Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại vận dụng phương pháp luận của quy luật vào quá trình học tập của sinh viên

16 0 0
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại  vận dụng phương pháp luận của quy luật vào quá trình học tập của sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy luật “chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật tất yếu của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức, tính chấ

Trang 1

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAYĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀCHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VẬN DỤNG PHƯƠNGPHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT VÀO QUÁ TRÌNHHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.

Sinh viên thực hiện : Vũ Thúy My Mã số sinh viên: NNA48C1-0687

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GVMLLCT Đặng Thị Phương Duyên đã chỉ dạy tận tình, hướng dẫn cho em cách học để em có thể tìm hiểu kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm tiểu luận cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

Trang 4

MỤC LỤC

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNHNHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VẬN DỤNG PHƯƠNGPHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINHVIÊN.

I– MỞ ĐẦU 5

II– NỘI DUNG 5

1.Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật 5

2.Khái niệm chất, lượng 5

2.1 Chất là gì ? 6

2.2 Lượng là gì ? 7

3.Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thànhnhữngthay đổi về chất và ngược lại 8

3.1 Lượng đổi dẫn đến chất đổi 8

3.2 Chất mới ra đời tác động lại lượng của sự vật 9

4.Ý nghĩa phương pháp luận 10

5.Vận dụng phương pháp luận của quy luật vào quá trình học tập củasinh viên; trách nhiệm bản thân trong việc nhận thức và hành động theoquy luật 12

III– KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

Quy luật “chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật tất yếu của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức, tính chất của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xoay quanh ta Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng ở các mối quan hệ xã hội, tư duy Việc vận dụng quy luật lượng chất vào hoạt động nghiên cứu và phân tích, học tập và rèn luyện của sinh viên, để giúp những sinh viên có khuynh hướng đúng đắn trong học tập, hiểu rõ được nhiệm vụ, trách nhiệm lớn lao của mỗi cá nhân là một việc làm thiết yếu.

Chính từ đó, trong phạm vi của bài tiểu luận này, em xin được trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung quy luật lượng chất Và trên cơ sở ấy, rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật để vận dụng quy luật một cách hiệu quả vào việc học tập của em nói riêng và sinh viên các trường Đại học nói chung.

1 Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật

Quy luật “chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại” đã chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định.

Quy luật cũng nêu lên tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật vừa tiến bước tuần tự, vừa có bước đột phá về bậc.

Nó có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hành động, đồng thời tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng Do vậy, đây là nền tảng cho sự phát triển của sự vật hiện tượng sau này.

2 Khái niệm chất, lượng

Trang 6

2.1 Chất là gì ?

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có biểu hiện thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật, hiện tượng Không chỉ vậy, chất còn là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, là cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng Đặc điểm cơ bản của chất thể hiện tính ổn định, tương đối của sự vật, nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó chưa thay đổi

Tuy nhiên không thể đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành nên sự vật,… Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện cho một chất của sự vật, do vậy sự vật, hiện tượng không bao giờ chỉ có một chất mà còn có rất nhiều chất Đặt trong những mối quan hệ riêng biệt, ta sẽ xác định được nhiều chất khác của nó Mỗi chất đều có đa dạng thuộc tính, vì vậy chất không chỉ bao hàm các yếu tố làm cho sự vật, hiện tượng này khác với sự vật, hiện tượng khác mà còn bao hàm cả một số yếu tố chung giống nhau giữa các sự vật và hiện tượng.

Chất của sự vật biểu hiện qua những thuộc tính của nó nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện được chất của sự vật Để nhận thức được chất của sự vật, ta cần nhận thức được những thuộc tính của sự vật đó Và để nhận thức được thuộc tính nhất định của sự vật, ta phải nhận thức thuộc tính đó trong mối quan hệ giữa các sự vật Thuộc tính của sự vật bao gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật Chính chúng đã quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi Còn các thuộc tính không cơ bản thay đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật Như vậy, mỗi sự vật chỉ có một chất cơ bản và có thể có nhiều chất không cơ bản.

Trang 7

Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối Trong một mối liên hệ cụ thể, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản.

Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, tức kết cấu của sự vật, hiện tượng ấy Sự vật có thể có nhiều kết cấu khác nhau, tương ứng mỗi kết cấu khác nhau lại biểu thị một chất Có thể thấy, sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc không chỉ vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật mà cả vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy Ta có thể đưa ra một kết luận rằng, muốn thay đổi chất của sự vật có thể bằng ba cách Đầu tiên là thay đổi thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng ấy Thứ hai, thay đổi phương thức liên kết các yếu tố đó và cuối cùng, thay đổi cả yếu tố và phương thức liên kết của yếu tố đó.

Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất, lẫn không thể có chất nằm ngoài sự vật.

2.2 Lượng là gì ?

Chất của sự vật, hiện tượng lúc nào cũng gắn liền với lượng Vậy lượng là gì ? Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu… của các quá trình vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau như số lượng, đại lượng, quy mô, xác suất, mức độ, kích thước… Một sự vật có thể tồn tại nhiều lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau, phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật Lượng cũng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác Đồng thời, trong một số trường hợp của xã hội và trong tư duy lượng, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái

Trang 8

quát Trình độ dân trí cao, ý thức pháp luật thấp… ở đây không thể biểu hiện bằng con số Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, quy định sự vật đó Sự vật nào cũng có lượng vì nó là một dạng của vật chất, chiếm vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định.

Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất Do đó, sự vật cũng có vô vàn lượng Engels khẳng định rằng, mọi chất, lượng đều có những mức độ vô vàn khác nhau về số lượng Mặc dù các mức độ ấy khác nhau về chất nhưng chúng đều có thể đo được và nhận thức được Mối quan hệ giữa chất và lượng là mối quan hệ giữa hai mặt đối lập nhau Chất mang tính tương đối ổn định còn lượng thì ngược lại, nó có thể thường xuyên thay đổi Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau tựa như sự thống nhất giữa các mặt đối lập Một chất nhất định của sự vật luôn có lượng tương ứng với nó Chính vì vậy, Engels đã phê phán quan điểm siêu hình khi coi chất và lượng là hai khái niệm khác nhau một cách tuyệt đối Một cậu bé 10 tuổi lúc này chất là “cậu bé”, có lượng kiến thức vừa phải, khi cậu bé trở thành thanh niên thì chất lại là “thanh niên”, anh ta có lượng kiến thức lớn hơn.

3 Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành nhữngthay đổi về chất và ngược lại

Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại mối quan hệ giữa hai cặp trái chiều lượng và chất trong một chỉnh thể Hai mặt trái chiều không tách rời nhau mà tác động qua lại biện chứng làm cho việc vận động, biến hóa theo phương pháp từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất của yếu tố vật và ngược lại Từ đó, mối quan hệ giữa chất và lượng được thể hiện ở hai mặt.

3.1 Lượng đổi dẫn đến chất đổi

Lượng là yếu tố động, luôn thay đổi, có thể tăng hoặc giảm Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng Song, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Trang 9

Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để vượt qua giới hạn nhất định cần đạt thì chất vẫn chưa thể thay đổi.

Để hiểu được quy luật này, chúng ta cần nắm rõ ba khái niệm “độ”, “điểm nút” và “bước nhảy” Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác Tiếp đó, điểm nút chính là ranh giới giữa lượng và chất mà tại đó khi sự thay đổi về lượng đạt đủ đến thì sự thay đổi về chất bắt đầu được hình thành, hay nói cách khác đó là thời điểm diễn ra sự chuyển hóa về chất của sự vật Độ được giới hạn bằng hai điểm nút, và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút dẫn đến sự ra đời của chất mới Còn bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng từ chất cũ sang mới do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra Như vậy, bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển, đồng thời lại mở đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo Bước nhảy kết thúc một quy trình biến hóa về lượng và mở đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới Đó là gián đoạn trong quy trình vận động liên tục của yếu tố vật, đồng thời là một tiền đề cho một quy trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.

Có thể hiểu, lượng là yếu tố động, luôn thay đổi, biến đổi dần dần và tuần tự Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy và đạt đến điểm nút thì thay đổi về chất Tại điểm nút, khi diễn ra sự nhảy vọt sẽ xảy ra biến đổi về chất khiến cho cái cũ mất đi thay thế vào đó cái mới ra đời Quy luật lượng-chất vừa đúng cho quá trình của học sinh, sinh viên.

3.2 Chất mới ra đời tác động lại lượng của sự vật

Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi có sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản Chất đổi chính là tác

Trang 10

nhân gây ra sự nhảy vọt tại điểm nút Khác với biến đổi về lượng, biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện làm cho chất cũ tức sự vật cũ mất đi, chuyển hóa thành chất mới-sự vật mới Chất đổi sinh ra sự vật mới, sự vật mới yêu cầu một lượng mới để có thể tiếp tục biến đổi, phát triển.

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới Lượng mới thay đổi, tới điểm nút mới, diễn ra bước nhảy mới, rồi tạo ra chất mới hơn Như vậy, quy luật chỉ ra cách thức phát triển của sự vật là đi từ tuần tự rồi dẫn đến bước nhảy vượt qua những điểm nút, tạo ra một đường nút vô tận làm sự vật, hiện tượng chuyển hoá từ chất này sang khác Quá trình đó liên tục diễn ra làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển.

Friedrich Engels cũng đã giải thích quy luật lượng-chất một cách ngắn gọn như sau: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” Một cách giải thích khác về quy luật này là: “Sự biến đổi về lượng thì từ từ, sự biến đổi về chất thì nhảy vọt”.

4 Ý nghĩa phương pháp luận

Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng Quy luật “chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại” có bốn ý nghĩa phương pháp luận.

Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, mỗi cá nhân phải biết tích lũy về lượng để có thể biến đổi về chất tức là ta cần có sự nhận thức toàn diện về sự vật Để nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức trong mối quan hệ tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với những sự vật, hiện tượng khác Bước nhảy làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ nhưng sự thay đổi về chất được thực hiện bởi bước nhảy chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn là đến điểm

Trang 11

nút đến độ muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng Vì bất kỳ sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó trong nhận thức cần phải coi trọng, hoàn thiện cả hai chỉ tiêu, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.

Thứ hai, khi lượng đã đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật và hiện tượng Chúng ta cần chú ý từng bước tích lũy về lượng để tạo ra sự biến đổi về vật chất, đồng thời phát huy tác động của chất mới để làm thay đổi lượng mới Quy luật này là để chúng ta khắc phục hai biểu hiện tư tưởng sai lầm khiến bất cân bằng lượng-chất Trước hết, chính là khuynh hướng “tả” khuynh, thường được nhìn nhận là tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý chí muốn tạo nhanh sự biến đổi về chất mà chưa có sự tích lũy đủ về lượng Bài học thiết thực của quy luật này là dạy cho con người ta làm gì cũng cần phải có trình tự, không được đốt cháy giai đoạn Bên cạnh đó, còn có khuynh hướng “hữu” khuynh tức tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự biến đổi về chất khi có điều kiện Khi tích lũy đủ về lượng, cần quyết tâm thực hiện bước nhảy làm thay đổi về chất, tránh trì trệ, bảo thủ, không muốn thực hiện bước nhảy, không dám làm cách mạng Tóm lại, chúng ta cần phải phê phán cả hai khuynh hướng đó, bởi chúng sẽ chỉ dẫn tới một kết quả, đó là thất bại.

Thứ ba, muốn thực hiện hiệu quả quy luật đòi hỏi phải có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy Quy luật xã hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người Do vậy, không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan khoa học, cần quyết tâm thực hiện bước nhảy khi có điều kiện, chủ động nắm bắt thời cơ cho sự thay đổi mang tính cách mạng Lênin từng nói: “Ưu điểm kéo dài quá thành khuyết điểm”-tức khi tích đủ về lượng cần ngay lập tức thực hiện bước nhảy về chất thì mới thúc đẩy sự phát triển đi lên, nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng Mỗi ưu điểm chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định trong sự tồn tại của sự vật, cần phải tạo ra những ưu điểm mới trong giai đoạn phát triển mới Phải biết vận

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan