Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng x
Trang 2Thành phố - 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Nhiệm vụ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Khái quát về động lực và tạo động lực làm việc 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Biểu hiện động lực làm việc của lãnh đạo, cán bộ công chức cơ quan hành chính nhà nước 3
2.2 Động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện 4
2.2.1 Thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện 4
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân trong công tác tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện 12
2.2.3 Các yếu tố tác động đến động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện 14
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện trong thời gian tới 16
2.3.1 Tăng cường động lực và hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức trong bối cảnh cải cách hành chính 16
2.3.2 Nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn mới 18
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
3.1 Kết luận 20
3.2 Kiến nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 5PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi xây dựng lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nănglực, trình độ, tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ Nhân dân, góp phần quan trọngvào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước (Vũ Mạnh Hùng, 2023)
Động lực làm việc của lãnh đạo, cán bộ công chức liên quan đến sự tập trung,hiệu quả, chất lượng và năng suất làm việc Trình độ, năng lực của lãnh đạo, cán bộcông chức có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả công tác Tuy nhiên, lãnhđạo, cán bộ công chức có năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm việc hiệu quả nếu thiếuđộng lực làm việc Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhànước phải luôn quan tâm tạo động lực làm việc (Nguyễn Thị Hảo Tâm, 2021).Một trong những giải pháp để tiếp tục xây dựng bộ máy hành chính nhà nướctinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là tập trung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức, có cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo độnglực và áp lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đượcgiao, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ,dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung (Kim Thanh, 2021).Kết quả hoạt động của bộ máy hành chính công và từng cơ quan, đơn vị phụthuộc rất lớn vào năng lực, động lực làm việc của lãnh đạo, cán bộ công chức, nhất làtrong bối cảnh cải cách hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục và tất yếu Do đó,động lực làm việc là một điều kiện để cải cách hành chính đạt được kết quả tốt nhất,cũng là mục tiêu quan trọng của cải cách (Trần Thị Thanh Thủy, 2021)
Thời gian qua, lãnh đạo, cán bộ công chức thực thi yếu được cho là nguyênnhân chính dẫn tới các dự án chậm trễ, vốn đầu tư công không giải ngân được, cácvướng mắc không được giải quyết Bệnh thiếu trách nhiệm, sợ trách nhiệm, đùn đẩytrách nhiệm của cán bộ khi thực thi công vụ đã được chỉ ra, nhưng mãi vẫn chưa khắc
Trang 6phục Không thể cứ đổ lỗi tại cơ chế, vì cơ chế cũng do con người xây dựng và sẽ docon người thực hiện Làm thế nào tạo cú hích để lãnh đạo, cán bộ công chức thể hiệntrách nhiệm cao trong công việc, thúc đẩy tiến độ các dự án, phục vụ người dân, doanhnghiệp tốt hơn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu (Hồ Quang Phương và cs, 2023) Xuất
phát từ nhu cầu trên, lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện” để thực hiện bài tiểu luận của
1.2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc;
- Phân tích động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chứccấp huyện
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực và tạo động lực làm việccho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những lý luận về động lực và tạo động lực
làm việc
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: trong tiểu luận này tập trung nghiên cứu động
lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện tại Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp logic: là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học về độnglực và tạo động lực làm việc; nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiệnlịch sử của động lực và tạo động lực làm việc Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ rabản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lýluận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu về động lực
Trang 7và tạo động lực làm việc Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đãđược phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ về động lực và tạo động lựclàm việc.
Trang 8PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát về động lực và tạo động lực làm việc
2.1.1 Khái niệm
Động lực là sự thúc đẩy tất cả các hành động của con người nhằm đạt được mụctiêu gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiệnbên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và định hướngcho hành động của chủ thể theo hướng tích cực nhất
Động lực làm việc xuất phát từ sự tự nguyện, khát khao làm việc, giúp họ pháthuy được thế mạnh, vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành công việcmột cách tốt nhất Động lực làm việc không hoàn toàn phụ thuộc vào những đặc điểmtính cách cá nhân, nó có thể thay đổi thường xuyên và phụ thuộc vào yếu tố kháchquan trong công việc Động lực làm việc mang tính tự nguyện, phụ thuộc chính bảnthân người lao động, họ thường chủ động làm việc hăng say khi họ không bị ảnhhưởng bởi sức ép hay một áp lực nào đó khi thực hiện công việc
Tạo động lực làm việc là sự vận dụng hệ thống các chính sách, biện pháp, cáchthức quản lý tác động đến người lao động làm cho người lao động có động lực làmviệc Hay nói cách khác, đó là việc áp dụng các cách thức quản lý để tác động tớingười lao động làm cho người lao động có động lực trong công việc (Nguyễn Thị HảoTâm, 2021)
2.1.2 Biểu hiện động lực làm việc của lãnh đạo, cán bộ công chức cơ quan hành chính nhà nước
Thứ nhất, mức độ tham gia vào công việc, thể hiện qua các yếu tố như: mức độhài lòng, mức độ am hiểu công việc, mức độ sử dụng thời gian khi thực hiện nhiệm vụ,
sự nỗ lực khi giải quyết công việc được giao Khi lãnh đạo, cán bộ công chức có độnglực làm việc thì họ nhiệt tình tham gia các hoạt động do cơ quan, tổ chức đặt ra vớitinh thần tự nguyện và sự nỗ lực hết mình
Thứ hai, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ công chức đối với công việc, thể hiệnqua các yếu tố chủ yếu như: tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao,
sự gắn bó của công chức đối với cơ quan, tổ chức Nếu lãnh đạo, cán bộ công chức
Trang 9thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến của mình được coi trọng và được đánh giá côngbằng thì họ cảm thấy tin tưởng, yên tâm và muốn gắn bó lâu dài với cơ quan đangcông tác.
2.2 Động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện
2.2.1 Thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp huyện
2.2.1.1 Chú trọng đào tạo, tạo động lực cho lớp cán bộ trẻ
Luân chuyển, điều động là phép thử đối với sự phấn đấu, trưởng thành của cán
bộ Việc đưa cán bộ luân chuyển về cơ sở, “đúng người, đúng việc, đúng thời điểm”,đang tạo chuyển biến rõ rệt tại nhiều địa phương, đơn vị Qua 5 năm thực hiện Quyđịnh số 98-QĐ/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn
vị đã luân chuyển 13.503 lượt cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và các cấp uỷ, tổchức đảng, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý Trong đó, Ban Tổ chức Trung ương thammưu trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, phân công bố trí công tác và thực hiệnchế độ chính sách đối với 55 cán bộ thuộc diện Trung ương luân chuyển Trong đó, 48đồng chí được phân công, bố trí công tác về các cơ quan Trung ương, 3 đồng chí đượctiếp tục bố trí công tác tại địa phương, 4 đồng chí đã nghỉ hưu ở địa phương theo quyđịnh
Đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, đã luân chuyển 36 đồng chí,trong đó 14 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy,đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; 22 đồng chí giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành
ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Qua thực hiện, Quy định 98 đã giúp công tác luân chuyển cán bộ đi vào nềnnếp, có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt; chất lượng cán bộ luânchuyển được nâng lên một bước, phần đông cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, cóphẩm chất, năng lực, uy tín, chấp hành sự phân công, bố trí công tác của cấp có thẩmquyền
Tại các huyện, công tác luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý ngàycàng được quan tâm, đi vào nền nếp và nhận được sự đồng thuận trong cán bộ, đảngviên và nhân dân Hầu hết cấp ủy và chính quyền nơi tiếp nhận cán bộ tin tưởng, tạo
Trang 10điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, từ đó tạo khí thế, độnglực cho cán bộ Thời gian qua, nhiều địa phương đã nỗ lực, sáng tạo, kiên trì thực hiệnviệc luân chuyển cán bộ cấp tỉnh về huyện công tác, cấp huyện về công tác tại cấp cơ
sở đem lại nhiều kết quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong phong trào cũng như sự đổimới trong công tác cán bộ (Hồng Sâm, 2023)
a Bí thư cấp huyện không phải người địa phương
Quảng Ninh là một trong những địa phương mạnh dạn tổ chức luân chuyển, bốtrí cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh có 175 cán
bộ lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan cấp huyện được luân chuyển về giữ các vị trí lãnhđạo chủ chốt ở cấp xã Việc luân chuyển được các địa phương tính toán hết sức kỹlưỡng nhằm bảo đảm phương châm chung là đúng người, đúng việc, hướng tới mụctiêu giúp cán bộ trong diện quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy huyện rèn luyện,trưởng thành và tăng nguồn lực chất lượng, góp phần giúp cơ sở giải quyết những vấn
đề hạn chế, nổi cộm ở địa phương Hiện nay, Quảng Ninh đang thực hiện 100% Bí thưcấp huyện và 85% Bí thư cấp xã không phải là người địa phương
Quảng Ninh từ nhiệm kỳ 2015-2020, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã quantâm thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, nhất là luân chuyển cán bộ từ cấphuyện về giữ các vị trí chủ chốt cấp xã Các địa phương thực hiện khá tốt công tác luânchuyển cán bộ là TP Móng Cái, huyện Tiên Yên Quá trình lựa chọn, luân chuyểnbảo đảm công tâm, khách quan, đúng quy trình Nhiều đồng chí đã ghi dấu ấn đậm nét
ở địa bàn công tác, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể cấp ủy, chính quyền, giảiquyết được nhiều vấn đề còn tồn tại ở địa phương, được cán bộ, đảng viên và nhân dântín nhiệm
Việc thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chứcdanh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã không phải là người địa phương và cán bộkhông giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp đã khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín,
bè phái trong từng đơn vị, địa phương Việc này giúp tránh được tình trạng chạy chức,chạy quyền, hạn chế hiện tượng tham nhũng đối với cán bộ làm việc ở những vị trí,ngành nghề, địa bàn nhạy cảm
Trang 11Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá cán bộ luân chuyển để có phương án bố trícán bộ phù hợp luôn được Quảng Ninh chú trọng Sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ nàygiúp cán bộ luân chuyển có thêm động lực làm việc và giúp tổ chức Đảng nắm bắt kịpthời chuyển biến của cán bộ, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc (Hồng Sâm,2023).
b Tạo điều kiện cho lớp cán bộ trẻ, triển vọng
Trong nhiệm kỳ 2015-2020 và năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa
đã tiến hành thực hiện luân chuyển 13 đồng chí là lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh
về giữ các chức vụ chủ chốt tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó có 4đồng chí Bí thư; 2 đồng chí Phó Bí thư thường trực; 2 đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịchUBND huyện; 5 đồng chí phó chủ tịch UBND huyện Đối với cấp huyện, đã thực hiệnluân chuyển 84 đồng chí, trong đó có 62 đồng chí lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện
về công tác tại các xã, phường, thị trấn; 1 đồng chí từ huyện này sang huyện khác; 14đồng chí từ ngành này sang ngành khác; 5 đồng chí từ xã, phường, thị trấn về cácphòng, ban cấp huyện; 2 đồng chí từ xã này sang xã khác
Đối với thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương,Khánh Hòa đã kết hợp công tác luân chuyển với điều động, bố trí cán bộ nhằm tiếp tụcthực hiện chủ trương bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện không làngười địa phương Kết quả, đã thực hiện bố trí 4/8 đồng chí bí thư cấp ủy cấp huyện,1/8 đồng chí chủ tịch UBND cấp huyện, 6/8 đồng chí chánh án TAND cấp huyện, 6/8đồng chí viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, 7/8 đồng chí trưởng công ancấp huyện, 6/8 đồng chí chánh thanh tra cấp huyện, 5/8 đồng chí là cấp trưởng phòngtài chính cấp huyện và 1/8 đồng chí là cấp trưởng ngành hải quan
Về bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển, trong số 13 đồng chí là lãnhđạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh được luân chuyển về giữ các chức vụ chủ chốt tại cáchuyện, thị xã, thành phố, có 4 đồng chí sau thời gian luân chuyển được Ban Thường vụTỉnh ủy điều động lại về tỉnh, bố trí giữ chức vụ cao hơn Đối với cấp huyện, trong số
62 đồng chí được các huyện ủy, thị ủy, thành ủy luân chuyển, có 17 đồng chí được bốtrí nhiệm vụ mới sau khi luân chuyển, 9 đồng chí được bố trí chức vụ cao hơn, 6 đồngchí giữ nguyên chức vụ hoặc tương đương, 2 đồng chí được bố trí chức vụ thấp hơn
Trang 12Theo Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh nhận xét: Các đồng chí cán
bộ được luân chuyển đã thể hiện rõ trách nhiệm, khắc phục được khó khăn, chủ độngtìm tòi, học hỏi, tiếp cận nhanh với công việc mới, cùng với tập thể lãnh đạo địaphương, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Thời gian tới, các đồng chí cán bộluân chuyển phải luôn cầu thị, hòa nhập, có phương pháp làm việc khoa học và thựchiện tốt đoàn kết nội bộ; phải sâu sát cơ sở, kiến nghị với cấp có thẩm quyền để tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời, cần phải pháthuy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì nhiệm vụ chung tại nơimình luân chuyển đến”
Theo Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Hà cho biết: thờigian tới Khánh Hoà sẽ tập trung chú trọng kết hợp chặt chẽ các khâu quy hoạch, đàotạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng với luân chuyển cán bộ Khuyến khích, động viên đểcán bộ thống nhất nhận thức, thông suốt tư tưởng, tự giác chấp hành quyết định luânchuyển Đồng thời, xử lý nghiêm những cán bộ không chấp hành quyết định luânchuyển mà không có lý do chính đáng, cán bộ có tư tưởng cục bộ, tiêu cực, lợi dụngcông tác luân chuyển cán bộ để xây dựng “phe cánh” người nhà, người thân trù dập,gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của tổ chức (Hồng Sâm, 2023)
c Động lực mới trong công tác cán bộ
Đồng Nai là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả công tác luânchuyển cán bộ gắn với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là ngườiđịa phương Từ tháng 10/2017 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện luân chuyển
84 cán bộ, trong đó luân chuyển từ tỉnh về huyện 6 đồng chí để giữ chức Phó Bí thưhuyện ủy và Phó Chủ tịch UBND huyện; luân chuyển từ huyện về xã 63 đồng chí đểgiữ chức bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã và chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã; luânchuyển từ xã về huyện 6 đồng chí để giữ chức trưởng phòng và phó trưởng phòng cấphuyện; luân chuyển từ xã này sang xã khác 9 đồng chí
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai Đặng Minh Nguyệt cho biết, trong thờigian luân chuyển, hầu hết cán bộ đã phát huy vai trò, trách nhiệm, sở trường công tác,tiếp cận nhanh với nhiệm vụ mới, trưởng thành hơn trong nhận thức, có phương phápchỉ đạo, điều hành sâu sát, toàn diện hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Từng
Trang 13đợt luân chuyển, Tỉnh ủy đều phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụtrách địa bàn theo dõi, giúp đỡ cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để động viên cán bộ trong diện luân chuyển yên tâm công tác ở đơn vị mới,hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian luân chuyển, Ban Thường vụTỉnh ủy Đồng Nai đã chỉ đạo ban hành quy định về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ đượcluân chuyển, điều động trên địa bàn tỉnh Theo đó, cán bộ được luân chuyển được hỗtrợ 800 nghìn đồng đến 1,3 triệu đồng/tháng (tùy theo khoảng cách nơi nhận công tácmới so với nơi ở thường xuyên) Ngoài ra, cán bộ luân chuyển được bố trí nhà ở công
vụ hoặc nhà khách, hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian luân chuyển
Việc luân chuyển cán bộ đã tạo động lực mới trong công tác cán bộ, nhất là đốivới đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển Luân chuyểncán bộ góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ năng động, xây dựng được nguồncán bộ dự bị có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác; khắc phục sự bị động trong côngtác cán bộ Sau thời gian luân chuyển, qua đánh giá cán bộ, nhiều đồng chí được xemxét bổ nhiệm những vị trí, chức vụ cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Đồng Nai (Hồng Sâm, 2023)
d Cơ hội để rèn luyện, thử thách và trưởng thành
Việc đưa cán bộ cấp huyện về cơ sở “đúng người, đúng việc” tạo chuyển biến
rõ rệt tại các địa phương Thực tế tại nhiều đơn vị cơ sở khác, những thành quả màngười dân được hưởng hôm nay mang dấu ấn không nhỏ của các cán bộ luân chuyển
Họ đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ, nhanh chóng tiếp cận, giải quyết được nhiều vấn
đề còn tồn tại của địa phương, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, đánh giácao
Không chỉ ở các địa phương, nhiều bộ, ngành như Bộ Công an, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đang thực hiện rất hiệu quả chủ trương luânchuyển Ngay trong tổ chức Đoàn - cánh tay phải của Đảng, thời gian qua, công tácluân chuyển, điều động cán bộ Đoàn đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, gópphần nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn các cấp Bí thư Thường trực Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn NgọcLương cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đoàn có chủ trương cử cán bộ Cơ quan Trung
Trang 14ương Đoàn và các ban, đơn vị thuộc Cơ quan Trung ương Đoàn đi luân chuyển, đàotạo thực tế tại cơ quan chuyên trách của cấp tỉnh, cấp huyện với thời gian từ 12-24tháng
Kết quả, trong nhiệm kỳ này, có 58 lượt cán bộ Đoàn cấp tỉnh luân chuyển, điềuđộng xuống cấp huyện, xã; 90 lượt cán bộ Đoàn cấp xã, huyện luân chuyển, điều độnglên cấp tỉnh; 172 lượt cán bộ Đoàn cấp huyện luân chuyển, điều động xuống cấp xã;
214 lượt cán bộ Đoàn cấp xã luân chuyển, điều động lên cấp huyện Có 584 lượt cán
bộ Đoàn chuyên trách cấp tỉnh, 2.038 lượt cán bộ Đoàn chuyên trách cấp huyện, 5.813lượt cán bộ Đoàn cấp xã luân chuyển sang cơ quan khác
Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn NgọcLương chia sẻ rằng, qua công tác luân chuyển cán bộ Đoàn, cán bộ trẻ được các cấp uỷtin tưởng, giao nhiệm vụ, giúp đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và rèn luyện trong thựctiễn Công tác luân chuyển, điều động cán bộ Đoàn đã góp phần tinh gọn tổ chức bộmáy các cấp cán bộ Đoàn nhưng vẫn giữ vững sự ổn định trong nội bộ đơn vị có cán
bộ được điều động, luân chuyển Luân chuyển, điều động cán bộ Đoàn vừa đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ công tác Đoàn, vừa tạo nguồn cán bộ lâu dài cho các cơ quan củaNhà nước
Qua thời gian luân chuyển, hầu hết các cán bộ được rèn luyện về phẩm chấtchính trị, kỹ năng chuyên môn, tư duy, phong cách và bản lĩnh; tích lũy được nhiềukiến thức, kinh nghiệm thực tiễn; có quan điểm, cách nhìn nhận và phương pháp lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành công việc cụ thể, sát thực tế hơn Đa số đều có bước trưởngthành toàn diện và có chiều hướng phát triển; tạo uy tín và quan hệ tốt trong nội bộđơn vị, địa phương và nhân dân nơi chuyển đến (Hồng Sâm, 2023)
2.2.1.2 Đánh giá công bằng để tạo động lực cho cán bộ công chức
Để tạo động lực cho cán bộ công chức làm việc, Ban Thường vụ cấp Huyện ủy
đã triển khai nhiều giải pháp về công tác cán bộ công chức, trọng tâm là nâng cao tinhthần trách nhiệm, khơi dậy lòng nhiệt tình của cán bộ công chức
a Quan trọng nhất là đánh giá đúng cán bộ công chức
Để cán bộ gắn bó, say sưa với công việc, cần nhất là đánh giá cán bộ kháchquan, công tâm, công bằng, thực chất Người làm được việc phải khác với người