1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phầnư quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và vận dụng vào học tập, cuộc sống

12 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và vận dụng vào học tập, cuộc sống
Tác giả Nguyễn Mậu Đình Thắng
Người hướng dẫn Đào Thị Hữu
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Triết học Mác-Lênin
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 423,82 KB

Nội dung

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thayđổi về chất và vận dụng vào học tập, cuộc sống.Giảng viên : Đào Thị HữuSinh viên : Nguyễn Mậu Đình Thắng MSSV : TTQT48

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO Học viện Ngoại giao

Khoa Lý luận Chính trị

- -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn học: Triết học Mác-Lênin

Đề tài:

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay

đổi về chất và vận dụng vào học tập, cuộc sống.

Giảng viên : Đào Thị Hữu

Sinh viên : Nguyễn Mậu Đình Thắng

MSSV : TTQT48C1-1560

Khoa : Truyền thông và văn hóa đối ngoại

Hà Nội, 1/2022

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU

II PHẦN NỘI DUNG

Phần 1: Lý thuyết chung

1.Các quy luật của phép biện chứng duy vật

2.Những vấn đề của quy luật lượng – chất

2.1.Các khái niệm3

2.1.1.Khái niệm chất4

2.1.2.Khái niệm lượng4

2.1.3.Khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy4

2.2.Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất5

2.2.1.Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất5

2.2.2.Chất mới ra đời, tác động ngược trở lại lượng mới5

2.3.Khái quát nội dung quy luật6

2.4.Ý nghĩa phương pháp luận6

Phần 2: Áp dụng quy luật lượng – chất vào thực tiễn

1.Vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên 1.1.Hoàn cảnh sinh viên hiện nay

1.2.Những yêu cầu đặt ra cho sinh viên hiện nay

2.Vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống, xã hội

2.1.Quy luật lượng – chất trong tiến trình lịch sử

2.2.Quy luật lượng – chất trong phát triển xã hội

III PHẦN KẾT LUẬN

IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU: Đặt vấn đề về nội dung nghiên cứu

Thế giới hiện đại vận động theo chiều hướng phát triển, bằng chứng là những tiến bộ không ngừng về khoa học công nghệ, kéo theo tốc độ chóng mặt của quá trình tiếp biến văn hóa Điều này buộc con người phải làm mới nhận thức và tư duy của bản thân để thích nghi với nhịp xoay chuyển của thời đại Đặc biệt với sinh viên, đối tượng năng động, ham học hỏi, càng phải tự ý thực việc trau dồi để hoàn thiện chính mình Trong bối cảnh ấy, việc thấu hiểu và áp dụng quy luật chuyển hoá

từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất vào quá trình học tập, cuộc sống của sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng Thông qua phương pháp nghiên cứu quy nạp và các luận chứng được tích hợp, phân tích, nghiên cứu, bài tiểu luận vận dụng cách tư duy của quy luật lượng – chất để làm sáng tỏ các yếu tố then chốt của quy luật trong thực tiễn

Với hai khía cạnh cụ thể bao gồm học tập và đời sống, bài tiểu luận bên cạnh việc trình bày những cơ sở lý luận chung về quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, còn dựa trên thực trạng hiện tại, chính sách, đường lối của nhà nước để triển khai theo hướng bàn luận thực tiễn

II PHẦN NỘI DUNG

Phần 1: Lý thuyết chung : 1

1 Các quy luật của phép biện chứng duy vật

Quy luật là những mối liên hệ mang tính khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố hay các thuộc tính bên trong của một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Các tính chất của quy luật: Tính khách quan; Tính phổ biến và tính lặp lại

Có 3 loại quy luật: Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng - chất); Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn); Quy luật phủ định của phủ định

2 Những vấn đề của quy luật lượng – chất

II.1 Các khái niệm

II.1.1 Khái niệm chất

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình triết học Mác – Lênin Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Tr 234-245

Trang 4

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, phân biệt chúng với các sự vật, hiện tượng khác Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, không thể tách rời sự vật Ví dụ về chất: Chất của tiêu là cay; Nguyên tố sắt có nhiệt độ nóng chảy 1811K; Cái ghế dùng để ngồi;…

Tuy chất biểu hiện các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồng nhất với khái niệm thuộc tính Bởi lẽ chất chỉ được tạo thành bởi các thuộc tính cơ bản Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi Bên cạnh đó, Chất còn được quyết định bởi cấu trúc và mối liên kết giữa các yếu tố tạo thành Mỗi sự vật, hiện tượng có thể bao gồm nhiều chất, tùy thuộc vào quá trình tồn tại và phát triển theo từng giai đoạn Một ví dụ là đất sét và đất nung Chất của đất sẻo mềm dẻo, còn chất đất nung cứng cáp Cùng được tạo thành bởi những nguyên tố hóa học giống nhau, với nguyên liệu giống nhau nhưng sau khi nung nóng, liên kết thay đổi, dẫn đến chất của đất sét thay đổi tạo thành đất nung

2.1.2 Khái niệm lượng

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan về số lượng, quy mô, trình độ, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật Dựa vào lượng, ta biết một vật có kích thước lớn hay bé, dài hay ngắn, trình độ cao hay thấp, Ví dụ: Chiều cao của nam giới Việt Nam trung bình là 164.4 cm; Người Việt Nam có chỉ số IQ trung bình là 94;…

Đặc điểm của lượng là tính khách quan, vốn có của vật chất Lượng được biểu diễn ra bên ngoài thông qua con số các thuộc tính, có thể được đo lường một cách cụ thể (Ví dụ như tốc độ, quy mô, độ rộng,…) Tuy nhiên, vẫn có loại lượng biểu thị kết cấu bên trong, chỉ có thể được đo lường dưới dạng khái quát, phải dùng tới con đường trừu tượng hóa để nhận thức (Ví dụ như trình độ hiểu biết, khả năng

tư duy…)

Lượng không giống chất, bởi lượng không ổn định mà thường xuyên thay đổi cùng với sự vận động của sự vật Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng cũng tương đối Bằng chứng là tồn tại sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác là lượng Ví dụ: Số lượng nhân viên làm việc tốt của một cơ quan sẽ nói lên chất lượng của cơ quan đó

2.1.3 Khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy

Trang 5

Độ là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn lượng đổi nhưng chất chưa đổi

Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có thể sinh sống và phát triển trong môi trường nhiệt độ

từ 5,6 độ C đến 42 độ C Đó là “độ” của cá rô phi

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật Ví dụ: 5,6 độ C và 42 độ C là điểm nút của cá rô phi

Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của

sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên Trong một giai đoạn biến đổi về lượng, bước nhảy sẽ là điểm kết thúc và tạo tiền đề cho một giai đoạn phát triển mới Nói cách khác, bước nhảy là một bước gián đoạn quá trình vận động liên tục của sự vật Ví dụ: Tăng dần nhiệt độ nước đến điểm nút 100 độ C, nước sẽ thực hiện “bước nhảy” để chuyển từ thể lỏng sang thể khí

Được quyết định bởi sự vật, trong những điều kiện cụ thể, bước nhảy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau Xét trên quy mô thực hiện có bước nhảy toàn bộ làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt và bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi từng mặt riêng lẻ Hay xét trên phương diện nhịp điệu có bước nhảy đột biến làm thay đổi chất toàn bộ các mặt của sự vật trong khoảng thời gian rất ngắn, và bước nhảy dần dần làm mất đi dần những nhân tố cũ, đồng thời tích luỹ những nhân tố mới

II.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

II.2.1 Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

Chất và Lượng thống nhất với nhau quy định sự vật, hiện tượng Xuyên suốt quá trình vận động của sự vật, mọi sự thay đổi bao giờ cũng bắt đầu từ lượng Tuy nhiên, dẫu bất kì sự thay đổi về lượng đều tác động đến trạng thái tồn tại của vật chất, không phải mọi sự thay đổi về lượng cũng dẫn đến chất biến đổi tức thì Sự biến đổi của lượng diễn ra liên tục trong độ đến điểm nút thì sẽ xảy ra hiện tượng bước nhảy làm cho chất thay đổi, sự vật cũ biến mất, sự vật mới ra đời

II.2.2 Chất mới ra đời, tác động ngược trở lại lượng mới

Chất mới ra đời, kéo theo sự xuất hiện lượng mới ở quy mô mới, tốc độ, nhịp điệu mới Lượng mới lại tiếp tục biến đổi trong một độ mới, đến một điểm nút nào

đó lại tiếp tục thực hiện bước nhảy và chất mới lại được tạo thành Cứ như thế, dựa trên mối quan hệ biện chứng, cách thức từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi

về chất lặp đi lặp lại vô tận, tạo nên một quy luật vận động tất yếu của sự vật, hiện

Trang 6

tượng Đó là sự kết hợp giữa tính liên tục, vô hạn với sự gián đoạn, nhảy vọt trong

sự vật, hiện tượng

II.3 Khái quát nội dung quy luật

Chất và lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau Sự thay đổi dần dần về lượng trong độ tới điểm nút sẽ thực hiện bước nhảy khiến chất thay đổi Chất mới

ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát triển không ngừng của sự vật

Ví dụ như người sinh viên mới ra trường sau khi trải qua kì thực tập 2 tháng gian khổ (độ), sẽ đến buổi kiện toàn cuối cùng (điểm nút) để phỏng vấn Sau khi đậu phỏng vấn (bước nhảy), người sinh viên ấy sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty (chất mới ra đời)

II.4 Ý nghĩa phương pháp luận

Về mặt nhận thức: Cần nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối tương hỗ giữa chất và lượng Từ đó, chúng ta cũng cần học cách quan sát quá trình thay đổi của lượng để làm thay đổi chất của sự vật Đồng thời, cần học cách tôn trọng quy luật khách quan, hạn chế thói nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ

Về mặt thực tiễn : Trong thực tế, bên cạnh yếu tố khách quan, chu trình phát triển còn phụ thuộc vào điều kiện chủ quan của con người Vì vậy, cần chủ động tích lũy lượng để tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất, giữ độ nếu không muốn đổi chất, hoặc xúc tiến sự thay đổi chất để thực hiện bước nhảy trong thời gian dự kiến

Phần 2: Áp dụng quy luật lượng – chất vào thực tiễn

1 Vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên I.1 Hoàn cảnh sinh viên hiện nay:

Xuyên suốt những năm tháng đầu đời, con người được bồi dưỡng tri thức qua hình thức giáo dục nhà trường Từ đây, chúng ta được trang bị kiến thức về mặt

tự nhiên, xã hội Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hoạt động ngoài giờ, vui chơi, làm dự án, cũng như sự giáo dục và nuôi dưỡng của các bậc phụ huynh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến “lượng” của mỗi người, dẫn đến sự thay đổi về “chất” Ví dụ như sau quá trình làm việc trong những tổ chức, hoạt động thiện nguyện, học sinh, sinh viên dần làm quen với kĩ năng làm việc nhóm, cũng như cải thiện khả năng giao tiếp của mình Sự tích lũy không ngừng về lượng diễn ra dưới nhiều nội dung và hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện của mỗi cá thể Tuy

Trang 7

nhiên, dù mỗi người có con đường thay đổi lượng khác nhau, thì cái kết chung vẫn

là sự biến đổi về chất

Chuyển đổi từ trung học lên đại học là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành trong cuộc đời Đó là một “điểm nút” để chúng ta thực hiện “bước nhảy cục bộ” thay đổi chính mình Những cá thể đã quá quen với lối tư duy thụ động, với việc học được trải đều suốt một năm cùng tất cả các môn, thì sẽ không khỏi chông chênh trước lối học đòi hỏi tính chủ động, với khối lượng kiến thức được tập trung trong vòng 2 tháng liên tục Không chỉ vậy, các học phần trong đại học có tính ứng dụng và học thuật rất cao, đòi hỏi sinh viên phải tìm kiếm nhiều nguồn thông tin và dựa vào trải nghiệm cá nhân để có thể hoàn thành những nhiệm vụ Ngoài ra, bên cạnh bài vở trên lớp, các bạn sinh viên còn được yêu cầu phải thực tập, chạy các câu lạc bộ, đặt mình trong vị thế hướng về công việc, ngành nghề tương lai ngay khi ra trường Điều này vô hình trung đặt ra cho những sinh viên vẫn chưa thích ứng được với tính chất đại học một áp lực nặng nề, dẫn đến tình trạng nhiều bạn rơi vào trạng thái “Peer pressure” (áp lực đồng trang lứa), hay “FOMO”(hội chứng sợ

bỏ lỡ), hay thậm chí trầm cảm và bế tắc Để giái quyết vấn đề, mỗi sinh viên cần chủ động tác động vào quá trình “thay đổi về lượng” ngay từ những năm cấp 3, hay hiện tại trong môi trường mới – môi trường đại học

I.2 Những yêu cầu đặt ra cho sinh viên hiện nay

Một là, sinh viên cần xây dựng cho mình tư duy chủ động, tự giác, không ngừng cầu thị và có trách nhiệm với công việc Sự vận động không ngừng của cuộc sống là tất yếu Vì vậy để có thể theo kịp với nhịp độ của nó, sinh viên trong thời đại mới cần biết tự mình nắm bắt cơ hội, quản lý tốt thời gian, cũng như nỗ lực để đầu tư cho những điều xứng đáng Bên cạnh đó, việc tích cực học hỏi, làm giàu vốn tri thức

và trải nghiệm, học tập một cách hăng say, nhiệt huyết mang lại ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của con người Không chỉ học tập và trải nghiệm, trách nhiệm với công việc cũng là một đòi hỏi cần có Cũng một công việc, nhưng người có tính cách chủ động, tự lập sẽ có những định hướng rõ ràng, phát kiến được những ý tưởng táo bạo, tránh dựa dẫm, ỷ lại, so sánh bản thân với người khác mà vẫn hoàn thành một cách hiệu quả Sự nỗ lực dẫn đến thành quả: “Thái độ quyết định tất cả” (Adam Khoo) Khi ta đầu tư vào quá trình một thái độ cầu tiến và nghiêm túc, ta sẽ khiến sự

Trang 8

thay đổi về “lượng” diễn ra theo chiều hướng tích cực, tạo bàn đạp cho sự xuất hiện của một “chất” mới tích cực

Hai là, mạch phát triển của việc học phải được tích lũy qua năm tháng, từ dễ đến khó, người học cần tránh thói quen nóng vội, tả khuynh Học tập là quá trình tích lũy về lượng Lượng ở đây không chỉ là kiến thức trên giảng đường, mà rộng hơn là nhận thức và tư tưởng Lượng sẽ được bổ sung thông qua quá trình học tập, làm thêm, giao du, sinh hoạt của con người Hay nói cách khác, ngày tháng trôi qua, tất cả những

gì chúng ta tiếp xúc sẽ làm dày thêm cho lượng, dẫn đến điểm nút và tiếp đó là sự thay đổi về chất Xuyên suốt những năm đại học, sẽ có nhiều lượng, chất, điểm nút, bước nhảy nhỏ hơn Ví dụ thời gian giữa các kì học là độ, bài kiểm tra là điểm nút, từ năm nhất lên năm hai là bước nhảy Như thế, để mang đến sự biến đổi về chất, cần trải qua quá trình dài thay đổi về lượng Bên cạnh đó, lộ trình học tập đi từ cơ bản đến nâng cao cũng vô cùng quan trọng Bởi lẽ, việc bỏ bước sẽ dẫn đến sự thiếu hụt

về độ, bước nhảy sẽ thất bại và hậu quả là những hệ lụy về chất Ví dụ học song bằng, học quá nhiều ngoại ngữ cùng lúc, ôm đồm quá nhiều câu lạc bộ, làm thêm quá nhiều chỗ sẽ dẫn đến tình trạng học tập sa sút, không gánh nổi lượng công việc, stress tăng cao

Ba là, sinh viên trong thời đại mới cần rèn luyện các kĩ năng mềm, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng như ý thức tập thể, đồng thời tránh tư tưởng chủ quan, ích kỉ trong cuộc sống Trước hết, việc rèn luyện kĩ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, các kĩ năng mềm như sử dụng công nghệ, văn nghệ, giao lưu hay các nguyên tắc ứng xử tế nhị, lịch sự là một điều vô cùng cần thiết Đồng thời, sinh viên cũng cần luyện tập đức tính khiêm nhường, tránh chủ quan với những chất mới được tạo thành mà cần không ngừng rèn luyện, tích cực bổ sung tri thức cho bản thân, từ đó xây dựng thành công, tạo lập bản ngã riêng biệt của chính mình

2 Vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống, xã hội

2.1 Quy luật lượng – chất trong tiến trình lịch sử

Giữa thế kỉ 19, Việt Nam tồn tại thể chế nhà nước Phong kiến, với quyền lực tập trung trong tay nhà Nguyễn Tiếp theo đó, với sự thay đổi về “lượng”, cụ thể là

sự kiện hải quân Pháp và các nước đồng minh bắn phá cửa biển Đà Nẵng 1858, kéo theo đó là sự đô hộ của Pháp tại Việt Nam “chất” của thể chế nhà nước bị biến đổi,

Trang 9

trở thành nhà nước thuộc địa nửa phong kiến, lệ thuộc vào ngoại bang, đánh mất quyền tự chủ Thể chế này được duy trì từ Pháp thuộc, đến Nhật thuộc

Đứng trước vấn đề lịch sử đó, kết hợp với việc chịu ảnh hưởng từ con đường Cách mạng tháng Mười Nga và Đường lối của cách mạng, nước ta đã tích lũy đủ lượng để bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội Qua quá trình tích lũy lượng từ thực tiễn cuộc trường chinh và nhất là tiếp thu bản Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ Đường lối đúng đắn này được triển khai cực kì hiệu quả trong sự thành 2

công của các chiến dịch, phục kích (độ), từ đó đưa đất nước vào điểm nút là cuộc cách mạng tháng 8/1945 Để rồi, 2/9/1945, thể chế nhà nước đã chính thức thực hiện “bước nhảy” để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam

Chất mới ra đời, kéo theo sự thay đổi của lượng mới Với tình hình xã hội trì trệ, bị tàn phá do chiến tranh, sự xuất hiện của chất mới được kì vọng sẽ mang đến những khởi sắc: xóa bỏ đói nghèo, xóa nạn lạc hậu, mù chữ Tuy nhiên, thông qua việc tổ chức lại sản xuất và áp dụng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, Đảng ta đã không tránh khỏi thái độ chủ quan, duy ý chí về lý luận lẫn chỉ đạo thực tiễn Thực trạng xã hội ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng Thời điểm này đánh dấu một điểm nút sau một thời gian dài tích lũy những “lượng” như nạn đầu cơ tích trữ, sản xuất đình trệ, cuộc sống khổ cực của người dân Trải qua những thất bại và nhận thức được sai lầm của các chính sách, Đảng ta đã ngay lập tức thực hiện “bước nhảy” đề ra một đường lối phát triển lâu dài với nhiều phương hướng, từ đó tạo sự biến đổi về chất trên tất thảy các mặt của đời sống Một ví dụ điển hình nhất là từ nền kinh tế bao cấp dấy lên nhiều vấn đề về an sinh, xã hội Nhận thức được tình thế, Đảng và nhà nước đã dần cải tiến và đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường

2.2 Quy luật lượng – chất trong phát triển xã hội

2 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2021) Hồ Chí Minh với việc đi tìm chân lý thời đại: “Muốn cứu nước không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Trang 10

Với nền tảng là mục tiêu xã hội chủ nghĩa, kết hợp vận dụng lối tư duy cởi

mở, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng và nhà nước đang chủ động khắc phục những hạn chế tồn đọng, đồng thời tích cực đưa ra những hình thức và đường lối chính xác trong con đường phát triển xã hội Qua đó, tạo nên thành công cho những “bước nhảy” cục bộ trong các lĩnh vực của đời sống Bằng chứng là các chính sách đổi mới đã tạo nên những hiệu quả đáng kể về tăng trưởng kinh tế, phát triển nông – công nghiệp, giao thông vận tải cũng được chú trọng Giáo dục được đầu tư, xuất hiện nhiều trường chuyên và trường đại học danh tiếng trong Việt Nam Đời sống nhân dân ngày càng ổn định, quốc phong an ninh được giữ vững Trên đà thăng tiến đó, trong thời đại hội nhập 4.0 và thậm chí là 5.0 trong tương lai, “lượng” mới sẽ xuất hiện, bao gồm những nguồn đầu tư nước ngoài, quá trình hội nhập, chuyển giao công nghệ Sự tích lũy về lượng mới sẽ dẫn đến những biến chuyển về chất mới: đặt mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế đi liền với cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kết hợp phát triển kinh tế với bảo

vệ môi trường, …

III PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, mỗi sinh viên cần có những hiểu biết sâu sắc về quy luật lượng chất

và học cách áp dụng nó vào quá trình học tập, cũng như tư duy khi nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống Bởi lẽ, càng hiểu rõ mối quan hệ tương quan giữa “lượng”

và “chất”, ta càng khai thác được những giá trị mà nó mang lại về mọi mặt Điều đó không chỉ hỗ trợ chúng ta trong công việc học tập, nghiên cứu, mà còn mang đến cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình vận động đi lên của cuộc sống xã hội Trong quá trình học tập, làm việc, mỗi chúng ta cần điều phối hài hòa sự thay đổi về “lượng”,

để từ đó tạo nên những “chất” tốt đẹp mình mong muốn

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w