Phân tích thực trạng kênh phân phối của ngân hàng techcombank đánh giá các quyết định địa điểm cung ứng dịch vụ của ngân hàng techcombank

29 0 0
Phân tích thực trạng kênh phân phối của ngân hàng techcombank đánh giá các quyết định địa điểm cung ứng dịch vụ của ngân hàng techcombank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân phối cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển.Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Phân tích thực trạng kênh phân phối của ngân hàngTechcombank? Đánh giá các quyết định địa điểm cung ứng

dịch vụ của ngân hàng Techcombank đáp ứng tới mức độnào nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu?

GIẢNG VIÊN: ĐINH THỦY BÍCHLHP: 2227MAGM0821

NHÓM: 6

Hà Nội - 2022.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI 4

1.1 Khái niệm kênh phân phối ngân hàng 4

1.2 Phân loại kênh phân phối ngân hàng 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA NGÂN HÀNG 10

2.1 Giới thiệu về ngân hàng 10

2.1.1 Sự hình thành 10

2.1.2 Sản phẩm và thị trường mục tiêu 11

2.1.3 Tầm nhìn và chiến lược 13

2.2 Thực trạng kênh phân phối của ngân hàng Techcombank 13

2.2.1 Kênh phân phối truyền thống 13

2.2.2 Hệ thống phân phối ngân hàng hiện đại 16

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Là một phần gắn kết doanh nghiệp với thị trường, kênh phân phối là một cấu thành tất yếu phải có trong quá trình sống của doanh nghiệp, đó là phạm trù mô tả cách thức doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng Hệ thống kênh phân phối càng hiệu quả thì việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường càng tốt đẹp "Lòng" của các con kênh này càng sâu và rộng thì cho phép doanh nghiệp chuyển tải được nhiều hàng hóa Như vậy phát triển kênh phân phối là một trong những điều kiện quan trong đề doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, tồn tại Kênh phân phối truyền thông và phát triển Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân phối cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển.

Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khí các ngân hàng mọc ra ngày càng nhiều, các chi nhánh ngân hàng cũng tăng với tốc độ tương tự, các ngân hàng không chỉ canh tranh về chất lượng phục vụ, hệ thống kênh phân phối mà đỏ còn là dịch vụ khách hàng.

Ra đời và phát triển mới hơn 10 năm, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương là một ngân hàng còn khá non trẻ Tuy đã khẳng định được chỗ đứng cho mình là một trong 5 ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt nam nhưng cũng như các ngân hàng khác, công tác phân tích BCTC ở Techcombank còn đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và vẫn còn rất nhiều hạn chế Vì lí do này, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài Phân tích thực trạng kênh phân phối của ngân hàng Techcombank? Đánh giá các quyết định địa điểm cung ứng dịch vụ của ngân hàng Techcombank đáp ứng tới mức độ nào nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu?

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI1.1 Khái niệm kênh phân phối ngân hàng

Kênh phân phối ngân hàng (tiếng Anh: Banking distribution channel): là một tập hợp

các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng.

Bao g<m: tổ chức, cá nhân và các phương tiện thực hiện các hoạt động đưa sản phẩm

dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng

Kênh phân phối chứa đựng hàng loạt các hoạt động liên quan đến việc tạo ra 3 lợi íchcho khách hàng:

- Tiện ích thời gian: Cho phép khách hàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng vào thời điểm thuận tiện cho việc sử dụng của KH.

- Tiện ích nơi chốn: Làm cho sản phẩm dịch vụ có sẵn tại địa điểm mà KH có thể tiếp cận và thuận tiện để sử dụng

- Tiện ích sử dụng: Cung cấp cho KH điều kiện tiếp cận với sản phẩm để tiêu dùng và sử dụng trong tương lai.

Đ@c điAm hệ thống kênh phân phối ngân hàng- Ph n phối tr c ti p l ch y u

Do sản phẩm của ngân hàng có một trong những đặc tính là nhanh tàn lụi, không thể lưu trữ được nên kênh phân phối của ngân hàng chủ yếu phải được tổ chức theo kiểu phân phối trực tiếp

Ngoài kênh phân phối trực tiếp, ngân hàng cũng có thể đưa các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng thông qua các trung gian Đó là các đại lí nhận thanh toán hộ ngân hàng tại địa điểm mà ngân hàng không có chi nhánh như các tổ chức xã hội giúp ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng

e Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã thành công trong việc cho vay nông dân thông qua tổ vay vốn với sự kết hợp giữa Hội nông dân Việt Nam và Hội phụ nữ Việt Nam

Tuy nhiên, việc phân phối theo kênh này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ và vẫn phải có sự tham gia của ngân hàng vào quá trình phân phối.

- Hệ thống ph n phối c a ng n h ng th c hiện tr!n ph"m vi r%ng

Do phải phân phối trực tiếp nên hệ thống kênh phân phối của ngân hàng thường được tổ chức trên phạm vi rộng lớn Nhất là những ngân hàng hoạt động trên

Trang 5

phạm vi cả quốc gia và quốc tế thì số lượng chi nhánh của họ có thể lên tới hàng ngàn, hàng vạn.

- Hệ thống ph n phối c a ng n h ng r&t đa d"ng phong ph)

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, hệ thống phân phối của ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức và phương thức phân phối dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như máy rút tiền, các điểm thanh toán điện tử, phân phối qua mạng Internet

- Vai tr+ c a k!nh ph n phối

Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng Nhờ có kênh phân phối mà sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Kênh phân phối đóng vai trò tích cực trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng để ngân hàng chủ động trong việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng

Đồng thời, kênh phân phối hiện đại đang trở thành công cụ không chỉ tạo được sự khác biệt mà còn khuếch trương hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

1.2 Phân loại kênh phân phối ngân hàng

a Kênh truyền thống

Ra đời cùng với sự ra đời của ngân hàng.

Hoạt động chủ yếu dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng.

Chi nhánh:

Là loại kênh gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất định Bao gồm:

Chi nhánh đầy đủ mọi dịch vụ Chi nhánh cung cấp một số loại dịch vụ Chi nhánh chỉ cung cấp một loại dịch vụ

Đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên đông và khách hàng phải để giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch VD: Agribank có hơn 2200 chi nhánh, gần 1000 ngân hàng đại lý trên 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ưu điểm:

Có tính ổn định tương đối cao;

Trang 6

Hoạt động tương đối an toàn, dễ dàng tạo được hình ảnh của ngân

Hoạt động của ngân hàng bị thụ động vì phải luôn mời gọi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng;

Hình thức phân phối này cần nhiều nhân viên và đội ngũ quản lý tốt Không gian và thời gian trong giao dịch giữa KH với ngân hàng bị hạn chế

Ngân hàng đại lý:

Thường được áp dụng đối với những ngân hàng chưa có chi nhánh Ngân hàng thường thông qua một số ngân hàng có trụ sở tại địa điểm kinh doanh nào đó làm đại lý về một nghiệp vụ để hưởng hoa hồng như đại lý thanh toán, chuyển tiền, séc du lịch…

Xu thế phân phối này đang được phát triển mạnh mẽ trên thị trường tài chính thế giới hiện nay.

b Kênh hiện đại

Ra đời trên cơ sở tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng

Sử dụng công nghệ cho chi nhánh;

Sử dụng công nghệ nhằm tạo ra những phương thức phân phối mới, thay thế hoặc hoàn thiện các kênh truyền thống

Giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và gia nhập vào nền tài chính toàn cầu

Bao gồm 4 kênh cơ bản sau: Chi nhánh tự động hoàn toàn; Chi nhánh ít nhân viên; Ngân hàng điện tử; Ngân hàng qua mạng.

Chi nhánh t đ%ng hóa ho n to n: Hoàn toàn dưới sự điều khiển của các thiết bị điện tử Khách hàng giao dịch thông qua hệ thống máy móc, không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên,

Ưu thế:

Tiết kiệm chi phí giao dịch, nghiệp vụ Tốc độ nhanh, không cần trụ sở.

Trang 7

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH Hạn chế:

Trình độ công nghệ phải cao

Nếu khách có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về sản phẩm dịch vụ sẽ gặp khó khăn.

Khách hàng phải có trình độ và cần thời gian để quen với việc giao dịch ở chi nhánh tự động hóa hoàn toàn.

Chi nhánh ít nh n vi!n:

Có vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối của ngân hàng Tần số sử dụng chúng không ngừng tăng lên.

Khá phù hợp với khách hàng và chi phí thấp, nhất là các “chi nhánh ngân hàng lưu động” được sử dụng khá rộng rãi ở các nước.

Ng n h ng điện tử E - banking:

Cho phép KH truy nhập từ xa đến ngân hang Cung cấp cho KH những tiện ích:

Thu nhập thông tin

Thực hiện các thanh toán tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký Sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới.

Bao gồm:

Máy thanh toán tại điểm bán hành (EDTPOS)

Hệ thống này được đặt tại các điểm bán lẻ ( siêu thị, cửa hàng) Thiết bị vi tính được trang bị tại các điểm bán này

Khách hàng thanh toán sản phẩm dịch vụ thông qua thiết bị điện tử Khách chỉ việc đưa thẻ vào máy kiểm tra, khi đó tài khoản tiền gửi của họ sẽ được tự động ghi nợ và tài khoản của nhà bán lẻ sẽ được ghi có tương ứng.

Ưu điểm:

Giảm tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế

Giảm chi phí cho in ấn, bảo quản, sử dụng các loại hóa đơn chứng từ.

Máy r)t tiền t đ%ng (ATM)

Máy bao gồm một cổng nối máy tính, một hệ thống lưu giữ thông tin và

Trang 8

Thanh toán các hóa đơn dịch vụ như bảo hiểm, điện, nước, điện thoại…

Nhận thông tin về ngân hàng Nhận các quảng cáo từ màn hình ATM Mua các thẻ dịch vụ trả trước Ưu điểm:

Tiết kiệm chi phí (e Mỹ, chi phí bình quân cho 1 chi nhánh thực hiện nghiệp vụ mà không bị ATM là 1 triệu USD, chi nhanh có trang bị ATM là 30 ngàn USD)

Thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hang Giảm lượng tiền mặt được sử dụng.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Nhược điểm

Tăng chi phí lắp đặt Đe dọa sự an toàn.

Đôi khi có lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống

Mối quan hệ giữ khách hàng và ngân hàng bị hạn chế Ng n h ng qua điện tho"i (telephone - Banking)

Thông qua các nhân viên trực tổng đài hay thông qua hộp thư thoại, ngân hàng cung cấp cho khách hàng thông tin:

Số dư tài khoản, sao kê tài khoản Thông tin về tỷ giá, lãi suất Tư vấn

Chi trả các phiếu trả tiền, chuyển tiền, vay tiêu dùng

Bao gồm 2 loại kênh phân phối nhỏ là SMS và WAP, trong đó kênh SMS cho phép KH nhận được dịch vụ với mức phí thấp.

Đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường E - marketer cho thấy rằng: 71% số khách hàng của ngân hàng đã cho rằng dịch vụ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho họ.

VD: ở Việt Nam, ngân hàng ACB đã triển khai dịch vụ tổng đài 247(08.8247.247) cho phép khách hàng:

Đăng ký làm thẻ

Chỉ dẫn đến điểm mua sắm và thực hiệ giao dịch cho các khách hàng có thẻ tại ACB

Khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của ngân hàng gửi đến số dịch vụ 99\ với yêu cầu ngân hàng trả lời thông tin

Trang 9

ngân hàng, thông tin tài khoản cá nhân hoặc thực hiện giao dịch thanh toán

“Si!u thị” t i chính:

Là hệ thống cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính như dịch vụ ngân hàng, đầu tư, trung gian môi giới, bảo hiểm, chứng khoán…

Hệ thống này phát sinh khi ngân hàng mở rộng lĩnh vực hoạt động Ng n h ng qua m"ng (internet-banking)

Các giao dịch được thực hiện qua máy tính

Tùy theo sự mở rộng của ngân hàng mà chia hình thức ngân hàng qua 2 mạng thành 2 loại:

Ngân hàng qua mạng nội bộ (Mạng LAN):

Khách có thể truy cập vào máy chủ của ngân hàng để thực hiện các giao dịch: Trích chuyển tiền vào tài khoản, vay, chi trả hối phiếu, môi giới, bảo hiểm mua hàng, thực hiện các nghiệp vụ với người đặt hàng.

Để thu hút khách hàng, hệ thống còn cung cấp thông tin, cập nhật đa dạng về số dư, việc sử dụng tài khoản của khách, các thông tin quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ tin tức…

Ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking):

Loại hình ngân hàng qua mạng cấp cao hơn Khách sử dụng PC nối internet Mỗi trang chủ của ngân hàng trên internet được xem như 1 cửa sổ giao dịch.

Khách có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ trực tuyến như kiểm tra tài khoản, mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoản, mở tài khoản mới, mở L/C, mở thư bảo lãnh…

Ngân hàng sẽ thay khách hàng thực hiện và trừ phí dịch vụ thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

Sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của intrernet có thể khẳng định sự phát triển internet banking hoàn toàn vững chắc.

Ưu điểm:

Tiết kiệm chi phí (theo WB, chi phí bình quân khi thực hiện giao dịch thông qua nhân viên ngân hàng là 1.07$, qua Telephone Banking là 0.5$, qua ATM là 0.25$, và qua Interneting Banking là 0.01$.)

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ đi kèm, chất lượng dịch dụ đồng đều.

Độ chính xác cao, nhanh chóng.

Trang 10

Phục vụ 24h/ngày: 7 ngày/tuần Dễ dàng truy cập từ mọi nơi.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA NGÂN HÀNG2.1 Giới thiệu về ngân hàng

2.1.1 Sự hình thành

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Techcombank

Năm 1996, ngân hàng liên tục mở thêm 2 chi nhánh mới tại Hà Nội và TP.HCM Trụ sở chính của Techcombank được chuyển sang số 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vào năm 1998.

Thẻ thanh toán quốc tế do Techcombank phát hành chính thức được ra mắt vào năm 2006.

Năm 2007, ngân hàng trở thành mạng lưới giao dịch lớn thứ 2 trong khối ngân hàng thương mại với gần 130 chi nhánh, phòng giao dịch

Năm 2008, ngân hàng Kỹ Thương cho ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit

Năm 2012 phát hành đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa.

Trang 11

Năm 2018, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã HOSE: TCB

Đến năm 2019, TCB có tổng tài sản ước tính đạt 383,699 tỷ đồng và có gần 11.000 nhân viên.

Ngày 11 tháng 9 năm 2019, tạp chí Asia Risk công bố kết quả bình chọn TCB là ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam.

2.1.2 Sản phẩm và thị trường mục tiêu

Sản phẩm:Sản phẩm thẻ

Các loại thẻ thanh toán Techcombank

An toàn, tiện lợi, dễ dàng theo dõi chi tiết giao dịch qua dịch vụ E-banking hoàn toàn miễn phí và nhận hoàn tiền không giới hạn cho mọi chi tiêu với thẻ thanh toán Techcombank:

Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Classic Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Gold Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Priority

Thẻ thanh toán quốc tế Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum

Thẻ thanh toán quốc tế Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum Priority

Thẻ thanh toán nội địa Techcombank F@stAccess Priority Thẻ thanh toán nội địa Techcombank F@stAccess.

Các loại thẻ tín dụng Techcombank

Với tối đa 45 ngày miễn lãi khi thanh toán bằng thẻ tín dụng Techcombank, bạn có thể thỏa sức tận hưởng cuộc sống trong từng khoảnh khắc với những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp tại Việt Nam và trên thế giới.

Thẻ tín dụng Techcombank Visa Classic Thẻ tín dụng Techcombank Visa Gold Thẻ tín dụng Techcombank Visa Platinum

Thẻ tín dụng Vietnam Airlines Techcombank Visa Classic Thẻ tín dụng Vietnam Airlines Techcombank Visa Gold Thẻ tín dụng Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum Thẻ tín dụng Techcombank Visa Priority

Thẻ tín dụng Techcombank Visa Platinum Priority

Thẻ tín dụng Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum Priority Thẻ tín dụng Vietnam Airlines Techcombank Visa Priority

Trang 12

Thẻ tín dụng Techcombank JCB Dream Card

Sản phẩm tiết kiệm ngân hang

Tiết kiệm thường

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn đa dạng, lãi suất cạnh tranh cố định suốt kỳ hạn lựa chọn.

Tiết kiệm Phát Lộc

Sản phẩm Tiết kiệm Phát Lộc giúp bạn tích lũy cho tài lộc nảy nở, niềm vui sinh sôi nhanh chóng với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng Sự thịnh vượng cho bạn và những người thân yêu luôn nằm trong tầm tay.

Tiền gửi Online

Hãy dùng các sản phẩm Tiền gửi Online của Techcombank để có thêm thời gian tận hưởng cuộc sống và luôn an tâm rằng tiền của bạn đang sinh lời với lãi suất hấp dẫn.

Tiết kiệm Trả lãi trước

Nhận lãi ngay tại thời điểm bạn gửi tiền tiết kiệm, tích lũy cho tương lai nhưng vẫn chủ động trong mọi chi tiêu.

Sản phẩm tín dụng ngân hang

Các sản phẩm tín dụng ngân hàng Techcombank hướng đến từng đối tượng cụ thể với những chính sách cho vay ưu đãi cũng lãi suất vay vốn hấp dẫn Ưu đãi vượt trội dành cho khách hang

Chương trình được áp dụng với đối tượng Khách hàng đang là: Khách hàng Ưu tiên và khách hàng trả lương qua tài khoản Techcombank Khách hàng được vay vốn theo chương trình “Ưu đãi tốt nhất” với những cam kết vượt trội nhất như: Ưu đãi lãi suất vượt trội của ngân hàng trong suốt thời gian vay.

Thời gian phê duyệt và thủ tục ngắn gọn, luồng phê duyệt riêng cho khách hàng Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo.

Vay mua, sửa nhà

Bạn có thể sở hữu ngôi nhà mơ ước ngay hôm nay, thay vì chờ đợi 25 năm nữa Hãy tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc này, thay vì mơ ước với giải pháp tài chính vay mua nhà từ Techcombank.

Vay tiêu dung

Vay vốn tiêu dùng ngân hàng Techcombank không cần thế chấp tài sản với thủ tục vô cùng đơn giản Nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn, đáp ứng các kế hoạch mua sắm chi tiêu cho gia đình với hạn mức tối ưu.

Vay sản xuất kinh doanh

Trang 13

Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi và hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp, sản phẩm là trợ thủ tài chính đắc lực cho mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của bạn.

Vay du học

Vươn xa đến những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, hãy tự tin hoạch định một tương lai tươi sáng với điểm tựa tài chính Techcombank.

Vay mua ô tô đi lại

Chương trình Cho vay mua ô tô của Techcombank sẽ hỗ trợ đến 80% giá trị xe, giúp quý khách sớm biến ước mơ sở hữu và sử dụng một chiếc xe tiện nghi, sang trọng trở thành hiện thực.

Vay mua ô tô kinh doanh

Với sự hỗ trợ tài chính nhanh gọn từ Techcombank, kế hoạch khởi nghiệp hoặc phát triển kinh doanh của quý Khách hàng sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.

Khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

2.1.3 Tầm nhìn và chiến lược

Tầm nhìn: Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống; thúc đẩy mỗi người

khai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội.

Sứ mệnh: Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá

nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.

Chiến lược: “Lấy khách hàng làm trọng tâm” “Techcombank cung cấp cho khách

hàng giải pháp chứ không phải là sản phẩm”, “đáp ứng nhu cầu khách hàng chứ không phải cung cấp cho khách hàng những gì mình có” trở thành tư duy chuẩn mực trong kinh doanh mà Techcombank hướng đến.

2.2 Thực trạng kênh phân phối của ngân hàng Techcombank

2.2.1 Kênh phân phối truyền thống2.2.1.1 Hội Sở

Techcombank có một Hội Sở được đặt tại 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội Địa điểm này là vị trí quan trọng ở trung tâm thủ đô Hà Nội, với sức chứa hơn 2.000 người Do đó, Hội Sở đáp ứng được quy mô phát triển ngày càng nhanh của Techcombank trong hiện tại và những năm sắp tới Các dịch vụ tại Hội Sở ngân hàng Techcombank: In sao kê tài khoản, Kiểm đếm tiền, Lập lệnh chuyển tiền và Séc, Chuyển tiền lương theo lô, Dịch vụ thẻ, Thay thế đổi mới thẻ, Đảm bảo, Rút tiền mặt, Quản lý tài sản, Dịch vụ cho vay, Các dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Trang 14

2.2.1.2 Chi nhánh

Techcombank liên tục tìm kiếm những vị trí thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng - những nơi đông dân cư, nhiều người qua lại để đặt các điểm giao dịch Và chúng ta có thể thấy Techcombank luôn có mặt ở những trục đường chính, các giao lộ, khu đô thị… Techcombank cũng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với nhiều chi nhánh trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất Không những thế, các điểm giao dịch của Techcombank luôn được bố trí theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng Theo mô hình thiết kế mới, các điểm giao dịch này có hai khu vực: khu vực autobanking (ngân hàng tự động) và khu vực giao dịch có chuyên viên tư vấn Trong đó, khu vực autobanking hoạt động 24/24 giờ, khu vực đặt các máy ATM có chức năng như một ngân hàng tự động như rút tiền, chuyển khoản, gửi tiền… Khu vực giao dịch có chuyên viên tư vấn hoạt động trong giờ hành chính và được bố trí thuận tiện cho khách hàng giao dịch Các quầy giao dịch này được thiết kế thân thiện, không có kính chắn giữa khách hàng và nhân viên, tạo cảm giác gần gũi và tin tưởng cho khách hàng Hiện nay, ngân hàng Techcombank Việt Nam có tổng cộng 307 chi nhánh trên toàn quốc Trong tổng số 307 chi nhánh này thì số lượng chi nhánh tập trung nhiều nhất tại tại thành phố Hồ Chí Minh với 89 chi nhánh Xếp thứ hai là Hà Nội với 84 chi nhánh Các thành phố lớn khác có số lượng chi nhánh ít hơn hẳn: Đà Nẵng (8), Hải Phòng (8), Đồng Nai (6), Bắc Ninh (5), Cần Thơ (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Quảng Ninh (5), Khánh Hòa (4), Bình Dương (4), Nghệ An (4), Hà Tĩnh (3), Hải Dương (3), Thái Nguyên (3), Vĩnh Phúc (3), Thừa Thiên Huế (3), Lào Cai (3), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (3), Nam Định (2), Thanh Hóa (2), Bắc Giang (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Nam (2), Phú Thọ (2), Bình Định (1), Tiền Giang (1), Đồng Tháp (1), Thái Bình (1), Lâm Đồng (1), Hà Nam (1), Vĩnh Long (1), Ninh Bình (1), Yên Bái (1), Cà Mau (1), Tây Ninh (1), Bình Thuận (1), Bình Phước (1), Kiên Giang (1), Long An (1), Gia Lai (1), An Giang (1), Sóc Trăng (1), Đắk Lắk (1).

2.2.1.3 Ngân hàng đại lý

Quan hệ đại lý phát triển không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn mở rộng thị trường cho hoạt động ngân hàng quốc tế.

Ngay từ những năm đầu thành lập, Techcombank đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí trong quá trình thanh toán, giao dịch với nhau Các ngân hàng đại lý của Techcombank được lựa chọn dựa trên tiêu chí hàng đầu đó là có nhu cầu giao dịch phát sinh từ các bộ phận nghiệp vụ, bên cạnh đó còn phải đáp ứng điều kiện đảm bảo không liên quan đến cấm vận, rửa tiền cũng như tài trợ khủng bố.

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:47

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan