“ Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” của tác giả Hoàng Thị Ngọc
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TRANG THÔNG TIN ii
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Các nghiênxcứu ở ViệtxNam 7
1.2 Các khái niệm chính của đề tài 10
1.2.1 Quản lý 10
1.2.2 Quản lý giáo dục 11
1.2.3 Hoạt động trải nghiệm 12
1.3 Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học 13
1.3.1 Những yêu cầu mới trong hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học trong chương trình GDPT 2018 13
1.3.2 Cấu trúc của hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học 14
1.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh 17
1.4.1 Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học 18
1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học 18
1.4.3 Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học 19
Trang 71.4.4 Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 26
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 26
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 26
2.1.2 Đối tượng và quy mô khảo sát 26
2.1.3 Nội dung khảo sát 26
2.1.4 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 27
2.2 Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục & Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng 28
2.2.1 Khái quát về diều kiện tự nhiên 28
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội 29
2.2.3 Tình hình phát triển giáo dục quận Ngũ Hành Sơn 29
2.3 Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 32
2.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 32
2.3.2 Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 34
2.3.3 Thực trạng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 36
2.3.4 Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 38
2.3.5 Thực trạng đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 40
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 43
2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 43
Trang 82.4.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh tại
các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 45
2.4.3 Thực trạng quản lý hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 47
2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 49
2.4.5 Thực trạng quản lý công tác đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 51
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 58
3.1 Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp quản lý 58
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo quán triệt mục tiêu của giáo dục tiểu học 58
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 59
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn 59
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính khả thi 59
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính đồng bộ 60
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 61
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cản bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu, nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng 61
3.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 63
3.2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 66
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 68
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 70
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của biện pháp đề xuất 72
Trang 93.3.1 Mục đích khảo nghiệm 72
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 72
3.3.3 Nội dung khảo nghiệm 72
3.3.4 Tiến trình khảo nghiệm 73
3.3.5 Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm 73
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu
2.2: Thống kê học sinh các trường tiểu học công lập trong năm học 2022-2023 30 2.3: Thống kê cán bộ, giáo viên các trường tiểu học công lập
2.4: Mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng 32 2.5: Mức độ và kết quả thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm
của học sinh tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 35 2.6: Bảng khảo sát hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại quận Ngũ Hành Sơn 36 2.7: Mức độ thực hiện môi trường tổ chức hoạt động trải nghiệm
của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 38 2.8: Mức độ và kết quả thực hiện đánh giá kết quả tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho học sinh tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 41 2.9:
Mức độ và kết quả thực hiện quản lý mục tiêu tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn
43
2.10: Mức độ và kết quả thực hiện quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 45
2.11:
Mức độ và kết quả thực hiện quản lý hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học ở quận Ngũ Hành Sơn
47
2.12: Mức độ và kết quả thực hiện quản lý các điều kiện tổ chức hoạt
động trải nghiệm của học sinh tiểu học quận Ngũ Hành Sơn 49 2.13: Mức độ và kết quả thực hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 52
2.14:
Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
55
3.1: Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 73 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 75
Trang 12MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một trong những nội dung giáo
dục trọng tâm ở trường tiểu học Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước Để làm được điều này, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng Giáo dục thực hiện các mục tiêu lớn: học để biết, học để làm người, học để cùng chung sống và tự khẳng định Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Muốn thế, con người phải không ngừng trau dồi, rèn luyện kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động dạy học trên lớp, các nhà trường đã chú trọng hơn đến các hoạt động sau giờ học tập của học sinh Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học vẫn còn mang tính hình thức do chưa nhận thức đúng về việc học thông qua trải nghiệm, các hoạt động mới chỉ dừng lại ở việc đi thực tế, học sinh vẫn chưa thực sự được thiết kế và tổ chức các hoạt động, chưa tự khám phá để rút kinh nghiệm điều chỉnh bản thân Kết quả cho thấy học sinh vẫn còn thiếu sự trải nghiệm, thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè trước đám đông, thậm chí thiếu kĩ năng xử lý những tình huống thực tế Điều này ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển toàn diện của học sinh Bên cạnh đó, việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường còn chưa phù hợp với định hướng
Nhằm khắc phục những nhược điểm cũng như tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần, tự tin, độc lập, và có ý thức lựa chọn nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành vào ngày 26 tháng 12 năm 2018 và đưa “Hoạt động trải nghiệm” thành hoạt động giáo dục bắt buộc Tham gia hoạt động trải nghiệm này, học sinh sẽ huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng để trải nghiệm và xử lý những tình huống của thực tiễn cuộc sống, tham gia hoạt động hướng nghiệp có hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục Học sinh vừa là người tham gia vừa là người thiết kế các hoạt động trải nghiệm, để từ đó, có cơ hội rèn luyện và hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tăng cường năng lực thích nghi và điều chỉnh bản thân Bên cạnh đó, còn phát huy được năng lực sở trường của cá nhân, giúp các em có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn ở tương lai
Trang 13Từ tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với định hướng, tác giả chọn đề tài
“Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quậnxNgũ Hành Sơn, thành phố ĐàxNẵng
4 Giả thuyết khoa học
Côngxtác quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định;xsong vẫn còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu đặt ra.xNếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh mang tính đồng bộ đáp ứng yêu cầu chương trình GDPTxmới một cách hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ HànhxSơn, thành phố Đà Nẵng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lí hoạt động trải nghiệm của học sinh
tiểu học
- Khảo sát đánh giá thực trạng quảnxlí hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Quản lý củaxHiệu trưởng đối với hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
- Về địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Trang 14- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2022-2023
- Về khách thể khảo sát gồm: Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách giáo dục trải nghiệm của Phòng Giáo dục; Ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh của các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sửxdụng các phương pháp: Phân tích,xtổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận, nghiên cứu tài liệu như các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm; phân tích chương trình hoạt động trải nghiệm 2018; hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát:xQuan sát các hoạt động của các em học sinh thông qua các loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ,… để biết được thực trạng học sinh đang tham gia những hoạt động gì
Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra để thu thập các ý kiến đánh giá từ các đối tượng cần khảo sát
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cácxCBQL, giáo viên, học sinh nhằm mục đích thu thập thông tin về các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục
Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, góp ý các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; phương pháp chuyên gia còn dùng khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổngxkết lại những hoạt động giáo dục trải nghiệm, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện trong năm học, phân tích rút ra kết luận những bài học thành công cũng như những mặt hạn chế để tiếp tục phát triển hoàn thiện
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng thống kê toán học để xử lýxcác kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận – Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở
trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu
Trang 15học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu
học quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Theo KurtxLewin (1890-1947), trong nghiên cứu hành động và đàoxtạo trong phòng thí nghiệm, học tập là một quá trình tích hợp, được bắt đầu với kinh nghiệm cụ thể/kinh nghiệm rời rạc; tiếp theo người học sẽ thu thập dữ liệu, quan sát và phản ánh về kinh nghiệm đó;xcác dữ liệu này sau đó được phân tích, khái quát để hình thành các khái niệm trừu tượng và khái quát; cuối cùng là thử nghiệm cácxý nghĩa của khái niệm trong tình hình mới
Tác giả JohnxDewey (1859-1952) là “học qua làm,học bắt đầu từ làm” Theo ông, quá trình sống và quá trình giáo dục không phải là hai quá trình mà là một Giáo dục tốt nhất phải là sự học tập trong cuộc sống Trong quá trình sống, con người không ngừng thu lượm kinh nghiệm và cải tổ kinh nghiệm nên trẻ em phải học tập trong chính cuộc sống xã hội.iTheo tư tưởng này, dạy học phải giao việc cho học sinh làm, chứ không phải giao vấn đề cho học sinh học Những tri thức đạt được thông qua làm mới là tri thức thật.iVì vậy,xông chủ trương đưa các loại bài tập hoạt động như: nghề làm vườn, dệt, nghề mộc, vào nhà trường Đây là loại bài tập này có khả năng phát triển hứng thú và năng lực của học sinh, vừa phản ánh được thực tiễn xã hội Phân tích vai trò của kinh nghiệm, ông đã chỉ ra: Đối với người họcx- trẻ em, khả năng học hỏi từ kinh nghiệm hết sức có ý nghĩa, khả năng lưu giữ kinh nghiệm sẽ giúp giải quyết khó khăn trong các tình huống mà trẻ sẽ gặp trong cuộc sống sau này; nghĩa là khả năng điều chỉnh hành vi trên cơ sở các kinh nghiệm trước đó và hình thành kinh nghiệm mới của trẻ là rất quan trọng.xÔng đề cao phương pháp dạy học trải nghiệm: sự phát triển thể chất của trẻ sẽ đi trước về giác quan;xtheo đó, trẻ hành động trước khi có nhận thức đầy đủ về hành động đó (nghĩa là trẻ thường hành động khi chưa có kinh nghiệm về hành động)
Nhà sư phạm nổi tiếng củaxNga A.S Macarenko (1888-1939) đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớpx“Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục, không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quáxtrình giáo dục không chỉ thực hiện trên lớp, mà đáng ra mỗi mét vuông của đất nước chúng ta…xNghĩa là trong hoàn cảnh bất kỳ nào cũng không được quan niệm rằngxcông tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp Công tác
giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ” Cuốn sách “Phương pháp tiếp cận lớp
Trang 17học đồng ruộng” của tổ chức Liên hợp quốc (FAO) năm 2010 đã đề cập đến việc dạy
học trên cánh đồng cho người nông dân ở vùng ĐôngxPhi Nội dung đề cập đến việc dạy nghề nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm của người nông dân Lớp học được tổ chức tại nơi làm việc với hình thức nhóm, thảo luận, trao đổi kinh nhiệm để giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của kĩ thuật viên”
Cuối thế kỉxXX, các tác giả GuyxBrauseau, ClaudexComiti,…của viện đào tạo GVx(IUFM) ở Gremnoblex(Pháp) đã đưa ra cấu trúc dạy học gồm 4 yếu tố: “người dạyx-xngười họcx-xnội dungx-xmôi trường” Trong đó môi trường là yếu tố quan trọng nhất, ở đó giáo viên tạo ra những tình huống dạy học, còn họcxsinh dựa trên kinh nghiệm đã có tham gia giải quyết tình huống thực tế để từ đó hình thành tri thức.x“Cơ chế tác động giữa vai trò chủ đạo của thầy và sự tương tác kinh nghiệm của trò với môi trường góp phần thúc đẩy hoạtđộng của trò”
Đấtxnước NhậtxBản, nguyên lýx“learning by doing”xhay nói cách khác là nguyên lý học thông qua làm của tác giả John Dewey có sức ảnh hưởng lớn sau năm 1945 là thời gian người Nhật thực hiện cải cách giáo dục hậu chiến Giáo dục củaxNhậtxBản được thiết kế dựa trên việc coi trọng các trải nghiệm của học sinh, lấy chúng làm nguyên liệu, đầu mối, xuất phát điểm để xây dựng nội dung chương trình Trong chương trình giáoxdục, học tập trải nghiệm với các hoạt động cụ thể được triển khai ở tất cả các môn học:xxã hội, khoa học, đời sống,…chỉ tính riêng trong môn xã hội và các hoạt động liên quan đã có hàng vạn các “thực tiễn giáo dục” lấy hoạt độngxtrải nghiệm làm trọng tâm
Ở HànxQuốc gồm bốn nhóm hoạt động chính:xHoạt động độc lập, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, hoạt động định hướng.xVề hoạt động cụ thể trong từng nhóm, các trường ở HàniQuốc lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt để phù hợp với học sinh từng cấp học và điều kiện kinh tế - xã hội Trong đó, hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, doxvậy, ở HànxQuốc, khi giáoxviên và họcxsinh cùng tham gia bànxbạc và nêu ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân chia công việc
NướcxAnh cung cấp hàng loạt tình huống cuộc sống thực tiễn hàng ngày cho học sinh và yêu cầu họcxsinh phải sử dụng nhiều tri thức, kĩ năng của mình để giải quyết vấn đều nhằm đạt kết quả cao nhất; đồng thời cung cấp cho các em các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm Tại trung tâm giáo dục trải nghiệm Widehorizonx(Chân trời rộng mở)xở thành phố London là nơi tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng đầu nước Anh Tham gia vào các hoạt độngtrải nghiệm tại đây học sinh sẽ có cơ hội được trải nghiệm Trung tâm đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: phòng học, vườn/công viên; thiết kế, xây dựng, nghề nghiệp, kiến trúc, xđể tổ chức
Trang 18các loại hìnhxtrải nghiệm dành cho họcxsinh Nội dung chương trình trải nghiệm cung cấp các tình huống đa dạng mà các em hay gặp trong cuộc sống và yêu cầu các em phải vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề.x
1.1.2 Các nghiênxcứu ở ViệtxNam
Theo NghịxquyếtxHội nghị Trung ương 8xkhóaiXI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐTxđã xác định tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, là phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy họcx“tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.x
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học viết văn miêu tả ở tiểu học
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018” của tác giả NguyễniThị XuâniYến đã đưa ra các biện pháp như:xNâng cao nhận thức về dạy học văn miêu tả, về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học; Nâng cao năng lực về dạy học văn miêu tả, về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học; giáo viên cũng cần xác định phương tiện dùng để trải nghiệm gián tiếp trong lớp học để xác định mục tiêu, cách thức và sản phẩm trải nghiệm [41]
“Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nội dung làm đồ chơi dân
gian phần côngxnghệ lớp 3”xcủa nhóm tácsgiả Trần Thị Thùy DungsvàsNguyễn Thị Vân Anh đã hướngsdẫn họcssinh làm đồ chơi dân gian qua hội thi làm đèn Trung thu;sHội thi nặn tò he;sHội thi tìm hiểu truyền thống làm đồ chơi dân gian ở Việt Nam;sHội thi làm các đồ chơi dân gian bằng lá; Hội thi tìm hiểu các làng nghề làm đồ chơi dân gian Việt Nam Qua các chủ đề TếtsTrungsthu;sChủ đề Tết thiếu nhi;sChủ đề đồ chơi dân gian địa phương, từ đó tác giả khẳng định nội dung dạy học làmsđồ chơisdân gian là một nội dung rất thú vị,sgợi nhiều hứng thú với học sinh Việc vận dụng một cách linh hoạt các hình thức trải nghiệm sẽ khiến cho nội dung học tập này càng trở nên phong phú, gần gũi và có ý nghĩa với các em học sinh hơn [12].ss
“Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn tiếng Việt, chủ điểms“Việt Nam –sTổ quốc em”scho họcssinh lớps4 của tácsgiả NguyễnsThịsDung đã thiết kế hoạt động trải nghiệmsqua học dựsán và tổschức triển lãms“Việt Nam - Tổ quốc em”, từ đó tác giả khẳng định tổ chức các hoạt động ngoài giờ học TiếngsViệt của học sinh lớp 4 thực chất là lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào dạy học, qua đó củng cố và phát triển các năng lực cần thiết ở học sinh [10].ss
Trang 19Ngành đào tạo Cử nhân khoa học ngành Quản lý, liên kết giữa Đại học Quốc Gia Hà Nội với Đại học Keuka, Hoa Kỳ, học phần “Giáo dục trải nghiệm” được giảng dạy cho sinh viên Mục tiêu của môn học là giúp sinh viên trải nghiệm thực tế, gần gũi hơn với cuộc sống, với xã hội và học hỏi thêm những điều mà các em chưa nắm bắt được khi học qua sách vở
“ Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” của tác giả Hoàng Thị Ngọc đã đề cập đến các biện pháp như: Nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học; Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả của các hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học Những biện pháp này đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động [23]
“Thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường tiểu học tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” của Hoàng Thị Hiền đã xây dựng các biện
pháp như: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên chủ nhiệm lớp về tầm quan trọng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu giáo dục tiểu học; Đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường theo tiêu chí năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tạo môi trường thuận lợi để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp; Tăng cường cơ sở vật chất để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp [16]
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Tiểu học thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Trần Thị Thanh Thủy (2019), đã
đánh giá những tồn tại trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh như giáo viên thiếu sự sáng tạo trong khâu tổ chức, đồng thời chưa có sự thống nhất trong cách thức thực hiện Giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm như về thời lượng dành cho chương trình, yếu tố thuộc về hạn chế của giáo viên hay sự khó khăn về kinh phí thực hiện Tác giả đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường tiểu học; Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; Kế hoạch hóa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với điều kiện của nhà
Trang 20trường; Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học; Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học; Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học [35]
Công trình “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường trung học
cơ sở thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” của Bùi Tố Nhân đã xây dựng
các biện pháp rất cần thiết như: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Xây dựng các chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng phát triển năng lực của học sinh; Quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo…[26]
Công trình Quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường trung học phổ thông Yên
Lập, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn
Tuân đã phân tích yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó đưa ra các biện pháp như: Tổ chức
bồi dưỡng các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Huy động sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, [38]
Công trình Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học Vân
Phú thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Nghĩa, tác giả đã hệ
thống hóa Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học Vân Phú thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý trí, tình cảm, giá trị kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại Thúc đẩy các hoạt động của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học nói chung và giáo dục toàn diện đất nước và thế giới Căn cứ Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học Vân Phú thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ tác giả đã xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý, các biện pháp được đánh giá là cần thiết và khả thi cao [22]
Bồi dưỡng cho giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm [39], trong chương 3, tác giả Bùi Vĩnh Tuy, đề xuất các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức đánh giá thực trạng trình độ và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên và nắm bắt nhu cầu về kiến thức, kĩ năng; Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức năng lực và bồi dưỡng giáo viên về
Trang 21năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm…
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên [17] của
Phạm Thanh Hoàn, đã trình bày cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, từ đó đề xuất 5 biện pháp: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên…
Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm [29], tác giả Phạm
Hồng Sơn đã điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Qua tổng hợp nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn một cách khách quan, trung thực về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
Những nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy, có nhiều cách tiếp cận về hoạt động trải nghiệm, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm
trong dạy học Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về Quản lý hoạt động trải
nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
1.2 Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một khái niệm rất rộng, chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng và luôn vận động Thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”
Tác giả HàsThế NgữsvàsĐặng Vũ Hoạt “Quảnslý làsmột quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định" [25]
Các tác giảxNguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:sQuản lý là hoạt động có định hướng,scó chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)sđến khách
Trang 22thể quản lýs(người bị quảnslý)strong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [8].sss
Trênxcơ sở những quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo chúng
tôi: Quảnslý là tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.sss
1.2.2 Quản lý giáo dục
Giáosdục làsmột hiện tượng xãshội đặc biệt,sbản chất của nó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển của xã hội loài người Thếshệ đi trước truyền đạt cho thế hệ đi sau, thế hệ đi sau phải có tráchsnhiệm lĩnh hội, kếsthừa, phátstriển vàsbổ sung những kinhsnghiệm đó.sGiáo dục có một vị trí đặcsbiệt quanstrọng, vừa là sản phẩm của xã hội đồng thời là nhân tố tích cực,sđộng lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.sTrong thời đại ngày nay, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển xã hội vì chỉ có giáo dục mới đàostạo nguồn nhânslực đáp ứng yêuscầu của sự phátstriển xã hội.sVì vậy giáosdục trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới Giáosdục làsmột quá trình,slà một hoạt động của xã hội,svì thế có sự quản lí, đó là quản lí giáo dục.sQuảnslí giáosdục được hiểu một cách rất đa dạng tuỳ theo góc độ nghiên cứu, tiếp cận của các nhà khoa học.sHiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lí giáo dục: Tác giả M.I.Konđacôp coi quản lí giáo dục là một phần của quản lý xã hội:s“Quảnslí xã hội một cách khoa học không phải là cái gì khác mà chínhslà việc tácsđộng một cách hợp lý đến hệ thống xã hội, việc làm cho hệ thống đó phù hợp với những quy luật vốn có của nó.”sNhiều nhàsnghiên cứu thiên về xemsxét quảnslí giáosdục trong mối quan hệ gần gũi với quản lí nhà trường Theo NguyễnsDụcsQuang:s“Quảnslí giáosdục làshệ thống những tácsđộng có mục đích,scó kế hoạch,shợp quysluật của chủsthể quản lí làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáosdục củasĐảng,sthực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy họcs-sgiáo dục thế hệ trẻ,sđưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.sCụ thể hơn, tác giả quan niệm:s“Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [27] xxx
Theo tácsgiả Nguyễn Sỹ Thư:s“Quảnslí giáosdục chính là sự tác động có tổ chứcsvà điều chỉnh bằngsquyền lực nhàsnước đốisvới các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơsquan quảnslí chịu tráchsnhiệm về giáosdục của Nhàsnước từ Trung ương đến cơssở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáosdục và đàostạo, duystrì kỉscương, thỏa
Trang 23mãn nhu cầu được giáosdục và đàostạo của nhânsdân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhàsnước.” [36] xxxx
Theo tác giả Phạm Minh Hạc:s“Quảnslí nhàstrường làsthực hiện đường lối giáosdục củasĐảng trong phạmsvi trách nhiệm của mình,stức là đưa nhàstrường vận hành theo nguyênslí giáosdục để tiến tới mục tiêu giáosdục, mụcstiêu đàostạo với ngành giáosdục, với thế hệ trẻ và từng họcssinh” [15]xxxxx
Theo NguyễnsDụcsQuang:s“Quảnslí nhàstrường làsquảnslí hoạtsđộng dạy vàshọc, tức là làm sao đưa hoạtsđộng đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mụcstiêu giáosdục”[27]sssss
Dù theo tiếpscận nào thì quản lí giáo dục, quảnslí nhà trường đều nhằm thực hiện các mục đích chính sau:ssssssssssss
Thứsnhất, bảosđảm thực hiện tốt các kế hoạch phát triển và hoànschỉnh hệ thống giáo dục;ssssssssssss
Thứshai, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường, cơ sở giáo dục theo quansđiểm, đường lối giáosdục của Đảng, thực hiện đầy đủ kế hoạch đào tạo, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trên cơ sở phát huy vai trò địnhshướng, dẫnsdắt, cố vấn củasngười dạy, tínhstích cực chủsđộng sángstạo của người học;
Thứ ba, bảo đảm việc huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục;xxxxxx
Thứ tư, tạosnên và đảmsbảo sự cânsđối giữa nhiệm vụ giáosdục vàscác điều kiện vật chất cho việc thựcshiện
Như vậy,sbàn về kháisniệm quảnslí giáosdục hay quảnslí nhàstrường, ta có thể kháisquát, quảnslí giáosdục là hệsthống tác động có tính mục đích,scó kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể quảnslí nhằm làm cho hệ thống giáosdục vận hành theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáosdục
Những kháisquát các quan niệm về quản lí, quản lí giáo dục trong nhà trường, tạo cơssở lísluận để nghiênscứu và nhận thức rõ hơn về quản lí giáo dục trường tiểu học
1.2.3 Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục dưới sự dẫn dắt của nhà giáo dục, học sinh được tham gia trực tiếp vào những trải nghiệm thực tiễn của đời sống xã hội, qua đó có thể phát triển năng lực, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân
Trong một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Trang về vận dụng lý thuyết hoạt động trải nghiệm trong dạy học tiểu học cho rằng trải nghiệm có nhiều hình thức,shọc tập thông qua trải nghiệm là học tập thông qua sự phản ánh mang tính
Trang 24thực hành.s“Đối với họcssinh khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động trên lớp học, được tương tác với con người, sựsvật, được làm những cái mới mẻ mà trước đó chưa từng làm, chưa từng nói,squasđó lấy được kinh nghiệm cho bản thân cũng là trải nghiệm”[37].xxxxxxxxxxxxx
Như vậy, hoạt động trải nghiệm trong nhàstrường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.xxxxxxxxxx
Qua đây,scó thể đưa ra khái niệm về hoạt động trải nghiệm như sau: Hoạt
động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáosdục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện nhằm giúp học sinh trải nghiệm thực tiễn đời sống phù hợp với lứa tuổi, từ đó phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.xxxxxxxxxxxx
1.3 Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
1.3.1 Những yêu cầu mới trong hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học trong chương trình GDPT 2018
Chương trình Giáo dục Phổ thông năm 2018, nội dung giáo dục ở cấp tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạtsđộng giáosdục bắt buộc Do đó, cần xác định rõ nội hàm của khái niệm hoạt động trải nghiệm cho họcssinh tiểu học như sau:
- Mục tiêu cơ bản của hoạt động trải nghiệm là “để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng”
- Quan điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh xuất phát từ quan điểm cho rằng dạy học thông qua hoạt động và bằng hoạt động, đồng thời trong khi học, học sinh phải được trải nghiệm những điều đã được học trong nhà trường
- Vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm ở tiểu học “là các hoạt động giáo dục bắt buộc” giống như một môn học trong trường tiểu học
- Con đường để học sinh hình thành phẩm chất và năng lực là “dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau”
Hoạt động trải nghiệm của Chương trình GDPT 2018 có những điểm mới về mặt yêu cầu so với chương trình hoạt động trải nghiệm hiện hành.xxxxxxxxxxx
Một là, chương trình tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực Những phẩm chất và năng lực cụ thể được biểu hiện trong các yêu cầu cần đạt, giáo viên, tổ bộ môn dựa trên yêu cầu cần đạt để xác định nộisdung và phươngspháp dạy học phù hợp để học sinh đạt được những mục tiêu về phẩm chất và năng lực trong quá trình thực hiện các hoạt động trải nghiệm Chính vì vậy, ở chương trình mới, vai trò của tổ chuyên môn rất quan trọng trong phân phối chương trình cho phù hợp,
Trang 25sắp xếp các chủ đề trải nghiệm phải có tính logic và hợp lý về thời gian
Hai là, nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm không dừng lại ở các chủ đề mang tính chính trị xãshội như trong chương trình hiện hành mà còn chú trọng vào các hoạt động phát triển cá nhân, lao động và đặc biệt là giáosdục hướng nghiệp Điều này, yêu cầu giáosviên tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm phải có kĩ năng về phát triển bản thân cũng như tư duy định hướng nghề nghiệp, nghĩa là năng lực sư phạm của giáosviên cần được nâng cao hơn so với hiện nay.xxxxxx
Ba là, yêu cầu về tổ chức các loại hoạt động:ssinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp được chuyển giao dần cho họcssinh làm chủ và thực hiện được cả các nội dung giáo dục theo chủ đề Hoạt động giáosdục theo chủ đề được triển khai theo hai hướng: giáo dục thường xuyên (theo tuần) và giáo dục định kì (theo tháng hoặc học kì) Tổ chức cần bảosđảm lựa chọn những hình thức đại diện từ cả bốn nhóm: khám phá; thể nghiệm, tương tác; cống hiến; nghiên cứu Đòi hỏi nhà trường và tổ chuyên môn phải có một kế hoạch thống nhất trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tránh hiện tượng chồng chéo về mặt thờisgian giữa các hoạtsđộng trong một học kì hoặc một năm học
Bốn là, yêuscầu về phương pháp giáo dục của hoạt động trải nghiệm là: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcssinh; làm cho mỗi họcssinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; tạo điều kiện cho họcssinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi,svận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm; lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp như: phương pháp nêu gương; phương pháp giáo dục bằng tập thể; phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp luyện tập; phương pháp khích lệ, động viên; phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khác Và lấy yêu cầu cần đạt làm mục đích cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm, yêu cầu giáosviên phải đa dạng về phương pháp dạy học, phong phú và linh hoạt về kĩ thuật dạy học thì mới đạt được mục tiêu đề ra
Năm là, nộisdung của hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo tính giáosdục và tính thực tiễn: gắn với đời sống thực tiễn địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục
1.3.2 Cấu trúc của hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
a Mục tiêu hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Hoạtsđộng trải nghiệm đặt ra mục tiêu hình thành và phát triển năm phẩm
Trang 26chất và mười năng lực của họcssinh phổ thông mà Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể quy định: Năm phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng lực cốt lõi gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Bên cạnh đó, các năng lực đặc thù của hoạtsđộng trải nghiệm là sự cụ thể hoá, và góp phần bổ trợ phát triển vững chắc các phẩmschất cơ bản và năng lực cốt lõi của chương trình [2]
Hoạt động trải nghiệm với mục đích đem đến cơ hội cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn qua các tình huống có chủ đích để tích lũy các kinh nghiệm Từ đó, khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của mình và giải quyết vấn đề độc lập Tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm để huy động sự tham gia tích cực của học sinh ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân
b Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh theo Chương trình GDPT mới- Nội dung giáo dục thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, phù hợp với
điều kiện của địa phương, phù hợp lứa tuổi đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp học sinh hình thành được các năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra
- Nội dung của hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo
dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục
giá trị sống, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục phẩm chất người lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma tuý,
- Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, họcssinh được lựa chọn một số hoạt động chuyênsbiệt phù hợp với năng lực,ssở trường,shứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.xxxxxxxxxxxxx
c Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Ở lứa tuổi tiểu học,shoạtsđộng trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh như: Hội thi, trò chơi, Sân khấu hóa, Giao lưu, Tham quan du lịch, Câu lạc bộ, Thể dục thể thao, Tổ chức các ngày hội, Nghiên cứu khoa học kĩ thuật Tùy thuộc vào nội dung của hoạt động mà giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp,smỗi hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáosdục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng phong phú mà việc giáosdục họcssinh được giáosdục một cách tự nhiên, sinh
Trang 27động không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu và nguyện vọng của họcssinh Trong quá trình thiết kế tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm, cả giáo viên và họcssinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, chủ động của mình, làm tăng thêm tính độc đáo, hấp dẫn của các hình thức tổ chức hoạtsđộng Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện giáosdục phân hóa
Tóm lại, hoạtsđộng trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả Nó giúp hìnhsthành năng lực cho người học Phương pháp trảisnghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, kinh tế hay xã hội, khoa học hay đạo đức, Hoạt động trải nghiệm cũng cần được tiến hành có hướng dẫn, có tổ chức theo qui trình nhất định của nhà giáosdục, thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh cũng chỉ có thể tổ chức qua các hoạt động trải nghiệm mà thôi
d Các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Các điều kiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng rất đa dạng Đó có thể
trên lớp, ngoài lớp hay ngoài trường, tuỳ vào nộisdung tổ chức mà lựa chọn môi trường phù hợp;smôi trường tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm phải đảm bảo sự an toàn, tính phù hợp với nội dung giáosdục, và phải tạo được sự hứng thú cho học sinh để các em được tự nhiên trải nghiệm thực tế Từ đó, hình thành các kĩ năng, năng lực mong muốn của người tổ chức.xxxxxxxxxxxx
e Sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức các hoạt đông trải nghiệm
Hoạtsđộng trảisnghiệm là hoạtsđộng mang tính tích hợp Để thực hiện thành công hoạtsđộng trải nghiệm thì cần phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị khác nhau như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ quản lí và các lực lượng giáo dục trong nhà trường,… có như vậy hoạt động trải nghiệm mới được diễn ra đồng bộ Nếu hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài nhà trường thì cần phải có sự phối hợp với các đơn vị khác ngoài xã hội Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học, hoạt động trải nghiệm nên có sự tham gia của phụ huynh học sinh cùng trải nghiệm với con của mình, từ đó có định hướng về giáo dục, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục toàn diện học sinh
g Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Nội dung đánh giá trong chương trình hoạt động trải nghiệm là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định như: năng lực định hướng nghề
Trang 28nghiệp, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực chung của mỗi cá nhân Nội dung đánh giá chủ yếu thông qua các hoạt động theo chủ đề, qua quá trình học sinh tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động
Phương pháp và hình thức đánh giá đều là định tính và định lượng:
+ Đánh giá định tính về các năng lực và phẩm chất được hình thành và phát triển ở họcssinh:snhận xét của giáosviên; nhận xét từ phụ huynh học sinh, cộng đồng; nhận xét từ bạn bè; tự nhận xét
+ Đánh giá định lượng về số giờ tham gia hoạtsđộng và số lượng minh chứng sản phẩm: số giờ (số lần) tham gia hoạt động theo chủ đề và hoạt động tập thể; số lượng các hoạt động lao động; số lượng các sản phẩm hoàn thành và được lưu trong hồ sơ hoạt động theo yêu cầu
Các hình thức đánh giá bao gồm: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của giáo viên; đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng
1.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh
Quản lý hoạt động trải nghiệm là những tác động của chủ thể quản lý vào hoạt động trải nghiệm, được tiến hành với sự kết hợp của giáo viên, học sinh và sự hỗ trợ,sgiúp đỡ của các lực lượng xã hội khác.xxxxxxxxxxxxxxxx
Quảnslý hoạt động trải nghiệm là quá trình tác động có chủsđích của cấp quản lý nhà trường đến giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các HĐTN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
Quản lý hoạt động trải nghiệm của họcssinh trong trường phổsthông về thực chất là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí phương pháp, các hình thức tổ chức, chỉ đạo và đánh giá các hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện về nguồn lựcs(con người, kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất,…)sđể thựcshiện các hoạt động.x
Quản lí hoạt động trảisnghiệm của họcssinh là một trong các thành tố chung cấu thành quảnslý nhàstrường.sQuản lí hoạtsđộng trải nghiệm của họcssinh cũng bao gồm các hoạt động như: xác định mục tiêu, lập kế hoạch và xây dựng chương trình,sxácsđịnh và bố trí nguồn lực trong và ngoài nhà trường,scáchsthức tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Hoạtsđộng trải nghiệm được tiếnshành ngoài giờ trên lớp với sự thamsgia của các lực lượng xãshội dưới sự quảnslí của nhàstrường.sHoạt độngstrải nghiệm được tiếnshành trong chương trình dạyshọc và được diễn ra suốt nămshọc.xxxxxxxxxxx
Trang 291.4.1 Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Mụcstiêu của tổschức hoạt độngstrải nghiệm cho họcssinh khôngsngoài mục đích giúp trẻ phátstriển về thểschất, trí tuệ,skĩ năng,stình cảm và hìnhsthành những yếustố đầu tiên cho quástrình hình thành nhân cách cho họcssinh.sĐối với họcssinh tiểu học,smụcstiêu của tổ chức hoạtsđộng trảisnghiệm chústrọng nhiều hơn vào rèn luyện kĩ năng luyện chữ, kĩ năng làm toán, kĩ năng hợp tác phátstriển tình cảm bạn bè và kĩ năng bảo vệ bảo thân, điều này giúp cho họcssinh có một tâm lí an toàn,stự tin Nội dung quản lí mục tiêu hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học bao gồm: ràssoát để liên tục cập nhật các văn bản quảnslí mục tiêu, phổ biến, triển khai các vănsbản đến với giáosviên và các đối tượng có liên quan một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác; xácsđịnh nội dung các công tác quản lí mục tiêu hoạt động trải nghiệm; xây dựng kế hoạch quảnslí mục tiêu hoạt động trải nghiệm; kiểm tra, bổ sung,smua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lí hoạt động trải nghiệm; kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng,skế hoạch quản lí hoạt động trải nghiệm Quản lí mục tiêu của hoạtsđộng trải nghiệm là quá trình hiệu trưởng triển khai đến toàn thể giáosviên và cán bộ phục vụ, để giáo viên trong tiến trình thực hiện đạt được mục tiêu đề ra Quản lí mục tiêu của tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm của họcssinh tiểu học là quản lý về quá trình thực hiện các hoạt động trải nghiệm.sQuá trình quản lí này nhằm đảm bảo các trường tiểushọc thực hiện đúng theo mục tiêu của giáo dục tiểu học mà Bộ Giáosdục và Đàostạo ban hành Dựa vào các kết quả đạt được,snếu như các mục tiêu được đề ra trong hoạtsđộng trải nghiệm không hoặc chưa đạt được,sngười quản lí (Hiệu trưởng) cần có sự đổi mới về phương pháp quản lí nhằm phù hợp với điều kiện địa phương.xxxxxxxxxxxxxxxxx
1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Quản lí nội dung hoạtsđộng trảisnghiệm cho họcssinh làsquá trình quản lý về lập kếshoạch tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm,schỉ đạo về nộisdung hoạt động trải nghiệm gắn liền với mục tiêu giáosdục.sCông việc đầu tiên của người quản lý về nội dung hoạtsđộng trải nghiệm là phải định hướng được sự vận hành của nhà trường theo kế hoạch đề ra và kế hoạch đó đáp ứng được mục tiêu của chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcssinh.sNội dung cụ thể của công tác quản lý nội dung hoạt động tải nghiệm tại trường tiểu học bao gồm:sPhổ biến chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT qui định;sxác định hệ thống các hoạt động trải nghiệm phù hợp với học sinh tiểu học; tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn,sgiáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải
Trang 30nghiệm theo chủ đề; tập huấn, phổ biến nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi của học sinh; chỉ đạo giáosviên khi lựa chọn hình thức nào để tổ chức hoạt động trải nghiệm cần dựa trên tâm lí lứa tuổi,skinh nghiệm của học sinh, phải để học sinh được thoải mái, chú tâm trong hoạt động trải nghiệm; thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm có đúng theo kế hoạch,sđánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Trong quá trình thực hiện, cán bộ quản lí về nội dung hoạtsđộng trảisnghiệm phải bám sát thực tiễn đễ có những điều chỉnh, cải tiến qui trình thực hiện nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện quản lí nội dung hoạt động trải nghiệm.sNgoài ra, người quản lí cũng căn cứ trên điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất của nhà trường để quản lí nội dung hoạtsđộng trải nghiệm, kếshoạch hóa hoạt động trải nghiệm một cách linh động theo từng thời gian cụ thể,skhông ngừng đổi mới về hìnhsthức và nộisdung quản lí nhằm đạt được mục tiêu về quản lý nội dung hoạt độngstrải nghiệm đã đề ra trước đó.xxxxxxxxxxxxxxxx
1.4.3 Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Quản lí hình thức, phương pháp tổ chức hoạtsđộng trảisnghiệm cho học sinh tại trường tiểuihọc là nhằm xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động trải nghiệm được diễn theo đúng sự kì vọng Thực ra là công tác chỉ đạo của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách về tổ chức các hoạt động trải nghiệm Quản lí hình thức tổ chức này tại trường tiểushọc, về cơ bản được triển khai thực hiện qua các phương diện sau:schỉ đạo giáosviên tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề giáosdục theo yêu cầu của hoạtsđộng giáo dục tại trường tiểu họcs(yêu cầu cần đạt); chỉ đạo giáosviên cần có sự tích hợp, lồngsghép các hoạt động trải nghiệm vào những bàishọc một cách có chủ đích, điều này không chỉ tránh sự nhàmschán đối với họcssinh mà còn tạo ra tính phong phú, sinh động của bài dạy;schỉ đạo giáo viên trong các hoạtsđộng ngoại khóa cần lồng ghép các hoạt động trải nghiệm nhằm tạo cho họcssinh sự hứng thú khi tham gia như: Tham quan các bảo tàng; các di tích lịch sử;…Quản lí hình thức tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm - đây không phải là một hoạtsđộng cứng nhắc mà có sự biến đổi phù hợp với từng lứa tuổi,stừng điềuskiện về môi trường,stính địa phương của trường tiểu học; nhưng về cơ bản, dù tổ chức dưới hình thức nào vẫn phải đảmsbảo được mụcstiêu giáo dục, cụ thể là đảm bảo các yêu cầu cần đạt trong Chương trình Phổ thông 2018 với môn học hoạt động trải nghiệm Nội dung cụ thể của công tác quản lí hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcssinh ở trường tiểu học bao gồm: tích hợp trong các nội dung,scác hoạt động trải nghiệm thường xuyên và định kì; quản lí việc phân công
Trang 31giảng dạy cho giáosviên; quản lí việc thực hiện kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm được lồng nghép, tích hợp trong các môn học; quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcssinh trong và ngoài trường; quản lí công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyênsmôn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcssinh tiểu học Quản lí về nội dung, kế hoạch và hình thức hoạt động trải nghiệm có thực hiện được hay không, hoặc thực hiện đến mức độ nào thì phụ thuộc vào phương pháp tổ chức, điều đó có nghĩa là người quản lí phải quản lí được phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường tiểu học Vì vậy, để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm, cán bộ quản lí cần hiểu đầy đủ về phương pháp tổ chức, các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết phải có của một người tổ chức hoạt động trải nghiệm Muốn vậy, người quản lí cần phải nắm rõ chương trình giáo dục trải nghiệm ở tiểu học đang được vận hành tại địa phương, để có những cải tiến kịp thời, cần chỉ đạo sát với việc lập kế hoạch theo từng tháng, quý hoặc tuần của giáosviên trong tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm, quản lí được công tác đánh giá của giáo viên sau các hoạt động trải nghiệm.xxxxxxxxxxxxx
Trong quá trình giáosviên thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, người quản lí cần quản lí được các phương pháp mà giáosviên đang áp dụng có phù hợp với phương pháp giáo dục tiểu học Trên những cơ sở như vậy, người quản lí có cái nhìn toàn diện, bao quát về giáosviên, đánh giá được những hạn chế và ưu điểm của từng giáosviên qua đó có những biện pháp hướng dẫn, bồi dưỡng nhằm giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện và đổi mới trong công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcssinh tiểu học.xxxxxxxxxxx
1.4.4 Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học để đạt kết quả như mong muốn thì nhà trường cần đảm bảo tốt các điều kiện:xxxxxxxxxxx
- Xây dựng các điều kiện đảm bảo an toàn cho giáosviên và họcssinh trong quá trình diễn ra các hoạt động (bổ sung nội qui, biển báo, ).
- Rà soát cơ sở vật chất, thiết bị để bổ sung, chuẩn bị các điềuskiện cho giáo viên và họcssinh tham gia vào các hoạt động thực tiễn.xxxxxxxxxx
- Chỉ đạo các tổ chuyênsmôn căn cứ vào kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm của các giáosviên trong tổ, đề xuất nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho các hoạtsđộng trải nghiệm để Hiệu trưởng có căn cứ bổ sung và phân bổ hợp lí.xxxxxxxxxxxxxx
- Hướng dẫn giáosviên, tổ chuyên môn và các bộ phận khác khai thác, sử dụng có hiệusquả cơ sở vật chất,sthiết bị hiện có trong tổ chức các hoạt động trải
Trang 32nghiệm cho họcssinh
- Huysđộng và phối hợp với cộng đồng để khai thác các điều kiện vật chất sẵn có ở địa phương vào tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm cho họcssinhs(sân vận động, nhà văn hóa, đơn vị bộ đội, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, trang trại, nhà máy, )
1.4.5 Quản lý công tác đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
- Đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra; chú ý kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm Kiểm tra trước khi tổ chức hoạt động để rà soát các điều kiện đảm bảo, nhằm tổ chức các hoạt động thuận lợi có kết quả tốt;skiểm tra trong quá trình diễn ra các hoạtsđộng để điều chỉnh uốn nắn kịp thời các sai sót (nếu có) hoặc động viên, khích lệ kịp thời những cố gắng, nỗ lực của giáo viên, học sinh trong hoạt động.sKiểm tra sau hoạt động để đánh giá kếtsquả nhằm công nhận thành tích hay xử lý kịp thời các sai phạm, yếu kém xxx
Khi kiểm tra việc thực hiện hoạt động trải nghiệm cần phải: xác định nội dung kiểm tra, xây dựng tiêu chí đánh giá theo từng hoạt động trên cơ sở mục tiêu của hoạt động; Hiệu trưởng kiểm tra việc triển khai và thực hiện các hoạtsđộng trải nghiệm ở tổ chuyên môn; Kiểm tra qua việc dự sinh hoạt chuyênsmôn, dự giờ; kiểm tra khi tiến hành kiểm tra nội bộ nhà trường Kiểm tra giáo viên theo nhiều hình thức như: dự giờ, kiểm tra theo các tình huống, kiểm tra qua quan sát, kiểm tra thông qua thăm dò dư luận, kiểm tra qua các bài test, Đánh giá công bằng hợp lí các kết quả thực hiện của giáosviên, họcssinh để làm cơ sở cho việc triển khai các hoạtsđộng tiếp theo Sau mỗi lần kiểmstra phải có đánh giá cụ thể, công khai, kịp thời việc triển khai thực hiện các hoạtsđộng trải nghiệm
Phần đánh giá cần làm rõ hai việc:
+ Nội dung, cách thức triển khai của giáo viên, sự tham gia học tập của HS; + Tính thực tiễn của hoạt động trải nghiệm và kết quả đạt được sau hoạt động so với mục tiêu đề ra
Sử dụng kết quả kiểm tra để phát huy hay điều chỉnh việc thực hiện hiện các hoạt động trải nghiệm
Trong các nội dung trên, có thể thấy,scác qui trình để thể hiện được tính thực tiễn của cần phải được xét bởi qui trình cuối là đánh giá,schỉ thông qua đánh giá các nhà quản lí mới xem xét được tính hiệu quả của vấn đề, là có hợp lí và khả thi hay không, để có những điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Trang 331.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học
1.5.1 Các yếu tố chủ quan
* Công tác chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên
Việc triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học là một vấn đề mới Các trường tiểu học muốn tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm cần phải có hệ thống chương trình, văn bản hướng dẫn thực hiện từ Bộ GD&ĐT đến các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Nếu hệsthống văn bản chỉ đạo đầy đủ,skịp thời sẽ thuận lợi cho các nhà trường về khâu tổ chức thực hiện.sNếu không có hướng dẫn cụ thể hoặc văn bản chỉ đạo không kịp thời,srõ ràng rất khó khăn cho các trường trong khâu thực hiện Lúc này các trường nếu có triển khai thì cũng là triển khai theo sự sáng tạo của các nhà trường không có sự đồng bộ hay hỗ trợ về chương trình,shình thức tổ chức dẫn đến việc tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm đạt hiệu quả không cao.xxxxxxxxxxxxx
* Năng lực của cán bộ quản lý
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là hạtsnhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ quản lý và hỗ trợ sư phạm cho đội ngũ nhân lực giáosdục của nhà trường; để mọi hoạtsđộng của nhà trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lí, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáosdục Hiệu trưởng giữ vai trò chủ chốt trong việc tổ chức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đáp ứng các hoạtsđộng giáosdục của nhà trường Đối với việc tổ chức các hoạtsđộng trảisnghiệm, người Hiệu trưởng giữ vai trò nòng cốt, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm, chỉ đạo triển khai bố trí nhân lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cũng như lựa chọn các hình thức hoạtsđộng trải nghiệm cho phù hợp và xác định được mối gắn kết của các hoạt động đó với việc phát triển năng lực phẩm chất cho người học Nếu người Hiệu trưởng hiểu rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, nắm rõ qui trình quản lí hoạt động trải nghiệm, sử dụng hợp lí đội ngũ giáosviên thì việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ diễn ra một cách phù hợp, khoa học và hiệu quả Nếu Hiệu trưởng không nhận thức đúng, không có kế hoạch cụ thể, phù hợp với nhà trường thì trong quá trình quản lí sẽ làm giảm đi hiệu quả của các hoạt động đó Họcssinh sẽ là người bị ảnh hưởng lớn nhất, những ảnh hưởng đó có thể sẽ liên quan đến việc hình thành nhân cách của học sinh sau này
Tóm lại, năngslực của cán bộ quản lí sẽ mang tính quyết định đến sự thành công của tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm Nếu người quản lí có sự nhận thức đầy đủ
Trang 34sẽ biết huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm cho họcssinh tiểu học được diễn ra đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
* Trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáosviên là người trực tiếp tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm Vì vậy, năng lực và phẩm chất của giáo viên sẽ quyết định đến chất lượng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm Nếu đội ngũ giáosviên được tập huấn đầy đủ để có nhận thức và hiểu đúng ý nghĩa của hoạtsđộng trải nghiệm thì mới có thể chủ động trong việc tìm tòi đầu tư công sức tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm cho họcssinh Từ đó, mới biết xây dựng kế hoạch thực hiện với nội dung phù hợp, hình thức tổ chức hợp lý, thu hút được họcssinh tham gia hoạtsđộng trải nghiệm và sẽ đem lại được kết quả như mục tiêu đã đặt ra Ngược lại, nếu đội ngũ giáosviên không có hiểu biết về vấn đề đó, không có ý thức trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, không biết xây dựng giáo án theo kế hoạch một cách cụ thể thì hoạt động sẽ chỉ rơi vào hình thức, kém hiệu quả Theo đó, trong quản lí trường học, Hiệu trưởng phải quan tâm đến phát triển năng lực đội ngũ giáosviên để giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao Năng lực tổ chức các hoạtsđộng trải nghiệm của giáosviên trực tiếp phụ trách sẽ là nhân tố trực tiếp để kế hoạch mà cán bộ quản lý đề ra được đi vào thực tiễn của hoạtsđộng giáosdục, giáosviên không chỉ là người khởi động hoạt động giáo dục mà còn là người trực tiếp tham gia cùng hoạtsđộng giáo dục đó
1.5.2 Các yếu tố khách quan
* Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi bậc tiểu học, các em đã chuyển từ vui chơi sang học tập Song nhu cầu vui chơi ở các em vẫn còn rất lớn.sThông thường, vẫn gặp những trẻ chưa quen với nỗ lực trí tuệ: chúng chỉ có thể giải quyết một nhiệm vụ nào đó được đặt ra trên lớp khi nhiệmsvụ đó mang tính chất trò chơi.sHoạtsđộng trải nghiệm cần tạo ra nhiều sân chơi cho họcssinh, giúp cho các em được chơi mà học, học mà chơi -sphù
hợp với lứa tuổi của các em Giác quan tri giác và quan sát hiện thực bên ngoài của
họcssinh tiểushọc đã được phát triển nhưng chưa hoàn thiện Các em nhìn và cảm nhận những đối tượng bên ngoài một cách thiếu chính xác, phân biệt trong các đối tượng đó không phải những dấu hiệu đặc điểm cơ bản mà chỉ là những dấu hiệu và đặc điểm ngẫu nhiên Do đó, trong các hoạtsđộng giáo dục cho họcssinh, việc sử dụng đúng đắn phương pháp trực quan, tăng cường sử dụng kênh hình sẽ giúp phát
triển khả năng quan sát của trẻ em lứa tuổi tiểu học hơn
Ngoài ra, học sinh tiểu học chưa có sự chú ý bền vững Các em không thể tập trung làm việc trong thời gian dài; sự chú ý bền vững không lâu, dễ bị xao nhãng; đặc biệt là vào đầu giờ học Với học sinh lớp Một, đầu năm học chỉ có thể tập trung
Trang 35làm việc 5s-s7 phút Đến cuối năm học, thời gian chú ý làm việc của các em sẽ tăng đến 20 - 26 phút Với học sinh lớp Bốn, lớp Năm thì sự chú ý có thể được duy trì mà không có mệt mỏi đáng kể trong thời gian 40 phút Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động giáosdục, giáo viên tiểu học cần phải nắm được đặc điểm này để thiết kế các
hoạt động một cách đa dạng, thu hút sự chú ý của các em
Đặc điểm nổi bật nhất đối với sự tưởng tượng của học sinh tiểu học là tính hiện thực Sự tưởng tượng của các em ở lứa tuổi này thể hiện ở chỗ mang nhiều yếu tố nhớ lại đơn giản và mang tính chất bắt chước Do vậy, các nội dung giáosdục qua hoạtsđộng trải nghiệm phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của bản thân
học sinh, phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực tế của các em Đặc biệt là học sinh
tiểu học tiến hành hoạt động của mình chỉ dựa vào các mục đích trước mắt, còn các mục đích lâu dài thì các em chưa thể hiểu được Chính vì thế, khi xác định mục tiêu giáosdục cho học sinh tiểu học, người giáo viên cần phải phân chia mục tiêu đó ra
thành một số mục tiêu cụ thể, dễ hiểu và gần gũi đối với các em
Bên cạnh đó, tình cảm có vị trí đặc biệt với họcssinh tiểu học Bởi vì, nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em Nếu tình cảm tốt đẹp thì nó sẽ thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn Học sinh tiểu học rất đa cảm, dễ xúc động Các hình thức hoạt động như sắm vai, diễn tiểu phẩm, về những chủ đề giáosdục gây cho trẻ một hứng thú đặc biệt Các em hoạtsđộng một cách nhiệt thành, hào hứng và luôn mong chờ những hoạtsđộng tiếp theo
* Điều kiện cơ sở vật chất
Để tổ chức thực hiện hoạtsđộng trảisnghiệm theo địnhshướng phátstriển năng lực họcssinh đạt hiệu quả,scơ sở vật chất đóng vai trò rất quan trọng Bởi vì, cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi giúp cho hoạtsđộng đạt kết quả cao Cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn học tập cho hoạtsđộng trải nghiệm trong các trường tiểu học nếu được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho họcssinh trải nghiệm, họcssinh hứng thú để dễ dàng đọc, hiểu và nhớ nội dung tri thức Do đó, cần có sự đầu tư về máy cassette, phòng Lab, projector, máy chiếu, Song song đó là việc trang bị tài liệu tham khảo, hướng dẫn về hoạt động trải nghiệm cũng có ý nghĩa quan trọng Đó chính là cơ sở để giáosviên có thể tự học, tự bồi dưỡng và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạtsđộng trải nghiệm của học sinh
* Phụ huynh học sinh và cộng đồng dân cư
- Mục đích của côngstác này nhằm phát huy sức mạnh của những lực lượng giáosdục này, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của giasđình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lí, giáosdục con em mình, hơn nữa tạo ra những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trang 36Vì vậy,sthực hiện việc phối hợp này có hiệu quả thì sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các emxđược giáosdục ở mọi lúc, mọi nơi.xxxxxxxxx
Tiểu kết chương 1
Hoạtsđộng trải nghiệm là hoạtsđộng, trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, họcssinh trực tiếp tham gia vào thực tiễn cuộc sống học tập, lao động, hoạt động xã hội,… Qua đó, phát triển tình cảm, phẩm chất nhân cách, đạo đức, các năng lực học tập, tích lũy kinh nghiệm cũng như phát huy khả năng sáng tạo của bản thân Chính vì thế, hoạt động trải nghiệm theo có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh tiểu học Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống và tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới cho bản thân các em Ngoài ra, giáosviên cần phối hợp với các lực lượng giáosdục trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạtsđộng trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học.xxxxxxxxxx
Trong quản lí hoạtsđộng trải nghiệm của họcssinh cần đòi hỏi cán bộ quản lí cần thực hiện quá trình tác động đó qua các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạtsđộng trải nghiệm của họcssinh ở trường tiểu học,… Các yếu tố như: nhận thức của cán bộ quản lí, năng lực của cán bộ quản lí, nhận thức và năng lực của đội ngũ giáosviên, sự quan tâm của chính quyền địa phương,…đây là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạtsđộng trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học.xxxxxxxxxxx
Trang 37CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1 Mục tiêu khảo sát
Thông qua thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng quản lí hoạtsđộng trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố ĐàsNẵng, làm cơssở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạtsđộng trải nghiệm cho Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn Quận nhằm nâng cao chất lượng giáosdục tiểu học
2.1.2 Đối tượng và quy mô khảo sát
Tác giả phát phiếu khảo sát đến nhóm đối tượng:
- 12 cán bộ quản lý (9 cán bộ quản lý của 9 trường tiểu học công lập, 2 lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, 1 chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học)
- 100 giáo viên của 9 trường tiểu học công lập
Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn cán bộ quản lí trường tiểu học, giáo viên, phụ huynh học sinh về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm và quản lý các hoạtsđộng trải nghiệm trong các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
2.1.3 Nội dung khảo sát
Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học
+ Khảo sát thực trạng nhận thức về HĐTN cho học sinh và tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học
+ Thực trạng quản lí HĐTN của các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
Đối với giáo viên các trường tiểu học
+ Khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học + Đánh giá về thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
Đối với phụ huynh học sinh: Phỏng vấn về thực trạng mức độ tham gia của
phụ huynh với các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học
Đối với học sinh: Phỏng vấn về mức độ tham gia của học sinh trong các hoạt
động trải nghiệm
Trang 382.1.4 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
Về công cụ khảo sát:
- Xây dựng 01 mẫu phiếu khảossát dành cho đối tượng là cán bộ quản lí (phụ lục số 1), 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho giáosviên (phụ lục số 2), 01 mẫu phiếu lấy ý kiến biệnspháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạtsđộng trải nghiệm ở các trường tiểu học (phụ lục 3), 01 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cha mẹ học sinh (phụ lục 4), các câu hỏi phỏng vấn dành cho cán bộ quản lí Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận, phụ huynh, họcssinh để tìm hiểu nhận thức, tầm quan trọng của công tác quản lí hoạtsđộng trải nghiệm, đánh giá việc thực hiện và mức độ thực hiện nội dung quản lí hoạtsđộng trải nghiệm của Hiệu trưởng các nhà trường hiện nay Đối với phiếu hỏi cán bộ quản lí gồm 4 câu (trong đó có 2 câu hỏi mở, 2 câu hỏi đóng) Với các nội dung hỏi về nhận thức về mục đích, ý nghĩa của HĐTN, tác giả dùng câu hỏi hai lựa chọn: Đồng ý hay Không đồng ý, với các nhận định gợi ý và có phần cho người được hỏi nêu ý kiến riêng (nếu có) Để đánh giá thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm, tác giả sử dụng thang đo 4 bậc tương ứng với các mức độ thực hiện Tốt, Khá, Trung bình, Yếu
* Tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu: Thang đo quy ước mức độ:
Để tiến hành khảo sát thực trạng quản lí hoạtsđộng trải nghiệm ở các trường tiểu học Quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, tác giả đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Một là, tổschức nghiên cứu hồ sơ nhà trường bao gồm:s
+ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp; Báo cáo sơ kết học kì; Báo cáo tổng kết năm học; Lịch hoạt động năm học; Kế hoạch hoạt động từng tháng từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023;
+ Tổ chức nghiên cứu hồ sơ của tổ chuyên môn và giáo viên: Kế hoạch tổ chuyên môn; Kế hoạch của giáo viên; Sổ báo giảng; Kế hoạch dạy học của giáo viên ở các trường tiểu học, qua nghiên cứu hồ sơ để thu thập các minh chứng cụ thể làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định khái quát về việc quản lý triển khai các
Trang 39hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thuộc phạm vi nghiên cứu Quan sát thực tế hoạt động trải nghiệm của nhà trường, quản lý hoạtsđộng trải nghiệm của hiệu trưởng và dự giờ các tiết hoạt động tập thể, để có những nhận định xác thực hơn về mức độ thực hiện.xxxxxxxxxxxxxxxxxx
- Hai là, phát phiếu cho các đốistượng đã xác định và thu về để xử lý Các phiếu thu được sẽ phân loại phiếu điền đủ thôngstin, phiếu không đủ thông tin; các câu hỏi theo thang 4 bậc qui ra điểm số để đánh giá mức độ thực hiện bằng điểm số trung bình, trong đó loại tốt tương ứng với 4 điểm, khá 3 điểm, trung bình 2 điểm và yếu 1 điểm; các câu hỏi thểshiện sự đồng ý hay không đồng ý xác định theo tỷ lệ % và X , các câu mở tổng hợp theo các nhóm ý kiến để để đưa ra nhận định chung Số lượng phiếu phát ra, thu về, thông tin đốistượng tham gia khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát
Đối tượng khảo sát
Ngoài việc điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả tiến hành phỏng vấn 01 đại diện cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận, 01 Hiệu trưởng nhà trường, 02 Phó hiệu trưởng nhà trường, 05 giáo viên, 02 giáo viên Tổng phụ trách Đội
Việc phỏngsvấn nhằm làm sáng tỏ thêm một số nộisdung về thực trạng quản lí hoạtsđộng trải nghiệm trong trường tiểu học Kết quả khảo sát thực trạng được tổng hợp và trình bày trong các mục tiếp theo
2.2 Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục & Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
2.2.1 Khái quát về diều kiện tự nhiên
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố, gồm 04 đơn vị hành chính cấp phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý Diện tích toàn quận là 36,72 km2, chiếm 3% diện tích toàn thành phố Dân số: 68.270 người, chiếm
Trang 407,37% dân số toàn thành phố, mật độ dân số: 1.769 người/km2 (Theo niên giám
thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010)
Quận Ngũ Hành Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, có hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất cát; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có bờ biển dài, có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật tương đối đa dạng, có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy rất thuận lợi, nối liền với trung tâm thành phố, nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
Các cấp lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng đang tập trung chỉ đạo và đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển của quận với mục tiêu phát triển tổng quát: tiếp tục xây dựng quận trở thành quận thuộc nhóm đô thị du lịch, là một trong những khu trung tâm du lịch của thành phố Đà Nẵng;sđầu mối giao thông quan trọng về vận tải phía đông nam của thành phố;slà quận với hạ tầng cơ sở phát triển mạnh trong các lĩnh vực như: y tế, bưu chính viễn thông, Giáo dục và Đào tạo; địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cùa thành phố Đà Nẵng
Về cơ cấu kinh tế, Quận dịch chuyển theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và tăng về du lịch, dịch vụ, thương mại Diện mạo đô thị đang hình thành rõ nét, hệ thống chính trị ổn định.xxxxxxxxxxxxxxxxxx
Tuy nhiên,shiện nay toàn Quận đang trong giaisđoạn thực hiện quy hoạch đô thị Việc di dời và giải tỏa tiến hành trên diện rộng, nên phần lớn người dân không còn đất canh tác, một bộ phận chưa có việc làm, một bộ phận tham gia lao động phổ thông hoặc làm việc theo thời vụ, kèm theo sự khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid 19 nên đời sống không ổn định, việc quan tâm chăm sóc và đầu tư cho việc học của con em còn hạn chế.xxxxxxxxxxxx
2.2.3 Tình hình phát triển giáo dục quận Ngũ Hành Sơn
2.2.3.1 Tinh hình chung
Hệ thống giáo dục trên địa bàn Quận trong những năm vừa qua luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư về mọi mặt, có chất lượng giáosdục vào loại tốt của thành phố Đà Nẵng.sQuy mô mạng lưới trường lớp phát triển rộng và đều khắp; toàn quận có 04 trường THCS, 09 trường Tiểu học (hệ công lập), 02 trường tư thục có nhiều cấp học (trong đó có cấp Tiểu học) và 14 trường Mẫu giáo - Mầm non Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụ chuyên môn - quản lý; cơ sở vật chất, thiết bị từng bước được đầu tư và tăng cường đủ đảm bảo cho việc đáp ứng đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong quận và việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện