1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Thương Mại Cát Tường Vy
Tác giả Đặng Thị Thùy Ân
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Ngọc Thư
Trường học Cao Đẳng Công Thương TP HCM
Chuyên ngành Quản Trị Xuất Nhập Khẩu
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 6,78 MB

Nội dung

Xin giấy phép xuất khẩu Có 2 trường hợp xảy ra: TH1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường được sự cho phép của cơ quan ban ngành. TH2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: Tiền chất sử dụng trong công nghiệp, dược liệu quý hiếm, vật liệu nổ công nghiệp, thì phải xin giấy phép của các bộ ngành quản lý. Chi tiết mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu có thể tham khảo bảng tại Phụ lục I mục 1. Việc xin giấy phép là rất quan trọng và mất nhiều thời gian, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành xuất khẩu. Sau khi đã xin được giấy 15 BÁO CÁO THỰC TẬP phép hoặc nếu mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu thì bạn có thể bỏ qua bước 2 và chuyển sang bước kế tiếp. 2.3 Xác nhận thanh toán (theo thỏa thuận trong hợp đồng) Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng. 2.4 Chuẩn bị hàng xuất Sau khi nhận được tiền thanh toán đặt cọc từ khách hàng, doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra đóng gói hàng hóa và lên lịch đóng hàng. 2.5 Thu xếp chỗ với hãng vận tải Thông thường nếu là hàng full container thì các đơn vị xuất khẩu sẽ đặt chỗ tại các hãng tàu. Nhưng đối với lô hàng lẻ thì nhà xuất khẩu sẽ lựa chọ theo 2 trường hợp: đặt chỗ tại hãng tàu vận chuyển nguyên container hoặc đặt chỗ tại các công ty Forwader(cách này thường sẽ thông dụng hơn vì tiết kiệm đảm bảo và nhanh chóng). Để có thể biết nên đặt chỗ ở đâu thì nhà xuất khẩu sẽ phải so sánh, tính toán dựa trên giá cả, thời gian, tuyến đường, số lượng hàng nhiều hay ít, chất lượng dịch vụ,... về cơ bản thì phải thực hiện các bước như sau: 1. Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước. 2. Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch vụ cần thiết như vỏ công bốc xếp và vận chuyển hàng về cảng. 3. Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng. 2.6 Đóng gói và vận chuyển về kho bãi khai thác hàng lẻ Sau khi book xong FWD sẽ gửi cho mình (nhà XK) Booking note Sau khi lấy Booking note, doanh nghiệp sẽ đóng gói hàng hóa và vận chuyên về kho bãi theo chỉ định như trên Booking note của bên Consol. Lưu ý: Với hàng lẻ cần đóng gói kỹ và dán shipping mark trên bao bì vì hàng lẻ sẽ được đóng trong cùng 1 container với nhiều mặt hàng khác nhau nên nếu đóng gói kỹ và ký mã hiệu cẩn thận thì hàng hóa sang đầu nhập khẩu sẽ đỡ bị mất hàng, nhầm lẫn hàng hóa. Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục) Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu trong bước này. Sau khi hàng hóa được đóng gói và kí mã hiệu xong nhà xuất khẩu sẽ đo đạt tùy vào kích thước, cân nặng, thời gian giao hàng của hàng hóa để chọn phương tiện vận chuyển nội địa phù hợp với mặt hàng của mình. Dựa vào Closing time trên Bill of lading để thuê phương tiện vận tải phù hợp để chở hàng vào kho đúng lúc, đúng thời điểm. 2.7 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu Làm invoice và packing list: Dựa vào thông tin trên hợp đồng(contract) và booking để làm hóa đơn(invoice) và phiếu đóng gói hàng hóa(Packing list). Trên hóa đơn sẽ cần lấy những thông tin cụ thể như: Bill to(người thanh toán) trên hóa đơn sẽ điền tên và địa chỉ, thường đây sẽ là người mua hàng. Ship to: hàng hóa được 16 BÁO CÁO THỰC TẬP gửi tí đâu. Số hóa đơn: sẽ do công ty xuất khẩu lựa chọn để đặt mã. Bảng thống kê hàng hóa và giá cả mỗi loại. Điều kiện thanh toán cho hóa đơn, tổng thành tiền của hóa đơn. Lựa chọn ngày làm hóa đơn phù hợp. Hóa đơn có thể trùng với ngày hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng nhưng phải trước ngày Closing time( cut off). Trên packing list sẽ có những số liệu như: Ngày làm paking list, số paking list, tên người bán, tên người mua, hàng hóa được vận chuyển từ đâu tới đâu, bảng mô tả số lượng và kích thước của hàng hóa.

Trang 1

/\

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP HCM

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ

GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Báo cáo thực tập cuối khóa này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn Cô

Phạm Thị Ngọc Thư, đảm bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo Tôi xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thùy Ân

Trang 3

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG, quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh, đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt là Cô Phạm Thị Ngọc Thư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

này

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng với sự hiểu biết còn hạn chế so với kiến thức rộng lớn và có phần mới mẻ nên bài báo cáo không thể tránh khỏi có sự thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thùy Ân

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP (Dùng cho cán bộ hướng dẫn thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp)

Họ và tên cán bộ hướng dẫn thực tập: L ê T h ị K i m O a nh

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY

Địa chỉ: 54/55 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Họ tên sinh viên thực tập: Đặng Thị Thùy Ân Mã số SV: 2119200238 Lớp: CCQ1920H Khoa: Quản trị kinh doanh Thời gian thực tập: từ ngày 15/11/2021 đến ngày 09/01/2022

Ngày 29 tháng 12 năm 2021

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

THỦ TRƯỞNG

Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được

I Tinh thần kỷ luật, thái độ

I.1 Chấp hành nội quy, quy định của cơ

quan, chấp hành giờ giấc làm việc

1 I.2 Thái độ giao tiếp với CB CNV 1

II Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ

II.2 Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ

1

II.3 Có đề xuất, sáng kiến, năng động trong

công việc

2

III Ý nghĩa của đề tài báo cáo với thực

tiễn doanh nghiệp

2

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Sinh viên điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào mẫu này)

Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Thùy Ân

Lớp: CCQ1920H

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh Khóa: K43

Trong thời gian thực tập từ ngày 15 tháng 11 năm 2021 đến ngày 09 tháng 1 năm 2022 Thực tập tại: Công ty TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY

Địa chỉ: 54/55 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Sau quá trình thực tập của sinh viên, giảng viên hướng dẫn nhận xét, đánh giá như sau:

STT

được

1 Cấu trúc của đề tài hợp lý, bố cục chặt chẽ, rõ ràng; trình

bày đúng quy định, không có lỗi chính tả, lỗi in ấn 1.0

2

Nội dung nghiên cứu: Khối lượng công việc hợp lý; tư liệu

phong phú, chính xác, phù hợp mục đích nghiên cứu; nhận

xét xác đáng, khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp tốt

2.5

3 Phương pháp nghiên cứu: Biết vận dụng các phương pháp

nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài 1.5

4

Kết quả nghiên cứu: chính xác; có khả năng sáng tạo, phát

hiện vấn đề và giải quyết vấn đề; có giá trị thực tiễn, khoa

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Kết cấu của báo cáo 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ(LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3

I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU 3

1 Khái niệm về xuất khẩu 3

2 Vai trò của xuất khẩu 3

2.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu 3

2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 3

2.3 Đối với doanh nghiệp 4

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 5

3.1 Yếu tố chính trị 5

3.2 Yếu tố kinh tế 5

3.3 Yếu tố luật pháp 5

3.4 Yếu tố cạnh tranh 5

3.5 Yếu tố văn hóa 6

4 Phân loại xuất khẩu 6

4.1 Xuất khẩu trực tiếp 6

4.2 Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác) 7

4.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác 8

Trang 7

4.4 Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng) 8

4.5 Xuất khẩu theo nghị định thư 8

4.6 Xuất khẩu tại chỗ 8

4.7 Gia công quốc tế 8

4.8 Tải xuất khẩu 8

4.9 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá 9

II TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN 10

1 Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận và người giao nhận 10

1.1 Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận 10

1.2 Khái niệm về người giao nhận 10

2 Vai trò của nghiệp vụ giao nhận 10

3 Phân loại dịch vụ giao nhận 11

4 Trách nhiệm của người giao nhận 11

4.1 Khi là đại lý của chủ hàng 11

4.2 Khi là người chuyên chở (Principal) 11

III TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 12

1 Khái niệm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 12

2 Ưu điểm của hinh thức vận tải đường biển 12

3 Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 12

IV TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ(LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 13

1 Khái niệm về hàng lẻ(LCL) 13

2 Hình thức vận chuyển hàng lẻ(LCL) 13

3 Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng lẻ(LCL) 13

V QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẤT LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 14

1 Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển 14

2 Phân tích quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển 15

2.1 Ký hợp đồng 15

Trang 8

2.2 Xin giấy phép xuất khẩu 15

2.3 Xác nhận thanh toán (theo thỏa thuận trong hợp đồng) 16

2.4 Chuẩn bị hàng xuất 16

2.5 Thu xếp chỗ với hãng vận tải 16

2.6 Đóng gói và vận chuyển về kho bãi khai thác hàng lẻ 16

2.7 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu 16

2.8 Làm chứng từ hàng xuất 19

2.9 Tập hợp bộ chứng từ gửi nhà nhập khẩu 20

CHƯƠNG 2 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY 21

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY 21

1 Quá trình hình thành và phát triển 21

1.1 Thông tin công ty 21

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 21

2 Chức năng, nhiệm vụ 21

2.1 Chức năng công ty 21

2.2 Nhiệm vụ của công ty 22

3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý 22

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 22

3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban quản lý 22

4 Tình hình và kết quả kinh doanh từ năm 2018 đến năm 2021 23

4.1 Cơ cấu dịch vụ 23

4.2 Kết quả kinh doanh từ năm 2018 đến năm 2021 24

Tóm tắt phần I: 27

II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY 27

1 Khái quát về tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy 27

Trang 9

1.1 Phân tích các bước trong tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng

lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy 28

Bước 1: Nhận và xử lý thông tin lô hàng 28

Bước 2: Liên hệ công ty FWD để đặt chỗ 29

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa 30

Bước 4: Vận chuyển hàng vào kho CFS 30

Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai hải quan 31

Bước 6: Khai báo hải quan điện tử 31

Bước 7: Làm thủ tục thông quan xuất khẩu tại cảng 34

Bước 8: Nhận BL và gửi cho nhà xuất khẩu kiểm tra 35

Bước 9: Gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu 36

Bước 10: Kết toán và lưu hồ sơ 36

2 Đánh giá tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Cát Tường Vy 36

2.1 Phương pháp đánh giá 36

2.2 Kết quả đánh giá 37

Tóm tắt chương 2 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY

41

I MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2030 41

II GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY 41

1 Giải pháp cho bước “Nhận thông tin hàng lô hàng và kiểm tra chứng từ”: 41

2 Giải pháp cho bước “Đảm bảo khâu vận chuyển hàng vào kho”: 41

3 Giải pháp cho bước “Hoàn thiện khai báo hải quan”: 42

4 Kiến nghị 44

Tóm tắt chương 3 44

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 10

PHỤ LỤC I: PHỤ LỤC CHỨNG TỪ 47 PHỤ LỤC II: BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN 57 PHỤ LỤC III: PHỤ LỤC CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 60 PHỤ LỤC IV: PHỤ LỤC NHẬT KÍ THỰC TẬP VÀ PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CÔNG

TY 71

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

C/O Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ

ETA Estimated Time of Arrival - Dự kiến ngày tàu đến

ETD Estimated Time of Departure - Dự kiến ngày tàu chạy

FCL Full load container – Hàng nguyên container

HB/L House Bill of Lading – Vận đơn nhà

LCL Less than Container Load – Hàng lẻ

MB/L Master Bill of Lading – Vận đơn chủ

SI Shipping Contruction - thông tin hướng dẫn vận chuyển/giao hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VAT Value Added Tax – Thuế giá trị gia tăng

VGM Verified Gross Mass - Phiếu cân hàng

Trang 12

DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 2.1: Cơ cấu dịch vụ của công ty Cát Tường Vy 23

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020 24

Bảng 2.3: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của công ty 26

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn nhân viên trong công ty 38

Bảng 2.5: Đối chiếu quy trình lý thuyết và quy trình thực tế tại công ty 39

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1.1: Mô hình Sức mạnh của Michael Porter 5

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển 14

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 22

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dịch vụ của công ty Cát Tường Vy 24

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết quả kinh doanh công ty giai đoạn 2018 – 2020 25

Biểu đồ 2.3: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của công ty 26

Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng lẻ tại công ty 27

Hình 1.1: Hình ảnh mô tả 1 Packing list mẫu 17

Hình 1.2: Hình ảnh mô tả 1 hóa đơn mẫu 18

Hình 2.1: Giao diện phần mềm ECUS5 32

Hình 2.2: Thông tin người xuất khẩu 33

Hình 2.3: Thông tin người nhập khẩu 33

Hình 2.4: Danh sách hàng 33

Trang 14

vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài, vì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn nên các công ty đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ giao nhận, gom hàng, xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển Kim nghạch xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang

ở ngưỡng bắt đầu phát triển vậy nên chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại

Đặc biệt, sau thời gian 8 tuần có cơ hội được thực tập trực tiếp tại công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy Tại đây em đã học hỏi được nhiều điều và rút ra

được cho riêng mình, những bài học kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình làm việc

và học hỏi từ các anh chị trong công ty Trong thời gian thực tập em được tiếp xúc với công việc giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại công ty em đã nhận thấy được một số nhược điểm vẫn còn tồn tại ở các khâu trong quy trình này như việc làm tờ khai hải quan còn bị mất nhiều thời gian, phát sinh chi phí không đáng có, hay trong khâu tiếp nhận thông tin lô hàng còn gặp trục trặc về chứng từ làm mất nhiều thời gian,… Với mong muốn dùng kiến thức của bản thân để phân tích tìm ra nguyên nhân gây ra những nhược điểm này từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại công ty giúp tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của công ty, nên em đã quyết định chọn đề

tài “Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy”

2 Mục tiêu nghiên cứu

‒ Phân tích và mô tả tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng

lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

‒ Đánh giá tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

‒ Đưa ra giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương

pháp quan sát trực tiếp, tham khảo ý kiến của các nhân viên Công ty TNHH Sản xuất

thương mại Cát Tường Vy

Trang 15

4 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

5 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

Thời gian: Số liệu thông tin thu thập trong khảng thời gian từ năm 2018 đến năm

2021

6 Kết cấu của báo cáo

Chương 1: Cơ sở lý luận giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển

Chương 2: Hoàn thiện tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng

lẻ (lcl) bằng đường biển tại công TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện nghiệp

vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG

LẺ(LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU

1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo Luật thương mại 2005 được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau: "Xuất

khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là sử dụng đồng tiền của một trong hai nước hợp tác xuất nhập khẩu để thanh toán, cũng có thể là đồng tiền của nước thứ 3 Xuất khẩu không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà

là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân

2 Vai trò của xuất khẩu

2.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu

Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới

Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất

2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chậm phát triển Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu

công nghệ thiết bị tiên tiến

Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:

‒ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ

‒ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước

‒ Thu từ hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển: Dưới

tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa

đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển

Trang 17

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu

Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân: Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông

qua việc sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại: Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua

lại, phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt

động xuất khẩu phát triển

Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:

Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất

ra

Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau

2.3 Đối với doanh nghiệp

Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới: Lợi

nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường thế giới Nếu thành công đây sẽ

là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình

Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu

sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòihỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoài nước

(Nguồn: webxuatnhapkhau.com)

Trang 18

và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh

3.2 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế như tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng tác động đến hoạt động xuất khẩu ở tầm vĩ mô và vi mô Ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân

bổ các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng như quy mô của thị trường, ở tầm vi mô các yếu

tố kinh tế lại ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp Các yếu tố giá cả và sự phân bổ tài nguyên ở các thị trường khác nhau cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, phân bổ nguyên vật liệu, vốn, lao động và do đó ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng hàng hoá xuất khẩu

3.3 Yếu tố luật pháp

Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng dễ điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế ràng buộc các hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trên những mặt sau:

 Quy định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ

 Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãi công

 Quy định về cạnh tranh, độc quyền, về các loại thuế

 Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng

 Quy định về quảng cáo, hướng dẫn sử dụng

3.4 Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Nhưng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện qua mô hình sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình Sức mạnh của Michael Porter

(Nguồn: Mô hình “năm lực lượng cạnh tranh” của M.Porter)

Đối thủ mới tiềm năng

Nhà cung cấp Cạnh tranh giữa các Người mua

công ty hiện tại

Trang 19

Qua mô hình các doanh nghiệp có thể thấy được các mối đe dọa hay thách thức với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm Xuất phát từ đây doanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe doạ và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình

Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Các đối thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó dễ khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị trường Chính vì vậy, một doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư vốn, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhưng mặt khác phải tăng cường quảng cáo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuyếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến

Sức ép của người cung cấp Nhân tố này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc sẵn sàng liên kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước được cho doanh nghiệp Vì thể hoạt động xuất khẩu

có nguy cơ gián đoạn

Sức ép người tiêu dùng Trong cơ chế thị trường, khách hàng thường được coi là

“thượng đế” Khách hàng có khả năng làm thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp

Các mặt hàng và các dịch vụ thay thế Khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ

3.5 Yếu tố văn hóa

Yếu tố văn hoá hình thành nên những loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng Doanh nghiệp chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, lối sống mà điều này lại khác biệt ở mỗi quốc gia Vì vậy, hiểu biết được môi trường văn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với thị trường để từ đó có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình

4 Phân loại xuất khẩu

4.1 Xuất khẩu trực tiếp

Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài

Trang 20

Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử, fax, điện thoại cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết

Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động

Hạn chế:

Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ

Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong giao địch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường

4.2 Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)

Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng

ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác

Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên: bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu

và bên nhập khẩu Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác

Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác,

+ Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó

Trang 21

4.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác

Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu cho nước ngoài

Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất

4.4 Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua Khối lượng hàng hoá được trao đổi có giá trị tương đương Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này

Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Đồng thời có lợi khi các bên không

đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập

4.5 Xuất khẩu theo nghị định thư

Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho

để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài trên

cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ

4.6 Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại

Đặc điểm của loại hàng xuất này là hàng hoá không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá Do

đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn

Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời cócơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao

4.7 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công

Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú áp dụng rộng rãi và thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất Đối với bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất

sứ dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da

4.8 Tải xuất khẩu

Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã nhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu

Trang 22

Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đó tái xuất

Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động: xuất khẩu và nhập khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra

Các bên tham gia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau:

Tái xuất theo đúng nghĩa của nó Trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu

Chuyển khẩu: Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu)

để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào nước tái xuất Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu

+ Ưu điểm của hình thức này là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng vốn và đáp ứng nhu cầu bằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng được, tạo ra thu nhập

+ Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng Ngoài ra nó còn đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải nhậy bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong cáchợp đồng mua bán

4.9 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá

Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua nhữngngười môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hoá với khối lượng lớn, có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay đổi được với nhau Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung của quan hệ cung cầu về một mặthàng giao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định

Do đó giá cả công bố tại sở giao dịch có thể xem như một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế

Trang 23

II TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN

1 Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận và người giao nhận

1.1 Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận

Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui tắc mẫu của FIATA về

dịch vụ giao nhận “ là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến dịch vụ trên, bao gồm cả vấn đề liên quan đến Hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, thu nhập các chứng từ liên quan đến hàng hóa”

Theo luật thương mại Việt Nam: “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo

đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận chuyển hoặc của người giao nhận khác” Như vậy Giao nhận (Forwarding) là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá

trình vận chuyển nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng Giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở đó

1.2 Khái niệm về người giao nhận

Theo điều 233 – Mục 4: Dịch vụ Logistics của Luật Thương mại năm 2005 của Việt

Nam thì người giao nhận (thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics) là: “Thương nhân

tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao

bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công nhận Người ta thường hiểu người kinh doanh giao dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwading Agent) Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao nhận là người lo toan

để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người

ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Theo Luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

2 Vai trò của nghiệp vụ giao nhận

‒ Tạo điều kiện cho hàng hoá được lưu thông nhanh chóng, đảm bảo vấn đề an toàn

và tiết kiệm mà không cần có sự hiện diện của bên xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình tác ngiệp

‒ Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh được tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải, tận dụng một cách tối đa cũng như có hiệu quả tải trọng và dung tích của các phương tiện hay công cụ vận tải và các phương tiện hỗ trợ giao nhận khác

‒ Giúp làm giảm giá thành cho hàng hoá xuất nhập khẩu

‒ Giảm bớt các loại chi phí không cần thiết cho khách hàng như lưu kho, bến bãi, chi phí đào tạo nhân công

Trang 24

(Nguồn: v-link.vn)

3 Phân loại dịch vụ giao nhận

Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa là một loại hình của hoạt động Logistics, trong

đó hoạt động giao nhận lại bao gồm các loại hình sau:

Theo phương thức vận tải, bao gồm:

‒ Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế

‒ Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập khẩu

sử dụng phương tiện vận tải là máy bay Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt

‒ Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia

‒ Giao nhận vận tải đa phương thức (MTO): Là phương thức vận tải kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển

‒ Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường ống Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu khí…

Theo nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm:

‒ Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng đến

‒ Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả các hoạt động như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển…

4 Trách nhiệm của người giao nhận

4.1 Khi là đại lý của chủ hàng

Tùy theo khả năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

‒ Giao nhận không đúng chỉ dẫn

‒ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn

‒ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

‒ Gởi hàng cho nơi đến sai quy định (wrong destination)

‒ Giao hàng không phải là người nhận

‒ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

‒ Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế

‒ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ

ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận

‒ Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu

chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình

4.2 Khi là người chuyên chở (Principal)

‒ Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu

‒ Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình

‒ Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh

ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng

Trang 25

‒ Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không phải trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình (Performing Carrier) mà còn trong trường hợp phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - Contracting Carrier)

‒ Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy ước

do phòng Thương mại quốc tế ban hành

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hưhỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:

‒ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác

‒ Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp

‒ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa

‒ Do chiến tranh hoặc đình công

‒ Do các trường hợp bất khả kháng

‒ Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoảng lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình

III TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1 Khái niệm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thức sử dụng phương tiện kết hợp cùng các cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hoá Thông thường, phương tiện thường dùng chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe cẩu tự hành là các phương tiện đóng vai trò xếp dỡ hàng hoá Cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền là hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá Loại hình vận chuyển này thích hợp cho các khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ có cảng biển cho tàu thuyền ra vào và neo đậu

2 Ưu điểm của hinh thức vận tải đường biển

 Vận tải bằng đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa

 Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên

 Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn

 Vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác

 Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên

 Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn

 Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao

 Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác, phù hợp với vận chuyển hàng với số lượng lớn

3 Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Trang 26

Bước 1: Đơn vị vận chuyển sẽ đến lấy hàng tận nơi, trong khi lấy hàng thì bên vận

chuyển sẽ tiết kiệm được chi phí một cách tối đa

Bước 2: Phía đơn vị vận chuyển sẽ thực hiện thủ tục khai báo hải quan, thông quan

hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu hàng hóa

Bước 3: Với hàng vận chuyển đường biển, đơn vị vận chuyển sẽ đặt lịch tàu, lịch

tàu chạy sẽ được thông báo cụ thể và xác nhận với khách hàng cùng thời gian vận chuyển

để chủ hàng cân đối về mức chi phí lẫn thời gian

Bước 4: Xuất vận đơn để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng hóa, làm lệnh giao hàng

Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gồm có 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ hàng hóa

Bước 5: Khách hàng sẽ đến bến cảng nhập khẩu, đơn vị vận chuyển sẽ hỗ trợ làm

thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa và kiểm tra hàng hóa (nếu có) Tại đây, đơn vị vận chuyển sẽ nhận chứng từ từ người nhập khẩu, tờ khai và kế hoạch làm thủ tục hải quan

Bước 6: Các đơn vị vận chuyển nội địa, giao hàng từ cảng tới người nhận, nhà

xưởng, kho hàng tại Việt Nam Sau khi đã làm thủ tục hải quan, đơn vị vận chuyển sẽ đưa hàng từ cảng đến công ty cho quý khách bằng xe đầu kéo container hoặc bằng xe tải

Bước 7: Giao và nhận hàng hóa – Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận

tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O) Tiếp đó, nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, Commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng và lưu lại một bản D/O

3 Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng lẻ(LCL)

Đối với chủ hàng gửi LCL (Shipper)

Đối với các tổ chức/doanh nghiệp gửi hàng LCL cần thực hiện đầy đủ các hoạt động sau:

‒ Đóng gói, sắp xếp và vận chuyển các lô hàng LCL về địa điểm tập trung đóng ghép (kho CFS hoặc Kho hàng không kéo dài)

‒ Hoàn thiện thủ tục hải quan cho lô hàng (thường bộ phận hải quan có văn phòng làm việc ngay tại các địa điểm gom/tách hàng LCL) và các thủ tục khác có liên quan

‒ Cung cấp các thông tin về lô hàng cho người gom hàng lên vận đơn và xác nhận

Trang 27

Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ gom hàng (Consolidator)

‒ Tiếp nhận các thông tin hàng LCL cần đóng/ghép

‒ Sắp xếp, phân loại, đóng hàng LCL vào các container và vận chuyển theo yêu cầu

Ưu điểm của vận chuyển hàng LCL:

‒ Chi phí rẻ hơn nhiều so với hàng đầy container FCL Ví dụ bạn mua hàng ở nước ngoài do tính chất hàng hóa có kích thước nhỏ như ốc vít, bi, gioăng cao su chỉ gồm 20 thùng caton nặng khoảng 200kg Bạn có thể chọn một trong 2 cách vận chuyển: thuê riêng 1 container 20FT để vận chuyển hoặc vận chuyển hàng lẻ(LCL) Ví dụ tiền thuê 1 container 20FT là 2000USD để chở mặt hàng của mình thì công ty sẽ mất 2000USD, còn nếu công ty chọn hình thức vận chuyển hàng lẻ(LCL) thì các công ty Forwarder sẽ gom hàng của nhiều chủ hàng thành 1 container đầy, như vậy nếu công ty Forwarder gom của 3 công ty thì phí vận chuyển của công ty bạn chỉ mất khoàng 1/3 số tiền như ban đầu thuê riêng 1 container

‒ Thủ tục mở tờ khai rất đơn giản và nhanh chóng Ví dụ là hàng xuất từ việt Nam

ra nước ngoài Khi bạn có nhu cầu muốn gửi hàng ra nước ngoài thì bạn chỉ cần liên hệ với hãng tàu hoặc Forwarder của mình để đặt chỗ và nhận booking confirmation Sau

đó bạn có thể căn cứ vào ngày giờ tàu đi, bạn sắp xếp mở tờ khai và mang hàng xuống kho CFS là xong Bạn không phải quan tâm đến tính chuẩn xác của số container, số seal của hãng tàu có được khai đúng trên tờ khai hay không

Nhược điểm của vận chuyển hàng LCL:

‒ Thời gian từ lúc tàu đi cho đến khi bên kia nhận được hàng thì sẽ lâu hơn so với hàng FCL

Ví dụ: Bạn muốn chuyển hàng FCL từ INCHEON Hàn Quốc về nhà máy ở Việt Nam thời gian vận chuyển trên biển (Transit Time) là khoảng 5~6 ngày + 2 ngày khai thác hàng ở cảng, tổng cộng là 7~8 ngày là có thể lấy được hàng về nhà máy Tuy nhiên hàng LCL thì ngoài thời gian vận chuyển trên biển như hàng FCL thì bạn cần chờ từ 3~5 ngày để kho CFS khai thác và phân loại hàng của các chủ hàng thì sau đó bạn mới lấy hàng về được

‒ Tính an toàn đối với hàng hóa là không cao hiện tại các doanh nghiệp rất đau đầu về vấn đề mất hàng cũng như hỏng hàng trong quá trình khai thác hàng ở kho CFS

V QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẤT LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1 Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển

(Nguồn: worldcourier.vn)

Trang 28

Nhận xét:

Dưới đây là tổng hợp đầy đủ quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển tại công ty sản xuất xuất khẩu Trong trường hợp công ty xuất khẩu thuê công ty dịch vụ giao nhận thì có thể bỏ qua một số bước nghiệp vụ đã thuê hoặc không cần thiết Còn

là công ty dịch vụ giao nhận thì một số bước không liên quan cũng có thể lược bỏ

2 Phân tích quy trình xuất khẩu hàng lẻ(LCL) bằng đường biển

2.1 Ký hợp đồng

Sau khi hai bên( nhà xuất khẩu và nhập khẩu) thương thảo để đi đến thống nhất về nội dung hợp đồng ngoại thương, trong đó có những điều khoản quan trọng về thông tin nhà xuất khuẩ và nhập khẩu, thông tin hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), quy cách đóng gói, bảo hành bảo hiểm và khiếu nại,

Dựa vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, người xuất khẩu sẽ biết được mình có trách nhiệm như thế nào trong các bước tiếp theo

2.2 Xin giấy phép xuất khẩu

Có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông

thường được sự cho phép của cơ quan ban ngành

TH2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa thuộc diện

quản lý đặc biệt của chính phủ Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: Tiền chất

sử dụng trong công nghiệp, dược liệu quý hiếm, vật liệu nổ công nghiệp, thì phải xin giấy phép của các bộ ngành quản lý Chi tiết mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu có thể tham khảo bảng tại Phụ lục I mục 1

Việc xin giấy phép là rất quan trọng và mất nhiều thời gian, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành xuất khẩu Sau khi đã xin được giấy

1 Đàm phán, Ký

hợp đồng

2 Xin giấy phép xuất khẩu

3 Xác nhận thanh toán (theo thỏa thuận trong hợp đồng)

4 Chuẩn bị hàng xuất

5 Thu xếp chỗ với hãng vận tải

9 Tập hợp bộ chứng từ gửi nhà nhập khẩu

Trang 29

phép hoặc nếu mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu thì bạn có thể bỏ qua bước 2

và chuyển sang bước kế tiếp

2.3 Xác nhận thanh toán (theo thỏa thuận trong hợp đồng)

Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thanh toán Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng

2.4 Chuẩn bị hàng xuất

Sau khi nhận được tiền thanh toán đặt cọc từ khách hàng, doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra đóng gói hàng hóa và lên lịch đóng hàng

2.5 Thu xếp chỗ với hãng vận tải

Thông thường nếu là hàng full container thì các đơn vị xuất khẩu sẽ đặt chỗ tại các hãng tàu Nhưng đối với lô hàng lẻ thì nhà xuất khẩu sẽ lựa chọ theo 2 trường hợp: đặt chỗ tại hãng tàu vận chuyển nguyên container hoặc đặt chỗ tại các công ty Forwader(cách này thường sẽ thông dụng hơn vì tiết kiệm đảm bảo và nhanh chóng)

Để có thể biết nên đặt chỗ ở đâu thì nhà xuất khẩu sẽ phải so sánh, tính toán dựa trên giá cả, thời gian, tuyến đường, số lượng hàng nhiều hay ít, chất lượng dịch vụ, về cơ bản thì phải thực hiện các bước như sau:

1 Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước

2 Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch vụ cần thiết như vỏ công bốc xếp và vận chuyển hàng về cảng

3 Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng

2.6 Đóng gói và vận chuyển về kho bãi khai thác hàng lẻ

Sau khi book xong FWD sẽ gửi cho mình (nhà XK) Booking note

Sau khi lấy Booking note, doanh nghiệp sẽ đóng gói hàng hóa và vận chuyên về kho bãi theo chỉ định như trên Booking note của bên Consol

Lưu ý: Với hàng lẻ cần đóng gói kỹ và dán shipping mark trên bao bì vì hàng lẻ sẽ được đóng trong cùng 1 container với nhiều mặt hàng khác nhau nên nếu đóng gói kỹ

và ký mã hiệu cẩn thận thì hàng hóa sang đầu nhập khẩu sẽ đỡ bị mất hàng, nhầm lẫn hàng hóa Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục)

Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu trong bước này

Sau khi hàng hóa được đóng gói và kí mã hiệu xong nhà xuất khẩu sẽ đo đạt tùy vào kích thước, cân nặng, thời gian giao hàng của hàng hóa để chọn phương tiện vận chuyển nội địa phù hợp với mặt hàng của mình Dựa vào Closing time trên Bill of lading để thuê phương tiện vận tải phù hợp để chở hàng vào kho đúng lúc, đúng thời điểm

2.7 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Làm invoice và packing list:

Dựa vào thông tin trên hợp đồng(contract) và booking để làm hóa đơn(invoice) và phiếu đóng gói hàng hóa(Packing list)

Trên hóa đơn sẽ cần lấy những thông tin cụ thể như: Bill to(người thanh toán) trên hóa đơn sẽ điền tên và địa chỉ, thường đây sẽ là người mua hàng Ship to: hàng hóa được

Trang 30

gửi tí đâu Số hóa đơn: sẽ do công ty xuất khẩu lựa chọn để đặt mã Bảng thống kê hàng

hóa và giá cả mỗi loại Điều kiện thanh toán cho hóa đơn, tổng thành tiền của hóa đơn

Lựa chọn ngày làm hóa đơn phù hợp Hóa đơn có thể trùng với ngày hợp đồng hoặc

sau ngày hợp đồng nhưng phải trước ngày Closing time( cut off)

Trên packing list sẽ có những số liệu như: Ngày làm paking list, số paking list, tên

người bán, tên người mua, hàng hóa được vận chuyển từ đâu tới đâu, bảng mô tả số

lượng và kích thước của hàng hóa

Hình 1.1: Hình ảnh mô tả 1 Packing list mẫu

(Nguồn: Packing list trong bộ chứng từ công ty TNHH Cát Tường Vy cung cấp)

Trang 31

Hình 1.2: Hình ảnh mô tả 1 hóa đơn mẫu

(Nguồn: Invoice trong bộ chứng từ công ty TNHH Cát Tường Vy cung cấp)

Làm và Gửi SI (chi tiết làm Bill) - cho FWD

‒ Chúng ta sẽ dựa trên số liệu thực tế xuất khẩu (số lượng hàng hóa, số kiện, số

khối, v v ), Các thông tin về chuyến hàng XK mà cung cấp các thông tin chính xác để

FWD phát hành B/L

‒ Sau đó họ sẽ gửi lại Draft Bill cho mình xác nhận

Lưu ý: Sau thời gian đã xác nhận B/L, mà có phát sinh chỉnh sửa nội dung của B/L

thì chúng ta sẽ bị “Charge” phí điều chỉnh B/L, tầm khoảng trên dưới 50USD/lần tùy

vào FWD)

Làm VGM( Phiếu cân công)

Thông tin bắt buộc khai báo VGM:

‒ Ocean Carrier Booking Number / Số Booking vận tải biển của hãng tàu

‒ Container Number / Số container

‒ Verified Weight / Trọng lượng xác minh

‒ Unit of Measurement / Đơn đo lường

‒ Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu

trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)

‒ Authorized Person / Người được uỷ quyền

‒ Có thể bổ sung thêm các thông tin khác nhưng không bắt buộc

Trang 32

‒ Weighing Date / Ngày cân

‒ Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng

‒ Weighing Method / Cách tính VGM

‒ Ordering Party / Bên mua

‒ Weighing Facility / Dụng cụ cân

‒ Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)

‒ Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ

Khai hải quan điện tử - đóng thuế (nếu có)

‒ Tiến hành khai hải quan điện tử bằng phần mềm ECUS5-VNACCS

‒ Sau khi truyền tờ khai HQ xong, sẽ có 3 trường hợp cần phải nắm

‒ Nếu lô hàng có thuế thì tiến hành đóng thuế luôn Thường, hàng xuất khẩu thì

đa phần các mặt hàng không chịu thuế

2.8 Làm chứng từ hàng xuất

Bước này tùy vào từng loại mặt hàng mà xin giấy phép xuất khẩu tương ứng:

 Mua Bảo hiểm cho lô hàng (nếu có)

 Đăng ký xin Chứng thư hung trùng hàng hoá – Fumigation Certificate (nếu có)

 Đăng ký xin Chứng thư Kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu – Phytosanitary Certificate (nếu có)

 Giấy chứng nhận xuất xứ – Certificate of Origin

Các bước làm C/O cho một lô hàng:

Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không Nếu không, chuyển sang bước 2;

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số HS đầu

là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)

Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không Nếu có, chuyển sang bước 4;

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không Nếu có, sản phẩm đó

sẽ không có xuất xứ theo quy định Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5;

Bước 5: So sánh thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không

Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản đặc biệt sau:

Trang 33

‒ Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các

nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi mã

‒ Các bộ chứng từ tập hợp để gửi cho nhà nhập khẩu bao gồm:

 Invoice( hóa đơn thương mại)

 Paking list(phiếu đóng gói hàng hóa)

 C/O(giấy chứng nhận xuất xứ)

 Giấy phép

 B/L( vận đơn đường biển)

(Nguồn: kenhlogistics.com)

Trang 34

CHƯƠNG 2 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT

TƯỜNG VY

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG

VY

1 Quá trình hình thành và phát triển

1.1 Thông tin công ty

 Tên Công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY

 Tên giao dịch: CAT TUONG VY PRODUCE TRADING COMPANY LIMITED

 Mã số thuế: 0314152860

 Cơ quan thuế đang quản lí: Chi cục Thuế Quận Gò Vấp

 Trụ sở chính công ty: 54/55 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

 Ngày thành lập: 12/12/2016

 Người đại diện: Cấn Văn Cương

 Điện thoại: 0949861186

 Lĩnh vực hoạt động chính: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

 Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hoá

 Loại hình kinh tế: Trách nhiệm hữu hạn

 Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Do nhu cầu vận chuyển hàng hóa diễn ra hàng ngày hàng giờ trong nền kinh tế thị trường Từ đó các công ty vận tải có thị trường để mở rộng, cung cấp nhiều dịch vụ vận tải tới các doanh nghiệp Và công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Cát Tường Vy cũng

ra đời để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Cát Tường Vy được thành lập ngày 12/12/2016 Trải qua gần 5 năm hoạt động công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường như là một nhà vận chuyển và giao nhận chuyên nghiệp, nhận được

sự tín nhiệm cao của khách hàng, được đánh giá là phát triển nhanh và khá thành công Công ty hoạt động với phương châm: “Áp dụng - Thích nghi – Cải tiến” Công ty luôn luôn tìm tòi, học hỏi những cái mới từ môi trường làm việc song song với điều đó

là luôn cập nhật những thay đổi từ đó thay đổi phương pháp, cách thức làm việc mới để nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường, cơ cấu quản lý gọn nhẹ, quá trình ra quyết định nhanh chóng, có nhiều tiềm năng phát triển tạo ra sự khác biệt Từ

đó đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất

Trang 35

 Dịch vụ hàng nguyên Container (FCL/FCL) với giá cạnh tranh và có hỗ trợ phí lưu kho

 Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services)

 Khai thuế hải quan

 Dịch vụ hàng công trình và triển lãm tại Việt Nam và các nước khu vực

 Các dịch vụ hỗ trợ

 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

 Giao door và dịch vụ di dời nhà xưởng

 Giao nhanh chứng từ, hàng mẫu…

2.2 Nhiệm vụ của công ty

 Tư vấn cho khách hàng những giải pháp vận tải tối ưu với giá cước phải chăng

 Vận chuyển, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trong và ngoài nước bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không

 Vận tải container, giao nhận kho bãi, vận chuyển hàng công trình, vận tải nội địa, bảo hiểm

 Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng

 Thực hiện khai thuế hai quan cho khách hàng

3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

(Nguồn: Báo cáo nhân sự năm 2020)

3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban quản lý

Giám Đốc

Là người đại diện cho Công ty trong quan hệ giao dịch với các cơ quan Nhà nước

và các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước Thực hiện mọi chế độ, chính sách và pháp luật Nhà nước trong hoạt động của Công ty Là người có quyền hành cao nhất trong công ty, quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trong công ty Trực tiếp giám sát và điều hành các bộ phận còn lại của công ty như bộ phận tài chính -

kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận chứng từ và bộ phận giao nhận

BỘ PHẬN CHỨNG TỪ

CHỨNG TỪ

BỘ PHẬN GIAO NHẬN

Trang 36

Theo dõi và cân đối nguồn vốn, quản lý các hoạt động thu chi từ các hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty, lập báo cáo tài chính định kỳ để trình với ban giám đốc

Bộ Phận Chứng từ

Quản lý, lưu trữ chứng từ và các công văn, soạn thảo bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc được giao Có nhiệm vụ book tàu, cước, phát hành bill, lệnh giao hàng, lập chứng từ, làm giấy thông báo hàng đến, liên hệ với khách hàng, đại lý hãng tàu theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho

4 Tình hình và kết quả kinh doanh từ năm 2018 đến năm 2021

4.1 Cơ cấu dịch vụ

Dưới đây là cơ cấu dịch vụ của công ty Cát Tường Vy:

Bảng 2.1: Cơ cấu dịch vụ của công ty Cát Tường Vy

Các loại hình dịch vụ chính Tỉ trọng (%)

(Nguồn: Báo cáo tình hình kết quả kinh doanh năm 2020)

Trang 37

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dịch vụ của công ty Cát Tường Vy

Từ bảng số liệu cùng biểu đồ phản ánh cơ cấu dịch vụ của công ty cho thấy hiện nay dịch vụ khai thuế hải quan là dịch vụ mũi nhọn của công ty khi chiếm tỷ trọng đến 35%

và cũng là dịch vụ được kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Tiếp đến là dịch vụ vận chuyển nội địa với tỷ trọng 26% Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa chiếm tỷ trọng 21%, còn dịch vụ khác chiếm tỷ trọng đến 18%

4.2 Kết quả kinh doanh từ năm 2018 đến năm 2021

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020

(Nguồn: Báo cáo tình nhình kết quả kinh doanh năm 2020)

Tỉ lệ (%) Doanh

thu 615,8 970,6 1.553 354,8 157.6 582,4 160.0 Chi phí 359,2 603,3 734,6 244,1 168.0 131,3 121.8

Lợi

nhuận 256,6 367,3 818,4 110,7 143.1 451,1 222.8

Trang 38

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết quả kinh doanh công ty giai đoạn 2018 – 2020

Nhận xét:

Căn cứ vào bảng số liệu phân tích tình hình kinh doanh, biểu đồ phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy trong giai đoạn từ 2018-2020:

‒ Doanh thu: Tổng doanh thu trong 3 năm từ 2018 – 2020 nhìn chung biến động

khá nhiều Qua 2 hoạt động, Công ty đã đi vào ổn định trong việc phân bổ các hoạt động

từ các dịch vụ đại lý, thủ tục hải quan cũng như giao nhận và vận chuyển hàng hóa, chứng từ vì vậy doanh thu trong năm 2018 này cũng đạt con số rất đáng kể là 615,8 triệu đồng Năm 2019, hoạt động kinh doanh của công ty cũng diễn ra rất sôi nổi và thuận lợi Công ty đã có những nguồn khách hàng cố định, thêm vào đó công ty chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới mở rộng lĩnh vực hoạt động dịch vụ, năm này doanh thu của công ty là 970,6 triệu đồng tăng 57.60% (tương đương 354,8 triệu đồng) so với năm 2018 Đến năm 2020 doanh thu đạt 1tỷ 553 triệu đồng, năm này tuy bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid 19, song công ty cũng có những biện pháp thích nghi kịp thời đã giúp doanh thu tăng lên tuy không quá mạnh mẽ nhưng cũng là con số rất đáng

để khích lệ với doanh thu tăng 60% so với năm 2019 (tức tăng 582,4 triệu đồng)

‒ Chi phí: Tổng chi phí của công ty có xu hướng biến động lên xuống với biên độ

không lớn Với chính sách của công ty là “Áp dụng - Thích nghi - Cải tiến”, nên từ khi công ty hoạt động đến nay luôn có những cải tiến trong quy trình thực hiện công việc nên chi phí được tiết kiệm đáng kể Cụ thể năm 2018, có mức chi phí là 359,2 triệu đồng Năm 2019, thì tăng thêm 244,10 triệu đồng (doanh thu 603,3 triệu đồng) với tỉ lệ 68%

so với năm 2018 Đến năm 2020, chi phí là 734,6 triệu đồng, nhờ vào những chính sách, đổi mới đã giúp công ty tiết kiệm rất nhiều chi phí, so với năm 2019 chỉ tăng 131,3 triệu đồng (tương đương 21.8%)

‒ Lợi nhuận: Nhờ vào những nổ lực cải tiến quy trình công việc giúp tiết kiệm chi

phí đã giúp cho lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn

2018-2020 Cụ thể năm 2018 đạt được lợi nhuận 256,6 triệu đồng thì sang năm 2019 lợi nhuận đạt được là 367,3 triệu đồng tăng 110,7 triệu đồng tức 43.1% Năm 2020, nhìn chung

do tình hình covid ảnh hưởng nhưng nhờ vào những chính sách giúp làm giảm chi phí

đã giúp công ty đạt được mức lợi nhuận khá cao 818,4 triệu đồng với tỷ lệ 22.8% tức tăng 451,1 triệu đồng USD

Trang 39

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của công ty

Bảng 2.3: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021)

Biểu đồ 2.3: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của công ty

Nhận xét:

Trong 6 tháng vừa qua mặc dù dịch bệnh COVID-19 còn khó lường, phức tạp

nhưng vượt lên trên khó khăn chung, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn ở gam

màu sáng là chủ đạo với việc tiếp tục duy trì ổn định và đạt được một số kết quả tích

cực đáng lạc quan Công ty TNHH SX TM Cát Tường Vy cũng không nằm ngoài xu thế

đó

Trong đó, doanh thu của tất cả các dịch vụ đều có xu hướng tăng Tổng doanh thu

tăng từ 473,6 triệu đồng lên 544,9 triệu đồng tức tăng 71,3 triệu đồng Cụ thể là dịch vụ

khai thuế hải quan tăng 16,7 triệu đồng, dịch vụ vậ chuyển nội địa tăng 23 triệu đồng,

dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tăng 18,2 triệu đồng, còn các dịch khách cũng tăng một mức

khá tương đồng 13,4 triệu đồng Nhìn chung tuy mức tăng doanh thu của các dịch vụ

không có sự biển động lớn nhưng cũng có xu hướng tăng cho thấy doanh nghiệp có khả

năng thích ứng với tình hình mới một cách nhanh chóng

Qua các bảng số liệu ta có thể thấy, mức tăng doanh thu của công ty giai đoạn

2018–2021 đều đặn qua các năm Chứng tỏ Công ty có một tầm nhìn chiến lược rất hiện

đại, đúng đắn Công ty sau giai đoạn khó khăn đã ngày càng trưởng thành hơn, tiếp tục

tận dụng và nâng cao lợi thế đang có từ chính nguồn nhân viên có tay nghề, trung thành

Trang 40

và nhiệt huyết trong công việc Trong năm 2020 vừa qua, tuy bị ảnh hưởng của dịch bệnh phức tạp nhưng công sẽ luôn nổ lực để tạo ra doanh thu cho công ty đem lại sự phát triển tốt đẹp cho công ty

Tóm tắt phần I:

Phần I bài báo cáo giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy như quá trình hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính cũng như định hướng phát triển của công ty trong những năm tới Đồng thời bài báo cáo cũng tổng hợp được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2018-2020) và 6 tháng đầu năm 2021

II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG LẺ (LCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CÁT TƯỜNG VY

1 Khái quát về tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Cát Tường Vy

Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng lẻ tại công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bước 1: Sau khi nhận được thông tin về lô hàng từ đại lý từ nước nhập khẩu công

ty Cát Tường Vy sẽ bắt đầu xử lý thông tin về lô hàng

Bước 2: Khi có thông tin về lô hàng, Cát Tường Vy sẽ liên hệ với công ty FWD để

đặt chỗ (vì hàng lẻ không để trực tiếp đặt chỗ với hãng tàu)

Bước 3: Sau khi đặt booking thành công, công ty sẽ gửi booking note cho người

xuất khẩu để biết thông tin và yêu cầu người xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa

Bước 4: Sau khi chuẩn bị hàng hóa, công ty Cát Tường Vy vận chuyển hàng hóa

vào kho CFS để chuẩn bị đóng hàng

Bước 1: Nhận và xử lý

thông tin lô hàng

Bước 2: Liên hệ với công ty FWD để đặt

chỗ

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa

Bước 4: Vận chuyển hàng vào kho CFS

Bước 5: Chuẩn bị chứng từ hải quan

Bước 6: Khai báo hải quan điện tử

Bước 7: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại

cảng

Bước 8: Nhận MBL

và gửi cho nhà XK kiểm tra

Bước 9: Gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu

Bước 10: Kết toán

và lưu hồ sơ

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w