1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Không Gian, Thời Gian Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Lịch Sử Thái Nguyên
Tác giả Tạ Thị Phương
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Ngọc Anh
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Mặc dù chưa thực sự có nhiều tác phẩm nhưng trong những năm gần đây Thái Nguyên đã và đang hình thành một đội ngũ sáng tác khá phong phú, đem đến cho độc giả những cuốn tiểu thuyết lịch

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 15% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, ngày 3 tháng 11 năm 2023

Học viên

Tạ Thị Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Trần Thị Ngọc Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Tác giả

Tạ Thị Phương

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của đề tài 9

7 Cấu trúc của đề tài 10

Chương 1: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA THÁI NGUYÊN 11

1.1 Thi pháp thời gian, không gian trong tác phẩm văn học 11

1.1.1 Một số vấn đề chung về thi pháp học 11

1.1.2 Không gian nghệ thuật 13

1.1.3 Thời gian nghệ thuật 17

1.2 Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên 21

1.2.1 Vài nét về tiểu thuyết lịch sử 21

1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên - khúc tráng ca về mảnh đất hào hùng 23

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN 32

2.1 Không gian chiến trận 32

2.1.1 Không gian chiến trận khốc liệt 32

2.1.2 Không gian chiến trận hào hùng 37

Trang 6

2.2 Không gian hậu phương 42

2.2.1 Không gian của niềm tin tất thắng 43

2.2.2 Không gian căn cứ địa cách mạng 47

2.3 Không gian tâm tưởng 50

2.3.1 Không gian của sự lạc quan 51

2.3.2 Không gian của những trăn trở, suy tư 53

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN 61

3.1 Thời gian chiến tranh 61

3.1.1 Độ căng của thời gian chiến đấu 62

3.1.2 Độ ngưng ngắt quãng của thời gian chiến đấu 65

3.2 Thời gian hòa bình 70

3.2.1 Thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử 71

3.2.2 Thời gian của niềm tin, hi vọng vào tương lai 77

3.3 Thời gian tâm lí 80

3.3.1 Thời gian hồi tưởng 80

3.3.2 Thời gian tưởng tượng 85

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là mảnh đất

có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, nơi đây đã ghi lại nhiều dấu

ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và địa phương Thái Nguyên nói riêng Thành tựu về lịch sử và con người vùng đất Thái Nguyên khá phong phú

và đa dạng nhưng lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm, nhất là về tiểu thuyết lịch sử ở Thái Nguyên

Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại quan trọng trong sự cách tân của nền văn học đương đại thời kì đổi mới với những thành tựu phong phú, đa dạng và sâu sắc Trong dòng chảy của tiểu thuyết với rất nhiều hướng đi khác nhau, có thể thấy rằng tiểu thuyết lịch sử có Thái Nguyên cũng nhiều đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật cho thể loại này Mặc dù chưa thực sự có nhiều tác phẩm nhưng trong những năm gần đây Thái Nguyên đã và đang hình thành một đội ngũ sáng tác khá phong phú, đem đến cho độc giả những cuốn tiểu thuyết lịch

sử chất lượng, hấp dẫn từ văn phong đến cách xây dựng khôi phục lại những yếu tố lịch sử để gửi tới độc giả

Đề tài lịch sử trong văn học Thái Nguyên là một trong những vấn đề được các nhà văn quan tâm Một trong số đó phải kể tới đó là Hồ Thủy Giang, Ma Trường Nguyên, Phan Thức, Hà Đức Toàn, Phan Thái, Phạm Đức, Vi Hồng Bởi vậy, việc tìm hiểu về thời gian, không gian nghệ thuật trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử của Thái Nguyên là một việc làm hết sức cần thiết để góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của tác giả cho văn học địa phương Thái Nguyên nói riêng và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung

Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, văn học địa phương là một phần quan trọng của chương trình giáo dục địa phương Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đổi mới sâu sắc toàn bộ chương trình phổ thông Trong

đó, thời lượng dành cho chương trình địa phương được chú trọng về cả thời

Trang 8

lượng (số tiết nhiều hơn) và chương trình (chương trình mang tính mở, linh hoạt) Rõ ràng, công cuộc đổi mới của giáo dục hiện nay đã và đang rất quan tâm đến văn học địa phương Bởi vậy, khi nghiên cứu về văn học địa phương thì khó có thể bỏ qua đề tài tiểu thuyết lịch sử và dành sự quan tâm nhất định đối với thể loại này Đây cũng là một nhiệm vụ cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần khẳng định giá trị văn học địa phương Thái Nguyên và là nguồn tư liệu hữu ích cho nghiên cứu và giảng dạy

Không gian, thời gian là một trong những yếu tố cấu thành nên nghệ thuật của tác phẩm Qua không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên chúng ta thấy được quá khứ hào hùng của dân tộc hiện gắn với địa danh lịch sử của Thái Nguyên

Từ những lý do trên, sau khi nghiên cứu chúng tôi lựa chọn đề tài:

“Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên”

làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn được góp sức mình vào việc gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, văn học ở địa phương Thái Nguyên Đây cũng là cơ hội để một giáo viên dạy văn như tôi tích lũy kiến thức về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử văn hóa vùng đất Thái Nguyên nói riêng phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền thụ cho học sinh của mình tình yêu và niềm tự hào về quê hương Thái Nguyên

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử

Trong lời giới thiệu cuốn sách “Ngô Tất Tố tác phẩm- tập 1” [14], hai tác

giả Phan Cư Đệ và Hà Minh Đức đã có đề cập đến tiểu thuyết lịch sử của Ngô

Tất Tố qua các cuốn: “Lịch sử Đề Thám” [58], “vua Hàm Nghi và việc kinh thành thất thủ” [59] và cuốn “Gia đình Tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt” [60] Trong lời giới thiệu cuốn “Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng - tập 1” [12], Hà Minh Đức đã đề cập tới tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng qua cuốn “Đêm hội Long Trì” [61] và “An Tư” [62]

Trang 9

Hà Minh Đức và Phan Cư Đệ trong “chuyên luận nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng” [15] đã dành một chương viết về tiểu thuyết và kịch lịch sử của

Nguyễn Huy Tưởng trước cách mạng tháng Tám Trong đó, hai tác giả đã đề cập đến tính chân thực lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng:

“Riêng Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm của mình đã tỏ ra khá trung thành với tinh thần của những thời đại quá khứ xa xưa Để xây dựng những vở kịch tiểu thuyết của mình, Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu lịch sử, những tác phẩm của nhà văn quá khứ” [22, tr.69]

Nguyễn Đổng Chi đã viết bài “Bàn thêm về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu” [6], nhằm bổ sung những suy nghĩ về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu trong cuốn “Trùng Quang tâm sử” [5]

Tác giả Nguyễn Phương Chi đã chỉ ra được những đóng góp của Phan Bội

Châu trong việc xây dựng những nhân vật anh hùng với bài viết: “Từ tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc trong một

số sáng tác hiện nay” [7]

Nguyễn Khắc Việt trong cuốn “Apereu sur la literature Vietnamienne”

[63], ở mục viết về thơ và những bước đầu của tiểu thuyết và sân khấu sau khi

đã nhắc tới những nhà tiểu thuyết như Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách có nhắc tới Nguyễn Tử Siêu với tư cách là một nhà tiểu thuyết lịch sử

Nguyễn Đình Chú trong bài viết: “Các thế hệ nhà văn trong ngót 100 năm soi lại lịch sử” [9] đã nêu lên những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu trong

những cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về đề tài chống phong kiến phương Bắc

bằng một ý thức và một cảm hứng dân tộc sâu nặng qua cuốn “Trần Nguyên chiến kỷ” [47], “Việt Thanh chiến sử” [48], “Hai bà đánh giặc” [49], “Lê Đại Hành” [46]… Nguyễn Đình Chú đã nêu lên những nhận định, đánh giá sơ bộ

về tiếu thuyết Nguyễn Tử Siêu: “Nguyễn Tử Siêu là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, trong đó phần lớn lấy đề tài từ các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến Tàu Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Tử Siêu thường dựa vào nội dung lịch sử

Trang 10

do các sử sách ghi lại rồi tưởng tượng thêm thắt ít nhiều Đặc biệt là thường pha màu sắc kiếm hiệp vào nhân vật, sự kiện” [36, tr.508]

Năm 1984, khi biên soạn lại cuốn “hợp tuyển văn học Việt Nam thời kì

1920 – 1945” [10], Nguyễn Đình chú đã chọn in một chương trong tác phẩm

“Trần Nguyên chiến kỷ” [47] của Nguyễn Tử Siêu Như thế là so với “hợp tuyển văn học Việt Nam tập IV” [8], cũng do Nguyễn Đình Chú biên soạn đã có hai tác phẩm được tuyển chọn trích đăng: “Việt Thanh chiến sử” [48] và “Trần Nguyên chiến kỷ” [47]

Kiều Thu Hoạch trong cuốn “Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu” [30] ở bài viết vai trò của chuyện kể dân gian đối với sự hình thành các

thể loại tự sự trong văn học Việt Nam, đã đề cập đến tiểu thuyết lịch sử trong mối quan hệ với văn học dân gian

Hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng, trong cuốn “Văn học Việt Nam giai đoạn thời 1900 – 1930” [33], ở chương viết về truyện ngắn và tiểu

thuyết có nói đến tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Tử Siêu với tác phẩm

“Hai bà đánh giặc” [49]

2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng núi và trung du Bắc Bộ, là một tỉnh có truyền thống lịch sử và văn hóa, giàu tiềm năng trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật (là cái nôi của Hội Văn học nghệ thuật Việt Bắc xưa) Các thế hệ nhà văn của Thái Nguyên đã nối tiếp nhau cất

lên tiếng nói văn chương mang mầu sắc đặc thù của vùng quê “nửa đồi nửa núi”, đa sắc màu, đa dân tộc

Đến những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết Thái Nguyên dường như chững lại, bởi nhiều lí do chủ quan và khách quan Tuy nhiên, sau hơn chục

năm “trầm lắng” đó, tiểu thuyết Thái Nguyên đã lấy lại “phong độ” của mình bằng hàng loạt các tên tuổi “vừa lạ, vừa quen” như: Hồ Thủy Giang, Phạm

Đức, Phan Thái, Phan Thức, Bùi Thị Như Lan, Nguyễn Văn, Hoàng Luận…

Trang 11

Các nhà văn Thái Nguyên viết nhiều thể loại như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình Riêng nói về thể loại tiểu thuyết, trước năm 2000, văn học Thái Nguyên đã xuất hiện một số cây bút được bạn đọc biết đến với các tên tuổi “nổi danh” vùng Việt Bắc như: Vi Hồng,

Ma Trường Nguyên, Ngọc Thị Kẹo, Hà Đức Toàn, Nguyễn Minh Sơn, Hoàng Luận… với nhiều cuốn tiểu thuyết viết về đất và người Thái Nguyên Và chính những cuốn tiểu thuyết ấy đã góp phần đem lại những thành công, những giải thưởng danh giá, có ý nghĩa đối với các tác giả Thái Nguyên nói riêng, với văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên nói chung

Về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu Chúng ta có thể điểm qua các bài nghiên cứu, đánh giá như sau:

Luận văn “Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái Nguyên”[32] của Hồ Thị Mai Hương đã khảo sát lại thành văn một cách tương đối đầy đủ, hệ thống chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú đang được lưu truyền trong nhân dân vùng Đại Từ - Thái Nguyên Đồng thời, đưa ra những nhận xét, đánh giá về Lưu Nhân Chú dưới góc độ của khoa học nghiên cứu của văn học dân gian Chỉ ra sức sống của chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú trong đời sống hiện tại và đề xuất ý kiến nhằm bảo lưu và phát huy vốn văn hóa

cổ truyền ở Đại Từ - Thái Nguyên

Luận văn “Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang”[34] của Thân Thị Mai Linh Lan đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết ở hai mặt nội dung và nghệ thuật Thông qua năm tác phẩm với hai cảm hứng chủ đạo xuyên suốt đó

là: cảm hứng lịch sử (ba cuốn tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú [21]; Thái Nguyên 1917 [22]; Những người mở đường [20]) và cảm hứng thế sự, đời tư (hai cuốn tiểu thuyết Mắt rừng [19] và Con đường cát bụi [18]) Cùng với đó là

nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật từ ngoại hình cho tới nghệ thuật miêu

tả tâm lí cũng như những đóng góp của các nhân vật lịch sử đều được lột tả thông qua các tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang

Trang 12

Luận văn “Tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang” [27] của Dương Thị Hiệu

đã tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử ở hai mặt nội dung và nghệ thuật

Ở phương diện nội dung tác giả đã tập trung nghiên cứu cảm hứng lịch sử và những con người anh hùng của thời đại Cùng với đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện mang màu sắc lịch sử cũng như ngôn ngữ nghệ thuật

Tác giả Phạm Văn Vũ trong bài “Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú” [64] cho rằng, trong đời sống văn học đương đại, việc

tìm ra con đường của tiểu thuyết đang ngày càng trở thành một vấn đề quan thiết Giữa rất nhiều những hướng đi, tiểu thuyết lịch sử là một con đường hứa hẹn nhiều triển vọng Một số nhà văn đã dành trọn tâm huyết và rất thành công trong hướng đi này, tiêu biểu như Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Uông Triều Với Tể tướng Lưu Nhân Chú, Hồ Thủy Giang là nhà văn Thái Nguyên tiên phong lựa chọn khai thác thế giới đầy ẩn mật này…

Hay tác giả Minh Hằng cũng có một bài viết “Nhiều điều đáng nói xung quanh cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về danh nhân đất Thái” [26] cho rằng,

“Tể tướng Lưu Nhân Chú” [21] là đứa con tinh thần thứ 29 của Nhà văn Hồ

Thủy Giang, nhưng lại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ông viết về danh nhân Thái Nguyên

Về tiểu thuyết Những người mở đường, đã có hội thảo tổ chức tại Thái

Nguyên, tác giả Thanh Tâm đã có bài viết “giới thiệu về Hội thảo tiểu thuyết những người mở đường” [55] của Hồ Thủy Giang Hội thảo này được tổ chức

nhân dịp kỉ niệm ngày thànhlập lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950) và 25 năm ngày 60 chiến sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915, thuộc Đội 91 Thanh niên xungphong tỉnh Thái Nguyên hy sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ tại ga LưuXá, thành phố Thái Nguyên (24/12/1972 - 24/12/2017) Ở Hội thảo, có nhiềutác giả là các nhà văn, nhà nghiên cứu phê

Trang 13

bình, nhà làm phim, bạn đọc đã đưara những phân tích, luận giải, đánh giá tiểu thuyết Những người mở đường từ nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau Ngày 28/8/2019, Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử đã được Chi Hội Lí luận phê bình văn học và Hội văn học Nghệ thuật Thái Nguyên tổ chức tại tỉnh Trong hội thảo, một số vấn đề về tiểu thuyết lịch sử đã được đặt

ra và thảo luận Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang cũng được quan tâm đánh giá về các phương diện như đề tài, khuynh hướng, đặc điểm thể loại, thế giới nghệ thuật…, đáng chú ý có tham luận của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đức Hạnh, Cao Thị Hồng (Tiểu thuyết Những người mở đường của

Hồ Thủy Giang nhìn từ đặc điểm thể loại) Phạm Văn Vũ (Tiểu thuyết và vấn đề diễn giải lịch sử), nhà văn Phan Thái… Các tác giả đã tập trung đi sâu vào cắt nghĩa, diễn giải những giá trị nổi bật như cách phản ánh hiện thực, cách nhìn nhận lịch sử và con người v.v , đồng thời cũng thẳng thắn nêu lên những băn khoăn, tiếc nuối muốn trao đổi thêm về một số điểm còn chưa thành công của tác phẩm, như tính luận đề, kiểu kết thúc v.v… Tác giả Cao Thị Hồng đánh giá thành công của Những người mở đường qua bối cảnh thời đại mà tác giả tái

hiện: “Những trang viết phục dựng hiện thực chiến tranh là những trang viết cuốn hút và mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc” [30, tr.27]

Như vậy, qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Thái Nguyên nói chung, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết Thái Nguyên đã bước đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu Nhưng các công trình nghiên cứ hay các bài báo chủ yếu chỉ đánh giá chung về nội dung hoặc nghệ thuật của từng cuốn tiểu thuyết hoặc đánh giá tiểu thuyết lịch sử trong những nhận định chung về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên Hiện chưa có công trình nào đi sâu khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về phương diện không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Thái Nguyên Tuy nhiên, những gợi ý từ các bài viết trên sẽ là tiền đề để chúng tôi tham khảo, nghiên

Trang 14

cứu và thực hiện đề tài này Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các đề tài, công trình nghiên cứu đã công bố

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Thái Nguyên Đề tài được hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong giảng dạy và học tập văn học địa phương trong nhà trường phổ thông

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ đề lịch sử trong văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Một là, khái quát các vấn đề về tiểu thuyết lịch sử Thái nguyên

Hai là, nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

Ba là, nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch

sử của nhà văn Thái Nguyên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết lịch sử: Tể tướng Lưu Nhân Chú (2016- Nxb Đại học Thái Nguyên); Những người mở đường (2016- Nxb Văn học); Thái Nguyên 1917 (2017- Nxb Đại học Thái Nguyên) của Hồ Thủy Giang Ông ké thượng cấp (2016 - Nxb Hồng Đức) của Ma Trường Nguyên Thượng thư Đỗ Cận (2019 - Nxb đại học Thái Nguyên), Lửa thiêng (2023 - Nxb Lao động) của Phan Thức Linh Sơn tử chiến (2017- NXB Văn học), Nắng phía sau mặt trời (2019 - Nxb Thanh niên), Bình minh máu (2020 -

Trang 15

Nxb hội nhà văn) của Phan Thái Đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh (Phạm Đức) Ba ông đầu rau (Hà Đức Toàn)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu không gian, thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết lịch

sử của Thái Nguyên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê - phân loại: Thống kê, phân loại các tác phẩm có chủ đề lịch sử của Thái Nguyên Sau đó đối chiếu với kho tàng văn học Thái Nguyên để phân loại tác phẩm vào những thể loại cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tổng hợp

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích những đặc điểm không gian, thời gian của các cuốn tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

- Phương pháp đối chiếu- so sánh: So sánh tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Thái Nguyên để tìm ra những nét giống và khác biệt khi cùng viết về mảng đề tài tiểu thuyết lịch sử Từ đó khẳng định vị trí của các nhà văn Thái Nguyên trong làng văn

- Phương pháp liên ngành: Phương pháp này được sử dụng khi kết hợp nghiên cứu giữa văn học, lịch sử, văn hoá… làm sáng rõ hơn các nội dung chính của luận văn

- Phương pháp thi pháp học: Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu về đặc trưng không gian, thời gian nghệ thuật trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ trở thành công trình đầu tiên nghiên cứu

về vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên Đồng thời cũng là để nhận được sự quan tâm, khuyến khích của những người yêu văn học Thái Nguyên Từ đó giúp cho văn học Tỉnh sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt hơn cả đó là tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy chung của văn học Công trình là tư liệu tham khảo giúp lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, động viên và

Trang 16

có những chính sách khuyến khích hơn nữa để văn học địa phương, trong đó có tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên tiếp tục phát triển hơn nữa

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, nội dung đề tài gồm có

ba chương:

Chương 1: Không gian, thời gian nghệ thuật và tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

Trang 17

Chương 1 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU THUYẾT

LỊCH SỬ CỦA THÁI NGUYÊN

1.1 Thi pháp thời gian, không gian trong tác phẩm văn học

1.1.1 Một số vấn đề chung về thi pháp học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học [24]: “Thi pháp học là khoa học nghiên

cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật” [16, tr.304]

Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm

cụ thể, thi pháp tác giả (sáng tác một nhà văn), thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học một thời đại, thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc

Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ

Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lí thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi pháp học vĩ mô tức là lí luận văn học), thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô) và thi pháp học lịch sử

Thi pháp học đại cương được chia thành ba bộ phận, tương ứng với ba phương diện của văn bản: ngữ âm, từ vựng, và hình tượng Mục đích của thi pháp học đại cương là xây dựng một hệ thống trọn vẹn các thủ pháp (tức là các yếu tố tác động thẩm mĩ), bao quát cả ba phạm vi trên, từ các biện pháp ngữ âm cho tới các hình tượng, mô tip, cốt truyện Phương diện thi pháp hình tượng ít được nghiên cứu hơn cả vì một thời gian dài người ta cho rằng thế giới nghệ thuật không khác gì so với thế giới thực tại, do đó, đến nay

Trang 18

lĩnh vực này vẫn chưa có một sự hệ thống hóa được chấp nhận phổ biến về các phương tiện nghệ thuật

Thi pháp học chuyên biệt tiến hành việc miêu tả tất cả các phương diện

nói trên của sáng tác Văn học nhằm xây dựng “mô hình” - hệ thống cá biệt của

các thuộc tính tác động thẩm mĩ của tác phẩm Vấn đề chính ở đây là kết cấu,

tức là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật Các khái niệm cuối cùng mà sự phân tích các phương tiện nghệ thuật sẽ

dẫn đến là hình tượng thế giới (với đặc điểm cơ bản của nó là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật), và hình tượng tác giả Tác động qua lại của hai khái niệm này tạo nên điểm nhìn nghệ thuật, có tác dụng quy định tất cả mọi

điều cơ bản của cấu trúc tác phẩm

Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hóa của các biện pháp nghệ thuật

cũng như hệ thống các biện pháp ấy bằng phương pháp so sánh lịch sử nhằm

vạch ra đặc điểm chung của hệ thống văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau, xác định cội nguồn của chúng cũng như quy luật chung của ý thức văn học nhân loại Vấn đề chính của thi pháp học lịch sử là sự phát sinh, phát triển của thể loại trong ý nghĩa rộng nhất của từ đó, là ranh giới phân chia của phạm vi văn học và ngoài văn học với tất cả sự đổi thay lịch sử của chúng

Thi pháp học đại cương trùng với bộ phận lí luận văn học nghiên cứu cấu

trúc sáng tác văn học, thường dịch là thi học Nhiều nhà thi pháp học phương

Tây nhấn mạnh lí luận về bản chất văn học mới là nội dung chủ yếu của thi pháp học, xem việc nghiên cứu “tính văn học” bất biến của văn bản là đối tượng của thi pháp học Nhưng đó là bất biến trong lịch sử Thi pháp học chuyên biệt và thi pháp học lịch sử cung cấp bức tranh đa dạng và phát triển tiến hóa của các mô hình và phương tiện nghệ thuật

Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và các thời

kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm

Trang 19

Thi pháp học cổ xưa (từ Aristoteles) nặng về tính chất quy phạm cẩm nang Thi pháp học hiện đại nặng về phát hiện, miêu tả các ngôn ngữ nghệ thuật đang hình thành với sự vận động của văn học

1.1.2 Không gian nghệ thuật

Không gian trong nghệ thuật là một đại lượng hữu hạn Tính vô hạn chỉ là viễn cảnh, còn không gian hoạt động của nhân vật luôn luôn là hữu hạn Mặt khác, không gian nghệ thuật có tính gián đoạn Nhà văn không thể và không cần miêu tả hết toàn bộ tính liên tục của không gian, mà chỉ chọn lấy những gì

tiêu biểu, quan trọng đối với hoạt động của nhân vật

Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của

nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa

lí Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới - dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mô hình hóa các kiểu tính cách con người Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở, như trong cổ tích, làm cho ước mơ, công lí được thực hiện dễ dàng Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của

Trang 20

một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật

Tác phẩm văn học nào cũng tái hiện thế giới thực tại, cả vật chất lẫn tinh thần, tự nhiên, đồ vật, con người, tạo thành thế giới nghệ thuật Hình thức tự nhiên của thế giới ấy trước hết là không gian và thời gian nghệ thuật Bài này

sẽ nói riêng về không gian nghệ thuật Gọi là không gian nghệ thuật là bởi vì không gian này không giản đơn là tái hiện không gian của thực tại mà thể hiện quan niệm không gian của con người, và rộng ra là của cả một nền văn hoá trong một thời kì lịch sử Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện sự cảm nhận không gian của con người, có chức năng biểu nghĩa

và có giá trị thẩm mĩ Không gian nghệ thuật là thuộc tính của tất cả mọi loại hình nghệ thuật, kể cả âm nhạc Không gian nghệ thuật thể hiện cấu trúc bên trong của tác phẩm nghệ thuật, sâu sắc hơn nhiều so với khái niệm kết cấu, dường như là thiên về tổ chức bên ngoài của văn bản

Đọc một tác phẩm văn học ta như sống trong không gian của nó, khi ở trong nhà, khi ra ngoài nội, khi vào rừng sâu, khi xuống địa ngục hoặc lên tiên giới Không gian ấy không giản đơn chỉ là nơi chốn, khung cảnh cho nhân vật hành động, không phải không gian vật chất (vật lí), địa lí, không phải không gian tâm lí, nó không phải lúc nào cũng là không gian cụ thể, mà là một không gian nghệ thuật có tính trừu tượng, phổ quát Ngược lại trong sáng tác hiện thực chủ nghĩa, chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XIX do gắn với thời gian lịch sử mà có tính chất cụ thể

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo trên cơ sở văn hoá Trong hội họa phương Tây, xuất phát từ nguyên tắc mô phỏng tự nhiên đã phát hiện ra luật thấu thị – nhìn sự vật theo tỉ lệ xa gần, sáng tối, đậm nhạt, do đó người ta

vẽ cụ thể, giống như thật Trái lại, hội họa Trung Hoa theo nguyên tắc “phủ ngưỡng tự đắc”, tức là cúi, ngửa, nhìn ngắm, thể nghiệm trong lòng tạo ra không gian trừu tượng Âm dương đan xen, hư thực liền nhau Thơ văn cổ nhìn

Trang 21

không gian theo con mắt siêu cá thể, thể hiện không gian theo cái hiểu, chứ không chỉ theo cái nhìn thấy Trong tranh đời Đường, nhân vật quan trọng thì

vẽ to, nhân vật phụ thì vẽ nhỏ, hoàn toàn không theo kích thước thực tế, không theo luật viễn cận Không gian nghệ thuật không hề bất biến mà luôn thay đổi cùng văn hoá

Cũng như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không không gian ba chiều: cao, rộng, xa và chiều thứ tư là thời gian, không gian nghệ thuật luôn gắn với thời gian, mở ra với thời gian, và cũng có các chiều ấy, nhưng có thêm điểm nhìn chủ quan của con người, tạo thành một mô hình thế giới, mang đậm tính chất xã hội, thẩm mĩ, màu sắc, cảm xúc, tưởng tượng, không giống với không gian trong thực tế và đặc biệt, nó là không gian tạo nghĩa, mang quan niệm nhất định

Toàn bộ khung cảnh nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có chiều cao thấp, rộng hẹp, sâu cạn, xa gần…, được xác định trong trong các cặp đối lập của không gian Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa biểu tượng của tác giả

Theo Ju Lotman, không gian nghệ thuật là một phương tiện biểu nghĩa, một ngôn ngữ Nó là một mô hình thế giới gồm sự tổ hợp của các tiểu không gian đối lập nhau về tính chất, ý nghĩa và giữa chúng có các đường ranh giới Sự dịch chuyển (hay không) của nhân vật qua ranh giới là phương thức tạo nghĩa của tác phẩm văn học Từ đây có thể suy ra cấu trúc hai không gian (hai thế giới) trong một thế giới nghệ thuật Không gian là cái đại biểu tượng của văn hoá mà từ đó có thể suy ra toàn bộ ngôn ngữ của các hình thức của nó, phân biệt với ngôn ngữ của nền văn hoá khác

Không gian trong nghệ thuật là một đại lượng hữu hạn Tính vô hạn chỉ

là viễn cảnh, còn không gian hoạt động của nhân vật luôn luôn là hữu hạn Mặt khác, không gian nghệ thuật có tính gián đoạn Nhà văn không thể và không cần miêu tả hết toàn bộ tính liên tục của không gian, mà chỉ chọn lấy những gì tiêu biểu, quan trọng đối với hoạt động của nhân vật

Trang 22

Trong tác phẩm ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, căn nhà, dòng sông, bầu trời… Nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật Chúng chỉ được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực chúng trở thành yếu tố tiểu không gian trong cấu trúc, biểu hiện mô hình thế giới của tác giả

Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín, phân biệt với không gian bên ngoài, như không gian trò chơi Nhà văn hoá học Hà Lan J.Huizinga

trong sách Con người biết chơi (Homo Ludens, 1944) nói: “Một đặc điểm quan trọng nhất của trò chơi là có một không gian cách biệt với đời sống thường, một không gian khép kín mà trong đó trò chơi được thực hiện” [31]. Không gian khép kín để đối lập với không gian thật, không phải chơi Một sân bóng, một bàn cờ, một bàn bi a…đều có không gian riêng và tôn trọng luật chơi là tôn trọng cái không gian đó Không gian nghệ thuật cũng có tính khép kín theo kiểu luật chơi nói trên và luật chơi ở đây nằm trong qui ước chung giữa tác giả và người đọc, do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm Không gian có hữu hạn mới gây khó khăn và hối thúc người chơi hăng hái tham gia nhằm tự thể hiện mình ở trình độ cao nhất Vì vậy tìm hiểu không gian nghệ thuật giúp người đọc hiểu được cơ chế biểu hiện ý nghĩa sâu xa của văn bản

Không gian nghệ thuật như thế không mô phỏng giản đơn hay sao chép không gian thực tế mà là mô hình hoá những quan hệ không gian của bức tranh

thế giới về mặt thời gian, xã hội, đạo đức…tạo thành “những mô hình về thế giới” [36] Theo nhận định của Ju Lotman, thì không gian là phạm trù quan

trọng nhất của thế giới nghệ thuật Ngôn ngữ của các quan hệ không gian không phải là phương tiện duy nhất để mô hình hoá thế giới, nhưng nó quan trọng bởi vì nó thuộc về bình diện tính thứ nhất và cơ bản nhất Thậm chí sự

mô hình hoá thời gian thường chỉ là tính thứ hai so với ngôn ngữ không gian

Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền, phương vị, các

Trang 23

chiều … tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của

tác phẩm Sự lặp lại của các hình thức không gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật

1.1.3 Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như

là một yếu tố của nó Là một yếu tố đặc trưng thuộc phương thức tồn tại của thế giới, thời gian nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm

Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một thời gian dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại

Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới

Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích,

có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích,

có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết,

Trang 24

có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi’ trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật gắn với tính

“vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như thần thoại Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ của thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu

tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có thời gian cụ thể riêng

Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu các loại hình các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử

Trong triết học người ta xem thời gian là hình thức (phương thức) tồn tại

của vật chất “Thời gian là một trong các hình thức tồn tại cơ bản của thế giới, của sinh thành, trưởng thành, trôi chảy, và huỷ diệt của tất cả các hiện tượng của thực tại Phạm trù thời gian gắn liền với sự thay thế liên tục của các giai đoạn đời sống của tự nhiên, con người, và sự phát triển của ý thức; vì thế sự cảm nhận chủ quan về thời gian gắn chặt với các quan hệ nhân quả, quá khứ, hiện tại và tương lai, cũng gắn liền với với sự thể nghiệm chủ quan và sự diễn giải của các kiểu ý thức khác nhau” [45].Thời gian theo nhận thức chung là

hình thức tồn tại có tính liên tục, có độ dài, có hướng, có nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính chất không thể đảo ngược Để đo thời gian này người ta làm ra các phương tiện như lịch, đồng hồ và định ra các đơn

vị thời gian: giây, phút, ngày, giờ, năm, tháng, thế kỷ vv… Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình Ngoài thời gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh vật, thời gian tâm lý

Trang 25

Thời cổ đại người ta chỉ biết có thời gian tuần hoàn theo kiểu bốn mùa Vật lí học Newton chỉ biết thời gian tuyền tính, đồng chất, đồng đều, vô thuỷ vôc hung Thiên chúa giáo chỉ biết thời gian hữu hạn từ khi chúa ra đời ho đến ngày phán xử cuối cùng, không đảo ngược Phải đến thời cận đại với thời gian tương đối người ta mới biết có nhiều kiểu thời gian, kể cả thời gian nghệ thuật Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, có thời gian riêng Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian vật chất: xem một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim, một vở kịch… đều phải mất một lượng thời gian, tuỳ theo dung lượng tác phẩm dài hay ngắn Không có thời gian vật chất, tác phẩm nghệ thuật không tồn tại được Nhưng thời gian khách quan đó chưa phải là thời gian nghệ thuật Bởi thời gian nghệ thuật là hình thức tái hiện thời gian một cách đặc biệt qua tác phẩm, ta có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế

hệ, hoặc quay về quá khứ, hay nhảy vượt tới tương lai, hoặc sống với thời gian cõi tiên như Từ Thức Nhìn chung, thời gian nghệ thuật là là thời gian có các đặc điểm cơ bản sau

Một là thời gian nghệ thuật là thời gian hữu hạn Tác phẩm nào cũng có

mở đầu và kết thúc Bài tơ là cảm xúc bột phát trong giây phút Dù viết đến 111 năm như Tam Quốc diễn nghĩa cũng chỉ là một đoạn nhắm, một tích tắc trong

vô tận thời gian

Hai là nó có tính liên tục của thời gian sự kiện, có độ dài với nhịp độ

nhanh hay chậm, với các chiều thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai, thời gian đồng thời, đồng hiện hoặc vĩnh cữu Đồng thời với tính liên tục này phải thấy

thời gian nghệ thuật có tính gián đoạn, bởi nghệ thuật không có ý và cũng

không thể tái hiện toàn bộ chiều dài của thời gian, mà chỉ chọn lấy những đoạn

có ý nghĩa rồi lien kết lại Vì thế giữa các sự kiện luôn có các đoạn thời gian bị

bỏ qua, bị tỉnh lược, khiến cho nhà văn có điều kiện diễn giải lí do, phân tích tâm lí của các nhân vật (Ví dụ mười năm sau, chiều hôm sau, hoặc đến chỗ gay cấn thì dừng lại, chuyển sang sự kiện khác.) Nếu không có gián đoạn thì nhà văn sẽ bị lệ thuộc vào dòng thời gian khách quan của sện được tính nghệ thuật

Trang 26

Có thể nói thời gian nghệ thuật có tính liên tục của những thời đoạn khác thời

Do tính gián đoạn mà ngắt thời gian ra, để nó có thể lặp đi lặp lại, có thể hồi cố, hồi tưởng, có thể kể theo hai mạch, ba mạch khác nhau

Thứ ba, thời gian nghệ thuật do nghệ thuật sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, tự do, ứơc lệ, nhanh chậm gắn với thời gian tâm lý Nhà văn có thể bắt

đầu hay kết thúc ở đâu cũng được, miễn là có ý nghĩa Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai Nó có thể dừng lại, hoặc vĩnh viễn Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô

tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật không xuất hiện Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng của tâm lý cá nhân người đọc, muốn cảm thụ nhanh chậm thế nào cũng được Thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu Nếu như một tác phẩm có thể gây hiệu quả hồi hộp đợi chờ thì đối với ai, lúc nào, khi cảm thụ, thời gian ấy đều xuất hiện

Thứ tư, thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện

một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người Cuộc đời có thể như

chớp mắt, như giấc mộng Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải vô tận Cuộc đời

có thể chỉ như con thoi đưa mà không có sợi chỉ, hoàn toàn vô nghĩa Cuộc đời

có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai hoặc dẫm chân tại chỗ… Thời gian nghệ thuật là phạm trù có nội hàm triết lý Chỉ cần lưu ý tới quan niệm thời gian trong thơ Xuân Diệu, trong thơ Chế Lan Viên, trong thơ Tố Hữu, ta sẽ thấy ý nghĩa của phạm trù thời gian trong thơ ca và văn học nói chung

Thứ năm, là thời gian của tính sáng tạo rất đa dạng Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ

sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc tác phẩm, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay

Trang 27

nhiều ngày, nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật

Thứ sáu, là thời gian nghệ thuật có thể được xét trên nhiều bình diện Viện

sĩ D.S Likhachev nói: “Thời gian là đối tượng, là chủ đề, là công cụ miêu tả –

là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng cuả thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [11] Như thế có thể

xem xét thời gian từ nhiều góc độ, từ chủ đề đến các biểu hiện nghệ thuật

Tóm lại, thời gian nghệ thuật là một hình thức tự do của sáng tạo Việc nhà tiểu thuyết có thể tự do ứng xử với thời gian như trên được xem là một bước ngoặt kiểu Copernicus trong văn học Thời gian trong văn học không còn giản đơn là cái dung chứa các quá trình đời sống mà là một yếu tố nội dung tích

cực, “một kẻ tham gia độc lập vào hành động nghệ thuật” [1], là “một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật” [40]

1.2 Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

1.2.1 Vài nét về tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử là một tiểu loại của tiểu thuyết nhằm phản ánh nội dung, đề tài mang tính lịch sử Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có nhiều cách quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử, cách viết truyện lịch sử Tiểu thuyết lịch sử được các nhà nghiên cứu người Pháp là Dorothy Brevvster và

Jonh Breell nhận định như sau: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà tên gọi tiểu thuyết lịch sử Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào các nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường đưa nó vào một loại văn học có danh” [20, tr.211] Như vậy theo quan

niệm này thì tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết viết về quá khứ của một dân tộc, một quốc gia nào đó Đây cũng là yếu tố cơ bản tạo nên tính lịch sử

của tiểu thuyết Theo Từ điển thuật ngữ văn học [24] thì thể loại lịch sử hay tiểu thuyết lịch sử được quan niệm là: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có

Trang 28

chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện đời xưa nói chuyện đời nay, tiếp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [12, tr.255] Quan niệm này cũng cho chúng ta thấy, các tác giả coi

trọng yếu tố lịch sử trong sáng tác, chú trọng việc không “phá vỡ tính chân thực lịch sử” của thể loại

Tiểu thuyết lịch sử là hiện tượng văn học đặc biệt Nó đặc biệt do hai chữ

“lịch sử” tạo ra, bởi lịch sử tuy có nhiều thứ như lịch sử phát minh, lịch sử một giai đoạn văn học, lịch sử làng nghề, song chủ yếu là lịch sử quốc gia, dân tộc,… và mỗi khi đời sống xã hội có biến động, những vấn đề nhức nhối, người

ta thường tìm về lịch sử, khai thác những vấn đề bị bỏ quên, bị phai nhạt Người ta muốn nghe lại tiếng nói của lịch sử, muốn sống lại những thời khắc đau thương và hào hùng, những thời khắc nhục nhã đối với người viết và đọc tiểu thuyết lịch sử Chính vì thế giai đoạn lịch sử đầu thế kỉ XX khi vận mệnh đất nước đang trong cơn biến loạn lớn, tiểu thuyết lịch sử đã nở rộ

Lí thuyết về tiểu thuyết lịch sử cũng có nhiều, phụ thuộc vào cách hiểu lịch sử và triết học lịch sử nói chung Từ quan niệm thực lục thời trung đại đến lịch sử tiến hoá, rồi lịch sử của đấu tranh giai cấp cho đến lí thuyết tân lịch sử chủ nghĩa, quan niệm về tiểu thuyết lịch sử cũng đổi thay Đặc biệt từ trào lưu

“tân chủ nghĩa lịch sử” đã mở ra một thời kì gọi là “hậu lịch sử” (posthistoire) trong trào lưu hậu hiện đại, theo đó các thể loại văn học đều được tái cấu trúc, hoặc là xoá mờ ranh giới cứng nhắc giữa các thể loại, hoặc là lắp ghép các thể loại khác nhau, ngôn ngữ nghệ thuật cũng đổi khác Trong bối cảnh đó chúng ta cũng nên nhìn thể loại tiểu thuyết lịch sử trong những viễn cảnh khác

Trang 29

Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp hai xu hướng chính quan niệm về tiểu thuyết lịch sử như sau: Thứ nhất, các ý kiến cho rằng tiểu thuyết lịch sử phải tôn trọng sự kiện lịch sử và từ chất liệu của lịch sử, tác phẩm được hư cấu, xây dựng và sáng tạo lên Thứ hai, các tác giả cho rằng tiểu thuyết lịch sử là những sáng tác không coi trọng sự kiện lịch sử Với những tác giả theo xu hướng này thì lịch sử chỉ là cái cớ để viết tiểu thuyết mà thôi Tính chất hư cấu

và các tư liệu ngoại sử được khai thác và sử dụng triệt để

Xét về các hệ hình tư duy nghệ thuật, chúng ta thấy có nhiều cách viết về tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn có khi viết theo mô hình biên nhân (logic nhân quả) tức là sự việc nào diễn ra trước sẽ kể trước và tiếp diễn cho đến hết tác phẩm đối với những tiểu thuyết mang dấu ấn lịch sử Cũng có khi các nhà văn lại chọn lối viết dựa vào lịch sử, lấy điểm tựa lịch sử là biến cố để trí tưởng tượng được bay lên, qua

đó người đọc thấy được tính mới của tiểu thuyết lịch sử

1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên - khúc tráng ca về mảnh đất hào hùng

Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng - là cửa ngõ thủ đô, thuộc vùng phên dậu của đất nước giáp với các tỉnh biên giới: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang Vì vậy trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc trong hàng ngàn năm qua cho tới ngày nay, mảnh đất Thái Nguyên đã diễn ra bao sự kiện lịch sử quan trọng không thể nào quên Các nhà văn viết về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên trong đó là những người con sinh ra

từ chính mảnh đất này như Ma Trường Nguyên, nhưng cũng có những nhà văn như Hồ Thủy Giang, Phan Thức… mặc dù không sinh ra trên quê hương Thái Nguyên, nhưng cuộc đời phần lớn thời gian lại sinh sống và làm việc trên mảnh đất giàu ân tình này

Những sự kiện lịch sử đó đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn, nhà tiểu thuyết viết nên những cuốn tiểu thuyết lịch sử đầy ý nghĩa của mình Đó là những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử viết về các sự kiện lịch sử một cách sống động, cụ thể, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khơi dậy lòng yêu mến sâu sắc của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên

Trang 30

Đặc biệt trong khoảng 20 năm đầu thế kỉ XXI, với cảm hứng viết về các

sự kiện lịch sử, các nhà tiểu thuyết Thái Nguyên đã sáng tạo khá nhiều tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc Những tác phẩm đó đã góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử quan trọng, những chiến thắng oanh liệt, những hi sinh to lớn của quân, dân các dân tộc Thái Nguyên trong các thời kì, các giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước

Nhà văn Phan Thái viết về cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại phòng tuyến Linh Sơn (Linh Sơn tử chiến), viết về cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Phấn Mễ năm 1945 (Bình minh máu), về sự kiện bi hùng sự hi sinh của Đại đội thanh niên xung phong 915 năm 1972 (Nắng phía sau mặt trời); nhà văn Hồ Thủy Giang viết về cuộc kháng chiến chống quân Minh tại vùng đất Thuận Thượng - Đại Từ qua tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, viết

về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn (Thái Nguyên - 1917), về sự hi sinh của Đại đội 915 qua tiểu thuyết Những người mở đường; nhà văn Ma Trường Nguyên viết về các sự kiện gắn với hoạt động của ông Ké - Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc với hai tiểu thuyết Ông Ké thượng cấp và Ông Ké trở lại chiến khu, Phạm Đức viết về Phò mã lang Dương Tự Minh (Đức thánh Đuổm Dương Tự Minh) Cảm hứng tự hào, ngợi ca là cảm hứng chủ đạo được thể hiện trong các tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên Khi miêu tả những sự kiện, dấu ấn lịch sử của dân tộc, vẻ đẹp phẩm chất, tài năng của những người anh hùng trên đất Thái Nguyên được thể hiện rõ nét Với những người thật, việc thật, các tác giả tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã thành công khi tái hiện những mốc son đáng nhớ, những tấm gương sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ xưa đến nay Tất cả tạo nên nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp tục sống và cống hiến sao cho xứng đáng với người xưa Cùng với đó là cảm hứng bi tráng trước những đau thương, mất mát và hi sinh to lớn của quân và dân Thái Nguyên

Viết về sự hi sinh mất mát nhưng những tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên không cho thấy sự bi lụy, mà mỗi sự hi sinh mất mát ấy là những khúc tráng ca

bi hùng trong lịch sử giữ nước Với việc tôn trọng lịch sử, cảm hứng trước

Trang 31

những mất mát đau thương trở thành một phần tất yếu của tiểu thuyết lịch sử

Có thể khẳng định, những tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã thành công khi phản ánh các sự kiện lịch sử dân tộc nói chung và sự kiện lịch sử trên đất Thái Nguyên nói riêng Những trang vàng lịch sử luôn được nhuộm đỏ bởi máu của những người con anh hùng Nhìn lại những đau thương, hi sinh, mất mát là cách để con người thêm trân trọng hiện tại, biết ơn quá khứ

Các sự kiện lịch sử diễn ra ở Thái Nguyên trong suốt quá trình lịch sử gìn giữ, bảo vệ đất nước đã trở thành niềm cảm hứng mãnh liệt cho các cây bút tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên sáng tạo nên những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử vừa giàu giá trị lịch sử, vừa giàu giá trị giáo dục truyền thống sâu sắc Những cuốn tiểu thuyết lịch sử đó đã góp phần nhắc lại, khắc ghi những chiến công oanh liệt, những chiến thắng lẫy lừng, cùng những khó khăn gian khổ, những hi sinh mất mát của cha anh; góp phần giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc cho các thế hệ người Thái Nguyên hôm nay và mai sau

Đối với nhà văn Thái Nguyên, hầu hết các sáng tác của mình, họ đều bám sát các yếu tố lịch sử, tôn trọng các dấu mốc và sự kiện có trong chính sử, ngoài ra có sử dụng thêm yếu tố hư cấu nhưng nó chỉ là phần nhỏ tô điểm thêm cho các chi tiết lịch sử Các yếu tố dã sử cũng được sử dụng nhưng vẫn luôn hướng tới trân trọng những cái thuộc về cội nguồn, lịch sử chính thống Đó cũng chính là điểm đặc biệt và đáng được quan tâm đối với thể loại này

Thái Nguyên là mảnh đất có vị trí quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ xưa đến nay Chính vì vậy mảnh đất Thái Nguyên đã ghi dấu nhiều nhân vật lịch sử anh hùng võ tướng, danh nhân văn hóa Họ có thể

là con dân các đồng bào Thái Nguyên, cũng có khi là những người đã sống và gắn bó với Thái Nguyên

Khi xây dựng hình tượng các nhân vật anh hùng của đất Thái Nguyên, các tác giả tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã đi sâu vào khắc họa những nét tính cách đặc trưng của họ Đó là những con người khỏe mạnh, trung thực, yêu quê

Trang 32

hương đất nước, có tinh thần tự hào dân tộc Họ là những người con ưu tú của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây Họ có tài thao lược, có sức mạnh, có niềm tin và có uy tín lớn đối với cộng đồng dân tộc Họ đã dẫn dắt nhân dân đứng lên đấu tranh, chiến đấu ngoan cường chống kẻ thù xâm lược

Khi lựa chọn xây dựng hình tượng người võ tướng thời phong kiến, các tác giả tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã tuân thủ nguyên tắc sáng tác của thể loại: kết hợp sáng tạo, hư cấu và cốt lõi lịch sử Bởi vậy đọc các tiểu thuyết Linh Sơn tử chiến (Phan Thái), Tể tướng Lưu Nhân Chú (Hồ Thủy Giang), người đọc đều hình dung được vẻ đẹp, khí chất của những người con ưu tú đất Thái Nguyên - họ có vai trò quan trọng trong công cuộc giữ nước, đồng thời họ hiện lên rất gần gũi, thân thiết, mang đậm chất người miền núi khí khái, thâm trầm, giản dị

Với hình tượng Lang trung tướng quân Nùng Tông Đản, nhà văn Phan Thái đã đem đến một cảm nhận sâu sắc về người anh hùng quê đất Quảng Nguyên (Cao Bằng) Trong tác phẩm, nhà văn tập trung thể hiện phẩm chất, tài năng của vị tướng quân cùng cuộc sống bình dị hàng ngày của ông Không chỉ khẳng định được tài năng quân sự của người anh hùng, nhà văn còn đặc biệt khắc họa thành công những diễn biến tâm tư, tình cảm rất chân thật của nhân vật Chính bởi những nét tâm trạng đa dạng ấy đã làm cho hình tượng nhân vật người anh hùng trở nên sống động, gần gũi

Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, nhân vật Lưu Nhân Chú được

Hồ Thủy Giang khắc họa khá đầy đủ về ngoại hình, phẩm chất, tài năng và trí tuệ Để khẳng định sức mạnh của một võ tướng, nhà văn tập trung vào vai trò của người anh hùng trong những trận chiến quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn Tác phẩm đã thành công khi xây dựng hình tượng người anh hùng đất Đại

Từ vừa lớn lao cao cả, vừa rất đỗi gần gũi thân quen Đó là niềm tự hào cho các thế hệ người Thái Nguyên hôm nay và mai sau

Thái Nguyên - 1917 là cuốn tiểu thuyết lịch sử thành công khi tái hiện sự kiện nổi dậy của nhân dân Thái Nguyên năm 1917 với hình tượng trung tâm

Trang 33

của tác phẩm là Đại đô đốc Trịnh Văn Cấn Nhân vật Đội Cấn hiện lên với những nét đặc trưng của một người chỉ huy uy dũng, một con người hội tụ lòng yêu nước, căm thù giặc, đồng thời lại có sự khéo léo, cẩn trọng trong lời nói, hành động, lại điềm đạm, đáng tin, uy tín, được mọi người nể phục, kính trọng Không chỉ có tầm ảnh hưởng trong quần chúng, mà ngay cả bọn giặc Pháp và tay sai cũng phải kiêng rè

Tiểu thuyết Bình minh máu là một tác phẩm mới của nhà văn Phan Thái lựa chọn đề tài đấu tranh của giai cấp công nhân những năm trước cách mạng tháng Tám 1945 Tác phẩm không xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, tuy nhiên người đọc vẫn nhận thấy hình tượng trung tâm là những người công nhân

mỏ than Phấn Mễ trong cuộc đấu tranh với thực dân Pháp những năm đầu thế

kỉ XX.Ở họ có những đặc điểm chung của giai cấp Họ vốn là những người nông dân nghèo ở các miền quê Ở họ có một tình cảm tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong cuộc sống Khi được giác ngộ, tình cảm ấy trở thành tình ái hữu giai cấp, là nguồn động lực tạo nên tinh thần đoàn kết Có thể thấy, trong Bình minh máu, những người phu mỏ ở mỏ than Phấn Mễ đã sớm đứng lên thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Những con người ấy đã trở thành biểu tượng kiên cường, bất khuất cho các thế hệ công nhân Thái Nguyên mãi về sau

Cùng lấy bối cảnh là Đại đội thanh niên xung phong 915, hai nhà văn Hồ Thủy Giang và nhà văn Phan Thái đã tạo dựng được một thế giới nghệ thuật khá đặc sắc trong tiểu thuyết Những người mở đường và Nắng phía sau mặt trời Mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận và thể hiện riêng Ở cả hai tác phẩm, nhân vật trung tâm đều là những thanh niên xung phong tuổi đời rất trẻ, họ hi sinh trong một sự kiện bi hùng Với cái nhìn của những người trong cuộc, các tác giả đã xây dựng các nhân vật là những con người đời thường, giản dị Câu chuyện về sự hi sinh của họ khi đang làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng tại ga Lưu Xá đêm nôel 1972 là câu chuyện về sự hi sinh thầm lặng của những con người ra sức “chiến đấu nơi hậu phương”

Trang 34

Với hình tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhà văn Ma Trường Nguyên đã cố gắng thể hiện hình tượng ông Ké - Bác Hồ rất đỗi giản

dị, thân thương Với cách cảm nhận của con người miền núi, cách kể của nhà văn rất dung dị Đọng lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh một ông Ké thân thương, hết lòng vì dân vì nước Trong công việc, ông Ké là con người cẩn trọng, chu đáo, có tầm nhìn chiến lược Trong sinh hoạt hàng ngày, ông Ké là người giản dị, gần gũi, quan tâm mọi người nhất là trẻ em Với tình cảm ngưỡng mộ, tin yêu, thành kính của nhân dân giành cho ông Ké, những tư liệu

về quãng đời hoạt động của ông Ké gắn với chiến khu Việt Bắc trở nên gần gũi, thân thương Ở đó không có sự xa cách của vị lãnh tụ vĩ đại, mà chỉ có sự trân trọng, yêu thương vô bờ của nhân dân với ông Ké - vị cha già của dân tộc Tuy các câu chuyện còn rời rạc, xong sâu chuỗi lại người đọc vẫn hình dung được chân dung của một con người vĩ đại

Trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, bên cạnh hình tượng người anh hùng với vẻ đẹp về sức mạnh thể chất, sự hi sinh oanh liệt, các tác giả tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên cũng quan tâm đến khắc họa tài thao lược, mưu trí

và vẻ đẹp nhân cách con người

Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, nhà văn Hồ Thủy Giang bên cạnh việc khắc họa hình ảnh một võ tướng anh hùng, dũng mãnh, hiên ngang xông pha nơi trận mạc, nhà văn còn làm rõ vẻ đẹp một con người văn hóa Đó

là một con người lấy chữ nhân làm trọng, đánh giặc với tư tưởng nhân nghĩa làm đầu Ở con người này có tầm nhìn xa trông rộng của một bậc kì tài Có thể thấy, ở Lưu Nhân Chú là sự hội tụ của một võ tướng và một văn nhân Lưu Nhân Chú được phong làm Tể tướng - một vị quan đầu triều Đó là sự khẳng định tài năng cũng như đóng góp lớn lao của ông cho sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh Lưu Nhân Chú xứng đáng là một trong những công thần khai quốc triều

Lê, xứng đáng là danh nhân văn hóa đất Thái Nguyên nói riêng và danh nhân văn hóa nước Việt nói chung

Trang 35

Với niềm cảm phục sâu sắc với cuộc đời, đóng góp của danh nhân Đỗ Cận với quê hương Phổ Yên, tác giả Phan Thức đã dành nhiều thời gian tìm hiểu tư liệu lịch sử và kết tinh thành quả trong tiểu thuyết lịch sử Thượng thư Đỗ Cận

Đỗ Cận tên thật là Đỗ Viễn Ông sinh ra trong một gia đình nghèo Ngay từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi Câu chuyện về con đường học tập của ông

là bài học cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau Người học trò nghèo Đỗ Viễn được nhà văn thể hiện với những nét tâm tư, tình cảm rất riêng trong mỗi bước đường đời Ý chí quyết tâm và lòng ham học cùng với sự thông minh vốn có,

Đỗ Viễn trở thành tấm gương sáng cho hậu thế noi theo Tư tưởng của Đỗ Cận

là tư tưởng của một vị đại quan luôn biết lo cho dân cho nước Hình ảnh một vị quan bình dị, hết lòng vì nhân dân in đậm trong tâm trí người dân Thống Thượng - Phổ Yên

Nói đến những danh nhân văn hóa đất Thái Nguyên không thể không kể đến vị thủ lĩnh Phú Lương - Phò mã Lang Dương Tự Minh, người được nhân dân không chỉ ngưỡng mộ, biết ơn, mà còn phong Thánh Với tiểu thuyết Đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh, nhà văn Phạm Đức đã thành công khi xây dựng hình tượng người thủ lĩnh uy dũng, đáng kính trong lòng nhân dân xứ Thái Nguyên.Như vậy, khi viết về những danh nhân văn hóa trên đất Thái Nguyên xưa, các tác giả tiểu thuyết Lịch sử Thái Nguyên đều nhằm khắc họa hình tượng những con người với những phẩm chất cao quý Họ là những con người thông minh, tài trí, thao lược Đồng thời là những con người đạo đức, nhân nghĩa, sống có trách nhiệm, có uy tín lớn, mà rất mực đời thường, giản dị, trần tục Họ trở thành niềm ngưỡng mộ của nhân dân các thế hệ, là tấm gương để học tập noi theo Thông qua hình tượng các nhân vật văn nhân, võ tướng thời phong kiến, các tác giả đã góp phần giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, thương dân, hiếu học, nhân nghĩa

Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã chú trọng tới hai nguồn cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng về các sự kiện lịch sử và cảm hứng về các nhân vật lịch sử các

Trang 36

thời kì Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được tái hiện trong các tác phẩm đều mang những dấu ấn riêng

Các tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã tái hiện những sự kiện lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương trong các thời kì với hai mặt chủ yếu: tự hào, ngợi ca những chiến thắng; xót xa, bi hùng trước những mất mát, hi sinh Đó là hai mặt của lịch sử làm nên tính chân thực, khách quan của tác phẩm Thông qua các sự kiện lịch sử ấy, tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên không chỉ góp phần lí giải, làm

rõ những vấn đề lịch sử, thời đại, mà còn góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau

Viết về các nhân vật lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đi vào hai mảng chính, đó là những tấm gương nhân vật là người con của các dân tộc Thái Nguyên và những người đã sống, gắn bó với mảnh đất Thái Nguyên trong các thời kì Các tác phẩm tập trung làm rõ những phẩm chất tốt đẹp cùng những đóng góp, hi sinh của họ cho quê hương, đất nước

Bên cạnh đó, các nhà tiểu thuyết cũng ngợi ca những danh nhân đất Thái Nguyên, họ là những anh hùng, dũng tướng, những đại quan có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống cộng đồng dân tộc Thông qua cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên góp phần giáo dục đạo lí, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, hiếu học,… cho con người Tất cả những nguồn cảm hứng trên góp phần tạo nên diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên khá phong phú, đầy đủ

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1 chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu lí luận cơ bản về không gian, thời gian nghệ thuật và tiểu thuyết lịch sử với các đặc trưng tiêu biểu để làm tiền đề cho những nghiên cứu cụ thể ở chương 2 Không gian, thời gian “là phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học Nó vừa liên kết các yếu

tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một đặc trưng nào đó, cùng chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác

Trang 37

phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó Là một yếu tố đặc trưng thuộc phương thức tồn tại của thế giới”

Tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết viết về quá khứ của một dân tộc, một quốc gia nào đó Đây cũng là yếu tố cơ bản tạo nên tính lịch sử của tiểu thuyết Tiểu thuyết lịch sử có những đặc trưng riêng so với các thể loại văn học khác nhưng luôn mang chứa trong nó những dữ liệu lịch sử và yếu tố hư cấu của người nghệ sĩ

Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên - những khúc tráng ca về mảnh đất hào hùng chính là để nói về những người con Thái Nguyên đã quyết tâm bảo vệ tổ

quốc Với những tác phẩm tiêu biểu: Tể tướng Lưu Nhân Chú (2016- Nxb Đại học Thái Nguyên); Thái Nguyên 1917 (2017- Nxb Đại học Thái Nguyên); Những người mở đường (2016-Nxb Văn học) của Hồ Thủy Giang Ông ké thượng cấp (2016 - Nxb Hồng Đức), (Ma Trường Nguyên), Thượng thư Đỗ Cận (2019 - Nxb đại học Thái Nguyên), Lửa thiêng (2023 - Nxb Lao động) của Phan Thức, Linh Sơn tử chiến (2017- NXB Văn học), Nắng phía sau mặt trời (2019 - Nxb Thanh niên), Bình minh máu (2020 - Nxb hội nhà văn) của Phan Thái, Đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh (Phạm Đức) Ba ông đầu rau (Hà Đức

Toàn) viết về tiểu thuyết lịch sử của vùng đất Thái Nguyên, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và hơn hết là niềm

tự hào với mảnh đất quê hương mình

Trang 38

Chương 2 CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

Với các cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình, các nhà văn Thái Nguyên muốn hướng tới người đọc tới cái nhìn tích cực về văn chương Để tìm hiểu kĩ hơn về phương diện không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, chúng tôi đã nghiên cứu về các kiểu không gian, thời gian nghệ thuật trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên Với ba kiểu không gian nghệ thuật đó là: không gian chiến trận, không gian hậu phương, không gian tâm tưởng

2.1 Không gian chiến trận

Không gian chiến trận là một phương diện tạo nên không khí hào hùng của cuộc chiến Trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, không gian chiến trận

hiện lên với những từ ngữ chỉ địa điểm: “nhà kho của địch”, “khu chỉ huy của địch”, “trận Chi Lăng”, “căn nhà của Đội Giá”, “sân trại”, “trại lính khố xanh” Trong tiểu thuyết lịch sử, không gian luôn chứa đựng những mâu thuẫn

đối kháng Do vậy, không gian chiến trận được nhà văn khai thác với những phẩm chất mới, không gian chiến trận không chỉ làm bối cảnh cho hành động mang sắc thái lịch sử mà còn tái hiện lại cảm hứng lịch sử hào hùng của dân tộc, không gian đó được tác giả miêu tả trên nhiều phương diện, có thể cảm nhận bằng tất cả các giác quan Đây là không gian phổ biến được nhà văn sử dụng nhiều nhất trong các cuốn tiểu thuyết của mình Qua tìm hiểu về không gian chiến trận trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy có thể chia không gian chiến trận thành hai kiểu đó là: không gian chiến trận khốc liệt và không gian chiến trận hào hùng

2.1.1 Không gian chiến trận khốc liệt

Không gian chiến trận khốc liệt là kiểu không gian chứa đựng những mất mát, đau thương của chiến tranh Trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, không gian chiến trận khốc liệt xuất hiện với những từ ngữ chỉ

Trang 39

không gian gắn với trận địa: “giữa Trận Chi Lăng”, “căn nhà của Đội Giá”, “căn cứ địa”, “sân trại”, với những từ ngữ biểu thị hình ảnh của

“bom đạn”, “khói lửa”, “súng máy”, “hỏa chiến”… Đã thể hiện sự khốc

liệt của chiến tranh, sự quả cảm của những người lính quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc Qua những từ ngữ chỉ không gian, hình ảnh về bom đạn, không gian chiến trận khốc liệt được hiện lên rõ nét nhất

Trong tác phẩm Những người mở đường, hình ảnh “bom đạn” xuất hiện

tương đối nhiều ở không gian tại địa điểm ga Lưu Sơn Với số lượt xuất hiện là

12 lượt đã diễn tả không gian chiến trận hiện lên qua hồi ức của những nhân vật

trở về từ sau trận bom kinh hoàng Không gian chiến trận khốc liệt năm ấy được miêu tả một cách chân thực gợi xúc cảm cho người đọc thông qua hồi ức của

những người trở về từ chiến trận: “Tiếng máy bay gầm rít như phá vỡ bầu trời Thấy tình hình bất ổn, Cương hô to:

-Vào hầm trú ẩn ngay! Các em nhỏ vào trong để phía ngoài chúng tôi che chắn!

Mọi người vội vã chui vào cái hầm lớn hình chữ U ở cuối sân Những chiếc bát sắt đựng cơm tung tóe trên mặt đất Tiếng bom rít lên xen lẫn tiếng máy bay gầm rú rợn người Những tiếng nổ lộn óc, khói mù mịt Mặt đất bị xới tung lên, chao đảo Từ trên cao, một tiếng rít rợn người Chỉ một tích tắc ngay sau đó, căn hầm lớn trúng bom, gạch, đất đá, tre nứa nảy tung lên cao…” [19, tr.36-37] Có lẽ sự khốc liệt của cuộc tranh là quá sức tưởng

tượng, với tất cả những hình ảnh và âm thanh về bom đạn, máu lửa và nhất là

sự hi sinh của 61 chiến sĩ thanh niên xung phong đã tạo nên một không gian chiến trận đầy khốc liệt Đối với nhân vật Tâm và ông Thịnh thì những giây phút họ trở lại trận địa sau trận bom để tìm kiếm những đồng đội của mình vẫn luôn ám ảnh, day dứt trong tâm trí mà cho đến mãi tận sau này họ vẫn không

thể nào quên được: “Mọi người xô đến, lấy tay đào bới điên cuồng Họ đào bới rất lâu Những giọt nước mắt lã chã rơi, hòa vào đất Những bàn tay tứa máu

Trang 40

Những gương mặt tái dại” [12, tr.64] Và khoảnh khắc họ được chứng kiến

người đồng đội của mình trút hơi thở cuối cùng trong đau đớn vẫn luôn trở đi

trở lại khiến cho người đọc thấy day dứt:“ Có tiếng rên rỉ Mận ngơ ngác nhìn

ra xung quanh Một thân thể mềm oặt nằm vắt trên một mô đất Mận vội chạy đến, nhìn cô gái đang lả dần

- Lại đây Tâm ơi!

Mận vuốt mái tóc phủ kín mặt cô gái Gương mặt cô gái đã tái lại, không còn sức sống Bàn tay đẫm máu của cô còn nắm chặt cái bát sắt, vương vài hạt cơm” [6, tr.65] Những mất mát, hi sinh mà những người lính đã phải đánh đổi

để bảo vệ nền độc lập của dân tộc không gì có thể so sánh được Qua một loạt những hình ảnh về bom đạn, âm thanh gầm rú của tiếng máy bay trên bầu trời

đã gợi ra một không gian chiến trận đầy máu lửa Diễn biến sự việc đến quá nhanh khiến cho cả Đại đội không kịp trở tay, họ bị vùi lấp dưới những mảnh bom, gò đất, không khí tang thương, chết chóc bao trùm cả một vùng Sau

những đợt bom quần đảo, không khí chợt trở nên hoang vắng, ghê rợn, lạnh

lẽo, chỉ còn lại tiếng kêu cứu của những người còn sống sót, họ hoảng hốt, nghẹn ngào trước mất mát tột cùng này Trước đó vài phút họ còn lao động không biết mệt mỏi, đùa vui, tếu táo với nhau vậy mà giờ đây không khí chết chóc lại nhấm chìm tất cả mọi thứ Sau trận bom tất cả như chết lặng khi không

tìm thấy đồng đội của mình: “Căn hầm bị trúng bom đây rồi, nhưng người đâu hết cả?” [20, tr.63] Những từ ngữ giàu hình ảnh, thể hiện sự khốc liệt của cuộc tranh: “tiếng bom rít”, “máy bay gầm rú”, “tiếng nổ lộn óc”, “khói mù mịt”,

“xới tung”, “chao đảo”, “căn hầm trúng bom”,… tất cả những hình ảnh về

bom đạn, máu lửa và nhất là sự hy sinh của 61 chiến sĩ thanh niên xung phong luôn ám ảnh mãi trong tâm trí của những người ở lại Qua những ngôn ngữ ấy, không gian chiến trận được hiện lên một cách rõ nét bởi chính sự tàn khốc của chiến tranh đã tô điểm lên sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ thanh niên xung phong Họ đã làm việc, chống cự đến giây phút cuối cùng của cuộc chiến,

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Ja. Gurevichs. Thời gian là gì? Tạp chí Những vấn đề văn học, số 11 năm 1968 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian là gì
2. Hà Phượng Anh (2021), Giọng điệu nghệ thuật trong các tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu nghệ thuật trong các tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang
Tác giả: Hà Phượng Anh
Năm: 2021
3. Nguyễn Thị Kiều Anh (2005), Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu phê bình Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu phê bình Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Anh
Năm: 2005
4. Bộ môn Lí luận văn học & Văn học VN hiện đại (2015), Vi Hồng - tác phẩm và dư luận, Khoa ngữ văn- Trường ĐHSP - ĐHTN, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Hồng - tác phẩm và dư luận
Tác giả: Bộ môn Lí luận văn học & Văn học VN hiện đại
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2015
5. Phan Bội Châu (1971), Trùng Quang Tâm Sử, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trùng Quang Tâm Sử
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1971
6. Nguyễn Đổng Chi (1986), Bàn thêm về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 111 tháng 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1986
7. Nguyễn Phương Chi, Từ tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử suy nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc trong một số sáng tác hiện nay, tạp chí văn học số 4 năm 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử suy nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc trong một số sáng tác hiện nay
8. Nguyễn Đình Chú (1962), Hợp tuyển văn học Việt Nam tập IV, Nxb văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển văn học Việt Nam tập IV
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1962
9. Nguyễn Đình Chú (1981), Các thế hệ nhà văn trong ngót 100 năm soi lại lịch sử, Nxb Khoa học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thế hệ nhà văn trong ngót 100 năm soi lại lịch sử
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Nhà XB: Nxb Khoa học Hà Nội
Năm: 1981
10. Nguyễn Đình Chú (1984), Hợp tuyển văn học Việt Nam thời kì 1920 – 1945, Nxb văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển văn học Việt Nam thời kì 1920 – 1945
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1984
11. D. S. Likhchev. Thi pháp văn học Nga cổ, Lenỉngad, 1971, tr. 209 - 210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp văn học Nga cổ
12. Hà Minh Đức (1984), Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng - tập I, Nxb Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng - tập I
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học Hà Nội
Năm: 1984
13. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Hà Minh Đức và Phan Cư Đệ (1961), Ngô Tất Tố tác phẩm - tập I, Nxb văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Tất Tố tác phẩm - tập I
Tác giả: Hà Minh Đức và Phan Cư Đệ
Nhà XB: Nxb văn học Hà Nội
Năm: 1961
15. Hà Minh Đức và Phan Cư Đệ (1966), Chuyên luận nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên luận nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng
Tác giả: Hà Minh Đức và Phan Cư Đệ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1966
16. Hồ Thuỷ Giang (2007), Văn học Thái Nguyên, tác giả và tác phẩm, Nxb Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Thái Nguyên, tác giả và tác phẩm
Tác giả: Hồ Thuỷ Giang
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 2007
17. Hồ Thuỷ Giang (2010), Thái Nguyên - một dòng chảy văn chương, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Nguyên - một dòng chảy văn chương
Tác giả: Hồ Thuỷ Giang
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2010
18. Hồ Thủy Giang (2015), Con đường cát bụi, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường cát bụi
Tác giả: Hồ Thủy Giang
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2015
19. Hồ Thủy Giang (2015), Mắt rừng, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mắt rừng
Tác giả: Hồ Thủy Giang
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2015
20. Hồ Thuỷ Giang (2016), Những người mở đường, Nxb Văn học, Hà Nội 21. Hồ Thuỷ Giang (2016), Tể tướng Lưu Nhân Chú, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người mở đường", Nxb Văn học, Hà Nội 21. Hồ Thuỷ Giang (2016), "Tể tướng Lưu Nhân Chú
Tác giả: Hồ Thuỷ Giang (2016), Những người mở đường, Nxb Văn học, Hà Nội 21. Hồ Thuỷ Giang
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2016

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN