Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ THỊ HOÀNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HỒNH MƠ - ĐỒNG VĂN, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ THỊ HOÀNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HOÀNH MÔ - ĐỒNG VĂN, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2024 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ THỊ HOÀNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HOÀNH MÔ - ĐỒNG VĂN, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 31 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS Đàm Thanh Thủy THÁI NGUYÊN - 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Thái Nguyên, năm 2024 Tác giả Lý Thị Hoàng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biếPt ơn sâu sắc đối với cô giáo TS Đàm Thanh Thuỷ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn, các cơ quan, ban ngành huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ Thái Nguyên, năm 2024 Tác giả Lý Thị Hoàng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG .vi MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Ý nghĩa khoa học 3 5 Bố cục luận văn .3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 4 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 4 1.1.1 Khái niệm Khu kinh tế Cửa khẩu 4 1.1.2 Đặc điểm cơ bản của Khu kinh tế Cửa khẩu 6 1.1.3 Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu 7 1.1.4 Quản lý nhà nước cấp huyện đối với khu kinh tế cửa khẩu 9 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 21 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 21 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 21 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 24 1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, tỉnh Quảng Ninh 27 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .30 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30 2.2 Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 30 2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 31 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .32 iv Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HOÀNH MÔ - ĐỒNG VĂN, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH 33 3.1 Khái quát đặc điểm huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 33 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34 3.1.3 Đánh giá chung .39 3.2 Tổng quan về khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn .40 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khu Kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 40 3.2.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 40 3.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 46 3.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 50 3.3.1 Xây dựng quy hoạch phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 50 3.3.2 Tổ chức thực hiện các chính sách phát triển đối với Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 54 3.3.3 Điều hành, quản lý các hoạt động chủ yếu đối với Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 56 3.3.3 Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 68 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước khu kinh tế cửa khẩu hoành mô - đồng văn 69 3.4.1 Hệ thống chính sách, chế độ, văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với KKTCK .69 3.4.2 Toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế .73 3.4.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 74 3.4.4 Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước đối với khu kinhh tế cửa khẩu 74 3.4.5 Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 76 3.5 Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 78 v 3.5.1 Những thành công chủ yếu .78 3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 80 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HOÀNH MÔ - ĐỒNG VĂN, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH 86 4.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 86 4.1.1 Quan điểm .86 4.1.2 Phương hướng 87 4.1.3 Mục tiêu 88 4.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 89 4.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 89 4.2.2 Rà soát, đề xuất điều chỉnh chính sách để thu hút đầu tư, khuyến khích hoạt động kinh doanh trong khu KTCK 90 4.2.3 Đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng 91 4.2.4 Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại vào Khu kinh tế cửa khẩu 91 4.2.5 Đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh 92 4.2.6 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn .93 4.2.7 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu 95 4.3 Một số kiến nghị .96 4.3.1 Kiến nghị với Trung ương .96 4.3.2 Kiến nghị với Tỉnh 96 4.3.3 Kiến nghị với các Ban Quản lý cửa khẩu và các lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC .104 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Quy mô, tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Bình Liêu 34 Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến Bình Liêu 36 Bảng 3.3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và doanh thu vận tải, bốc xếp 36 Bảng 3.4: Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện .37 Bảng 3.5: Lao động và việc làm trong các ngành kinh tế .38 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu chung về Khu KTCK Hoành Mô - Đồng Văn 41 Bảng 3.7: Phân bổ các loại đất của Khu kinh tế .42 Bảng 3.8: Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn 44 Bảng 3.9: Dân số và nguồn lao động Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn .45 Bảng 3.10: Hiện trạng chất lượng nước sông Tiên Yên 45 Bảng 3.11: Cơ cấu bố trí nhân sự quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 48 Bảng 3.12: Tổng hợp hàng hóa qua lại cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 58 Bảng 3.13: Tổng hợp lưu lượng người, phương tiện qua lại cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 60 Bảng 3.14: Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 61 Bảng 3.15: Các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn 63 Bảng 3.16: Các dự án đầu tư xây dựng tại KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn 65 Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả bắt giữ, xử lý số vụ, đối tượng vi phạm 67 Bảng 3.18: Phát hiện, xử lý các vụ vi phạm 68 Bảng 3.19: Hệ thống các chính sách, văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với KKTCK đang thực hiện đến năm 2022 .70 Bảng 3.20: Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức tại khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn .75 Bảng 3.21: Số cán bộ vi phạm trong công việc tại khu kinh tế cửa khẩu .76 Bảng 3.22: Trang thiết bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 77 vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Nội dung quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu .19 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 49 Hình 3.1: Vị trí địa lý của Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 40 Hình 3.2: Vị trí KKT trong vùng 52 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất của Khu Kinh tế cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn 42 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm ranh giới hành chính xã Hoành Mô và xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.236 ha; dân số 10.000 người Là khu kinh tế đa ngành, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh; có lợi thế về tiềm năng thị trường xuất khẩu lớn phía bên kia biên giới do tiếp giáp với khu Phòng Thành (thành phố cảng Phòng Thành) và huyện Ninh Minh (thành phố Sùng Tả), tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) Là cửa ngõ giao lưu hoạt động, trung chuyển thương mại quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực miền núi Bắc bộ, vùng vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ Được thành lập theo Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ; kể từ khi thành lập đến nay, Khu kinh tế Cửa khẩu đã từng bước được đầu tư xây dựng và phát triển, có những đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Liêu và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, những năm gần đây kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) đạt bình quân khoảng 100 triệu USD/năm; xuất, nhập cảnh (XNC) phương tiện trên 10.000 lượt xe và trên 7.000 người/năm; thu ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm; nhiều dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bước đầu đã tạo ra diện mạo đô thị miền núi tương đối khang trang; sự giao lưu, hợp tác toàn diện về văn hóa, kinh tế với Trung Quốc được tăng cường Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn đang được Chính phủ 2 bên biên giới chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp thành Cửa khẩu Song phương trong năm 2023, và đang được tỉnh quan tâm chú trọng ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển biên mậu, du lịch Tuy nhiên, kết quả đạt được trong những năm qua của KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn vẫn chưa chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đáp ứng được kỳ vọng như những mục tiêu đã đề ra Quản lý nhà nước đối với KKTCK còn nhiều mặt hạn chế như: Tổ chức bộ máy QLNN đối với KKTCK nhiều bất cập, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng chuyên ngành tại KKTCK chưa thực sự thống nhất và hiệu quả; việc lập quy hoạch chung và quỵ hoạch chi tiết trong khu kinh tế cửa khẩu triển khai còn chậm và chất lượng chưa cao; một số vùng phụ cận còn thiếu quy hoạch, thiếu sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Nguồn lực nội sinh của Khu KTCK còn thấp kém; nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho Khu KTCK chưa đáp ứng được nhu cầu; kết nối giao thông và cơ sở hạ