1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành bài thường xuyên số 1 phân tích nhà lãnh đạo của elon musk

24 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nhà Lãnh Đạo Của Elon Musk
Tác giả Phan Hoài Anh, Võ Khắc Phi Long, Bùi Thị Huyền Trang, Nguyễn Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Doanh
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 273,97 KB

Nội dung

Việc thực hành Kĩ năng lãnh đạo trong doanh nghiệpgiúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh biết cách nắm bắt rõ các kĩ năng lãnh đạo đểtrở thành một nhà lãnh đạo phân tích được các tố ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC HÀNH BÀI THƯỜNG XUYÊN SỐ 1

Giáo viên hướng dẫn: TS.Hoàng Thị Hương Lớp: BM6027.8

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Hà Nôi, ngày 18 tháng 11 năm 2021

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

ST

T

1 Phan Hoài Anh 2018602851 Phần 3 + Phần 4 + Tổng hợp

và chỉnh sửa + Slide

3 Bùi Thị Huyền Trang 2018602885 Phần 2 + Phần 3

4 Nguyễn Thùy Trang 2018602866 Phần 2 + Phần 4

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2

MỤC LỤC 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO 5

1.1 Khái niệm về lãnh đạo 5

1.2 Vai trò của lãnh đạo 5

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 6

2.1 Phương pháp lãnh đạo trong doanh nghiệp 6

2.1.1 Phương pháp hành chính 6

2.1.2 Phương pháp kinh tế 6

2.1.3 Phương pháp tâm lý giáo dục 7

2.2 Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp 8

2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 8

2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 10

2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 10

2.2.4 So sánh phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo dân chủ 12

PHẦN 3: PHÂN TÍCH NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA ELON MUSK 13

3.1 Tiểu sử về Elon Musk 13

3.2 Hành trình trở thành một tỷ phú của Elon Musk 13

3.3 Tính cách của Elon Musk 14

3.4 Phương pháp lãnh đạo của Elon Musk 16

3.5 Phong cách lãnh đạo của Elon Musk 17

KẾT LUẬN 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay khi thế giới ngày càng phát triển với những bước tiến vượt bậc, thì nềnkinh tế Việt Nam cũng đang chạy theo sự phát triển đó để theo kịp xu thế hội nhập vớinền kinh tế của khu vực và quốc tế Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngàycàng sôi động, đa dạng và phong phú, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế củaNhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện nay Để có thể quản lýhoạt động kinh doanh thì những người theo học quản trị kinh doanh là một nhân tốkhông thể thiếu trong mọi doanh nghiệp Đối với sinh viên, hoạt động thực hành kĩnăng lãnh đạo có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với cảtương lai của sinh viên sau này Việc thực hành Kĩ năng lãnh đạo trong doanh nghiệpgiúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh biết cách nắm bắt rõ các kĩ năng lãnh đạo đểtrở thành một nhà lãnh đạo phân tích được các tố chất kĩ năng của một nhà lãnh đạocần có, từ đó tự rút ra được những bài học cho chính mình Luôn luôn đem lại một tinhthần khởi nghiệp mạnh mẽ Từ đó có thể thực hiện chính xác, đầy đủ các bước nộidung công việc có kỹ năng phân tích và nội dung kế hoạch, chiến lược kinh doanh củacông ty

Là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, nhóm em nhận thức được vai trò và tầmquan trọng của kĩ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp Từ đó chúng em có ý thức vànhững động thái chủ động tích cực trong việc tiếp nhận, rèn luyện trau dồi bản thân đểtrở thành các nhà quản trị chiến lược trong tương lai Nhóm em xin cảm ơn thầy đãtạo rất nhiều điều kiện để nhóm thực hành môn học và dành thời gian giúp đỡ, hỗ trợ

để bài báo cáo của nhóm được hoàn chỉnh hơn Nội dung báo cáo gồm phần:

PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHẦN 3: PHÂN TÍCH NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA ELON MUSK

PHẦN 4: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn và thời gian nên báocáo không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết trong quá trình lập báo cáonày Em rất mong được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của mọi người

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NHÓM 2 PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm về lãnh đạo

Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để duy trì kỷ luật, kỉ cươngcủa tổ chức và hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên nhằm phát huy cao nhấttiềm năng và năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

Đặc trưng của chức năng lãnh đạo:

- Là một chức năng của quy trình quản lý gắn với chủ thể quản lý

- Chức năng lãnh đạo có 2 phương diện cơ bản: Duy trì kỉ cương, kỉ luật và độngviên, khích lệ nhân viên

- Vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật vì thế đòi hỏi chủ thể quản

lý phải vận dụng các tri thức của nhiều khoa học

1.2 Vai trò của lãnh đạo

Việc xác định mục tiêu, phương án đúng đắn có thể mang lại hiệu quả cho hoạtđộng quản lý khi nó được phân công, phân nhiệm, giao quyền và thiết kế bộ máy phùhợp Tuy nhiên, khi nhà quản lý đã bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc là điều kiện

cần nhưng chưa đủ Vấn đề quan trọng đối với hiệu quả quản lý là làm thế nào để duy trì kỉ luật, kỉ cương và phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của nhân viên Đó

thực chất là chức năng lãnh đạo (mà nhiều người là chức năng điều khiển, phối hợpcủa nhà quản lý)

Chức năng lãnh đạo có những vai trò cơ bản sau:

- Duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm ổn định tổ chức

- Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên để phát huy cao nhất tiềm năng vànăng lực của nhân viên nhằm phát triển tổ chức

- Phối hợp các cố gắng riêng lẻ thành cố gắng chung vì mục tiêu chung

- Xây dựng văn hoá tổ chức

Trang 6

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

2.1 Phương pháp lãnh đạo trong doanh nghiệp

2.1.1 Phương pháp hành chính

Là phương pháp tác động vào người lao động dựa vào mối quan hệ tổ chức, kỷluật của doanh nghiệp bằng những mệnh lệnh, quyết định, quy định và nội quy củadoanh nghiệp

VD: Các công ty bây giờ thường quản lý giờ làm của nhân viên bằng cách điểmdanh vân tay, từ đó có thể kiểm soát được giờ vào làm và giờ tan làm của từng nhânviên để biết nhân viết đó có thực hiện đúng nội quy giờ giấc không sau đó sẽ đưa racác hình thức thưởng phạt

Ưu điểm – Nhược điểm của phương pháp hành chính

- Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc

cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định

Giúp duy trì kỷ cương trật tự cho môi

trường tổ chức

- Khi sử dụng không cần phải đi kèm

những phương pháp khác mà vẫn đảm

bảo hiệu quả

- Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảmkhả năng sáng tạo

- Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quanliêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu

- Nhà quản lý phải là những người rất cóbản lĩnh để quan sát nắm bắt được đốitượng để có sự tác động chuẩn xác, phùhợp thì mới có hiệu quả cao

2.1.2 Phương pháp kinh tế

Là phương pháp sử dụng tiền lương, tiền thưởng và những công cụ động viên vậtchất khác làm đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động cho phép họ tự lựa chọnphương án tốt nhất trong phạm vi hoạt động của mình

VD: : Tại các trường THCS và THPT phương pháp quản lý kinh tế vận dụngnhư: Có chế độ đãi ngộ giáo viên, nhân viên (được hưởng thêm 50% lương); thưởng tổ

Trang 7

chuyên môn cá nhân bồi dưỡng học sinh giỏi có giải quốc gia; thưởng tổ chức chuyênmôn có học sinh đỗ thủ khoa tốt nghiệp, đại học

Ưu điểm – Nhược điểm của phương pháp kinh tế:

- Mỗi người tự mình quyết định cách làm

việc sao co có thu nhập vật chất cao nhất

sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao

nhất

- Tác động lên đối tượng quản lý một

cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm

lý, tạo ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ

được chấp nhận

- Tính dân chủ rất cao, các đối tượng

quản lý có quyền lựa chọn hành động

theo ý mình

- Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát

huy tính sáng tạo trong công việc, mang

lại hiệu quả rất cao

- Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với

nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện

hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực

- Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vàovật chất, quên các giá trị tinh thần, đạođức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môitrường sống…

- Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì

nó không bắt buộc

- Dễ bị đối tượng quản lý xem thườngnếu không kèm theo các phương pháptác động khác

2.1.3 Phương pháp tâm lý giáo dục

Là cách thức tác động bằng các biện pháp tâm lý xã hội, giáo dục, thuyết phụclên nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình laođộng của họ

VD: Giám đốc có hinh thức khen thưởng cho nhân viên làm ,luôn thăm hỏi kịpthời nhân viên ốm đau bệnh tật hay gia đình gặp chuyện buồn Vào dịp lễ tết công ty tổ

Trang 8

chức buổi du lịch cho các công nhân viên nhằm khích lệ, khích thích họ làm việc hănghái với tất cả trí tuệ để đạt được kết cao công việc

Ưu điểm – Nhược điểm của phương pháp giáo dục

- Bền vững

- Không gây sức ép tâm lý cho đối

tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được

quan tâm nên sẽ tạo ra được sự phấn

khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi

nổi, đôi khi mang lại những kết quả vượt

xa sự mong đợi

- Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảothực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫncần phải có kết hợp đi kèm các phươngpháp khác

- Phương pháp này yêu cầu cho ngườiquản lý phải là người có đủ uy tín, cóđiều kiện và có thời gian quan tâm chămsóc, động viên cấp dưới

2.2 Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp

2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyềnlực vào tay một mình người quản lý , người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình,trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể Là người quyết định tất cảcác phương pháo và quy trình làm việc Thành viên trong nhóm hiếm khi được tintưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng

Nhiều ý kiến cho rằng phong cách này làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra áplực cho đội nhóm Tuy nhiên, nếu được áp dụng đúng thì sẽ phát huy hiệu quả của nó.Phong cách độc đoán có thể áp dụng tốt trong các trường hợp sau:

- Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội

nhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhàlãnh đạo cần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu,cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm

- Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên

này thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách

Trang 9

thức làm việc trong công ty Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóngvai trò là người giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết,giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viênkhác.

- Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn: Trong những tình

huống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnhđạo độc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề Chẳng hạn như trong một trậnđánh, các tướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tụctấn công hay rút lui của quân mình

Ưu – Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

- Các quyết định đều được đưa ra một

cách nhanh chóng và dứt khoát

dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của

nhà quản trị

- Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi

vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình

trạng dồn đọng các công việc trong từng

bộ phận

- Các nhà quản trị có phong cách lãnh

đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn

khiến các cá nhân trong tổ chức buộc

phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao

đúng thời hạn quy định

- Các thành viên trong tổ chức phải

thường xuyên cập nhật và trau dồi các

kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các

nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả

- Người có phong cách lãnh đạo độcđoán này thường bị đánh giá là bảo thủ

và độc tài Hoặc đôi khi trong nội bộdoanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn,bất đồng quan điểm giữa các thành viên

- Các nhà lãnh đạo độc đoán thườngkhông quan tâm đến ý kiến của ngườikhác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên củamình bị nản chí, cảm thấy không đượccoi trọng

- Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán

đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho cácvấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnhhưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức

Trang 10

2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà quản lý theo phong cách dân chủ là người biết phân chia quyền lực quản lýcủa mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới và cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa

ra các quyết định Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làmviệc cao nhất Phong cách này sẽ phát huy hiệu quả trong các trường hợp sau:

- Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin

từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó

- Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trongđội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiếnhành công việc

Ưu – Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:

- Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa

các thành viên tham gia vào tổ chức

- Các thành viên cùng được truyền cảm

hứng để hành động và đóng góp sức lực

mình cho tổ chức, doanh nghiệp Các

nhà quản trị giỏi cũng có xu hướng tìm

kiếm, học hỏi những ý kiến mới, đa dạng

để phát triển tổ chức

- Áp dụng cách quản lý nhân sự này sẽ

tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất

lao động cao hơn

- Các quyết định phải được thông quanhiều người, không thể được đưa ra mộtcách nhanh chóng, dứt khoát

- Các thành viên thuộc nhóm thiểu số saumỗi lần đưa ra quyết định sẽ dễ bị nảnchí, không còn tinh thần làm việc

2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà quản lý theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kếhoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc Họ giao khoán và cho phép

Trang 11

nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định củamình trước cấp trên.

Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao đểhoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việccủa mình Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếukhông có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm Các nhà quản lý có thể áp dụngphương pháp này trong những điều kiện sau:

- Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể đảm bảohiệu quả công việc

- Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhânviên

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý cácnhân viên của mình Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu vànhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn,từng trường hợp Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắcdựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ,mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là ngườinắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sửdụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trườnghợp cụ thể

Ưu – Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do:

- Không khí trong tổ chức, doanh nghiệp

thường thân thiện, định hướng nhóm

phát triển nhanh chóng, bền vững

- Năng suất lao động thấp vì người lãnhđạo không trực tiếp kiểm soát nội bộ chặtchẽ

- Chức năng và các quyết định quản lýhoàn toàn do thành viên của tổ chứcquyết định, sẽ gây ra nhiều tranh cãitrong nội bộ

Trang 12

- Thiếu người lãnh đạo tổ chức sẽ gây rarối loạn, các nhóm sẽ nhỏ lẻ, không tốiưu.

2.2.4 So sánh phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo tự thu thậpthông tin để sử dụng cho việc

ra quyết định

Người lãnh đạo thông báo chonhững người dư quyền vànhận thông tin từ phía họ

Đánh giá

Người lãnh đạo tự mình đánhgiá hay sử dụng sự giúp đỡcủa một số trợ lí

Người lãnh đạo đã biết dõ ýkiến của những người dưquyền và trao đổi với họ cácquan điểm của mình

Lựa chọn quyết định

Người lãnh đạo lựa chọnquyết định một mình hay với

sự giúp đỡ của một người lãnhđạo cấp dưới

Người lãnh đạo lựa chọnquyết định cùng các thànhviên của tổ chứ

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN