1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép châu khê – thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh

117 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê – Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Tú
Người hướng dẫn Ts. Phạm Hương Giang
Trường học Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Địa lí Tự nhiên
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TÚ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NIN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TÚ

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ

THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TÚ

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ

THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Địa lí Tự nhiên

Mã số: 8.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Hương Giang

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 26.% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Tú

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo bộ phận Sau đại học, BCN khoa Địa lý, các thầy giáo, cô giáo khoa Địa lý- Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Hương Giang, người

đã tận tình hướng dẫn khoa học động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Phòng Tài Nguyên Môi trường Thành phố Từ Sơn, lãnh đạo UBND Phường và người dân sinh sống trong các làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê đã cung cấp cho tác giả số liệu và nhiều tài liệu nghiên cứu hữu ích để thực hiện đề tài

Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian có hạn và năng lực bản thân, luận văn không tránh khỏi thiếu sót Tác giả kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tú

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 9

6 Những đóng góp của đề tài 13

7 Cấu trúc của đề tài 13

PHẦN NỘI DUNG 15

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ - THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH 15

1.1 Cơ sở lí luận 15

1.1.1 Các khái niệm về môi trường và phát triển bền vững 15

1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường 18

1.1.3 Khái niệm làng nghề và vai trò của làng nghề 22

1.1.4 Tác động của hoạt động làng nghề đến sự phát triển kinh tế, sức khoẻ người dân và môi trường sinh thái 24

1.2 Cơ sở thực tiễn 29

1.2.1 Khái quát về hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng 29

1.2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 34

1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất và các chất thải độc hại trong việc tái chế sắt thép ở làng nghề Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 39

Trang 6

Chương 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC

Ở LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ, THÀNH PHỐ TỪ SƠN,

TỈNH BẮC NINH 48

2.1 Chất lượng môi trường nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê 48

2.1.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường nước 48

2.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước 51

2.2 Chất lượng môi trường không khí ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê 63

2.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường không khí 63

2.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 64

2.3 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí và nước ở làng nghề sắt thép Châu Khê 68

2.3.1 Công nghệ sản xuất còn lạc hậu 68

2.3.2 Hoạt động của con người 69

2.3.3 Các nguyên nhân khác 70

2.4 Tác động của ô nhiễm môi trường không khí và nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê đến môi trường sinh thái và sức khỏe người dân 70

2.4.1 Ảnh hưởng của chất lượng môi trường tới sức khoẻ cộng đồng 70

2.4.2 Ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến mĩ quan địa phương 73

2.4.3 Ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến sản xuất nông nghiệp 74

2.5 Xây dựng bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép Châu 76

2.5.1 Bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước 76

2.5.2 Bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường không khí 80

Tiểu kết chương 2 82

Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ Ở LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ, THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH 83

3.1 Sự cần thiết phải bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước và không khí 83

3.2 Cơ sở và định hướng đề xuất các giải pháp 84

3.3 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê 85

3.3.1 Giải pháp chính sách và quản lý nhà nước 85

3.3.2 Giải pháp về kĩ thuật và công nghệ 87

3.3.3 Giải pháp về quan trắc và giám sát chất lượng môi trường 90

Trang 7

3.3.4 Giải pháp về giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng, truyền thông 91

Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 Kết luận 94

2 Khuyến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

2 BOD5 Nhu cầu oxi sinh học

3 BVMT Bảo vệ môi trường

22 TNMT Tài nguyên Môi trường

23 UBND Uỷ ban nhân dân

24 TCCP Tiêu chuẩn cho phép

25 QCVN Quy chuẩn Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đặc trưng chất thải của các làng nghề ở Từ Sơn 32

Bảng 1.2 Số cơ sở sản xuất của làng nghề Châu Khê qua các năm 38

Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề Châu Khê 40

Bảng 2.1 Các thông số và TCCP trong phân tích chất lượng môi trường nước mặt 48 Bảng 2.2 Các thông số và TCCP trong phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 49

Bảng 2.3 Các thông số và TCCP trong phân tích chất lượng môi trường nước thải 50

Bảng 2.4 Danh sách vị trí lấy mẫu quan trắc 51

Bảng 2.5 Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2018 52

Bảng 2.6 Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2019 53

Bảng 2.7 Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2020 54

Bảng 2.8 Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2021 55

Bảng 2.9 Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2022 56

Bảng 2.10 Diễn biến chất lượng nước thải tại làng nghề Châu Khê, phường Châu Khê, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 60

Bảng 2.11 Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn 63

Bảng 2.12 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (µg/m3) 64

Bảng 2.13 Danh sách vị trí lấy mẫu quan trắc 64

Bảng 2.14 Kết quả quan trắc môi trường không khí đợt 6 tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 65

Bảng 2.15 Diễn biến thông số TSP tại vị trí QTMKK1- làng nghề Châu Khê giai đoạn 2018-2022 67

Bảng 2.16 Tỉ lệ người lao động mắc bệnh trên tổng số lao động (%) 71

Bảng 2.17 Tình hình sức khoẻ người dân Phường Châu Khê 72

Bảng 2.18 Thang điểm đánh giá chất lượng nước mặt cho mục đích cấp nước sinh hoạt 76

Bảng 2.19 Thang điểm chỉ số ô nhiễm nước mặt ở một số vị trí quan trắc tại làng nghề Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đợt 6 năm 2022 77

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình tái chế sắt thép từ phế liệu của làng nghề Châu Khê kèm

theo dòng thải 42Hình 1.2 Quy trình gia nhiệt, tẩy rỉ và mạ kẽm điện 45Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất tổng hợp kèm theo dòng thải 46Hình 2.1 Biểu đồ diễn biến giá trị thông số tiếng ồn đợt 6 của các năm giai đoạn

2018-2022 (dBA) 66Hình 2.2 Diễn biến hàm lượng Zn (mg/kg đất) trong đất sản xuất nông nghiệp tại

làng nghề Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh giai đoạn 2013-2017 75Hình 3.1 Mô hình thiết bị xử lí khí thải từ các lò nấu, nung thép 89Hình 3.2 Sơ đồ nguyên tắc công nghệ xử lý nước thải trong mạ kẽm 90

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các làng nghề ở Việt nam đã xuất hiện từ lâu, gắn liền với truyền thống sản xuất cũng như mang đậm nét văn hóa của dân tộc ở các vùng miền khác nhau Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế đất nước ngày càng sâu rộng, nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển Làng nghề không chỉ góp phần lưu giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc, góp phần trực tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn góp phần đáng kể trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của nhiều địa phương, giúp phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần khoảng cách về thu nhập giữa các vùng và giữa thành thị với nông thôn Sự phát triển các làng nghề về những thay đổi trong mưu sinh làng nghề hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn

Đóng góp của hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở nhiều làng nghề lên đến 60%- 80% tổng thu nhập Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi tích cực để thích ứng với yêu cầu mới, các làng nghề nước ta cũng đang đứng trước thách thức rất lớn đó là tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về môi trường Vấn đề đặt ra cho các làng nghề hiện nay là làm thế nào để duy trì và phát triển mạnh kinh tế các làng nghề mà lại không gây ô nhiễm môi trường nơi đây, nhằm hình thành các làng nghề phát triển bền vững

Phường Châu Khê thuộc Thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh, một làng nghề tái chế sắt thép có lịch sử hơn 4000 năm đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo mô hình công nghiệp hoá Cũng như nhiều làng nghề của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, phát triển sản xuất đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động, nhưng bên cạnh đó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Khác với nhiều làng nghề khác của Bắc Ninh, sản xuất tái chế sắt thép ở Châu Khê sử dụng nguyên liệu từ phế liệu được thu mua từ Hải Phòng, Thái Nguyên và các vùng lân cận Hầu hết các cơ sở sản xuất của làng nghề đều sử dụng công nghệ thô sơ lạc hậu, cũ kỹ, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính Đa số hệ thống xử lý chất thải chưa đạt tiêu chuẩn hoặc không có Trong khi đó, ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của

Trang 12

đại bộ phận dân cư làng nghề Chính vì vậy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phường Châu Khê ngày càng tăng mà nguyên nhân chính ở đây là do tác động của hoạt động tái chế của làng nghề gây ra

Từ thực tế đó, với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào công tác bảo vệ môi trường, làm trong sạch, lành lạnh môi trường quê hương Kinh Bắc nói riêng

và môi trường sinh thái nói chung, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê – Thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài của mình Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh

giá thực trạng chất lượng môi trường không khí và nước của làng nghề tái chế sắt thép Phường Châu Khê đồng thời đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề trong những năm sắp tới

2 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường không khí và nước làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê Thành phố Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh Đồng thời xác định những nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm môi trường cho làng nghề hiện nay và đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường làng nghề trong những năm sắp tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

- Thu thập, xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan đến đề tài để đưa ra được những phân tích, đánh giá chính xác về hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê- Thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh

- Khảo sát thực tế làng nghề kết hợp với xin ý kiến và nhận xét của chuyên gia

để tìm ra những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê- Thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh

- Trên cơ sở xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề, đề tài tiến hành đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động sản xuất của làng nghề đến môi trường

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường không khí và nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phốTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích hiện trạng môi trường không khí và nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm hai môi trường không khí và nước của làng nghề;

Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường không khí và nước cho làng nghề

- Về không gian: Nghiên cứu môi trường không khí và nước trong phạm vi không gian của làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê gồm các Khu phố (Đa Hội, Đa Vạn, Đồng Phúc, Trịnh Xá và Trịnh Nguyên) Đồng thời, nghiên cứu lấy mẫu quan trắc môi trường không khí tại cổng trường tiểu học khu phố Đa Hội Với môi trường nước, nghiên cứu lấy mẫu quan trắc tại cống thải cụm công nghiệp Châu Khê gần trạm bơm Đa Hội và môi trường nước mặt tại khu vực tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt của làng nghề sắt thép Đa Hội và cụm công nghiệp Châu Khê

- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung thu thập, phân tích, các số liệu, tài liệu liên quan đến nghiên cứu hiện trạng môi trường không khí và nước tại khu vực làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê từ năm 2018 đến năm 2022

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài

4.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt nam

Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và khu vực hoá nông thôn nói riêng Các làng nghề có tác dụng lớn đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ nghèo đói, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương thì tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực các làng nghề đang ở mức báo động bởi việc sử dụng các trang thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu trong sản xuất, sự thiếu ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của

Trang 14

nghệ hiện đại, cùng với sự buông lỏng quản lí của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó đã xác định nhiệm vụ cụ thể đặt ra là: “Khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp đảm bảo các điều kiện về xử lý môi trường” đây là cơ sở sát đáng để các

cơ quan quản lí từ trung ương đến địa phương ban hành các các quy định về bảo vệ môi trường ở các làng nghề hiện nay

Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường nông thôn đặc biệt là môi trường trong các làng nghề đã và đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học Nhiều đề tài cấp nhà nước đã được thực hiện nhằm phát hiện những vấn đề cấp bách và xác định những giải pháp bảo vệ môi trường để sao cho sự phát triển kinh tế trong các làng nghề thực

sự bền vững Trong đó nổi bật lên là sự nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học thông qua đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án, luận văn hay các bài viết dưới dạng sách, báo như là:

- Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi và cộng

sự, xuất bản năm 2005 nghiên cứu tổng thể về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra lịch

sử phát triển, tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường các làng nghề; cách phân loại các làng nghề; chỉ ra các đặc điểm cơ bản làng nghề Việt Nam hiện nay Từ

đó đã làm rõ được những tồn tại đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, đồng thời tiến hành dự báo sự phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010 và hơn cả tác giả đã đề xuất một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo sự phát triển bền vững cho các làng nghề và các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép Môi trường không khí bị ô nhiễm

có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất

do ô nhiễm không khí từ làng nghề"

Trang 15

Cũng trong đề tài này, việc khảo sát tại 3 làng nghề tại Bắc Ninh và Hưng Yên cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (xã Phong Khê, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh): “nồng độ CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 - 36 mg/l), hàm lượng phenol là 0,2mg/l, vượt TCCP 10 lần Bụi ở khu vực dân cư có nồng độ cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần CO tại khu vực sản xuất cao gấp 2 lần TCCP, tiếng ồn cao hơn TCCP từ 3 -

10 dbA”; Tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê (Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh):

“Không khí xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao lớn hơn TCCP 12 lần, tiếng

ồn lớn hơn 28 lần TCCP, bụi hơn 6 lần, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ không khí từ 4 - 5

0C”; Tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (xã Văn Lâm, huyện Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên): “nồng độ bụi lớn hơn TCCP 1h và 24h là 1- 4 lần và 3 - 6 lần, nồng độ HCl cao hơn TCCP 1,6 lần” [Lê Đức Thọ, 2008]

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các chính sách

và giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề nông thôn Việt Nam” của Đặng Kim

Tri [Đề tài cấp nhà nước, thuộc chương KHCN trọng điểm: “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên thai” - mã số KC.08, Viện Khoa học và công nghệ môi trường, 2006] Công trình đã tập trung nghiên cứu và đề xuất được một số nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường và phát triển bền vững các làng nghề Việt Nam Tác giả cũng đã bước đầu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu giúp cho công tác quản lý, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường làng nghề hiệu quả hơn

Đề tài“ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách

và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” của Đặng Kim Chi

[Đề tài cấp nhà nước mã số KC.08.09, thuộc Viện Khoa học và công nghệ môi trường, năm 2006] Công trình đã đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp như các giải pháp sản xuất sạch hơn, giải pháp xử lý cuối đường ống, giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường, quan trắc môi trường nhằm từng bước góp phần cải thiện môi trường

“Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

của Bạch Thị Lan Anh [Luận án Tiến sĩ Kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân, 2010] đã làm rõ thách thức của vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề là do sự

Trang 16

phát triển tự phát, thiếu quy hoạch Công trình đã phân tích và đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề truyền thống như: gắn bảo vệ môi trường với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tập trung phát triển hệ thống xử lí chất thải, nước thải; quy hoạch làng nghề tránh khu dân cư; đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất phù hợp với từng loại hình sản xuất, xây dựng hương ước trong bảo vệ môi trường

và phát triển bền vững

“Đánh giá thực trạng quản lí chất thải rắn tại các làng nghề tái chế phế liệu và

đề xuất các giải pháp quản lý” của Nguyễn Thị Kim Thái [Tạp chí Khoa học công nghệ

và xây dựng, số 9/5-2011] Kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là những khởi đầu cho các giải pháp thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho dân cư

ở các làng nghề trong điều kiện của Việt Nam

“Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện” của Nguyễn Thị Huế [Luận văn Thạc

sĩ trường Đại học Khoa học tự nhiên năm 2011] Đề tài đã phân tích và chỉ rõ nguồn gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề nấu rượu Vân Hà chủ yếu là do chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất rượu gây ra Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rượu đến môi trường, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp về đổi mới công nghệ sản xuất và xử lý nguồn thải sau sản xuất

4.2 Tình hình nghiên cứu ở Bắc Ninh

Là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhất của cả nước, các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cũng đã ra đời từ rất sớm Trải qua lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cùng mới tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các làng nghề ở đây đã bộc lộ nhiều hạn chế như: sự lạc hậu về quy trình công nghệ, cũ kĩ về phương tiện sản xuất, cũng như những bất cập trong quản lý, xử lý các nguồn chất thải từ sản xuất gây ra Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng cũng là đề tài được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu

“Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Ngọc Lan [Luận án Tiến sĩ,

trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội, 2013] đã tiến hành nghiên cứu,đánh giá và đưa

Trang 17

ra kết luận: hoạt động tại các làng nghề đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, môi trường sinh thái, cảnh quan trên địa bàn tỉnh Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững làng nghề, trong đó có giải pháp BVMT như: quy hoạch, sắp xếp lại đất đai, xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải; cải tiến công nghệ sản xuất, tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường…

“Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh” của Lê Xuân Tâm [Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt nam,

2014] đã cho thấy rõ hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề có xu hướng ngày càng gia tăng nghiêm trọng Đề tài còn chỉ ra được một số nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do việc chồng chéo, chưa rõ ràng trong thực hiện chức năng bảo vệ môi trường giữa các bộ, ngành, địa phương; sản xuất thủ công, tỷ lệ tự chế rất cao, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; năng lực quản lý hạn chế, dựa trên kinh nghiệm; thiếu mặt bằng

và vốn đầu tư…

“Phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Mai

Hương [Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Hà Nội, 2011]đánh giá thực trạng phát triển bền vững làng nghề trong những năm gần đây ở tỉnh Bắc Ninh và đề xuất phương hướng giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề Đặc biệt là từng bước thực hiện tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp làng nghề; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường; thanh tra và xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm các quy định

về môi trường làng nghề

“Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”, Nguyễn Thị Thắm [Luận văn

Thạc sĩ Khoa học Môi trường trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, năm 2011] Đề tài

đã đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề như: thực hiện “nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền”; đối với các dự

án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp làng nghề “phải lập báo cáo đánh tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công xây dựng”

Trang 18

“Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và môi trường nước tại một số làng nghề huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”, Nguyễn Thị Thu Hiền [Luận văn Thạc sĩ

Địa Lí trường ĐHSPHN, năm 2003] Trong đề tài, tác giả đã đánh giá tổng hợp môi trường không khí và nước trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cho phép, thông qua phân tích các chuỗi số liệu ở các thời điểm khác nhau đưa ra những nhận định về sự biến động chất lượng môi trường không khí và nước tại các làng nghề, đồng thời đề xuất và kiến nghị một số giải pháp phát triển bền vững

“Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh” Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ

gia đình đến môi trường sống của người dân và bảo tồn văn hoá phi vật thể của người dân làng nghề tái chế ở Bắc Ninh

“Môi trường làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực trạng và giải pháp”

[Khổng Văn Thắng, Tạp Chí Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn số 10, 9/2013] Tác giả

đã chỉ ra được thực trạng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt tại các làng nghề Bắc Ninh Đặc biệt, tác giả còn phân chia ra các mức độ ô nhiễm của từng làng nghề từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đối với từng nhóm ô nhiễm: ô nhiễm nhẹ,

ô nhiễm trung bình và ô nhiễm nặng

“Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước và không khí các làng nghề ở huyện

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” Vũ Thị Phượng, [Luận văn Thạc sĩ trường Đại học sư phạm

Thái Nguyên, năm 2021] Trong đề tài, tác giả đã đánh giá tổng hợp môi trường nước

và không khí trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cho phép, thông qua phân tích các chuỗi

số liệu ở các thời điểm khác nhau đưa ra những nhận định về sự biến động chất lượng môi trường nước và không khí tại các làng nghề ở huyện Yên Phong, đồng thời đề xuất

và kiến nghị một số giải pháp phát triển bền vững

Có thể nhận thấy đã có các đề tài nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Bắc Ninh song số lượng còn ít Về cơ bản các đề tài đã nghiên cứu giải quyết được một số vấn đề lí luận và thực tiễn, cũng như phân tích hiện trạng, xác định nguyên nhân tác động và đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường các làng nghề đang hoạt động tại tỉnh hiện nay Tuy nhiên các đề tài này chủ yếu là dừng lại ở việc nghiên cứu từng thành phần môi trường làng nghề riêng lẻ nên chưa đưa ra được những nhận xét,

Trang 19

đánh giá mang tính tổng hợp và toàn diện về môi trường các làng nghề, cũng như chưa

dự báo được xu hướng biến đổi của môi trường các làng nghề trong tương lai Trên tinh thần tham khảo và kế thừa một số kết quả nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn của các công trình đề tài nghiên cứu trước đó, khắc phục và bổ sung những nội dung còn thiếu như đã nói ở trên, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài với một quy trình và nội dung có sự đầy đủ, chi tiết, xác thực và thuyết phục hơn trên một phạm vi không gian nhỏ và cụ thể hơn

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm hệ thống

Theo L.Bortalant thì “Hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ” Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành một hệ thống ở cấp thấp hơn Theo quan điểm này, đối tượng nghiên cứu là một hệ thống các bộ phận cấu thành một cách tương đối hoàn chỉnh, giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và có khi làm thay đổi toàn bộ hệ thống đó Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí là là các thể tổng hợp tự nhiên thì việc nhìn nhận đối tượng theo quan điểm hệ thống là rất cần thiết, không thể thiếu trong việc nghiên cứu,đánh giá mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

Khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại

làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê – Thành phố Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh” vận dụng

quan điểm hệ thống vào trong đề tài thực chất là nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên (môi trường) và kinh tế - xã hội (con người) Cụ thể là dựa trên quan điểm này cho phép tác giả xác định được những nguyên nhân và mức độ tác động của tất cả nhân tố đó đến hiện trạng môi trường không khí và nước ở làng nghề, cũng như dự đoán được sự biến đổi và phát triển môi trường làng nghề trước những nhân tố tác động đó theo không gian và thời gian

5.1.2 Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu các sự vật, hiện tượng địa

lý phải đặt trong mối quan hệ tương tác với nhau Khi nghiên cứu chất lượng môi trường

Trang 20

làng nghề Thành phố Từ Sơn, trước hết phải đánh giá từng yếu tố của môi trường thành phần không khí, nước từng bộ phận làng nghề, tiếp đến đánh giá mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường Giữa các khu vực làng nghề với các khu vực lân cận Cuối cùng là đánh giá tổng hợp để đưa ra nhận định chung và biện pháp khắc phục đối với hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, quan điểm tổng hợp được tác giả áp dụng xuyên suốt quá trình

5.1.3 Quan điểm lãnh thổ

Một đặc điểm nổi bật của địa lí đó là tính không gian Có nghĩa đối tượng địa lý nào cũng gắn với một lãnh thổ cụ thể, do đó các vấn đề nghiên cứu không tách rời khỏi lãnh thổ đó Trong đề tài này, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và nước được giới hạn trong làng nghề sắt thép Châu Khê Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước của làng nghề mà còn ảnh hưởng sang khu vực khác theo sự phân tán của hướng gió và theo dòng chảy của sông Ngũ Huyện Khê Vì vậy, vận dụng quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu là yếu tố không thể thiếu để phân tích, đánh giá tổng thể các điều kiện tương tác trong phạm vi của làng nghề và các vùng lân cận

5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững dựa trên sự kết hợp hài hoà và chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Giữa phát triển kinh tê và môi trường làng nghề đang tạo nên những xung đột khó dung hoà do kinh tế phát triển khi chưa có biện pháp hạn chế và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường

Vận dụng quan điểm này để tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và đưa ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những xung đột và mâu thuẫn

là yêu tố quan trọng khi nghiên cứu về môi trường làng nghề.Vì vậy, áp dụng quan điểm này vào đề tài là phải tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường cho các làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thực địa và khảo sát thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí tự nhiên nhằm kết hợp, so sánh, đối chiếu với các phương pháp nghiên cứu trong phòng để đưa ra các kết

Trang 21

quả xác thực, khách quan Áp dụng phương pháp này vào trong đề tài, nhằm cung cấp các thông tin thực tế, làm rõ hơn mức độ ô nhiễm môi trường, chỉ rõ các nguyên nhân

và ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tới môi trường và đời sống người dân tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đi thực tế địa bàn chụp ảnh tư liệu, tìm hiểu quy trình tái chế sắt thép, gặp gỡ trao đổi với người dân địa phương, với chính quyền địa phương và cơ quan quản lí quản môi trường để thu thập thông tin cần thiết Kết quả của phương pháp này sẽ là sự đánh giá khách quan, chính xác vấn đề cần nghiên cứu, khắc phục những hạn chế thường gặp của phương pháp nghiên cứu trong phòng, nhất

là khi nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương, vốn là một

vấn đề khá nhạy cảm

5.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu

Đây là phương pháp được thực hiện dựa trên việc thu thập các tài liệu bằng cả chữ và số đến từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tổng kết hay thường kì của các

cơ quan chức năng, các công trình là đề tài các cấp, luận văn, luận án, sách, báo, Sau

đó tiến hành chọn lọc, phân loại và xử lí chúng một cách khoa học nhất để có được những thông tin cần thiết song phải mang tính chính xác, khách quan và đáng tin cậy hơn Đối với đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập và xử lí các tài liệu,dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, cụ thể là:

- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường qua các năm tại địa bàn nghiên cứu do Trung tâm Quan trắc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh cung cấp

- Các số liệu báo cáo tại Phòng kinh tế và môi trường Thành phốTừ Sơn

- Các công trình khoa học là các đề tài các cấp, luận văn, luận án, do các cá nhân hoặc các cơ quan nghiên cứu có uy tín thực hiện

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu và các báo cáo thường niên khác của các cơ quan chức năng địa phương có liên quan đến

đề tài

- Các bài viết về làng nghề, ô nhiễm làng nghề, đặc biệt là quy trình,hiện trạng sản xuất tại các làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí, sách báo, tivi, mạng Internet

Trang 22

5.2.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn

* Đối tượng phỏng vấn: Hộ trực tiếp sản xuất tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê

- Số lượng 20 hộ

- Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp

- Nội dung phỏng vấn gồm:

+ Thông tin cá nhân người được hỏi: Họ tên, địa chỉ,…

+ Nội dung điều tra: Quy mô, quy trình công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu, các nguồn thải Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới môi trường, sức khỏe người dân và đến an ninh xã hội; kiến nghị của người dân…

- Nội dung phiếu khảo sát

+ Thông tin cá nhân người được hỏi: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên hệ (nếu có)

+ Nội dung khảo sát: Đánh giá chất lượng môi trường không khí, nguồn nước, chất thải Ảnh hưởng của hoạt động tái chế kim loại hoặc đến môi trường không khí và nước Đánh giá công tác quản lí của chính quyền địa phương về môi trường và một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng trước sự thay đổi ngày càng xấu đi của môi trường tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

5.2.4 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí(GIS)

Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí Quá trình nghiên cứu địa lí đều được bắt đầu và kết thúc từ bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp hữu hiệu được sử dụng để thể hiện một cách trực quan, sự phân bố theo không gian của các thành phần tự nhiên và phục vụ cho việc trình bày kết quả nghiên cứu dễ dàng, dễ hiểu hơn

Bản đồ vừa là nội dung vừa là phương tiện để thể hiện kết quả nghiên cứu đề tài Tất cả các bản đồ được xây dựng cần phải đảm bảo được tính khách quan, tính

Trang 23

thống nhất, chính xác về ranh giới khoanh vi, địa danh Vì vậy cần thiết phải sử dụng các công cụ phần mềm tin học cùng với hệ thông tin địa lí trong quá trình thực hiện đề tài Các bản đồ của đề tài gồm: bản đồ vị trí khu vực làng nghề; sơ đồ vị trí các điểm quan trắc, lấy mẫu; bản đồ hiện trạng chất lượng không khí, và nước khu vực làng nghề đều được thành lập bằng phần mềm Mapinfo và được quản lí trong

cơ sở dữ liệu của GIS

5.2.5 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập ý kiến của các chuyên gia trong việc nhận định, đánh giá một vấn đề thực tiễn Đây là phương pháp có độ tin cậy cao giúp cho người nghiên cứu có được những thông tin một cách khách quan, đa chiều

về vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến từ các cơ quan chức năng ở địa phương, những tác giả của các công trình nghiên cứu có liên quan Đây là một trong những cơ sở để tác giả đưa ra những đánh giá về hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thành phố Từ Sơn; những tác động đến môi trường sống và sức khoẻ người dân cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp

6 Những đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:

- Phân tích được hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Chỉ rõ các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước

ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Đánh giá được những tác động của ô nhiễm môi trường đối với đời sống người dân và môi trường sinh thái ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Đề xuất được các giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường cho làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung

và kết luận Trong đó phần nội dung gồm 3 chương:

Trang 24

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu hiện trạng môi trường không khí và nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Chương 2 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Chương 3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước và không khí ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Trang 25

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ - THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Các khái niệm về môi trường và phát triển bền vững

1.1.1 Các khái niệm về môi trường

a Khái niệm về môi trường

Môi trường có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Trong Địa lí học, nó được gọi là môi trường xung quanh hay môi trường địa lí

Môi trường địa lí được hiểu “là bộ phận tự nhiên của trái đất bao quanh con

người, xã hội loài người lúc này ở vào tình trạng phối hợp hành động với bộ phận

tự nhiên đó một cách trực tiếp, nghĩa là bộ phận tự nhiên đó có liên quan gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người” (X.V.Kaletxnic)

Điều 1- Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam định nghĩa môi trường như sau:

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật

thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”

Theo đó, môi trường được tạo bởi các yếu tố, trong đó không khí và nước cùng với các khu dân cư và khu sản xuất là các yếu tố tất yếu để duy trì sự tồn tại của con người Như vậy việc nghiên cứu và bảo vệ môi trường các làng nghề là rất cần thiết, bởi khi hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống tại các địa phương của làng nghề và các vùng xung quanh

b Khái niệm môi trường nước

Nước trong tự nhiên tồn tại ở nhiều nơi khác nhau và biến đổi không ngừng từ thể rắn sang thể lỏng hoặc khí và ngược lại Môi trường nước bao gồm tất cả các nguồn nước trong sông ngòi, ao, hồ chứa, đầm lầy, nước ngầm, biển, đại dương và hơi nước

Trang 26

trong khí quyển Nó có quan hệ chặt chẽ với môi trường nói chung và là thành phần quan trọng của sinh cảnh và sự sống Nước là thành phần không thể thiếu, có vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất, đóng vai trò quyết định trong sự cân bằng nhiệt độ trên Trái Đất

Trong toàn bộ lớp nước trên Trái Đất có đến 97% là nước mặn (ở biển và đại dương), chỉ có 3% là nước ngọt Trong tổng lượng nước ngọt thì tồn tại ở thể rắn (băng) chiếm tới 68,7%, nước ngầm 30,1%, nước trên mặt chỉ có 0,3% và 0,9% còn lại là tồn tại ở thể khác Xét trong tổng nước mặt ngọt thì nước trong các hồ đầm chiếm 98%, nước trong các sông chỉ có 2%

“Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo” (Theo Khoản 3 Điều

2 Luật tài nguyên nước 2012) Các dòng chảy trên mặt chủ yếu là sông, suối, kênh…

do mưa, băng tuyết tan và nước ngầm cung cấp Nước được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và rất dễ bị thay đổi thành phần, tính chất bởi các hoạt động khác nhau của con người

Nước ngầm hay “Nước dưới đất là nước chứa trong các tầng nước dưới đất” (Theo khoản 4 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012) Cơ chế hình thành nước ngầm là

do một phần nước mưa rơi xuống, băng tuyết tan và nước biển, đại dương được thấm qua tầng đá thấm nước, tích trữ trong các không gian rỗng của đất, trong các khe nứt của đá đến tầng không thấm nước thì sẽ tạo thành dòng nước ngầm Nước ngầm có đặc điểm là thấm hút rất nhanh (đặc biệt ở những vùng đá trầm tích) và có quan hệ mật thiết với nước mặt Do vậy thành phần và tính chất của nước ngầm sẽ bị thay đổi khi nước mặt thay đổi Tuy nhiên, do nằm sâu ở dưới lòng đất nên nhiệt độ, thành phần và các tính chất của nước ngầm thay đổi chậm hơn Ở những vùng có tầng nước ngầm sâu

và áp lực lớn, chất lượng nước ngầm tương đối tốt và được con người khai thác vào nhiều mục đích khác nhau

Trong tự nhiên, nước chứa nhiều loại chất khác nhau bao gồm kim loại, khoáng chất, chất dinh dưỡng, vi sinh vật và chất hữu cơ Màu tự nhiên của nước thường được xác định bởi các chất rắn lơ lửng và phụ thuộc bởi góc phản xạ hoặc khúc xạ của ánh

nắng mặt trời Theo QCVN01:2009/BYT, “nước sạch là nước trong, không màu,

không mùi vị lạ, không chứa tạp chất có hại, không có mầm gây bệnh”

Trang 27

c Khái niệm môi trường không khí

Môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật trên Trái Đất [35]

Thành phần của không khí gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước

và một số chất khí khác Các tầng của khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày

và đêm

Thành phần và chất lượng không khí xung quanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động hàng ngày của con người Ngược lai, chất lượng môi trường không khí xung quanh cũng ảnh hưởng trực tiếp trên cả sức khỏe con người và các hệ sinh thái của Trái đất (Nguồn: National Health and Medical Research Council (NHMRC) - Australia)

1.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện từ những năm đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên

và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng đến sự phát triển kinh tế mà phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [9]

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua báo cáo Brundtland (còn gọi là báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED Báo cáo này ghi rõ Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai…”

Hội nghị môi trường toàn cầu tại Rio de Janerio (6/1992) đưa ra khái niệm: phát triển bền vững nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and

Trang 28

ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”

Khái niệm Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó, nhằm đảm bảo có

sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn

1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

1.1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Khoản 8 Điều 3 - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 đã chỉ rõ “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”

1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước

a Ô nhiễm môi trường nước

Nước tự nhiên thường trong suốt, không mùi, không vị Khi nước xuất hiện màu, mùi và vị lạ theo hướng xấu đi, trở nên độc hại đối với sức khỏe con người và sinh vật thì được hiểu là nước bị ô nhiễm Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật

Trong hiến chương Châu Âu cũng chỉ rõ: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung

do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”

Các khu vực nước bị ô nhiễm thường gặp là vùng nước ngọt trên mặt, vùng biển gần bờ và vùng biển kín trong lục địa Đây là những khu vực thường tiếp nhận hàm lượng các chất thải, muối khoáng quá cao, vượt quá khả năng tự chuyển hóa và cân bằng của tự nhiên Từ đó gia tăng tính chất độc hại, giảm nồng độ ô xi trong nước

b Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão, xá chết của các loài sinh vật… Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào các mạch nước

Trang 29

ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các khu vực có nước bị ô nhiễm cũng có nguy

cơ nhiễm hoá chất Hoạt động phun trào của núi lửa cũng thường mang theo nhiều khói bụi lơ lửng cũng làm cho nguồn nước khu vực xung quanh bị nhiễm bẩn Ô nhiễm nước

do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu như hiện nay

Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo bao gồm:

Thứ nhất, rác thải và nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, nhà

hàng, khách sạn, bệnh viện… thường chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy như protein, lypit, và các chất Na+, K+, CL… dễ gây ô nhiễm Đa phần lượng nước thải hàng ngày chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường (sông suối, ao, hồ) làm giảm lượng oxy trong nước khiến cho giới sinh vật khó tồn tại Mức độ ô nhiễm tỉ lệ thuận với quy mô dân số, đặc biệt là ở các thành phố lớn có mật độ dân số rất cao Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao

Thứ hai, nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải tại các đô thị, nước thải công nghiệp có thành phần cơ bản không giống nhau, mà phụ thuộc vào từng phân ngành sản xuất công nghiệp Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp so với nước thải đô thị Chỉ số này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là nhu cầu oxy hoá hoá học (COD), nhu cầu oxy hoá (BOD), chất rắn lơ lửng (TSS) ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế, các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người [13]

Trang 30

1.1.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

a Ô nhiễm môi trường không khí

Theo World Health Organization, “ô nhiễm không khí là sự nhiễm bẩn của không khí do sự hiện diện của các chất trong khí quyển có hại cho sức khỏe của con người và các sinh vật khác hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu hoặc vật liệu” Tình trạng ô nhiễm không khí xảy ra khi có một hàm lượng lớn các tạp chất tiêu cực tham gia vào cấu tạo thành phần không khi gây mất cân bằng nguyên thủy, từ đó tạo ra các phản ứng có hại đến với môi trường của các sinh vật sống cùng tồn tại trong xã hệ ấy

b Các tác nhân gây ô nhiễm không khí

Chất gây ô nhiễm không khí tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ở dưới 3 định hình cơ bản: Chất rắn, chất lỏng và không khí Nguồn gốc của các vật thể này cũng đa dạng không kém, thường tồn tại ở trong rất nhiều dạng môi trường tự nhiên mà có thể phân loại ra thành 2 nguồn gốc cơ bản: nguồn gốc sơ cấp với khi chất gây ô nhiễm được phát thải từ quá trình chẳng hạn như từ đốt nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và xăng, từ hoạt động công nghiệp trong sử dụng than và

gỗ để sản xuất hàng hoá,từ tro từ phun trào núi lửa; từ các hoạt động sản xuất của con người trong nông nghiệp, từ các phương tiện giao thông vận tải đi lại và trong quá trình vận chuyển hàng hoá (khi chiếc xe đốt cháy xăng, nó phát ra các chất gây ô nhiễm trong không khí: carbon monoxide, hydrocarbon, oxitnito và vật chất hạt, từ việc đốt rác thải, xây dựng và phá vỡ… Và nguồn gốc thứ cấp, các chất gây ô nhiễm thứ cấp hình thành trong không khí khi các chất ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương tác với các thành phần môi trường Ozon tầng mặt đất là một ví dụ nổi bật của một chất gây ô nhiễm thứ cấp

* Chất gây ô nhiễm sơ cấp thường gặp:

Cacbon Đioxit (CO2): là hợp chất có trong tự nhiên, dễ thấy nhất là được sản sinh thông qua hoạt động hô hấp của con người và động vật Hiện nay, nồng độ CO2 ở trong không khí đã và đang gia tăng ngày càng nhanh chóng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoả hoạn, quy trình công nghiệp, lâm nghiệp, sinh hoạt và các hoạt động trao đổi chất của việc lấy các loại nhiên liệu hóa thách làm chất đốt

Trang 31

Oxit Nito (NO và NO2) cũng được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu phục

vụ cho cách hoạt động sản xuất, khí thải ô tô, phát điện, quy trình công nghiệp và sinh hoạt Đây cũng được coi là loại chất khí độc hại phổ biến nhất hiện nay bởi hoạt động sản xuất sản sinh phản ứng hóa học là vô cùng nhiều

Sunfur Đioxit (SO2) một hợp chất khí không màu, có mùi, lưu huỳnh đioxit được tạo thành trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch hoặc dầu có chứa tạp chất

là lưu huỳnh, từ khí thải ô tô, quy trình công nghiệp

Cacbon monoxit (CO) là một chất gây ô nhiễm phổ biến nhất, các hoạt động đốt cháy nhiên liêu, vận hành các loại động cơ máy móc chính là nguyên nhân sản sinh ra loại hợp chất không màu không mùi này Tiếp xúc với CO có thể gây hại nghiêm trọng vì nó dễ dàng thay đổi ôxi trong máu, dẫn đến ngạt thở ở nồng độ và thời gian tiếp xúc cao

Các hạt mịn (PM) là hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn, có khả năng bay lơ lửng trong không khí Các hạt mịn có nguồn gốc đến từ các đám cháy, khói bụi, công trường xây dựng và đường không trải nhựa; đất, bồ hóng, Nhưng nó chủ yếu là do khói của việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong hoạt động công nghiệp hay khí thải từ các phương tiện giao thông chạy bằng xăng, rác thải, cháy rừng, Bụi mịn chứa hàm lượng khí CO, SO2 hay NO2 cao, khiến cho tế bào thiếu oxy, gây ảnh hưởng xấu đến tim, phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể vì chúng có thể được hít sâu vào bên trong phổi và bị mắc kẹt bên trong hệ thống hô hấp dưới Nó gây tác động tới đường thở, làm nghiêm trọng thêm bệnh hen suyễn, dẫn tới nhịp tim không đều

Các kim loại nặng như chì, thủy ngân, được phát ra từ việc chế biến kim loại, đốt chất thải, đốt nhiên liệu hoá thạch Nhiễm độc chì và thủy ngân gây rối loại các chức năng sinh học của cơ thể, gây ra các biến chứng khôn lường hoặc cũng có thể dẫn đến tử vong Tác động bất lợi lên nhiều hệ thống cơ thể; có thể góp phần vào việc mất tập trung của trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến tim mạch của người lớn

* Các chất gây ô nhiễm thứ cấp gồm:

Hàm lượng được tạo ra từ các chất ô nhiễm chính và các hợp chất trong khói quang hóa Sương khói là một loại ô nhiễm không khí Khói hiện đại thường đến từ khí

Trang 32

thải xe cộ và công nghiệp đang được hoạt động trong khí quyển bởi theo nguyên lí tia cực tím ánh sáng từ mặt trời để tạo thành các chất ô nhiễm thứ cấp cũng kết hợp với lượng khí thải chủ yếu để tạo thành sương khói quang hóa

Ozone tầng mặt (O3) được hình thành bởi một phản ứng pức tạp giữa Nitow đioxit

và hydrocacbon khi có ánh sáng mặt trời Ozone (O3) là thành phần quan trọng của tầng đối lưu - tầng thấp nhất của khí quyển Ở nồng độ cao bất thường do các hoạt động của con người gây ra, nó là một chất gây ô nhiễm và là thành phần của sương khói

1.1.3 Khái niệm làng nghề và vai trò của làng nghề

1.1.3.1 Khái niệm, phân loại làng nghề

* Khái niệm làng nghề

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau về làng nghề Tuy nhiên khái niệm làng nghề phải được xem xét ở cả hai khía cạnh: làng và nghề Khi đạt đến quy mô và tính ổn định nhất định thì mới được coi là làng nghề

Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 26/12/2011 thì làng nghề được hiểu là một hoặc nhiều cụm dân cư hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường có hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới tỉ lệ lao động nhất định về lao động làm nghề, mức thu nhập từ nghề so với tổng lao động và thu nhập của làng (Bộ NN và PTNN)

Trong lịch sử, có nhiều làng nghề được hình thành từ lâu đời (còn gọi là làng nghề truyền thống), được duy trì từ đời này sang đời khác, sản phẩm được ra đời dựa trên kĩ năng, kĩ xảo và bí kíp “bí truyền” Nổi bật như làng Lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Đại Bái… Hiện nay với xu hướng hội nhập, làng nghề phát triển mạnh với nhiều ngành nghề, loại hình sản xuất, sản phẩm đa dạng như tái chế kim loại, sản xuất giấy, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng Nhìn chung thì các làng nghề này đều có những đặc điểm cơ bản là:

- Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Điển hình

là các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định

- Cơ sở hạ tầng hạn chế: chủ yếu tận dụng ngay nhà ở làm nơi sản xuất hoặc có lán che, căng bạt mang tính tạm bợ Bãi tập kết sản phẩm và nguyên vật liệu nằm gần khu dân cư không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường

Trang 33

- Quy trình công nghệ lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời trước Máy móc, trang thiết bị cũ kĩ, thô sơ không đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường Gần đây, các làng nghề mới đã bước đầu áp dụng công nghệ sản xuất mới, áp dụng máy móc hiện đại cho năng suất và chất lượng cải thiện hơn trước rất nhiều

- Đại bộ phận lao động trong các làng nghề đều là lao động địa phương từ chính các hộ dân, trình độ chuyên môn thấp

- Tổ chức sản xuất và quy hoạch các làng nghề còn mang tính tự phát, manh mún Chủ yếu là quy mô nhỏ, hộ gia đình hay lớn hơn là hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân một thành viên Không gian sản xuất nằm lẫn không gian sinh hoạt của người dân gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và các hoạt động của dân cư trong làng

* Phân loại làng nghề

Do số lượng làng nghề rất lớn, sản phẩm đa dạng, phương thức sản xuất phong phú nên có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau Mỗi làng nghề có sản phẩm khác nhau sẽ có quy trình sản xuất, nguyên liệu và chất thải khác nhau, từ đó cũng ảnh hưởng khác nhau đến môi trường Vì vậy tác giả lựa chọn cách phân chia làng nghề dựa vào sản phẩm và phương thức sản xuất Theo cách phân chia này, làng nghề được chia thành các loại như sau:

- Làng nghề thủ công: sản phẩm là các đồ dùng hàng ngày trong gia đình như chiếu, dụng cụ mây tre đan, dao Thông thường các làng nghề này sản xuất thủ công, dụng cụ giản đơn, chi phí thấp

- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: như chạm khắc gỗ, đá, dệt thảm, đồ bằng bạc, các sản phẩm mang giá trị giải trí, văn hóa, trưng bày

- Làng nghề công nghiệp: Sản xuất các sản phẩm giấy, dệt may, tái chế kim loại, thuộc da với khối lượng tương đối lớn, sử dụng máy móc và có quy trình sản xuất cụ thể

- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, sản xuất bún, bánh, nấu rượu, giết mổ gia súc, làm giò chả…

- Làng nghề sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng như gạch, ngói, cát… Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu sâu làng nghề tái chế kim loại

Trang 34

1.1.3.2 Các tiêu chí công nhận làng nghề

Theo quy định của Chính Phủ tại số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn và được hướng dẫn cụ thể tại thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của BNN&PTNT, để trở thành làng nghề thì cần đạt đủ 3 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề

- Hoạt động sản xuất kinh doanh giữ ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm

đề nghị công nhận

- Chấp hành tốt chính sách đầy đủ quy định của pháp luật và nhà nước

Làng nghề truyền thống là làng phải đạt tiêu chí làng nghề và có tối thiểu một nghề truyền thống được công nhận

1.1.4 Tác động của hoạt động làng nghề đến sự phát triển kinh tế, sức khoẻ người dân và môi trường sinh thái

Cùng với quá trình phục hồi và phát triển các làng nghề, số lượng làng nghề trên phạm vi cả nước tăng lên nhanh chóng Hiện nay cả nước có khoảng 1400 làng nghề được công nhận và hơn 3000 làng có nghề Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề và sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển với khả năng đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, kĩ thuật, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý môi trường tại khu vực của các làng nghề nông thôn đã làm cho môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường hiện nay là do các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, nằm lẫn trong khu dân cư, khó khăn trong việc xây dựng hệ thống xử lí chất thải Mặt khác đầu

tư cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn chưa thích đáng, ý thức của một bộ phận dân cư chưa cao, trở thành mối đe dọa thường trực với môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề cũng như khu vực xung quanh

1.1.4.1 Tác động đến kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân

a Đối với kinh tế - xã hội

- Hoạt động của các làng nghề là một trong những hướng hiệu quả trong giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở nước ta Với đặc trưng cơ bản là nước nông

Trang 35

nghiệp, hiện Việt Nam có 65,8% lao động ở khu vực nông thôn, quỹ thời gian lao động mới đạt khoảng 65%, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn khá cao (9,0% - 2020) Việc hình thành và hoạt động của các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm và giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm cho một lực lượng lớn nguồn lao động tại làng nghề và các khu vực lân cận Theo thống kế hàng năm tại các làng nghề đã thu hút khoảng 30% tổng số lao động của địa phương Ngoài ra đặc thù của làng nghề là chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, công việc giản đơn nên có thể tận dụng được nhiều đối tượng lao động khác nhau vào sản xuất như lao động nông nhàn, thời vụ hay kể cả dưới độ tuổi lao động, người già

- Sản xuất làng nghề góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đẩy nhanh tốc

độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mới trong thời đại công nghiệp Các hoạt động phi nông nghiệp của làng nghề còn góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động của địa phương và cao hơn so với các hộ thuần nông Ngoài ra làng nghề còn góp phần thúc đẩy các hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi nguyên vật liệu và sản phẩm của làng nghề Đặc biệt hoạt động tham quan du lịch tại nhiều làng nghề truyền thống đã thu hút lượng khách khá lớn cho địa phương

- Làng nghề có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao tổng giá trị sản phẩm hàng hóa cả nước Mặc dù đa số quy mô sản xuất của làng nghề đều nhỏ nhưng số lượng nhiều phân bố rộng khắp, loại hình sản phẩm đa dạng đang góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa khá lớn góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tổng giá trị sản phẩm hàng hóa chung của các địa phương và cả nước Đồng thời là nhân tố thúc đẩy kinh tế hàng hóa nông thôn phát triển Thực tế cho thấy địa phương có hoạt động làng nghề phát triển thì kinh tế hàng hóa cũng phát triển hơn

- Với đặc thù là kinh doanh hộ gia đình, vốn đầu tư không lớn, hoạt động sản xuất làng nghề còn rất thuận lợi trong việc thu hút được nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cho phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Thực tế cho thấy, nhờ hoạt động sản xuất làng nghề mà đời sống người dân tại địa phương được cải thiện rõ rệt, các vùng nông thôn mới được hình thành ngày càng nhiều Theo thống kê của trung tâm thống kê tỉnh Bắc Ninh trong tổng số 62 làng nghề

Trang 36

trên phạm vi cả tỉnh thì có tới trên 40% số làng nghề thuộc xã nông thôn mới Tại hầu hết các làng nghề 100% đường làng đã được bê tông hóa, tỉ lệ các trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia đều cao hơn các xã không có làng nghề, xuất hiện các làng “tỷ phú” nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh làng nghề… [29]

- Tuy nhiên, hoạt động làng nghề cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế- xã hội đáng quan tâm Sự phát triển các làng nghề kéo theo sự tập trung lượng lao động lớn từ các địa phương khác tới gây khó khăn cho các vấn đề về xã hội: trật tự an ninh

và các tệ nạn ngày càng gia tăng Nhu cầu mở rộng không gian sản xuất làng nghề kéo theo việc làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhà ở và không gian sống khác Hơn nữa việc phát triển làng nghề còn tạo nên sức ép lớn đến hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa phương đều ở mức quá tải và bị xuống cấp nghiêm trọng Đây là những thách thức lớn cần được giải quyết để các làng nghề có thể phát triển một cách bền vững

b Đối với sức khỏe người dân

Với không gian sản xuất chật hẹp, cơ sở sản xuất xen lẫn khu vực nhà ở của người dân nên gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân Do tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra tại các làng nghề hiện nay đã làm gia tăng số người mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại các làng nghề Tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây Qua khảo sát một số làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, tuổi thọ trung bình của người dân giảm, thấp hơn 10 năm so với các làng không làm nghề (Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường- Văn phòng Quốc hội)

Khảo sát của Tổng cục Môi trường – Bộ TNMT đã cho thấy “ nguồn nước tại

khu vực làng nghề (cả nước mặt và nước ngầm ) đang được sử dụng vào sinh hoạt và sản xuất đã bị nhiễm độc, nhiều chỉ số vượt QCCP gấp nhiều lần Hàng ngày, hàng trăm nghìn tấn chất thải và hàng nghìn mét khối nước thải chưa được qua xử lý đã thải

ra môi trường” Khói từ việc đốt cháy nhiên liệu nung nóng nguyên vật liệu kèm theo

các chất khí độc hại, kết hợp với bụi khí do việc vận chuyển nguyên vật liệu, tập kết sản phẩm làm cho môi trường tại các làng nghề thêm ngột ngạt Tình trạng này làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, da liễu, phổi, ung thư Ví dụ tại làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang tỉ lệ người mắc bênh ngoài ra là

Trang 37

68,5%, bệnh đường ruột 58,8%, bênh hô hấp là 44,4% Hay tại các làng nghề tái chế kim loại thì tỉ lệ các bệnh về hô hấp như tức ngực, khó thở chiếm tới 65,6%, suy nhược thần kinh 71,8% [4]

Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai nạn thương tích đối với người lao động tại các làng nghề cũng rất cần được quan tâm Thực tế cho thấy, hầu hết lao động tại các làng nghề không được trang bị các dụng

cụ bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ trong các khâu sản xuất Những tai nạn lao động như nổ lò, điện giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè thường xuyên xảy ra tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề Thực tế đáng lo ngại này đang đặt ra vấn đề cấp bách cần có biện pháp thiết thực để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe người dân

1.1.4.2 Tác động đến môi trường sinh thái

Không thể phủ nhận rằng làng nghề đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá

rõ rệt Tuy nhiên, tác hại của hoạt động làng nghề đối với môi trường sinh thái thì ngày càng báo động, trở thành vấn đề nóng bóng và mối quan tâm lớn đối với các cấp, các ngành và ngay cả đối với từng hộ dân

* Tác động đến sinh vật

Hoạt động sản xuất của các làng nghề bao gồm nhiều công đoạn từ thu gom, chuyên chở nguyên vật liệu, sản xuất rồi tập kết sản phẩm Tất cả các khâu sản xuất này tạo ra một lượng khói bụi tương đối lớn trong không khí, tổn hại đến lớp phủ thực vật và sức khỏe người dân tại làng nghề và các khu vực lân cận Kết quả đo đạc của Tổng cục môi trường - Bộ TNMT cho thấy, nồng độ phun sơn tại các làng nghề sơn mài gấp 5 lần mức độ cho phép, hàm lượng hạt bụi mịn, khí NO2, SO2, CO2 cũng tương

tự diễn ra ở các làng nghề thu gom phế liệu, tái chế kim loại Đáng chú ý là tại một số làng nghề, lượng khói bụi có chứa nhiều chất độc hại khiến cho các loài thực vật không thể phát triển, thậm chí bị héo úa và chết

Việc xây dựng các cơ sở sản xuất để làm nơi chứa nguyên vật liệu, sản phẩm, nơi sản xuất cũng cần diện tích không nhỏ Việc mở rộng và phát triển các làng nghề

đã lấy mất đi một diện tích không nhỏ diện tích ao, hồ, kênh mương, diện tích đất nông

Trang 38

vực Đồng bằng sông Hồng) thì hiện nay hoạt động nông nghiệp rất hạn chế hoặc hầu như không còn

Trầm tích tác động lên các loài thủy sinh Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, mất nơi sinh sản, giảm khả năng truyền của ánh sáng vào nước, tác động đến chuỗi thức ăn trong tự nhiên

* Tác động đến nguồn nước

Đây là thực tế đáng lo ngại ở các làng nghề hiện nay Các làng nghề không những cần dùng một lượng nước lớn cho sản xuất mà còn làm giảm đi một phần không nhỏ diện tích nước mặt do việc chôn lấp hay tự do lấn chiếm để phát triển về không gian sản xuất Đi kèm với nó là chất lượng nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) tại đây cũng bị suy giảm nghiêm trọng do thực trạng ô nhiễm ngày càng báo động Tại các làng nghề tái chế kim loại, hàm lượng NH4, phenol trong nước ngầm hay các kim loại nặng As, Hg và các chỉ tiêu sinh học như coliform, ecoli trong nước mặt ở ao, hồ, kênh mương, sông ngòi đều ở mức cao Tại các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, lâm sản hầu hết các chất thải có hàm lượng hữu cơ rất cao, được đổ trực tiếp ra môi trường, lâu ngày phân hủy gây bốc mùi hôi thối, khó chịu Tại các làng nghề thủ công

và thủ công mỹ nghệ như dệt nhuộm, mây tre đan, sản xuất giấy, chất cặn bã, dung môi, hóa chất tồn dư trong nước thải gây ô nhiễm và độc hại nghiêm trọng Các chất thải, khí, bụi, nước thải của làng nghề đều gần như chưa qua khâu xử lý đã xả thẳng ra môi trường làm cho nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, hầu như không thể nuôi thuỷ sản, cho sinh hoạt hay sử dụng cho các hoạt động sản xuất khác

* Tác động đến thổ nhưỡng

Việc mở rộng và phát triển sản xuất làng nghề không những làm thu hẹp diện tích đất ở khu vực I mà còn làm thay đổi cả thành phần, tính chất của đất đai, đẩy nhanh quá trình hoang hóa đất Với khí hậu nhiệt đới nền nhiệt cao kết hợp khói bụi, nguyên vật liệu rơi vãi trên đường vận chuyển, chất thải sản xuất, sinh hoạt, nước thải theo thời gian ngấm vào đất, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm đất, làm giảm độ phì của đất Chưa

kể tại nhiều làng nghề lâu đời, đất đai gần như không còn được dùng vào mục đích nông nghiệp, khi hoạt động sản xuất của làng nghề bị thu hẹp hoặc không còn, trong khi các hoạt động công nghiệp dịch vụ chưa phát triển thì hiện tượng đất bị bỏ hoang diễn ra là điều rất dễ hiểu

Trang 39

Những thay đổi của các thành phần tự nhiên dẫn đến sự biến đổi sâu sắc cảnh quan tại các làng nghề Điều dễ dàng nhận ra tại hầu hết các làng nghề hiện nay là cảnh

quan tự nhiên gần như đã được thay thế bởi cảnh quan nhân tạo

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng

1.2.1.1 Khái quát hiện trạng môi trường nước và không khí của các làng nghề ở Việt Nam

Theo các tài liệu, báo cáo về môi trường những năm gần đây cho thấy, ngoại trừ các làng nghề không sản xuất hoặc sử dụng nguyên liệu không có nguy cơ gây ô nhiễm thì phần lớn các làng nghề đang phải đối mặt với tình trạng chất lượng môi trường không đạt tiêu chuẩn cho phép Phạm vi ảnh hưởng không chỉ bó hẹp trong khu vực làng nghề

mà còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh “Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho

thấy: 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” [4]

Về cơ bản ô nhiễm môi trường gồm các dạng chính sau:

Ô nhiễm môi trường nước: tình trạng chung tại các làng nghề truyền thống ở Việt Nam là chưa có hệ thống xử lý nước thải, hầu hết lượng nước thải được đổ trực tiếp ra kênh mương chung hoặc sông hồ gây ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm nước thường phát sinh từ quá trình xử lý công nghiệp trong chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy và nhuộm… Nước thải từ các hoạt động làng nghề thường bị đổi màu, có mùi khó chịu Các chất thải này bị đọng lại ở cống thải thường bị phân huỷ

kỵ khí gây ô nhiễm không khí và ngấm dần xuống các tầng sâu dưới đất gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm Ngoài ra, trong nước thải chứa hàm lượng cao BOD, COD, TSS, coliform, các kim loại nặng làm cho các sinh vật trong nước bị chết, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Theo Viện Khoa học & Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép Hầu như toàn bộ hệ thống nước mặt, nước ngầm đều

có dấu hiệu ô nhiễm

Trong các nhóm làng nghề thì nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn nguồn nước và cũng thải ra một lượng nước không

Trang 40

nhỏ Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học Tại làng nghề nấu rượu Phú Lộc (xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), toàn bộ nước thải của gần 200 hộ làm nghề nấu rượu, bánh đa và chất thải chăn nuôi được xả thẳng xuống ao, rồi đổ ra kênh mương mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào Nước của hệ thống kênh mương luôn có màu trắng đục và có mùi hôi thối Nhóm làng nghề tái chế kim loại có đặc trưng là trong nước thường chứa các kim loại nặng, có độc tố rất cao Trong quá trình sản xuất các vụn nguyên liệu, phế thải bụi, hơi kim loại khi thu gom, sơ chế, nung chảy, rót khuôn rơi vãi và theo nguồn nước trôi xuống gây nhiễm độc nước mặt và nước ngầm Hầu hết các ao hồ kênh mương không có khả năng tự làm sạch, không thể nuôi thả cá

Ô nhiễm không khí: hoạt động của các làng nghề nhìn chung thường gây bụi, mùi, tiếng ồn và tỏa nhiệt lớn do sử dụng than và củi, phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo Tại các làng nghề tái chế kim loại, bụi thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ôxít sắt, nồng độ lên tới 0,5µg/m3 làm cho không khí có mùi tanh Trong không khí luôn phát hiện được hơi hóa chất độc hại như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng Kết quả phân tích môi trường không khí tại làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng cho thấy hàm lượng bụi có chứa các oxit kim loại trong không khí ở đây vượt QCVN từ 3 đến 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt tới 6,5 lần Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu do sự phân giải các chất hữu cơ từ

bã rượu, các phần thừa của thức ăn gia súc và trực tiếp từ phân lợn và gia cầm được chăn nuôi tại các hộ gia đình trong làng Kết quả phân tích môi trường không khí tại làng nghề nấu rượu Vân Hà huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho thấy, không khí đã bị

ô nhiễm bởi NH3, H2S Nồng độ NH3 đã vượt TCCP từ 4,45 - 12,1 lần Nồng độ khí

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w