xâydựng nền kinh tế bền vững Techcombank đã tạo nên những bước đổi mới mạnh mẽ vềcông nghệ, kỹ thuật đồng thời quan tâm đến những dự án vì cộng đồng, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, quan tâm đến vấn đề môi trường Từ đóngân hàng đã tạo được niềm tin lớn đến khách hàng, góp phần tạo nên hy vọng chomột nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai Chính vì vậy, nhóm đã lựa chọnchủ đề: "Phát triển kinh tế bền vững Vai trò của các Ngân hàng thương mại trong việc

hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững Tác động của xu hướng này tới hoạt động kinhdoanh Ngân hàng thương mại Techcombank"

Trang 5

NỘI DUNG

I Sự cần thiết và xu hướng phát triển kinh tế bền vững trên thế giới và Việt Nam gần đây

1.1 Khái quát chung

1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững

Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đã định nghĩa

"phát triển bền vững" là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làmtổn hại đến khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Trong đó phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế

ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chínhphủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất caothông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làmphương hại đến xã hội và môi trường Phát triển bền vững về kinh tế là phát triểnnhanh, an toàn và chất lượng

1.1.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững?

Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản:

Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông quacông nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống

Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môitrường

Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế vàgiáo dục

Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối

Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảmthải, tái tạo năng lượng đã sử dụng)

“Ngân hàng xanh” là chính là Ngân hàng bền vững, trong đó nghiên cứu chỉ

ra rằng một ngân hàng để phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư cần nhìnvào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xãhội và môi trường Hiểu theo nghĩa hẹp, “Ngân hàng xanh” chỉ các hoạt độngnghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phátthải cacbon như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh

Trang 6

Các dịch vụ ngân hàng xanh bao gồm: Dịch vụ trực tuyến; Sử dụng các tàikhoản kiểm tra xanh; Vay hỗ trợ hộ gia đình; Các loại thẻ xanh… Với việc sử dụngcác thẻ xanh (thẻ tín dụng, ghi nợ), các ngân hàng đã đóng góp tiền cho các tổ chứcbảo vệ môi trường thông qua mỗi đơn vị tiền tệ chi tiêu bằng thẻ (thông thường là0,5% giá trị mỗi giao dịch, chuyển tiền mua bán)

“Tín dụng xanh” là bất kì loại cho vay nào được cung cấp riêng để cấp vốn hoặc

tái cấp vốn toàn bộ hoặc một phần các dự án xanh đủ điều kiện mới và hiện có Danh mục theo GLP 2018 bao gồm: Năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng hiệuquả; giao thông xanh; sản phẩm, các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trườngvà/hoặc thích nghi với nền kinh tế; quản lý nước bền vững và xử lý nước thải; tòa nhàxanh; nông lâm nghiệp bền vững; ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm

1.2 Sự cần thiết của việc phát triển kinh tế bền vững

Trang 7

1.2.1 Thế giới

Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu Trong tiến trình pháttriển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tínhphổ biến Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu,năng lượng càng đáng báo động do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạođược càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bịphá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc

Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội Cótăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tếnhưng văn hóa suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo,dẫn tới sự bất ổn trong xã hội Vì vậy, quá trình cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăngtrưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường Ta có thể nhận thấyrằng phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.1.2.2 Tại Việt Nam

Trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Chính phủ Việt Nam cũng đãnhận định tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến không thuận lợi, nhưng kinh

tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực, là một trong những điểm sáng về tăngtrưởng trong khu vực và thế giới Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập cao nhấttrong 5 năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện

Việt Nam khẳng định “phát triển nhanh và bền vững là chủ trương, quan điểmnhất quán và xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam” Bên cạnh

ưu tiên phát triển nhanh nhằm tránh tụt hậu, giảm khoảng cách thu nhập giữa ViệtNam và các nước đang phát triển trong khu vực là phải phát triển bền vững

1.3 Xu hướng phát triển bền vững

1.3.1 Thế giới

Trong những năm gần đây, toàn cầu ngày càng hướng tới các hoạt động phát triểnbền vững Các công ty trên thế giới đang từng bước đổi mới chiến lược phát triển đểthích nghi Một số xu hướng đáng chú ý trong phát triển bền vững bao gồm:

Chiến lược đầu tư xanh: Ở cấp độ quốc gia, Hàn Quốc là nước đầu tiên xâydựng và ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh, ít cacbon, định hướng pháttriển trong 60 năm tới Các điểm trọng tâm của chiến lược bao gồm: Duy trì

Trang 8

tăng trưởng kinh tế trong khi giảm đến mức tối đa việc sử dụng năng lượng vàtài nguyên, sử dụng nguồn công nghệ xanh và năng lượng sạch.

Nông nghiệp bền vững: Thực hành nông nghiệp bền vững tập trung vào việcgiảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, đồng thời thúc đẩy luân canh câytrồng và bảo tồn đất Điều này giúp giảm tác động tiêu cực của nông nghiệp đốivới môi trường

Nền kinh tế tuần hoàn: Mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy việc tái sử dụng vàtái chế vật liệu để giảm chất thải và bảo tồn tài nguyên Đồng thời cũng sử dụngcác vật liệu có thể phân hủy sinh học và triển khai các hệ thống sản xuất khépkín Đan Mạch là nước có nhiều công ty tiên phong trong các giải pháp kinh tếtuần hoàn Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn tác động tích cực đến25% nền kinh tế Đan Mạch, đặc biệt là trong các ngành Xây dựng, Bất độngsản, Thực phẩm và Đồ uống

Tăng cường hợp tác quốc tế: Các quốc gia đang tăng cường hợp tác để đưa racác giải pháp kinh tế bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển hạ tầng,chuyển đổi năng lượng và tài nguyên

Nhìn chung, các xu hướng này đều nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vữngtrong tương lai để đáp ứng nhu cầu của con người mà không gây thiệt hại cho môitrường và tài nguyên thiên nhiên

1.3.2 Việt Nam

Vào giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vữngnhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xãhội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam gồm:

Các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vữngmôi trường)

Chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội,mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêudùng, cán cân vãng lai )

Trang 9

Chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việctrong nền kinh tế đã qua đào tạo, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thunhập )

Chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ,diện tích đất bị thoái hoá )

Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trìnhnghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc vì sự phát triển bền vững được ban hành tại Quyếtđịnh 122/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 và Kế hoạch hành động của bộ, ngành, địa phươngthực hiện Chương trình nghị sự 2030, tập trung vào những nội dung như hoàn thiện hệthống thể chế, chính sách; tăng cường thông tin, truyền thông; phát huy vai trò và sựtham gia của các bên liên quan; bố trí, huy động và tăng cường nguồn lực tài chính;tăng cường hợp tác quốc tế

Nước ta là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thànhquả trên hành trình phát triển bền vững Việt Nam đã ban hành chương trình quốc gia

về phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nângcao năng lực cạnh tranh Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinhdoanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB); xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh(đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF)

II Đánh giá vai trò của các Ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững

Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống Ngân hàng thương mại đang giữ vai trò quantrọng, là “cánh tay đắc lực” của Chính phủ trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm thựchiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội củađất nước NHTM Việt Nam chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụnghiệu quả các công cụ lãi suất, tỷ giá để giữ ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệthống, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hướng dẫn và chỉ đạo các NHTM bảo đảmnguồn vốn, đơn giản thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sảnxuất, chủ trang trại hợp tác xã và cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh” Điều này đãcho thấy các NHTM, nhất là các NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng trong việcbình ổn thị trường và đảm đảm an sinh xã hội

2.1 Ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

Trang 10

2.1.1 Quy mô, năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại

Đến nay, hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) được phát triển ở quy môlớn, là kênh dẫn vốn chủ chốt trong nền kinh tế Xét trong tổng thể hệ thống tài chínhViệt Nam, tính đến hết năm 2015, khu vực ngân hàng đang chiếm tỷ trọng rất lớn vớitổng tài sản chiếm tới 75% tổng tài sản hệ thống tài chính, trong đó, tổng dư nợ tíndụng hệ thống cung cấp cho nền kinh tế lên tới 4.656 nghìn tỷ đồng, bằng 111% GDP.Với quy mô lớn như vậy, nguồn tín dụng ngân hàng đang đóng vai trò là kênh dẫn vốnchính của nền kinh tế với tỷ trọng chiếm khoảng 40% đến 45% tổng vốn đầu tư toàn

xã hội Bên cạnh đó, hệ thống các ngân hàng thương mại không ngừng lớn mạnh cả vềchất lượng và năng lực tài chính Báo cáo tháng 5/2022 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam (NHNN) cho thấy, tổng tài sản của các NHTM Nhà nước là 6.948.081 tỷ đồng vàtổng tài sản của các NHTM cổ phần là 7.354.319 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng tài sản bìnhquân của các NHTM Nhà nước từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 là 1,54%/tháng vàcủa các NHTM cổ phần là 0,57%/tháng (NHNN, 2022)

2.1.2 Tiến hành các chính sách tín dụng xanh và thực hiện tốt các vấn đề xã hộiTheo thống kê từ NHNN Việt Nam, tính đến tháng 12/2021, có khoảng 25NHTM thực hiện gói tín dụng xanh như Sacombank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank,Agribank, SHB, ACB, Viet A Bank, Nam A Bank, OCB, Kien Long Bank,PVCombank, HSBC, HDBank Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tronggiai đoạn 2017-2021, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn25%/năm Đến 30/6/2022, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt hơn 474.000

tỷ đồng (chiếm 4,1% tổng dư nợ toàn nền kinh tế), tăng 7,08% so với năm 2021, chủyếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp xanh Dư

nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 2.283 nghìn tỷ đồng, chiếm gần20% dư nợ cho vay của nền kinh tế, với hơn 1,1 triệu món vay

Trang 11

Tiêu biểu có thể kể đến như: dự án chuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiếtkiệm năng lượng được BIDV, ANZ triển khai với nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạchtài trợ theo Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh (GIF); sản phẩm cho vay dự án phát triểnnăng lượng tái tạo tại Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB, HDBank từ nguồn vốnNgân hàng Thế giới (WB) Ngoài ra, các sản phẩm cho vay công trình xanh từ nguồnvốn của IFC tại VPBank; sản phẩm cho vay lại để triển khai các dự án năng lượng táitạo từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thông quaVietcombank.

2.1.3 Thực hiện tốt các vấn đề xã hội

Các Ngân hàng thương mại đã chủ động, tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

bị ảnh hưởng dịch COVID-19 bằng nhiều biện pháp Đến cuối tháng 7/2022, cơ cấu lạithời hạn, giữ nguyên nhóm nợ 722 nghìn tỷ đồng với 1,1 triệu khách hàng; miễn giảmlãi, giữ nguyên nhóm nợ 92,4 nghìn tỷ đồng với 565 nghìn khách hàng Đặc biệt, cácngân hàng thương mại (NHTM) có cam kết và tích cực thực hiện giảm lãi suất, hỗ trợdoanh nghiệp, cũng như nền kinh tế không chỉ các ngân hàng lớn như Agribank,Vietcombank, VietinBank, BIDV mà có cả các ngân hàng nhỏ hơn như SHB, HDBank,SeABank…

Trang 12

2.2 Ngân hàng thương mại thúc đẩy tài chính toàn diện, bền vững

2.2.1 Hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả

Để hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững thì quản trị rủi ro luôn được cácngân hàng đặt lên hàng đầu Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năngứng phó, nhanh chóng thích nghi và duy trì hoạt động ổn định khi có những biến động

về kinh tế Nếu mục tiêu chủ yếu của Basel I, II là nâng cao chất lượng, sự ổn định hệthống của ngân hàng và đẩy mạnh áp dụng thông lệ quốc tế, Basel III hướng tới khắcphục những hạn chế về quy định vốn, nâng cao, siết chặt quản trị rủi ro Nhờ đó, cácnhà băng có thể cải thiện khả năng ứng phó, tự giải thoát trước khủng hoảng tài chính.Ngoài ra, khuôn khổ Basel III yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn và chấtlượng cao hơn nhằm bù đắp những thiệt hại không kỳ vọng

Đến cuối năm 2020, có 18 NHTM đạt chuẩn Basel II gồm: VIB, Vietcombank,

MB Bank, Techcombank, ACB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, VietBank,VietCapitalBank, SeABank, ShinhanBank, LienVietPostBank, NamABank,Standard Chartered Việt Nam và BIDV Tuy nhiên, có 6 ngân hàng trong số 18ngân hàng đạt chuẩn Basel II đã hoàn thành cả 3 trụ cột, còn lại 12 ngân hàngmới chỉ hoàn thành trụ cột 1

Tính đến tháng 12/2022 đã có 6 ngân hàng công bố hoàn thành chuẩn mực quảntrị rủi ro theo chuẩn quốc tế Basel III Bao gồm: Nam A Bank, VPBank,TPBank, SeABank, OCB và ACB qua đó giúp các ngân hàng nâng cao tỷ trọng

và chất lượng vốn, siết chặt quản trị rủi ro Ngân hàng có thể cải thiện khả năngứng phó, nhanh chóng thích nghi và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả khi cónhững biến động về kinh tế

Song song đó các ngân hàng cũng đã triển khai chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tính minh bạch về tài chính và nâng cao hiệu quả, antoàn trong hoạt động tiến tới các chuẩn mực tài chính quốc tế toàn diện

2.2.2 Đẩy mạnh quá trình ứng dụng chuyển đổi số

Thời gian qua, một số NHTM Việt Nam phát triển nhiều sản phẩm mới như: ứngdụng TPBank LiveBank của TPBank vào đầu năm 2017; Ứng dụng OCB OMNI củaOCB vào đầu năm 2018; Ứng dụng ngân hàng số Yolo của VPBank vào tháng 9/2018;Sản phẩm BUNO của BIDV cho phép chuyển tiền chỉ với số điện thoại của ngườinhận Ngoài ra, các ngân hàng khác như MB, Vietcombank đã ra mắt các sản phẩm

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w