Và làm thế nào để người khác có thể tin tưởng và thực hiện theo các kếhoạch hành động, đường lối một cách tối ưu theo mục tiêu đã định?Những câu hỏi này đặt ra đòi hỏi các nhà lãnh đạo d
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO THỰC HÀNH SỐ 2
Môn: Kỹ năng lãnh đạo
Chủ đề: Kỹ năng dùng người của nhà lãnh đạo
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Cương
Hà Nội – T11,2023
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO THỰC HÀNH SỐ 2
Môn: Kỹ năng lãnh đạo
Chủ đề: Kỹ năng dùng người của nhà lãnh đạo
Nhóm thực hiện: 4TN
Danh sách thành viên: 33 Tạ Thị Huyền Trang
32 Phan Thị Trang
28 Ngô Thị Trang
29 Nguyễn Thị Hồng Trang
19 Đinh Thị Thảo Nguyên Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Cương
Hà Nội – T11,2023
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
NHÓM 4TN STT Họ và tên Mã sinh viên Công việc thực hiện
1 Tạ Thị Huyền Trang
(Trưởng nhóm)
2021604699
-Phác thảo nội dung
-Nguyên tắc trong kỹ năng dùng người
-Các sai lầm trong kỹ năng dùng người
2 Phan Thị Trang
2021605899 -Biểu hiện của kỹ năng dùng người ở nhà lãnh
đạo
3 Ngô Thị Trang 2021608448 -Liên hệ với nhà lãnh đạo
trong thực tiễn
4 Nguyễn Thị Hồng
Trang 2021606330 -Phẩm chất của nhà lãnh đạo cần có để có kỹ năng
dùng người tốt
5 Đinh Thị Thảo Nguyên
2018602554 -Khái niệm kỹ năng dùng người
-Vai trò ý nghĩa
Người thực hiện
Trang
Tạ Thị Huyền Trang
Trang 41
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG CHÍNH 3
1 Khái niệm: 3
2 Vai trò, ý nghĩa: 3
3 Biểu hiện: 4
4 Nguyên tắc trong dùng người: 5
5 Những sai lầm cần tránh trong dùng người 8
6 Phẩm chất của nhà lãnh đạo để có kỹ năng dùng người hiệu quả 8
Liên hệ với nhà lãnh đạo: 10
6.1 Giới thiệu 10
6.2 Doanh nghiệp 10
6.3 Kỹ năng dùng người của Warren Buffett 11
KẾT LUẬN 13
Trang 64TN – Kỹ năng dùng người KNLĐ
LỜI NÓI ĐẦU
Nhân tố con người là yếu tố nền tảng, cốt lõi trong mọi lĩnh vực, nó thúc đẩy và quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thuyết phục, sử dụng được nguồn nhân lực một cách hiệu quả đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và mục đích của người sử dụng lao động cũng như thực hiện mục tiêu chung của tổ chức? Và làm thế nào để người khác có thể tin tưởng và thực hiện theo các kế hoạch hành động, đường lối một cách tối ưu theo mục tiêu đã định?
Những câu hỏi này đặt ra đòi hỏi các nhà lãnh đạo dù ở trong bát kì lĩnh vực, tổ chức nào cũng cần phải nắm trong tay nghệ thuật dùng người một cách khôn ngoan, khéo léo, biết cách tránh những sai lầm không đáng có và vận dụng các nguyên tắc trong dùng người một cách linh hoạt với mục đích là có thể tận dụng tối ưu nguồn nhân lực và đem lại hiệu quả lao động cao nhất
Dùng người là nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, là việc phức tạp và khó khăn nhất trong nghệ thuật lãnh đạo, có mối quan hệ sâu sắc và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của nhà lãnh đạo cũng như cơ quan, tổ chức mà nhà lãnh đạo đang dẫn dắt
Khi một nhà lãnh đạo biết dùng người hiệu quả, chính xác thì ắt đó là một nhà lãnh đạo tài năng, có tầm nhìn chiến lược Chính tầm quan trọng trong kỹ năng dùng người (được coi như một nghệ thuật) đã khiến nhóm đi vào chủ đề “ Kỹ năng dùng người trong lãnh đạo” nhằm tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi nhiều hơn về chủ đề này Qua thời gian nghiên cứu ít ỏi và kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của thầy để nội dung thêm phong phú và hữu ích
Nhóm xin chân thành cảm ơn
Trang 7NỘI DUNG CHÍNH
1 Khái niệm:
Kỹ năng dùng người của nhà lãnh đạo là khả năng sử dụng nhân sự một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức Kỹ năng này bao gồm cả việc lựa chọn, đào tạo, phát triển, và sử dụng nhân sự
Là yếu tố sử dụng con người, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của nhà lãnh đạo, việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào cho phù hợp với khả năng, vai trò, vị trí của một người trong công việc để phát huy hết tiềm năng của người đó
2 Vai trò, ý nghĩa:
Vai trò:
Tạo động lực và khích lệ: Biết tận dụng sức mạnh của mọi người giúp bạn nhận
ra và đánh giá thế mạnh của từng cá nhân, từ đó khích lệ họ phát huy tiềm năng và đóng góp tích cực vào công việc chung Điều này tạo động lực cho cả nhóm, giúp cải thiện hiệu suất và đạt được mục tiêu
Xây dựng đội nhóm mạnh mẽ: Bằng cách nhận ra sức mạnh của mỗi thành viên trong đội nhóm và đồng thời giúp họ phát triển, bạn xây dựng một đội ngũ đa dạng và mạnh mẽ Các thành viên sẽ tập trung vào những gì họ làm tốt nhất và cùng nhau tạo nên một đội hình hoàn chỉnh
Tăng sáng tạo và đổi mới: Mỗi người đều có một góc nhìn và tư duy riêng biệt Biết tận dụng sức mạnh của mọi người giúp kết hợp các ý tưởng, góc nhìn và kỹ năng khác nhau để tạo ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới
Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn: Khi bạn biết tận dụng sức mạnh của mọi người, bạn có thể chia sẻ trách nhiệm và giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng cá nhân Điều này giúp tối ưu hóa sự chuyên nghiệp hóa và đạt được kết quả tốt hơn trong giải quyết vấn đề
Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Khi mọi người cảm thấy được đánh giá cao
và sử dụng hết tiềm năng của mình, họ cảm thấy hài lòng hơn với công việc của mình
và có xu hướng đóng góp tích cực hơn vào môi trường làm việc Điều này tạo ra một bầu không khí tích cực và giúp tăng cường sự đồng lòng trong công việc nhóm
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: Biết tận dụng sức mạnh của mọi người cũng mang đến sự hiểu biết sâu hơn về cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, đáng tin cậy và hỗ trợ nhau
Nâng cao khả năng lãnh đạo: Một nhà lãnh đạo thông minh biết cách tận dụng sức mạnh của mỗi thành viên trong nhóm và hướng dẫn họ theo hướng phát triển tích cực
Trang 84TN – Kỹ năng dùng người KNLĐ
Ý nghĩa:
Bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng cần phải nắm trong tay kỹ năng dùng người một cách khôn ngoan, khéo léo, biết tránh những sai lầm không đáng có, mục đích có thể tận dụng nguồn nhân lực thật tối ưu và đem lại hiệu quả cao nhất Dùng người là nội dung trung tâm của công tác lãnh đạo, là bộ phận phức tạp và khó khăn nhất trong nghệ thuật lãnh đạo, có quan hệ trực tiếp đến sự thành bại của người lãnh đạo cũng như cơ quan, tổ chức người đó lãnh đạo
3 Biểu hiện:
Kỹ năng dùng người là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo Nó thể hiện ở khả năng phát hiện, đánh giá, phân công, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực một cách hiệu quả
- Khả năng phát hiện và đánh giá nhân tài: Khả năng phát hiện và đánh giá
nhân tài là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ năng dùng người của một nhà lãnh đạo Nó là việc tìm kiếm và đánh giá những nhân viên có năng lực và tiềm năng phát triển cao Nó thể hiện ở khả năng nhìn ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân Điều này dẫn đến việc hiểu rõ được năng lực, phẩm chất của nhân viên; xác định được những nhân viên cần được đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường động lực làm việc cho nhân viên cũng như tạo cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật nhân viên Một nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng đánh giá nhân tài một cách chính xác để có thể lựa chọn được những nhân viên phù hợp với nhu cầu của tổ chức, giúp họ phát huy hết khả năng của mình
- Khả năng phân công và sử dụng nhân viên hiệu quả: Một nhà lãnh đạo giỏi
cần biết cách phân công công việc một cách hợp lý, phù hợp với năng lực và sở trường của từng nhân viên Một trong những cách tận dụng tối đa năng lực làm việc của nhân viên là tìm ra phương pháp giao việc phù hợp Một người lãnh đạo giỏi trong việc dùng người là người biết phân công công việc theo khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân trong tổ chức Điều này giúp tăng năng suất lao động, đạt được mục tiêu cũng như sự thành công của tổ chức
Ngoài những lợi ích kinh tế đạt được, việc phân chia công việc rõ ràng còn giúp đội ngũ nhân viên phát triển và rèn luyện nâng cao năng lực bản thân Nhà quản lý hiểu rõ hơn về năng lực của từng người và giao nhiệm vụ phù hợp hơn, nhân sự khám phá được khả năng tiềm ẩn của bản thân
Không những thế, việc phân chia công việc không hợp lý dẫn đến nhiều hệ lụy như công việc trì hoãn, chống chéo, thời gian hoàn thành chậm, giảm chất lượng công việc và chất lượng dịch vụ khách hàng Chính vì vậy, nhiệm vụ xác định lịch trình hiện tại của nhân sự và phân bổ phù hợp theo thời gian và tính chất công việc là điều vô cùng cấp thiết
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết cách lựa chọn và sử dụng nhân viên phù hợp với từng vị trí, nhiệm vụ, tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình, góp phần vào sự thành công của tổ chức
Trang 9- Khả năng phát huy nguồn nhân lực: Nhân viên là tài sản quý giá của tổ chức.
Nhà lãnh đạo có khả năng phát huy nguồn nhân lực sẽ giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình, góp phần vào sự thành công của tổ chức Do đó, một nhà lãnh đạo giỏi cần biết cách tạo môi trường làm việc tốt, khuyến khích nhân viên học hỏi và phát triển bản thân Khi nhân viên được tạo môi trường làm việc tốt và được khuyến khích học hỏi, phát triển, họ sẽ có thể phát huy hết khả năng của mình, hạn chế được những sai sót và hoàn thành công việc một cách tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng công việc Người lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách khen thưởng, kỷ luật kịp thời để nhân viên có tinh thần làm việc tốt nhất Khen thưởng nhân viên giúp tạo động lực, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, đạt được kết quả cao hơn Và ngược lại, việc kỷ luật nhân viên sẽ giúp đảm bảo tính thống nhất và kỷ cương trong doanh nghiệp, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp
4 Nguyên tắc trong dùng người:
Kỹ năng dùng người của nhà lãnh đạo được sử dụng dựa trên những nguyên tắc
cơ bản nhưng mang tính chiến thuật cao Các nguyên tắc này dựa trên các đặc điểm của người lao động về năng lực, tính cách và tâm lí; dựa trên hoạt động của tổ chức,… Nhà lãnh đạo chỉ có thể phát huy hết kỹ năng dùng người một cách hiệu quả khi hiểu
rõ và vận dụng các nguyên tắc này một cách chính xác, phù hợp với từng tình huống
và đối tượng
- Lượng sức nhân tài mà dùng, tận dụng hết năng lực của họ.
Nhân tài có nhiều loại, nhiều mức độ, có người sẽ giỏi toàn diện các lĩnh vực
cả về phương diện năng lực chuyên môn và năng lực quản trị; có người lại rất mạnh về chuyên môn nhưng khả năng truyền đạt còn chưa tốt Và khi nói tới nhân tài thì không phải lúc nào cũng hàm ý chỉ những người quá toàn tài Vì vậy nên khi dùng người cần phải linh hoạt chức năng, nhiệm vụ của vị trí công việc với năng lực của người lao động, tránh dùng người có tài lớn vào những vị trí không tương xứng Việc không tận dụng hết năng lực của nhân tài sẽ là một sự phí phạm nhân lực và khiến họ nản chí, chán nản mà từ bỏ tổ chức Ngược lại, những người có tài năng chưa đủ tốt được đặt vào vị trí quá cao sẽ khiến họ bị lúng túng, áp lực và không thể phát triển được Người làm lãnh đạo luôn phải vận dụng nguyên tắc tận dụng hết khả năng, năng lực của nhân viên để tổ chức phát triển ở mức tối ưu nhất Chốt lại, là phải dùng người phù hợp với từng vị trí
“Tuấn mã có thể qua dốc hiểm Nhưng kéo cày không thể bằng trâu”
- Phát huy cái tốt, tránh cái xấu
Bất kì ai đều có mặt tốt mặt xấu, ưu điểm và khuyết điểm, không có ai hoàn hảo cả Vậy nên, nhà lãnh đạo cần phải tập trung vào việc khai thác thế mạnh của nhân viên thay vì chỉ chăm chăm vào nhược điểm Nguyên tắc này rất quan trọng
và đóng vai trò chủ chốt trong “nghệ thuật” dùng người của nhà lãnh đạo
Trang 104TN – Kỹ năng dùng người KNLĐ
Thay vì chỉ tập trung khắc phục sở đoản, cải thiện điểm yếu, phải tiêu tốn một lượng thời gian nhất định để hình thành thói quen, đòi hỏi thực hành mọi lúc mọi nơi với tâm thế tự ép bản thân vào khuôn khổ, thì khi tập trung khai thác sở trường
sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn hẳn, một cảm giác tốt với công việc sẽ tạo động lực thúc đẩy giúp nhân viên nhanh chóng hoàn thành mục tiêu
Với những người có tài, năng lực hơn người nhưng vẫn có những khuyết điểm thì nhà lãnh đạo nên dũng cảm lựa chọn để trọng dụng, thái độ rõ ràng và biết chấp nhận những khuyết điểm, thiếu sót của họ Khi đã nắm được điểm mạnh, yếu của cấp dưới rồi thì cần phải phân công cho họ những công việc phù hợp với điểm mạnh đó để phát huy triệt để thế mạnh, trí thông minh của họ cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức
Nhà lãnh đạo nào cũng muốn sử dụng nhân lực không có khuyết điểm, tuy nhiên có một thực tế là những người không có khuyết điểm, các mặt đều bình bình hay đều ở cùng mức độ, không có gì nổi bật lại chỉ là người bình thường Còn những người có tài, nổi bật hơn ở một số khía cạnh lại dễ nhìn thấy những khuyết điểm rõ rệt Người lãnh đạo có kỹ năng dùng người tốt phải nắm rõ nguyên tắc trọng dụng sở trường này để tạo điều kiện phát huy sở trường của nhân viên và tránh việc chỉ nhìn thấy những khuyết điểm khiến ai cũng không thể dùng và cũng tránh chỉ nhìn thấy những ưu điểm để rồi ai cũng dùng được và dùng sai
- Tin tưởng tuyệt đối:
Khi dùng người thì người lãnh đạo cần phải tin tưởng vào lựa chọn của mình, vào nhân viên mà mình đã chọn và mạnh dạn để họ độc lập chịu trách nhiệm cho công việc đã được giao Việc được lãnh đạo của mình tin tưởng sẽ giúp cho người lao động có cảm giác an toàn, tăng thêm tự tin, tinh thần nhiệt huyết, yêu công việc
từ đó phát huy hết khả năng, tính sáng tạo và chủ động, cả sự nghị lực vượt qua khó khăn trong công việc Sự tin tưởng tuyệt đối của lãnh đạo cũng sẽ tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các thành viên trong tổ chức để cùng đồng tâm thực hiện một mục tiêu chung
Trong quá trình theo dõi công việc, người lãnh đạo cũng cần vận dụng nguyên tắc này qua việc kiên nhẫn với những trở ngại của cấp dưới khi công việc chưa đi đúng kế hoạch, thông cảm và biết lắng nghe họ Người lãnh đạo cũng không nên quá gay gắt khi chỉ ra các thiếu sót mà cần nhẹ nhàng chỉ ra để họ biết lỗi sai, sửa chữa trong tâm thế không bị rụt rè, mất sự tự tin vốn có khiến họ e ngại đưa ra ý kiến trong những lần sau Đây cũng là biểu hiện của sự tin cậy đối với cấp dưới
- Dùng người không dựa trên mối quan hệ
Nguyên tắc này thể hiện sự phân biệt rõ ràng trong việc dùng người, việc dùng người tài và người có quan hệ thân quen là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau Nhà lãnh đạo biết dùng người phải tuyệt đối tách biệt công và tư, không vì thân quen mà sử dụng những người có năng lực kém, nhất là ở những vị trí quan trọng Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn tốt cần xuất phát từ thực tiễn, đánh giá đúng
Trang 11năng lực của nhân viên, chí công vô tư, không vì việc riêng mà làm hỏng việc chung Đây chỉ là một khía cạnh trong việc dùng người nhưng lại thể hiện cái tầm của nhà lãnh đạo
- Biết lắng nghe
Nhà lãnh đạo muốn có kỹ năng dùng người tốt và hiệu quả thì trước hết phải tôn trọng nguyên tắc lắng nghe Đó là lắng nghe ý kiến, chủ trương của những người có năng lực, lắng nghe thông tin có chọn lọc, lắng nghe cả những ý kiến quan điểm trái với ý kiến cá nhân của mình và khuyến khích họ đưa ra ý kiến Đặc biệt, với những người có năng lực cao thì những người đó thường có những ý kiến, giải pháp độc đáo, sáng tạo và họ sẽ thường kiện định với ý kiến của mình, cho nhà lãnh đạo thấy được những khía cạnh khác chứ không chỉ phụ họa theo ý kiến của nhà lãnh đạo Vận dụng nguyên tắc này sẽ giúp lãnh đạo phát triển tổ chức không
bị theo lối mòn, có sự đổi mới và dân chủ
- Biết độ lượng
Trong quá trình dùng người, nhà lãnh đạo nên tha thứ cho những nhược điểm của cấp dưới ở trong những phạm vi nhất định với lưu ý nắm vững giới hạn của sự tha thứ và chịu đựng Nhà lãnh đạo không nên có thành kiến với các nhân viên để tránh hạn chế tiềm năng khai thác nhân lực, không đánh giá đúng năng lực nhân viên Nguyên tắc này sẽ giúp phát huy được thế mạnh của cấp dưới, làm tăng mối quan hệ thân thiết giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, tạo dựng hình tượng tốt cho nhà lãnh đạo trong tổ chức
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần vận dụng nguyên tắc này một cách phù hợp, với những thiếu sót, sai lầm nhỏ có thể độ lượng nhưng với những sai lầm lớn gây hậu quả cho tổ chức thì cần thể hiện sự phê bình nghiêm khắc để tránh tạo tiền lệ về sau
Đây là nguyên tắc chiến thuật dùng người cơ bản mà những người thuộc cấp trên cần nghiên cứu kỹ lưỡng Chỉ khi nào hiểu và vận dụng một cách chính xác, mới có thể nắm vững nghệ thuật sử dụng người trong thời nay
- Chế độ nghiêm minh: thưởng xứng đáng, phạt đúng người
Để quán triệt đường lối phát triển, mục tiêu chung của tổ chức, đồng thời phát huy sự thông minh, tài trí của cấp dưới thì bên cạnh việc độ lượng với khuyết điểm của nhân viên thì nhà lãnh đạo cũng cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh kịp thời Thưởng xứng đáng đối với những cá nhân, nhóm có đóng góp cho thành công của tổ chức; kịp thời xử lí những cá nhân cố ý phá hoại tổ chức, không có kỷ luật,
có ảnh hưởng xấu tới tập thể, tránh “con sâu làm rầu nồi canh” Khi thực hiện kỷ luật cũng cần đúng lúc, tùy theo từng trường hợp mà nặng nhẹ khác nhau Tuy nhiên, với riêng việc xử phạt nhà lãnh đạo không nên áp dụng nguyên tắc này thường xuyên, mà chỉ nên dùng trong những trường hợp đặc biệt nặng nề Còn với việc khen thưởng thì nên được thực hiện thường xuyên theo tình hình công việc,