Độ ngưng ngắt quãng của thời gian chiến đấu

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 71 - 76)

Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

3.1. Thời gian chiến tranh

3.1.2. Độ ngưng ngắt quãng của thời gian chiến đấu

Bên cạnh độ căng của thời gian chiến đấu thì độ ngưng ngắt quãng của thời gian chiến đấu cũng được tác giả sử dụng trong tiểu thuyết lịch sử. Độ ngưng ngắt quãng trong tiểu thuyết lịch sử được hiện lên với những tín hiệu ngôn ngữ về thời gian như: “đêm nay”, “đêm ấy”, “đêm Thuận Thượng”, “ba năm”, “bảy năm”, “bảy mùa hoa”… Cảm quan hiện thực của nhà văn khiến cho hiện thực chiến tranh được ghi nhận rõ nét qua các mốc sự kiện lịch sử.

Nhưng trong chuỗi dài mênh mông của chiến tranh, những cảm nhận và miêu tả về thời gian thực tại của con người càng ít được chú ý nên rất hiếm sự cụ thể, rõ ràng về thời gian. Các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử như một dòng chảy vừa

liên tục vừa đứt đoạn với những độ ngưng ngắt quãng. Nơi những độ ngưng ngắt quãng thời gian, tác giả dành nhiều bút lực để khai thác thế giới nội tâm nhân vật.

Từ ngữ biểu thị về thời gian “đêm” xuất hiện nhiều nhất trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú. Với số lượt xuất hiện là 17 lượt trên một tác phẩm đã diễn tả khoảng thời gian được nhắc tới trong mỗi sự việc. Trong tác phẩm, khi Lưu Nhân Chú mời các anh em trong phường săn đến để bàn bạc công việc, thời gian được hiện lên: “Đêm nay, mời tất cả anh em phường săn đến sơn trại họ Lưu để uống rượu và họp bàn”. Hay trên đường đi tìm đức minh quân Lê Lợi, cha con Lưu Nhân Chú đã nghỉ chân ở tại ngôi miếu hoang, thời gian đêm cũng xuất hiện: “đêm mưa gió, ta có được chỗ này là tốt rồi”. Cũng có khi thời gian hiện lên khái quát: “đêm hôm ấy”, nhưng lại có khi hiện lên gắn với địa danh:

“đêm Lam Sơn”, “đêm Thuận Thượng”. Thời gian đêm còn thể hiện số lượng về khoảng thời gian: “nhiều đêm, đêm đã khuya, đêm nay, cái đêm, đêm cuối”.

Trong tiểu thuyết Những người mở đường thời gian: “đêm” hiện lên với số lượt xuất hiện là 15 lượt đã biểu thị khoảng thời gian của tác phẩm rõ nét.

Trong tác phẩm, nhân vật ông Thịnh sau chuyến đi dài đã thức “suốt cả đêm”.

Trong kí ức của những người ở lại, trận bom đêm ấy vẫn luôn là một ám ảnh:

“một đêm hãi hùng”, “đêm đen ghê rợn”, “đêm khủng khiếp ấy”. Bởi trong họ vẫn nhớ như in gương mặt của từng người sau trận bom, tất cả đều chìm trong máu lửa. Thời gian đêm cũng có khi được hiện lên: “đêm nay”, “đêm hôm ấy”,

“đêm 24 tháng 12 năm 1972”.

Thời gian “đêm” diễn tả khoảng thời gian vừa cụ thể lại vừa mơ hồ được nhắc tới trong tác phẩm thật đặc biệt. Với kiểu thời gian này, thời gian chiến được hiện lên cụ thể. Qua đó thấy được sự khốc liệt của chiến tranh với những khoảng thời gian được nhắc tới trong tiểu thuyết lịch sử.

Trong cuốn tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, tác giả đã diễn tả thời gian chiến tranh thông qua những từ ngữ chỉ thời gian như: “bảy năm”, “bảy mùa

nương" hay “bảy mùa hoa mảy may”. Từ khi Lưu Nhân chú đi theo chủ tướng Lê Lợi thì Ngọc Tiêm đã tìm Slao để xây dựng đội quân Nậm Cang và ngày càng lớn mạnh. Khoảng thời gian được nhắc tới ở đây với độ ngưng ngắt quãng:

“Ngọc Tiêm thu kiếm, vừa lau mồ hôi vừa cười lớn:

Em Slao giỏi lắm. Mới bảy năm luyện kiếm mà đã không thua kém chị.”

[9, tr.61]. Sau khi nghe Ngọc Tiêm khen thì Slao giật mình vì mới đây thôi mà đã bảy năm trôi qua: “Ồ, mà chị Ngọc Tiêm vừa nói em đã được chị luyện kiếm bảy mùa nương rồi à? Giọng xa xăm- Vậy là anh Lưu Nhân Chú cũng đã đi được bảy mùa nương rồi phải không chị?” [20, tr.61-62]. Vậy là Lưu Nhân Chú đã đi được bảy năm, một khoảng thời gian khá dài được tái hiện lại thông qua cuộc hội thoại của Ngọc Tiêm và Slao: “Slao có biết không, cha chị với anh Lưu Nhân Chú đã đi được bảy mùa hoa mảy mạy rồi đấy. Quân Lam Sơn của đức Lê Lợi giờ này chắc cũng đang lớn mạnh, hùng cứ một phương” [1, tr.65]. Có thể thấy thời gian chiến tranh có lúc được tua nhanh nhưng cũng có khi chậm lại, có khi là ước lệ nhưng cũng có lúc lại cụ thể: “Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm bính thân, tháng 2” [7, tr.61]. Hay trong khi thực hiện lễ tế cờ thì thời gian ở đây lại hiện lên cụ thể: “Lam Sơn, năm Mậu Tuất, tháng giêng, ngày Canh Thân” [1, tr.99], “Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi (tức ngày 3-11- 1427) Bình Định Vương truyền lệnh làm cỏ cánh quân của giặc Ngô đang trú ngụ ở cánh đồng Xương Giang” [1, tr.177]. Khi Lưu Nhân Chú trở về sau ngần ấy năm xa cách, thi thoảng mới nhận được tin chồng thì Ngọc Tiêm như đờ đẫn và không còn cả đứng vững khi thấy Lưu Nhân Chú đứng trước mặt khi bảy tám mùa nương chưa được gặp chồng: “Trời ơi!...Chàng đã về đấy ư? Lưu Nhân Chú bước đến ôm chầm lấy Ngọc Tiêm. Người Ngọc Tiêm như lả đi, những giọt nước mắt lăn dài trên má.

Chàng ra đi có đến bảy, tám mùa nương rồi còn gì- buông tay, ngắm gương mặt chồng, Trông chàng hốc hác quá” [8, tr.84]. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số từ chỉ thời gian như “mùa trăng”, hay “nửa tuần trăng” để chỉ

khoảng thời gian diễn ra trong tác phẩm: “Theo lệnh của chủ tướng Lê Lợi, ta trở về là để xem đội binh và việc tích trữ lương thảo làm đến đâu rồi. Mọi sự đang rất vội vã. Chỉ vài mùa trăng nữa là chủ tướng sẽ phất cờ ban bố khởi nghĩa trên tòan cõi” [20, tr.84-85]. Khi Lưu Nhân Chú về thăm nhà nhưng chưa quay trở lại, Lê Lợi cũng đang lo lắng và nhìn về phía xa: “Tướng quân Lưu Nhân Chú đã đi tròn một mùa trăng mà chưa thấy trở về, ta thấy nóng ruột quá” [20, tr.95]. Trong cuộc nói chuyện với Nguyễn Trãi, Lê Lợi hỏi về khoảng thời gian Phạm Cuống trở về lấy lương thực thì khoảng thời gian ấy cũng hiện lên qua câu trả lời của Nguyễn Trãi một cách ước lệ: “Bẩm chúa công, mới chưa được nửa tuần trăng. Nhưng chúa công hãy bình tâm, thần tin là Phạm Cuống sẽ sớm trở về và mang theo lương thực” [9, tr.135]. Thời gian là đơn vị đo lường của sự vật, nhà văn đã rất khéo léo vận dụng thời gian chiến tranh để diễn tả thời gian của trận chiến. Có những khoảng thời gian thật dài được diễn tả bằng những từ ngữ thật tinh tế để tạo nên đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.

Trong tác phẩm Tể tướng Lưu Nhân Chú, độ ngưng ngắt quãng của thời gian chiến đấu còn được hiện lên thông qua hình ảnh “tiếng sáo”, hình ảnh này xuất hiện khá nhiều lần trong tác phẩm, bảy lần tiếng sáo cất lên đều chất chứa những nỗi lòng của Lưu Nhân Chú. Trong truyện, thỉnh thoảng tiếng sáo của Lưu Nhân Chú lại vang lên như lời tâm sự trong lòng bấy lâu của anh và được người thân, bạn bè đồng cảm. Hình ảnh tiếng sáo đã phần nào ngợi ca tài nghệ thổi sáo đi vào lòng người của Lưu Nhân Chú và cũng chính tiếng sáo khiến cho nhiều người phải chiêm nghiệm, trăn trở suy nghĩ về con người và cuộc sống. Khi thì tiếng sáo nặng suy tư: “Ngồi lặng một lúc để tĩnh tâm, anh đưa cây sáo lên môi. Tiếng sáo réo rắt ngân nga bay vào tận rừng sâu” [10, tr.45].

Lúc thì tiếng sáo ăm ắp thương nhớ: “Chàng hoảng hốt vì trong tiếng sáo chợt thấy mùi hương sả bay ra từ mái tóc mềm mại của Slao, như văng vẳng tiếng

khiến anh nhớ đến quê hương da diết, anh chợt nhớ hình bóng người vợ của mình đang diệt thổ cẩm, luyện kiếm,… Nỗi nhớ quê hương khiến lòng anh như quặn lên trong từng khúc sáo: “Lưu Nhân Chú ngồi ung dung thổi sáo trên mỏm đá lớn bên bờ suối… Trong tiếng sáo Lưu Nhân Chú bỗng như lại nhìn thấy bóng hình Ngọc Tiêm đang ngồi thêu thổ cẩm giữa tiền sảnh sơn trại họ Lưu.

Những đường kiếm vun vút dọc ngang làm những chiếc lá rơi tơi tả… Nỗi nhớ quê hương làm lòng anh như quặn lên. Thế là bẩy năm đi qua rồi…” [10, tr.79]. Có lúc, tiếng sáo mang sức mạnh đầy quyền lực: “Xin tướng quân thổi nữa đi.

Trong chiến tranh, nhiều khi âm luật cũng là vũ khí. Chắc tướng quân chưa quên tích truyện Thạch Sanh dùng cây đàn mà đuổi được giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi… Lưu Nhân Chú cảm động, đưa sáo lên môi. Tiếng sáo trong vắt vút lên, phá tan bầu không khí u tịch” [10, tr.83]. Có khi tiếng sáo còn giúp cho các binh lính thức tỉnh, thôi thúc tinh thần yêu quê hương trong lòng họ, từ đó mà quyết tâm căm thù giặc được dâng cao hơn bao giờ hết. Trong cuộc nói chuyện với Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã bày tỏ quan điểm về tiếng sáo của Lưu Nhân Chú: “Theo ngu ý của thần thì tiếng sáo lúc này rất cần cho quân sĩ. Nó gợi lòng yêu quê hương và hận thù quân giặc. Nỗi nhớ nhà không những không làm cho tướng sĩ nản lòng mà càng tăng thêm tình yêu thương và chí khí quyết tâm diệt giặc thu lại quê hương, bờ cõi” [10, tr.134]. Tiếng sáo vô tri vô giác nhưng lại có sức lay động lòng người đến kì lạ, nó gợi lại những kí ức, đánh thức tâm trí của Lê Lợi, giúp ông nhận ra mình đã sai khi không nghe theo kế tâm công của Nguyễn Trãi: “Nghe tiếng sáo của tướng quân bỗng ta cũng thương nhớ nàng Ngọc Trần và tướng quân Lê Lai cùng bao người đã khuất của nghĩa quân Lam Sơn quá… Vừa rồi, tiếng sáo ai oán của tướng quân Lưu Nhân Chú đã làm ta thức tỉnh mấy phần” [10, tr.181-182]. Đến mức, tiếng sáo đã thức tỉnh lương tri kẻ thù, thu phục hoàn toàn đối phương bên kia trận tuyến là Vương Thông, nghe tiếng sáo của Lưu Nhân Chú, tướng giặc Vương Thông đã phải thốt lên: “Đã bao năm bôn ba chinh chiến, thắng thua đã nhiều, thấy

đầu rơi, máu chảy cũng lắm. Tưởng con tim đã cằn cỗi, chai sạn, vậy mà hôm nay nghe tiếng sáo của Lưu tướng quân, tôi bỗng thấy lòng khắc khoải nhớ cố quốc quá” [10, tr.189]. Tiếng sáo đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh vô cùng độc đáo, là dụng ý nghệ thuật tinh tế của nhà văn trong tiểu thuyết lịch sử này, nó nhằm xua tan những sự thật tàn khốc của chiến tranh, sự đổ máu của những người anh hùng trên mảnh đất quê hương, có lẽ tiếng sáo của Lưu Nhân chú như liều thuốc tinh thần lan tỏa tới mọi người, xoa dịu đi nỗi đau, những mệt mỏi lo âu. Thông qua hình ảnh tiếng sáo, phần nào tác giả cũng gợi lên được giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí. Thực tế, tiếng sáo chỉ là thứ vô tri vô giác nhưng ở trong tác phẩm nó lại gợi những tiếng lòng của biết bao nhiêu con người. Nhờ tiếng sáo mà khích lệ được tinh thần quân sĩ, Lê Lợi thức tỉnh nhận ra việc làm sai của mình, đồng thời tiếng sáo gợi nhớ thương những người đã nằm xuống và có khi giúp cả một người như Vương Thông phải chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời sau mấy chục năm bôn ba chinh chiến khắp nơi.

Thời gian chiến tranh thể hiện rõ đặc thù của tiểu thuyết lịch sử. Có khi thời gian được kéo dài nhưng cũng có khi nó được gói gọn lại trong khoảng gang tấc, một tích tắc. Những suy tư, trăn trở của con người từ cuộc chiến hiện lên trong thời gian chiến tranh. Qua đó phần nào diễn tả sự khốc liệt của chiến tranh và xây dựng hình tượng nhân vật thông qua thời gian đặc trưng này.

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)