Không gian chiến trận khốc liệt

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 38 - 43)

Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

2.1. Không gian chiến trận

2.1.1. Không gian chiến trận khốc liệt

Không gian chiến trận khốc liệt là kiểu không gian chứa đựng những mất mát, đau thương của chiến tranh. Trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, không gian chiến trận khốc liệt xuất hiện với những từ ngữ chỉ

không gian gắn với trận địa: “giữa Trận Chi Lăng”, “căn nhà của Đội Giá”, “căn cứ địa”, “sân trại”, với những từ ngữ biểu thị hình ảnh của

“bom đạn”, “khói lửa”, “súng máy”, “hỏa chiến”… Đã thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, sự quả cảm của những người lính quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc. Qua những từ ngữ chỉ không gian, hình ảnh về bom đạn, không gian chiến trận khốc liệt được hiện lên rõ nét nhất.

Trong tác phẩm Những người mở đường, hình ảnh “bom đạn” xuất hiện tương đối nhiều ở không gian tại địa điểm ga Lưu Sơn. Với số lượt xuất hiện là 12 lượt đã diễn tả không gian chiến trận hiện lên qua hồi ức của những nhân vật trở về từ sau trận bom kinh hoàng. Không gian chiến trận khốc liệt năm ấy được miêu tả một cách chân thực gợi xúc cảm cho người đọc thông qua hồi ức của những người trở về từ chiến trận: “Tiếng máy bay gầm rít như phá vỡ bầu trời.

Thấy tình hình bất ổn, Cương hô to:

-Vào hầm trú ẩn ngay! Các em nhỏ vào trong để phía ngoài chúng tôi che chắn!

Mọi người vội vã chui vào cái hầm lớn hình chữ U ở cuối sân. Những chiếc bát sắt đựng cơm tung tóe trên mặt đất. Tiếng bom rít lên xen lẫn tiếng máy bay gầm rú rợn người. Những tiếng nổ lộn óc, khói mù mịt. Mặt đất bị xới tung lên, chao đảo. Từ trên cao, một tiếng rít rợn người. Chỉ một tích tắc ngay sau đó, căn hầm lớn trúng bom, gạch, đất đá, tre nứa nảy tung lên cao…” [19, tr.36-37]. Có lẽ sự khốc liệt của cuộc tranh là quá sức tưởng tượng, với tất cả những hình ảnh và âm thanh về bom đạn, máu lửa và nhất là sự hi sinh của 61 chiến sĩ thanh niên xung phong đã tạo nên một không gian chiến trận đầy khốc liệt. Đối với nhân vật Tâm và ông Thịnh thì những giây phút họ trở lại trận địa sau trận bom để tìm kiếm những đồng đội của mình vẫn luôn ám ảnh, day dứt trong tâm trí mà cho đến mãi tận sau này họ vẫn không thể nào quên được: “Mọi người xô đến, lấy tay đào bới điên cuồng. Họ đào bới rất lâu. Những giọt nước mắt lã chã rơi, hòa vào đất. Những bàn tay tứa máu.

Những gương mặt tái dại” [12, tr.64]. Và khoảnh khắc họ được chứng kiến người đồng đội của mình trút hơi thở cuối cùng trong đau đớn vẫn luôn trở đi trở lại khiến cho người đọc thấy day dứt:“ Có tiếng rên rỉ. Mận ngơ ngác nhìn ra xung quanh. Một thân thể mềm oặt nằm vắt trên một mô đất. Mận vội chạy đến, nhìn cô gái đang lả dần.

- Lại đây Tâm ơi!

Mận vuốt mái tóc phủ kín mặt cô gái. Gương mặt cô gái đã tái lại, không còn sức sống. Bàn tay đẫm máu của cô còn nắm chặt cái bát sắt, vương vài hạt cơm” [6, tr.65]. Những mất mát, hi sinh mà những người lính đã phải đánh đổi để bảo vệ nền độc lập của dân tộc không gì có thể so sánh được. Qua một loạt những hình ảnh về bom đạn, âm thanh gầm rú của tiếng máy bay trên bầu trời đã gợi ra một không gian chiến trận đầy máu lửa. Diễn biến sự việc đến quá nhanh khiến cho cả Đại đội không kịp trở tay, họ bị vùi lấp dưới những mảnh bom, gò đất, không khí tang thương, chết chóc bao trùm cả một vùng. Sau những đợt bom quần đảo, không khí chợt trở nên hoang vắng, ghê rợn, lạnh lẽo, chỉ còn lại tiếng kêu cứu của những người còn sống sót, họ hoảng hốt, nghẹn ngào trước mất mát tột cùng này. Trước đó vài phút họ còn lao động không biết mệt mỏi, đùa vui, tếu táo với nhau vậy mà giờ đây không khí chết chóc lại nhấm chìm tất cả mọi thứ. Sau trận bom tất cả như chết lặng khi không tìm thấy đồng đội của mình: “Căn hầm bị trúng bom đây rồi, nhưng người đâu hết cả?” [20, tr.63]. Những từ ngữ giàu hình ảnh, thể hiện sự khốc liệt của cuộc tranh: “tiếng bom rít”, “máy bay gầm rú”, “tiếng nổ lộn óc”, “khói mù mịt”,

“xới tung”, “chao đảo”, “căn hầm trúng bom”,… tất cả những hình ảnh về bom đạn, máu lửa và nhất là sự hy sinh của 61 chiến sĩ thanh niên xung phong luôn ám ảnh mãi trong tâm trí của những người ở lại. Qua những ngôn ngữ ấy, không gian chiến trận được hiện lên một cách rõ nét bởi chính sự tàn khốc của chiến tranh đã tô điểm lên sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ thanh niên xung phong. Họ đã làm việc, chống cự đến giây phút cuối cùng của cuộc chiến,

những hiểm nguy, gian khổ ấy đều được gạt bỏ đi, chỉ còn lại tinh thần của tuổi trẻ- hi sinh tất cả vì tiền tuyến, vì Tổ quốc và vì độc lập của dân tộc. Tất cả như lời tố cáo đanh thép về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà để quốc Mĩ gây ra cho nước ta lúc bấy giờ.

Trong Thái Nguyên 1917, với hình ảnh “súng máy” xuất hiện 19 lượt đã tái hiện lại không gian chiến trận vô cùng khốc liệt của đội quân cảm tử trong trận chiến. Một loạt những từ ngữ miêu tả sự nguy hiểm của súng đạn nơi chiến trường: “súng máy nổ chúa chát, ổ súng máy bắn như vãi đạn, đạn súng máy, đặt súng xả đạn”… đã thể hiện không gian chiến trận ác liệt. Đồng thời qua đó khơi gợi lòng tự tôn dân tộc và tinh thần đấu tranh của nhân dân. Không gian chiến trận như càng khốc liệt hơn, bao trùm cả một vùng đất Thái Nguyên. Đây có lẽ là một trận chiến mà nghĩa quân đã dốc hết toàn bộ lực lượng để quyết tâm giành lại độc lập, dưới sự chỉ huy của Cai Mánh cả đội quân cảm tử đã quyết hi sinh: “Dứt tiếng hô, Mánh nhanh nhẹn dẫn đầu đội cảm tử đi nhanh về phía Gia Sàng. Lợi dụng ánh sao mờ tỏ, Mánh cùng đội cảm tử luồn dần vào trận địa địch” [10, tr.162]. Sự chỉ huy tài tình của các chỉ huy đã dẫn dắt đội quân tiến vào trận địa: “Từ phía sau trận địa của nghĩa quân, ngay từ lúc nhìn thấy ngọn lửa bùng to, Đại tá Giá đã lệnh cho toàn bộ hỏa lực tập trung xối đạn vào chỉ huy sở quân địch và các ổ súng máy nhằm hạn chế thương vong cho đội cảm tử nhưng vì hỏa lực địch quá mạnh nên khống chế không được bao nhiêu. Giá quát to, át cả tiếng đạn nổ:

- Nhằm hướng lửa cháy. Xung phong! Xung phong!

Mấy trăm nghĩa binh từ nhiều phía, đồng loạt rời vị trí ẩn nấp xông lên”

[3, tr.165]. Không gian chiến trận càng hiện lên khốc liệt hơn khi Mánh chỉ huy nghĩa quân đánh vào sở chỉ huy địch, kho xăng, kho đạn với những hình ảnh của súng đạn dày đặc: “Bắn! Mánh khẽ rít lên. Cảnh vật đang yên tĩnh, bất thần những tiếng nổ chói tai kèm theo những luồng đạn sáng rực bay vèo vèo trong đêm đen. Mấy gian nhà kho của địch bùng lửa” [8, tr.163]. Nhận thấy sự

tấn công bất ngờ của ta, kẻ địch đã có hành hành động đáp trả lập tức: “Ngay tức khắc, các ổ súng máy của địch cùng một lúc bắn như vãi đạn về phía đội quân cảm tử của Mánh. Do đạn bắn quá dày và quá mạnh nên mấy nghĩa binh cảm tử gục xuống tại chỗ. Mánh cũng cảm thấy bất ngờ trước sự phản kích của địch, anh vội lộn một vòng, núp người dưới gốc cây đổ” [12, tr.163]. Tiếp theo đó là hình ảnh Mánh bị mắc kẹt giữa hai làn đạn, nhưng Mánh đâu có chịu khuất phục dễ dàng như vậy: “Mánh như con hổ lồng lộn nhưng vẫn chưa có cơ hội ngóc đầu dậy. Xung quanh Mánh, xác gần một chục đội viên cảm tử nằm vắt lên nhau. Có người đang trút hơi thở cuối cùng, mắt trừng trừng nhìn lên những quầng đạn đỏ rực” [1, tr.166]. Sự hi sinh của Mánh như một hình đẹp trong lòng những đồng đội khi hết lòng bảo vệ nghĩa quân, lao vào trận địa hiểm nguy: “Ổ súng máy của địch ở trên quả đồi dường như đã phát hiện thấy Mánh, liền quạt một luồng đạn chéo cánh sẻ. Mánh lảo đảo rồi gục xuống” [1, tr.167]. Không gian chiến trận như càng nóng bỏng hơn khi đội quân cảm tử đã bất chấp xông lên phía trước để chiếm khu chỉ huy của địch: “Đám quân vẫn hối hả xông lên. Sau một loạt người ngã xuống trước mũi súng máy của địch, mấy nghĩa binh đã nhảy qua được những bao cát quanh ụ súng, xỉa lưỡi lê xối xả vào ngực mấy tên lính Tây. Máu phun thành hình cầu vồng, loang lổ dưới ánh trăng. Tiếng súng im bặt” [2, tr.171]. Nghĩa quân chạy ào ạt về phía sở chỉ huy. Họ đã có thể thấy sự biến sắc trên khuôn mặt trung tá Béc - giê: “Vài nghĩa binh lại gục ngã khi tiếng súng máy trên đồi chỉ huy bắn thốc xuống.

Nhưng cũng chỉ vài phút sau nó đã không thể chống chọi nổi với đám người đang cuồng nộ lao tới” [14, tr.171]. Một loạt những hình ảnh miêu tả không gian chiến trận: “hỏa lực”, “xối đạn”, “ổ súng máy”, “đạn nổ”, “luồng đạn”,

“bắn như vãi đạn” đã thể hiện sự khốc liệt của chiến trận. Qua đó tác giả như muốn nhấn mạnh thêm tư tưởng chính nghĩa, ý thức về quốc gia dân tộc đã trở thành niềm khát khao cháy bỏng trong mỗi con người Việt Nam. Họ là những con dân đất Việt, không chịu khuất phục dưới ách đô hộ của thực dân đã cùng

nhau hợp binh lại để mong xây dựng một tổ chức cứu nước, thay đổi cuộc đời, thân phận mình. Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã phần nào nêu cao được tinh thần yêu nước của nhân dân, ý thức độc lập dân tộc trong mỗi người, đồng thời nó cũng là bài học cho các thế hệ noi theo. Không gian chiến trận được tác giả tái hiện một cách chân thực và hào hùng với hệ thống nhân vật anh hùng, tất cả đều chung một mục tiêu là cứu nước dù trong hoàn cảnh nào, thân phận nào thì những người anh hùng ấy cũng ngời sáng tinh thần yêu nước bất khuất.

Trong Tể Tướng Lưu Nhân Chú, không gian chiến trận khốc liệt được hiện lên giữa trận địa Chi Lăng ngun ngút khói lửa. Binh lính, đao kiếm tạo nên không khí chiến trận nóng hơn bao giờ hết, trong lúc đó :“Slao liếc nhanh thấy tên tướng Ngô nhằm bắn Lưu Nhân Chú. Ngựa của Slao bỗng chồm lên. Slao ưỡn người về phía mũi tên. “Phập!” Mũi tên cắm vào giữa ngực. Slao gục xuống lưng ngựa rồi ngã lăn xuống đất” [10, tr.166]. Trước tình thế vô cùng nguy hiểm ấy, Slao vô cùng dũng cảm và không hề tiếc thân mình để bảo vệ cho Lưu Nhân Chú. Không gian chiến trận được miêu tả đầy khốc liệt khiến cho người đọc không khỏi hồi hộp và xót xa trước sự hi sinh của Slao.

Không gian chiến trận khốc liệt đã nói lên hiện thực bi tráng của chiến tranh. Cũng thông qua kiểu không gian này, người đọc có thể hình dung về bức tranh tổng thể của chiến tranh với những hình ảnh về bom đạn, khói lửa, súng máy, hỏa lực… Tinh thần quả cảm của những người lính cũng được thể hiện rõ nét thông qua kiểu không gian này. Đồng thời với kiểu không gian chiến trận khốc liệt, chúng ta thấy được những cống hiến bằng xương máu để bảo vệ cho mảnh đất quê hương.

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)