1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DỊCH VỤ VUI CHƠI MẠO HIỂM DEADLY BUNGEE Chủ đầu tư: Công ty Bungy Japan Địa điểm đầu tư: Hẻm Tu sản và ven sông Nho Quế - Hà Giang

60 23 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc *** THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DỊCH VỤ VUI CHƠI MẠO HIỂM DEADLY BUNGEE Chủ đầu tư: Công ty Bungy Japan Địa điểm đầu tư: Hẻm Tu sản và ven sông Nho Quế - Hà Giang Hà Nội, 2021 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN 1 I Giới thiệu chủ đầu tư 1 II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1 CHƯƠNG 2: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 2 I Căn cứ pháp lý 2 II Cơ sở đầu tư 5 III Giới thiệu chung về tỉnh Hà Giang và sông Nho Quế 6 IV Các điều kiện và cơ sở của dự án 12 V Sự cần thiết của đầu tư 16 CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 18 I.Địa điểm đầu tư dự án 18 II Hiện trạng khu xây dựng dự án 18 III Ý tưởng và giải pháp thiết kế mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật 18 IV Nhân sự dự án 22 V Quy mô dự án 26 VI Tiến độ đầu tư 27 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 28 I Đánh giá tác động môi trường 28 II Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 29 III Tác động của dự án đến môi trường 29 IV Kết luận 33 CHƯƠNG V: SẢN PHẨM DỊCH VỤ 34 I Kế hoạch sản phẩm dịch vụ 34 II Kế hoạch marketing 36 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 39 I Cơ sở lập tổng mức đầu tư 39 II Tài sản cố định 40 III Vốn lưu động 45 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 46 CHƯƠNG VIII : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 47 I Đánh giá sự phù hợp của dự án quy hoạch 47 II Đánh giá sự tác động của dự án với sự phát triển kinh tế- xã hội 47 III Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 47 CHƯƠNG IX : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN I Giới thiệu chủ đầu tư Nhà cung cấp dịch vụ nhảy cầu Bungee duy nhất của Nhật Bản ở vùng núi thuộc tỉnh Gunma chỉ cách Tokyo 2 giờ di chuyển bằng ô tô Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp nhảy Bungee tại Nhật Bản và New Zealand, chúng tôi mang đến cơ hội thử thách và vượt qua nỗi sợ hãi của bạn trong một môi trường an toàn và có kiểm soát Bungy Japan đã có sự phát triển vượt bậc kể từ khi thành lập vào năm 2007, từ 1700 jumper trong năm đầu tiên hoạt động trên một địa điểm lên 27.000 jumper vào năm 2014 tại 3 địa điểm khác nhau Với sự tập trung không ngừng vào An toàn và Dịch vụ Khách hàng, Bungy Japan đã trở thành công ty thể thao mạo hiểm hàng đầu tại Nhật Bản và đang nhanh chóng trở thành công ty dẫn đầu trong Ngành Du lịch Ngoài trời Hiện nay, chúng tôi đang mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới mà Việt Nam là một trong những điểm đến hứa hẹn đáng mong đợi II Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Đầu tư dịch vụ vui chơi mạo hiểm Deadly Bungee  Địa điểm xây dựng : Hẻm Tu sản và ven sông Nho Quế - Hà Giang  Diện tích đầu tư : 6650 m2  Mục tiêu đầu tư : Xây dựng dự án khu tham quan, vui chơi giải trí, trải nghiệm cảm giác mới mẻ với những trò chơi mạo hiểm và kích cầu du lịch của tỉnh Hà Giang  Mục đích đầu tư :  Khai thác tiềm năng du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Hà Giang: cụ thể là xây dựng khu nhảy bungee kết hợp các dịch vụ đi kèm  Kích cầu và cải thiện cán cân dịch vụ sau Covid-19  Tạo ra sản phẩm du lịch mới trên tỉnh Hà Giang  Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên tỉnh Hà Giang  Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên tỉnh Hà Giang  Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động  Hình thức đầu tư : FDI  Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thông qua Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập  Thời gian hoạt động của dự án: Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu đến ngày 7/6/2054  Tổng mức đầu tư : 28.540.000.000 VNĐ  Vốn tự có là :11.141.000.000 VNĐ  Vốn vay :17.124.000.000 VNĐ  Tiến độ đầu tư  Tháng 6 năm 2022: Khởi công xây dựng dự án  Tháng 6 năm 2023 : Hoàn tất xây dựng công trình  Tháng 12 năm 2023: Hoàn thành lắp đặt thiết bị và kiểm định công trình  Tháng 1 năm 2024: Thời gian đưa vào sử dụng 1 CHƯƠNG 2: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN I Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư trực tiếp dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau: - Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Luật đất đai số 45/2013/QH ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 - Luật Đất đai 2013 ban hành ngày 01/7/2014 - Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 ban hành ngày 01/01/2019 - Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 08/02/2021 - Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất ban hành ngày 08/4/2020 - Nghị định 123/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước ban hành ngày 01/01/2018 - Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước ban hành ngày 15/11/2016 - Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 19/5/2015 - Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai ban hành ngày 01/9/2021 - Thông tư 75/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai ban hành ngày 01/8/2016 - Thông tư 77/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước ban hành ngày 01/8/2014 - Thông tư 30/2013/TT-BTNMT quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính ban hành ngày 29/11/2013 - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 2 - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày ngày 23 tháng 06 năm 2014 - Luật Thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ban hành ngày ngày 15 tháng 11 năm 2010 - Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTNMT ban hành ngày ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/05/2021 của Chính phủ quy định chi tiết về đánh giá sơ bộ tác động môi trường - Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29/05/2021 của Bộ TN&MT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở TN&MT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng TN&MT thuộc UBND cấp huyện - Thông tư số 27/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra tài nguyên và môi trường - Quyết định số 1560/QĐ-BTNMT ngày 9/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch của Bộ TN&MT thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn - Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường - 50/2014/QH13 Luật Xây dựng ban hành ngày 18/06/2014 - Sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 03/2016/QH14 ban hành ngày 22/11/2016 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 62/2020/QH14 - Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2015 - Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng 37/2015/NĐ-CP ban hành ngày 22/04/2015 - Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng 44/2015/NĐ-CP ban hành ngày 06/05/2015 3 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật 98/2019/NĐ-CP ban hành ngày 27/12/2019 - Ngày 25/11/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch - Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 06/2017/TT- BVHTTVDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của bộ trưởng bộ văn hóa, thể thao và du lịch quy định chi tiết một số điều của luật du lịch - Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch Các tiêu chuẩn Việt Nam: - 4.TCVN 2748:1991 Phân cấp công trình xây dựng – Nguyên tắc chung - 5.TCXD 13:1991 Phân cấp nhà và công trình dân dụng-Nguyên tắc chung - 6.TCVN 4391:1986 Khách sạn du lịch-Xếp hạng - 7.TCVN 4923:1989 Phương tiện và biện pháp chống ồn-Phân loại - 8.TCVN 3905:1984 Nhà ở nhà công cộng-Thông số hình học - 13.TCVN 5949:1998 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư-Mức độ ồn tối đa cho phép - Luật liên quan đến cấp phép hoạt động tổ chức, quản lý trò chơi mạo hiểm: - Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2018 - Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp - Luật thể dục thể thao - Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao - Quy trình, thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại phụ lục I Thông tư số 02/2019/TT- BKHĐT 4 - Các tiêu chuẩn về an toàn kĩ thuật hoạt động trò chơi mạo hiểm Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao II Cơ sở đầu tư Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 ở Việt Nam, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Chính vì vậy, ngoài các điều khoản đã được liệt kê trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản Trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư của Nhật Bản tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư giữa hai nước nhằm tạo kênh trao đổi thông tin trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước Đồng hành cùng chính phủ, các địa phương của Việt Nam cũng đang nỗ lực tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tư FDI nói chung Theo đánh giá, môi trường đầu tư Việt Nam vẫn có sức hút hơn so với các nước trong khu vực nhờ có sự ổn định về chính trị Về kinh tế vĩ mô, năm 2020 Việt Nam tăng trưởng dương Năm 2021 dù có khó khăn hơn những nền kinh tế đang dần hồi phục Theo đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, do tác động của dịch Covid-19, việc đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam những tháng gần đây có nhiều rủi ro hơn Tuy nhiên, làn sóng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn và không chỉ ở Việt Nam mà ở cả khu vực Đông Nam Á Dù xu hướng đầu tư vào các ngành của Việt Nam có chậm lại, tuy nhiên vẫn có doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký online, thi sát từ xa để đăng ký đầu tư Theo nhận định của các doanh nghiệp, so sánh một cách tổng thể, Việt Nam là nước có chi phí đầu tư thấp so với khu vực Hơn 50% các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Việt Nam do chi phí sản xuất thấp kết hợp với giá nhân công rẻ, dồi dào, có tay nghề cao Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam khá mở và chỉ hạn chế trong 1 số lĩnh vực Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút vốn FDI, trong đó có 3 nhóm chính, gồm: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp được miễn giảm tối đa trong vòng 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo); miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, vật liệu để sản xuất; miễn, giảm tiền thuê đất (việc miễn cho cả thời gian thuê và miễn có thời hạn tuỳ theo từng lĩnh vực, địa bàn thực hiện dự án) Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) cũng là một trong những yếu tố chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam Hiệp định này được ký kết vào ngày 25/12/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của thể nhân Theo đó, xóa bỏ thuế quan ngay tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với 29,14% số dòng thuế, từ 2018 thì xóa bỏ thuế quan đối với 41,78% số dòng thuế trong Biểu thuế Và vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế (2026), tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 90,64% số dòng thuế 5 Những thông tin trên đã cho thấy Việt Nam là một môi trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp Nhật Bản cân nhắc và lựa chọn đầu tư III Giới thiệu chung về tỉnh Hà Giang và sông Nho Quế 1 Vị trí địa lí: Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km 2 , trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137km Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04" Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã 2 Địa hình: Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200 m so với mực nước biển Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m) Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau: - Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn - Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp - Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối 6 3 Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l) Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ) Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50% Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống 4 Tiềm năng phát triển du lịch: Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu ; Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Với mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong Do có nhiều núi đá vôi nên 7

Ngày đăng: 27/03/2024, 06:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w