1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật lớp chi tiết, sựkiện, biến cố; lớp văn bản tác phẩm; lớp nghệ thuật của tác phẩmvà lớp tư tưởng qua bài thơ người con gái việt nam

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thơ ca cách mạng của ông đã tạo ra những bản hùng ca tuyệt đẹp, trong đó nổi bật nhất là bản hùng ca về người phụ nữ.. Họ đã dũng cảm và hy sinh bản thân vì mục đích, lý tưởng cao đẹp.Cả

Trang 1

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNGNHÓM 6

Chủ đề: Phân tích cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật: Lớp chi tiết, sự

kiện, biến cố; Lớp văn bản tác phẩm; Lớp nghệ thuật của tác phẩm và Lớp tư tưởng (triết học và mỹ học của tác phẩm) qua bài thơ “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu.

NỘI DUNG1 Cấu trúc của đời sống nghệ thuật

1.1 Hiện thực thẩm mỹ

năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Gia đình bà có 7 anh chị em thì có tới 5 người là liệt sĩ Ngay tại nghĩa trang liệt sĩ Quảng Nam, mộ 3 chị em của chị bà cùng đặt ở đây

Trần Thị Lý chính là cháu nhà cách mạng Trần Cao Vân, người đã nhiều lần mưu toan chống Pháp và bị đi đày ở Côn Đảo 6 năm Năm 1916, Trần Cao Vân cùng Thái Phiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Quang Phục hội Khởi nghĩa thất bại, 2 ông bị bắt và bị chém ở cố đô Huế +Đầu năm 1952 bà bị thực dân Pháp và tay sai địa phương vây bắt và đưa về giam tại đồn Vân Ly – Gò Nổi.

+Tháng 6 năm 1955, Trần Thị Lý bị địch bắt lần thứ hai, chúng tra tấn vô cùng dã man, nhưng chị vẫn kiên quyết không khai, bảo vệ bí mật của Đảng và cơ sở cách mạng =>Sau 5 tháng giam cầm, tra tấn không khai thác được gì, chúng buộc phải trả tự do cho chị +Tháng 6 năm 1957, trong lúc đang làm nhiệm vụ, Trần Thị Lý bị địch bắt lần thứ ba Mặc dù phải chịu mọi cực hình tra tấn cực kỳ

Trang 2

dã man của kẻ thù “điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung”, nhưng tinh thần chị không hề lay chuyển.

+Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, địch cho rằng chị không thể sống được nữa nên đem vứt chị ngoài nhà lao Trần Thị Lý được cơ sở đưa về nhà chăm sóc, sau đó được đưa ra khỏi Gò Nổi và được tổ chức đưa ra miền Bắc chữa trị các vết thương.

+Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt – Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt Hồ sơ bệnh án ghi: “Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg Tình trạng bệnh: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục”.

+Trong những năm tháng chị điều trị tại Bệnh viện Việt Xô, nhà thơ

Tố Hữu khi đến thăm chi đã xúc động và viết tặng chị bài thơ “Ngườicon gái Việt Nam” để tôn vinh sự kiên trinh, bất khuất của chị Bài

thơ sau đó đưa vào sách giáo khoa, được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế Trần Thị Lý chính là bằng chứng sống tố cáo tội ác chiến tranh lúc đó.

1.2 Văn nghệ sĩ

Nhà thơ Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê quán ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế Sinh ra và lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang bùng lên mạnh mẽ trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Tố Hữu đã mau chóng tiếp thu lý tưởng cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

+ Năm 12 tuổi mẹ mất; năm 13 tuổi vào học tại trường Quốc học Huế.

Trang 3

+Năm 1936, Tố Hữu tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế;

+Năm 1937, Tố Hữu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

+Tháng 4/1939, bị thực dân Pháp bắt và kết án hai năm tù giam ở Huế Do đấu tranh chống tra tấn, Đồng chí bị thực dân Pháp tăng án tù và đày đi Lao Bảo, rồi Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, sau đó đi trại tập trung Đắk Lay (Kon Tum) trong nhiều năm.

1.3 Tác phẩm

Những tác phẩm của ông là những bài ca cách mạng, phản ánh chân thực các giai đoạn lịch sử, hừng hực tính chiến đấu và giàu tính trữ tình, có tính tư tưởng cao, sức động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước

Thơ ca cách mạng của ông đã tạo ra những bản hùng ca tuyệt đẹp, trong đó nổi bật nhất là bản hùng ca về người phụ nữ Họ là người bà thắp lửa, người mẹ cầm súng, người vợ nơi hậu phương chung thủy chờ chồng, là những cô gái thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi dũng cảm, kiên trung, hiến dâng trọn đời mình cho Tổ quốc Ta bắt gặp hình ảnh những Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thơ Tố Hữu như mẹ Suốt, sáu mươi tuổi vẫn “một tay lái chiếc đò ngang” đưa bộ đội qua sông, sự chân tình mà đầy bất khuất của mẹ đã khiến bao thế hệ cảm phục, trở thành nguồn sức mạnh cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ ta vững tay súng như qua câu thơ trong bài thơ “Mẹ Suối” của Tố Hữu.

Trang 4

Còn có thi nhân trân trọng và ngợi ca những người phụ nữ của thời đại mới, thoát khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến hòa vào công cuộc chung, luôn mang tâm thế sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn.

“Mười tám tuổi, em bắt đầu với con đường của ÐảngÐường đánh Mỹ, đường Bắc Nam xuyên qua những lèn cao đá

Ðẹp biết mấy khí phách anh hùng Chúng ta vẫn nhớ về Võ Thị Sáu, người con gái Ðất Ðỏ “chỉ biết đứng, không biết quỳ”:

“Người con gái trẻ măngGiặc đem ra bãi bắnÐi giữa hai hàng línhVẫn ung dung mỉm cười”

Hay Trần Thị Lý, người con gái Quảng Nam bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất Và “Người con gái Việt Nam” là một trong những thi phẩm có tác động đến bao cảm xúc người đọc.

1.3.1 Văn hóa thẩm mỹ

Nàng tiên Việt Nam là một hình tượng trong truyền thuyết và văn hóa dân gian của đất nước Họ thường được miêu tả như những người phụ nữ xinh đẹp, tinh khôi và có sức mạnh siêu nhiên Nàng tiên Việt Nam thường được liên kết với thiên nhiên và yếu tố tâm linh Họ thường xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích để giúp nhân

Trang 5

vật chính vượt qua khó khăn, hoặc mang lại điều may mắn và hạnh phúc cho những người đáng trân trọng Nàng tiên Việt Nam cũng thể hiện cái đẹp văn hóa và lòng tự hào dân tộc của người Việt Đây là các hình ảnh tượng trưng cho nữ tính, được xem như biểu tượng của vẻ đẹp, tinh thần và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam Tuy nhiên với “Em là ai cô gái hay nàng tiên” đã dậy lên cho ta sự rung động mãnh liệt và sự xót xa về những tấm lòng Họ đã dũng cảm và hy sinh bản thân vì mục đích, lý tưởng cao đẹp.

Cả những hình ảnh trên đều đại diện cho tinh thần, phẩm chất, sức mạnh và lòng nhân ái của người phụ nữ Việt Nam Các tác giả sử dụng các hình ảnh truyền thống này để tôn vinh và ca ngợi vai trò và giá trị của người phụ nữ trong xã hội và lịch sử Việt Nam.

“Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh Trên mình em đau đớn cả thân cành!”

Có thể thấy được sự ấm áp, tình cảm và lòng biết ơn trong văn hóa và truyền thống của người Việt Nam Sự tôn trọng, quan tâm và chăm sóc đối với người khác cũng là một điểm nhấn trong nền văn hóa của đất nước này Bàn tay được miêu tả như đôi lá còn xanh, biểu hiện sự tươi mới, sức sống và lòng nhân ái của người phụ nữ Nhạy cảm và biết ơn sự đau khổ của người khác: Câu "Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh, trên mình em đau đớn cả thân cành!" cho thấy người viết nhạy cảm và biết ơn sự đau khổ, nỗi buồn của người mình thương yêu Nét nhạy cảm và lòng biết ơn là một trong những truyền thống văn hóa của người Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình và yêu thương đồng loại Chiến tranh xảy ra tất yếu đòi hỏi dân tộc phải đoàn kết đồng lòng chiến đấu, mỗi con người đều sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc của cả đất

Trang 6

nước Càng trải qua nhiều chiến tranh, dân tộc ta càng thấm thía sức mạnh của yêu thương, đùm bọc và đoàn kết trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, chính nhờ có tình thương dân tộc ta mới có được những chiến thắng vang dội, mang lại hòa bình độc lập và tự do Mặc dù cô gái anh hùng đã không còn, thế nhưng chị vẫn thắng, thắng chính bản thân mình Đã vượt lên lòng riêng, vì cái chung, vì một lòng yêu nước Và chính vì sự hi sinh cao cả ấy, cho dù người có mất nhưng đời đời người dân vẫn nhớ mong, rằng có một nữ anh hùng đã anh dũng, là một bông hoa luôn tỏa ngát hương cho đời Và mãi là đồng bào của nhau, vẫn là ánh sáng soi đường cho thế hệ sau và những mất mát tổn thương ấy “Cả Nước sẽ ôm em” như ôm khúc ruột của mình và “Cả Nước ôm em” vì em ngày em không còn nữa đã có những người đau lòng nhưng không khỏi tự hào vì em “Máu tiếp máu” được hiểu như sự hy sinh của các thế hệ cha ông đi trước mà thế hệ của chị Lý và cả thế hệ của chúng ta ngày nay vẫn phải tiếp tục đảm nhiệm trên vai trọng trách giữ nước và bảo vệ đất nước “Máu tiếp máu” còn là sự đoàn kết của mọi người giúp đỡ chị Lý trốn thoát và cứu sống chị khỏi cuộc truy lùng của quân địch Sự hi sinh của chị không phải cho mình mà cho quê hương, cho Tổ Quốc, cho loài người Sự sống kỳ diệu đã làm nên những điều kỳ diệu để hôm nay có một Việt Nam anh hùng của những người anh hùng Chị đã trở về trong vòng tay của tình yêu thương tha thiết, đã trở thành tâm điểm của thế giới Cả nhân loại đã hường về chị, hướng về người con gái Việt Nam anh dũng quật cường Chính trong hoàn cảnh ấy, vẻ đẹp kiên cường của chị trở nên đẹp đẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết Chị vừa là người góp phần làm nên đất nước, vừa là người con của đất nước Người con bé nhỏ được ôm ấp vỗ về bởi bà mẹ quê hương.

Chúng ta được sinh ra và lớn lên bằng những lời ru tiếng hát, những điệu hò câu hát của bà và mẹ, nuôi nắng bằng sự yêu thương.

Trang 7

Lời ru đó có thể bắt nguồn từ những làn điệu dân ca ngọt ngào, hay những câu ca dao dịu dàng sâu lắng Những câu ca dao được đi vào trong lời ru đầy êm ái và chứa đựng tinh hoa truyền thống của dân tộc ta Và bên cạnh giường nệm đầy lạnh lẽo ấy đã được cất lên những khúc ca ngọt ngào, giọng hát đò đưa thân thương như cách mà em được yêu thương, âu yếm và xoa dịu, là yếu tố tạo nên sự ấm áp và an toàn của giấc ngủ của cô gái Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì vào những giấc mơ và cho dù là đi vào một thế giới khác.

“Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ”

Ở đây ta thấy được Văn hóa thẩm mỹ chính là: “Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ”, thể hiện vẻ đẹp truyền thống của dân tộc luôn đề cao và coi trọng sức mạnh và tinh thần của lớp người trẻ tuổi đối với một đất nước Bác Hồ cũng đã từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Người trẻ có sức mạnh, niềm tin, ý chí và lý tưởng yêu nước và đó cũng là hứ hẹn về một tương lại, một vùng trời mới

1.3.2 Quan điểm thẩm mỹ

Quan niệm từ xưa đã cho rằng, phụ nữ ngày xưa được cho rằng mái tóc đẹp là mái tóc dài, mượt, đen, thơm và hoàn toàn tự nhiên Đó là lý do vì sao các cô gái thời xưa rất ít khi cắt tóc, họ cứ để cho tóc dài Nhà thơ Tố hữu vẫn quan niệm như thế và mái tóc của nhân vật đã được so sánh với mây và suối, tượng trưng cho sự mềm mại và dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam Mái tóc người con gái mang ý nghĩa thật sự quan trọng, người con gái không cắt tóc của mình, luôn để tóc dài và không thể thấy được mái tóc ngang vai đầy hiếm hoi vào lúc bấy giờ Tóc quan trọng và ý nghĩa đến nỗi người ta lấy tóc se duyên, cắt tóc còn có nghĩa là đoạn tuyệt tình nghĩa vợ chồng.

Trang 8

Mái tóc mang ý nghĩa rất quan trọng và trong mắt nhà thơ mái tóc của chị rất đẹp, đẹp và mượt, đẹp như tiên, một vẻ đẹp mang nét truyền thống

Với quan điểm từ xưa đến nay, hình tượng người con gái truyền thống luôn gắn liền với sự dịu dàng, nết na Những cố gái tưởng như "chân yếu tay mềm" đã góp một phần lớn công lao to lớn bảo vệ vùng trời của Tổ quốc Nhưng ở đây hình ảnh sự kiên cường toát lên trong ánh mắt của người nữ chiến sĩ trong bức ảnh, cùng với làn da được so sánh với sắt và đồng, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường và sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh hôn bàn chân, đây là một cử chỉ thể hiện sự trân quý, nâng niu Cùng với quan điểm người xưa bàn chân người con gái thời xưa được giấu kĩ một cách kín đáo và không được cho người khác nhìn thấy, đặc biệt là người khác giới Hành động hôn, cũng là một hình động riêng tư, nhưng ở đây, tác giả mong muốn được hôn vào bàn chân của người anh hùng Tự đặt câu hỏi vì sao lại là bàn chân, mà không phải là mái tóc, bàn tay của người con gái anh hùng Có thể hiểu rằng, với bàn chân nhỏ bé ấy, một người con gái chân yêu tay mềm, nhưng đã chinh chiến hết những cuộc chiến gian nan và đã hi sinh trọn lòng với Tổ Quốc Theo quan điểm của ông bà ta ngày xưa: "Nam nữ thọ thọ bất tương thân", nam nữ cần phải giữ khoảng cách với nhau khi là người xa lạ, bàn chân là một bộ phận riêng tư và nhạy cảm của người phụ nữ, ở đây người nam đã hôn vào chân cô gái như một cách tri ân và biết ơn người con gái đã hy sinh thanh xuân cho Tổ Quốc thân yêu Đôi chân ấy đã bước trên đá trường sơn, hành bước gian nan và cũng đôi chân ấy đã tự mình vững bước đi theo ánh sáng của chân lí Cùng với hành động "nâng bàn tay" và "nắm chặt" của nhà thơ dành cho cô gái anh hùng có thể thấy tình cảm quan tâm và trân trọng nâng niu.

Trang 9

Quan điểm thẩm mỹ tiếp theo là mái tóc xanh lại ngày xuân, thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ, mang nét đẹp của hình tượng người phụ nữ thời xưa.

“Cho lại hồng đôi má”, “thịt da em nở trắng ngần”, đây chính là quan điểm thẩm mỹ, đôi má hồng và thịt da trắng ngần của người phụ nữ tượng trưng cho vẻ đẹp tuổi trẻ trong trẻo, tinh khiết, sức sống mạnh mẽ của người con gái trẻ tuổi đầy khát vọng sống

Quan điểm thẩm mỹ “Đôi gót đỏ”, gót đỏ hồng hào đầy đặn tượng trưng cho hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ sung túc, có một cuộc sống ấm no viên mãn, mang ý nghĩa về một niềm tin tích cực trong tương lai bằng sức trẻ và sự dũng cảm của mình và của những người đồng chí đồng đội, họ sẽ bảo vệ được đất nước thân yêu và sẽ có ngày độc lập họ quay trở về quê nhà và hạnh phúc bên gia đình, quê

hổi, một sự nhiệt huyết, mọt mong muốn vững chắc rằng vẫn “sẽ đi” Dù trên con đường dài vô tận thênh thang ấy, nhưng với niềm tin vững bước và một lòng một hướng đến đất nước thân yêu, cho dù đã ngã xuống với nhưng thân xác và tâm hồn em vẫn còn đó, vẫn sắc son, trung thành, nhưng sao vàng rực rỡ trên vai.

Như quê em gò nổi Kỳ Lam Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang

Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp

Trang 10

Hỡi em, người con gái Việt Nam!” Niề

tin ở đây không còn là sự tin tưởng về mặt tin thần mà nó đã trở thành sắt

thép, cứng cỏi, vững vàng và sáng mãi, quyết thắng đến cuối cùng.

Với quan điểm gò nổi Kỳ Lam là cái nôi của phong trào cách mạng, với vùng đất nhỏ bé này đã có rất nhiều danh nhân đã sinh ra và lớn lên tại đây Mặc dù gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc phát triển kinh tế do thiên tai nhưng những cư dân ở đây vẫn một lòng bám trụ mảnh đất quê hương này, để rồi những anh hùng, danh nhân bắt đầu xuất hiện ở vùng đất Gò Nổi này Nhà thơ vẫn tin rằng cũng như chị Lí đã kiên cường như nơi mà chị đã sinh ra và lớn lên, dù đã bị hành hạ đầy thương xót, đến lúc ngã mình vẫn trọn lòng với đất nước Con người chị đã được dung dưỡng từ miền đất thân thương này Vẫn mạnh mẽ và đanh thép, vẫn quật cường dù khó khăn bủa vay, đã hy sinh thân mình cho hòa bình độc lập, mãi là người con gái Việt Nam

Bài thơ kết thúc bằng lời ca ngợi sự sống lại của người con gái Việt Nam Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình và hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa Người con gái Việt Nam đã sống lại và sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ, trở về quê mẹ và đi trên đường ấy thênh thang như những ngày xưa Đôi mắt của em sáng mãi niềm tin tươi ánh thép, như quê em gò nổi Kỳ Lam.

1.3.3 Tình cảm thẩm mỹ

Những đức tính anh dũng, can trường và lòng yêu nước mãnh liệt của người con gái Việt Nam được thể hiện qua bài thơ cùng lời tôn vinh sự hy sinh của những người phụ nữ đã đóng góp cho Tổ quốc và những người phụ nữ hiện đang đứng lên để xây dựng đất nước Người con gái Việt Nam không chỉ là những cô gái xinh đẹp mà còn là những người có trái tim vĩ đại, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc.

Trang 11

Người con gái vững vàng tiến lên bằng đôi chân của mình, theo lý tưởng đã chọn quyết không lùi bước trước bất kỳ khó khăn gian khổ nào Sự hi sinh cao cả của thế hệ đi trước chính là động lực cho các thế hệ sau Hình ảnh chị Trần Thị Lý sẽ mãi là niềm tự hào cho phụ nữ Việt Nam, mãi mãi tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc Trở thành hồn thiêng sông núi chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ phải gìn giữ, phát huy.

1.3.4 Loại hình trác tuyệt

Trác tuyệt thanh cao

Hình ảnh người con gái Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, nhiều cô gái trẻ đã dành trọn những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời mình chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc Hình ảnh đặc trưng của người nữ du kích với mái tóc dài tết Khuôn mặt của người nữ chiến sĩ toát lên một sự quả cảm và kiên định Trong những năm tháng gian nguy của đất nước, hàng vạn cô gái đã tình nguyện lên đường bảo vệ non sông.

Trác tuyệt huy hoàng

Lòng yêu Đất Nước, vượt lên cả tình riêng, lý tưởng Cách Mạng và tinh thần thép để quyết chiến quyết thắng giành lại độc lập.

1.4 Bạn đọc

Khi nhà thơ Tố Hữu đến thăm Trần Thị Lý, ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động Tháng 12-1958, bài thơ Người con gái Việt Nam của ông ra đời (sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng) “Người con gái Việt Nam” là một trong những thi phẩm có tác động đến bao cảm xúc người đọc, gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:49

Xem thêm:

w