Thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 77 - 83)

Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

3.2. Thời gian hòa bình

3.2.1. Thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử

Chiến tranh đã qua đi, thế nhưng với những người lính trở về từ chiến trận họ vẫn luôn mang theo mình những hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử.

Đây chính là khoảng thời gian để tự hào về dòng máu anh hùng luôn chảy trong huyết quản của mỗi người. Kiểu thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử đánh dấu bước ngoặt tâm lí của con người. Sau chiến tranh, được trở lại mảnh đất thiêng liêng với những người đồng đội cũ chính là mong ước cuối đời lớn nhất của người lính.

Trong cuốn tiểu thuyết Những người mở đường, thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử được tái hiện qua hệ thống các nhân vật trở về từ trận bom kinh hoàng hơn ba mươi lăm năm về trước. Các chiến sĩ thanh niên xung phong sau khi đi qua cuộc chiến tranh hơn 30 năm, họ có cơ hội chiêm nghiệm nhiều hơn về con người và cuộc đời. Nhân vật ông Thịnh đột ngột trở về thành phố sau một thời gian dài trốn chạy, bỗng nhiên ông nhận thấy cái hương vị thân quen, với mảnh đất mà ông đã gắn bó hơn nửa đời người: “Đặt chân xuống bến xe, ông nhận ra đây vẫn là bến xe ô tô cách đây ba chục năm.

Nhưng bây giờ nó đã hoàn toàn thay đổi rồi. Những chiếc xe khách bóng lộn đỗ kín bãi, ra vào như mắc cửi. Chẳng bù cho ngày trước, cái bến xe bụi lầm đất cát này mỗi ngày chỉ lèo tèo vài ba chuyến chở khách về xuôi hoặc lên mạn ngược Cao Bằng, Bắc Kạn.” [6, tr.7- 8]. Việc đầu tiên ông làm khi trở lại đó là đi tìm đến khu đất thiêng, nơi có những đồng đội của ông đã vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ: “Nhớ lại mục đích của chuyến đi, ông quyết định tìm đến khu đất mà suốt ba mươi năm qua chưa lúc nào thôi dội vào lương tâm của ông như những cơn gió xoáy. Ông muốn nhìn thấy nó đầu tiên trong chuyến đi này” [10, tr.8]. Khi được người xe ôm hỏi về địa chỉ muốn đến, ông chợt lúng túng bởi lẽ thời gian ông chạy trốn cũng đã hơn ba mươi năm, cho đến hiện tại mọi thứ có lẽ dã thay đổi: “Anh có biết cái khu đất cách đây ba mươi lăm năm, trong một trận B52 rải thảm, sáu mươi mốt chiến sỹ thanh niên xung phong thuộc Đại đội 15 đã hy sinh không? Người lái xe ôm nhìn sững ông Thịnh một thoáng, rồi nhoẻn cười:

Chuyện đã ba mươi lăm năm. Khi ấy con mới lên bốn tuổi thì biết thế nào được ạ. Mà làm sao chết nhiều thế hả bố? Kinh thật!” [23, tr.8- 9]. Khi nhận được câu trả lời của người lái xe ôm thì ông Thịnh đột nhiên nổi cáu bởi lẽ ông luôn cho rằng đây là một cuộc chiến được đánh đổi bằng xương máu của những chiến sĩ thanh niên xung phong mà bất cứ ai cũng không được phép quên:

“Chẳng lẽ bố mẹ hoặc các thầy cô giáo của anh không bao giờ kể lại cho các anh nghe cái sự kiện hào hùng ấy sao” [10, tr.9]. Trong suy nghĩ của vị Đại đội trưởng cựu thanh niên xung phong bây giờ là sự bất ngờ, đối với ông sự kiện lịch sử đó không ai được phép quên đi. Bởi nhờ chính xương máu của những chiến sĩ thanh niên xung phong mới có được hòa bình như ngày hôm nay. Sau người lái xe ôm đó ông Thịnh lại tiến đến hỏi một người lái xe ôm khác nhưng cũng nhận được câu trả lời tương tự: “Ga Lưu Sơn ư? Hình như người ta đã bỏ cái ga ấy từ lâu rồi cụ ạ! Đúng là con có nghe hồi trước ở thành phố con có một nhà ga tên như thế nhưng không biết nó ở hướng nào. Nhưng thôi, cụ cứ ngồi lên xe, ta vừa đi vừa hỏi, thế nào cũng đến. Con sẵn sàng phục vụ.”

[13, tr.10]. Sau một hồi vất vả thì cuối cùng ông Thịnh cũng tìm được khu đất cần đến, ông như chết lặng bởi cảnh vật chỉ có sự thay đổi sơ sài, hầu như vẫn giữ được những chiến tích xưa: “Có lẽ khu đất nằm ở vùng ngoại ô nên nó không thay đổi nhiều. Ông vẫn lờ mờ nhận ra vết tích của con đường cái lớn chạy dọc theo khu đất. Cuối con đường kia là một cái ngầm nhỏ. Đúng rồi!

Nhưng bây giờ cái ngầm ấy đã được thay bằng cây cầu xi măng vững chãi.

Ngoài vài thay đổi sơ sài như vậy, còn lại hầu như vẫn y như cũ. Chỉ hơi khác là giờ đây những bụi cây lớn, nhỏ cùng cỏ dại đã mọc tốt um lên như rừng” [1, tr.11].

Ông Thịnh như tìm lại được một phần kí ức của những năm tháng xưa cũ. Thời gian cứ thế trôi đi, sau những năm tháng vội vàng ra đi khỏi thành phố như một cuộc chạy trốn thì giờ đây ông Thịnh lại cảm thấy tự hào bởi sự vật vẫn như trong kí ức của ông không hề thay đổi, ông như được sống lại với những năm tháng hào hùng của tuổi trẻ: “Ông Thịnh khẽ thở dài. Cảnh vật sao im ắng

vậy. Tưởng như vừa mới hôm qua thôi mà đã ba mươi lăm năm có lẻ rồi”

[14, tr.11]. Trong cuộc nói chuyện với nhân vật Tâm, ông Thịnh vẫn luôn tự hào về tinh thần của thanh niên xung phong: “Cô không tin ư? Đó là dòng máu chảy trong huyết quản của chúng ta chưa bao giờ ngừng chảy” [9, tr.90]. Qua nhân vật ông Thịnh, một Đại đội trưởng gương mẫu và đầy tinh thần trách nhiệm, ta như thấy được thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng chiến đấu.

Trở lại với nhân vật Tâm, sau khi trận chiến qua đi Tâm vẫn giữ những thói quen sinh hoạt như thường ngày với những kí ức về những người đồng đội của mình: “Sáng nay, cũng như nhiều buổi sáng khác. Tâm lại ngồi trầm ngâm trước màn hình máy vi tính. Màn hình hiện lên rất rõ một hàng chữ lớn: Những bông hoa. Hàng dưới ghi chữ: Tiểu thuyết bằng con cữ nhỏ hơn” [1, tr.22].

Vốn là một cựu thanh niên xung phong chống Mĩ, Tâm luôn nung nấu một ý định sẽ phải hoàn thành cuốn tiểu thuyết ấy để thay cho lời động viên, anh ủi tới những đồng đội đã ngã xuống như những người anh hùng. Đang chăm chú viết thì Tâm nghe thấy bên ngoài có tiếng gõ cửa, bất giác Tâm nhận ra người đứng ngoài lại chính là đại đội trưởng năm xưa của mình: “Cánh cửa vừa mở, Tâm sững sờ nhìn người đàn ông đứng trước mặt. Trời ơi! Ra là anh Thịnh thật! [3, tr.38]. Có thể thấy việc gặp lại đồng đội cũ sau một thời gian dài xa cách khiến cho cả hai nhân vật Tâm và Thịnh đều xúc động đến nghẹn ngào, đặc biệt là với nhân vật Tâm: “Thịnh ngồi xuống bộ ghế sa- long cũ, ọp ẹp:

- Ba mươi năm mới trở về đất này. Nhìn cái gì cũng lạ. Tâm cầm phích nước pha trà. Những ngón tay của chị dù gắng gượng nhưng vẫn cứ run lên bần bật. Xúc động quá anh Thịnh ạ. Em không tưởng tượng có ngày được gặp lại anh như thế này” [3, tr.39]. Sau khi nghe câu chuyện của ông Thịnh, Tâm chau mày, khẽ thở dài bởi lẽ hơn ai hết, Tâm là người được chứng kiến toàn bộ, cô cũng không thể làm gì khác bởi lẽ: “Cơ chế thị trường đang đà phát triển, nhưng nếu lấy mảnh đất ấy để xây siêu thị thì quả là đau lắm anh ạ!” [10, tr.53].

Vậy là chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi lăm năm có lẻ nhưng cuộc chiến đấu tranh giành lại công lý của vị thủ trưởng khét tiếng ngày ấy thì giờ mới bắt đầu. Trong mọi việc, dù không dám can ngăn nhưng Tâm vẫn luôn là người đồng hành với ông, họ cũng có những phút giây được sống lại với kỉ niệm của năm tháng hào hùng xưa: “Báo cáo Đại đội trưởng! tôi, Lê Thị Minh Tâm, tiểu đội phó đội 3, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ông Thịnh phì cười, nhưng mắt ông ấy lại thấy cay cay. Mấy chục năm rồi ông mới lại được nghe cái giọng báo cáo nhí nhảnh và đầy nghiêm trang như vậy. Bỗng ông nhớ lại cái thời xưa oanh liệt” [16, tr.114]. Hai người dong duổi trên chiếc xe máy Trung Quốc của Tâm để đi tìm minh chứng sống đó chính là Hồi và La: “căn nhà lá một gian hai chái lợp cọ. Ông Thịnh, Tâm và Hồi ngồi quanh bộ bàn ghế khấp khểnh trên nền nhà lầm đất cát. Hồi cười, nụ cười thoáng vẻ chua xót: Nhà em chỉ thế này thôi anh Thịnh với Tâm ạ!” [17, tr.177]. Ông Thịnh và Tâm không khỏi xót xa trước hoàn cảnh của Hồi (cựu thanh niên xung phong) bởi lẽ hơn hết hoàn cảnh của họ cũng không khấm khá gì hơn. Sau khi biết Hồi không được hưởng lương thương binh thì ông Thịnh không khỏi kinh ngạc và ông nói như gào thét lên: “Thương tật như vậy mà chỉ có mười bảy phần trăm thôi sao?” [11, tr.122]. Nhưng sau khi được Hồi kể về việc mình không chạy tiền để lo giấy thương binh thì bỗng nhiên ông Thịnh tỏ ra rất hài lòng. Bởi dưới sự dạy dỗ của mình những thanh niên xung phong vẫn giữ được phẩm chất cao quý: “Cô làm như vậy là phải lắm. Hồi cười sảng khoái: thì ngày còn ở thanh niên xung phong, anh vẫn thường khuyên chúng em là phải sống thật thà, dũng cảm, vì nước quên thân mà” [10, tr.123]. Dù chiến tranh đã qua đi hơn ba mươi lăm năm, nhưng đối với những đội viên của Đại đội trưởng Thịnh, họ vẫn coi ông như một tấm gương về đạo đức và noi theo. Câu chuyện của Hồi cũng giúp ông Thịnh hiểu ra rằng, dòng máu thanh niên xung phong vẫn luôn chảy trong huyết quản của mỗi người chiến sĩ. Dù là chiến tranh hay ở thời bình thì ông vẫn luôn tự hào về tinh thần của thanh niên xung phong.

Cuộc hội ngộ giữa các đội viên của cựu thanh niên xung phong do Vinh tổ chức diễn ra trong không khí đầy xúc động với sự tham gia của hầu hết các cựu thanh niên xung phong: “Đồng đội cũ gặp lại nhau, kẻ cười, người khóc, nhưng phải thừa nhận đó là cuộc tề tựu thật cảm động sau ba mươi mấy năm xa cách của những con người đã từng chung một chiến hào, những con người từng “sống anh dũng bám đường, chết kiên cường dũng cảm” với tinh thần “tim có thể ngừng đập nhưng mạch máu giao thông không thể tắc” [11, tr.201]. Ông Thịnh có lẽ là người vui nhất. Bởi sau bao nhiêu năm sống trong sự day dứt thì giờ đây khi mọi hiểu lầm đã được tháo bỏ, họ lại ngồi cạnh nhau để ôn lại kí ức của một thời đã qua hào hùng và oanh liệt.

Một năm sau, khi đài tưởng niệm đã được khánh thành nhưng ông Thịnh lại không thể tham dự cùng với mọi người được bởi lẽ một phần là vì lí do sức khỏe: “Hàng trăm cựu thanh niên xung phong lặng lẽ đứng trước đài tưởng niệm. Những khẩu hiệu, băng rôn mừng ngày khánh thành và lễ công bố của Chủ tịch nước công nhận Đại đội Thanh niên xung phong 15, thuộc đại đội 90 là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang treo dọc hai bên đường. Vinh, Tâm, Mận, Hồi và nhiều người khác quay tụ trước bảng danh sách ghi tên những chiến sỹ thuộc đại đội 15 đã hy sinh trong trận chiến đấu tại ga Lưu Sơn” [1, tr.205].

Trong giờ phút thiêng liêng này lại vắng ông Thịnh. Đây có lẽ là điều mong ước lớn nhất mà ông Thịnh vẫn luôn day dứt, trăn trở khi đã ở độ tuổi xế chiều mà ông lại không thể tham dự. Lúc này, Tâm lặng lẽ lấy bức thư trong túi ra rồi đọc to: “Cà Mau ngày…tháng…năm…

Thương mến gửi các đồng đội cũ của tôi!

Từ Cà Mau tôi nhận được giấy mời dự lễ khánh thành đài tưởng niệm và lễ công bố danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang của đại đội 15 thanh niên xung phong mà trào nước mắt.

Ngày cầm giấy mời trên tay cũng là những ngày cuối cùng của tôi. Biết vậy mà lòng vẫn không ngăn nổi nỗi vui mừng khôn xiết. Vậy là tôi đã có thể yên tâm nhắm mắt.

Hiện tại sức khỏe của tôi đang trong tình trạng quá yếu, hơn nữa tối vốn cũng không phải là người biết bộc bạch lòng mình, nên chỉ xin có đôi dòng như vậy.

Cuối cùng, tôi muốn thỉnh cầu các đồng chí một việc: Khi mất, tôi xin được đặt bình tro cùng nơi an nghỉ của sáu mươi mốt chiến sĩ năm xưa. Tuy biết mình không xứng đáng được vinh dự ấy, nhưng xin đồng đội thể tất, vì chỉ có nơi ấy, tôi mới như được về với chính mái nhà của gia đình mình.

Chúc các đồng chí vui vẻ, lạc quan.

Xin gửi lời chào thanh niên xung phong! [18, tr.205-206]. Đó là toàn bộ nội dung bức thư của ông Thịnh gửi cho đồng đội mình trong những ngày cuối đời. Chiến tranh qua đi, thời gian hòa bình khiến cho những người trở về từ chiến trận không khỏi những trải lòng, những tâm sự, những dự định còn đang dang dở.

Việc được gặp lại đồng đội của mình là điều vui mừng không gì có thể tả xiết, chắc hẳn trong tâm hồn với mỗi người lính ấy, họ luôn tồn tại những kí ức với những năm tháng không thể nào quên. Đặc biệt, ông luôn tự hào về dòng máu thanh niên xung phong chảy trong huyết quản của những người chiến sĩ.

Trong cuốn tiểu thuyết Lửa thiêng, nhân vật ông Thận sau một thời gian dài đã trở lại thăm gia đình ông Hải Long và mảnh đất Tiên Phong nặng ân tình này. Mảnh đất nơi đây với những con người mà ông đã khắc sâu trong lòng mình như ruột thịt. Mảnh đất mà ông tự coi như quê hương thứ hai của mình:

“Đôi mắt tinh anh của ông nhìn ra bốn phương, khuôn mặt của ông thoáng chút hoài niệm. Ông đang nghĩ lại những năm tháng hoạt động tại vùng này sớm tối đi về, ông đã thuộc từng đường ngang, ngõ tắt. Trong khi đó đời sống của nhân dân còn vô cùng khó khăn. Nhưng nhân dân đã dành cho ông và các đồng chí của ông từng gian nhà để ở, từng bữa cơm dù còn đạm bạc. Nhớ những lần vượt qua hiểm nguy, được nhân dân che chở, đùm bọc, để ông hoàn thành công việc” [10, tr.201]. Nghĩ tới đây thôi là ông thấy ơn nghĩa ấy lớn lắm. Đã bao lần ông có ý định thăm lại con người và mảnh đất nơi đây, nhưng

ông vẫn chứ thể về được. Sau khi thăm lại mảnh đất năm xưa, khi phải chia tay ra về, lòng ông nặng trĩu: “Ông Thận giơ tay vẫy vẫy chào, trước khi cùng đoàn cán bộ đi ra cổng. Bàn chân ông ngập ngừng không muốn rời mảnh đất và con người nặng tình, nặng nghĩa. Mà ông đã tự nhủ lòng: Ông và đồng chí của ông mang nặng ơn sâu trong suốt cuộc đời” [4, tr.216].

Thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng chiến đấu xuất hiện trong mỗi nhân vật trở về từ chiến trận khốc liệt. Những con người ấy vẫn luôn mang một ân tình với mảnh đất mình đã từng chiến đấu để bảo vệ độc lập. Thông qua những hồi ức đã nói lên sự tự hào của những người chiến sĩ yêu nước. Với tình yêu đó, họ luôn mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)