Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 23 - 27)

Chương 1: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA THÁI NGUYÊN

1.1. Thi pháp thời gian, không gian trong tác phẩm văn học

1.1.3. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu tố của nó. Là một yếu tố đặc trưng thuộc phương thức tồn tại của thế giới, thời gian nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm.

Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.

Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một thời gian dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.

Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới.

Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết,

có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi’ trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật gắn với tính

“vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ của thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có thời gian cụ thể riêng.

Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu các loại hình các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử.

Trong triết học người ta xem thời gian là hình thức (phương thức) tồn tại của vật chất. “Thời gian là một trong các hình thức tồn tại cơ bản của thế giới, của sinh thành, trưởng thành, trôi chảy, và huỷ diệt của tất cả các hiện tượng của thực tại. Phạm trù thời gian gắn liền với sự thay thế liên tục của các giai đoạn đời sống của tự nhiên, con người, và sự phát triển của ý thức; vì thế sự cảm nhận chủ quan về thời gian gắn chặt với các quan hệ nhân quả, quá khứ, hiện tại và tương lai, cũng gắn liền với với sự thể nghiệm chủ quan và sự diễn giải của các kiểu ý thức khác nhau” [45].Thời gian theo nhận thức chung là hình thức tồn tại có tính liên tục, có độ dài, có hướng, có nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính chất không thể đảo ngược. Để đo thời gian này người ta làm ra các phương tiện như lịch, đồng hồ và định ra các đơn vị thời gian: giây, phút, ngày, giờ, năm, tháng, thế kỷ vv… Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình. Ngoài thời gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh vật, thời gian tâm lý.

Thời cổ đại người ta chỉ biết có thời gian tuần hoàn theo kiểu bốn mùa.

Vật lí học Newton chỉ biết thời gian tuyền tính, đồng chất, đồng đều, vô thuỷ vôc hung. Thiên chúa giáo chỉ biết thời gian hữu hạn từ khi chúa ra đời ho đến ngày phán xử cuối cùng, không đảo ngược. Phải đến thời cận đại với thời gian tương đối người ta mới biết có nhiều kiểu thời gian, kể cả thời gian nghệ thuật.

Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, có thời gian riêng. Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian vật chất: xem một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim, một vở kịch… đều phải mất một lượng thời gian, tuỳ theo dung lượng tác phẩm dài hay ngắn. Không có thời gian vật chất, tác phẩm nghệ thuật không tồn tại được. Nhưng thời gian khách quan đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Bởi thời gian nghệ thuật là hình thức tái hiện thời gian một cách đặc biệt. qua tác phẩm, ta có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế hệ, hoặc quay về quá khứ, hay nhảy vượt tới tương lai, hoặc sống với thời gian cõi tiên như Từ Thức. Nhìn chung, thời gian nghệ thuật là là thời gian có các đặc điểm cơ bản sau.

Một là thời gian nghệ thuật là thời gian hữu hạn. Tác phẩm nào cũng có mở đầu và kết thúc. Bài tơ là cảm xúc bột phát trong giây phút. Dù viết đến 111 năm như Tam Quốc diễn nghĩa cũng chỉ là một đoạn nhắm, một tích tắc trong vô tận thời gian.

Hai là nó có tính liên tục của thời gian sự kiện, có độ dài với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai, thời gian đồng thời, đồng hiện hoặc vĩnh cữu. Đồng thời với tính liên tục này phải thấy thời gian nghệ thuật có tính gián đoạn, bởi nghệ thuật không có ý và cũng không thể tái hiện toàn bộ chiều dài của thời gian, mà chỉ chọn lấy những đoạn có ý nghĩa rồi lien kết lại. Vì thế giữa các sự kiện luôn có các đoạn thời gian bị bỏ qua, bị tỉnh lược, khiến cho nhà văn có điều kiện diễn giải lí do, phân tích tâm lí của các nhân vật. (Ví dụ mười năm sau, chiều hôm sau, hoặc đến chỗ gay cấn thì dừng lại, chuyển sang sự kiện khác.). Nếu không có gián đoạn thì nhà văn sẽ bị lệ thuộc vào dòng thời gian khách quan của sện được tính nghệ thuật.

Có thể nói thời gian nghệ thuật có tính liên tục của những thời đoạn khác thời.

Do tính gián đoạn mà ngắt thời gian ra, để nó có thể lặp đi lặp lại, có thể hồi cố, hồi tưởng, có thể kể theo hai mạch, ba mạch khác nhau.

Thứ ba, thời gian nghệ thuật do nghệ thuật sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, tự do, ứơc lệ, nhanh chậm gắn với thời gian tâm lý. Nhà văn có thể bắt đầu hay kết thúc ở đâu cũng được, miễn là có ý nghĩa. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại, hoặc vĩnh viễn. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật không xuất hiện. Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng của tâm lý cá nhân người đọc, muốn cảm thụ nhanh chậm thế nào cũng được. Thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu. Nếu như một tác phẩm có thể gây hiệu quả hồi hộp đợi chờ thì đối với ai, lúc nào, khi cảm thụ, thời gian ấy đều xuất hiện.

Thứ tư, thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Cuộc đời có thể như chớp mắt, như giấc mộng. Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải vô tận. Cuộc đời có thể chỉ như con thoi đưa mà không có sợi chỉ, hoàn toàn vô nghĩa. Cuộc đời có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai hoặc dẫm chân tại chỗ… Thời gian nghệ thuật là phạm trù có nội hàm triết lý. Chỉ cần lưu ý tới quan niệm thời gian trong thơ Xuân Diệu, trong thơ Chế Lan Viên, trong thơ Tố Hữu, ta sẽ thấy ý nghĩa của phạm trù thời gian trong thơ ca và văn học nói chung.

Thứ năm, là thời gian của tính sáng tạo rất đa dạng. Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc tác phẩm, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay

nhiều ngày, nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật.

Thứ sáu, là thời gian nghệ thuật có thể được xét trên nhiều bình diện. Viện sĩ D.S. Likhachev nói: “Thời gian là đối tượng, là chủ đề, là công cụ miêu tả – là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng cuả thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [11]. Như thế có thể xem xét thời gian từ nhiều góc độ, từ chủ đề đến các biểu hiện nghệ thuật.

Tóm lại, thời gian nghệ thuật là một hình thức tự do của sáng tạo. Việc nhà tiểu thuyết có thể tự do ứng xử với thời gian như trên được xem là một bước ngoặt kiểu Copernicus trong văn học. Thời gian trong văn học không còn giản đơn là cái dung chứa các quá trình đời sống mà là một yếu tố nội dung tích cực, “một kẻ tham gia độc lập vào hành động nghệ thuật” [1], là “một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật” [40].

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)