1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết học mác lênin quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và vận dụng vào học tập, cuộc sống

15 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tàiQuy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất là một trong ba quy luật cơ bản thuộc nguyên lý về sự phát triển trong chủ nghĩa duy vật

Trang 1

Học viện Ngoại giao

-*** -TIỂU LUẬN

Môn học: Triết học Mác-Lênin

Đề tài:

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và vận dụng vào học tập, cuộc sống

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Cấu trúc tiểu luận 3

B NỘI DUNG 4

Chương I: Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa 4

từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất 4

1.1 Nội dung các khái niệm liên quan 4

1.2 Nội dung mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất 7

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 8

Chương II: Vận dụng quy luật vào học tập và cuộc sống 9

2.1 Từng bước tích lũy về lượng để tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất 9

2.2 Cần tránh hai khuynh hướng “tả khuynh” và “hữu khuynh” 10

2.3 Vận dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức của bước nhảy 12

C KẾT LUẬN 13

Trang 3

A MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất là một trong ba quy luật cơ bản thuộc nguyên lý về sự phát triển trong chủ nghĩa duy vật biện chứng được đề xướng bởi học thuyết triết học của Karl Marx và1 Friedrich Engels Quy luật chuyển hóa này cho phép con người tìm hiểu về cách2 thức và tính chất của sự phát triển, từ đâu mà xuất hiện những sự thay đổi về chất, và ngược lại, những sự thay đổi về chất này có tác động qua lại như thế nào đối với lượng của sự vật Chính bởi vậy mà quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất đóng vai trò nền tảng cho việc nghiên cứu sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới chung, đồng thời cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng.

Trong thực tiễn đời sống, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất còn có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của mỗi cá nhân Ở đây, tôi muốn đề cập đến những thay đổi, phát triển trong đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên năm nhất, khi vừa có những chuyển giao từ THPT lên Đại học, đối mặt với sự khác nhau giữa hai môi trường thì quy luật này có thể giúp định hình được phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả và phù hợp với bản thân hơn, tránh lặp lại những sai lầm về sau Biết, hiểu và vận dụng tốt quy luật này sẽ là tiền đề vững chắc để sinh viên rèn luyện và phát triển tư duy, ứng xử của bản thân, là hành trang cho việc xây dựng sự nghiệp trong tương lai.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết là để hiểu được bản chất, ý nghĩa cũng như vị trí của quy luật này đối với học thuyết triết học Marx-Lenin Từ đó, có thể rút ra được những ứng dụng của quy luật trong thực tiễn cuộc sống, giúp các bạn có thêm những trải nghiệm lý thú, bổ ích đối với môn học 1 Các Mác

2 Ph Ăng-ghen

Trang 4

cũng như có thể cải thiện, phát triển đời sống học tập, sinh hoạt trở nên lành mạnh, tích cực hơn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, được áp dụng trong phạm vi đối với sinh viên nói chung.

4 Cấu trúc tiểu luận

Tiểu luận gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tham khảo

Trong phần nội dung có hai chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

Chương II: Vận dụng quy luật vào học tập và cuộc sống

Trang 5

B NỘI DUNG

Chương I: Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất1.1 Nội dung các khái niệm liên quan

1.1.1 Chất

Cần phải nói rõ rằng, trong lịch sử triết học từ trước đến nay đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất, lượng và mối quan hệ giữa chúng Những quan điểm đó chủ yếu phụ thuộc vào thế giới quan và phương pháp luận của từng nhà triết học, từng trường phái triết học riêng.

Phép biện chứng duy vật thuộc triết học Marx-Lenin cho rằng: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác Trên cơ sở này, ta có thể dựa vào chất mà phân biệt các sự vật với nhau.

Một số đặc điểm của chất:

Một là, chất có tính khách quan: trước hết, chất là cái vốn có của sự vật Mỗi

sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng Nhờ đó, chúng mới không bị nhầm lẫn với các sự vật, hiện tượng khác

Hai là, chất được tạo thành từ những thuộc tính của sự vật (chủ yếu là những

thuộc tính cơ bản) Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, yếu tố tạo thành sự vật… Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên, ta chỉ có thể nhận ra những thuộc tính của sự vật thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan hệ, mối liên hệ giữa nó và những sự vật khác

Ví dụ: chúng ta chỉ có thể nhận biết đồ ăn mặn hay ngọt, chua hay cay bằngcách nếm thử, tạo ra sự tiếp xúc giữa vị giác chúng ta với đồ ăn

Mặt khác, không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và không cơ bản Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo nên chất của sự vật Chỉ khi nào chúng thay đổi hoặc mất đi thì sự vật mới thay đổi và mất đi Nhưng như đã nói ở trước, thuộc tính của vật chỉ

Trang 6

được bộc lộ qua mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng xung quanh Vì vậy sự phân chia thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ mang tính tương đối.

Ba là, mỗi sự vật đều có nhiều chất tùy theo góc độ xem xét Bởi lẽ, mỗi sự

vật đều có rất nhiều thuộc tính mà mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất khác nhau Trong hiện thực khách quan, không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật

1.1.2 Lượng

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật

Cũng giống chất, lượng là cái vốn có của sự vật, nhưng lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa thể làm nó trở nên khác biệt so với những cái khác Lượng có tính khách quan và tồn tại cùng với chất của sự vật Do đó mà bất cứ sự vật nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng.

Trong thực tế, lượng của sự vật có thể được xác định bằng thông số chính xác hoặc thông số trừu tượng Thông số chính xác thường biểu thị dưới dạng những đơn vị đo lường cụ thể.

Ví dụ: đỉnh Phan Xi Păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở nước ta cao 3143m.

Bên cạnh đó, có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), 34

Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật song cũng có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại.

1.1.3 Độ

Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy

3 Intelligence Quotient4 Emotional Quotient

Trang 7

Độ là mối liên hệ, thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật Trong độ, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi nhưng chất thì tương đối ổn định

Ví dụ: “độ” của một con người xét về mặt tuổi là từ khi sinh ra cho đến khichết

1.1.4 Điểm nút

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật

Ví dụ: tại 0 độ C, nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn Vậy 0 độ C chính làđiểm nút để nước thay đổi chất.

1.1.5 Bước nhảy

Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, khiến cho chất mới ra đời.

Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên

Ví dụ: sự chuyển hóa từ thể lỏng sang thể rắn của nước là một bước nhảy.Có sự thay đổi này là vì nước đã trải qua quá trình thay đổi nhiệt độ và đạt đếnđiểm nút là 0 độ C

Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới.

Các hình thức cơ bản của bước nhảy:

Một là, dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy, ta có thể phân chia thành

bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần Cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật

Hai là, dựa vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có thể chia thành

bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ Trong thực tế, vì các sự vật có thuộc tính đa dạng nên muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ phải thông qua những bước nhảy cục bộ

Ngoài ra, dựa vào sự thay đổi về chất của xã hội, người ta còn có thể phân

chia thành thay đổi có tính chất cách mạng và thay đổi có tính tiến hóa.

Trang 8

1.2 Nội dung mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

1.2.1 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng Chúng tác động qua lại lẫn nhau Quy định về lượng sẽ không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.

Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật, có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thay đổi về lượng cũng làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật Ở trong “độ”, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Phải đến khi lượng của sự vật được tích lũy vượt qua được giới hạn đó, đạt đến điểm nút thì chất cũ mất đi và lúc này chất mới thay thế chất cũ.

1.2.2 Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng

Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động ấy thể hiện ở chỗ chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

Tóm lại, có thể khái quát quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất như sau: “Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn… Quá trình tác động này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi”

Hay dễ hiểu hơn, như Friedrich Engels từng phát biểu thì: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.” (C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, 1994, trang 179)

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

1.3.1 Nhận thức

Trang 9

Một là, đứng trước một sự vật, sự việc, hiện tượng, cần cân nhắc, xem xét kỹ

lưỡng cả mặt chất và mặt lượng của sự vật, hiện tượng đó Nhờ vậy, chúng ta mới có được cái nhìn đúng đắn, toàn diện về đời sống xung quanh.

Hai là, cần biết xem xét, nghiên cứu sự biến đổi về lượng của sự vật dẫn đến

sự biến đổi về chất như thế nào 1.3.2 Thực tiễn

Một là, từng bước tích lũy về lượng để tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất.

“Tích tiểu thành đại", “Góp gió thành bão", thực chất những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó Phương pháp này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” để thực hiện những bước nhảy liên tục.

Hai là, khi đã tích lũy đủ về số lượng thì cần phải có quyết tâm để tiến hành

bước nhảy, phải kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất Trên cơ sở phương pháp này, chúng ta có thể khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng

Ba là, trường hợp không muốn thay đổi chất của sự vật thì phải giữ độ, tức

cần biết cách kiểm soát lượng trong khoảng giới hạn nhất định.

Bốn là, cần phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy Bước

nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận Thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất như mong muốn và phải thực hiện lại từ đầu sự thay đổi về lượng.

Ngoài ra, sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ kết cấu, bản chất sự vật đó.

Trang 10

Chương II: Vận dụng quy luật vào học tập và cuộc sống2.1 Từng bước tích lũy về lượng để tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất

Muốn có những biến đổi về chất, ta cần kiên trì để biến đổi về lượng Bởi lẽ chỉ khi lượng đạt đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy thì khi đó chất cũ mới được thay thế bằng chất mới Quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên cũng hoàn toàn tương tự, cần có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức để tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc phát triển và nâng cao bản thân

Trước hết, sinh viên cần phải từng bước tích lũy kiến thức các môn học Dựa trên đặc thù các môn ở chương trình đại học thường có tính chuyên môn và hàn lâm cao, việc tích lũy kiến thức của sinh viên cần thực hiện không chỉ từng ngày mà còn là trong từng giờ lên lớp Nhờ đó mà kiến thức mới có thể thấm sâu, phát triển, tạo nên một lượng có giá trị đủ để tạo thành chất mới Quá trình tích lũy kiến thức này chính là quá trình phát triển lượng ở sinh viên, điểm nút sẽ là các kỳ thi và bước nhảy chính là quá trình thi cử Chất mới sẽ diễn ra khi sinh viên thực hiện được bước nhảy thành công, là khi đã hoàn thành môn học và chuyển đến những môn học tiếp theo Trong trường hợp sinh viên rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, gần thi mới bắt đầu ôn bài thì sẽ không thể tích lũy được đủ về lượng, dẫn đến việc không thể thực hiện được bước nhảy và thay đổi thành chất mới, thậm chí phải quay lại từ đầu quá trình phát triển lượng, nói cách khác là học lại

Tương tự với quá trình học tập, việc tích lũy điểm rèn luyện, điểm sinh hoạt cộng đồng cũng yêu cầu sinh viên phải học cách tăng dần dần từ lượng để biến đổi thành chất mới Hầu hết các trường đại học ở nước ta, bên cạnh việc tích lũy đủ số tín chỉ, thì cũng yêu cầu điểm rèn luyện đối với sinh viên khi tốt nghiệp Sinh viên sau quá trình tham gia tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, tình nguyện, hiến máu, câu lạc bộ, đội, nhóm… có thể trau dồi cho bản thân cả về đạo đức lẫn kỹ năng để phát triển một cách toàn diện hơn Việc trở thành một tân cử nhân có đủ đạo đức, kiến thức và kỹ năng chính là biểu

Trang 11

hiện của việc sinh viên đã trở thành chất mới sau quá trình tích lũy đủ lượng cần thiết ở môi trường đại học.

Một ứng dụng khác của quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất của sinh viên là việc tiếp thu những kỹ năng mới, tích cực trau dồi những kỹ năng chuyên môn, các mối quan hệ xung quanh… để có thể kiếm được việc làm tốt sau khi ra trường Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại vẫn là một bài toán nan giải, cộng với việc đào thải nhân lực không ngừng của thế giới thì sinh viên cần trang bị đủ kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm khác để có thể tồn tại được trên thị trường lao động Sinh viên có thể tích lũy được lượng kỹ năng, kiến thức này thông qua việc đi làm thêm, làm thực tập sinh… tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong nước; hoặc cũng có thể tham gia vào các cuộc thi dành cho sinh viên liên quan đến ngành nghề mình đang theo đuổi.

Ví dụ: Cuộc thi Nhà truyền thông tài ba (IC Master) dành cho những bạnsinh viên có đam mê với ngành truyền thông, marketing.

Cuộc thi Startup Zone dành cho các bạn sinh viên muốn thử sức với việckhởi nghiệp.

Bằng cách tích lũy được những kiến thức và kỹ năng chuyên môn từ khi còn ngồi trên giảng đường, sinh viên sẽ dễ dàng kiếm được công việc mình yêu thích sau khi tốt nghiệp Quá trình này chính là tích lũy về lượng, để đến khi thực hiện được bước nhảy, tức kiếm được công việc mình mong muốn, các bạn sinh viên sẽ chính thức bước vào thị trường lao động, trở thành một chất mới

2.2 Cần tránh hai khuynh hướng “tả khuynh” và “hữu khuynh”

Trong trường hợp nhận thức không đúng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, chúng ta rất dễ gặp phải hiện tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”.“Tả khuynh” biểu hiện ở tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội, muốn nhanh chóng có được sự thay đổi về chất nhưng lại không nghĩ đến việc tích lũy dần dần những thay đổi về lượng Ngược lại, “hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thể hiện ở việc lượng đã được tích lũy đủ đến mức điểm nút nhưng lại không dám, không muốn thực hiện bước nhảy để có được sự thay đổi về chất Dù đối lập nhau song đây đều là hai khuynh hướng mà ta cần tránh khi áp

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w