Các bài học trong SGK gần gũi, phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán, lịch sử, địa lý của địa phương.. Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 - Kết nối tri thức với cuộc sống p
Trang 1PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
NĂM HỌC 2024 – 2025 (Theo tiêu chí kèm QĐ số 95/QĐ-UBND ngày 16/02/2024 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
NỘI DUNG NHẬN XÉT
TÊN SÁCH: LỊCH SỬ& ĐỊA LÍ 5 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.
Tác giả: Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên cấp tiểu học phần lịch sử), Nguyễn Thị Thu Thủy(chủ biên phần Lịch sử), Đào Thị Hồng, Lê Thị Thu Hương, Đào Ngọc Hùng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Trần Thị Hà Giang (chủ biên phần Địa lí), Đặng Tiên Dung, Dương Thị Oanh.
Tiêu chí
Minh chứng đáp ứng của Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 – Kết nối tri thức với
cuộc sống
I Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
1 Nội dung sách giáo khoa (SGK) đảm
bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ
sử dụng Các bài học trong SGK gần gũi,
phù hợp với truyền thống văn hoá, phong
tục, tập quán, lịch sử, địa lý của địa
phương.
Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 - Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với đặc điểm về
lịch sử, văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền trên địa bàn.
Trong mỗi nội dung về lịch sử, văn hóa, sách tập trung làm nổi bật một nét lịch sử, văn hóa truyền thống tiêu biểu của những địa phương được đề cập đến thông qua nội dung, hình ảnh Đặc biệt, phần hình ảnh được chọn lọc kĩ lưỡng, tiêu biểu cũng như đảm bảo tính cân đối cho từng vùng/miền trong cả nước Ví dụ: khi minh họa các đảo, quần đảo lớn của nước
ta, sách đề cập đến địa danh ở các vùng/miền khác nhau: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đảo
Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang),…
Trang 22 Cấu trúc các bài học trong SGK thuận
lợi để các nhà trường và giáo viên lồng
ghép, bổ sung những nội dung thích hợp,
gắn với thực tiễn của địa phương
Bằng các câu hỏi, yêu cầu liên quan đến liên
hệ bản thân và địa phương đã tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin
và nội dung phù hợp gắn với đặc thù địa phương.
VD: các câu hỏi liên hệ kiến thức lịch sử trong sách với lịch sử địa phương nơi HS sinh sống hoặc được biết thông qua tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác; liên hệ các nội dung về tự nhiên, dân cư, vấn đề môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
3 Nội dung các bài học trong SGK có
tính phân hoá, đảm bảo tính linh hoạt và
phù hợp theo đối tượng học sinh khác
nhau Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu
cầu hoạt động có các mức độ khác nhau
phù hợp các đối tượng học sinh và đặc
điểm kinh tế, xã hội các vùng trong tỉnh.
Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với đặc
điểm các ngành kinh tế của các địa phương, mỗi địa phương có một ngành kinh tế đặc trưng, mỗi ngành có những sản phẩm đặc trưng Sách có đề cập đến các đặc điểm tự nhiên và vai trò của các thành phần tự nhiên đối với hoạt động sản xuất, đời sống ở Việt Nam Từ đó, HS có thể liên hệ với địa phương
để thấy được những ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên tới hoạt động sản xuất, thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế.
4 SGK được trình bày cân đối, hài hoà
giữa kênh chữ và kênh hình, có thẩm mĩ,
tạo hứng thú cho học sinh Tranh ảnh,
bảng biểu, hình vẽ rõ ràng; kênh chữ,
kiểu chữ, cỡ chữ phù hợp Chất liệu in
sách tốt, giá thành hợp lý phù hợp với
mức sống của đa số người dân trong
vùng
Do đặc thù của SGK tiểu học, thu hút về hình ảnh nên công tác minh họa sách đặc biệt được chú trọng Ngoài ra, sách dành cho lứa tuổi này lưu ý kênh hình nhiều hơn kênh chữ,
do đó nhiều hình ảnh minh họa trong sách được thiết kế có bối cảnh, ẩn chứa nhiều nội dung giáo dục Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục đối với bối cảnh, vùng miền, cân đối số lượng nhân vật nam, nhân vật nữ,… đều được cân nhắc rất kĩ lưỡng.
Trang 3SGK LS&ĐL 5 KNTTVCS lựa chọn kiểu chữ không chân, rõ ràng, dễ đọc, phù hợp với học sinh lớp 5.
Chất liệu in sách tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với mức sống của đa số người dân trong vùng Ngoài ra, SGK LS&ĐL 5 KNTTVCS không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể được sử dụng lâu dài.
II Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
1 Mức độ kiến thức trong SGK phù hợp
với đối tượng học sinh; nội dung chú
trọng đến việc rèn luyện cho học sinh
năng lực tư duy độc lập, khả năng tự
học, tự tìm tòi kiến thức; chú trọng bồi
dưỡng phẩm chất, năng lực và giúp học
sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết vấn đề trong thực tiễn
Cuốn sách đưa ra lượng kiến thức và truyền tải nội dung một cách vừa phải cơ bản, phù hợp và tuân thủ Chương trình GDPT 2018, thuận lợi cho học sinh mọi vùng miền đều có thể đạt được yêu cầu cần đạt; ngoài ra còn mở rộng ở
mục Em có biết, các câu hỏi mang tính vận
dụng để những đối tượng học sinh đam mê tìm hiểu, yêu thích môn học được phát huy năng lực tự học, tự nhận thức khoa học.
2 Nội dung các bài học có phần tích hợp
kiến thức liên môn; có các yêu cầu cụ
thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được
mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực
của học sinh; phù hợp cho việc tổ chức
các hoạt động giáo dục và triển khai nội
dung giáo dục địa phương
- Vấn đề liên môn được thấy rất rõ trong
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Phần Lịch sử tích hợp với các kiến thức của Văn học, Địa lí,… VD: khi tìm hiểu về Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, HS được tìm hiểu một
số truyền thuyết văn học dân gian, như: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích nỏ thần,… hay khi tìm
hiểu về một số nền văn minh thế giới cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp, sách sử dụng kiến thức Địa lí giúp HS dễ dàng hình dung vị trí của các nền văn minh đó trên bản đồ…
Phần Địa lí tích hợp với kiến thức Lịch sử, Toán học, Văn học, Ví dụ: nội dung nhiệt độ, diện tích của châu lục, độ sâu của đại dương, số
Trang 4dân và mật độ dân số,… tích hợp với kiến thức Toán học; hoạt động mở đầu ở nhiều bài tích hợp với kiến thức Văn học, Âm nhạc;…
3.Các bài học/chủ đề trong SGK được
thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt
động, tạo điều kiện cho giáo viên linh
hoạt, lựa chọn hình thức tổ chức và
phương pháp dạy học tích cực
Nội dung của mỗi bài học có hướng mở, định hướng tốt cho GV dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức học tập cho HS GV có thể dựa vào các câu hỏi ở mỗi mục, mỗi đơn vị kiến thức để lựa chọn, cách thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp: nhóm, cặp đôi, cá nhân, cả lớp VD: Bài 23 Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới
Hoạt động mở đầu, GV có thể sử dụng hình
Hoạt động Khám phá có 2 mục (2 đơn vị kiến thức): Mục 1 Dân số thế giới, GV có thể tổ chức hoạt động theo cá nhân hoặc cặp đôi Mục
2 Các chủng tộc trên thế giới, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, theo nhóm nhỏ đồng việc hoặc khác việc (mỗi nhóm tìm hiểu đặc điểm ngoại hình và phân bố của 1 chủng tộc).
4 SGK đảm bảo tính khả thi triển khai
với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị, cơ cấu đội ngũ và các điều kiện dạy
học khác nhau của nhà trường; có các tài
liệu bổ trợ, nguồn học liệu phong phú
cho học sinh tham khảo Nhà xuất bản có
đội ngũ đáp ứng cho việc hỗ trợ tập
huấn, triển khai theo yêu cầu của địa
phương
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với mọi điều kiện
cơ sở vật chất ở các địa phương GV có thể chủ động sáng tạo tổ chức hình thức dạy học ở trên lớp, ngoài lớp (thư viện, phòng chiếu phim, bảo tàng, thực địa,…) phù hợp với điều kiện thực tế
ở địa phương.
Các học liệu điện tử phục vụ quá trình tổ chức dạy – học có đầy đủ tại các Website:
taphuan.nxbgd.vn hanhtrangso.nxbgd.vn
và nhóm Facebook của các tác giả.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có đội ngũ
Trang 5cán bộ, biên tập viên, cộng tác viên đông đảo khắp 63 tỉnh thành, luôn sẵn sàng đáp ứng công tác hỗ trợ, triển khai tập huấn, theo yêu cầu của địa phương
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
(Ký ghi rõ họ tên)
Lê Thị Hồng Gấm