Trang 1 DƯƠNG THỊ HÀTĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Trang
Trang 1DƯƠNG THỊ HÀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2DƯƠNG THỊ HÀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Đình Tuấn
PGS.TS.Trần Đình Tuấn
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và
nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn thầy PGS.TS.Trần Đình Tuấn đã
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn Thêm nữa, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thái Nguyên, tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của đề tài 4
5 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện công lập 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế 5
1.1.2 Khái quát về bệnh viện công lập 10
1.1.3 Quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện công lập 14
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện công lập 21 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện 24
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bạch Mai 24
1.2.2 Quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Trị 29
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 32
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 34
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu 37
2.2.3 Phương pháp phân tích 37
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 38
Trang 62.3.1 Chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng TTBYT tại bệnh viện 38
2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT 39
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng tình hình thực hiện quy trình quản lý sử dụng TTBYT 40
2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác khai thác, sử dụng TTBYT tại bệnh viện 41
2.3.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác sửa chữa, bảo dưỡng TTBYT 41
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 42
3.1 Giới thiệu Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 42
3.1.1 Lịch sử hình thành 42
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện 43
3.1.3 Tổ chức bộ máy 44
3.1.4 Nguồn nhân lực 47
3.1.5 Kết quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện giai đoạn 2019 – 2021 48
3.1.6 Kết quả hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện giai đoạn 2019 – 2021 49
3.2 Thực trạng công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 52
3.2.1 Thực trạng số lượng, chất lượng TTBYT tại bệnh viện 52
3.2.2 Công tác lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT 58
3.2.3 Tình hình thực hiện quy trình quản lý sử dụng TTBYT 70
3.2.4 Công tác khai thác, sử dụng TTBYT tại bệnh viện 80
3.2.5 Công tác sửa chữa, bảo dưỡng TTBYT 83
3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 89
3.3.1 Yếu tố bên ngoài 89
3.3.2 Yếu tố bên trong 95
Trang 73.4 Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên 98
3.4.1 Kết quả đạt được 98
3.4.2 Hạn chế 100
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 101
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 103
4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu về công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 103
4.1.1 Quan điểm, định hướng 103
4.1.2 Mục tiêu 104
4.2 Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 105
4.2.1 Tăng cường đầu tư mua sắm, đổi mới TTBYT, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân 105
4.2.2 Tăng cường giám sát quản lý sử dụng TTBYT, đảm bảo các TTBYT được sử dụng đúng mục đích, chức năng, công suất 106
4.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT 107
4.2.4 Nâng cao công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TTBYT 109
4.2.5 Giải pháp khác 110
4.3 Một số kiến nghị đối với Bộ Y tế 111
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 118
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
VT-TBYT Vật tư – thiết bị y tế
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp số mẫu khảo sát 35
Bảng 2.2 Thang đo của bảng hỏi 37
Bảng 3.1 Số lượng nguồn nhân lực bệnh viện giai đoạn năm 2019 – 2021 47
Bảng 3.2 Kết quả khám chữa bệnh tại bệnh viện giai đoạn 2019 - 2021 49
Bảng 3.3 Tình hình thu ngân sách của Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn 2019 – 2021 50
Bảng 3.4 Tình hình chi ngân sách của Bệnh viện TW Thái Nguyên giai đoạn 2019 – 2021 51
Bảng 3.5: Số lượng các trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 54
Bảng 3.6: Giá trị các trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 55
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đánh giá số lượng, chất lượng TTBYT tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 57
Bảng 3.8 Quản lý hoạt động mua sắm thiết bị y tế theo nguồn vốn tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 59
Bảng 3.9 Kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm của bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 61
Bảng 3.10 Kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo dự án ODA đến năm 2021 63
Bảng 3.11 Phân bổ TTBYT theo các khoa của bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 65
Bảng 3.12 Kết quả công tác kiểm kê số lượng TTBYT nhập về qua các năm 67
Bảng 3.13 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng TTBYT tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 68
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT 69
Bảng 3.15: Tình hình thực hiện mua sắm TTBYT của bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai doạn 2019-2021 70
Trang 10Bảng 3.16: Kết quả đánh giá các TTBYT quản lý sử dụng trong phần lắp đặt thiết bị
tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 72 Bảng 3.17: Tỷ lệ các TTB được phân công nhiệm vụ và đào tạo cho người sử dụng
tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 74 Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng tình hình thực hiện quy trình quản
lý sử dụng TTBYT 79 Bảng 3.19: Tần suất sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên qua
các năm 80 Bảng 3.20 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng công tác khai thác, sử dụng TTBYT
tại bệnh viện 82 Bảng 3.21 Kết quả tổng hợp số lượng các TTBYT hư hỏng cần dược sửa chữa của
bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên qua các năm 85 Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng công tác công tác sửa chữa, bảo
dưỡng TTBYT 88 Bảng 3.23 Trình độ chuyên môn của các cán bộ tại Bệnh viện Trung Ương Thái
Nguyên năm 2021 97
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình mua và nhập vật tư TTBYT tại bệnh viện Bạch Mai 27 Hình 1.2 Sơ đồ quá trình xuất vật tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai 28 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 45
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên (hay Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên) là một trong 6 bệnh viện được xếp hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế cùng với các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Đây cũng là bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế ở khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông bắc Việt Nam Bệnh viện đóng trên địa bàn trung tâm của tỉnh Thái Nguyên còn có trách nhiệm phục vụ trực tiếp cho hơn 1,3 triệu dân của tỉnh và các tỉnh lân cận Qua 70 năm xây dựng và phát triển, hiện nay, Bệnh viện có quy mô 1.300 giường bệnh kế hoạch, 1.700 giường bệnh thực kê, với 45 khoa, phòng, trung tâm, gần 1.300 thầy thuốc, y, bác sĩ, cán bộ y tế có trình độ cao, tay nghề giỏi
Do là bệnh viện tuyến đầu của Nhà nước tại địa phương nên bệnh viện Đa khoa Trung ương luôn nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Y tế, đặc biệt là trong vấn đề đào đạo nhân lực và trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ chuyên môn Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế luôn được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Hiện tại, bệnh viện được trang bị 7.352 TTBYT các loại, bao gồm đầy đủ 10 nhóm TTBYT, với tổng giá trị TTBYT đạt 273.157 triệu đồng
Trong những năm qua, Bệnh viện luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển mạnh kỹ thuật chuyên sâu phục vụ nhu cầu của người bệnh và đã có những bước tiến vượt bậc về đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, đội ngũ thầy thuốc, y, bác sỹ chất lượng cao; ứng dụng, triển khai và làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm trong nước và quốc tế Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay như: Máy chụp cộng hưởng từ MRI – 1.5T, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình, Máy chụp xóa nền DSA, máy siêu âm doppler màu 4D, dao mổ Gammar, máy gia tốc điều trị ung thư, máy xét nghiệm tự
Trang 13động Celldyn 3200 – Abbott, máy mổ cận thị bằng phương pháp Laser Mỗi năm, bệnh viện mổ khoảng hơn 17.000 ca Nhiều kỹ thuật mũi nhọn được triển khai như: ghép tạng, ghép thận, phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật tim hở, chấn thương chỉnh hình, nối chi đứt rời, phẫu thuật nọi soi cắt u não, cấy máy tạo nhịp, nút phình mạch não, phẫu thuật nội soi ổ bụng, sọ não, xương khớp, cột sống, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm cận lâm sàng hiện đại góp phần chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bệnh
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, bệnh viên Trung Ương Thái Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc quản lý điều hành hoạt động, đặc biệt
là vấn đề quản lý sử dụng các trang thiết bị y tế Mặc dù được Bộ Y Tế đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến, nhưng so với các nước trong khu vực và các quốc gia có nền y học phát triển thì số lượng và chất lượng các trang thiết bị y tế này còn nhiều hạn chế, trình độ khai thác và sử dụng các trang thiết bị y tế của đội ngũ y bác sỹ và kỹ thuật viên còn thấp, trong quá trình khai thác và sử dụng trang thiết bị y tế còn xảy ra nhiều vấn
đề bất cập, không kịp xử lý gây nên những tổn thất không hề nhỏ, làm giảm chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân
Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y
tế ở Việt Nam được cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau, thiếu sự đầu tư đồng bộ, nhất quán nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực Vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ khai thác và sử dụng trang thiết bị y tế của đội ngũ y bác sỹ chưa kịp thời nên việc khai thác và sử dụng các trang thiết bị y tế cũng chưa thực sự hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Do đó, để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, một trong những vấn đề cấp thiết cần được đặt ra là phải tăng cường công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
và sử dụng các trang thiết bị y tế, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân
Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý sử
dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng trang thiết bị
y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên;
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Về thời gian: Các thông tin, số liệu sử dụng đánh giá thực trạng sử dụng trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên được nghiên cứu trong giai đoạn
2019 - 2021, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn sau năm 2025
Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên; đánh giá thực trạng tình hình quản lý sử dụng TTBYT; Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý
sử dụng TTBYT; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng TTBYT; Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Trang 154 Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn là công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực, đã góp phần hệ thống hóa và bổ sung, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản
lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
+ Về lý luận: Đề tài làm phong phú hơn lý luận về công tác quản lý sử dụng
trang thiết bị y tế tại bệnh viện
+ Về thực tiễn: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn thiết thực,
là tài liệu giúp bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên tiếp tục hoàn thiện công tác quản
lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng trang thiết bị y tế
- Luận văn không chỉ cung cấp cho các nhà quản lý Bệnh viện các nội dung về
cơ sở lý luận quản lý sử dụng TTBYT mà còn phân tích đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý sử dụng TTBYT tại Bệnh viện trong thời gian qua Trên cơ sở đó đưa ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng trong công tác quản lý sử dụng TTBYT trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý sử dụng TTBYT trong thời gian tới
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện công lập
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế
1.1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế
Theo thông tư số 05/2022/TT – BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế [6], Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc
bù đắp tổn thương, chấn thương;
b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý; c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
d) Kiểm soát sự thụ thai;
e) Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;
f) Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế; g) Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người
Trang thiết bị chẩn đoán in vitro gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ
cơ thể người
Phụ kiện là một sản phẩm được chủ sở hữu trang thiết bị y tế chỉ định dùng cho mục đích cụ thể cùng với một thiết bị y tế cụ thể nhằm tạo điều kiện hoặc hỗ trợ thiết bị đó sử dụng đúng với mục đích dự định của nó
1.1.1.2 Đặc điểm trang thiết bị y tế
Trang 17Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Trang thiết bị y tế là
bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế và là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà Đặc điểm TTBYT thể hiện:
a) Trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt với chủng loại đa dạng và luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi
b) Trang thiết bị là tài sản cố định có giá trị cao Trang thiết bị hiện nay cho ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh
c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao trình độ thường xuyên
d) Trang thiết bị y tế ở Bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹ phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm
e) Trang thiết bị y tế gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau:
- Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare) dựa trên
kỹ thuật y tế viễn thông ( Telemedicine) rất thích hợp với hoàn cảnh các nước đang phát triển và xu hướng quốc tế Với số lượng tiêu thụ lớn vì có thể sử dụng linh hoạt
ở những vùng xa lẫn thành thị và có thể xuất khẩu đến các nước chậm tiến, chúng mang đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫn đối với doanh nhân.Việc sản xuất chúng không cần đòi hỏi kinh nghiệm quá cao hay đầu tư lớn, phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp Thêm vào đó, loại trang thiết bị (TTB) này có thể giúp chúng ta phát triển một hệ thống y tế điện tử (E-Healchcare) Đây là một phương cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng cho một nền tảng y tế hiện đại
- Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết yếu, đơn giản, dễ sử dụng, kết hợp với các thiết bị khác được sử dụng trong bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ
- Loại TTBYT chuyên dùng trong các bệnh viện y u cầu người sử dụng phải
am hiểu kỹ thuật tính năng vận hành, kiểm tra theo dõi các thông số
Trang 18- Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong các phòng nghiên cứu khoa học Mặc dù hiệu quả kinh tế chưa phát huy được ngay nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài, nhằm tăng cường năng lực cho bệnh viện
1.1.1.3 Quy định về phân loại trang thiết bị
Trong Chương II Nghị định 98/2021/NĐ-CP [9] , việc phân loại trang thiết bị
y tế được quy định như sau:
Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
- Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp Cụ thể, nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là những thiết bị có mức độ gây rủi ro thấp nhất, đơn vị sở hữu sẽ công bố chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật
và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm (như: Bông, băng, giường điều trị thông thường…)
- Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp; trang thiết bị y tế thuộc loại C có mức
độ rủi ro trung bình cao và loại D có mức độ rủi ro cao (như: Trang thiết bị cấy ghép vào cơ thể người) Với các trang thiết bị loại C và D sẽ phải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (trên người) về tính an toàn trước khi được đưa vào sử dụng chính thức
* Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế:
- Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức
- Trong trường hợp trang thiết bị y tế được sử dụng kết hợp với một trang thiết bị
y tế khác hoặc trang thiết bị y tế có hai hoặc nhiều mục đích sử dụng thì việc phân loại phải căn cứ vào mục đích sử dụng quan trọng nhất của trang thiết bị y tế đó
Trang 19- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên
* Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân
ra 10 nhóm TTBYT như sau:
- Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là: Máy chụp X - Quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch
số hoá xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm
- Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não
- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào, máy ly tâm
- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy
- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tia hồng ngoại, laser trị liệu
- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser
- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi,
đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt, máy chạy thận nhân tạo
- Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông như máy dò huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổi
- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông t ường dùng ở gia đình như huyết
áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử , máy chạy khí rung, điện tim
- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải
Trang 201.1.1.4 Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện Đa khoa tuyến Trung Ương
Để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực TTBYT, Bộ trưởng
Bộ Y tế đã ký quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc ban hành danh mục TTBYT tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung ương [4] Danh mục TTBYT
do Bộ Y tế ban hành đối với bệnh viện đa khoa trung ương phân bổ theo các khoa như sau :
TTBYT khoa Khám bệnh gồm 41 loại
TTBYT khoa Cấp cứu hồi sức gồm 105 loại
TTBYT khoa Nội tổng hợp gồm 75 loại
TTBYT khoa Nội tim mạch lã khoa gồm 72 loại
TTBYT khoa truyền nhiễm gồm 72 loại
TTBYT khoa Lao gồm 74 loại
TTBYT khoa Da liễu gồm 69 loại
TTBYT khoa Thần kinh gồm 76 loại
TTBYT khoa Tâm thần gồm 68 loại
TTBYT khoa Y học cổ truyền gồm 67 loại
TTBYT khoa Nhi gồm 73 loại
TTBYT khoa Ngoại tổng hợp gồm 73 loại
TTBYT khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức gồm 114 loại
TTBYT khoa Phụ sản gồm 103 loại
TTBYT khoa Tai mũi họng gồm 82 loại
TTBYT khoa Răng hàm mặt gồm 83 loại
TTBYT khoa Mắt gồm 95 loại
TTBYT khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gồm 87 loại
TTBYT khoa Ung bướu gồm 66 loại
TTBYT khoa Huyết học truyền máu gồm 51 loại
TTBYT khoa Hoá sinh gồm 49 loại
TTBYT khoa Vi sinh gồm 61 loại
TTBYT khoa Chẩn đoán hình ảnh gồm 34 loại
Trang 21TTBYT khoa Thăm dò chức năng gồm 35 loại
TTBYT khoa nội soi gồm 25 loại
TTBYT khoa Giải phẫu bệnh gồm 31 loại
TTBYT khoa Chống nhiễm khuẩn gồm 23 loại
TTBYT khoa Dược gồm 40 loại
TTBYT khoa Dinh dưỡng gồm 16 loại
TTBYT Phòng Kế hoạch tổng hợp gồm 12 loại
TTBYT Phòng Y tá gồm 5 loại
TTBYT Phòng Vật tư thiết bị y tế gồm 24 loại
TTBYT Phòng Tổ chức cán bộ gồm 5 loại
TTBYT Phòng Hành chính quản trị gồm 32 loại
TTBYT Phòng Tài chính kế toán gồm 8 loại
Trang thiết bị chung và dự phòng gồm 56 loại
Dựa vào danh mục này mà các bệnh viên đa khoa, các cán bộ được giao công tác quản lý vật tư – trang thiết bị của các bệnh viện cần xây dựng các mẫu biểu, sổ sách theo dõi, cập nhật hàng hoá hàng tháng và báo cáo tình hình thay đổi TTBYT cho cấp trên
1.1.2 Khái quát về bệnh viện công lập
1.1.2.1 Khái niệm
Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15/10/2012,
có định nghĩa về đơn vị sự nghiệp y tế công lập như sau: “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết
bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe”
Bệnh viện công lập là một đơn vị sự nghiệp y tế công lập Bệnh viện công lập
Trang 22là tổ chức do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám chữa bệnh
Hình 1.1 Sơ đồ quản lý hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay
Thứ hai, sản phâm của đơn vị bệnh viện công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất Những
Trang 23sản phẩm, dịch vụ do sự nghiệp y tế tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, văn hoá, đạo đức và các giá trị xã hội… Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp y tế là những sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành, một lĩnh vực mà thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp Đối với hoạt động sự nghiệp y tế mang lại sức khoẻ, tri thức, những hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát triển toàn diện con người – nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế xã hội đất nước Vì vậy, hoạt động sự nghiệp y tế luôn gắn bó hữu cơ và có tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội
Thứ ba, hoạt động của đơn vị bệnh viện công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp y tế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, chương trình xoá đói giảm nghèo… Với các chương trình này, chỉ có các đơn vị sự nghiệp, bệnh viện công lập mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, bởi nếu tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục đích lợi nhuận
1.1.2.3 Phân loại
a Theo chuyên khoa:
- Bệnh viện đa khoa: Là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại chứng bệnh Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của ngành khác
để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu những bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị Các bệnh viện này thường có phòng cấp cứu, phòng xét nghiệm máu và quang tuyến và phòng điều trị tăng cường
- Bệnh viện chuyên khoa: Là một bệnh viện chuyên ngành được thành lập vì nhu cầu điều trị đặc biệt Ví dụ: bệnh viện nhi khoa, bệnh viện mắt, bệnh viện lão
b Theo tuyến chuyên môn, kỹ thuật:
- Bệnh viện tuyến 1: Các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, điều trị ngoại trú
Trang 24Đây là các bệnh viện tuyến huyện và tương đương như: Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa, Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Nhà hộ sinh khu vực, Phòng khám chuyên khoa tư nhân…
- Bệnh viện tuyến 2: Các bệnh viện (điều trị nội trú) với các kỹ thuật chuyên khoa cơ bản và nâng cao Đây là các bệnh viện tuyến tỉnh như: Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các
Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành, Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa…
- Bệnh viện tuyến 3: Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa thực hiện được các kỹ thuật chuyên sâu Đây là các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế;, Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ
Y tế có Phòng khám đa khoa hoặc không có Phòng khám đa khoa; Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
c Theo mô hình hoạt động
- Bệnh viện hạt nhân: Là bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực, được giao nhiệm
vụ xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh để giúp bệnh viện tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
- Bệnh viện vệ tinh: Là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện có một hay nhiều đơn vị vệ tinh
- Đơn vị vệ tinh: Là khoa (hoặc trung tâm) thuộc bệnh viện tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tuyến huyện được bệnh viện hạt nhân lựa chọn đỡ đầu, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình bệnh viện hạt nhân
Trang 251.1.3 Quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện công lập
1.1.3.1 Khái niệm về quản lý
Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lí do bản thân khái niệm quản lý
có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt về nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lí cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức của con người thì
sự khác biệt về nhận thức và lý giải khá niệm quản lý càng trở nên rõ rệt Do vậy khái niệm về quản lý rất phong phú và đa dạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu:
Theo Fayei: “ Quản lý là hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,điều chỉnh, và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh
và kiểm soát ấy” [11]
Theo Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [11]
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường [11]
Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu Chủ thể có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người, một thiết bị Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,
cơ hội của tổ chức để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người Về cơ bản, mọi người đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả như mong muốn
Tổ chức quản lý: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động
Trang 26Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh (2005), NXB Lý luận chính trị: Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra[12] Theo định nghĩa trên, hoạt động quản lý có một số đặc trưng sau:
- Quản lý luôn là tác động hướng đích, có mục tiêu;
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lí
(Cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý , điều khiển) và đối tượng quản
lý (bộ phận chịu sự quản lí), đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và
có tính bắt buộc
- Quản lý bao giờ cũng có quản lý con người;
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan;
- Quản lý về công nghệ là sự vận động của thông tin
Chủ thể thông qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác động vào đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu xác định Mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lí tạo thành hệ thống quản lý
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là
sự có trách nhiệm về một cái gì đó, v v Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác động chủ quan có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất
1.1.3.2 Nguyên tắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện công lập
Trang thiết bị y tế là một loại tài sản đặc biệt, chủng loại đa dạng nên quản lý TTBYT cũng có những đặc trưng riêng Cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã trình bày thực chất là một bộ phận kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành
y tế
Trang 27Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế công lập
- Nguyên tắc quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế công lập:
+ Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng, chất lượng và giá trị, trên
cơ sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hoà
+ Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị (TTB) theo đúng chế độ:
+ Nhập tài sản TTB: Tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổ chức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, phải có phiếu nhận hợp
lệ và phải có biên bản cụ thể khi hàng thừa, hàng thiếu
+ Xuất tài sản TTB: Xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển , huỷ bỏ Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ
+ Bảo quản tài sản TTB: Tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳ nguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệm vào sổ theo dõi phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng, kém phẩm chất để
sử lý kịp thời
+ Dự trù TTB: Mọi loại tài sản TTB đều phải có một lượng dự trữ vừa đủ để nhằm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắt quãng do cung cấp chưa kịp thời hay ngược lại dự trữ quá lớn gây ra tình trạng lãng phí
Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sản TTB và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sơ y tế
- Mục đích của kiểm kê:
+ Đảm bảo việc quản lý tài sản TTB được chính xác
+ Đảm bảo quyết toán có căn cứ
- Nguyên tắc kiểm kê:
+ Khi kiểm kê phải cân, đong, đếm bằng những dụng cụ hợp pháp
+ Khi kiểm kê phải xét, đánh giá tình hình tài sản TTB
+ Phải đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê để xác định đúng mức tồn kho hoặc thừa, thiếu
+ Phải giải quyết dứt điểm khi có tình trạng thừa, thiếu
Trang 28- Tất cả các cán bộ trong bệnh viện công lập đều phải có trách nhiệm gìn giữ
và bảo vệ TTB: Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán bộ CNVC trong đơn vị Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hết công xuất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên bệnh viện công lập phải thực hiện công tác quản lý TTBYT theo những quy định sau:
- Hàng năm dưới sự hướng dẫn của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ y
tế, các bệnh viện cần chủ động kiểm tra lại TTB và lập kế hoạch dự trù mua sắm theo thứ tự ưu tiên
- Bệnh viện phải phân công cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TTB của từng khoa, phòng chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáo tình hình TTB hàng năm
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành, sử dụng TTB
Bệnh viện và mỗi khoa, phòng cần có sổ tài sản quản lý TTBYT, có biên bản ghi chép, kiểm kê TTBYT, có kế hoạch sửa chữa hay thanh lý những TTB bị hỏng
- Bệnh viện Trung ương chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ Y
tế nên bộ Y tế có vai trò hướng dẫn bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sử dụng và quản lý TTBYT, cấp phát TTB dựa vào nhu cầu thực tế, hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng định kỳ cho cán bộ bệnh viện, xây dựng công tác đào tạo và kế hoạch giám sát định kỳ việc sử dụng TTB tại các khoa, phòng
1.1.3.3 Mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện công lập
- Nhằm làm hạn chế tối đa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của TTBYT
- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (đảm bảo TTBYT luôn hoạt
động ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân)
- Nắm chắc tình hình TTBYT và xây dựng nhu cầu TTBYT mua sắm cho năm sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế)
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng TTBYT theo đúng quy định
Trang 291.1.3.4 Nội dung quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện công lập
Công tác quản lý TTBYT đều nhắm đến tính hiệu quả, hiệu quả được xem xét
ở mỗi khâu, mỗi công đoạn và từng công việc được giao Quản lý TTBYT được thực hiện theo những tiêu chí nhất định nhằm quản lý chặt chẽ hiệu quả theo đúng chính sách chế độ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo tiết kiệm
Theo điều 12, Luật quản lý tài sản công ngày 21/6/2017, công tác quản lý sử dụng TTBYT tại các bệnh viện công lập được tiến hành bao gồm các nội dung sau:
a Công tác lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT
Bước đầu tiên trong quá trình quản lý sử dụng TTBYT là lập kế hoạch quản
lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT Việc lập kế hoạch quản lý sử dụng TTBYT được thực hiện từ khâu lên kế hoạch mua sắm, kế hoạch khai thác sử dụng,
kế hoạch kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT
Lập kế hoạch mua sắm TTBYT: Đầu tư mua sắm TTBYT là hoạt động đặc biệt
quan trọng nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng TTBYT ở các bệnh viện Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT ở các bệnh viện công lập đã được Nhà nước quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí Quá trình lập kế hoạch mua sắm TTBYT phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng, chế độ quản lý TTBYT, khả năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng mua sắm TTBYT của đơn vị Xác định nhu cầu vốn cho đầu tư mua sắm tài sản được ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm Kế hoạch mua sắm sau khi lập xong phải được trình lên Giám đốc bệnh viện và các cơ quan quản lý trực tiếp (Sở Y tế, bộ Y tế…) để được phê duyệt là lên kế hoạch triển khai đấu thầu và huy động nguồn vốn đầu tư
Kế khoạch khai thác, sử dụng TTBYT: TTBYT sau khi nhập về cần phải được
nhập kho và lên kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý Kế hoạch khai thác, sử dụng TTBYT bao gồm các nội dung: Xây dựng quy định và hướng dẫn sử dụng cho từng TTBYT, phân công nhân viên phụ trách, nhân viên hướng dẫn và chuyển giao công nghệ và phân bổ TTBYT cho các phòng ban, đơn vị trong bệnh viện Việc phân bổ TTBYT được tiến hành dựa vào kế hoạch mua sắm đã lập và thực trạng số lượng TTBYT nhập về để cân đối
Trang 30Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT: Các TTBYT trong quá
trình khai thác và sử dụng phải được tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ theo kế hoạch nhằm đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất Do đó, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành định kỳ theo quy định (có thể theo tháng, quý, năm) Trong kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT phải chú ý đến các nội dung: Kiểm tra, đánh giá thực trạng TTBYT khi nhập về, kiểm tra tình trạng hoạt động và thực trạng khai thác TTBYT tại các khoa Từ đó xây dựng kế hoạch bảo dưỡng và mua sắm TTBYT thay thế, bổ sung
b Xây dựng quy trình quản lý sử dụng TTBYT
Quy trình quản lý sử dụng TTBYT là văn bản hướng dẫn và quy định trình tự, cách thức quản lý và sử dụng các TTBYT trong bệnh viện Quy trình quản lý sử dụng TTBYT ở mỗi bệnh viện khác nhau là khác nhau, nhưng nhìn chung đều bao gồm các nội dung sau: Quy định về mua sắm TTBYT, tiếp nhận TTBYT mới, thử nghiệm thiết bị, hướng dẫn sử dụng và bàn giao công nghệ, hiệu chuẩn TTBYT, quy định bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT, báo cáo sự cố về TTBYT và quy định thanh lý, điều động, kiểm kê TTBYT Các quy định này được ban hành kèm theo các biểu mẫu, hồ
sơ cần thực hiện trong quá trình khai thác, sử dụng TTBYT
Khi quy trình quản lý TTBYT được thông qua và ban hành yêu cầu tất cả các
cá nhân, đơn vị, phòng ban trong bệnh viện đều phải tuân thủ nghiêm các quy định này trong quá trình khai thác, sử dụng TTBYT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng các TTBYT tại bệnh viện Quy trình này được ban hành cũng phải kèm theo các tài liệu, văn bản hướng dẫn, phổ biến về quy trình quản lý chi tiết, cụ thể đến các khoa, phòng ban chuyên môn Đây cũng là căn cứ, cơ sở để bệnh viện tiến hành công tác thahh tra, kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng TTBYT sau này
c Khai thác, sử dụng trang thiết bị y tế
TTBYT bao gồm các loại máy móc, thiết bị đặc thù Tuy nhiên, cũng như các loại máy móc thiết bị khác, quá trình sử dụng và vận hành các TTBYT sẽ dần xuất hiện những vấn đề kỹ thuật, những điểm yếu kém Do đó, công tác quản lý TTBYT cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc quản lý sử dụng Quá trình sử dụng TTBYT chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn đầu tư, mua
Trang 31sắm Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian sử dụng tùy thuộc đặc điểm, tính chất, độ bền của mỗi loại TTBYT Quá trình này đều được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân được đơn vị giao trực tiếp quản lý, sử dụng TTBYT Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng TTBYT được tính từ ngày nhận hay bàn giao TTBYT đến khi nó không còn sử dụng được phải thanh lý
Căn cứ Điều 63 Nghị định 98/2021/NĐ-CP [10] quy định về nguyên tắc quản
lý, sử dụng trang thiết bị y tế như sau:
- Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả
- Trang thiết bị y tế phải được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà sản xuất và phải được kiểm định theo quy định tại Nghị định này để bảo đảm chất lượng
Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
- Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền về quản lý trang thiết bị y tế
Quản lý việc sử dụng TTBYT phải theo công năng, mục đích nhất định Những TTBYT cần thiết phải có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng đó Đồng thời, tất cả TTBYT phải có chế độ quản lý, sử dụng, trong đó chú ý đến việc đăng kí sử dụng TTBYT, xây dựng quy chế quản lý từng loại TTBYT Đặt ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức khoa học và phức tạp quyết định hiệu quả cho quản lý, khai thác Định mức cũng là một trong những cơ sở khởi nguồn cho công tác mua sắm
Trang 32Tiếp đến trong công tác quản lý là việc điều chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, tức là điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có TTBYT đối với bộ phận này thì không còn sử dụng được nhưng đối với bộ phận khác vẫn có thể sử dụng được Quản lý quá trình sử dụng là cơ sở quan trọng nhằm điều chỉnh và sửa chữa kịp thời mỗi khi bị hư hỏng Do đó, công tác quản lý quá trình sử dụng TTBYT có ý nghĩa hết sức lớn trong công tác quản lý TTBYT nói chung Đây là hoạt động nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống TTBYT trong các bệnh viện công lập
d Sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế
Quản lý TTBYT cần quan tâm đến khâu sửa chữa TTBYT nhằm bảo đảm sử dụng tối ưu hiệu năng của các máy móc, thiết bị đã mua sắm Quy trình sửa chữa trang thiết bị gồm các bước sau:
Bước 1: Lập yêu cầu sửa chữa;
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra;
Bước 3: Tổ chức sửa chữa;
Bước 4: Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi sửa chữa và thu hồi trang thiết bị hư hỏng; Bước 5: Thanh toán
Trong công tác quản lý khâu sửa chữa thiết bị y tế, việc kiểm tra, đánh giá chức năng quản lý TTBHYT là những hoạt động quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTBYT
Công tác kiểm tra, đánh giá chức năng quản lý TTBHYT có các tiêu chí cần bám theo như:
i) Tiêu chí 1: Xây dựng quy định và theo dõi việc thực hiện những quy định
iv) Tiêu chí 4: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TTBYT
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện công lập
1.1.4.1 Yếu tố bên ngoài
Trang 33a) Các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước
Mỗi đơn vị y tế dù công lập hay tư thục đều phải thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Chỉ có làm theo cách này thì phương hướng tổ chức quản lý dịch
vụ khám chữa bệnh tại đơn vị mới đúng đắn Tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh trong đơn vị y tế được duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc rất lớn vào đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước và chính phủ Đối với việc quản lý TTBYT thì các văn bản về đầu tư và khấu hao, sẽ quyết định khả năng khai thác TTBYT
b) Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc
Sự phát triển của khoa học, công nghệ trên thế giới đã tạo ra những TTBYT hiện đại, đa chủng loại và liên tục được cải tiến, hỗ trợ thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe con người Vì vậy, để có phương án tổ chức quản lý TTBYT hợp lý, bệnh viện phải xác định cho được đơn vị mình nên mua công nghệ, thiết bị máy móc nào
là thích hợp Các dịch vụ khám chữa bệnh nếu được ứng dụng nhanh chóng và kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại thì nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm dược phẩm y tế và sức lao động nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh
Máy móc thiết bị nếu cập nhật kịp thời công nghệ mới, với tính chất hiện đại
và đầu tư theo chiều sâu thì sẽ nâng cao được trình độ tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, giá thành
hạ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân Bên cạnh đó,
nó còn giúp cho đơn vị sử dụng hợp lý dược phẩm y tế thay thế và sử dụng hợp lý các loại dược phẩm, dược liệu
c Giá cả thị trường của TTBYT
Giá cả của TTBYT ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và sửa chữa, thay thế các TTBYT ở các bệnh viện, do đó ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng TTBYT tại bệnh viện Hiện nay, tình trạng thiếu TTBYT ở các bệnh viện công lập diễn ra phổ biến, đặc biệt là các TTBYT nhập ngoại, có giá thành cao và quy trình nhập khẩu
Trang 34phức tạp Nhiều loại TTBYT còn được kê khai giá không sát với giá cả thị trường, việc chênh lệch mức giá của các nhà cung cấp TTBYT trên thị trường cũng khiến công tác lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn nhà thầu của các bệnh viện công lập trở nên khó khăn hơn
Các bệnh viện công lập có hạn chế lớn về nguồn vốn đầu tư mua sắm TTBYT
do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn NSNN, một số bệnh viện lớn hiện nay đã có kế hoạch huy động và sử dụng được các nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn mua sắm, đầu tư TTBYT mới Việc giá thành của các TTBYT trên thị trường quá cao, đặc biệt
là giá của các TTBYT mới, hiện đại khiến cho nhiều bệnh viện công lập không đủ khả năng mua sắm, trang bị các TTBYT mới, hiện đại, phải đầu tư mua sắm các TTBYT Model thấp hoặc sửa chữa lại các TTBYT đã cũ, hỏng hóc làm hạn chế khả năng áp dụng những tiến bộ mới của y học vào công tác khám chữa bệnh và làm giảm hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng TTBYT trong bệnh viện
1.1.4.2 Yếu tố bên trong
a) Chủng loại thiết bị y tế được trang bị sử dụng
TTBYT sử dụng rất phong phú, đa dạng về chủng loại và chúng còn được gọi
là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh (Thuốc – Thầy thuốc – TTBYT) Giữa TTBYT và tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện có mối quan hệ hữu cơ với nhau Dịch
vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là một quá trình liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Giá trị và giá trị sử dụng của dược phẩm y
tế được tăng lên gấp bội khi TTBYT tham gia liên tục vào quá trình hoạt động dịch
vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện
Chủng loại TTBYT đơn giản hay phức tạp có ảnh hưởng đến tổ chức quản lý dịch vụ KCB tại bệnh viện Ngược lại, tổ chức dịch vụ KCB tại bệnh viện ở trình độ cao hay thấp đều đòi hỏi việc sử dụng TTBYT phải đáp ứng được yêu cầu Nhìn chung, mối quan hệ giữa quản lý dịch vụ khám chữa bệnh và TTBYT thay đổi theo những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật TTBYT của mỗi đơn vị và thay đổi theo sự phát triển của xã hội Vì vậy, để có được phương án tổ chức quản lý TTBYT hợp lý và
Trang 35hiệu quả, mỗi đơn vị phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnh hưởng của TTBYT đối với đơn vị mình
b) Trình độ chuyên môn của cán bộ sử dụng TTBYT tại bệnh viện
Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ ngành y tế nói chu g và cán bộ ngành y tế trong các bệnh viện Đa khoa nói riêng có vai trò quan trọ g đối với công tác quản lý TTBYT TTBYT là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất (Thuốc – Thầy thuốc – TTBYT) trong ngành y tế, đồng thời đây cũng là đối tượng đặc thù, là công cụ, dụng cụ có liên quan trực tiếp đến chăm sóc sức khoẻ con người Đầu tư máy móc thiết công nghệ kỹ thuật cao là điều quan trọng và rất cần thiết Nhưng người sử dụng kỹ thuật cao là yếu tố quyết định Để có thể quản lý và sử dụng TTBYT hiệu quả thì cần phải bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ sử dụng trong quá trình vận hành sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa TTBYT Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán
bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản máy móc thiết bị Có như vậy, nó mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và sử dụng có hiệu quả hơn trong khám chữa bệnh
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) nằm ở số
78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam
Bệnh viện Bạch Mai là BVĐK hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam, là tuyến cao nhất trong bậc thang điều trị của ngành y tế Bệnh viện hiện có 56 đơn vị với quy mô 3200 giường bệnh và hơn 4000 cán bộ và nhân viên y tế đang phục
vụ công tác, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học
Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%) Hàng năm bệnh viện tiếp nhận khám chữa bệnh và điều trị cho gần 2 triệu bệnh nhân ngoại trú và 165.000 bệnh nhân nội trú [20]
Nhờ phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cùng với việc chú trọng đầu
tư phát triển các kỹ thuật y học chuyên sâu gắn với đầu từ trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện được nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý sử dụng
Trang 36trang thiết bị y tế, bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện rất hiệu quả, là tấm gương sáng cho các đơn vị y tế khác noi theo
Để đảm bảo quản lý và khai thác có hiệu quả cao nhất các trang thiết bị y tế, bệnh viện đã ban hành quy định quản lý trang thiết bị y tế tại các đơn vị trong bệnh viện và quy trình quản lý vật tư trang thiết bị y tế Cụ thể:
Quy định quản lý trang thiết bị y tế tại các đơn vị trong bệnh viện quy định cách thức quản lý trang thiết bị y tế áp dụng đối với phòng Vật tư - TTBYT và đơn
vị sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai như sau:
1 Phòng Vật tư - TTBYT có trách nhiệm quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết
bị sử dụng đúng chức năng, vận hành hiệu quả và an toàn
2 Đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế có trách nhiệm phân công người chuyên trách vận hành, bảo quản thiết bị y tế tại đơn vị
3 Nhà cung cấp trang thiết bị có nhiệm vụ hướng dẫn người của đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế quy trình sử dụng thiết bị, điều kiện, chế độ làm việc, chế độ bảo quản, bảo dưỡng thiết bị và bàn giao đầy đủ thông tin, tài liệu hướng dẫn (tiếng Việt)
4 Khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng trang thiết bị, phải có đủ đại diện của phòng Vật tư - TTBYT , nhà cung cấp trang thiết bị và đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế Cả ba bên đồng thời kiểm tra tình trạng hoạt động của trang thiết bị
và ghi đầy đủ thông tin vào sổ lý lịch thiết bị sau đó ký nhận biên bản giao nhận trang thiết bị
5 Phòng Vật tư - TTBYT và nhân viên phụ trách trang thiết bị tại đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế cập nhật đầy đủ thông tin vào phần mềm quản lý trang thiết
bị và Sổ quản lý trang thiết bị ngay sau khi nhận bàn giao từ phía nhà cung cấp
6 Trang thiết bị y tế phải được khai thác sử dụng đúng chức năng, vận hành đúng quy trình, được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng; bảo quản và bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất, đảm bảo an toàn cho người bệnh và người vận hành
7 Khi trang thiết bị y tế có hỏng hóc hoặc sự cố xảy ra, đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế không được tự ý sửa chữa, phải thông báo ngay và tiến hành lập yêu cầu sửa chữa gửi phòng Vật tư - TBYT theo mẫu phiếu yêu cầu sửa chữa thiết bị
Trang 378 Trước khi chuyển trang thiết bị cần sửa chữa, bảo dưỡng cho phòng Vật tư – TTBYT, đơn vị sử dụng cần phải tiến hành khử nhiễm, khử khuẩn thiết bị, tránh lây nhiễm chéo
9 Phòng Vật tư - TTBYT phối hợp với các đơn vị sử dụng trang thiết bị y
tế lập kế hoạch và bảo dưỡng định kỳ hàng năm và triển khai thực hiện theo đúng
kế hoạch
10 Kết thúc hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, Phòng Vật tư - TBYT và đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế phải tiến hành cập nhật đầy đủ thông tin vào sổ lý lịch thiết bị
11 Trường hợp xảy ra các sự cố nghiêm trọng và tai nạn liên quan tới việc sử dụng trang thiết bị, đơn vị sử dụng cần thông báo với nhà sản xuất/ phân phối, cơ quan có thẩm quyền và lưu hồ sơ
Quy trình quản lý vật tư trang thiết bị y tế của bệnh viện được quy định như sau:
1 Sơ đồ quá trình mua và nhập vật tư trang thiết bị y tế:
Trang 38Hình 1.1 Sơ đồ quá trình mua và nhập vật tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện
Bạch Mai
2 Sắp xếp và bảo quản Kho vật tư
- Nguyên tắc sắp xếp kho:
+ Phân loại vật tư theo chủng loại, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
+ Vật tư và phụ tùng máy phải để trên kệ, chống cháy nổ, mối mọt
- Trách nhiệm của thủ kho:
+ Nhập xuất hàng theo yêu cầu, sắp xếp kho
+ Cập nhật thẻ kho hàng ngày: kiểm tra được về số lượng và chất lượng + Kiểm soát đáo hạn Bảo vệ tài sản kho
Trang 393.Sơ đồ quá trình xuất vật tư trang thiết bị y tế:
Hình 1.2 Sơ đồ quá trình xuất vật tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai
Nhìn chung, công tác quản lý TTBYT của bệnh viện Bạch Mai được tiến hành rất nghiêm túc, bài bản và chặt chẽ Tuy nhiên, công tác quản lý TTBYT tại bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế như: TTBYT của bệnh viện vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tình trạng các TTBYT bị thiếu, cũ, hỏng, khai thác quá mức vẫn còn nhiều, công tác bảo dưỡng, sửa chữa chưa được tiến hành kịp thời, việc kiểm tra giám sát quá trình quản lý sử dụng vẫn chưa hiệu quả Đây là những khó khăn chung của rất nhiều các bệnh viện công lập hiện nay, khi mà nhu cầu khám chữa bệnh của người dân liên tục tăng lên, nhưng cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư lại hạn chế Mặc dù vậy, nhờ sự quản lý chặt chẽ, tài tình của ban giám đốc
Trang 40bệnh viện mà bệnh viện Bạch Mai đã khai thác và sử dụng rất hiệu quả các trang thiết
bị y tế, trở thành một trong những bệnh viện có chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ hàng đầu Việt Nam
1.2.2 Quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Trị
Bệnh viện đa khoa Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số UBND ngày 05/8/1989 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị với quy mô bệnh viện hạng II và có 300 giường bệnh Ngày 21/9/2015, công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh, với quy mô hơn 500 giường bệnh được khánh thành Công trình được khởi công vào năm 2010, trên khu đất rộng 21 ha tại phường Đông Lương, TP Đông Hà; thay thế trụ sở cũ (đóng trên đường Lê Lợi) được đưa vào sử dụng từ năm 1997, nay
113/QĐ-đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nên luôn rơi vào tình trạng quá tải Tổng vốn đầu tư của công trình là 535 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ và ngân sách của địa phương
Bệnh viện đa khoa Quảng Trị là bệnh viện tuyến tỉnh và là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện TW Huế, với số lượt khám bệnh trung bình 400 - 500 bệnh nhân/ngày
và số lượt điều trị nội trú 900 - 1200 bệnh nhân/ngày Để khẳng định năng lực đúng với tầm vóc của bệnh viện đa khoa hạng I trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh nhà, các tỉnh lân cận và nước bạn Lào, bệnh viện đã đẩy mạnh phát triển các dịch
vụ kỹ thuật cao trên đầy đủ các lĩnh vực: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ sản, chuyên khoa và cận lâm sàng Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tay nghề và trình độ cao (2 Tiến sĩ, 14 Bác sĩ CKII, 17 Thạc sỹ, 36 Bác sĩ- Dược sĩ CKI), phương tiện kỹ thuật hiện đại, thái độ phục vụ tận tình Tất cả nhằm hướng tới một mục đích chung là đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh [22]
Bệnh viện đa khoa Quảng Trị là bệnh viện lớn nhất tỉnh Quảng trị với quy mô
500 giường bệnh nhưng thực tế thì Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, số giường thực kê lên đến 1178 giường Để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên, bệnh viện phải đầu tư một lượng máy móc thiết bị tương đối lớn Cụ thể năm
2018, giá trị máy móc thiết bị là 66.842 triệu đồng, chiếm 50% giá trị tài sản cố định hữu hình của bệnh viện Đến năm 2020, giá trị máy móc thiết bị là 124.615 triệu đồng, đạt tỷ lệ 91% Để quản lý trang thiết bị y tế hiệu quả, bệnh viện đã tiến hành