1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại cục quản lý thị trường tỉnh lạng sơn

135 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Bùi Tiến Đạt
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Quyết
Trường học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI TIẾN ĐẠT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI TIẾN ĐẠT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI TIẾN ĐẠT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN QUYẾT

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc

Thái nguyên, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn BÙI TIẾN ĐẠT

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề

tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương

mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn”

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn các thẩy, cô, cán bộ phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản lý Lý luật - Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Văn Quyết người

đã định hướng, hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn BÙI TIẾN ĐẠT

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Đóng góp của luận văn 4

5 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ 6

1.1 Cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và tác động của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6

1.1.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 11

1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 13

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 19

1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lạng Sơn 23

Trang 6

1.2.1 Kinh nghiệm từ Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên 23

1.2.2 Kinh nghiệm từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh 25

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 27

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 28

2.2 Phương pháp thu thập thông tin 28

2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 28

2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 29

2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 29

2.3.1 Phương pháp tổng hợp thông tin 29

2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin 30

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 31

2.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các Cục Quản lý thị trường 31

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 32

2.4.3 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 33

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN 35

3.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng tới hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 35

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn 35

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn 36

3.2 Giới thiệu khái quát về Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 37

3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 37

Trang 7

3.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn gồm: 41 3.2.3 Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 42 3.3 Quản lý nhà nước về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 48 3.3.1 Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật và công tác tổ chức điều hành phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 48 3.3.2 Xây dựng kế hoạch cho hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tỉnh Lạng Sơn 54 3.3.3 Công tác chỉ đạo về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả 56 3.3.4 Công tác tuyên truyền về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 64 3.3.5 Công tác phối hợp trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 68 3.3.6 Kiểm tra, xử lý đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 71 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 73 3.4.1 Các yếu tố khách quan 73 3.4.2 Các yếu tố chủ quan 79 3.5 Đánh giá chung về quản lý nhà nước về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 85 3.5.1 Kết quả đạt được 85 3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 86

Trang 8

Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN 90

4.1 Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản

lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 90 4.1.1 Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 90 4.1.2 Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 91 4.2 Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 91 4.2.1 Xây dựng các kế hoạch, chiến lược, chính sách về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 91 4.2.2 Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 92 4.2.3 Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm tăng cường kiểm tra và xử lý đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 93 4.2.4 Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 94 4.2.5 Giải pháp về công tác phối hợp trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 95 4.2.6 Về công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 96

Trang 9

4.3 Kiến nghị đề xuất 97

4.3.1 Đối với Tổng Cục quản lý thị trường 97

4.3.2 Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn và Sở/ban/ngành có liên quan 98

4.3.3 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh 98

4.3.4 Đối với người tiêu dùng 99

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 104

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GRDP : Tốc độ tăng trưỏng kinh tế

Trang 11

hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giai đoạn 2020-2022 46 Bảng 3.3 Cơ cấu phân theo giới tính của đội ngũ công chức viên chức tại

Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 49 Bảng 3.4 Cơ cấu phân theo độ tuổi của đội ngũ công chức viên chức tại

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 50 Bảng 3.5 Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức viên chức theo trình độ

chuyên môn 3 năm tại Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn 50 Bảng 3.6 Kế hoạch kiểm tra thường xuyên của Cục Quản lý thị trường

tỉnh Lạng Sơn 57 Bảng 3.7 Kế hoạch kiểm tra đột xuất của Cục Quản lý thị trường tỉnh

Lạng Sơn 58 Bảng 3.8 Số lượng các hoạt động tuyên truyền về chống buôn lậu, gian

lận thương mại và hàng giả của tỉnh Lạng Sơn 65 Bảng 3.9 Kinh phí các hoạt động tuyên truyền về chống buôn lậu, gian

lận thương mại và hàng giả của tỉnh Lạng Sơn 67 Bảng 3.10 Kết quả xử phạt về vi phạm hành vi buôn lậu, gian lận thương

mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 69 Bảng 3.11 Đánh giá của công chức Quản lý thị trường về tác động bối

cảnh kinh tế xã hội, sự hội nhập của đất nước đến QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 73 Bảng 3.12 Đánh giá của công chức Quản lý thị trường về tác động của các

quy định, chủ trương của nhà nước đến QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 75

Trang 12

Bảng 3.13 Đánh giá của công chức Quản lý thị trường về trình độ dân trí

đến QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 77 Bảng 3.14 Đánh giá của công chức Quản lý thị trường về sự phức tạp của

các loại hàng hóa đến QLNN đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 78 Bảng 3.15 Giá trị trang thiết bị, phương tiện được đầu tư của Cục Quản lý

thị trường tỉnh Lạng Sơn qua các năm 2020-2022 80 Bảng 3.16 Đánh giá của công chức Quản lý thị trường về cơ chế phối hợp

ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 84

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1 So sánh kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kết quả thực hiện

về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn năm 2020 62 Biểu đồ 3.2 So sánh kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kết quả thực hiện

về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn năm 2021 62 Biểu đồ 3.3 So sánh kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kết quả thực hiện

về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn năm 2022 63 Biểu đồ 3.4 Đánh giá của Kiểm soát viên thị trường Quản lý thị trường tỉnh

Lạng Sơn về mức độ phù hợp của các quy định xử lý đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 72 Biểu đồ 3.5 Trình độ của cán bộ QLTT tỉnh Lạng Sơn năm 2022 82

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hiện tượng thường gặp trong nền kinh tế thị trường Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các đối tượng vi phạm pháp luật tham gia thị trường, vừa làm giàu bất chính vừa trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, cộng đồng Cũng chính vì động cơ lợi nhuận, các đối tượng này sẵn sàng lợi dụng những “kẽ hở” của Nhà nước về cơ chế, chính sách, về quản lý để buôn lậu, làm hàng giả hoặc có các hành vi gian lận thương mại Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả làm méo mó các quan hệ thị trường, gây khó khăn cho sự quản lý, điều tiết của Nhà nước Người tiêu dùng cũng chịu thiệt khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng, trong đó, có những mặt hàng nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dùng, Nhà nước thì thất thu thuế, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì không tiêu thụ được hàng hóa do mình sản xuất ra và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước…

Lạng Sơn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu Lạng Sơn đang có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh Tuy nhiên với đặc điểm đường biên giới như vậy nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở Lạng Sơn diễn biến hết sức phức tạp

Trang 15

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Cùng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng Cục Quản lý thị trường Cục Quản lý thị trường tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng

về năng lực quản lý và thực thi công vụ của các cán bộ, công chức Quản lý thị trường của Cục, tăng cường đầu tư nâng cấp các thiết bị phục vụ công tác quản lý hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn

Những năm qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã góp phần đáng kể trong hoạt động chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ trên một số sản phẩm chính như: nước uống, bột ngọt, mỹ phẩm, giầy dép, túi sách, rượu, phân bón, đồ điện, phụ tùng

xe máy,… Trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường toàn tỉnh đã phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm tra 1.908 vụ, thực hiện xử lý 1.614 vụ vi phạm, tổng tiền từ xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng tịch thu và trị giá hàng hóa tiêu hủy 13.152.976.000 đồng [10] Kết quả này đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021 là 10% từ số vụ vi phạm, 3% số tiền xử lý vi phạm Để đạt được kết quả trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động, như kết hợp công tác kiểm tra với công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chế tài xử phạt đối với các hành vi liên quan về vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả, gian lận nhãn mác nguồn gốc xuất xứ Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nâng cao nhận thức cho người dân về nguy cơ tác động ảnh hưởng của hàng lậu, hàng giả đến sức khỏe, môi trường và quyền lợi người tiêu dùng

Tuy nhiên, trên thực tế tại tỉnh Lạng Sơn tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử

Trang 16

dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra Nguyên nhân là do một số văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả chưa đồng bộ, còn chồng chéo, quy định còn chưa cụ thể, công tác phối kết hợp trong kiểm tra, xử lý các hành vi

vi phạm trên địa bàn chưa nhịp nhàng, lĩnh vực còn chưa kiểm tra như bán hàng qua Facebook, zalo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức Quản lý thị trường chưa đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;…

Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống

buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng

cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trang 17

- Phân tích thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2022

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản

lý thị trường tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn”

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn: công tác tổ chức, công tác xây dựng kế hoạch, công tác phối hợp, công tác tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra hoạt động chống bbuôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn

- Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu về thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2022, dữ liệu điều tra thực

tế năm 2023; giải pháp có ý nghĩa cho giai đoạn 2023-2028

4 Đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Luận văn góp phần tổng hợp lại những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trang 18

- Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Luận văn chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế,

từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới

- Tính ứng dụng: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên thực hiện về Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Do đó, nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị với tỉnh Lạng Sơn nói chung cho Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh bạn trong việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhằm hạn chế nạn buôn lậu Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu nghiên cứu quan trọng giúp cho Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan có thể tham khảo khi xây dựng những quy định, chính sách cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn

- Chương 4: Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN

LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ 1.1 Cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và tác động của buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạp hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [6] đưa ra khái niệm:

Buôn lậu là hoạt động buôn bán những hàng hóa trốn thuế và hàng cấm Trong đó, hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam

Tại Khoản 7 điều 3 của Nghị định này thì “Hàng hóa nhập lậu” gồm [6]:

- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện

mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn

Trang 20

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc

có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện

Hàng giả là hàng giả hiệu hay hàng nhái là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính tông với mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng rồi bán ra thị trường để gạt người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để sinh lời Nói chung, hàng giả có phẩm chất kém, không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm soát về phẩm chất của doanh nghiệp hay tiêu chuẩn an toàn của chính phủ Các loại mặt hàng được làm giả cũng rất đa dạng, có những trường hợp hàng giả gây thiệt mạng như dược phẩm điều trị các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, HIV, sốt rét, phụ tùng an toàn xe hơi, sữa bột cho trẻ em,

mỹ phẩm, hàng điện tử và thực phẩm…

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định số

185/2013/NĐ-CP khái niệm hàng giả gồm các loại sau [6]:

- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng, có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng

đã công bố hoặc đăng ký

- Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống

Trang 21

so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất, có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký, không đủ loại dược chất đã đăng ký, có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao

bì hàng hóa của thương nhân khác;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa

- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

- Tem, nhãn, bao bì giả

Tóm lại, từ các khái niệm trên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương

mại, hàng giả được hiểu là hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trái pháp luật Trong đó, những hàng hóa được sản xuất ra giống như sản phẩm hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường những hàng hóa không có giá trị sử dụng, hoặc không có nguồn gốc suất xứ

rõ ràng, hoặc giả mạo các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường, nhằm mục đích thu lời bất chính

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn tồn

tại ở mọi nền kinh tế Khi nền kinh tế càng mở cửa thì hoạt động này diễn ra

Trang 22

càng tinh vi với nhiều hình thức và chiêu trò khác nhau Tuy nhiên, chúng đều

có những đặc điểm chung như sau:

- Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thường diễn ra lén lút nhằm qua mặt cơ quan quản lý nhà nước Vì hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hoạt động phi pháp do vậy các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái phải tiến hành lén lút ở các nơi có ít sự quản lý nhà nước, hoặc ở những nơi xa dân, có đường giao thông đi lại khó khăn, nhằm hạn chế sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước nói chung và của cơ quản Quản lý thị trường nói riêng

- Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra sôi nổi vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là thời điểm giáp tết nguyên đán Nguyên nhân là tại thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, nhu cầu về hàng hóa ngày càng nhiều dẫn tới lượng hàng khan hiếm Lợi dụng tình hình sôi động của các loại hàng hóa vào cuối năm Các đối tượng xấu tăng cường hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

- Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang diễn

ra ngày càng tinh vi Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và thông tin, các đối tượng này đã ứng dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái có mã vạch giống hệt các loại hàng hóa thật trên địa bàn mà mắt thường khó phát hiện Đồng thời, các đối tượng này còn sử dụng các biện pháp tinh vi nhằm qua mắt cơ quan Hải quan và Quản lý thị trường khi nhập lậu hàng hóa vào Việt Nam

- Các hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả phần lớn là hàng hóa kém chất lượng, hết thời hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… sau đó được làm giả có đặc điểm, tính chất giống hàng thật

có thương hiệu, có chất lượng tốt Nhìn chung các mặt hàng này đều được mô phỏng giống như hàng thật nên rất dễ gây nhầm lẫn với hàng thật Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho

Trang 23

người tiêu dùng trong việc phân biệt, nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, từ đó bảo vệ lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng

1.1.1.3 Những tác động của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

*) Tác động đến kinh tế

- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả ảnh hưởng đến chính sách quản lý hàng hóa của nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời gây thất thu cho ngân sách nhà nước

- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính Chính điều này gây nên nhiều khó khăn, tạo sức ép cho nền sản xuất trong nước, làm cho sản phẩm trong nước khó tiêu thụ, làm ảnh hưởng xấu tới việc làm và thu nhập của người lao động

- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả là hành động cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây rối loại thị trường, làm giảm uy tín các doanh nghiệp sản xuất chân chính trong nước

*) Tác động đến chính trị, văn hóa, xã hội

Nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả của một nhóm đối tượng xấu với mục đích thu lợi bất chính, từ đó làm lu mờ truyền thống đạo đức của con người, kể cả những người có trách nhiệm chống buôn lậu và gian lận thương mại bị lôi kéo vào Do đó, gây mất lòng tin vào nhân dân và cán

bộ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, vai trò của nhà nước Các thế lực thù địch lợi dụng đó để tuyên truyền chống phá cách mạng, làm trật tự xã hội bị đảo lộn, an ninh khu vực bị đe dọa… một số mặt hàng cấm như thuốc độc, thuốc nổ,… được đưa vào gây tác hại lớn trên nhiều mặt đời sống xã hội, văn hóa truyền thống, an ninh và trật tự xã hội

Trang 24

1.1.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

1.1.2.1 Khái niệm

Theo Phan Huy Đường (2017),“Quản lý nhà nước là một dạng quản lý

do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối,… để đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ý chí của nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành

vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao” [14]

Bản chất của Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và

tổ chức trong xã hội trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước

Trong phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nhà nước sử dụng các công cụ, phương tiện khác nhau trên cơ sở luật pháp, lợi ích kinh tế, khoa học để tổ chức các hoạt động nhằm quản lý, kiểm soát, khắc phục tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng Phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại phải đảm bảo tính quyền lực của nhà nước và đáp ứng được các yêu cầu: quản lý, kiểm soát, xử lý và khắc phục tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hợp pháp và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương; ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại

Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm Quản lý nhà nước đối với hoạt động

buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là sự tác động có tổ chức và bằng

Trang 25

quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tới hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trái pháp luật nhằm định hướng, chi phối,… các hoạt động này theo đúng các quy định của pháp luật, từ đó đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định của quốc gia, tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước

1.1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng thì hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra nhiều hơn và tinh vi hơn trên quy

mô toàn cầu Chính vì vậy, để chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm, từ đó bảo hộ cho nhà sản xuất và kinh doanh chân chính trong nước Vậy vai trò chính của quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như sau:

Thứ nhất, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà sản xuất trong

nước Khi hàng giả, hàng nhái được nhập lậu hoặc được sản xuất với giá rẻ, sau đó được gắn bao bì nhãn mác giống hệt hàng hóa chính hãng và được trà trộn vào thị trường sẽ làm mất uy tín của các doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc những nhà sản xuất có uy tín trên thị trường Từ đó, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất và làm thất thu ngân sách nhà nước

Thứ hai, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng: Việc phân biệt hàng giả,

hàng nhái, hàng nhập lậu là vô cùng khó khăn đối với người tiêu dùng Hiện nay, khi công nghệ phát triển, việc làm giả mã vạch, giả bao bì,… diễn ra hết sức tinh vi làm cho người tiêu dùng bằng mắt thường không thể phân biệt được hàng thật, hàng giả… Người tiêu dùng mua hàng thật nhưng lại bị mua phải hàng giả có chất lượng kém dẫn tới mất niềm tin vào nhà sản xuất, ảnh hưởng tới sức khỏe,… Do đó, quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn

Trang 26

lậu, gian lận thương mại và hàng giả giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng,

từ đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng

Thứ ba, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Việc kinh doanh

hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng mục tiêu là trốn thuế và thu lợi bất chính cho các đối tượng xấu, gây tổn thất cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính Do đó gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước Vì vậy, quản

lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất mà còn đảm bảo nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cho ngân sách nhà nước, từ đó nhà nước có nguồn ngân sách để đảm bảo tái đầu tư cho toàn

Cơ sở quản lý thị trường các cấp (Cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường) có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Về xây dựng văn bản:

Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại để điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như góp phần tạo cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để hướng dẫn, bảo đảm cho các hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được đúng và hiệu quả

Trang 27

Thông qua đó cũng xác định về vị trí, tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại Đảm báo được sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và toàn xã hội trong việc thực hiện đồng loạt các chiến lược, chính sách về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại

Việc xây dựng các chiến lược, chương trình, chính sách về kinh tế nói chung và về hoạt động phong chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng phải do nhà nước trực tiếp thực hiện Chỉ có nhà nước với quyền lực và

bộ máy của mình mới có thể xây dựng, chỉ đạo các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch cho các hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại theo đúng pháp luật và định hướng nhà nước đã đưa ra

1.1.3.2 Xây dựng kế hoạch về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Để tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT, Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh sẽ ban hành kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh Thông qua kế hoạch này sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, các ngành chức năng trong công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TMĐT Qua đó, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững

Quy trình lâp Kế hoạch được thực hiện như sau:

* Việc lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm được quy định như sau:

- Kế hoạch kiểm tra định kỳ là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành để triển khai thực hiện trong năm tiếp theo Thời gian thực hiện kế

Trang 28

hoạch kiểm tra định kỳ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc trước ngày 15 tháng 11 của năm kiểm tra;

- Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện và Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện

* Việc lập kế hoạch, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề quy định như sau:

- Kế hoạch kiểm tra chuyên đề là kế hoạch kiểm tra được xây dựng

và ban hành khi có các căn cứ vào tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản

lý thị trường trên địa bàn và định hướng chương trình kiểm tra của Tổng cục

đã được phê duyệt và được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể trong năm

- Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề được ban hành phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện, Cục trưởng Cục quản lý thị trường

và Tổng Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện

* Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch kiểm tra của Đội Quản lý thị trường như sau:

- Trong thời hạn chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp được phê duyệt hoặc ban hành theo quy định, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc căn cứ kế hoạch nói trên có trách nhiệm:

+ Lập kế hoạch kiểm tra trên địa bàn hoặc theo lĩnh vực được giao nhiệm vụ;

+ Trình Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai việc thực hiện

Căn cứ kế hoạch kiểm tra được xây dựng và phê duyệt theo quy định, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm:

Thông báo việc kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra ít nhất ba ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;

Trang 29

Ban hành quyết định kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra;

Tổ chức, chỉ đạo, điều hành việc kiểm tra theo quyết định kiểm tra; Báo cáo Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp kết quả

kiểm tra khi kết thúc việc kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Điều này

1.1.3.3 Công tác chỉ đạo về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả

* Hệ Thống tổ chức Bộ máy các cơ quan QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: tại Trung ương có Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; tại địa phương có Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh, Ban chỉ đạo

389 cấp huyện

* Công tác chỉ đạo : Là công tác điều hành của ban lãnh đạo Cục Quản

lý thị trường thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường kịp thời, quyết liệt về các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường,tuyên truyền, phổ biến pháp luật thương mại, thực hiện văn minh thương mại, kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả Để quản

lý tốt hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thì công tác chỉ đạo về hoạt động này mang tính chất quyết định đến hiệu quả của hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thứ nhất là xây dựng kế hoạch kiểm tra về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hoạt động được tiến hành thường xuyên của các Cục Quản

lý thị trường Hằng năm, các Đội Quản lý thị trường sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát gửi cho Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường căn cứ vào thực tế và kế hoạch của các đội sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và kiểm tra, kiểm soát định kỳ đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn

Trang 30

Việc xây dựng kế hoạch về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

sẽ giúp cho Cục Quản lý thị trường và các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn

sẽ chủ động được về nguồn lực cả về nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện

Thứ hai, tổ chức thực hiện viêc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tổ chức thực hiện chính là quá trình triển khai hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Quản lý thị trường đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn về việc thực hiện các cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,… và kiểm tra chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm,… trên địa bàn Từ đó, phát hiện ra các sản phẩm hàng hóa không đúng quy định, không rõ nguồn gốc,… để có biện pháp và chế tài xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật

1.1.3.4 Công tác tuyên truyền về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tuyên truyền về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là việc thông tin cho mọi đối tượng về các quy định, cách nhận biết một sản phẩm thật và một sản phẩm giả trên thị trường: các nhận biết sản phẩm giả, các dấu hiệu vi phạm pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật,…

Từ đó giúp nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức về tác hại từ hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho chính sức khỏe người tiêu dùng, tổn hại tới nhà sản xuất kinh doanh chân chính và gây phương hại cho nền kinh tế của Quốc gia

Tập trung tuyên truyền, tổ chức, phổ biến, quán triệt các văn bản, các quy định của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của UBND cấp tinh về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tới các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức doanh nghiệp và công dân Thường xuyên đổi mới công tác tuyên

Trang 31

truyền để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo thành dư luận xã hội lên án đối với các hành vi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại

Thông qua hoạt động tuyên truyền sẽ giúp cho nhận thức của người dân cao hơn về hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng, từ đó giúp người dân

sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tố giác tội phạm vi phạm các hành vi về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Đây là tiền đề để cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt nhanh nhất tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại của các đối tượng xấu trên địa bàn và có các biện pháp nghiệp vụ để xử lý theo quy định của pháp luật

1.1.3.5 Công tác phối hợp trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện quản lý phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo nên sự đồng bộ trong thực hiện các giải pháp phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại Hợp tác quốc tế song phương, đa phương với khu vực, các nước, các tổ chức và

cá nhân nước ngoài để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, tài chính, khoa học công nghệ trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra ngày càng tinh vi, trên mọi lĩnh vực mọi thành phần,… Các đối tượng xấu đã lợi dụng những kẽ hở của pháp luật như hàng tạm nhập tái xuất để nhập khẩu hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng vào Việt Nam, sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra hàng hóa để trà trộn các loại hàng hóa giả với hàng hóa thật trên thị trường,… các đối tượng xấu lợi dụng nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa cao để thuê vận chuyển hàng lậu, hàng kém chất lượng, lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm mục đích thu lợi bất chính Chính sự phức tạp trong công tác buôn lậu, gian lận thương mại đòi hỏi các ngành chức năng cùng vào cuộc để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại như: cảnh sát kinh tế, cảnh sát giao thông, cảnh

Trang 32

sát môi trường,… từ đó có biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiệu quả nhất

1.1.3.6 Kiểm tra, kiểm soát, xử lý đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động thương mại qua việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát về sản xuất, lưu thông sử dụng hàng hóa và dịch vụ, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật Nhà nước về kinh doanh về tài chính

Khi phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cục Quản lý thị trường căn cứ vào các chế tài xử phạt theo từng mức độ, từng lĩnh vực để tiến hành xử phạt Hiện nay, tại Việt Nam, các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có những quy định về mức phạt và hình thức phạt cụ thể tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật hình sự năm 2015,… trong đó quy định cụ thể những đối tượng vi phạm, mức độ vi phạm

và hình thức xử lý vi phạm đối với từng hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

1.1.4.1 Các yếu tố khách quan

- Bối cảnh kinh tế xã hội, sự hội nhập của đất nước

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hiện nay việc nhập khẩu

và xuất khẩu hàng hóa trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết Trong đó, các sản phẩm có uy tín, có chất lượng trên thế giới được nhập khẩu vào Việt Nam, sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu,… trong khi nhu cầu tiêu dùng của người Việt ngày càng cao cả về mẫu mã và

Trang 33

chất lượng,… dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa những nhà sản xuất nhằm tiêu thụ được sản phẩm của mình Nhà sản xuất muốn đứng vững trên thị trường đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường Sự cạnh tranh đã tác động tích cực đến nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng những hàng hóa đã có thương hiệu, đã có uy tín trên thị trường nhằm làm giả, làm nhái những sản phẩm này nhằm thu lợi bất chính; hoặc nhằm trốn thuế nhiều đối tượng đã buôn lậu thông qua nhiều hình thức để đưa hàng hóa vào Việt Nam,… những đối tượng này đã gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế trong việc quản lý hàng hóa và bảo hộ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng Vì vậy, việc hội nhập quốc tế có tác động tích cực và tiêu cực tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Việt Nam

- Chủ chương, chính sách pháp luật của nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Song song với việc hội nhập kinh tế quốc tế, vừa đảm bảo gia tăng tính cạnh tranh của các loại hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong nước và nhập khẩu các mặt hàng cần thiết, thì việc bảo hộ sản phẩm hàng hóa trong nước được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm Thông qua việc xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định về thuế quan, các quy định về xử phạt vi phạm đối với các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hàng nhái Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân làm

ăn chính đáng và có đóng góp đáng kể cho ngân sách Quốc gia

Trang 34

hóa được dễ dàng hơn Song, yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của các loại hàng hóa cũng tăng lên, đặc biệt là các loại sản phẩm hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu trên thị trường là những sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng lựa chọn Do vậy nhà sản xuất và nhà nhập khẩu cũng phải thay đổi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Lợi dụng nhu cầu về hàng hóa có chất lượng và có thương hiệu mà các đối tượng xấu đã làm giả, làm nhái các sản phẩm, hàng hóa,… từ đó ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của người tiêu dùng

- Sự phức tạp của các loại hàng hóa

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoc học công nghệ vào sản xuất đã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thay thế có mẫu mã và chất lượng tương tự hoặc cao hơn,… bên cạnh đó, khi hội nhập cũng đã tạo ra thị trường mở dẫn tới việc nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng, qua đó tạo nên sự đa dạng và phức tạp của các loại hàng hóa Chính sự phức tạp này cũng tạo nên sự đa dạng trong tiêu dùng cũng tạo nên sự phức tạp trong việc quản lý chất lượng, nguồn gốc xuất

xứ của hàng hóa Đây cũng là khó khăn của nhà nước trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Việt Nam hiện nay

1.1.4.2 Các yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc về bên trong cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại chính Cục Quản lý thị trường, cụ thể như:

- Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, kho tàng

Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là những hoạt động bất chính của những đối tượng xấu, với nhiều hành vi tinh vi nhằm qua mặt cán bộ kiểm tra, kiểm soát và mục tiêu cuối cùng là thu lợi bất chính từ các hoạt động xấu này Để qua mặt được cơ quan chức năng thì

Trang 35

các đối tượng xấu sử dụng nhiều biện pháp tinh vi để nhằm qua mặt như: làm giả, làm nhái mẫu mã hàng hóa vô cùng tinh vi mà mắt thường khó phân biệt; trà trộn các hàng nhập lậu kém chất lượng với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch, hoặc hàng chất lượng có bao bì mẫu mã, có thương hiệu nổi tiếng;… do vậy đòi hỏi lực lượng chức năng cần có những trang thiết bị hiện đại để kịp thời phát hiện mọi hành vi tinh vi của các đối tượng xấu Đồng thời hệ thống cơ sở hạng tầng, kho tàng để lưu giữ những hàng hóa vi phạm của các đối tượng này

- Trình độ quản lý của cán bộ công chức Quản lý thị trường

Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hoạt động đặc thù, đòi hỏi cán bộ quản lý hoạt động này phải có nghiệp vụ chuyên môn riêng Vì vậy, các cán bộ công chức làm công tác chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải được đào tạo và tập huấn thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời những hành vi tinh vi của mọi đối tượng buôn lậu, từ

đó mới phát hiện được các hành vi này và chống được nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

- Cơ chế phối hợp trong công tác quản lý

Việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân tổ chức nào, mà là trách nhiệm chung của toàn

xã hội, vì hoạt động này liên quan đến nhiều lĩnh vực nhiều ngành khác nhau

Vì vậy, cần có sự chung tay của các bộ ngành liên quan: Công an, Hải quan, Quản lý thị trường,… Do đó, cơ chế phối hợp trong công tác quản lý chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữ vai trò quan trọng Đảng và nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp giữa các cơ quan liên ngành, nhằm hỗ trợ nhau và hạn chế tối đa nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Trang 36

1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lạng Sơn

1.2.1 Kinh nghiệm từ Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, xã hội của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao thương nối liền các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng Do vậy, Thái Nguyên có nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm qua, với quy mô thị trường lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu chuyển hàng hóa diễn ra sôi động, nên luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm các quy định về sản xuất và kinh doanh hàng hóa Đây vừa là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên phát triển, vừa là thách thức với tỉnh Thái Nguyên trong công cuộc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn

Những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên thì hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, cụ thể các biện pháp mà Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã triển khai những hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả tại Cục như sau:

Thứ nhất, Cục Quản lý thị trường đã xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra thường xuyên và đột xuất trên địa bàn và phân theo từng nhóm các hành vi vi phạm, như đối với hành vi kinh doanh vận chuyển các mặt hàng nhập lậu, Cục đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường nắm bắt các thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát Kết quả, năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra 2.038 vụ, phát hiện 1.351 vụ vi phạm bị xử lý, với tổng số tiền phạt hành chính, bán hàng tịch thu

và giá trị tiêu hủy hàng hóa gần 5 tỷ đồng [13]

Trang 37

Thứ hai, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc bán sát địa bàn kiểm tra, xử lý đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả tại các huyện, thành phố, thị xã Kết quả năm 2022 tổng số vụ kiểm tra và xử lý đối với hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả là 107 vụ với

số tiền phạt tịch thu là 945 triệu đồng [13]

Thứ ba, để ngăn chặn hành vi vi phạm các quy định về nhãn mác hàng hóa tại các khu cực miền núi và các khu công nghiệp lớn trên địa bàn, Cục Quản lý thị trường phối hợp với các tổ chức liên ngành và các Đội Quản lý thị trường kiểm tra đột xuất và đã xử lý 676 vụ với số tiền phạt vi phạm và giá trị hàng hóa tiêu hủy gần 2 tỷ đồng [13]

Thứ tư, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử: phần mềm, phần cứng; hệ thống LDAP và trục kết nối: https://sso.dms.gov.vn, hệ thống quản lý dữ liệu người dùng tập trung và duy nhất Tất cả các phần mềm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên được kết nối vào hệ thống để lấy dữ liệu người dùng Mỗi công chức sẽ được cấp 01 tài khoản duy nhất và có quyền truy cập, sử dụng tất cả các phần mềm trong hệ thống Kết quả là lần đầu tiên Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên thực hiện kiểm tra và xử lý 7 vụ vi phạm về hoạt động thương mại điện tử với giá trị hàng hóa tịch thu trên 195 triệu đồng [13]

Thứ năm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật kinh doanh đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng

Thứ sáu, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã xây dựng, tổ chức thực hiện nhiều kế hoạch, chiến dịch tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ cấp Cục đến các Đội Quản lý thị trường và thực hiện trên địa bàn từ thành thị đến nông thôn, miền núi thông qua nhiều hình thức đa dạng, như: thông qua phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp; ký

Trang 38

cam kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh; tuyên truyền trực tiếp Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia các Hội chợ tại địa phương để trưng bày các sản phẩm hàng hóa thật - hàng hóa giả, từ đó giúp cho người dân có thể phân biệt được hàng giả hàng nhái trên thị trường Từ

đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền và làm thay đổi thói quen, tâm lý tiêu dùng của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

Kết quả trong năm 2022, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đã phối hợp tổ chức 06 Hội nghị tuyên truyền trực tiếp về các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: Xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền và tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên 07 huyện, thành phố, thị xã

Tiến hành ký cam kết với 632 tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc chấp hành đúng các quy định pháp luật trong các lĩnh vực tham gia hoạt động kinh doanh, không tiếp tay tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm an toàn thực phẩm; Cục Quản lý thị trường và các Đội Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông của địa phương đưa 46 tin, bài và các phóng sự trên truyền hình, báo của tỉnh

về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác…

1.2.2 Kinh nghiệm từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh giáp thủ đô Hà Nội, có giao thương đi lại thuận tiện với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với nhiều tuyến đường trọng yếu nối liền các các và là điểm “nóng” về nạn buôn lậu Những năm qua, cùng với sự nỗ lực của UBND tỉnh Bắc Ninh và Cục Quản lý thị trường, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt được những thành tựu nhất định

Trang 39

Một là, Cục Quản lý thị trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng hữu quan như: Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bắc Ninh, Phòng Cảnh sát kinh tế

- Công an tỉnh Bắc Ninh, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh để chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thấy được việc không được tiếp tay cho các hành vi vận chuyển, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng lậu,…

Ba là, Cục Quản lý thị trường phối hợp với các tổ chức Hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức các Hội nghị trưng bày và giới thiệu các mặt hàng dễ bị làm giả, làm nhái trên thị trường và cách thức phân biệt hàng giả, hàng nhái cho người tiêu dùng, các cá nhân, tổ chức nhằm nhận biết các hàng hóa giả trên thị trường hiện nay

Bốn là, tích cực truy bắt các đối tượng là đầu nậu, đường dây chuyên buôn bán vận chuyển hàng lậu, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái

Năm là, Cục Quản lý thị trường hàng năm cử cán bộ đi học tập và tập huấn nghiệp vụ về công nghệ cao nhằm phát hiện kịp thời mọi hành vi vi phạm ngày càng tinh vi của các đối tượng về thương mại điện tử, về lừa đảo buôn bán qua mạng ngày càng khó kiểm soát của các đối tượng này

Kết quả, tính đến năm 2022 Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra độc lập và phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 3.892 vụ, phát hiện và xử lý 2.086 vụ, với tổng số tiền thu phạt vi phạm hành chính và tiền hàng tịch thu trên 15 tỷ đồng Để đạt được thành tựu này là kết quả nỗ lực không ngừng của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn [12]

Trang 40

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn

Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên và Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn như sau:

Thứ nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Quản lý thị trường với các cơ quan hữu quan trong hoạt động chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả như: Công an kinh tế, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông, các

sở ban ngành liên quan, bộ đội biên phòng…

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, giám sát các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ làm giả, làm nhái và các nhóm hàng

có khả năng nhập lậu cao từ các cửa khẩu và đường tiểu ngạch trên địa bàn

Thứ ba, cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho mọi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái, các mặt hàng nhập lậu và gian lận thương mại, tác hại của việc kinh doanh phi pháp và các hành vi có thể bị xử lý khi vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường

Thứ tư, tích cực truy bắt những đối tượng là đầu nậu chuyên buôn bán vận chuyển các hàng lậu, hàng giả, hàng nhái trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn cửa khẩu, vùng biên Vì đây là đầu mối cung cấp hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu ra thị trường

Thứ năm, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức Quản lý thị trường nhằm ứng phó được với những hành vi vi phạm ngành càng tinh vi của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiện nay

Thứ sáu, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin: phần mềm, phần cứng, xây dựng Hệ thống LDAP và trục kết nối đến hệ thống Quản lý thị trường của Tổng Cục Quản lý thị trường,… trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ tài chính (2013), Thông tư 09/2013/TT-BTC ngày 02 tháng 5 năm 2013 quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài chính (2013), Thông tư 09/2013/TT-BTC ngày 02 tháng 5 năm 2013
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2013
8. Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (2020), Báo cáo số 119/BC-QLTT về Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (2020)
Tác giả: Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn
Năm: 2020
9. Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (2020), Quyết định số 150/QĐ- QLTT về việc Ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 150/QĐ-QLTT về việc Ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021 của Cục Quản lý thị trường
Tác giả: Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn
Năm: 2020
14. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn, niêm giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2020, 2021, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: niêm giám thống kê
15. Lê Thị Phượng (2018), Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả - Biện pháp bảo vệ sản xuất và tiêu dùng, tạp chí Cộng Sản, số 1265/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả - Biện pháp bảo vệ sản xuất và tiêu dùng
Tác giả: Lê Thị Phượng
Năm: 2018
16. Phan Huy Đường và TS. Phan Anh (2017), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về kinh tế
Tác giả: Phan Huy Đường và TS. Phan Anh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
17. Phan Sỹ Hưng (2018), Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Phan Sỹ Hưng
Năm: 2018
20. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 21. Quốc hội (2015), Bộ Luật hình sự năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012" 21. Quốc hội (2015)
Tác giả: Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 21. Quốc hội
Năm: 2015
22. Trịnh Thành Sơn (2017), Đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ, trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Trịnh Thành Sơn
Năm: 2017
24. Tổng Cục quản lý thị trường (2020), Tài liệu tập huấn công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hảng giả, Hà Nội 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hảng giả
Tác giả: Tổng Cục quản lý thị trường
Năm: 2020
25. Trong Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Trong Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2008
11. Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, https://langson.dms.gov.vn/ Link
1. Bộ Công Thương (2010), Quyết định số 3151/QĐ-BCT về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công Thương Khác
2. Bộ Công Thương (2020), Quyết định số 334/QĐ-BCT ngày 24/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm đến hết năm 2022 Khác
4. Chính phủ (1995), Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường Khác
5. Chính phủ (2008), Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP Khác
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạp hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khác
7. Chính phủ (2016), Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường Khác
10. Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (2021), Báo cáo Kết quả kiểm tra Chuyên đề đối với mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng và bếp gas trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, 2020, 2021 Khác
12. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (2022), Báo cáo số 212/BC-QLTT về Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w