Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép châu khê – thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 73)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU KHÊ - THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH

2.1. Chất lượng môi trường nước ở làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê

2.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Đánh giá chất lượng môi trường nước có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã kế thừa kết quả xét nghiệm của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Mỗi loại môi trường về nước mặt và nước thải được tiến hành lấy mẫu ở các vị trí khác nhau. Tổng vị trí lấy mẫu xét nghiệm là 4 mẫu. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Danh sách vị trí lấy mẫu quan trắc Môi trường Kí hiệu Tên vị trí lấy mẫu

Nước mặt QTMNM1

Khu vực tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt của làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội và CCN Châu Khê. Các chất ô nhiễm chủ yếu kim loại: Fe, Mn…

Nước thải

QTMNT6

Nước thải chứa các kim loại gây ô nhiễm môi trường nước mặt và môi trường đất. Trên đường cống thải của làng nghề.

QTMNT24 Mẫu nước được lấy tại đường thoát nước chung của cả CCN gần trạm bơm Đa Hội.

QTMNT39

Mẫu lấy sau hệ thống xử lý nước thải tại thôn Đồng Phúc, phường Châu Khê.

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2022

a. Môi trường nước mặt

Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại các khu vực làng nghề Châu Khê được đánh giá dựa trên quan trắc môi trường của Trung tâm quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh tiến hành định kì hàng năm. Số liệu được lấy để phân tích là từ năm 2018 đến năm 2022 tại khu vực làng nghề Châu Khê (kí hiệu mẫu QTMNM1). Cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2018

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 08- MT:2015

(B1)

QTM NM1

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

1 pH - 5,5 đến 9 6,9 6,8 7,1 6,9

2 DO mg/l ≥ 4 4,1 4,2 4,2 5

3 nhiệt độ 0C - 21,0 22,0 23 20,5

4 TDS mg/l - 824 729 752 786

5 Độ đục mg/l - 88 90 91 90

6 TSS mg/l 50 16,2 28 41,2 9,6

7 BOD5(200C) mg/l 15 19 65 15,5 <1

8 COD mg/l 30 28 101 24 5

9 Amoni mg/l 0,9 3,55 2,72 2,98 0,7

10 Nitrit mg/l 0,05 0,084 0,172 0,04 0,225

11 Photphat mg/l 0,3 0,15 0,12 <0,01 0,044

12 Dầu mỡ mg/l 1 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3

13 Coliform MPN/100ml 7500 1600 2800 900 <3

14 Crom (VI) mg/l 0,04 <0,003 0,003 <0,003 <0,003

15 Fe mg/l 1,5 1,24 1,17 1,19 1,77

16 Clorua mg/l 350 36,0 5,0 9,8 31,8

17 Cu mg/l 0,5 0,0096 0,005 0,047 0,050

18 Pb mg/l 0,05 <0,002 0,002 0,00045 <0,002 Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2018

Bảng 2.6. Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 08- MT:2015

(B1)

QTM NM1

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

1 pH - 5,5-9 7 7 6,8 6,9

2 DO mg/l ≥4 4,9 5,3 4,7 4,3

3 Nhiệt độ 0C - 22 22,1 23,4 24

4 TDS mg/l - 710 710 675 685

5 Độ đục mg/l - 92 92 85 87

6 TSS mg/l 50 26,6 53,2 22,6 25

7 BOD5(200C) mg/l 15 37 6 20 11

8 COD mg/l 30 56 9 32 19

9 Amoni mg/l 0,9 2,2 3,4 1,3 3,1

10 Nitrit mg/l 0,05 0,027 0,052 0,037 0,335

11 Photphat mg/l 0,3 0,084 0,22 <0,07 0,134

12 Tổng dầu mỡ mg/l 1 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3

13 Coliform MPN/100ml 7500 210 300 1100 900

14 Crom (VI) mg/l 0,04 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003

15 Fe mg/l 1,5 0,3 2,28 3,25 1,8

16 Clorua mg/l 350 43,7 35,7 21,84 70

17 Cu mg/l 0,5 0,003 0,01 <0,002 0,005

18 Pb mg/l 0,05 <0,002 <0,002 <0,002 0,005 Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2019

Bảng 2.7. Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 08- MT:2015

(B1)

QTM NM1

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

1 pH - 5,5-9 7 7,2 7,2 7,4

2 DO mg/l ≥4 4,3 4,2 4,2 4,1

3 Nhiệt độ 0C - 22,5 23,2 23,2 23,5

4 TDS mg/l - 689 649 649 788

5 Độ đục mg/l - 88 89 89 115

6 TSS mg/l 50 16,9 15,5 15,5 28

7 BOD5(200C) mg/l 15 9,6 12,3 12,3 10

8 COD mg/l 30 16,8 22 22 16,5

9 Amoni mg/l 0,9 3,33 1,96 2,4 6,79

10 Nitrit mg/l 0,05 0,18 0,186 0,186 0,16

11 Photphat mg/l 0,3 0,11 5,47 1,64 0,07

12 Tổng dầu mỡ mg/l 1 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3

13 Coliform MPN/100ml 7500 20 110 110 120

14 Crom (VI) mg/l 0,04 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003

15 Fe mg/l 1,5 0,717 0,55 2,11 1,7

16 Clorua mg/l 350 45,7 41,7 41,7 65,5

17 Cu mg/l 0,5 0,009 0,005 0,005 0,012

18 Pb mg/l 0,05 <0,002 <0,002 <0,002 0,003 Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2020

Bảng 2.8. Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2021

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 08- MT:2015

(B1)

QTM NM1

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6

1 pH - 5,5-9 22,5 23,5 25,3 25,3 25,5 24,4

2 DO mg/l ≥4 7,2 7,4 7,2 7,3 7,1 7,2

3 Nhiệt độ 0C - 24 22 23 21,5 24 23,5

4 TDS mg/l - 25,5 14,8 12,8 26,8 24,8 16,6

5 Độ đục mg/l - 41,6 24,6 22,2 45,8 39,9 27,7

6 TSS mg/l 50 37,4 24,2 16,2 23,2 27,2 29,4

7 BOD5(200C) mg/l 15 3,05 5,44 4,51 4,14 2,53 4,18

8 COD mg/l 30 0,03 0,47 0,029 0,12 0,027 1,25

9 Amoni mg/l 0,9 0,688 0,96 3,03 4,15 <0,5 0,58

10 Nitrit mg/l 0,05 0,076 0,09 0,21 <0,04 0,3 0,11 11 Photphat mg/l 0,3 0,011 0,166 0,003 0,02 <0,006 <0,006 12 Tổng dầu mỡ mg/l 1 0,312 2,215 0,036 0,373 0,16 0,089 13 Coliform MPN/100ml 7500 0,273 0,502 0,065 0,371 0,16 0,035

14 Crom (VI) mg/l 0,04 3,4 5,36 4,61 3,15 28,2 3,86

15 Fe mg/l 1,5 <0,3 <0,3 <0,3 KPH KPH KPH

16 Clorua mg/l 350 1100 210 270 640 200 360

17 Cu mg/l 0,5

18 Pb mg/l 0,05

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2021

Bảng 2.9. Diễn biến chất lượng nước mặt tại làng nghề Châu Khê năm 2022

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 08- MT:2015

(B1)

QTM NM1

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6

1 pH - 5,5-9 7,1 7,2 7,2 7,1 7,3 7,1

2 DO mg/l ≥4 5,1 5,1 4,8 4,9 4,8 4,7

3 Nhiệt độ 0C - 22 24 25 25 25 25

4 TSS mg/l 50 22,8 21,4 21 13,4 15 16,4

5 BOD5(200C) mg/l 15 6,6 27,5 16,8 12,4 16,1 27,8

6 COD mg/l 30 9,79 41 27,7 18,2 23,5 40,8

7 Amoni mg/l 0,9 1,97 0,438 1,89 1,34 1,92 11,8

8 Nitrit mg/l 0,05 KPH 0,515 0,9 <0,02 0,941 0,105 9 Tổng dầu mỡ mg/l 1 <0,9 <0,9 KPH <0,9 KPH KPH 10 Coliform MPN/100ml 7500 230 2000 460 460 140 200

11 Fe mg/l 1,5 0,97 3,12 1,24 0,993 2,19 2,1

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2022 Dựa trên các bảng số liệu cung cấp của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh và sự phân tích chi tiết, cụ thể của tác giả cho thấy chất lượng môi trường nước mặt có sự biến động theo thời gian và sự khác nhau giữa các địa điểm lấy mẫu. Chất lượng môi trường nước mặt ngày càng có xu hướng đi xuống bởi sự gia tăng của các chất gây ô nhiễm.

Chỉ số pH, nhiệt độ, TDS, độ đục, dầu mỡ, Colifom, Clorua, Cu, Pb, Crom, TSS trong tất cả các năm giai đoạn 2018 - 2022 đều trong giới hạn cho phép. Về cơ bản chưa có biểu hiện nghiêm trọng của ô nhiễm. Các chỉ số còn lại có sự tăng theo thời gian và tùy thuộc vào từng vị trí lấy mẫu.

Qua điều tra thực tế và bảng số liệu quan trắc trong giai đoạn 2018- 2022 tại vị trí làng nghề Châu Khê, nước mặt đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Khi đem so sánh với QCVN08-MT:2015/ BTNMT(B1), nhiều chỉ tiêu có giá trị cao: - BOD5, COD, Amoni, Nitrit, Fe vượt quy chuẩn cho phép, không đủ tiêu chuẩn an toàn sử dụng nước mặt cho

các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu. BOD5 trong giai đoạn này có nhiều biến động theo từng đợt, xu hướng tăng lên theo sự phục hồi của nền kinh tế. COD có chiều hướng tăng nhẹ và có sự khác biệt lớn trong từng đợt quan trắc. Amoni là chỉ số vượt QCCP nhiều nhất trong các lần quan trắc, hàm lượng Amoni có sự biến động lớn, tăng giảm thất thường theo từng điểm và từng đợt quan trắc. Nitrit đang có chiều hướng tăng lên theo nhịp phục hồi của làng nghề sau đại dịch. Fe là chất thải đặc trưng của làng nghề, chiều hướng đang tăng lên. Xem xét cụ thể là các chỉ số ta thấy như sau:

- BOD5 : Kết quả quan trắc cho thấy đều cao, trong suốt giai đoạn từ 2018-2022 ghi nhận nhiều đợt (8/ 19 đợt) giá trị vượt giới hạn cho phép và có nhiều biến động do đại dịch, hai năm trở lại đây có chiều hướng tăng lên. So với QCVN 08-MT:2015 (B1) chỉ số BOD5 năm 2018 ghi nhận 3/ 4 đợt vượt tiêu chuẩn (đợt 1 gấp 1,3 lần; đợt 2 gấp 4,3 lần; đợt 3 gấp 1,03 lần). Năm 2019 ghi nhận 2/ 4 đợt vượt tiêu chuẩn (đợt 1 gấp 2,5 lần; đợt 3 gấp 1,33 lần). Năm 2020 và năm 2021 các đợt quan trắc đều nằm trong ngưỡng QCCP. Năm 2022 quan trắc 6 đợt thì ghi nhận 3 đợt vượt tiêu chuẩn, chỉ số dao động từ 1,07 - 1,85 lần.

So sánh chỉ số BOD5 của các đợt khảo sát với các năm ta cũng thấy mức độ ô nhiễm khác nhau. Trong đợt 1 chỉ số này cao nhất là năm 2019 với hàm lượng đo được 37 mg/l gấp năm 2022 (năm thấp nhất) 5,6 lần. Đối với đợt 2 chỉ số cao nhất là năm 2018 với hàm lượng 65mg/l gấp năm 2019 là 10,8 lần. Trong đợt 3 với 3/5 lần vượt QCCP, chỉ số cao nhất năm 2022 với 16,8 mg/l gấp năm thấp nhất 2021 3,71 lần và có chiều hướng tăng sau đại dịch. Còn đối với đợt 4 trong cả giai đoạn 2018-2022 thì cả 5/5 lần qua trắc chỉ số này đều trong ngưỡng cho phép.

- COD: Trong giai đoạn 2018-2022 nồng độ COD tại vị trí quan trắc 4/23 đợt ở mức cao và vượt QCVN. Chỉ số COD trong cả giai đoạn này có nhiều biến động và có chiều hướng tăng lên sau đại dịch COVID 19. Năm 2018 ghi nhận đợt 2 hàm lượng là 56 mg/l,gấp 3,5 lần; năm 2019 ghi nhận đợt 1 và đợt 3 vượt tiêu chuẩn dao động từ 1,06 - 1,87 lần (hàm lượng tương ứng là 56mg/l và 32 mg/l). Năm 2022 ghi nhận đợt 6 với hàm lượng 40,8 mg/l và gấp 1,36 lần QCCP. Khi so sánh tương quan giữa các đợt quan trắc ta cũng thấy có sự khác biệt. Hàm lượng COD cao nhất là đợt 2 năm 2018 là 101 mg/l và thấp nhất là đợt 6 năm 2021 là 0,027 mg/l, chênh lệch 3740 lần. Như vậy có thể thấy, nồng độ COD trong nước mặt diễn biến phức tạp, mức độ nguy hại

- Amoni: Lượng amoni trong nước mặt tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê đang ở mức cao, tại vị trí quan tắc trong giai đoạn 2018-2022 các giá trị thường xuyên vượt QCVN nhiều lần. Năm 2018 ghi nhận cao nhất trong đợt 1 là 3,55 mg/l (vượt QCVN gấp 3,94 lần). Năm 2020 ghi nhận cả 4 đợt đều vượt QCCP lần lượt là: đợt 1 gấp 3,7 lần; đợt 2 gấp 2,17 lần; đợt 3 gấp 2,67 lần và đợt 4 với mức độ ô nhiễm cao gấp 7,54 lần. Đặc biệt nghiêm trọng hơn mức độ ô nhiễm có chiều hướng gia tăng, năm 2022 ghi nhận trong đợt 6 là 11,8 mg/l (vượt QCCP gấp 13,1 lần). Qua các số liệu quan trắc ta thấy, đây là chỉ số có mức độ ô nhiễm cao ở tất cả các lần quan trắc. Trong cả giai đoạn 2018-2022 thì có tới 16/23 lần chỉ số này vượt QCCP. Trong đó cao nhất là đợt 6 với 11,8 mg/l gấp đợt quan trắc thấp nhất là đợt 5 với 0,5mg/l tới 23,6 lần.

- Nitrit: Kết quả phân tích qua các các chỉ số đo đạc cũng cho thấy nồng độ nitrit trong nước mặt khá cao. Tại vị trí quan trắc, nồng độ nitrit có 13/23 đợt vượt QCVN và có diễn biến phức tạp tuỳ vào thời gian quan trắc trong năm. Trong giai đoạn 2018- 2022 nồng độ cao nhất ghi nhận năm 2020 với 4/4 đợt đều vượt QCCP rất cao cụ thể lần lượt là: Đợt 1 gấp 72 lần; đợt 2 gấp 74,4 lần; đợt 3 gấp 3,72 lần và đợt 4 gấp 63,2 lần. Năm 2022 ghi nhận trong lần quan trắc đợt 5 là 0,941 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép 18,8 lần.

Chỉ số này tại các đợt khảo sát trong cả giai đoạn 2018-2022 cũng có nhiều biến động và chênh lệch. Theo chỉ số đa đạc, cao nhất là đợt 6 năm 2022 (0,941 mg/l) gấp 47,1 lần đợt 3 năm 2018 (0,02 mg/l). Tuy nhiên ta cũng thấy ở giai đoạn này chỉ số Nitrit đang có chuyển biến tích cực. Trong năm 2021 và 2022 số lần vượt QCCP ít hơn hẳn so với các năm trước: Năm 2021 chỉ số này đều thấp và không có đợt nào vượt QCCP, năm 2022 chỉ có 3/6 đợt vượt QCCP.

Qua phân tích các số liệu, ta thấy Nitrit là nhân tố đáng báo động và tương đối nguy hại.

- Fe: Trong giai đoạn 2018-2022 chỉ số này tại làng nghề Châu Khê cũng có nhiều biến động phức tạp. Trong giai đoạn này có 8/23 đợt quan trắc vượt QCCP. Trong nước mặt tại điểm quan trắc cao nhất là 3,25 mg/l QTM NM1 vào năm 2019 vượt QCVN gấp 2,1 lần và cũng là năm ghi nhận 3 /4 đợt vượt QCCP. Trong các năm trong giai đoạn 2018-2022 đều ghi nhận các chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép trong dao động từ 1,78mg/l - 2,19 mg/l (cao gấp QCVN từ 1,18 - 1,46 lần). Năm 2021 do ảnh hưởng của

đại dịch các đợt quan trắc đều trong ngưỡng cho phép. Sang năm 2022, khi kinh tế có sự phục hồi sau dịch thì hàm lượng Fe có xu hướng tăng lên. Chỉ số này cũng có sự chênh lệch trong không gian, càng các đợt quan trắc cuối năm vào mùa khô thì hàm lượng Fe đều cao hơn các đợt quan tắc đầu và giữa năm. Sự chênh lệch giữa các đợt trong giai đoạn cũng khá cao, đợt 3 năm 2019 (3,25 mg/l) cao gấp 10,8 lần chỉ số thấp nhất 0,3 mg/l năm 2021.

Các chỉ tiêu còn lại gồm: PH, DO, TSS, Tổng dầu mỡ, Colifrom, Clorua, Cu, Pb của làng nghề mặc dù có xu hướng giảm hoặc trong cả giai đoạn đều dưới mức ngưỡng cho phép hoặc có sự biến động tăng giảm không đáng kể.

Có thể thấy sự gia tăng các chất ô nhiễm theo nghiên cứu là phản ảnh đúng với sự gia tăng các nguồn thải tại chỗ. Mặt khác, thông qua quan trắc thực tế địa bàn nghiên cứu tác giả còn quan sát thấy nước có màu vàng, xuất hiện váng nổi, có mùi lạ và rất khó ngửi và nguồn nước này đổ vào sông Ngũ Huyện Khê, kênh mương, ao hồ. Bằng cả số liệu đo đạc và trực quan có thể khẳng định được rằng môi trường nước mặt ở vị trí này đang bị ô nhiễm bởi kim loại nặng và các loại hóa chất.

Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, nước mặt tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê đã có dấu hiệu ô nhiễm. Dấu hiệu ô nhiễm được thể hiện rõ nhất thông qua các chỉ số BOD5, COD, Amoni, Nitrit, Fe. Mức độ ô nhiễm nhìn chung ngày càng có chiều hướng gia tăng theo thời gian. nước trong các ao, hồ, kênh mương hầu như không có khả năng tự làm sạch. Chú ý hơn là nước mặt tại đây còn có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các yếu tố kim loại nặng, nồng độ các kim loại này ngày càng tăng theo thời gian.

b. Môi trường nước thải

Nước thải tại khu vực làng nghề bao gồm nước thải từ hoạt động sản xuất và nước thải sinh hoạt cùng nước cuốn trôi bề mặt. Trong đó nước thải sản xuất tại khu vực làng nghề là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Dòng nước cuốn trôi bề mặt cuốn theo các nguyên vật liệu, bụi than, sắt phát sinh và vương vãi trên bề mặt đất hòa chung vào dòng nước thải cũng có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước. Trong nước thải của các vị trí lấy mẫu quan trắc đều có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đặc biệt là các thông số BOD5, TDS, sunfua và amoni, Fe, Mn vượt quá QCCP nhiều lần. Kết quả phân tích môi trường nước thải tại các khu vực làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê được thể

Bảng 2.10. Diễn biến chất lượng nước thải tại làng nghề Châu Khê, phường Châu Khê, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022

Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 09-MT: 2015/

BTNMT(A)

Kết quả

QTMNT24 QTMNT6

2018 2019 2020 2018 2019 2020 2021 2022

Đ3 Đ4 Đ3 Đ4 Đ3 Đ4 Đ3 Đ4 Đ3 Đ4 Đ3 Đ4 Đ3 Đ4 Đ3 Đ4

pH 6 -9 6,8 7,1 6,8 6,9 6,8 6,9 6,8 7 6,8 6,9 7,3 7,2 7,2 7,1

BOD5(20 0C) mg/l 30 <1 10 15,3 8,5 15,3 8,5 15 53,5 19,8 27,5 22 32,0 6,2 35,53 14,9 19,2

COD mg/l 75 <3 18 24 14 24 14 22 84 31 40 37 56,8 6,96 42,56 24,5 28,9

TSS mg/l 50 35 25,6 12,4 26 12,4 26 47,6 14,6 27,4 34 117,4 17 6,24 34,36 115 53

Pb mg/l 0,1 0,00089 0,002 0,651 0,004 0,651 0,004 <0,0004 0,002 <0,002 0,007 <0,002 0,003

Cd mg/l 0,05 <0,0004 <0,0002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,0004 <0,0002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 KPH KPH Crom(VI) mg/l 0,05 <0,003 <0,003 0,235 <0,003 0,235 <0,003 0,008 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 0,009

Cu mg/l 2 0,166 0,007 0,136 0,005 0,136 0,005 0,170 0,008 0,005 0,017 0,022 0,071 0,025 0,017

Fe mg/l 1 1,47 1,29 8,2 0,5 11,9 0,5 1,10 1,70 3,5 0,7 3,34 1,32 13,1 3 4,5 3,04

Tổng Nitơ mg/l 20 1,91 3,3 5,6 <1,5 5,6 <1,5 5,88 6,5 2,6 3,8 5,5 7,9 - - 5,93 <5

Tổng Photpho mg/l 4 0,19 0,09 1,3 0,154 1,3 0,154 0,25 0,07 0,29 0,049 0,58 0,108 0,03 0,27

Mn mg/l 0,5 0,57 0,22 3,21 0,06 3,3 0,06 0,60 0,27 0,194 0,032 0,19 0,01 - 2,1 0,59 0,33

Coliform MPN/100ml 3000 <3 600 600 200 600 200 900 1100 1100 1600 750 900 1,17 6,67 380 160

Dầu mỡ

khoáng mg/l 5 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 KPH KPH Sunfua mg/l 0,2 <0,06 6,8 <0,06 <0,06 <0,06 <0,06 <0,06 1,8 <0.06 <0,06 <0,06 <0,06 38,9 9,45 KPH KPH

Amoni mg/l 5 0,625 1,2 3,3 0,46 1,5 1,27 2,05 2,9 1,1 2,7 2,25 5,8 - 1,67 3,94 1,65

Clorua mg/l 500 20,9 39,7 <3 4,0 <3 4,0 11,6 41,7 21,8 59,0 49,6 95,3 32 22

Zn* mg/l 3 <0,02 0,342 62,14 0,01 - - <0,02 0,004 0,269 0,042 0,789 0,081 0,365 0,636

Chú thích: dấu “-” là không phát hiện

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2019

Từ bảng 2.10, ta có thể thấy các chỉ số Pb, Cd, Crom, Cu, Tổng Nitơ, tổng Photpho, Colifrom, dầu khoáng mỡ và Clorua ở 2 vị trí quan trắc trong tất cả các năm giai đoạn 2018 - 2022 đều trong giới hạn cho phép. Về cơ bản chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm. Các chỉ số còn lại gồm BOD5 (200C), COD, TSS, Fe, Mn, Sunfua, Amoni môi trường nước thải của làng nghề bị ô nhiễm tương đối nặng, thể hiện ở rất nhiều chỉ số bị ô nhiễm nặng, vượt xa giới hạn cho phép nhiều lần và có xu hướng tăng lên theo thời gian, trong đó có nhiều chỉ số quan trọng. Cụ thể như sau:

- pH: Độ pH trong nước thải trong giai đoạn 2018-2022 đều nằm trong quy chuẩn cho phép là từ 6-9. Tuy nhiên, độ pH đang có xu hướng tăng, mang tính kiềm nhẹ.

- BOD5 (200C): Theo bảng số liệu 2.10 có thể thấy nồng độ BOD5 trong nước thải tại làng nghề này tương đối cao, vượt quá QCCP nhiều lần, dao động từ 1,06 lần đến 1,78 lần. Tại 2 điểm QTMNT24 VÀ QTMNT6 chỉ số này cũng có sự chênh lệch.

Tại điểm QTMTNT 6 hàm lượng BOD5 (200C) cao hơn nhiều so với điểm QTMNT24:

năm 2018 đợt 4 gấp 5,35 lần; năm 2020 đợt 4 gấp 3,76 lần.

- Thông số COD: Tại điểm QTMNT24 chỉ số COD trong giai đoạn 2018-2022 đều nằm trong giới hạn cho phép. Tại điểm QTMNT6 có đợt 4 năm 2018 chỉ số đo được đạt 84mg/l gấp 2,8 lần QCCP, còn các đợt khảo sát còn lại đều nằm trong ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chỉ số COD giảm là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hoạt động sản xuất của làng nghề chỉ ở mức cầm chừng.

So sánh nồng độ COD giữa 2 điểm ta cũng thấy hàm lượng COD tại điểm QTMNT6 đều cao hơn nhiều lần so với QTMNT24: Năm 2018 đợt 4 gấp 4,6 lần; năm 2020 đợt 4 gấp 4,05 lần.

- TSS: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải giai đoạn 2018-2022 cũng khá cao và đang bị ô nhiễm. Sau đại dịch nên các làng nghề hoạt động trở lại nên chỉ số TSS cũng có xu hướng ô nhiễm gia tăng. Tại điểm QTMNT6 chỉ số cao nhất đo được là đợt 3 năm 2020 đạt 117,4 mg/l gấp 2,5 lần QCCP và gấp 9,45 lần so với QTMTNT24. Năm 2022 chỉ số đo được đạt 115 mg/l và 53 mg/l tương ứng gấp 2,3 lần và 1,06 lần QCCP.

Tại điểm QTMNT24 trong giai đoạn 2018-2020 do ảnh hưởng đại dịch COVID 19 nên các chỉ số đo được đều nằm trong QCCP, năm 2021 và 2022 do ngân sách hạn hẹp nên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh chỉ đo đạc tại QTMNT6.

- Fe: Chỉ số Fe đo đạc được tại các điểm quan trắc đều cao và vượt QCCP nhiều lần. Trong giai đoạn 2018-2022 với 16 lần đo đạc thì có tới 14/16 đợt chỉ số Fe vượt QCCP dao động từ 1,1 đến 13,2 lần. Tại điểm QTMNT24 chỉ số cao nhất đo được là đợt 3 năm 2019 và đợt 3 năm 2020 với chỉ số là 8,2 mg/l và 11,9 mg/l tương đương gấp 8,2 lần và 11,9 lần QCCP. Cùng thời điểm quan trắc đợt 3 năm 2019 thì hàm lượng Fe tại điểm QTMNT24 gấp 2,34 lần so với điểm QTMNT6. Năm 2021 tại đợt 3 của điểm QTMNT6 chỉ số cao nhất với hàm lượng đo được đạt 13,1mg/l gấp 13,1 lần QCCP. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm Fe trong nước thải ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Mn: Chỉ số Mn đo được tại làng nghề trong giai đoạn 2018-2022 khá cao và vượt QCCP nhiều lần. Tại điểm QTMNT24 có tới 5/6 đợt vượt QCCP, dao động từ 1,14 lần đến 6,6 lần. Đỉnh điểm là đợt 3 năm 2019 và 2020 chỉ số quan trắc đạt 3,21mg/l và 3,3 mg/l gấp 6,42 lần và 6,6 lần QCCP. Cùng thời gian quan trắc thì nồng độ Mn tại điểm QTMNT24 cao hơn nhiều so với điểm QTMNT6, số liệu tương ứng là: gấp 16,8 lần năm 2019 và gấp 17,4 lần năm 2020. Xét riêng tại điểm QTMTNT6, chỉ số Mn có ít hơn, theo quan trắc đo có 2/9 đợt vượt QCCP, đợt 3 năm 2018 gấp 1,13 lần và đợt 4 năm 2021 gấp 4,2 lần QCCP.

- Sunfua: tương đối cao và vượt QCCP nhiều lần, tuy nhiên có sự khác nhau tương đối lớn trong các đợt quan trắc. Tại điểm QTMNT24 có 1/6 đợt vượt QCCP, với chỉ số 6,8mg/l gấp 34 lần QCCP và gấp 113,3 lần so với cùng thời điểm tại của QTMNT6, các đợt còn lại nằm trong giới hạn cho phép. Điểm QTMNT6 có 3/7 đợt vượt QCCP rất cao, đỉnh điểm là năm 2021 với 6/6 đều vượt QCP trong có đợt 3 với chỉ số đo được đạt 38,9mg/l vượt 194,5 lần QCCP và gấp 600 lần so với đợt 3 của điểm QTMNT24. Đợt 4 năm 2021 với hàm lượng đo được đạt 9,45mg/l vượt 47,25 lần QCCP. Có thể thấy rằng hàm lượng Sunfua tại làng nghề đều cao, khá phức tạp và đang có xu hướng tăng lên.

- Amoni: trong nước thải tại làng nghề tại 2 điểm quan trắc đều ở mức trong ngưỡng cho phép, duy chỉ có đợt 4 năm 2020 chỉ số đo được đạt 5,8mg/l gấp 1,16 lần QCCP và cao hơn điểm QTMNT24 là 3,41 lần.

Từ kết quả phân tích từ số liệu có thể thấy nước thải tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê Thành phố Từ Sơn đang bị ô nhiễm và ngày càng nghiêm trọng khi nền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại làng nghề tái chế sắt thép châu khê – thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)