1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn xuôi đỗ tiến thụy từ góc nhìn phê bình sinh thái

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Văn xuôi Đỗ Tiến Thụy từ góc nhìn phê bình sinh thái để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong tư duy sinh thái ở văn xuôi Đỗ Tiến

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC DƯƠNG THỊ HẢI YẾN VĂN XUÔI ĐỖ TIẾN THỤY TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 822.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI LINH HUỆ Thái Nguyên -2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Văn xuôi Đỗ Tiến Thụy từ góc nhìn phê bình sinh thái” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Bùi Linh Huệ - giảng viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn của luận văn này Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Dương Thị Hải Yến ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Linh Huệ - Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, Trường Đại học Khoa học -Đại học Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Ngôn ngữ và văn hóa cùng các thầy cô giáo Phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 4 Đối tượng và phạm vi tài liệu nghiên cứu 10 5 Phương pháp nghiên cứu 10 6 Đóng góp của luận văn 11 7 Cấu trúc luận văn 11 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ VĂN XUÔI ĐỖ TIẾN THỤY 12 1.1 Khái lược về phê bình sinh thái và mối quan hệ giữa sinh thái và văn học 12 1.1.1 Khái niệm sinh thái và phê bình sinh thái 12 1.1.2 Cảm hứng sinh thái trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay 14 1.1.3 Những xu thế nghiên cứu phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam hiện nay 19 1.2 Con đường sáng tác của nhà văn Đỗ Tiến Thụy 21 1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp 21 1.2.2 Những đề tài chính 24 1.2.3 Quan điểm nghệ thuật 27 Chương 2 QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG VĂN XUÔI 32 ĐỖ TIẾN THỤY 32 2.1 Mối quan hệ qua lại giữa con người và tự nhiên 32 2.1.1 Tự nhiên trong sự soi chiếu với con người 32 2.1.2 Tự nhiên thấu hiểu và cưu mang con người 41 2.1.3 Tự nhiên trong mối quan hệ tâm linh với con người 51 2.2 Con người huỷ hoại tự nhiên và những hệ lụy 54 2.2.1 Sự huỷ hoại của con người đối với tự nhiên 54 iv 2.2.2 Những hệ lụy từ sự huỷ hoại tự nhiên của con người 62 2.2.3 Sự đáp trả của tự nhiên với con người 63 Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VẤN ĐỀ SINH THÁI TRONG VĂN XUÔI ĐỖ TIẾN THỤY 69 3.1 Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh không gian 69 3.1.1 Không gian đồng ruộng 69 3.1.2 Không gian núi rừng 74 3.2 Nghệ thuật xây dựng motif 80 3.2.1 Motif thuần hóa 81 3.2.2 Motif mất nơi trú ẩn 84 3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 88 3.3.1 Kiểu nhân vật xâm phạm sinh thái 88 3.3.2 Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái 91 3.3.3 Kiểu nhân vật thức tỉnh sinh thái 99 KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 110 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật tân tiến cùng sự ra đời của máy móc, trang thiết bị hiện đại cũng là lúc chúng ta phải đối mặt với các vấn đề về môi trường Với tâm lí của người làm chủ, khao khát khai thác cạn kiệt tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu lợi ích của mình, con người đã và đang gây ra những hệ lụy khủng khiếp Đó là tình trạng một loạt cánh rừng nguyên sinh bị phá hủy, ô nhiễm môi trường đất nước, không khí hay những loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tận diệt…Tất cả những điều đó đã và đang dấy lên hồi chuông báo động cảnh tỉnh ý thức của con người đối với môi trường sinh thái 1.2 Đỗ Tiến Thụy là một cây bút tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại Mặc dù sáng tác khá muộn nhưng ngay từ những sáng tác đầu tay, Đỗ Tiến Thụy đã ghi được dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc bởi lối viết sắc sảo, tư duy đa chiều và một giọng văn điềm đạm, hóm hỉnh Điều đáng nói là trong hầu hết những sáng tác của anh đều có một vị trí trang trọng cho thiên nhiên, đều đặt tự nhiên trong mối quan hệ gắn bó với con người Dù viết về đề tài nào thì văn xuôi Đỗ Tiến Thụy vẫn lấp lánh sắc màu đồng ruộng, màu núi rừng đặc trưng, riêng biệt, khó trộn lẫn Bằng tư duy nghệ thuật hiện đại, lối viết chân thực và giàu cảm xúc, nhà văn đã hướng người đọc tiếp cận những vấn đề sinh thái một cách gần gũi để từ đó hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường 1.3 Phê bình sinh thái là một xu hướng nghiên cứu mới của văn học hiện đại Dựa trên mối quan hệ gắn kết giữa con người với môi trường tự nhiên, các nhà phê bình sinh thái đã và đang thực hiện sứ mệnh thức tỉnh con người trước những nguy cơ sinh thái đang ngày càng trầm trọng Việc nghiên cứu các tác phẩm văn học dưới góc nhìn sinh thái cũng góp phần làm rõ vai trò của các nhà văn đối với cộng đồng 1.4 Là một giáo viên THPT, chúng tôi cho rằng giữa bối cảnh môi trường đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên cho các em học sinh trong nhà trường càng trở nên cấp thiết Việc giáo dục thông qua các tác phẩm văn học là một phương pháp hiệu quả để các em tự nhận thức và rút ra bài học đối với bản thân mình Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một tư liệu hữu ích trong lĩnh vực văn học phê bình sinh thái, góp phần giáo dục ý thức trách 2 nhiệm bảo vệ tự nhiên cho các em học sinh Đồng thời khẳng định tài năng, cốt cách văn chương của Đỗ Tiến Thụy, góp phần hoàn chỉnh diện mạo của nền văn học Việt Nam hiện đại Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Văn xuôi Đỗ Tiến Thụy từ góc nhìn phê bình sinh thái để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong tư duy sinh thái ở văn xuôi Đỗ Tiến Thụy, những đóng góp của anh trong việc thức tỉnh ý thức sinh thái ở con người đồng thời kết nối văn học với những vấn đề cốt yếu của nhân loại về trách nhiệm của con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Những nghiên cứu về phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam Ngày nay, khi những vấn đề về môi trường sinh thái đang dần trở nên nghiêm trọng, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến các vấn đề của tự nhiên như một sự bừng tỉnh Từ những năm 1970, trong khi các nhà sử học, tâm lí học, triết học bắt đầu nghiên cứu sinh thái như một đối tượng trung tâm, đưa vấn đề ô nhiễm sinh thái trở thành một trong những vấn đề bức thiết với toàn nhân loại thì văn học vẫn nằm ngoài cuộc Mãi đến thập niên 80 của thế kỉ 20, văn học mới thực sự phản ứng với vấn đề này cùng với đó là sự ra đời của phê bình sinh thái Ở Việt Nam, so với lí thuyết về phê bình nữ quyền luận, phê bình văn hoá, phê bình sinh thái là một lĩnh vực còn khá mới mẻ Bài viết đánh dấu sự ra đời của phê bình sinh thái ở Việt Nam phải kể đến là bài thuyết trình của giáo sư Karen Thornber (Đại học Harvard – Hoa Kỳ) tại Viện Văn học vào năm 2011 Đây là lần đầu tiên những vấn đề tổng quan về phê bình sinh thái, văn học sinh thái được đề cập một cách toàn diện Ngay sau sự khai mở này, một loạt các nhà nghiên cứu đã vào cuộc và đưa ra những kiến giải sâu sắc, ý nghĩa về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên cũng như sự cấp thiết của phê bình sinh thái trong bối cảnh văn học hiện nay Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như chuyên khảo Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (2016, Trần Thị Ánh Nguyệt), Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương (2017, Nguyễn Thị Tịnh Thy) và Phê bình sinh thái là gì? (2017, Hoàng Tố Mai chủ biên), Căn tính, thân thể và sinh thái (2019, Đặng Thị Thái Hà); một số bài báo như: “Phê bình sinh thái – khuynh hướng văn học mang tính cách tân” (2012, Đỗ Văn Hiểu, Tạp chí Phát 3 triển Nghiên cứu và Khoa học ĐHQG TP Hồ Chí Minh), “Phê bình sinh thái ở Việt Nam: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong văn học hiện nay” (2020, Phạm Quỳnh An - Nguyễn Thị Tâm, Tạp chí Khoa học Xã hội số 11), bài “Phê bình sinh thái – Nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc” (in trong cuốn Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và thực tiễn (2015, Lê Huy Bắc chủ biên) và một số công trình nghiên cứu khác Trong rất nhiều những công trình nghiên cứu về văn học dưới góc nhìn phê bình sinh thái, cần phải kể đến bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Hiểu: “Phê bình sinh thái – Cội nguồn và sự phát triển” (2012) Đây là một bản tổng hợp dịch thuật công phu từ tiếng Trung có tên Tuyển tập văn học sinh thái Trung Quốc và thế giới của nhiều tác giả Trong tài liệu này, tác giả đã tổng hợp, giới thiệu các phong trào nghiên cứu phê bình sinh thái trên thế giới, những tiền đề tư tưởng triết học phương Tây làm nền tảng cho phê bình sinh thái ra đời và phát triển Trong một số bài viết khác như: “Phê bình sinh thái – Khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân” (2012), “Tính khả dụng của phê bình sinh thái” (2016), “Phê bình sinh thái ở Trung Quốc nhìn từ Việt Nam” (2017), tác giả đã khẳng định phê bình sinh thái thực chất là một hướng nghiên cứu cách tân trên nhiều phương diện và rõ nét nhất là sự cách tân về tư tưởng Trước nguy cơ môi trường đang ngày càng xấu đi, sinh thái có dấu hiệu bị huỷ diệt, việc các nhà văn góp tiếng nói của mình để ngăn chặn sự huỷ hoại môi sinh, nâng cao ý thức của con người là việc làm vô cùng cần thiết Cũng trong tài liệu này, tác giả đã chỉ ra rằng: “chủ trương của mĩ học sinh thái là thống nhất hài hoà giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, con người và bản thân chứ không phải con người chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp Theo đó, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của phê bình sinh thái cũng được mở rộng bao gồm văn học sinh thái, những tác phẩm miêu tả tự nhiên, xã hội, những hành vi vi phạm tự nhiên…”[13,50] Tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy trong công trình nghiên cứu “Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn chương” đã khẳng định sự cần thiết của phê bình sinh thái trong bối cảnh đời sống chính trị xã hội nhiều biến động Thông điệp ấy được thể hiện ngay trong phẩn mở đầu của cuốn sách: “Việt Nam đang là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu Ô nhiễm môi trường từ sinh hoạt và sản xuất đã, đang và sẽ là vấn nạn, đại nạn đối với con người và vạn vật Vì thế với động thái trách nhiệm và 4 lắng nghe Trái đất, nghiên cứu văn học từ góc nhìn sinh thái học chắc chắn không phải là “thấy người ta ăn khoai, mình vác mai đi đào”, cũng không phải là thương vay khóc mướn mà là công việc cần làm, phải làm của người trong cuộc thể hiện sự hồi đáp của khoa học văn chương đối với tiếng kêu cứu của môi trường sinh thái” [32, 37] Cuốn sách được xem là công trình nghiên cứu nổi bật ở Việt Nam cho xu thế nghiên cứu phê bình sinh thái gắn với các vấn đề đời sống xã hội Trong công trình nghiên cứu của Trần Thị Ánh Nguyệt (2016), “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn phê bình sinh thái”, tác giả đã chỉ ra những vấn đề chung về sinh thái, phê bình sinh thái và khái quát lịch sử phê bình sinh thái ở Việt Nam Bằng cái nhìn sắc sảo, bao quát, tác giả đã làm rõ những tiền đề lịch sử xã hội của văn học sinh thái Việt Nam, sự thay đổi trong cách thể hiện giữa con người với tự nhiên Những luận điểm này đã mang đến cái nhìn chân thực bao quát giúp người đọc nhận diện văn học sau 1975 với góc nhìn hoàn toàn mới Trong cuốn sách Phê bình sinh thái ở Việt Nam – Vạn vật, thiên tai và xã hội trong Thơ Mới (1932-1945), tác giả Bùi Thị Thu Thủy và Phạm Phương Chi đã có cái nhìn tương đối toàn diện về vấn đề phê bình sinh thái Các tác giả đã chỉ ra những xu hướng nghiên cứu phê bình sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam cùng với những bài viết nổi bật về vấn đề này Các tác giả cũng chỉ ra hướng tiếp cận văn học từ phê bình sinh thái khi những vấn đề cấp thiết của môi trường như sự tuyệt chủng của động vật, vấn đề công lí môi trường đã được thể hiện một cách sắc bén trong văn chương Có thể nói đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về phê bình sinh thái trong văn học hiện nay Trong bối cảnh môi trường và những vấn đề liên quan đang trở nên bức thiết, sự ra đời của văn học sinh thái và cách tiếp cận văn học dưới góc nhìn phê bình sinh thái đã mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho văn học Sự thay đổi từ tư duy sáng tác của các nhà văn, nhà thơ đến xu hướng khai thác nghiên cứu hướng về tự nhiên là một xu thế tất yếu của thời đại Các công trình nghiên cứu về văn học sinh thái và phê bình sinh thái đã và đang giúp nhà văn và người đọc có một định hướng đúng đắn trong sáng tác và nghiên cứu để hướng đến một nền văn học sinh thái ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu 5 2.2 Những nghiên cứu về nhà văn Đỗ Tiến Thụy 2.2.1 Những nghiên cứu về văn xuôi Đỗ Tiến Thụy Từ khi trình làng đến này, Đỗ Tiến Thụy đã xuất bản 2 tiểu thuyết và 5 tập truyện ngắn trong đó tiểu thuyết Màu rừng ruộng (2006) và Con chim joong bay từ A đến Z (2017) được xem là hai tác phẩm tiêu biểu đánh dấu màu sắc riêng biệt trong ngòi bút của anh Những sáng tác này cũng đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu phê bình của rất nhiều học giả Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài nghiên cứu đều tập trung làm rõ những đặc sắc về nội dung và đổi mới về nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Đỗ Tiến Thụy Tác giả Trần Văn Hải – người đã có bốn công trình nghiên cứu về sáng tác của Đỗ Tiến Thụy đã lựa chọn tiếp cận hai tiểu thuyết Màu rừng ruộng và Con chim Joong bay từ A đến Z ở các phương diện: Lời văn nghệ thuật, thủ pháp giấc mơ, giọng điệu tự sự và yếu tố kì ảo Trong bài viết “Yếu tố kì ảo trong cốt truyện của Đỗ Tiến Thụy” và “Thủ pháp giấc mơ trong tiểu thuyết Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy”, người viết đã chỉ ra rằng Đỗ Tiến Thụy đã thực sự thành công khi đưa yếu tố kì ảo hay thủ pháp giấc mơ vào trong tác phẩm Việc đa dạng, đan lồng nhiều dạng thức cốt truyện khác nhau đã gây được sự chú ý, kích thích trí tò mò của người đọc, đưa họ vào một không gian mờ ảo với bao điều bí ẩn và còn sống mãi trong hoài nghi Còn trong bài viết “Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật”, tác giả đã làm rõ nét đặc sắc trong diễn ngôn nghệ thuật khi nó hỗ trợ đắc lực trong việc biểu đạt tư tưởng tình cảm của các nhân vật và truyền đạt tư tưởng của nhà văn Tương tự ở bài nghiên cứu “Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy” cũng vậy Người viết đã tập trung làm rõ vai trò của giọng điệu thể hiện ở ba phương diện: giọng điệu giễu nhại, triết luận và trữ tình qua hai tiểu thuyết tiêu biểu của anh Nghiên cứu giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy đã giúp người viết phác hoạ được chân dung nhà văn – Một con người giàu suy tư, thường nghiền ngẫm về thế sự, luôn quan tâm đến hiện thực phức tạp của đời sống, sẵn sàng lên tiếng vạch trần cái xấu cái ác để bảo vệ điều thiện lẽ công bằng Nhìn chung cả bốn bài viết của tác giả Trần Văn Hải đều chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật trong văn xuôi của Đỗ Tiến Thụy đồng thời khẳng định anh là một nhà văn giàu suy tư, trăn trở và có tâm với nghề

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w