Mục tiêu nghiên cứu Luận văn "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng" mục tiêu nghiên cứu như sau: - Phân tích được tình hình sản xuất,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
PHẠM TRUNG NGHĨA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THẠCH ĐEN TẠI HUYỆN THẠCH AN –
TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - NĂM 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
PHẠM TRUNG NGHĨA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THẠCH ĐEN TẠI HUYỆN THẠCH AN –
TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Lan
CHỮ KÝ PHÒNG QLĐTSĐH CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
THÁI NGUYÊN - NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Thực trạng và giải pháp phát triển cây
Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng" là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
Tác giả đề tài
Phạm Trung Nghĩa
Trang 4TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Trung Nghĩa
Tên luận văn: "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng"
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng" mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Phân tích được tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây thạch đen của các hộ nông dân ở huyện Thạch An
- Xác định sự ảnh hưởng của một số nhân tố chính: đặc điểm sinh thái; kinh tế kỹ thuật; điều kiện kinh tế xã hội đến quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây thạch đen của các hộ nông dân
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cây thạch đen theo hướng hàng hóa của các hộ nông dân trong huyện
- Đưa ra được giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển cây thạch đen huyện Thạch An trong những năm tới
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
- Thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp
- Điều tra các hộ gia đình trồng và chế biến cây Thạch đen tại 03 xã của huyện Thạch An
Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
3 Kết quả nghiên cứu
Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp
Trang 5để phát triển cây thạch đen Những năm gần đây, cây thạch đen đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện và là cây trồng được nhiều hộ dân lựa chọn để thoát nghèo Năm 2020, diện tích trồng thạch toàn huyện đạt 428ha, đến năm
2022 tăng lên 534ha, tạo việc làm và xóa đói cho trên 2.500 hộ dân Sản phẩm
từ cây thạch đen không chỉ giúp giải khát thông thường được người tiêu dùng
ưa chuộng, mà lá thạch đen có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng, tăng cường năng lượng và điều trị một số bệnh lý, như tiểu đường, an khai, phòng chống cảm mạo, cao huyết áp, nhuận tràng, mát gan, chống lão hóa Do vậy, cây thạch đen hiện là cây trồng được người dân huyện Thạch An lựa chọn để thay thế các cây trồng nông nghiệp truyền thống như lúa, ngô, sắn…
Theo Điều tra của các hộ sản xuất, kinh doanh cây Thạch đen của huyện Thạch An, các sản phẩm thạch đen làm ra rất được đón nhận trên thị trường trong tỉnh và các khu vực lân cận Đem lại thu nhập tương đối ổn định cho bà con nông dân trồng thạch đen của huyện Xuất phát từ thực tiễn trên, để giúp người dân chủ động trong sản xuất, nâng tầm cây đặc sản thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh trong thời gian tới, có thể nhận thấy ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây thạch đen phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Quá trình nghiên cứu tác giả đã đi sâu nghiên cứu 03 xã Trọng con, Minh Khai, Đức Thông của huyện Thạch An, tỉnh Cao Băng Thông qua nghiên cứu chuyên đề này tuy để đi sâu tìm hiểu từng nội dung thực hiên để đưa ra các giải pháp và hiệu quả cho việc phát triển sản phẩm Thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
Dù đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài còn nhứng thiếu sót, rất mong đươc sự góp ý của Cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Đinh Ngọc Lan, và các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giúp đỡ hoàn thiện hơn
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Để hoàn thành nội dung đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch
đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng", ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS - TS Đinh Ngọc Lan, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này
Trong quá trình làm việc, xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp
đỡ của UBND huyện Thạch An, các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê, phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Lao động - Thương binh &Xã hội; UBND các xã Trọng Con, Đức Thông, Minh Khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu Xin cảm
ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Phạm Trung Nghĩa
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
LĐNN : Lao động nông nghiệp
NLNTS : Nông lâm nghiệp thuỷ sản
Tr đồng : Triệu đồng
đ : Đơn vị tính đồng Việt Nam
HĐND : Hội đồng nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
Trang 8
Bảng 3.3 Tình hình mức sống của các hộ tham gia điều tra 39 Bảng 3.4 Diện tích trồng Thạch đen của các hộ tham gia điều tra 39 Bảng 3.5 Tổng thu trung bình từ trồng trọt của 01 hộ sản xuất Thạch
Bảng 3.6 Tình trạng cơ sở vật chất của các hộ điều tra 40 Bảng 3.7 Kết quả điều tra đánh giá khó khăn trong sản xuất Thạch đen 42 Bảng 3.8 Ý kiến của hộ nông dân về những hạn chế trong chế biến 43 Bảng 3.9: Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước 44 Bảng 3.10 Chi phí sản xuất bình quân, lợi nhuận thu được trên 01ha
Bảng 3.11 So sánh hiệu quả kinh tế của cây thạch đen với cây ngô 46 Bảng 3.12 Kế hoạch mở rộng diện tích trồng Thạch đen giai đoạn
2023 - 2025 của huyện Thạch An 50
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Các hình thức tiêu thụ Thạch đen 37
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỤC LỤC viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu 3
3.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu 3
3.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu 3
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Đặc điểm của cây thạch đen 4
1.1.2 Vai trò của cây thạch đen đối với đời sống con người 5
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen 6
1.1.3.3 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội 8
1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ thạch đen ở Việt Nam 10
1.2.1 Tình hình sản xuất thạch đen ở Việt Nam 10
1.2.2 Tình hình tiệu thụ, xuất khẩu thạch đen ở Việt Nam 10
1.2.3 Khái quát về tình hình sản xuất, kinh doanh thạch đen ở Thạch An tỉnh Cao Bằng 11
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu 13
1.4 Bài học chung rút ra từ tổng quan tài liệu 14
Trang 11Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng 15
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 15
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 19
Nguồn: Phòng Lao động, thương binh xã hội huyện Thạch an năm 2022 22
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 25
2.3.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 27
2.3.3 Phương pháp so sánh 27
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.5.1 Những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ thạch đen 27
2.4.2 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất thạch đen 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Thực trạng phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An 32
3.1.2 Tình hình phát triển quy mô, diện tích trồng cây thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An 35
3.1.3 Thị trường tiêu thụ cây Thạch đen huyện Thạch An 36
3.1.4 Thực trạng liên kết, tiêu thụ tại huyện Thạch An 36
3.1.5 Tình hình bảo quản, chế biến của cây Thạch đen 38
3.1.6 Tình hình quản lý chất lượng, chứng nhận sản phẩm cây Thạch đen huyện Thạch An 38
3.2 Thực trạng phát triển cây thạch đen ở nhóm hộ điều tra 39
3.2.1 Thông tin chung của hộ điều tra 39
3.2.2.Cơ sở vật chất hộ được điều tra 40
3.3 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của các hộ điều tra 41
3.3.1 Thuận lợi 41
3.3.2 Khó khăn 41
Trang 123.3.3 Cơ hội 43
3.3.4 Thách thức 43
3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế 44
3.4.1 Chi phí sản xuất thạch đen 44
3.4.2 Hiệu quả kinh tế 45
3.4.3 Hiệu quả xã hội 46
3.4.4 Hiệu quả môi trường 47
3.5 Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất thạch đen 47
3.5.1 Những mặt đạt được 47
3.5.2 Những mặt còn hạn chế 48
3.5.3 Nguyên nhân ảnh hưởng 48
3.6 Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 49
3.6.1 Quy hoạch vùng sản xuất Thạch đen 49
3.6.2 Kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng Thạch đen 50
3.6.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm Thạch đen, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng Thạch đen 51
3.6.4 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm Thạch đen của huyện 53
3.6.5 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 53
3.6.6 Giải pháp về cơ chế, chính sách 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
1 Kết luận 56
2 Kiến nghị 57
2.1 Đối với UBND tỉnh Cao Bằng 57
2.2 Đối với huyện Thạch An 58
2.3 Đối với chính quyền địa phương các xã, thị trấn 59
2.4 Đối với các hộ nông dân sản xuất kinh doanh Thạch đen tại địa phương 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch thực hiện nội dung đột phá về nông nghiệp thông minh, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022 – 2025 Trong đó xác định mục tiêu phát triển cây Thạch đen thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và lợi thế cạnh tranh nông nghiệp của tỉnh Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích trồng cây Thạch đen của toàn tỉnh năm 2022 là 563ha Trong mấy năm gần đây diện tích trồng cây thạch đen được người dân quan tâm mở rộng diện tích trồng, cụ thể: Năm
2021, diện tích trồng thạch đen toàn tỉnh đạt 429,8ha, trong đó Thạch An 407ha, Hoà An 13,8ha, Nguyên Bình 9ha Năm 2022: Diện tích trồng Thạch đen toàn tỉnh là 563,7ha, trong đó Thạch An đạt 496,96ha, Hoà An 34,9ha, Nguyên Bình 16,4ha, Quảng Hoà 15,4ha; năng suất toàn tỉnh ước đạt 54,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3.077,9 tấn Hiện nay thị trường tiêu thụ thạch đen rất rộng mở, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như suất khẩu đi Trung Quốc và một số nước khác như Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia
Riêng đối với huyện Thạch An - Cao Bằng, việc trồng thạch Đen đang được người dân và chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện và đã đem lại nhiều hiệu quả, trong đó đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế và đời sống vật chất của người dân Cây Thạch đen của huyện được gieo trồng tập trung tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng, Trọng Con, Đức Thông, Kim Đồng, Thái Cường Giá trị kinh tế đem lại cho nhân dân khoảng
80 - 100 triệu đồng/ha
Hiệu quả của việc trồng cây Thạch đen cao hơn so với trồng các cây trồng khác như ngô, lúa, sắn Tuy nhiên, theo đánh giá của các đơn vị chuyên
Trang 14môn của Sở, diện tích, năng suất, sản lượng của cây Thạch đen hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng Còn rất nhiều bất cập trong tiêu thụ, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm từ cây Thạch Việc phát triển sản phẩm cây thạch đen vẫn còn gặp một số bất cập như chưa đáp ứng các yêu cầu về chế biến sâu, khâu bảo quản còn hạn chế; việc tiêu thụ còn phụ thuộc nhiều vào chính sách nhập khẩu của thị trường Trung Quốc Chưa có vùng sản xuất tập trung cây Thạch đen với quy mô lớn, chỉ có các vùng trồng cây thạch đen nhỏ lẻ, diện tích canh tác bình quân trên hộ thấp Phần lớn nông dân sản xuất chưa có thói quen thay đổi phương thức canh tác sản xuất an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; đặc biệt là sản xuất theo yêu cầu để xuất khẩu Chất lượng nông sản vẫn còn thấp, không ổn định do không có sự kiểm soát nghiêm ngặt
về nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân loại, bảo quản, đóng gói, xây dựng thương hiệu Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng trọt và bảo vệ thực vật còn hạn chế, chưa phát huy hết được tiềm năng, năng suất và chất lượng cây trồng
Để đưa ra được phương hướng, giải pháp cải thiện những khó khăn trên, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển cây Thạch đen tại huyện, tôi lựa
chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển cây thạch đen tại huyện
Thạch An - tỉnh Cao Bằng" làm đề tài nghiên cứu năm 2022
2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây thạch đen của các hộ nông dân ở huyện Thạch An
- Xác định sự ảnh hưởng của một số nhân tố chính đến quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây thạch đen của các hộ nông dân
- Thông qua điều tra và thu thập thông tin đưa ra được hiệu quả kinh tế trong việc trồng cây thạch đen của các hộ nông dân trong huyện
- Đưa ra được một số giải pháp chính với mục đích phát triển cây thạch
Trang 15đen tại huyện Thạch An trong giai đoạn tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các thông tin liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây thạch đen tại huyện Thạch An Các vấn đề liên quan đến tư liệu sản xuất, mức sống và hoạt động trồng, tiêu thụ Thạch đen của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạch An
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng
3.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu để nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2020 -
2022
3.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Tình hình phát triển sản xuất cây Thạch đen tại huyện thạch An
- Tình hình chế biến, tiêu thụ, bảo quản chất lượng và chứng nhận sản phẩm cây Thạch đen tại huyện Thạch An
- Thông tin về các nhóm hộ điều tra, những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển cây Thạch đen Đề xuất các giải pháp phát triển tại địa bàn huyện trong những năm tới
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây thạch đen có thể sinh trưởng tốt trên đất phù sa, đất đá vôi và đất đá phiến, với khả năng chịu đựng cao đối với khí hậu nóng và khô Cây thạch đen thường được trồng để lấy quả, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian Quả thạch đen có màu đen tuyền, hình cầu hoặc hình trứng, vỏ cứng
và khi chín có vị ngọt Quả thạch đen được dùng để làm nhiều món ăn như thạch đen, mứt, rượu và được cho là có tác dụng chữa bệnh đau bụng, tiêu chảy, ho và cảm lạnh
1.1.1.2 Đặc điểm sinh học
Cây Thạch đen có thời gian sinh trưởng từ 3 – 4 tháng, có thân thảo, chiều dài trung bình từ 50 - 90 cm, thường được trồng bò lan trên mặt đất; Lá nhỏ, đối xứng nhau, mép có răng cưa Thời điểm ra hoa vào đầu mùa đông, hoa mọc thành cụm dày ở đầu cành Thạch đen là cây ưa sáng và ẩm nhưng không chịu được điều kiện úng nước
Thạch đen có thể trồng trên đất ruộng và đất nương rẫy thích hợp với điều kiện ẩm, đất tơi xốp nhiều mùn, thoát nước, trên đất ở ruộng là đất thịt nhẹ tơi xốp, không ngập úng, trên đất nương trồng ở trong khe gần khe suối,
Trang 17chân rừng vầu, đất đen màu nâu, đất thịt xốp, độ dốc dưới 300 Cây Thạch đen phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 250C–300C, lượng mưa bình quân là từ 1.500-2.000 mm, độ ẩm không khí là 80-85%, độ ẩm đất là từ 70-80%, năng suất trồng trên đất ruộng bình quân 50-70 tạ/ha, trồng trên nương rẫy bình quân 30-40 tạ/ha
Cây Thạch đen có thể trồng 2 vụ trong năm (vụ xuân và vụ hè thu) nhưng thích hợp trồng vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch, khi tiết trời
ấm, có mưa xuân, đất đã đạt độ ẩm
1.1.2 Vai trò của cây thạch đen đối với đời sống con người
Hiện nay cây Thạch đen được sử dụng tương đối rộng rãi với nhiều tác dụng khác nhau, đem lại hiệu quả về giá trị kinh tế và giá trị y học Trong đó, Thạch đen được sử dụng như một loại tân dược, có tác dụng giải nhiệt, tăng cường các quá trình chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể; Thạch đen có vị ngọt, mát, sau khi cô thành thạch có tính dẻo nên thường được người dân sử dụng để nấu và chế biến thành món Thạch giải nhiệt
Đối với sức khỏe của người sử dụng, Thạch đen có tác dụng giải nhiệt cơ thể, hạ huyết áp, trị cảm mạo, giảm đau nhức xương khớp, cải thiện các bệnh
về bệnh tiểu đường, viêm gan cấp
Với những giá trị như vậy, hiện nay cây Thạch đen đang được người dân trồng rộng rãi tại các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên Việc trồng và chế biến các sản phẩm từ cây Thạch đen đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân Đồng thời, việc phát triển các vùng sản xuất và chế biến Thạch đen có tác dụng tạo thêm việc làm cho lao động tại các khu vực xung quanh Đem lại giá trị kinh tế cho người dân nông thôn
Trang 181.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen
1.1.3.1 Nhóm điều kiện sinh thái
Nhóm nhân tố điều kiện sinh thái như địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu là những yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của cây Có thể kể đến các nhân tố sinh thái chính như:
- Đất đai và địa hình
Thạch đen là cây trồng không yêu cầu quá khắt khe về thổ nhưỡng Cây Thạch đen có thể trồng trên các loại đất ruộng hoặc đất nương rẫy, thậm chí là trên các vùng đất dốc Tuy nhiên loại đất thích hợp nhất để cây Thạch đen sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao và ổn định là các loại đất ruộng, nương rẫy có tính xốp, nhiều mùn, có khả năng thoát nước và
có độ dốc thoải
Độ dốc phù hợp cho cây Thạch đen khoảng dưới 25o Các loại đất có tính chất ẩm thuộc loại đất thịt pha cát Có thể trồng được trên cả khu vực đất ruộng và đất rẫy Với các tính chất phù hợp như vậy, hiện nay cây Thạch đen được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là vùng núi phía Bắc
- Điều kiện khí hậu
Cây Thạch đen phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 – 25oC, lượng mưa bình quân là từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm không khí là 80 - 85%, độ ẩm đất là từ 70
- 80% Cây Thạch đen là cây ưa ánh sáng Sự Quang hợp của cây Thạch đen còn chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng khí CO2 có trong không khí, việc có sự thay đổi sự lưu thông không khí cũng ảnh hưởng đến cây Cây Thạch đen phù hợp với điều kiện gió nhẹ và mưa có lợi cho sự sinh trưởng của cây Thạch
1.1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
- Giống
Trang 19Có nhiều phương pháp để nhân giống cây Thạch đen, như sử dụng Hạt hoặc nhân giống bằng ngọn Theo kinh nghiệm của các hộ sản xuất kinh doanh, hiện nay việc trồng cây thạch đen bằng ngọn là phương pháp được áp dụng nhiều và cho năng suất cao, phẩm chất tốt hơn so với trồng bằng hạt Trong quá trình trồng nên lựa chọn những khóm cây sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh để nhân giống
- Áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng của cây thạch cũng như gia tăng năng suất lao động Ngoài ra đối với các sản phẩm thạch đã qua chế biến cũng cần phải có các biện pháp để bảo quản, vận chuyển đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng thạch và cho thời gian sử dụng lâu dài
- Kỹ Thuật canh tác
+ Tưới nước:
Cần chú ý đến thời điểm cung cấp nước cho cây, đặc biệt là các thời điểm khô hạn để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển cho năng suất và chất lượng Thạch tốt Có thể trồng xen canh cây Thạch đen dưới bóng tán các cây lớn để cân bằng độ ẩm, cây Thạch đen sẽ phát triển tốt hơn
+ Bón phân:
Cây Thạch đen có khả năng thích ứng đa dạng ở những nơi đất màu mỡ hoặc cũng có thể sống ở những nơi có tính chất đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng Để cây Thạch đen cho năng suất cao và chất lượng tốt thì cần chú ý bón phân đầy đủ Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây có thể bón các loại phân như đạm, lân, kali và có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
+ Phòng trừ sâu bệnh:
Trang 20Cây Thạch đen có khả năng chống sâu hại khá tốt, cây ít nhiễm sâu bệnh hại, chủ yếu chỉ có các loại sâu ăn lá, sâu cuốn lá làm khuyết lá, trụi lá Đối với từng loại sâu bệnh hại cần có phương pháp kiểm tra, giám sát và phát hiện sớm để đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả, tránh gây thiệt hại đối với quá trình sinh trưởng của cây
- Thu hoạch, bảo quản và chế biến Thạch đen:
Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa ở ngọn, cần cắt sát gốc, thân và lá rải đều trên mặt luống, phơi nắng 1 ngày sau đó phủ bạt ủ qua đêm, ngày hôm sau tiếp tục rải đều phơi tiếp 2 - 3 ngày; Đối với đất ruộng: Thu hoạch tháng
7 - 8 dương lịch; Đối với đất nương rẫy: Thu hoạch tháng 9 - 10 dương lịch Cây Thạch đen sau khi được phơi khô cần loại bỏ tạp chất, bó chặt lại bảo quản nơi khô ráo, kê cao cách mặt đất khoảng 50 cm để tránh ẩm mốc
1.1.3.3 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
- Thị trường
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh Thạch đen thị trường là một trong những yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định ảnh hưởng đến định hướng sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của cơ sở đó Các sản phẩm được sản xuất ra cần đáp ứng yêu cầu của thị trường, đem lại nguồn lợi nhuận cao Các nhà sản xuất cần phải đánh giá năng lực sản xuất, căn cứ vào nhu cầu, thị hướng của người tiêu dùng để thực hiện các biện pháp tìm kiếm thị trường tiêu thụ, lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp sao cho thu được nguồn lợi nhuận lớn nhất Qua đánh giá hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm Thạch đen ngày càng tăng và có tiềm năng phát triển tốt trên thị trường Các thị trường tiêu thụ thạch đen chủ yếu như tiêu dùng của hộ gia đình, các siêu thị lớn và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
- Giá cả
Trang 21Giá của chính là yếu tố được quan tâm đầu tiên của những người trực tiếp sản xuất cây Thạch đen cũng như các loại cây trồng khác Khi giá cả thu mua Thạch ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của người sản xuất Do đó cần phải đưa ra các giải pháp nhất định để bình ổn thị trường đảm bảo về giá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Nguồn lao động
Nguồn lao động dồi dào, có hiểu biết, có tay nghề về sản xuất cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất và chế biến các sản phẩm Thạch đen Đồng thời việc phát triển các vùng nguyên liệu Thạch cũng đem lại giá trị thu nhập dành cho các hộ lao động nông thôn tham gia vào chuỗi sản xuất trong vùng đó
- Hệ thống các sơ sở chế biến Thạch đen
Hiện nay, các sản phẩm Thạch đen đã được chế biến với các hình thức tương đối đa dạng như sản phẩm Thạch đen dạng bột đóng gói, Thạch đóng hộp, vỉ hoặc kết hợp tạo thành các sản phẩm Thạch dừa, Thạch rau câu bột cây Thạch đen hiện nay được nhiều cơ sở sản xuất nghiên cứu chế biến thành
bột thạch hoặc nước uống giải khát Công nghệ chế biến tại các cơ sở sản
xuất, HTX đang dần được hiện đại hóa với nhiều bước phát triển đáng kể, đã bắt đầu đưa vào sử dụng các dây chuyền sản xuất với công suất cao
- Hệ thống chính sách của nhà nước
Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển, mở rộng quy mô và chất lượng của Thạch đen nói riêng và các cây trồng, sản phẩm khác nói chung Một số các chính sách mang tính chất định hướng, hỗ trợ người dân sẽ góp phần làm cho người sản xuất có động lực và yên tâm sản xuất Hiện nay Chính phủ ban hành một số chính sách về liên kết tiêu thụ sản phẩm, Khuyến nông, đất đai, thuế có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển của cây Thạch đen
Trang 221.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ thạch đen ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất thạch đen ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cây Thạch đen đã được từ khá lâu, tuy nhiên những năm trước đây cây Thạch đen chủ yếu được trồng với các diện tích nhỏ, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp cho các hộ gia đình và phục vụ giao thương, buôn bán nhỏ Người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa nhận ra được tiềm năng trong sản xuất cây Thạch, chưa được tập trung sản xuất đại trà
Trong những năm gần đây với các định hướng về phát triển kinh tế tuần hoàn, liên kết và tiêu thụ sản phẩm Các địa phương đã có nhiều quan tâm đến sự phát triển của cây Thạch đen Bắt đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại một số tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Bắc Kạn
và Cao Bằng; Miền núi phía nam Tây Nguyên như Bảo Lộc (Lâm Đồng); các tỉnh miền nam như Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang) Các sản phẩm từ Thạch đen được thị trường tiêu thụ trong nước ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi như một món ăn giải khát trong gia đỉnh
1.2.2 Tình hình tiệu thụ, xuất khẩu thạch đen ở Việt Nam
- Tình hình thiêu thụ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Thạch đen được trồng và chế biến nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn và một số tỉnh miền nam như Lâm Đồng, An Giang Sản phẩm được ưa chuộng nhiều nhất là sản phẩm Thạch từ cây Thạch đen với thị trường tiêu thụ trong nước là các hộ tiêu dùng
và các siêu thị lớn trong nước
Hiện nay sản phẩm Thạch đen đã được đóng gói bao bì và dán nhãn hiệu truy suất nguồn gốc sản phẩm để đáp ứng với các tiêu chuẩn của thị trường trong nước Trong đó đã hình thành một số sản phẩm được đông đảo người
Trang 23tiêu dùng biết đến như Thạch đen Thạch An – Cao Bằng; Thạch đen Tràng Định – Lạng Sơn; … đã khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường
- Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu tại nước ngoài
Hiện nay đối với Thị trường xuất khẩu cây Thạch đen chủ yếu là hướng vào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dưới dạng sản phẩm thô Việc xuất khẩu được thực hiện Nghị định thư về xuất khẩu Thạch đen từ Việt Nam sang Trung Quốc Trong những năm gần đây, thị trường thạch nguyên liệu khô khá thuận lợi, chủ yếu là xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc (81% sản lượng)
và còn lại bán cho các Doanh nghiệp và hộ chế biến trong nước là 19% sản lượng Từ năm 2021 thực hiện cấp mã số cơ sở đóng cây thạch đen xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thì sản phẩm cây thạch đen đã được liên kết với các HTX, DN, Công ty đại diện các mã số vùng trồng bao tiêu sản phẩm cây thạch đen xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hiện tại trên địa bàn tỉnh có
07 cơ sở đóng gói được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu Tuy nhiên, đầu các năm 2020 – 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc xuất bán thạch đen nguyên liệu bị ảnh hưởng, việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm Thạch đen cũng gặp khó khăn hơn
1.2.3 Khái quát về tình hình sản xuất, kinh doanh thạch đen ở Thạch An tỉnh Cao Bằng
- Thạch An là một huyện miền Đông của tỉnh Cao Bằng, một trong
những tỉnh miền núi phía Bắc Huyện Thạch an là huyện có trồng và sản xuất cây Thạch lớn của tỉnh Cao Bằng và đứng sau diện tích của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn Từ lâu, Thạch An đã có nhiều xã sản xuất với diện tích lớn cây thạch đen như xã Trọng Con, Đức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Kim Đồng mang lại hiệu quả cao cho người dân và góp phần cải thiện đời sống của họ rõ rệt Chính vì thế mà cây thạch đen được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện Thạch An nói riêng và của tỉnh Cao Bằng nói chung Cây thạch đen có thể phát triển tốt và đạt được năng suất, chất lượng
Trang 24cao cũng là do huyện Thạch An được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên như có khí hậu mát mẻ, hệ thống đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây thạch đen Bên cạnh đó, do thạch đen đã được trồng ở đây từ lâu nên người dân đã đúc kết được những kinh nghiệm sản xuất quý báu, có những bí quyết được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Diện tích và sản lượng cây thạch đen của huyện Thạch An được phân chia trên phần lớn các đơn vị hành chính của huyện, tuy nhiên có sự phân bố
không đồng đều giữa các xã
Trong những năm qua, sản phẩm thạch đen của huyện Thạch An không những đáp ứng nhu cầu trong vùng mà còn được tiêu thụ ở các vùng khác trong cả nước, đồng thời nó được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang các đất nước Trung Quốc, mang lại nguồn lợi lớn cho huyện, tỉnh
Vài năm gần đây do có thị trường và giá tăng nên cây thạch đen đã trở thành một trong những mặt hàng quan trọng của huyện Thạch An Thạch đen được xuất sang Trung Quốc khoảng 2/3 số lượng và bán nộ địa 1/3 Hiện trên địa bàn huyện Thạch An có từ 5- 7 hộ cá nhân thu mua lớn, mỗi hộ thu mua
từ khoảng 100 - 150 tấn cây thạch đen khô/vụ Cây thạch đen đối với huyện Thạch An được coi như cây “xoá đói giảm nghèo” và cây “làm giàu” của nông dân của huyện Năng suất hiện tại của thạch đen khoảng từ 5,5 - 6 tấn cây thạch khô/ha, với giá bán trung bình từ 9.000 - 10.000 đ/kg, mộtha cho doanh thu từ 50 - 60 triệu đồng/ha
Hiện nay, huyện luôn chú trọng phát triển không ngừng cả về số lượng
và chất lượng cây thạch đen theo hướng hàng hóa với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và tăng thu nhập của người nông dân Hiện nay phần lớn thạch đen được xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc Nguyên nhân là do chưa có công nghệ và thiết bị chế biến, do vậy các sản phẩm chế biến thường thô sơ, chất lượng thấp, giá cả không cao
Trang 251.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, năng xuất và chất lượng cây Thạch đen, đưa ra các pháp phát triển cây Thạch đen phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, miền khác nhau
Những đề tài khoa học liên quan đến thời điểm trồng, sinh trường và chất lượng của cây Thạch đen; thực trạng phát triển và định hướng mở rộng sản xuất cây Thạch đen theo hướng sản xuất hàng hóa… đã góp phần đóng góp những cơ sở lý luận, khoa học trong việc nghiên cứu và phát triển mở rộng trồng cây Thạch đen cho các địa phương, cá nhân, tổ chức có định hướng phát triển cây Thạch và các sản phẩm Thạch đen Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về cây Thạch đen có thể kể đến như:
- Tác giả Nguyễn Viết Hùng với Đề tài“Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng vụ hè thu năm 2019” Tác giả đã nêu lên những vấn đề chịu tác động ảnh hưởng bởi thời điểm gieo trồng cây Thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An Từ đó đưa ra các quy trình kỹ thuật phù hợp để gieo trồng cây Thạch đen cho năng suất và chất lượng tốt, hiệu quả cao trong vụ hè thu
- Tác giả Phạm Hữu Bình với Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố phân bón đến sinh trưởng và năng suất và năng suất cây Thạch đen vụ xuân năm 2020 tại tỉnh Lạng Sơn” Tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của thời điểm và liều lượng các loại phân bón được sử dụng trong gieo trồng và chăm sóc cây Thạch đen trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tác động đến năng suất thu hoạch của cây Từ đó nhận định việc sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh đã thật sự hiệu quảhay chưa và đưa ra quy trình chăm bón có hiệu quả
- Tác giả Vũ Quỳnh Nam với Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây Thạch đen phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng năm 2020” Đề tài đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức trong việc phát triển cây Thạch
Trang 26đen tại huyện Thạch An Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thạch đên rất thích hợp với khí hậu đất đai ở Cao Bằng, thị trường tiêu thu cây thạch đen là lớn Từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ trồng cây Thạch đen tại huyện Thạch An
1.4 Bài học chung rút ra từ tổng quan tài liệu
Ngoài những đề tài trên, còn có rất nhiều nghiên cứu của các sinh viên, học viên khác về vấn đề phát triển cây Thạch đen và các chính sách liên quan Các luận văn có các góc nhìn, khía cạnh nghiên cứu khác nhau Nhìn chung những công trình trên đã đề cập đến thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại các địa phương qua các năm trước Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thạch đên rất thích hợp với khí hậu đất đai ở Cao Bằng, thị trường tiêu thu cây thạch đen là lớn
Tuy nhiện hiện nay trong thời điểm tỉnh Cao Bằng đang tập trung phát triển cây Thạch Đen là một cây trồng chủ lực của tỉnh chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng phát triển cây Thạch đen các năm 2020 - 2022 và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An trong giai đoạn 2023 – 2025
Vì vậy, những kinh nghiệm rút ra được từ các nghiên cứu trước đây đều là những kinh nghiệm và bào học tốt cho phát triển thạch đen tại Thạch An
Trang 27Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thạch
An - tỉnh Cao Bằng
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Nằm ở phía đông nam của tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An cách 39 km
so với trung tâm thành phố Cao Bằng, phía bắc huyện Thạch giáp với huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng; Phía đông nam giáp huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn); Phía tây giáp huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn); Phía đông giáp huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km Diện tích tự nhiên của huyện là 69.097,61ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 65.971,05ha chiếm 95,2 % diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng Lúa là 2.464,20ha chiếm 3,57% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác là 2.684,56ha chiếm 3,89 % diện tích đất nông nghiệp, đất rừng chiếm 86,55 diện tích đất nông nghiệp, khí hậu huyện Thạch An mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng núi, chia thànhhai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh có sương muối; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều
Trước khi sáp nhập huyện có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và
01 thị trấn, năm 2019 thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và các văn bản của Chính phủ, của UBND tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An sau khi sắp xếp còn 14 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 13 xã
Trang 282.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch An là 69.079,56ha, Trong đó:
- Đất Nông - Lâm nghiệp là: 65.671,53ha, chiếm 95,07% tổng diện tích
tự nhiên, trong đó bao gồm:
+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 5.921,84ha chiếm 8,57 %;
+ Đất lâm nghiệp: 59.645,44ha chiếm 86,35%;
+ Đất nuôi trồng thủy sản là: 104,25ha chiếm 0,15 %;
- Đất phi nông nghiệp là: 1.590,91 chiếm 2,3%
- Đất chưa sử dụng là: 1.817,12ha chiếm 2,63 %
Huyện Thạch An có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An cơ bản có các loại đất như:
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Loại đất này thường nằm rải rác ven chân núi, đồi, được hình thành do sự bào mòn rửa trôi đọng lại, được phân bố hầu hết các xã trong huyện, với diện tích 1.615,44ha, chiếm 2,34% so với tổng diện tích tự nhiên Loại đất này phù hợp cho trồng lúa, nơi cao khó khăn nước thì trồng màu, rau xanh
- Đất nâu vàng trên đá vôi: Với diện tích 973,42ha, chiếm 1,41% so với tổng diện tích tự nhiên Đất có quá trình Feralit mạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có độ phì khá, tơi xốp Loại đất này thích hợp trồng cây hoa màu, cây ăn quả, nhưng cần chú ý giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã: Đức Long, Đức Xuân, Vân Trình, Thị Ngân, Trọng Con, Danh Sỹ và Kim Đồng
- Đất phù sa ngòi suối: Loại đất này phân bố ở ven các khe suối, là sản phẩm bào mòn của đồi núi, bị nước cuốn trôi và bồi tụ theo bờ suối Đất
Trang 29này thích hợp để trồng lúa, rau màu, độ giữ ẩm tương đối tốt Loại đất này tập trung nhiều ở xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng và một số ít xã có sông, suối
- Đất vàng nhạt trên đá cát: Với diện tích 3.576,06ha, chiếm 5,18% diện tích tự nhiên Đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng, có thể sử dụng trồng thạch đen và các loại cây lấy
gỗ Phân bố ở các xã Minh Khai, Đức Thông, Thái Cường, Trọng Con, Thụy Hùng, Kim Đồng
- Đất vàng đỏ trên macma axit: Với diện tích 4.735,87ha, chiếm 6,86% diện tích tự nhiện Loại đất này phong hoá yếu nên tầng đất mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, kết cấu kém, đất rất chua Đất thích hợp cho trồng cây lấy gỗ Phân bố chủ yếu ở xã Kim Đồng, Thái Cường, Trọng Con và Canh Tân
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Với diện tích khoảng 925,08ha, chiếm 1,34% diện tích đất tự nhiên Phân bố ở địa hình dốc thoải, ruộng bậc thang, có ở hầu hết các xã Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất chua Đất này thích hợp trồng lúa, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp
- Đất đỏ vàng trên đá sét: Với diện tích 44.839ha, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện (64,95%) Phân bố hầu hết ở các xã, đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua, tỷ lệ mùn khá Những nơi có độ dốc dưới 200, tầng dày phù hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp
- Đất mùn đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: Với diện tích 1.263,36ha, chiếm 1,83% tổng diện tích đất tự nhiên Phân bố ở các xã Đức Thông, Kim Đồng, Vân Trình Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có tầng mỏng, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém, đất rất chua Loại đất này thích hợp phát triển cây lâu năm, cây lấy gỗ
Trang 30- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất: Đất phân bố trên núi trung bình, tầng dày từ trung bình đến mỏng, thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua, chỉ thích hợp để phát triển cây lấy gỗ Phân bố chủ yếu ở xã Minh Khai, Quang Trọng
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Đất này rất ít chỉ phân bố ở xã Kim Đồng Đất
có tầng dày trung bình, đất mịn, hơi chua, thích hợp phát triển cây lâu năm, cây rừng
- Đất cacbonnat: Phân bố ở xã Thị Ngân, Lê Lai, phản ứng của đất từ trung tính đến kiềm yếu, thành phần cơ giới nặng, thích hợp để trồng cây màu, cây ăn quả, cây lấy gỗ
Huyện Thạch An có các loại tài nguyên khoáng sản chính như: Vàng sa khoáng tập trung chủ yếu tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng nhưng sản lượng không lớn Ngoài ra còn có các điểm quặng sắt tại xã Kim Đồng, Lê Lai và quặng Antimon tại các xã Trọng Con, Đức xuân, thị trấn Đông Khê Nhưng hiện nay mới qua thăm do chưa được khai thác
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 59.656,05ha chiếm 86,37% diện tích đất tự nhiên Rừng của huyện đa dạng, phong phú, bao gồm các loài thực vật vùng nhiệt đới phát triển trên núi đá, núi đất Tuy nhiên phần lớn diện tích đã chịu sự tác động của con người Rừng nguyên sinh hầu như không còn, hiện nay chủ yếu là rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo Trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng nên rừng đang có chiều hướng phục hồi với tốc độ khả quan, tỷ lệ độ che phủ rừng tính đến năm 2020 đạt 59,8% Tốc độ phát triển của thảm thực vật tự nhiên chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đất tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tái tạo thảm thực vật lớn, vùng núi đá tốc độ sinh trưởng chậm, đòi hỏi phải có thời gian dài cho việc tái tạo thảm thực vật, vì vậy cần được bảo vệ và khai thác hợp lý để giữ gìn thảm thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 312.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết
Huyện Thạch An có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thànhhai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, có sương muối Thời điểm mưa nhiều tại huyện Thạch An thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10; thời điểm ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Địa hình của huyện có sự chia cắt mạnh từ đông sang tây nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau
- Nhiệt độ trung bình năm 13-14,50C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 1,30C đến - 0,90C
Lượng mưa trung bình năm của huyện khoảng 1.442 mm, thấp hơn so với các vùng của tỉnh
- Tổng số giờ nắng trung bình 1.568,9 giờ, bức xạ mặt trời 60-68 Kcal/cm2
Về nguồn nước mặt là từ hệ thống các sông suối, ao, hồ, đập trên địa bàn huyện là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng
Qua thăm dò khảo sát địa vật lý cho thấy nguồn nước ngầm là khá hạn chế, ngay tại vị trí khả quan nhất cũng chỉ cho lưu lượng 1 lít/s ở độ sâu 100m
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Kinh tế
Huyện Thạch An là một trong những huyện có tiềm năng về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cao Bằng, là đầu mối giao thông quan trọng, liên kết khoa học kỹ thuật Nối tỉnh Cao Bằng với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ theo tuyến đường giao thông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 90 km, có vị trí quan trọng về kính tế và an ninh quốc phòng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Thạch An có truyền thống cách mạng,
Trang 32có lực lượng lao động dồi dào, có đội ngũ trí thức, công nhân viên chức đông đảo trong các cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, đây
là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
- Về nông nghiệp
Nền nông nghiệp của huyện yếu phụ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Ngành sản xuất chính của huyện vẫn là Nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập chính của dân cư trong huyện Trong những năm qua ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến và thu được kết quả nhất định Trong
đó việc thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng xuất Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trung bình 42 triệu
đồng/ha/năm
Sản xuất nông nghiệp đã thay đổi từ việc hoạt động thô sơ sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giá trị sản xuất nông nghiệp có nâng lên, đặc biệt là giá trị sản xuất từ cây lạc, cây thạch đen, cây Lê vàng Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng đã và đang dần phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thực sự phổ biến do những nhân tố không thuận lợi về điều kiện địa hình
và mức sống của người dân nông thôn
Về chăn nuôi hiện nay chủ yếu vẫn là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các đàn vật nuôi lớn: trâu, bò, ngựa, lợn và các loại gia cầm Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm như sau: Năm 2020 tổng đàn bò có 2.262 con, đến năm 2021
là 2.840 con, giảm 4,26% Tổng đàn trâu năm 2020 có 8.540 con, đến năm 2021
là 9.192 con, tăng 7,5% Tổng đàn lợn năm 2020 có 33.567 con, đến năm 2021
là 29.758 con, giảm 12,8% Tổng gia cầm năm 2020 có 247.735 con, đến năm
2021 là 255.121 con, tăng 2,9% Việc phát triển chăn nuôi vẫn chưa ổn định và phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Trung Quốc tại các cửa khẩu biên giới
- Về công nghiệp
Trang 33Trên địa bàn huyện hiện nay tồn tại các doanh nghiệp bao gồm: 03 doanh nghiệp xây dựng; 13 HTX khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng; 60 hộ kinh doanh ngành nghề may đo, chế biến thực phẩm (bún, phở), xay sát, gia công cơ khí Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tính đến năm 2022 đạt là 2.156 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2021
- Về dịch vụ và thương mại
Hệ thống thương mại chủ yếu trên địa bàn huyện vẫn là các chợ phiên tại các xã của huyện gồm: 01 chợ tại trung tâm huyện, 07 chợ cụm xã gồm: xã Canh tân, Quang Trọng, Minh Khai, Đức Thông, Nặm Nàng, Vân Trình và Đức Long Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số siêu thị nhỏ và vừa,
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện
2.1.2.2 Đặc điểm xã hội
* Tình hình nhân khẩu và lao động
Tổng số hộ dân cư toàn huyện là 7.840 hộ, với trên 30.000 nhân khẩu, huyện có 5 dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao trong đó dân tộc Tày chiếm đa số giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn về sự phát triển, các dân tộc Kinh, Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở thị trấn và các thung lũng ven sườn đồi, những nơi có địa hình thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội Số hộ nghèo, cận nghèo trên toàn huyện cuối năm 2021
là 2.788 hộ chiếm tỷ lệ 35,56%
Dân cư phân bố không đồng đều, đồng bào các dân tộc huyện Thạch An sống quần tụ lâu đời, có nơi sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn; dân cư của huyện chủ yếu là sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%), lao động chủ yếu là nông nghiệp Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, lực lượng trẻ chiếm 50%
* Văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng
Trang 34- Hệ thống trường học các cấp khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư nâng cấp: Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, đóng góp của người dân, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, đến nay 100% số xã có trường tiểu học, trường mẫu giáo mầm non và nhà trẻ; 100% trường THCS được kiên cố; có 6/19 xã đạt chuẩn NTM về trường học
- Nhà ở dân cư đã được xây dựng khang trang, đổi mới, từng bước được
nâng cấp và hiện đại hóa 100% số xã có điểm văn hóa xã và có ấn phẩm đọc trong ngày
- Trong 03 năm qua tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Bảng 2 Tình hình giàu, nghèo ở huyện Thạch An năm 2020 - 2022
TT Chỉ tiêu
Số lượng
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Trang 35kết nối thành phố Cao Bằng với thành phố Lạng Sơn đảm bảo giao thông thuận tiện
- Hệ thống đường tỉnh lộ bao gồm: 24 km Đường tỉnh lộ 208 Đông Khê - Phục Hòa chạy qua địa bàn các xã Lê Lai, Thụy Hùng; 36km đường tỉnh lộ
209 từ Tân An - Canh Tân - Minh Khai - Quang Trọng và thông qua huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn Các tuyến đường trên góp phần tạo điều kiện cho nhân dân đi lại và giao lưu phát triển kinh tế
- 06 tuyến đường huyện lộ: Đường Đông Khê - cửa khẩu Đức Long (17,5 km); đường Quốc lộ 4A cũ từ xã Lê Lai chạy qua điạ bàn xã Thái Cường (18,41 km); đường giao thông nông thôn liên xã Kim Đồng - Đức Thông (16 km); đường giao thông nông thôn liên xã Vân Trình - Thị Ngân (10 km); đường giao thông nông thôn Đức Xuân - Lê Lợi (6,5 km); đường Cốc Bao - Khau Lùng (5,2 km) Các tuyến đường trên trong vòng các năm vừa qua đã được cải tạo, nâng cấp một phần nhựa hóa, bê tông hóa và mặt cấp phối tự nhiên Tuy nhiên một số tuyến đường quy mô kết cấu vẫn chưa ổn định, cần được tiếp tục đầu tư nâng cấp
- Đường giao thông nông thôn xã, liên xã: toàn huyện có đường giao thông đến 15/16 xã với tổng chiều dài trên 280,7 km Hiện nay về cơ bản các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã đã được đầu tư từ các nguồn chương trình của tỉnh để cải tạo, nâng cấp rải nhựa và cấp phối đảm bảo thông xe 4 mùa Các tuyến đường liên xã, liên thôn xóm trong địa bàn của huyện những năm trước đây còn chưa được hoàn chỉnh, mức độ đầu tư có hạn Đến nay huyện đã sử dụng các chương trình dự án của tỉnh và các nguồn viện trợ để đầu tư hoàn thiện các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn các xã nhưng về chưa đáp ứng được quy mô kết cấu giao thông vận tải so với tiềm năng vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa của huyện
* Về điện
Trang 36Hệ thống điện lưới quốc gia của huyện đã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo cung cấp lưới điện đến trung tâm 16/16 xã, thị trấn, với 121/160 thôn xóm có điện và 6.926 /7.892 hộ đã có điện thắp sáng chiếm khoảng 79,7%; còn 39/160 thôn xóm chưa có điện với 966 hộ trên toàn huyện chưa có điện thắp sáng chiếm 20,3%
* Về thuỷ lợi
Công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã được triển khai tương đối toàn diện, đồng bộ Toàn huyện có 01 trạm bơm; 72/208 đập đầu mối lớn nhỏ để đảm bảo công tác phục vụ tưới tiêu cho các diện tích đất nông nghiệp trồng lúa lúa và hoa màu Hệ thống hồ chứa nước trên địa bàn toàn huyện có 04 cụm hồ (Hồ Nà Danh xã Lê Lai; Nà Vàng xã Lê Lai; Co Po xã Đức Long, Nà Tậu xã Lê Lợi) hiệu ích tưới được trên 496,07ha lúa 2 vụ Tuy nhiên hệ thống thủy lợi của huyện vẫn chưa đảm bảo tưới tiêu 100% diện tích đất nông nghiệp, một số kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng quan tâm, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêuhao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất chất lượng lúa của nông dân
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm điều kiện tự nhiên đến phát triển cây Thạch đen của huyện
Nhìn chung về tài nguyên đất và điều kiện thổ nhưỡng của huyện Thạch
An cho phép phát triển các loại cây trồng đa dạng, phù hợp với điều kiện nhiệt đới Hệ thống giao thông và thủy lợi của huyện đã được nâng cấp, đảm bảo phục vụ nhu cầu tưới tiêu và vận chuyển sản phẩm Thạch đen trên địa bàn huyện và các vùng lân cận
Tuy nhiên điều kiện tự nhiên của huyện vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong việc phát triển cây Thạch đen như: Địa hình của huyện vẫn còn sự chênh lệch về độ dốc; diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ, không đáp
Trang 37ứng được việc quy hoạch các vùng trồng trọt tập trung có quy mô lớn để phát triển vùng nguyên liệu Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, tỉ lệ nước ngầm trong đất thấp ảnh hưởng đến việc gieo trồng và chăm sóc cây Thạch
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc kinh kinh doanh và phát triển cây thạch đen hiện nay có thực trạng như thế nào như thế nào? hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây thạch đen có cao không?
- Kết quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây thạch đen bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh nào? Cơ hội và thách thức ra sao?
- Để phát triển một cách có hiệu quả và bền vững đối với cây thạch đen tại huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng cần đưa ra những giải pháp như thế nào?
2.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Thạch An đến quá trình trồng và phát triển cây Thạch đen
- Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cây thạch đen của các hộ nông dân tại huyện
- Các hoạt động trồng và kinh doanh cây thạch đen của các hộ nông dân tham giai khảo sát trong huyện
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thạch đen so với cây trồng khác của các hộ nông dân
- Đề xuất các giải pháp chính trong phát triển cây Thạch Đen tại Thạch
An trong thời gian tới
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Trang 382.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông qua các các tài liệu, báo cáo của UBND huyện Thạch
An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan
2.3.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thực hiện điều tra phỏng vấn thông tin tại các hộ trồng cây Thạch đen Phương pháp này được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp trên địa bàn huyện
2.3.1.3 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Tiến hành chọn 6 thôn có diện tích trồng cây Thạch đen lớn tại 03 xã: Trọng Con, Đức Thôn, Minh Khai Tại mỗi xã chọn 02 thôi, mỗi thôn chọn
20 hộ trồng cây Thạch đen để tiến hành điều tra Như vậy tổng số mẫu điều tra là 120 hộ trên toàn huyện
+ Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
- Thu thập các thông tin chung của các hộ tham gia Các thông tin chính: diện tích canh tác nông – lâm nghiệp của hộ, thực trạng sản xuất kinh doanh cây thạch đen, chi phí sản xuất, thu nhập của việc trồng cây thạch đen so với trồng các loại cây trồng khác; các chính sách đã được tiếp cận…
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA:
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh cây thạch đen, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và nhu cầu của hộ nông dân trồng thạch Lắng nghe các đề xuất của người dân
- Phương pháp Điều tra: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu về địa phương, sản xuất cây thạch đen để thu thập các vấn đề chuyên sâu liên quan đến phát triển cây thạch đen trên địa bàn huyện