1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bình định

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Tại Tỉnh Bình Định
Tác giả Ngô Thanh Như Ngọc
Người hướng dẫn TS. Lê Kim Chung
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Đề Án Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGÔ THANH NHƯ NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã ngành: 8310110 Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGÔ THANH NHƯ NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã ngành: 8310110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS LÊ KIM CHUNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án thạc sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Kim Chung Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề án này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn chính thống, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề án của mình Trường Đại học Quy Nhơn không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có) Bình Định, ngày … tháng … năm 2023 Học viên Ngô Thanh Như Ngọc LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, với tình cảm chân thành cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô giáo, phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khoá học thạc sĩ Đặc biệt, từ đáy lòng mình, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy TS Lê Kim Chung đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn về lĩnh vực chuyên môn, hết lòng quan tâm và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quan trọng, động viên tôi trong suốt thời gian qua để giúp tôi hoàn thành đề án này Ngoài ra, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ Phòng Kinh tế - Chính sách Liên minh hợp tác xã Bình Định, cũng như các cơ quan, ban ngành tỉnh Bình Định; người thân và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Trong quá trình làm đề án, mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện nhưng vì kiến thức còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét quý báu từ Quý Thầy Cô và các bạn để đề án của tôi được hoàn thiện hơn nữa Đồng thời, rút ra được những bài học, kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc sau này Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH 8 1.1 Đặc điểm và vai trò hợp tác xã nông nghiệp 8 1.1.1 Khái niệm hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp 8 1.1.2 Đặc điểm hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 9 1.1.3 Vai trò hợp tác xã nông nghiệp 10 1.2 Sự cần thiết, nội dung và chủ thể quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 11 1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 11 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp cấp tỉnh 15 1.2.3 Chủ thể quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 21 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 23 1.3.1 Tư duy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 23 1.3.2 Phương thức, cách thức quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 23 1.3.3 Năng lực quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 24 1.3.4 Hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 25 1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bình Định 25 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương 25 1.4.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp cho tỉnh Bình Định 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 32 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bình Định 32 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33 2.1.3 Đánh giá chung 34 2.2 Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bình Định 34 2.2.1 Số lượng và quy mô của các hợp tác xã nông nghiệp 34 2.2.2 Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 37 2.2.3 Đóng góp của hợp tác xã nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 38 2.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bình Định 40 2.3.1 Về ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan 40 2.3.2 Về xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã nông nghiệp 41 2.3.3 Về tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã 48 2.3.4 Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động hợp tác xã nông nghiệp 48 2.3.5 Hợp tác quốc tế đối với hợp tác xã nông nghiệp 49 2.4 Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bình Định 51 2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 51 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 60 3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 60 3.1.1 Quan điểm về phát triển hợp tác xã và quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 60 3.1.2 Mục tiêu và định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 62 3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 64 3.2.1 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân hiểu đúng bản chất của hợp tác xã 64 3.2.2 Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 65 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp 67 3.2.4 Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã nông nghiệp 69 3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các hợp tác xã nông nghiệp 72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN (bản sao) DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp KTTT Kinh tế tập thể QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số lượng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 2018 - 2022 34 Bảng 2.2 Số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp từ năm 2018 - 2022 36 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định KTTT cùng với kinh tế nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốc dân trong tiến trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết số 13 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2012 thể hiện quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng đối với hoạt động KTTT Thực tiễn qua 20 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã 2003, đã chứng minh Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá IX) là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với quy luật phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Những năm qua, kinh tế tập thể ở Bình Định đã có những chuyển biến tích cực, trong đó, nòng cốt là các HTX nông nghiệp Hiện nay, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đều thực hiện mô hình vừa quản lý, vừa điều hành Đội ngũ cán bộ quản lý được tổ chức theo hướng tinh gọn “giảm số lượng, tăng chất lượng” và ngày càng trẻ hoá Hoạt động của hầu hết HTX nông nghiệp ổn định và có bước phát triển Phần lớn các HTX đã phát triển thêm các dịch vụ mới theo chuỗi giá trị ngoài các dịch vụ truyền thống Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp ở Bình Định vẫn còn hạn chế, yếu kém Hoạt động của các HTX nông nghiệp nhìn chung còn khó khăn như thiếu vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không có kinh phí để thuê kế toán, xây dựng trụ sở; trình độ công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn; còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động vận hành bộ máy, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế…

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w