Để có được cái nhìn tổng quát về thanh tựu nghiên cứu văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau năm 1975 từ góc nhìn PBST, trong khuôn khổ của đề án này, chúng tôi xin phép được lược thuật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TÔ THỊ THANH NHẬT
VĂN XUÔI VÕ HỒNG
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 8220121
Người hướng dẫn: 1 TS Võ Minh Hải
2 TS Trần Viết Thiện
Trang 2Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp: “Văn xuôi Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên
cứu trong đề án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tác giả đề án
Trang 3Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng sau đại học Trường Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường
Với tình cảm sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Võ Minh Hải, TS Trần Viết Thiện – người đã tận tình hướng dẫn, trợ giúp và
động viên tôi trong thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành đề án này
Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những người đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể thực hiện tốt mọi công viêc
Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tác giả đề án
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án 11
5 Những đóng góp của đề án 12
6 Cấu trúc của đề án 13
Chương 1 VÕ HỒNG VÀ VĂN HỌC SINH THÁI Ở VIỆT NAM 14
1.1 Võ Hồng trong đời sống văn chương hiện đại Việt Nam 14
1.1.1 Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam trước năm 1975 14
1.1.2 Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam sau năm 1975 19
1.2 Khái lược về phê bình sinh thái 21
1.2.1 Khái niệm sinh thái và văn học sinh thái 21
1.2.2 Lý thuyết phê bình sinh thái 25
1.3 Văn học sinh thái ở Việt Nam 34
1.3.1 Diễn trình phát triển 34
1.3.2 Về lực lượng sáng tác và các chủ đề sinh thái 37
Tiểu kết Chương 1 43
Chương 2 CẢM THỨC SINH THÁI NHÌN TỪ NỘI DUNG
PHẢN ÁNH 45
2.1 Cảm thức sinh thái tự nhiên trong văn xuôi Võ Hồng 45
2.1.1 Những quan hệ bất hòa giữa con người với tự nhiên 45
2.2.2 Tương giao và bình đẳng giữa con người và tự nhiên 49
2.2 Cảm thức sinh thái tinh thần trong văn xuôi Võ Hồng 53
2.2.1 Đồng điệu với tiếng nói của thiên nhiên 53
Trang 52.3 Thông điệp về sinh thái trong văn xuôi Võ Hồng 62
2.3.1 Cảnh báo về sự nguy cấp của môi trường sống 62
2.3.2 Kiến tạo lối sống đẹp, thân thiện với môi sinh 64
Tiểu kết Chương 2 68
Chương 3 CẢM THỨC SINH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC BIỂU HIỆN 70
3.1 Ngôn từ với việc thể hiện cảm thức sinh thái trong văn xuôi Võ Hồng 70
3.1.1 Mật độ cao về từ ngữ, hình ảnh gắn liền với tự nhiên 70
3.1.2 Ngôn ngữ giàu tính đối thoại với môi trường sống 72
3.2 Giọng điệu với việc thể hiện cảm thức sinh thái trong văn xuôi
Võ Hồng 75
3.2.1 Giọng điệu hoài niệm xen lẫn tiếc nuối thế giới tự nhiên 75
3.2.2 Sự đan xen giữa giọng điệu trữ tình và chính luận 77
3.3 Không gian và thời gian với việc thể hiện cảm thức sinh thái trong văn xuôi Võ Hồng 80
3.3.1 Không gian kết đọng hiện thực và tâm thái nhân sinh 80
3.3.2 Thời gian tương phản giữa môi sinh của quá khứ - hiện tại 83
Tiểu kết Chương 3 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 61.2 Võ Hồng là một nhà giáo, một cây bút văn xuôi độc đáo trong dòng chảy của văn học miền Nam 1954-1975 cũng như trong văn học hiện đại của dân tộc Thế giới nghệ thuật của ông mang một phong cách thâm trầm, hài hòa và nhân vị Những sáng tạo trong thế giới văn xuôi của riêng ông là những “chưng cất”, kết tinh từ “nguồn đời” nên nó mãi hiện hữu trong cuộc đời như một thực thể vô cùng sinh động và có tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc Có lẽ, đây chính là nền tảng cơ bản làm nên giá trị văn chương của Võ Hồng Đúng như nhà phê bình Cao Thế Dung đã nhận định,
Võ Hồng “là nhà văn có đủ kích thước của hai chiều sâu rộng Một nhà văn lớn từ tác phẩm của mình, phải xuất phát từ cái vốn sáng tạo của riêng mình”
Tìm hiểu thế giới văn xuôi của Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái là tìm
về một trong những hệ giá trị góp phần làm nên di sản văn học miền Nam trước và sau năm 1975, mà Võ Hồng là một đại diện tiêu biểu
1.3 Là một giáo viên Ngữ văn đang giảng dạy trong nhà trường cấp THCS của tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu mảng sáng tác
Trang 7của những nhà văn đã có nhiều gắn bó với “xứ trầm hương” là một việc làm cần thiết và có tác động nhiều mặt Việc tìm hiểu về văn nghiệp và sáng tác văn xuôi của Võ Hồng từ hướng tiếp cận PBST sẽ giúp bản thân có cơ hội nhìn nhận và đánh giá sâu hơn những vấn đề trong tư duy nghệ thuật, phong cách sáng tạo của Võ Hồng Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn
đề Văn xuôi Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái làm đề tài luận văn
thạc sĩ theo định hướng ứng dụng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu văn xuôi hiện đại Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái (ecocritisim) là một trong những hướng nghiên cứu
xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỉ XX và rộ lên trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, PBST ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong nước Tính cho đến hôm nay (2023), những thành tựu đã đạt được trong hướng tiếp cận này vẫn còn những hạn chế, những khoảng trống cần bù lấp Nhìn lại lịch sử PBST của thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, Việt Nam khởi động muộn hơn hẳn Để có được cái nhìn tổng quát về thanh tựu nghiên cứu văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau năm 1975 từ góc nhìn PBST, trong khuôn khổ của đề án này, chúng tôi xin phép được lược thuật một số kết quả nghiên cứu cơ bản như sau: Năm 2015, Trần Thị Ánh Nguyệt đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài
Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án này đã được in
thành sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2016 Đây là công trình nghiên cứu trình bày một cái nhìn bao quát về dòng văn học sinh thái, nhằm tìm hiểu về văn học Việt Nam sau 1975 từ cái nhìn của phê bình sinh thái, một khuynh hướng mới trong phê bình văn học thế giới Theo sự khảo sát của chúng tôi, tác giả luận án đã đặt vấn đề về văn học cần gắn với
Trang 8môi trường tự nhiên sẽ cho thấy trách nhiệm của người nghệ sĩ đến đâu trong cuộc chiến bảo vệ Trái đất của con người Từ góc nhìn phê bình sinh thái, chúng ta nhận thấy rất nhiều vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam hiện nay luôn song hành cùng nội dung bảo vệ môi trường sống tự nhiên Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt được xem như là một trong những tiếng nói, dù bé nhỏ, góp phần vào việc xây dựng ý thức gìn giữ đời sống tự nhiên, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta
Năm 2017, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tịnh Thy đã cho công bố công
trình Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương (Nxb KHXH Hà Nội)
Theo nhà nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu Ô nhiễm môi trường từ sinh hoạt và sản xuất đã, đang và sẽ là vấn nạn, đại nạn đối với con người và vạn vật Rừng khô, suối cạn, biển nhiễm độc,
cá chết, lũ lụt, hạn hán, vỡ đập, tràn bùn … liên tục ập đến như những mối “họa
vô đơn chí” Vì thế, với động thái và trách nhiệm lắng nghe Trái đất, nghiên cứu văn học từ góc nhìn sinh thái học chắc chắn không phải là “thấy người ta ăn khoai, mình vác mai đi đào”, cũng không phải là sự thương vay khóc mướn, mà
là công việc cần làm, phải làm của người trong cuộc, thể hiện sự hồi đáp của khoa học văn chương đối với tiếng kêu cứu của môi trường sinh thái Trong bối
cảnh môi trường và bối cảnh văn học đó, tác giả thực hiện chuyên luận Rừng khô, suối cạn, biển độc … và văn chương nhằm khẳng đính ưu việt của hướng
tiếp cận sinh thái trong văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam đến với bạn đọc Công trình đem đến những gợi ý quý báu, cung cấp những kiến thức thiết thực cho người nghiên cứu phê bình sinh thái – một hướng nghiên cứu mới mẻ đang rất cần được khai thác Ở đây, tác giả đã đi sâu vào thế giới của mỗi nhà văn để làm rõ đặc trưng lối viết nghiêng về tư tưởng sinh thái của họ Từ đó, người đọc thấy rằng tiếng nói của nghệ thuật trong việc lấy lại màu xanh cho Trái đất là không kém phần quan trọng so với tiếng nói của các ngành khoa học khác Việc cảnh báo nhân loại đã, đang và sẽ bị thiên nhiên “trả thù” chính vì
Trang 9những hành vi thô bạo, hám lợi, vô ý thức của con người không phải là chuyện mới, nhưng trong văn học Việt Nam, thì đây là tác giả đầu tiên công bố một công trình dày dặn tập trung về vấn đề nan giải này của nhân loại Trong điều kiện văn học đương đại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các sáng tác văn học sinh thái cũng như thưa thớt và chưa có hệ thống nghiên cứu lý luận, phê bình về
dòng văn học này, thì cuốn sách Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy trong chừng mực nhất định cũng xứng đáng
được coi là một cơn mưa đúng lúc, góp phần kích hoạt sáng tạo trong văn học sinh thái Công trình nghiên cứu, phê bình này như một chia sẻ thời cuộc: Hãy lễ
độ với thiên nhiên!
Năm 2017, Đoàn Thị Hồng Hạnh đã thực hiện và hoàn thiện đề tài
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái tại Trường Đại học Sư phạm 2 Hà Nội Mặc dù chỉ là một khóa luật tốt
nghiệp trình độ Cử nhân, nhưng trong công trình của mình, Đoàn Thị Hồng Hạnh cũng đưa ra được những nhận xét khá xác đáng về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975:
Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã thể hiện rõ cảm quan sinh thái tự nhiên và cảm quan sinh thái tinh thần Và tất cả những điều đó thể hiện qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã như một chiếc đồng hồ báo thức con người Đừng ngủ quên trên chút lợi ích mà hãy thức dậy nhìn lại toàn cảnh môi trường sinh thái
để thấy sự nhẫn tâm của mình với thiên nhiên như thế nào? Chúng ta cần phải thức tỉnh ý thức con người con người bảo vệ sinh thái, bảo vệ những gì gần gũi, giản dị thân thuộc nhất, bảo vệ sinh thái chính là bảo
vệ cuộc sống của chúng ta [11, tr.49]
Nguyễn Thị Thu Hằng trong luận văn Truyện ngắn, tản văn của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trường Đại học Khoa
học, Đại học Thái Nguyên, 2017) đã cố gắng tìm hiểu truyện ngắn và tản văn
Trang 10của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái như là một phương cách phát hiện những mạch ngầm trong sáng tác của ông Đúng như tác giả đã khẳng nhận:
Hướng tiếp cận này cũng giúp cho việc đánh giá và định vị vị thế của nhà văn trong dòng chảy văn học sinh thái Không giữ vai trò là người mở đầu tiên phong như Nguyễn Minh Châu, không quyết liệt và xông xáo như các cây bút: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí… nhưng Nguyễn Quang Thiều là một trong những cây bút viết hay
và ám ảnh về đề tài sinh thái đô thị [13, tr.94]
Năm 2018, trên cơ sở tập hợp các tham luận của Hội thảo khoa học Quốc gia, nhà nghiên cứu Bùi Thanh Truyền đã lựa chọn những tham luận có
chất lượng và cho in thành tập sách Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam bộ
do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ ấn hành Cuốn sách ra đời đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và cắt nghĩa văn chương phương Nam từ góc nhìn sinh thái Đúng như Bùi Thanh Truyền đã nhấn mạnh:
Biến đổi khí hậu và những tác động của nó lên văn hóa, xã hội, lịch sử tại Nam bộ là đề tài mang nhiều ý nghĩa thời sự, nhân văn trong văn học phương Nam Trên cơ sở phân tích, đánh giá bước đầu văn xuôi Nam bộ từ góc nhìn PBST, cuốn sách sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội trên tinh thần nhân văn vì sự phát triển bền vững của đất phương Nam hiện tại và tương lai [51, tr.06-07]
Cũng trong năm 2018, Hoàng Thị Hạnh khi nghiên cứu về Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái (luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Thủ Dầu Một) cũng đưa ra những nhận định quan trọng:
Tuy mới du nhập vào nước ta song trào lưu nghiên cứu phê bình này đã thu hút được sự quan tâm của các học giả nghiên cứu và công chúng văn học đương đại Ngoài việc biên dịch và giới thiệu các tài
Trang 11liệu lý thuyết cơ bản, đã có một số nghiên cứu đối với tác phẩm của các nhà văn đương đại như Nguyễn Minh Châu, Đoàn Giỏi, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trí, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn Khuynh hướng văn học xanh cũng cho thấy sự nỗ lực cũng như thể hiện trách nhiệm công dân của giới nghệ sĩ với trong những hiện thực nổi cộm của cuộc sống thời công nghiệp hóa, số hóa Soi chiếu từ góc nhìn PBST, không ít độc giả nhận thấy, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư đã có một số đóng góp nổi bật, đáng kể đến là mảng tản văn sinh thái Nếu giai đoạn đầu sáng tác, chị viết về quá trình đô thị hóa Nam Bộ, về sau chị mở ra vấn đề, mở ra những suy tư, âu lo về môi trường ở góc độ rộng, cho thấy
sự vận động, phát triển của tác giả [12, tr.125]
Phạm Thị An trong Vấn đề đô thị hóa phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái (Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học Thủ Dầu Một, 2018) cũng có một số tiếp cận rất đáng ghi nhận:
Những suy tư trăn trở của Đỗ Phấn về mối quan hệ giữa con người với môi trường, sinh thái, đô thị… không chỉ được đề cập trong tiểu thuyết mà còn được đề cập trong truyện ngắn của ông Khai thác mảng truyện ngắn của Đỗ Phấn bên cạnh thể loại tiểu thuyết, người đọc sẽ hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về con người cũng như tư tưởng nghệ thuật của ông [02, tr.14]
Một công trình nghiên cứu quan trọng liên quan trực tiếp đến văn
xuôi sau 1975 là luận án Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 đến 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái của Nguyễn Thùy Trang (bảo vệ tại Trường Đại
học Khoa học, Đại học Huế, 2018) Những đóng góp mới của luận án được tác giả chỉ rõ:
Luận án chỉ rõ sự phát triển của khuynh hướng tiểu thuyết sinh thái Việt Nam từ sau 1986 đến nay Chúng tôi nhận thấy mối liên hệ mật thiết giữa văn học với môi trường sinh thái, cũng như vai trò quan
Trang 12trọng của văn chương đối với nhận thức của con người Trên tinh thần định giá chuẩn tắc đạo đức sinh thái, chúng tôi quy thành ba tiêu chuẩn đạo đức cơ bản: Nhân vật xâm phạm tự nhiên, nhân vật nạn nhân sinh thái, nhân vật thức tỉnh Đó cũng là quá trình phát triển tâm lí phức tạp của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam [50, tr.08]
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Liên (Phóng sự Việt Nam trong môi trường sinh thái văn hóa thời kì đổi mới), Lê Trà My (Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại) đã
nghiên cứu các thể loại trên cơ sở sinh thái văn hóa (culture ecology) Nhiều luận văn của học viên ở các trường đại học đã lựa chọn PBST đề nghiên cứu một trào lưu, một giai đoạn văn học hoặc các tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ trong nước lẫn nước ngoài
Có thể nói, xét trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, văn xuôi sinh thái Việt Nam đã thay đổi, từ quan niệm “sinh thái là trung tâm”, các tác giả văn xuôi đã nhận diện ra thế giới xung quanh có sinh mệnh, có tâm hồn, có tính cách với đời sống tự tồn của nó Khi cái nhìn về tự nhiên thay đổi, motif cốt truyện cũng thay đổi, từ cấu trúc truyện khai thác tự nhiên thành một cấu trúc đa cốt truyện (motif cốt truyện tự nhiên trả thù, motif về sự cỗi cằn, motif về sự mất trú ẩn…); hình tượng nhân vật từ con người ngạo nghễ chinh phục, khai phá tự nhiên thành con người “tội đồ”, nạn nhân của tự nhiên, con người trở nên tha hóa và bất an
Trên thực tế, qua quan sát của chúng tôi, trong cái nhìn liên văn bản, văn xuôi sinh thái cũng chứng kiến sự thay đổi về cảm hứng, giọng điệu
Xu hướng mới ấy vừa mang lại chiều kích mới cho văn xuôi sinh thái về thái
độ nhập cuộc, dấn thân của văn học kéo văn học lại gần với những vấn đề thời
sự vừa thể hiện tính dân chủ của văn chương qua những cách tân nghệ thuật
mà văn xuôi sinh thái thể nghiệm
Trang 132.2 Nghiên cứu văn xuôi Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái
Trong lòng các thế hệ độc giả, Võ Hồng là một nhà văn, nhà giáo nhận được nhiều tình cảm, sự yêu mến và trân trọng Thế giới nghệ thuật của ông luôn mang đến cho các thế hệ độc giả những tình cảm đẹp, trân quý và hướng
họ đến với cuộc sống của những người lao động bình thường yêu văn chương, yêu cái đẹp Trong giai đoạn trước 1975, sự nghiệp và văn chương của Võ Hồng được nghiên cứu chủ yếu ở miền Nam, có khoảng non 50 bài viết và
công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí và báo như tập san Tân văn, tạp chí Quần chúng, tạp chí Tuổi ngọc, tạp chí Tuổi xanh, Cánh én, đặc biệt là bán nguyệt san Văn là nơi Võ Hồng thường xuyên trả lời phỏng vấn, trực tiếp
bộc lộ tình cảm và tư tưởng, quan điểm sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật của mình
Sau năm 1975, theo thống kê của Ngô Văn Ban, tính đến năm 2017, chúng ta có thêm khoảng 76 bài viết mới về tác giả này Cho đến nay (2023), theo thống kê của chúng tôi, số lượng đầu sách viết về Võ Hồng có thêm được
04 công trình rất đáng trân trọng Đó là cuốn Tuyển tập Võ Hồng (Trung tâm
Nghiên cứu Quốc học, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
2003), Văn chương và nhân cách Võ Hồng (nhiều tác giả, Nhà xuất bản Trẻ,
2013), Quán văn số 86 (chuyên san về Hoài cố nhân của Võ Hồng, Nhà xuất
bản Hội Nhà văn, 2022) và đặc biệt là Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Hoài cố nhân – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Võ Hồng (Viện nghiên cứu
phát triển phương Đông và Trường Đại học Thái Bình Dương, Sở Văn hóa &
du lịch Phú Yên đồng tổ chức, 04.2022) Đây có thể là những suy ngẫm đáng quý về văn chương của Võ Hồng cũng như quá trình tiếp nhận sáng tác của ông trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam
Tiếp nhận văn xuôi của Võ Hồng từ góc nhìn PBST, theo chúng tôi,
người đầu tiên đặt vấn đề này chính là Trần Viết Thiện trong bài viết Cảm thức sinh thái trong văn chương Võ Hồng (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Trang 14Hồng Đức, số 36.2017) Ở bài viết này, từ điểm nhìn về cảm quan sinh thái đối với văn xuôi Võ Hồng, tác giả đã đi đến nhận định như sau:
Có thể thấy, trong hoàn cảnh điêu linh của chiến tranh, giữa lúc văn học đô thị miền Nam đang rất sôi động với nhiều phân nhánh,Võ Hồng lặng lẽ kiến tạo lối đi riêng cho sáng tác của mình Trên con đường ấy in đậm dấu chân của văn học sinh thái Có người thắc mắc tại sao Võ Hồng không hề đề cập đến cái xấu, cái ác; phải chăng ông tránh né và ngại va chạm? Ông chỉ mỉm cười đôn hậu như một nhà hiền triết phương Đông với câu trả lời rằng muốn mang những vẻ đẹp trường cửu để cảm hóa cuộc đời hơn là cách làm ngược lại Cũng có lẽ vì vậy
mà trong sáng tác của Võ Hồng ẩn chứa nhiều giá trị của văn học sinh thái [45, tr.128]
Ở bài viết này, Trần Viết Thiện cũng khá thận trọng khi định danh cách thể nghiệm của cá nhân đối với văn chương của Võ Hồng là cảm thức sinh thái Tuy nhiên, đây là một tiểu luận công phu có nhiều ý kiến mới và đáng ghi nhận Trong Hội thảo quốc gia về Võ Hồng tại Phú Yên, tác giả Phạm Phương Mai (Trường Đại học Thủ Dầu Một) đã trình bày quan điểm
tiếp cận của mình qua bài viết Cảm quan sinh thái trong truyện của Võ Hồng
(2022) Ở bài Viết này, tác giả cũng đi đến nhận định:
Nhắc đến Võ Hồng, người ta hay nghĩ đến ngay một tác giả nặng tình với quê hương Tình yêu quê hương ấy thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó không thể không nhắc đến tình yêu dành cho thiên nhiên Thiên nhiên vừa là bạn, vừa là đối tượng mà tác giả hướng đến để chiêm nghiêm, suy tư Đọc truyện của Võ hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái, chúng ta thấy được những tầng sâu ý nghĩa mới của tác phẩm, đặc biệt là thái độ ứng cần có đối với môi trường sống [38, tr.135]
Cũng theo mạch tiếp cận ấy, Phạm Tuấn Vũ trong bài tham luận Tinh thần sinh thái trong truyện thiếu nhi Võ Hồng (2022), thông qua những tác phẩm
Trang 15viết cho thiếu nhi, cũng đã có những ý kiến rất đáng ghi nhận Theo tác giả:
Ngày nay, đọc lại những truyện thiếu nhi mà nhà văn Võ Hồng viết cách đây gần nửa thế kỉ, ta có thể bắt gặp tinh thần sinh thái bàng bạc trong các trang viết của ông Trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái hiện nay, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông vẫn còn nguyên giá trị đối với việc giáo dục ý thức sinh thái cho trẻ em [38, tr.201]
Có thể nhận thấy, tiếp cận theo quan điểm PBST đối với văn xuôi của Võ Hồng là một hướng đi còn khá mới Từ những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy chưa có một chuyên luận, luận văn nào trực tiếp khảo sát văn xuôi của Võ Hồng từ góc nhìn PBST Đây vừa là điều kiện thuận lợi những cũng sẽ tạo không ít khó khăn cho tác giả đề án trong quá trình nghiên cứu vấn đề
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung đề án tốt nghiệp tập trung tìm hiểu, phân tích làm sáng tỏ những đặc điểm cũng như những đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn Võ Hồng từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án là các tập truyện ngắn, tiểu thuyết của
Võ Hồng được xuất bản từ trước và sau năm 1975 Tuy Nhiên, để thuận tiện cho việc khảo sát, chúng tôi lựa chọn một số tác phẩm như sau:
- 13 tập truyện được in từ 1959 đến 1971 như Hoài cố nhân (Ban Mai xuất bản 1959, Lá Bối tái bản 1969), Lá vẫn xanh (Thời Mới xuất bản 1962), Vết hằn năm tháng (Lá Bối xuất bản 1965), Con suối mùa xuân (Lá Bối xuất bản 1966), Khoảng mát (An Tiêm Xuất bản, 1966), Hoa bươm bướm (Lá Bối Xuất bản, 1966), Người về đầu non (Cơ sở Văn xuất bản, 1968), Bên kia đường (Mặt Trời xuất bản, 1968), Những giọt đắng (Lá Bối
Trang 16xuất bản, 1969), Áo em cài hoa trắng (Lá Bối xuất bản, 1969), Nhánh rong phiêu Bạt (Lá Bối xuất bản, 1970), Trầm mặc cây rừng (Lá Bối xuất bản, 1971), Như cánh chim bay (Lá Bối xuất bản, 1971)
- 02 tiểu thuyết được in sau năm 1975 như Thiên đường ở trên cao (Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình, 1987), Gió cuốn (Lá Bối xuất bản, 1968 và
Nxb Long An tái bản, 1988)
4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án
4.1 Hướng tiếp cận của đề án
Từ những công trình được công bố, chúng tôi đã kế thừa, vận dụng các
quan điểm nghiên cứu của các nhà phê bình trong và ngoài nước, để xây dựng cơ sở lý thuyết tiếp cận nội dung đề án Đây có thể xem như là cách tiếp cận sinh thái học đối với tác phẩm văn học
Nội dung nghiên cứu của đề án là văn xuôi của Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo các góc độ tiếp cận nội dung và phương thức biểu hiện của văn xuôi Võ Hồng thông qua lăng kính của phê bình sinh thái Vì vậy, để có thể giải mã những giá trị và các cảm thức sinh thái trong văn xuôi của Võ Hồng, chúng ta cần có cái nhìn liên ngành và toàn diện
4.2 Phương pháp nghiên cứu đề án
Để thực hiện đề án này, chúng tôi vận dụng lý thuyết phê bình
sinh thái cùng một số phương pháp nghiên cứu tiêu biểu như sau:
4.2.1 Phương pháp hệ thống:
Phương pháp này được vận dụng để thống kê, hệ thống hóa đặc
điểm truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài sinh thái của Võ Hồng trong văn
xuôi sinh thái Việt Nam trước và sau năm 1975
Trang 17Phương pháp này được sử dụng để tập trung phân tích tác phẩm
để làm rõ những đặc điểm nổi bật trong những truyện ngắn và tiểu thuyết về
đề tài sinh thái trong thế giới văn xuôi của Võ Hồng
4.2.4 Phương pháp liên ngành:
Bên cạnh các phương pháp tiêu biểu trên, trong đề án này, chúng
tôi sẽ vận dụng những tri thức khoa học các ngành khác nhau để tìm hiểu tác
phẩm văn xuôi của nhà văn Võ Hồng Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học để nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh thái của Võ Hồng qua điểm nhìn, motif hình ảnh, giọng điệu…
5 Những đóng góp của đề án
Đóng góp của đề án được thể hiện qua một số phương diện sau:
Thứ nhất, kết quả khảo sát và đánh giá hệ thống tư liệu nghiên cứu về
văn xuôi Võ Hồng từ hướng tiếp cận PBST
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần phác hoạ một số
những vấn đề trong nội dung và phương thức thể hiện của văn xuôi Võ Hồng
có liên quan đến văn học sinh thái
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề án hướng đến việc xác khẳng định
những đóng góp cụ thể của Võ Hồng đối với văn học hiện đại Việt Nam nói chung và sự thể hiện của văn học sinh thái trong văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng
Trang 186 Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề án nghiên cứu của chúng tôi sẽ được triển khai qua các chương như sau:
Chương 1 VÕ HỒNG VÀ VĂN HỌC SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Trong Chương 1, chúng tôi trình bày những vấn đề liên quan đến văn nghiệp, vị trí, vai trò của Võ Hồng trong nền văn học hiện đại Việt Nam Vấn
đề thứ hai là phác thảo tiến trình văn học sinh thái ở Việt Nam cũng được
chúng tôi tập trung thể hiện trong nội dung của chương này
Chương 2 CẢM THỨC SINH THÁI TRONG VĂN XUÔI VÕ
HỒNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG PHẢN ÁNH
Nội dung cơ bản của chương này là khảo sát những biểu hiện của cảm quan sinh thái qua các phương diện gắn liền với nội dung trong văn xuôi Võ Hồng
Chương 3 CẢM THỨC SINH THÁI TRONG VĂN XUÔI VÕ
HỒNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
Trọng tâm của chương này, tác giả đề án tập trung khái quát một số đặc
điểm cơ bản liên quan đến cảm quan sinh thái được thể hiện qua về ngôn ngữ, giọng điệu và không gian thời gian nghệ thuật… Từ những vấn đề nghiên cứu được, chúng tôi sẽ có sự so sánh với một số tác gia khác để thấy được sự khu biệt
Trang 19Chương 1 VÕ HỒNG VÀ VĂN HỌC SINH THÁI Ở VIỆT NAM
1.1 Võ Hồng trong đời sống văn chương hiện đại Việt Nam
1.1.1 Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam trước năm 1975
Trước hết xin xác định lại nội hàm của cụm từ Văn học miền Nam
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Q Thắng: “Danh xưng “miền Nam” lâu nay mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng mỗi cách khác nhau, có người hiểu từ ngữ này thuộc lĩnh vực chính trị, văn học, lịch sử, địa lý Gần đây (1954 – 1975), danh xưng miền Nam chỉ thuần chính trị so với danh xưng miền Bắc, lấy sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền riêng biệt về chế độ chính trị Do đó, phần lớn giới nghiên cứu khi nói về miền Nam tức có ý nói từ sông Bến Hải đến Cà Mau, còn miền Bắc từ sông Bến Hải đến biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc” [8, tr.11] Như vậy, văn
học tính từ vĩ tuyến số 17 về phía Nam thì được gọi là Văn học miền Nam Văn học miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 là một bộ phận văn học
ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: miền Bắc đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, miền Nam phải sống trong bom đạn chiến tranh dưới sự cai trị của chế
độ thực dân kiểu mới Mỹ và chính quyền Sài Gòn Tình hình chính trị xã hội luôn trong trạng thái bất ổn Không khí tang thương của chiến tranh bao trùm lên tất cả Những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn cũng dần phát triển ngầm Và cùng với sự va chạm của văn hóa phương Tây hội nhập vào, sáng tác văn học cũng phân hóa thành nhiều khuynh hướng Có thể nói, đây là giai đoạn văn học gắn liền với vận mệnh dân tộc Văn học miền Nam 1954 –
1975 được chia thành hai bộ phận: văn học vùng giải phóng và văn học đô thị miền Nam Trong văn học đô thị miền Nam, khuynh hướng văn học tiến bộ yêu nước tuy ít hơn về mặt số lượng tác giả và tác phẩm nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học Việt Nam cũng như thành công của cách mạng miền Nam, đi đến thống nhất đất nước Phải nói rằng với
Trang 20ngần ấy năm hiện diện, văn học miền Nam đã có một sức sống mãnh liệt Đặc biệt, trong hoàn cảnh rối ren đầy phức tạp bấy giờ, một dòng văn học trong trẻo vẫn tồn tại, nuôi dưỡng lành mạnh cho tâm hồn con người: văn
học yêu nước tiến bộ “Sự tồn tại và phát triển của khuynh hướng này là một
sự kiện đặc biệt, rất có ý nghĩa Đó là khuynh hướng ngược dòng, đối nghịch
và không nằm trong quỹ đạo văn học thực dân mới Nó tiếp nối một cách tự nhiên truyền thống yêu nước, bất khuất của văn học dân tộc và phát triển cao hơn về chất nhờ ảnh hưởng – có khi trực tiếp – của tư tưởng cách mạng” [6,
tr.225] Có thể nói, văn học yêu nước tiến bộ miền Nam như một điểm sáng cho văn học thời kỳ này
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tính cực, văn học miền Nam cũng mang trong mình nhiều nọc độc văn học thực dân mới Dưới tác động của hoàn cảnh
xã hội miền Nam, nhiều trào lưu văn học suy đồi thi nhau ra đời: văn học phản động, văn học đồi trụy, văn nghệ tình thương… Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn nghệ và lối sống con người miền Nam lúc bấy giờ
Đi cùng với những chính sách phản động hết sức dã man, chủ nghĩa thực dân mới đã xem văn học là một thứ vũ khí lợi hại để nô dịch dân ta Những nhà văn thuộc nhóm văn học phản động có thể kể đến như Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo, Doãn Quốc Sĩ, Vũ Khắc Khoan… Đứng trước tình hình đầy phức tạp đó, những nhà văn yêu nước đã nhận cho mình một nhiệm vụ mới Họ không thể để cho văn học chống cộng thỏa sức phát triển để lừa bịp nhân dân và làm suy đồi nhân cách con người Việc cấp bách của họ lúc bấy giờ chính là chọn một hướng đi đúng đắn, giữ vững lập trường, tư tưởng qua ngòi bút của mình để ủng hộ văn học yêu nước, chống lại nọc độc văn học thực dân đầy nguy hiểm kia Những cây bút nổi bật có thể kể đến cho khuynh hướng này là Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Võ Hồng…
Võ Hồng là một nhà văn - một nghệ sĩ thực thụ vì những sản phẩm nghệ thuật ông làm ra suốt một thời gian dài đã được công chúng, độc giả đón nhận
Trang 21Ông có sự kết hợp đầy đủ các yếu tố: tài năng, sự nhạy cảm bẩm sinh và vốn kiến thức văn hóa rộng rãi, cơ bản Ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút và các truyện viết cho thiếu nhi; nhà văn còn có
40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình đã được công bố trên các báo
Giá trị ngòi bút của Võ Hồng còn được khẳng định ở chỗ nhiều năm liền tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Thời gian luôn là thước đo trong việc đánh giá sản phẩm nghệ thuật Nhiều truyện của Võ Hồng viết cách đây gần 5 thập niên nhưng vẫn được nhắc đến và chưa có dấu hiệu lạc hậu
Ngòi bút của Võ Hồng đã trải nghiệm qua nhiều thể loại Ông làm thơ, viết tùy bút, sáng tác truyện cho thiếu nhi nhưng thành công hơn cả về số lượng và chất lượng vẫn là ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết
Võ Hồng có 8 tiểu thuyết, trong đó những tác phẩm như: Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Gió cuốn, Nhánh rong phiêu bạt được tái bản
nhiều lần
So với tiểu thuyết, truyện ngắn của Võ Hồng phong phú và giá trị hơn
Một số truyện ngắn nhưng có quy mô của một truyện vừa như Hoài cố nhân, Ngày xưa, Dấu chân sa mạc Một số truyện xứng đáng được xếp vào những truyện ngắn hay nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại như Tình yêu đất, Thế giới của Năm Nhiều, Xuất hành năm mới Võ Hồng khởi nghiệp
văn chương bằng truyện ngắn và ông đi suốt con đường sáng tạo nghệ thuật cùng thể loại này
Đặt Võ Hồng trong văn xuôi miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, có thể xác định rõ nhà văn thuộc khuynh hướng yêu nước, bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc hay Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Mộng Giác Những cách tân về nghệ thuật của Võ Hồng có thể không nổi trội bằng một số cây bút khác nhưng sự nhất quán trong phong cách viết và tư
Trang 22tưởng nghệ thuật tiến bộ của nhà văn đã khiến vị trí của ông luôn được khẳng định, đề cao
Nhà văn Võ Hồng sống và sáng tác trong lòng đô thị miền Nam Các tác phẩm của ông mang đậm nội dung yêu nước và kêu gọi tinh thần dân tộc Khi nhắc đến Võ Hồng, người ta biết ngay ông cùng thời với Sơn Nam, Trang Thế
Hy, Vũ Hạnh Bởi lẽ họ đều sống và sáng tác trong hoàn cảnh xã hội miền Nam đầy phức tạp Họ bất bình trước thực trạng xã hội và cùng nhau cất lên tiếng nói yêu nước của mình để cảnh tỉnh nhân dân, kêu gọi tinh thần dân tộc Đặt sáng tác của Võ Hồng vào giai đoạn văn xuôi miền Nam 1954-1975 cùng những nhà yêu nước khác sẽ xác định rõ nhà văn sáng tác theo khuynh hướng yêu nước và bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc Huỳnh Như Phương trong
bài viết của mình đã có nhận xét: “Võ Hồng, Trang Thế Hy, Sơn Nam: ba phong cách độc đáo trong văn học, cũng là nhân cách thể hiện lẽ xuất xứ của
ba kẻ sĩ thời nay Cả ba đều thuộc thế hệ chứng kiến cuộc Cách mạng tháng Tám, đi qua hai cuộc chiến tranh, đã nếm trải những dằn xóc của thời cuộc
và đang tiếp tục đóng góp cho văn chương dân tộc Trọn cuộc đời họ đã sống đàng hoàng với lương tri của người công dân và lương tâm của người nghệ sĩ
Họ không những là tác giả có vị trí vững vàng trong lịch sử văn học, xứng đáng nằm trong tủ sách các nhà văn hiện đại mà còn là những nhân vật làm chứng cho thời đại chúng ta, đối tượng của những công trình biên khảo và chân dung lịch sử” [3, tr.24] Thật vậy, mảnh đất văn học mà những nhà văn
này đã gieo trồng từ hạt mầm của tấm lòng yêu quê hương, đất nước chắc chắn sẽ luôn được người đọc mai sau vun xới, bảo tồn và trân trọng
Có lẽ, sự nhất quán trong cách viết, cách sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật chân chính của Võ Hồng đã khiến vị trí của ông luôn được khẳng định và đề cao trong văn học miền Nam Với nhân dân miền Nam, ông vẫn giữ cho ngòi bút của mình đứng vững và có thái độ khách quan, trung thực với lương tâm của người cầm bút Tất cả những gì hiện ra dưới ngòi bút của ông, trước khi
Trang 23biến thành mực thấm vào trang sách đã chảy qua trái tim yêu nước bắt nguồn
từ truyền thống dân tộc Quả thật, không gì quý bằng trên quãng đường đi quá nửa đời người, ông vẫn giữ được tấm lòng son sắc với máu thịt của nhân dân
mà không hề bị phai nhạt Tư tưởng yêu nước của Võ Hồng không thể hiện được ở quan điểm chính trị khô khan, trực tiếp mà được hiểu theo một ý nghĩa rộng hơn, nâng lên một cấp độ cao hơn, khái quát hơn ở tấm lòng nhân ái, tình yêu thương nồng nàn đối với con người, với quê hương đất nước Đó cũng chính là chủ đề xuyên suốt theo chặng đường văn học của nhà văn
Có thể thấy, thời đại mà Võ Hồng đã trải qua là một thời đại đầy biến
động Đó là “một xã hội chập chững làm quen với dân chủ, có những ông mặc
áo dài khăn đóng, đi guốc mộc che dù đứng ra hô hào cải cách, pha trộn một
ít chữ Tây, chữ Hán, chữ Mỹ vừa nhổ toèn toẹt bãi cổ trầu đỏ xuống gầm bàn trước mắt các cử toạ, vừa trích cú những Trung Dung, Luận Ngữ, Đại Học…
để kết án đám trị vì phong kiến giam hãm sự phát triển chung của đất nước Rồi những anh Tây học áo vét, cà vạt lên tàu về nước mang theo bao điều lạ hoắc, những chủ nghĩa ngu dân cùng những nôn mửa, buồn chán, xộc xệch…
xổ toẹt cả nền văn hóa, văn minh đất nước Tất cả trộn lại thành vòng xoáy cùng với vòng xoáy của chiến tranh nghi ngút khói lửa đẩy người dân đi hết ngẩn ngơ này đến những ê chề, đau khổ khác, không biết số phận sẽ đi đâu,
về đâu” [3, tr.195] Trước thế sự nhiễu nhương đó, Võ Hồng vẫn kiên trì, bền
bỉ sáng tác với quan điểm nghệ thuật kiên định của mình Ông như một người giữ mãi trong tâm hồn ngọn lửa ấm áp của quê hương Trong thời kỳ u tối của
xã hội, người giữ lửa như ông đã can đảm bước lên trên làm nhiệm vụ dần soi sáng chữ nghĩa, đưa tầm nhìn con người đến nơi quang đãng hơn Là một nhà văn hóa, ông giữ mình tỉnh táo trước những bon chen Đứng trước cảnh con người bị đày đọa, ông một phần phẫn nộ, một phần bất lực khi không thể làm
gì để chặn đứng tham vọng sai lầm của con người và những hậu quả văn hóa dai dẳng do cuộc chiến tranh đó để lại Tuy xót xa và thương cảm nhưng cánh
Trang 24tay nhỏ bé của ông không thể giống như cánh tay của một đấng cứu thế dang
ra để cứu rỗi con người Ông chỉ biết dấu tâm tình vào trang sách, miệt mài hơn với những thao thức về quê hương và day dứt hơn trước tình cảnh của những con người trong thời chiến Với việc chọn cho mình một hướng đi kiên định, vững chắc như vậy, vị trí của Võ Hồng đã được Nguyễn Thụy Kha
khẳng định: “Ông có thể được xem là một tác giả đại diện cho một dòng văn học trong sạch, thấm đượm tinh thần nhân văn và tình cảm yêu nước Dòng trong sạch này chảy giữa nền văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1945 –
1954 vốn rất xô bồ, phức tạp Có lẽ vậy, sau ngày giải phóng, ông được trở thành hội viên Hội nhà văn rất sớm” [22] Trong suốt thời gian sáng tác trong
lòng xã hội miền Nam, Võ Hồng vẫn sống và viết bằng những trải nghiệm của chính ông Những năm tháng đi theo kháng chiến chống Pháp đủ để cho ông gom góp, tích lũy chất liệu để đưa vào sáng tác của mình một cách dung dị nhất Đó là những ngày ông sống cùng người dân, trải qua nỗi thống khổ của
họ trong lúc phải mang vác gồng gánh đồ đạc trên vai di cư tránh giặc Học trò ôm muối, vác gạo chạy theo đoàn tản cư, ông cũng lầm lũi chạy theo học trò Đến những năm tháng được bình yên, ông vẫn không ngừng nghỉ mà lại ở bên quan sát người nông dân nghèo khó, lắng nghe tâm tư của những người tri thức trẻ đi theo kháng chiến Vì vậy, những tác phẩm ông viết ra luôn mang trong mình nét gần gũi thân thương, luôn được mọi người đón nhận trân
trọng Chúng thật sự mang một giá trị lịch sử, tinh thần đáng được trân quý
1.1.2 Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam sau năm 1975
Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, khác với nhiều trí thức đương thời, lựa chọn con đường tha hương, xa xứ để thoát li thực tại, Võ Hồng vẫn chọn con đường ở lại và cống hiến cho quê hương theo cách riêng của mình Cuộc sống của ông gắn bó với hoạt động cầm bút, sáng tạo nghệ thuật Sau năm
1975, trong hoàn cảnh chung, ông ít viết lại Ông ẩn danh dưới hai bút hiệu là
Võ Tri Thủy và Võ An Thạch Trong giai đoạn này, ông vẫn có một số tùy
Trang 25bút truyện ngắn được yêu thích như Một bông hồng cho cha, Thiên đường trên cao, Mùa xuân nghe tiếng chim…Tâm tình của ông vẫn luôn thao thức
trên từng con chữ Đó là tâm tình thuần khiết của một tâm hồn nhân hậu đã đi qua bao sóng gió thăng trầm của cuộc sống mà vẫn không thay lòng đổi dạ Một đời ông sống cho văn hóa, giáo dục quê hương, giữ nếp xưa người cũ và không bị nhiễm văn minh của nửa cuối thế kỷ XX đang tràn lan khắp xã hội bấy giờ Võ Hồng là một người viết văn không biết mệt mỏi Ngòi bút của ông như đậm đà hơn, trang viết của ông ngày càng mênh mông hơn và in dấu lên từng chặng đường văn học mà ông đã đi qua
Trong những lần phát biểu với báo chí hay trò chuyện, Võ Hồng hay nói
về văn chương và mục đích của việc cầm bút Ông không đề cao tuyệt đối giá trị của tác phẩm nghệ thuật, nhưng với ông văn chương đồng nghĩa với cái đẹp Văn chương Võ Hồng giai đoạn này đi vào khám phá cái đẹp của đời sống xung quanh mình, của quê hương, đất nước, của con người và thế giới làm nên cuộc đời họ Đất và người Phú Yên hiện lên sống động trong văn chương Võ Hồng Đọc truyện Võ Hồng sẽ biết rất cụ thể Phú Yên có thành phố Tuy Hòa, có Sông Cầu xinh đẹp một thời là tỉnh lỵ cũ, có Tuy An, có thành An Thổ, sông Ngân Sơn, thậm chí tên con đập, vũng nước, gò đồi cũng được nhà văn trân trọng đưa vào tác phẩm Vùng cao nguyên Sơn Hòa hay một nơi nào đó được chọn, tác giả đều ghi nhận trung thực Điều này khiến người ta định vị Võ Hồng là nhà văn của Nam Trung Bộ
Sau 1975, Võ Hồng vẫn tiếp tục trả hiếu cho quê hương bằng những tháng năm dài nhẫn nại cầm bút, và ngược lại quê hương cũng đã tạo nguồn cảm hứng dạt dào để làm nên sự nghiệp cho nhà văn Với Võ Hồng, viết cũng là một cách sống chân thành và có ích Trong tác phẩm của ông, con người (nhân vật) là những biểu hiện cụ thể nhất của cuộc sống bằng cái nhìn của nhà văn
Mặc dù không bề thế những triết lý, những học thuyết nhưng văn chương Võ Hồng đã trải qua sự sàng lọc của thời gian với sự phong phú và
Trang 26chân thật vốn có Đến bây giờ, những sáng tác của ông vẫn được in lại và nghiên cứu trên văn đàn
Văn chương Võ Hồng, quả thật là văn chương của Một đời, chứ không phải là văn chương của Một thời Bởi, trong hành trình sáng tác, ông đã tạo
cho văn chương mình một hệ giá trị riêng với những phẩm tính mang ý nghĩa nhân văn phổ quát, đó là tình yêu thương con người, là tâm thức hướng về cội nguồn và tình tự dân tộc với những truyền thống đạo đức luân lý tốt đẹp góp phần giữ gìn “dòng sinh mệnh văn hóa” nước nhà
Văn chương Võ Hồng, vì thế là văn chương kết tinh từ “nguồn đời” nên
nó mãi hiện hữu trong cuộc đời như một thực thể linh động Và đây chính là căn tố làm nên “Nhân vị” Võ Hồng – Nhà giáo – Nhà văn độc đáo trong văn học miền Nam 1954-1975 cũng như trong văn học hiện đại của dân tộc Bởi, nói như Cao Thế Dung, Võ Hồng: “là nhà văn có đủ kích thước của hai chiều sâu rộng Một nhà văn lớn từ tác phẩm của mình, phải xuất phát từ cái vốn sáng tạo của riêng mình” [22] Tìm hiểu cuộc đời và hành trình sáng tạo văn chương của Võ Hồng là tìm về một trong những hệ giá trị góp phần làm nên
di sản văn học miền Nam trước và sau 1975, mà nếu thiếu Võ Hồng và văn chương của ông, văn học miền Nam sẽ thiếu đi một gương mặt để làm nên sự
đa dạng, phong phú, sinh động của nó
1.2 Khái lƣợc về phê bình sinh thái
1.2.1 Khái niệm sinh thái và văn học sinh thái
Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học) Thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haecker đưa ra Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái về mối tương quan về
Trang 27động vật với các thành phần môi trường vô sinh Trải qua hàng trăm năm phát triển, sinh thái học đã có rất nhiều định nghĩa nhưng chung nhất vẫn là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống và môi trường xung quanh Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó
có khoa học xã hội và nhân văn
Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình sinh thái (ecocriticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX, đã hấp thu tư tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học “dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học” [89] Trong các định nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa của Glotfelty được xem là ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả:
Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét
ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh
thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered
approach) để nghiên cứu văn học [33, 150]
Để hiểu rõ hơn định nghĩa này, chúng ta cần hiểu quan niệm của phê bình sinh thái về con người/ tự nhiên, tự nhiên/ văn hóa, những vấn đề làm nên tư tưởng đặc thù của phê bình sinh thái Về mặt từ nguyên, tự nhiên (nature) mà gốc Latin của nó là natura, nghĩa là “đặc điểm thuộc về tự nhiên, vũ trụ” hay natus (sự sinh ra, được sinh ra)… để phân biệt với thế giới được chế tạo, như các đồ vật được làm bởi con người Dẫu vậy, “tự nhiên” đã trở thành một diễn ngôn mơ hồ, luôn biến đổi, nó là cái tồn tại mặc nhiên từ buổi hoang sơ, nhưng cũng là cái đã bị con người sở hữu và chiếm hữu theo nhiều cách “Tự nhiên”
do đó đã không còn là nó một cách nguyên thủy, mà các yếu tố cấu thành nó ít nhiều đều bị quy định bởi con người Theo sự biến thiên này, cặp từ tự nhiên
Trang 28(nature)/ văn hóa (culture) không còn là sự đối lập đơn giản mà có sự xuyên thấm lẫn nhau Thật khó có một thứ gì đó có thể phân loại rành mạch rõ ràng, nhất là cặp đôi “phiền phức” văn hóa/ tự nhiên Peter Barry đã chứng minh bằng cách lấy thí dụ, cái chúng ta gọi là „môi trường bên ngoài‟ là một chuỗi các khu vực xâm nhập, sấn chéo lên nhau và dịch chuyển dần dần từ khu vực
tự nhiên sang khu vực văn hóa, theo trật tự như sau:
Khu vực một: cái hoang dã (the wilderness) Thí dụ sa mạc, đại dương, những lục địa không có người sinh sống
Khu vực hai: Cảnh trí hiểm trở (the scenic sublime) Thí dụ rừng, hồ, núi, thác nước…
Khu vực ba: vùng nông thôn (the countryside) Thí dụ đồi, cánh đồng, rừng cây
Khu vực bốn: cảnh trí nhân tạo quanh nhà (the domestic picturesque) Thí dụ công viên, vườn, đường…
Khi chúng ta di chuyển (trong suy nghĩ) giữa các khu vực này, rõ ràng chúng ta đã di chuyển từ khu vực thứ nhất – “thuần túy” tự nhiên sang khu vực thứ tư – phần lớn là “văn hóa” Dĩ nhiên, cái hoang dã bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính – vốn là do văn hóa tạo ra, và các khu vườn thì tồn tại phụ thuộc vào ánh nắng – vốn thuộc lực lượng tự nhiên [33, 252] Do vậy, các nhà phê bình sinh thái sử dụng thuật ngữ human/ nonhuman khi chỉ mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên Karen Thornber giải thích “sử dụng thuật ngữ "nonhuman" (thế giới phi nhân loại) để chỉ sinh học (nghĩa là, các sinh vật không phải con người) và vô sinh (có nghĩa là để nói, yếu tố vật chất không sống như không khí, nước và đất) Tôi sử dụng thuật ngữ " human" (nhân loại) để chỉ con người và công trình xây dựng của con người cả về vật chất và trí tuệ, bao gồm cả công nghệ” [158] Phê bình sinh thái khẳng định tầm quan trọng của việc nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa nhân loại (human)
Trang 29và phi-nhân-loại (nonhuman) trong các diễn ngôn văn hóa Phê bình sinh thái trở thành một giải pháp khôi phục ý nghĩa và tầm quan trọng của tự nhiên với con người cũng như khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc định hình và thay đổi các quan niệm về tự nhiên như lời khẳng định của Glotfelty
Toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của nó Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học Như một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất, như
là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người (human)
và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman) [33, 151]
Văn học sinh thái hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức con người về vấn đề sinh thái Có thể chi ra các giai đoạn cơ bản của văn học sinh thái như sau:
* Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái
Theo Lawrence Buell, một tác phẩm được cho là viết theo định hướng môi trường sẽ mang những nội dung chính như sau:
1 Môi trường phi nhân không còn chỉ được nhìn đơn thuần như là một thứ công cụ làm khung nền cho sự xuất hiện của con người, ngược lại, sự hiện diện của nó cho thấy lịch sử nhân loại bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử tự nhiên (…)
2 Mức độ quan tâm của con người đối với môi trường là một phần thuộc giá trị đạo đức của mỗi văn bản (…)
3 Theo một nghĩa nào đó, môi trường được nhìn như một quá trình, chứ không phải là một hằng số bất biến hay ít nhất, được cho là một thông điệp
ẩn giấu đằng sau tác phẩm ( ) [4, 143]
Như vậy, chúng tôi cho rằng tác phẩm sinh thái được nhận diện ở dấu hiệu:
Trang 30Thứ nhất là khi tác phẩm từ bỏ cái nhìn mang tính ẩn dụ về tự nhiên để
viết với ý thức sinh thái Văn học sinh thái chống lại sự nhân hóa tự nhiên
Khác với các truyện truyền thống về thế giới tự nhiên, chỉ có một nhân vật xuyên suốt câu chuyện, chỉ có một tiếng nói cất lên sau hình tượng đó, tiếng nói mà con người phú cho Ngược lại, trong các truyện sinh thái, bên cạnh thế giới con người là thế giới muông thú với những tình cảm, tính cách, cá tính… rất riêng Tự nhiên có sinh mệnh độc lập, có địa vị bên ngoài mọi quan niệm của con người
Thứ hai, “Văn học sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở
tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái” [4, 121] Thực chất, mối quan hệ giữa con người và sinh thái là mối quan hệ cộng sinh, do vậy tác phẩm viết về
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên phải có quan điểm sinh thái Lấy
tư tưởng "sinh thái là trung tâm" không phải là tư tưởng hạ thấp con người mà thực ra lợi ích của sinh thái suy cho cùng chính là lợi ích bền vững của nhân loại Vấn đề biến đổi khí hậu, nguy cơ sinh thái là vấn đề của toàn cầu chứ không phải là vấn đề riêng lẻ của mỗi quốc gia dân tộc
Thứ ba, cân bằng tự nhiên cũng đảm bảo cho cân bằng xã hội Đó là lí
do vì sao văn học sinh thái tích hợp với các vấn đề xã hội: giới tính (sinh thái
nữ quyền (ecofeminism), chủng tộc, giai cấp, xã hội (sinh thái hậu thực dân, sinh thái xã hội (social ecology), sinh thái chủ nghĩa Mác (eco-Marxism) )
1.2.2 Lý thuyết phê bình sinh thái
Diễn ngôn phê bình sinh thái ra đời trong bối cảnh giới học thuật phản ứng trước nguy cơ môi sinh bị hủy hoại do chính con người Thông qua văn học để thẩm định lại toàn bộ văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán tư tưởng, chính sách, mô hình xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ đối với tự nhiên, khiến cho môi trường lâm vào tình trạng suy thoái hiện nay
Trang 31 Diễn ngôn phê bình sinh thái trong thời đại khủng hoảng môi trường Cheryll Glotfelty trong bài giới thiệu “Nghiên cứu văn học trong thời kì
khủng hoảng môi trường” của Tuyển tập Phê bình sinh thái, các mốc quan
trọng trong sinh thái học đã tỏ ra hết sức sốt ruột vì văn học dường như vẫn thờ ơ với những mối bận tâm về môi trường trong khi hành tinh duy nhất của chúng ta đang lâm nguy:
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chủng tộc, giai cấp, và giới tính trở thành những vấn đề nóng bỏng vào những năm cuối thế kỉ XX Thế nhưng, bạn cũng sẽ không bao giờ biết được rằng sự sống của Trái đất - cái nền tảng đang làm nhiệm vụ chống đỡ tất cả những hệ thống ấy - là cái đang nằm sâu bên dưới tất cả những giao tranh căng thẳng đó Thật vậy, có thể bạn sẽ không bao giờ biết được rằng, dù thế nào, trên tất cả những điều ấy, là chúng ta chỉ
có duy nhất một Trái đất mà thôi [4, 151]
Nhiệm vụ trọng tâm của diễn ngôn phê bình sinh thái là qua văn học thể hiện thái độ của mình về văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên, các nhà sinh thái đi tìm câu trả lời và giải pháp về mặt tư tưởng: văn hóa xã hội quyết định thái độ, hành vi của của con người đối với tự nhiên Nhiệm vụ
đó được Donald Worster chỉ ra: Phê bình sinh thái phê phán thuyết con người
là trung tâm (Anthropocentrism) tồn tại trong tư tưởng nhân loại, nhất là từ sau phong trào Khai sáng, cùng với sự hưng khởi của tư tưởng nhân bản thì nhân sinh quan đã có một sự thay đổi rất lớn Địa vị con người trong thế giới cũng được xác lập lại Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên nghiêng về
sự đối lập nhị nguyên Từ người con của thiên nhiên trở thành chủ nhân của trái đất Con người không phải phục tùng, kính sợ tự nhiên nữa mà ngược lại, vạn vật trở thành sản phẩm tiêu dùng của nhân loại Do vậy, việc con người chinh phục tự nhiên là một quyền lợi hiển nhiên Trong các loài, con người là kiểu mẫu, là sinh vật cao cấp, bằng trí tuệ và khả năng của mình, con người
có thể làm chủ và cải tạo được thế giới Văn học từ xưa đến nay ngợi ca bao
Trang 32hình tượng đều là những người khẳng định vị thế chúa tể muôn loài bằng khát vọng chinh phục tự nhiên Vậy nên văn học cũng có lỗi trong việc khiến cho trái đất đang ngày một kiệt quệ Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ liên quan đến con người với môi trường cần được đổi thay từ chính văn học, nơi thích hợp để phản biện lại những thói quen của tư duy Tư tưởng này vấp phải một rào cản đã tồn tại một cách thâm căn cố đế trong tư tưởng truyền thống phương Tây coi con người là tinh hoa “Con người là kiểu mẫu của muôn loài”
Diễn ngôn phê bình sinh thái xuất hiện và cảnh tỉnh con người về sự khai thác quá mức khiến cho Trái đất ngày một kiệt quệ “đẩy sinh quyển vào tình trạng hiểm nghèo” Hầu hết tác phẩm phê bình sinh thái đều có chung một động cơ: “đó là nỗi day dứt rằng chúng ta đã đi tới thời đại môi trường cạn kiệt, một thời đại mà hậu quả hành động của con người đang tàn phá hành tinh Chúng ta đã tới thời đại đó Hoặc là chúng ta phải thay đổi chính mình hoặc sẽ phải đối mặt với thảm họa toàn cầu.” [4, 151] Biến đổi khí hậu, sự khủng hoảng môi trường tự nhiên, đó là điểm mà diễn ngôn phê bình sinh thái bắt đầu để nhắc nhở con người về vị trí của mình trong sinh quyển Do vậy,diễn ngôn phê bình sinh thái đặt ra những vấn đề trực diện của khủng hoảng môi sinh: “thảo luận công khai về các vấn đề môi trường, ví dụ như việc đánh mất sự đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu” [4, 116]
Từ đó, nhấn mạnh trở lại cho chúng ta thấy rằng, tự nhiên vận hành theo những quy luật riêng của nó, và con người trong sự hữu hạn của mình không thể chống chọi được “một thực tế là, mặc dù hơn bao giờ hết, bề mặt trái đất gần đây đang càng ngày càng bị biến đổi nhanh chóng hơn bởi công nghệ kĩ thuật; thì điều ấy cũng không có nghĩa là những thực thể tự nhiên đã không còn tồn tại Tất cả những gì con người làm ra, bao gồm cả việc làm biến đổi phần nhiều là vô ý thức (hay nói đúng hơn là sự tàn phá) hệ sinh thái trên trái đất cũng vẫn phải phụ thuộc vào những quá trình vật lí tự nhiên hiện tồn trước đó
Trang 33Cho dù có lẽ nhiều người sẽ đồng tình với phái phê bình sinh thái học lạc quan (light Greens) khi tin rằng chúng ta có thể cứu trái đất bằng cách thận trọng hơn trong cách sản xuất, tiêu dùng Và thật khó đồng tình với những nhà phê bình sinh thái bi quan (dark Greens) khi phải thừa nhận loài người chúng ta do bị đầu độc bởi những thành tựu về khoa học kĩ thuật và công nghệ đã nghĩ rằng con người có khả năng cải tạo được thế giới Khoa học kĩ thuật chính là nguyên nhân hủy hoại môi trường do đó nó không thể nào là giải pháp cho vấn đề môi trường mà bằng cách nào đó con người phải quay trở lại tự nhiên Thì một sự thực đang tồn tại: môi trường toàn cầu đang ngày một tồi tệ đi nhưng chúng ta vẫn chưa có những chính sách mang tính toàn cầu và toàn diện để thay đổi điều đó Để giải quyết khủng hoảng con người phải nhìn lại phương thức sống, xem xét lại văn minh văn hóa để đề xuất, đánh giá lại thái độ của mình với Trái Đất Điều này dẫn đến cuộc cách mạng thế giới quan của con người mà văn học phải tham dự vào như một cách đề nghị, như một lời cảnh báo: “hầu hết tác phẩm phê bình sinh thái chia
sẻ một động cơ chung: sự lo lắng về việc chúng ta đã đi đến giới hạn của thời đại môi trường, thời điểm mà những hậu quả của hành vi con người đang tàn phá hệ thống sự sống cơ bản của hành tinh” [4, 151]
*“Phê bình sinh thái đảo lộn truyền thống phê bình”
Đây là nhận định của Peter Barry, trong tuyển tập giới thiệu những lí
thuyết văn học và văn hóa Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận văn học và lí
luận văn hóa (Beginning Theory: An Introduction to Literary and Cultural Theory), ở phần đánh giá của ông về phê bình sinh thái [33, 251] Đó cũng là cách mà Glotfelty nhận diện về hướng nghiên cứu này, là phân biệt nó với các phương pháp phê bình khác
Các nhà phê bình sinh thái cho rằng phê bình văn học trước đây quá chú tâm vào con người – khai thác tính cách, tâm lí, tình cảm, hành động, nội tâm… mà bỏ qua mối quan hệ giữa nhân vật và thế giới Barry phân tích về
Trang 34một tác phẩm của Edgar Allan Poe Ngôi nhà của Usher và chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu dường như chỉ quan tâm đến căn bệnh kì quái của nhân vật, khai thác tâm lí nhân vật mà bỏ quên khung cảnh xung quanh tòa lâu đài - sự tách biệt, nặng nề, “quỷ ám” của nó là căn nguyên của bệnh trạng nhân vật
Trong truyện, Rod-crick Usher và chị anh ta, Madeline, trải nghiệm một dạng cầm tù tự nguyện trong ngôi nhà cổ, đổ nát, cách biệt với thế giới bên ngoài, dựng kề một cái hồ trông đầy tội nghiệp, quỷ ám: "một cái hồ đen thẫm và khủng khiếp nằm lặng yên trong vẻ lộng lẫy điềm tĩnh bên cạnh căn nhà" Người chị mắc phải một căn bệnh kỳ lạ khiến người dần dần héo mòn, còn bản thân Usher, một kẻ mắc bệnh "lý tưởng chủ nghĩa, kiêu ngạo", đau buồn bởi "sự nhạy cảm đến mức bệnh tật của các giác quan"- cái khiến anh ta không thể chịu đựng được bất cứ giao tiếp nào với thế giới tự nhiên, mùi thơm của những bông hoa trở nên ngột ngạt, mắt của anh ta bị tra tấn bởi thậm chí chỉ ánh sáng ban ngày mờ nhạt Mối liên hệ duy nhất của anh ta với thế giới là thông qua nghệ thuật ( ) Ngôi nhà của Usher, do vậy, không phải
là một phần của hệ thống sống; không có nhân tố nào đến từ bên ngoài để tiếp thêm sinh lực cho nó và nó cũng không thể góp phần cho hệ thống khác; nó là một ánh sáng đã lụi tàn, một dòng suối đã ngừng trôi Sự tách biệt kiểu Narciss của nó khỏi dòng chảy cuộc sống rộng lớn xung quanh đã biến nó thành như một kiểu hố đen Nó đã trở thành một cơn xoáy lốc nuốt trọn và hủy diệt năng lượng của chính mình( ) Đáng sợ, Usher là tất cả "văn hóa", không "tự nhiên", anh ta là "kẻ sợ ánh sáng" (nhạy cảm với ánh sáng) và không thể chịu đựng ánh sáng tự nhiên, thích ánh sáng thể hiện trong những bức tranh, anh ta không thể chịu đựng âm thanh tự nhiên, chỉ "xử lí âm thanh" của âm nhạc Những gì được tưởng tượng ở đây là một hệ thống sinh thái hư hỏng không thể sửa chữa và trong cái chết đau đớn của nó: đây là cuộc sống trên một hành tinh lạnh lẽo, là hệ thống tắc nghẽn, cắt lìa những gì thanh lọc
và tái sinh Ở sự đọc này, trọng tâm của câu chuyện không phải là đêm tối của
Trang 35tâm hồn, mà là những thảm họa sinh thái cố ý, mùa đông hạt nhân, năng lượng mặt trời hoặc kiệt sức Đây là một câu chuyện đáng sợ hơn so với cách đọc thông thường tạo ra, khi kể chuyện chạy khỏi ngôi nhà bị sụp đổ nhưng không có nơi nào cho anh ta chạy tới cả [33, 257]
Phê bình sinh thái đã thay đổi một cách cơ bản cách nhìn nhận, tiếp cận đối tượng Các phong trào nghiên cứu văn học từ trước đến nay đều lấy “con người làm trung tâm” (human-centred), còn phê bình sinh thái quan niệm đặt trái đất lên trước hết (Putting the Earth first) Bởi vậy, phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn học của phê bình sinh thái đã chỉ trích lí tưởng đề cao cá nhân, từ đó tạo ra một phản đề đối với tư tưởng đã ăn sâu cắm rễ vào tư duy nhân loại, để đề xuất quan niệm
đề cao tính tương quan giữa cá nhân và môi trường Và như vậy phê bình sinh thái cũng mong muốn chấm dứt tình trạng li khai hàng nghìn năm nay giữa văn hóa và tự nhiên Chủ nghĩa nhân văn sinh thái do phê bình sinh thái đề xuất không tách rời thiên nhiên và văn hóa mà nối lại mạch sống ngàn đời của con người với tự nhiên, coi con người là một phần cộng sinh của tạo hóa
Don R Adams phân tích bài thơ Bụi hoa (The Tuft of Flowers) của
Robert Frost để thấy cá nhân trong sự nối kết với con người và môi trường tự nhiên mà trong đó họ sống và chết đi Bài thơ nói về một nông dân làm việc ngoài đồng một mình vào một ngày nọ Một nông dân khác đã cắt cỏ trên đồng vào buổi sáng sớm, và tác giả bài thơ đang quan sát người nông dân này vào lúc trễ hơn trong ngày, khi ông ta đang lật cỏ cho khô dưới ánh mặt trời
và cất trong kho cho gia súc ăn vào mùa đông Ông thấy công việc thật là cô đơn và đống cỏ đã cắt gợi về cái chết, khiến ông thấy buồn Nhưng rồi ông ta phát hiện thấy một "bụi hoa" mà người cắt cỏ buổi sáng đã không cắt, có lẽ là
vì vẻ đẹp của nó Những bông hoa đã thu hút một con bướm, và con bướm thì thu hút sự chú ý của người nông dân Bỗng nhiên, thay vì cảm thấy buồn và
cô đơn, người nông dân thấy gắn kết về phương diện môi trường với con
Trang 36bướm, bông hoa và người cắt cỏ đã làm việc trước đó và đã để lại bụi hoa xinh đẹp này cho ông thấy và thưởng thức Thế rồi ông ấy gởi một lời chúc đến người nông dân vắng mặt: Con người làm việc cùng nhau/ Tôi nói với ông ấy bằng cả trái tim mình/ Cho dù họ làm việc với nhau hay riêng lẻ [2, 184] Ý tưởng về việc con người sống, làm việc và nối kết với nhau qua vẻ đẹp của một bụi hoa là ý tưởng sâu sắc về mạng lưới sinh thái mà con người
và tự nhiên gắn kết với nhau trong một vòng tuần hoàn bất tận
Như vậy, phê bình sinh thái thực hiện hai bước thay đổi, thứ nhất, chuyển hướng trung tâm từ con người ra nghiên cứu bối cảnh xung quanh con người, cái nền tảng làm môi trường của nhân vật Điểm thứ hai là từ cái nhìn
“sinh thái trung tâm”, phạm vi thế giới sẽ được mở rộng, không phải chỉ là phạm vi xã hội mà toàn bộ sinh quyển “Lí thuyết văn học, nhìn chung, nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà văn, văn bản và thế giới Trong hầu hết các lí thuyết văn học, “thế giới” đồng nghĩa với xã hội – phạm vi xã hội Phê bình sinh thái mở rộng khái niệm “thế giới” bao gồm toàn bộ sinh quyển” [4, 151]
* Các hướng nghiên cứu sinh thái cụ thể
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng thực chất, hiện tại diễn ngôn phê bình sinh thái đang trong trạng thái “trăm hoa đua nở”, “rộng, mơ hồ, nhiều hàm ý, mở” hơn là đang được đúc kết vững vàng Tuy vậy, chúng ta cũng có thể khái quát những hướng cơ bản của diễn ngôn phê bình sinh thái
Thời kì đầu, diễn ngôn phê bình sinh thái dựa vào lý thuyết sinh thái học bề sâu (deep ecology), thường đi theo cách tiếp cận sinh học trung tâm luận (biocentric) xem xét tự nhiên được mô tả như thế nào trong văn học Họ tìm đến các mẫu lặp đi lặp lại trong văn chương về cái hoang dã, tự nhiên trong thơ trữ tình, vai trò của bối cảnh tự nhiên trong cốt truyện, nhà văn nam
và nhà văn nữ viết về tự nhiên như thế nào Đồng thời, phê bình sinh thái cũng khôi phục lại các thể loại viết về tự nhiên đã bị bỏ quên, như thể loại phi
hư cấu viết về tự nhiên (nonfictional natural writing) như Lịch sử tự nhiên của
Trang 37Selbourne (A Nature History of Sebourne) do Gilbert White viết năm 1789; nghiên cứu các xu hướng thể loại, nhận dạng các tác giả mà tác phẩm của họ thể hiện ý thức sinh thái Ở đây, phê bình sinh thái cũng xem xét lại các thể loại viết về tự nhiên như văn học đồng quê, văn học lãng mạn…
Tiếp theo, thế kỉ XXI, phê bình sinh thái theo quan điểm nhân chủng học, đặt bình diện xã hội làm trung tâm “tái kết nối tính xã hội và tính sinh thái” Xu hướng tìm kiếm và khai thác các sáng tác mang chủ đề thiên nhiên hoặc có sự tập trung mạnh mẽ vào thiên nhiên như mục ca lãng mạn (romantic pastoral) dần chuyển sang phê bình sinh thái – xã hội (eco-social); chuyển hướng nghiên cứu về thành phố, công nghiệp hóa và môi trường, cùng những vấn đề liên đới như sắc tộc, bản địa, hậu thực dân, cộng đồng lưu vong, sinh thái nữ quyền, di sản văn hóa và môi trường, nhiễm độc môi trường, sự tưởng tượng văn chương về các mối quan hệ giữa con người và thú vật… Có thể nói, phê bình sinh thái là sự giao cắt với chính trị, nó nhanh chóng kết hợp với các vấn đề xã hội, toàn cầu hóa, và tính thời sự hiện nay: hậu thực dân, hậu hiện đại, giới, tính dục Do vậy, kiểu phê bình này không đơn giản,
“trong trẻo” mà kì thực rất nhạy cảm
Tính đến nay, theo tổng kết của Karen Thornber, cả hai khuynh hướng diễn ngôn phê bình sinh thái này đã tạo được những đột phá quan trọng, trong
đó có cả việc chúng đã phát hiện lại tầm quan trọng của những thể loại và thể tài văn chương gần như bị quên lãng như các sáng tác về đề tài thiên nhiên, các tự sự về tình trạng bị nhiễm độc của môi trường và con người, thơ ca và kịch sinh thái (ecopoetry/ ecodrama) – những thể tài quan tâm đến mối quan
hệ giữa con người và môi trường xung quanh họ Diễn ngôn phê bình sinh thái cũng diễn dịch lại sự cấu thành các hệ đề tài liên quan đến môi trường như đề tài mục ca, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gắn với môi trường, tư tưởng tận thế gắn với môi trường (ecoapocalypticism) Đồng thời nó cũng phát hiện những nội dung “ngầm” về môi trường trong một loạt các văn bản
Trang 38nghệ thuật Gần đây nhất, diễn ngôn phê bình sinh thái đã chú ý đến những thể loại và hình thức truyền thông đa dạng khác ngoài văn bản viết, gồm cả truyện tranh, phim hoạt hình, mỹ thuật sinh học (bioart), kiến trúc xanh, các nguồn dữ liệu kỹ thuật số – điều này đã làm thay đổi cách các học giả nghĩ về nội dung của phê bình sinh thái
Đúng như Chellry Glofelty đã dự đoán từ năm 1996, diễn ngôn phê bình sinh thái đã trở thành một khuynh hướng nghiên cứu “liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốc tế” [33, 25] Tương lai của phê bình sinh thái gắn với toàn cầu hóa Do vậy, trước hết diễn ngôn phê bình sinh thái bắt đầu rời địa hạt trung tâm, tìm đến những văn bản ngoài Âu Mĩ để khai mở những tiềm năng lý thuyết mới của phê bình sinh thái Khi tìm hiểu các văn bản ngoài phương Tây, các nhà phê bình sinh thái đã phát hiện ra diễn ngôn mơ hồ trong tình yêu thiên nhiên của các văn bản Đông Á (Karen Thornber) Nhưng mặt khác, trở về các diễn ngôn phương Đông, diễn ngôn phê bình sinh thái kết nối với các tư tưởng triết học sinh thái môi trường hiện đại để đề xuất một xách ứng xử mới với tự nhiên, tìm về các tư tưởng văn hóa phương Đông (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) để tái thiết sinh thái [139]
Xuất phát từ bối cảnh toàn cầu hóa, diễn ngôn phê bình sinh thái đề xuất những khái niệm mà như Patrick Murphy kêu gọi “lí thuyết phê bình sinh thái xuyên quốc gia” Từ nhận thức ấy, các nhà phê bình sinh thái kêu gọi “ý thức hành tinh” (planetary conciousness) trong việc nhìn nhận các vấn
đề môi trường, Ursula Heise đã đặt ra thuật ngữ “chủ nghĩa thế giới sinh thái” (ecocosmopolitan) Các nhà sinh thái cũng muốn có “mạng lưới đề tài”, dựa vào cơ sở một đề tài, so sánh xuyên quốc gia, xuyên thể loại (tham chiếu ở văn bản văn chương và văn bản phi văn chương) Những nỗ lực đó có hạt nhân hợp lí ở chỗ vấn đề biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng mỗi quốc gia dân tộc Hơn nữa, chính ý niệm hiện tại về vùng lãnh thổ lại đang là rào cản cho vấn đề giải quyết khủng hoảng sinh thái toàn cầu Kate Rigby cho
Trang 39rằng “Một chiến lược khác để mở rộng từ địa phương ra toàn cầu tái khái niệm nơi chốn như một nốt trong mạng lưới toàn cầu (…) từ điểm nhìn này sự quan sát những hiện tượng địa phương như là sự di trú của chim hay những biểu hiện của quá trình biến đổi khí hậu trở thành một điểm bắt đầu để tìm hiểu và liên cảm với các quá trình sinh thái toàn cầu Tương tự như vậy, những cảm quan và trải nghiệm về hiểm họa môi trường xuyên biên giới nổi lên như một bản lề kết nối các kiểu cư trú địa phương với các kiểu cư trú xuyên quốc gia” [116]
Diễn ngôn phê bình sinh thái không hề có một khuôn khổ đông cứng về đối tượng, phương pháp cũng như các vấn đề chính, mà nó càng ngày càng
mở rộng và phức tạp tuy vậy, sứ mệnh của nó là bất biến: việc phát triển hướng nghiên cứu sinh thái đưa ra những đề xuất mà dựa vào đó có thể thay đổi thái độ của nhân loại với tự nhiên thông qua hệ thống lí thuyết của nó
1.3 Văn học sinh thái ở Việt Nam
1.3.1 Diễn trình phát triển
Biến đổi khí hậu, khủng hoảng môi trường sinh thái và những vấn đề toàn cầu hóa trở thành những áp lực rất lớn mà văn chương không thể bỏ qua Đứng trước các vấn đề như vậy của đời sống, văn học cũng cần có trách nhiệm với trái đất đang ngày một kiệt quệ Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ liên quan đến con người với môi trường cũng cần được đổi thay từ chính văn học Khuynh hướng diễn ngôn sinh thái trong văn học ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại
* Giai đoạn manh nha
Trong văn học giai đoạn 1945 - 1975, đã có những mầm mống cho việc xuất hiện diễn ngôn sinh thái Cội nguồn của nó bắt rễ từ tình yêu với quê
hương đất nước: tình yêu với hương cây cỏ nồng nàn (Hương cỏ mật - Đỗ Chu; Mùa hoa doi - Xuân Quỳnh ), với những âm thanh giản dị gần gũi
Trang 40(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh), với dòng sông, cánh đồng thân thuộc (Đồng Chí - Chính Hữu, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà - Nguyễn Thi, Hòn đất - Anh Đức, Vườn trong phố - Lưu
Quang Vũ ) mà chiến đấu cho Tổ Quốc Dù vậy, vẫn có sự khác biệt nhất định, mặc dù văn học giai đoạn 1945-1975 có nói đến thiên nhiên nhưng để
biểu tượng cho cái sức sống vĩnh hằng bất tử dù cuộc chiến khốc liệt (Vòng cườm trên cổ chim cu - Chế Lan Viên) Văn học cũng nói đến sự phá hoại của
chiến tranh đối với tự nhiên nhưng chủ yếu nghiêng về tố cáo tội ác của giặc
(Cánh đồng hoang - Nguyễn Quang Sáng, Giấc mơ ông lão vườn chim - Anh Đức, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn
Minh Châu ) Sinh thái mang tinh thần hiện đại, vì thế chưa hình thành Văn học sau năm 1975 với quán tính của nó cũng có những sáng tác đi
theo dòng chảy tố cáo tội ác phá hoại thiên nhiên như Miền Cháy - Nguyễn Minh Châu, Lời hứa của thời gian – Nguyễn Quang Thiều hay dòng “văn
học da cam”: di chứng của chất độc màu da cam tàn phá môi trường của của chất độc dioxin với những khu rừng xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng hết
tóc của các nữ thanh niên xung phong (Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo), những đứa con không rõ hình hài của các cựu chiến binh (Mười ba bến nước - Sương Nguyệt minh, Ngọa sinh - Võ Thị Xuân Hà…) Khi chiến tranh
đã lùi xa được một quãng người ta mới nhận ra, không chỉ tổn thất về người, chất độc dioxin, những vết tích… gây ra những tổn thất về môi trường dài lâu
mà con người chưa thể khắc phục ngay được, những di căn của nó vẫn âm ỉ bào mòn nhiều thế hệ và âm thầm tàn phá môi trường Nguyễn Minh Châu
mở đầu Chiếc thuyền ngoài xa bằng một chi tiết nhỏ ít ai để ý, như là đặt một
cách tình cờ trong truyện ngắn: “những bãi xe tăng do bọn thiết giáp ngụy vứt lại trên đường rút chạy hồi “tháng ba bảy nhăm” (bây giờ sau gần mười năm,
đã bị hơi nước gặm mòn và làm cho sét gỉ)” giữa một khung cảnh bãi biển thật nên thơ “thật là phẳng lặng và tươi mát như da thịt của mùa thu” Dưới