Không gian căn cứ địa cách mạng

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 53 - 56)

Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

2.2. Không gian hậu phương

2.2.2. Không gian căn cứ địa cách mạng

Bên cạnh việc xây dựng thành công không gian của niềm tin chiến thắng, nhà văn còn xây dựng không gian căn cứ địa cách mạng. Trong kháng chiến, căn cứ địa cách mạng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần

làm nên sự thành công của trận chiến. Không gian căn cứ địa cách mạng hiện lên trong tiểu thuyết lịch sử với những từ ngữ chỉ địa điểm: “làng Dương”,

“tổng Tiên Thù”, “gốc cây xanh”, “căn cứ địa cách mạng”, “ngôi nhà của ông Hải Long”… Việc xây dựng được căn cứ địa an toàn giúp cho những chiến sĩ cách mạng thực hiện được nhiệm vụ và giúp nhân dân có niềm tin vào cách mạng. Không gian căn cứ địa cách mạng thể hiện sự đồng sức đồng lòng của nhân dân ta với những người chiến sĩ cộng sản để tạo nên chiến thắng vẻ vang trong lịch sử.

Ở cuốn tiểu thuyết lịch sử Lửa Thiêng, nhà văn đã xây dựng không gian căn cứ địa cách mạng ngay trên chính mảnh đất làng Dương (Yên Trung) thuộc tổng Tiên Thù, Phổ Yên. Nhân vật ông Duy Phương cả đêm chẳng thể chợp mắt được, ông tính toán chuẩn bị tài liệu để xây dựng cơ sở cách mạng ở mảnh đất Phổ Yên: “chuyến đi lần này sang đất Phổ Yên đối với ông có ý nghĩa đặc biệt mà cấp trên giao cho: Xây dựng cơ sở bí mật, làm địa điểm cho cấp trên hội họp, ăn ở, đi lại” [1, tr.5]. Nhiệm vụ lần này vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho cuộc chiến giành lại chính quyền, ông khoác túi vải, lặng lẽ đứng bên bờ sông Cầu: “Lần này qua sông, sang đất làng Dương (Yên Trung), thuộc tổng Tiên thù, Phổ Yên ông có một nhiệm vụ hết sức đặc biệt được tổ chức giao cho, gặp ông Hải Long, ở làng Dương (Yên Trung) để tuyên truyền, xây dựng cơ sở thực hiện chương trình hành động của Đảng, tạo điều kiện thành lập tổ chức, tiến tới xây dựng cơ sở bí mật để các đồng chí cấp trên đi lại hoạt động”

[23, tr.6-7]. Bước đầu xây dựng căn cứ địa cách mạng đã thành công, địa điểm được các ông chọn để bàn bạc đã được bố trí sẵn: “dưới sự giúp đỡ của ông Hải Long, ông Duy Phương được dẫn đến gốc cây xanh ở đầu làng, nơi mà ông Giáo Thẩm và ông Nho Hân đã được bố trí đợi sẵn” [6, tr.13]. Việc bố trí ông Duy Phương gặp hai người ở gốc cây xanh là một địa điểm thuận lợi mà ít người nghĩ đến. Bằng sự đồng lòng của những người chiến sĩ cộng sản, họ đã có một hành động vô cùng đẹp và ý nghĩa trong không gian đêm khuya vắng:

“Dưới trăng sáng, ba người chụm đầu lại và ba vòng tay ôm chặt lấy nhau”

[14, tr.15]. Một căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng dưới sự giúp đỡ của những người dân vùng đất Tiên Thù. Cuộc họp đầu tiên đã được diễn ra ngay trong ngôi nhà của ông Hải Long: “Xuất phát từ yêu cầu mới, vừa qua, Đảng cộng sản Đông Dương đã đề ra “Chương trình hành động”, chương trình có bốn yêu cầu chung. Một là đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, như tự tổ chức, hội họp, ngôn luận, đi lại. Hai là thả hết tù chính trị, rút bỏ các đồn bốt, bãi bỏ các tòa án binh, bỏ các bộ luật riêng cho người bản xứ. Ba là bỏ các loại thuế thân, thuế ngụ cư, thuế phụ và các khoản thuế khác, người giàu phải nộp thuế, người nghèo được miễn. Bốn là bỏ quyền muối, rượu, thuốc phiện” [20, tr.16-17]. Không gian căn cứ địa cách mạng hiện lên qua sự chỉ đạo của ông Duy Phương: “Công việc sau này căn cứ vào ý kiến cấp trên, tôi sẽ cùng với tổ bàn bạc thực hiện, nhưng trước mắt cần phải phân công từng người đi tuyên truyền, vận động bà con. Ông Hải Long sẽ tuyên truyền, vận động bà con ở thôn Yên Trung, ông Thẩm, ông Hân ở thôn Cổ Pháp. Công việc tuyên truyền, vận động bà con, anh em trong họ là những người thân thích trước, rồi mở rộng ra tất cả mọi người” [19, tr.19]. Công việc tuyên truyền, vận động mọi người bước đầu được thực hiện bởi những người có tiếng nói với bà con nhân dân. Ông Duy Phương đã phân chia địa điểm tuyên truyền cho từng người cụ thể: “Yên Trung”, “Cổ Pháp”. Đây là những địa điểm để xây dựng căn cứ cách mạng sau này. Tinh thần quyết tâm được thể hiện qua khuôn mặt của từng người, mọi người đều đồng sức đồng lòng để xây dựng căn cứ địa cách mạng: “Ông Phương nhận thấy: Công việc lần này ông sang Tiên Thù đã được thực hiện tốt” [17, tr.18]. Không gian căn cứ địa cách mạng đã được hiện lên cụ thể qua lời nói của ông Duy Phương trong cuộc họp: “Một việc hết sức quan trọng hiện nay Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước mỏ rộng hoạt động nối liền từ miền Đồng bằng lên miền Trung du miền núi. Giữa các vùng vẫn còn lực lượng của địch, các đồn bốt được xây dựng ở nhiều nơi. Vì vậy, việc cấp trên đi lại giữa các vùng còn nhiều khó khăn, dễ bị lộ do kẻ địch còn

chiếm giữ một số vùng rồi lực lượng do thám địch cài cắm khắp nơi. Cấp trên yêu cầu xây dựng một khu an toàn, để làm nơi hội họp, phổ biến các nội dung quan trọng và cũng là nơi cấp trân làm việc” [20, tr.18-19]. Với mục tiêu xây dựng khu căn cứ địa cách mạng đảm bảo an toàn cho cán bộ lãnh đạo hoạt động và đi lại giữa các vùng. Ông Duy Phương đã đưa ra nội dung trong cuộc họp, khẳng định đây là một trong những căn cứ địa an toàn của cách mạng: “Cấp trên có ý định vùng an toàn này sẽ được xây dựng sang cả tổng Tiên Thù chúng ta. Cả hai khu an toàn sẽ hỗ trợ cho nhau. Nhiệm vụ xây dựng an toàn khu càng nhanh, càng tốt và đó cũng là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới” [10, tr.19].

Sau khi đã đưa ra nội dung của cuộc họp, tất cả mọi người đều quyết tâm, đồng lòng: “Cả ba ông Hải Long, ông Giáo thẩm và ông Nho Hân chăm chú lắng nghe ông duy Phương nói, họ nhận ra những nội dung mà ông Duy Phương vừa nói. Ba ông gật đầu thể hiện sự đồng tình. Ông Hải Long nét mặt đầy quyết tâm, lại gần ông Duy Phương và nói:

Chúng tôi đã hiểu những điều ông vừa nói. Chúng tôi xin quyết tâm được thực hiện nhiệm vụ, phục vụ cách mạng, đem lại quyền lợi cho nhân dân” [19, tr.19].

Căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng thành công thông qua sự đồng sức, đồng lòng của những người dân vùng đất Phổ Yên. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào thắng lợi vẻ vang của đất nước.

Qua đây ta thấy được sự đồng lòng, quyết tâm của những người dân nước Việt biểu hiện qua không gian căn cứ địa cách mạng. Dù khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn cùng nhau để bảo vệ nền hòa bình dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Đây cũng là một kiểu không gian đặc thù của không gian hậu phương, là bước đệm quan trọng trong chiến thắng của cách mạng.

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)