Khái quát về hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép châu khê – thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ - THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát về hiện trạng môi trường không khí và nước tại làng nghề ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng

1.2.1.1. Khái quát hiện trạng môi trường nước và không khí của các làng nghề ở Việt Nam Theo các tài liệu, báo cáo về môi trường những năm gần đây cho thấy, ngoại trừ các làng nghề không sản xuất hoặc sử dụng nguyên liệu không có nguy cơ gây ô nhiễm thì phần lớn các làng nghề đang phải đối mặt với tình trạng chất lượng môi trường không đạt tiêu chuẩn cho phép. Phạm vi ảnh hưởng không chỉ bó hẹp trong khu vực làng nghề mà còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy: 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” [4].

Về cơ bản ô nhiễm môi trường gồm các dạng chính sau:

Ô nhiễm môi trường nước: tình trạng chung tại các làng nghề truyền thống ở Việt Nam là chưa có hệ thống xử lý nước thải, hầu hết lượng nước thải được đổ trực tiếp ra kênh mương chung hoặc sông hồ gây ô nhiễm. Nguồn gây ô nhiễm nước thường phát sinh từ quá trình xử lý công nghiệp trong chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy và nhuộm… Nước thải từ các hoạt động làng nghề thường bị đổi màu, có mùi khó chịu. Các chất thải này bị đọng lại ở cống thải thường bị phân huỷ kỵ khí gây ô nhiễm không khí và ngấm dần xuống các tầng sâu dưới đất gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Ngoài ra, trong nước thải chứa hàm lượng cao BOD, COD, TSS, coliform, các kim loại nặng làm cho các sinh vật trong nước bị chết, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Theo Viện Khoa học &

Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu như toàn bộ hệ thống nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.

Trong các nhóm làng nghề thì nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn nguồn nước và cũng thải ra một lượng nước không

nhỏ. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Tại làng nghề nấu rượu Phú Lộc (xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), toàn bộ nước thải của gần 200 hộ làm nghề nấu rượu, bánh đa và chất thải chăn nuôi được xả thẳng xuống ao, rồi đổ ra kênh mương mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào. Nước của hệ thống kênh mương luôn có màu trắng đục và có mùi hôi thối. Nhóm làng nghề tái chế kim loại có đặc trưng là trong nước thường chứa các kim loại nặng, có độc tố rất cao. Trong quá trình sản xuất các vụn nguyên liệu, phế thải bụi, hơi kim loại khi thu gom, sơ chế, nung chảy, rót khuôn rơi vãi và theo nguồn nước trôi xuống gây nhiễm độc nước mặt và nước ngầm. Hầu hết các ao hồ kênh mương không có khả năng tự làm sạch, không thể nuôi thả cá.

Ô nhiễm không khí: hoạt động của các làng nghề nhìn chung thường gây bụi, mùi, tiếng ồn và tỏa nhiệt lớn do sử dụng than và củi, phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo. Tại các làng nghề tái chế kim loại, bụi thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ụxớt sắt, nồng độ lờn tới 0,5àg/m3 làm cho khụng khớ cú mùi tanh. Trong không khí luôn phát hiện được hơi hóa chất độc hại như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng. Kết quả phân tích môi trường không khí tại làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng cho thấy hàm lượng bụi có chứa các oxit kim loại trong không khí ở đây vượt QCVN từ 3 đến 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt tới 6,5 lần. Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu do sự phân giải các chất hữu cơ từ bã rượu, các phần thừa của thức ăn gia súc và trực tiếp từ phân lợn và gia cầm được chăn nuôi tại các hộ gia đình trong làng. Kết quả phân tích môi trường không khí tại làng nghề nấu rượu Vân Hà huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho thấy, không khí đã bị ô nhiễm bởi NH3, H2S. Nồng độ NH3 đã vượt TCCP từ 4,45 - 12,1 lần. Nồng độ khí H2S vượt TCCP từ 1,25 - 4 lần [10].

1.2.1.2. Khái quát hiện trạng môi trường nước và không khí của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Ở hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ô nhiễm nước do hàm lượng các chất hữu cơ. Ngoài ra, tại các làng nghề tái chế kim loại còn xuất hiện tình trạng ô nhiễm nước do nhiễm các kim loại nặng. Điển hình như làng nghề sản xuất bánh, bún

xã Khắc Niệm, các thông số như: BOD5, COD và TSS đều vượt QCCP từ 5-20 lần, có thời điểm lấy mẫu vượt QCCP đến gần 50 lần. Về nước thải sinh hoạt, tại các làng nghề khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh ô nhiễm nặng biểu hiện ở năm thông số là BOB5, TSS, TDS, NH4+, tổng coliform đều vượt QCCP nhiều lần. Trên địa bàn các huyện Yên Phong, Thuận Thành và Lương Tài, nước mặt ở hầu hết các ao hồ trong khu vực làng nghề không còn khả năng tự làm sạch. Nguồn nước trong đất đang bị giảm sút bởi nhu cầu sử dụng lớn và xuất hiện tình trạng ô nhiễm do sự thẩm thấu các chất thải và nước thải. Theo kết quả lấy mẫu môi trường nước dưới đất tại ba làng nghề Đại Bái - Huyện Gia Bình, cho thấy nước dưới đất tại ba khu vực trên đều có hàm lượng Mn vượt QCCP [10].

Tại Bắc Ninh tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực làng nghề cũng rất nghiêm trọng. Kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho thấy, “ hàm lượng bụi tại khu vực dân cư có tác động của hoạt động sản xuất vượt tiêu chuẩn từ 2- 3 lần, nồng độ khí CO, SO2 vượt gần 2 lần và cao gấp nhiều lần tại các lò đúc thép, nhiều loại khí độc hại, bụi sắt, hơi kim loại nặng đều vượt từ 5-20 lần so với mức cho phép đối với khu dân cư. Đặc biệt là yếu tố nhiệt độ tại các xưởng đúc, cán thép vượt nhiệt độ môi trường từ 8-100C”. Một trong các điểm nóng về khói, bụi là tại các cơ sở sản xuất thép ở Châu Khê. Các dạng phát thải từ hoạt động tái chế kim loại ở Châu Khê bao gồm: chất thải rắn, hơi kim loại, các loại khí ô nhiễm do quá trình cháy vật liệu (sơn, dầu mỡ, polime) trong khi đúc thép sinh ra. Bụi, hơi kim loại, khí than… do cắt, cán, kéo thép có chứa hoá chất và ion kim loại. Hơi axit, kiềm sinh ra trong quá trình mạ thép… đều thải vào không khí, nước, đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của dân cư trong làng nghề và các vùng xung quanh. Tại làng nghề mộc Đồng Kỵ, bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển và gia công sản phẩm. Nồng độ bụi đo được tại đõy khoảng 1,2 - 9,8àg/m3. Nồng độ dung mụi hữu cơ cũng tương đối cao tại các bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm [18].

Bảng 1.1. Đặc trưng chất thải của các làng nghề ở Từ Sơn

STT

Các dạng chất thải và đặc trưng Làng nghề

Khí thải Nước thải

Chất thải rắn

Nhiệt độ, tiếng ồn

1 Làng dệt nhuộm vải Tương Giang

COX CO2,

SO2,NOX,,bụi, hơi kiềm

COD, BOD,độ

màu, Ph, SS…

Xỉ than, bông

vụn

Nhiệt độ, tiếng

ồn

2 Làng sắt thép Châu Khê

COX CO2,

SO2,NOX,,bụi, hơi kiềm

Dầu mỡ, kim

loại

Xỉ than, đinh ghim

Nhiệt độ, tiếng

ồn

3 Làng đồ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Bụi hơi, dung

môi hữu cơ -

Dăm bào, gỗ

vụn, mùn cưu

Tiếng ồn

(Nguồn: Viện khoa học và Công nghệ Môi trường-Đại học Bách Khoa Hà Nội - 2020) Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Từ Sơn đang trở nên bức xúc tại một số làng nghề. Phường Châu Khê nằm ở phía tây nam của Thành phố Từ Sơn. Trên địa bàn Phường hầu hết các hộ đều sản xuất tái chế sắt thép, ngoài ra còn làm dịch vụ và sản xuất gỗ. Những năm qua tình hình sản xuất của Phường đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường lại đang xuống cấp, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Tuy đã xây dựng cụm công nghiệp nhưng tại các cơ sở sản xuất và các hộ trong Phường, công nghệ nghệ sản xuất lạc hậu chủ yếu theo phương thức thủ công và dựa vào kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó, trang thiết bị chắp vá, không đồng bộ. Chính vì vậy, định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu lớn, giá thành cao và khó cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, thiết bị chắp vá, công nghệ lạc hậu dẫn đến tỉ lệ hao hụt nguyên nhiên liệu lớn, thất thoát trong quá trình vận chuyển tăng và đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng tăng.

* Đặc trưng chất thải tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê ảnh hưởng đến môi trường như sau:

- Khí thải: Thành phần bụi phát sinh từ các lò là do sự cháy các vật chất trong lò than, các tạp chất lẫn trong thép, phần tường lò bị cháy sau mỗi mẻ nấu tạo ra các loại xỉ, các loại khí thải như: CO2, SO2,NOX, hơi kim loại (chủ yếu là hơi kim loại như oxit mangan, oxit kẽm…). Ngoài ra còn một lượng bụi và khí thải từ các lò nấu thép trung tần, lò nấu, lò nung, theo kết quả khảo sát thực tế 1 tấn phế liệu chỉ thu hồi được khoảng 70% sản phẩm (thép phôi), khoảng 20% xỉ và 10% còn lại tiêu hao dưới dạng bụi và khí hơi kim loại phát tán theo khí thải vào không khí. Mặt khác do công nghệ sản xuất chưa đạt yêu cầu nên trong quá trình sản xuất cũng sinh ra một lượng khí thải lớn. Bên cạnh đó còn một lượng bụi và khí thải với các chất độc hại sinh ra từ các phương tiện giao thông trong khu vực.Và các chất độc hại từ các mương, sông nơi nhận chất thải từ các cơ sở sản xuất khuếch tán vào không khí. Các khí thải này dễ phát tán vào môi trường, tác động trực tiếp đến người tham gia sản xuất, đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng xung quanh.

- Chất thải rắn: Phát sinh từ các lò ủ và công đoạn phân loại sắt thép tạo ra một lượng xỉ than và đinh ghim lớn.

- Tiếng ồn: Sinh ra chủ yếu trong quá trình vận hành máy (máy cán thép, máy cắt, máy đột dập, máy cắt thép …). Ngoài ra tiếng ồn còn sinh ra từ các xe cộ vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

- Nước thải: Nhu cầu dùng nước cho sản xuất tại làng nghề tương đối lớn, chủ yếu trong các khâu làm mát máy và mạ kẽm. Trong hai khâu này thường đi kèm với nước thải chứa dầu, bụi lơ lửng cùng với axit HNO3, hơi kiềm, hơi CN, ZN2+.

Các chất thải này tỉ lệ thuận với sự phát triển mở rộng quy mô sản xuất của làng nghề. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường của hệ sinh thái, gây nên nhiều chứng bệnh về hô hấp thần kinh, da liễu…

Môi trường làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê có dấu hiệu ô nhiễm. Chất lượng môi trường không khí và nước có dấu hiệu xuống cấp đang đặt ra những bài toán phát triển bền vững, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và môi trường tự nhiên, giữa lợi ích cá nhân sản xuất và toàn bộ xã hội. Việc quy hoạch khu vực sản xuất, xây

dựng hệ thống các thiết bị xử lý chất thải trước khi đưa chúng vào môi trường trở lên cấp bách. Do đó, việc nghiên cứu môi trường làng nghề, tìm ra mối quan hệ giữa sản xuất và môi trường, tìm ra các biện pháp và bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép châu khê – thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)