Không gian chiến trận hào hùng

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 43 - 48)

Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

2.1. Không gian chiến trận

2.1.2. Không gian chiến trận hào hùng

Bên cạnh việc xây dựng không gian chiến trận khốc liệt, nhà văn còn xây dựng kiểu không gian chiến trận hào hùng. Trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, kiểu không gian này xuất hiện với những từ ngữ chỉ địa điểm đóng quân: “trại lính khố xanh”, “nhà kho của địch”, “khu chỉ huy của địch”, “căn

nhà của Đội Giá”. Thông qua không gian chiến trận hào hùng, những người con của mảnh đất Thái Nguyên được tái hiện với những sự kiện lịch sử trọng đại. Đồng thời, cũng từ họ ta như thấy được cả thời đại vẫn còn mãi âm vang trong lòng những người con đất Thái.

Ở cuốn tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên 1917, những người con của mảnh đất Thái Nguyên và các binh lính của cuộc khởi nghĩa đều được tác tái hiện qua không gian chiến trận đầy sắc thái lịch sử hào hùng trong mỗi trang của tiểu thuyết. Nhân dân Thái Nguyên sẵn có một truyền thống đấu tranh anh dũng.

Lúc này, ngọn lửa cách mạng Việt Nam lại bùng lên. Trước hết phải kể đến đó là không gian của núi rừng Thái Nguyên đang chờ đón một đoàn nghĩa binh hùng dũng vùng dậy. Không gian chiến trận mở đầu chính là ngay trong “trại lính khố xanh Thái Nguyên” với hai lãnh tụ của khởi nghĩa Thái Nguyên là Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến: “Nhận lệnh của Đội Giá, Cai Mánh đã cùng gơrúp của mình dẫn mấy chục tù phạm vào rừng Linh Sơn để hướng dẫn họ về địa hình, thông thổ tỉnh lỵ Thái Nguyên. Tù phạm tuy ít học nhưng hầu hết rất nhanh nhẹn và mạnh bạo nên chỉ hơn một giờ đồng hồ được chỉ bảo họ đã có vẻ thành thạo ngõ ngách, đường đi lối lại” [1, tr.78]. Lúc này, Cai Mánh có vẻ hài lòng, đứng trên mô đất cao mà dõng dạc: “Bớ anh em! Trong chiến đấu, tất cả mọi thứ đều là chuyện vặt. Lòng quả cảm mới là điều quan trọng nhất, anh em có hiểu lời tôi nói không?” [9, tr.78]. Không gian chiến trận hào hùng còn được thể hiện ngay trong khu xà lim của trại lính khố xanh, nơi mà Lương Ngọc Quyến và các anh em tù binh đang bị giam giữ: “Lương Ngọc Quyến giọng bồi hồi: Đây là cuộc khởi nghĩa mang ý nghĩa đại cuộc, bác Cấn ạ. Anh em binh lính sẽ được sự kề vai sát cánh của tù quốc sự, của dư binh Yên Thế. Hơn nữa, tôi cũng tin rằng nếu ta khởi binh thì quang phục quân ở ngoài sẽ về tiếp ứng” [10, tr.97]. Đặc biệt là không gian chiến trận hào hùng ấy diễn ra với sự chuẩn bị bàn bạc, phân công nhiệm vụ kĩ lưỡng của những người chỉ huy ngay trong căn nhà của Đội Giá: “Ở trong căn nhà của Đội Giá, sáu người

chỉ huy chủ chốt của cuộc khởi nghĩa là Trịnh Văn Cấn, Dương Văn Giá, Phạm Văn Trường, Đoàn Văn Năm, Đào văn Mánh, Nông Văn Chẩm, ngồi quay quần bên mâm cơm ngổn ngang đĩa bát, rượu rót đổ tràn ra chiếu, ý để đánh lạc hướng nếu như bị lộ” [3, tr.109]. Khi cuộc họp ở căn nhà Đội Giá đã đến hồi kết thúc. Đội Cấn đã đứng lên một chiếc ghế đẩu giọng nhẹ nhàng mà dõng dạc: “Tôi, Thái Nguyên Quang phục quân, Đại đô đốc Trịnh Văn Cấn. Trước giờ khởi nghĩa thiêng liêng này chính thức ban bố các chức vụ như sau: Ông Dương Văn Giá mang lon đại tá, ông Phạm Văn Trường mang lon đại tá, ông Đoàn Văn Năm mang lon trung tá, ông Nông Văn Chẩm mang lon thiếu tá” [4, tr.115]. Trong không gian hào hùng của cuộc chiến. Đại đô đốc Trịnh Văn Cấn tiếp tục nói bằng một giọng hùng hồn: “Hỡi anh em nghĩa sĩ! Tôi tuyên bố:

Đúng hai mươi ba giờ sẽ khai hỏa cuộc khởi nghĩa trong trại này. Bây giờ, xin mời các anh em nhanh chóng trở về vị trí để lo đại sự” [15, tr.115]. Lệnh khởi nghĩa đã chính thức được ban bố, Đại đô đốc Cấn cùng Đại tá Giá sau khi giao nhiệm vụ cho Đại tá Trường: “Trung tá Đào Văn Mánh cùng tiểu đội xung kích do tôi, đại tá phạm Văn Trường chỉ huy tiêu diệt tên Giám binh Nô- en. Thiếu tá Nông Văn Chẩm, thiếu tá Chu Văn Chén đột nhập giết Phó Quản Lạp. Lưu ý không dược nổ súng. Tất cả đã rõ mệnh lệnh chưa?” [8, tr.116]. Sau khi đã Giết được tên Nô-en, nghĩa quân đã chiếm được phòng trực ban làm căn cứ địa:

Tại phòng trực ban của trại lính khố xanh lúc này đã tạm trở thành chỉ huy sở của nghĩa quân. Đại đô đốc Cấn và Đại tá Giá, giật nẩy mình vì tiếng súng nổ chúa chát” [14, tr.119]. Một không khí chiến trận hào hùng hiện lên với hình ảnh hàng trăm lính khố xanh tập hợp trên sân trại: “Gần hai trăm lính khố xanh lúc này đã trở thành nghĩa quân nhanh chóng tập hợp trên sân trại, khí thế rừng rực. Đại Đô Đốc Trịnh văn Cấn đứng trên cái bệ cột cờ, giọng sang sảng:

Thiếu tá Lự dẫn hai tiểu đội đánh chiếm tòa công sứ. Bí mật tiến sát mục tiêu rồi bất ngờ phản kích. Nhớ treo cờ ở nơi cao nhất trên nóc nhà Công sứ. Sớm hôm nay tất cả người dân tỉnh lỵ Thái Nguyên phải được nhìn thấy lá cờ của

Nam Binh Phục Quốc” [6, tr.120]. Nối tiếp sau đó là không gian chiến trận hào hùng và chiến thắng vang dội của cuộc khởi nghĩa tại trại lính khố xanh: “Khởi nghĩa rồi! Anh em lính khố xanh khởi nghĩa rồi! Giết! Giết! Giết hết tụi mũi lõ đi anh em!” [23, tr.126]. “Báo cáo! Trại khố xanh nổi loạn! Tòa công sứ đã bị chiếm! Chúng đã cắm lá cờ nền vàng năm sao đỏ trên nóc nhà Tòa Công sứ”

[10, tr.127]. Sau khi khởi nghĩa bùng nổ và làm chủ tình thế, nghĩa quân đã hoàn toàn làm chủ tỉnh lị. Dân chúng xung quanh tỉnh lị rất phấn khởi, kéo đến xin gia nhập hàng ngũ nghĩa quân. Ngay trong đêm 31-8-1971, một hội nghị quân sự đã được mở để quyết định đường lối hành động. Nối tiếp sau đó là không gian chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo vô cùng kĩ lưỡng và cẩn thận:

“Bám dọc hai bên đường quốc lộ cách tỉnh lị Thái nguyên khoảng 3km là những cánh rừng um tùm thuộc đất Gia Sàng. Trên mấy quả đồi thoai thoải nằm kề đường cái, gần một nghìn nghĩa binh cùng người dân tỉnh lỵ đang hối hả đào chiến hào. Cuốc, xẻng, quang gánh, xe cút kít, cáng đất tíu tít cả một vùng. Những đường hào ngang dọc thông nhau đã hoàn thành. Trên mỗi hầm hào lớn, những ụ súng máy, móoc - chi-ê vây quanh bằng những bao đất chắc chắn” [13, tr.146]. Cảnh Đội Cấn oai nghiêm đứng trên sườn đồi đọc bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, những chi tiết miêu tả dáng vẻ cũng như giọng nói của vị Đại đô đốc khiến cho người đọc cũng cảm nhận được như hãnh diện, tự hào trước hoàn cảnh lịch sử lúc đó: “Trên sườn một quả đồi, đại đô đốc Trịnh Văn Cấn đang bắc loa đọc bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của cuộc khởi nghĩa.

Giọng đọc sang sảng của anh vang vọng khắp núi đồi, nghe vừa hãnh diện vừa da diết. Mọi người tạm thời dừng tay để nghe bản tuyên ngôn trong một niềm vui khôn tả” [11, tr.147]. Không gian chiến trận gợi cho ta liên tưởng tới không khí chiến thắng hào hùng của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự trân trọng, tự hào của cả nghĩa binh đều được lan tỏa qua từng câu chữ.

Trong cuốn tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, ngay đầu tác phẩm, trong cuộc săn lợn rừng cùng thanh niên Thuận Lương, Lưu Nhân Chú đã hiện lên là một người có sức khỏe phi thường, võ nghệ và khả năng nhạy bén trước mọi tình huống khiến ai nấy đều nể phục: “Phía sau một tảng đá lớn, Lưu Nhân Chú- một thanh niên chừng hai mươi tuổi, cao lớn, gương mặt khôi ngô tuấn tú, đầu to, lông mày rậm, cặp mắt sáng quắc đang nhìn trừng trừng về phía con lợn lòi to… Bất thần, Lưu Nhân Chú nhảy vọt qua tảng đá, lộ người về phía con lợn lòi bị thương. Anh né tránh cú hất đầu của con thú rồi túm lấy hai chân sau của nó,… Nhanh như cắt, Lưu Nhân Chú cưỡi lên bụng con thú, đè nghiến xuống. Con thú giãy giụa nhưng không thể thoát khỏi đôi cánh tay cứng như thép của Lưu Nhân Chú bấu chặt lấy yết hầu” [10, tr.11-12]. Không chỉ có sức khỏe phi phàm mà Lưu Nhân chú còn có khả năng nhìn xa trông rộng, để ý quan sát mọi địa hình có trong tầm mắt để phục vụ cho khởi nghĩa. Bối cảnh chiến trận, biến cố lịch sử được nhà văn thể hiện bằng cảm hứng về thời đại, về lịch sử vô cùng vẻ vang và oanh liệt. Tất cả đều xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của nhà văn: miêu tả không gian chiến trận căng thẳng, quyết liệt để tạo hoàn cảnh xuất hiện hình tượng người anh hùng chiến trận. Trong trận đánh Lạc Thủy, Lưu Nhân Chú không chỉ hiến kế cho Lê Lợi phục kích bắt gọn quân giặc mà chàng cũng dung mãnh xông pha trên chiến trận, giết nhiều tướng giặc khiến chúng hoảng sợ tháo chạy, qua đó thể hiện không gian chiến trận vô cùng hào hùng: “Lưu Nhân Chú đưa cặp mắt sáng quắc nhìn tên tướng giặc đang quất roi ngựa cố thoát khỏi đám hỗn binh, vung tay hét to: “Bắt sống tướng giặc” Lưu Nhân Chú quất roi, ngựa chồm lên, phi thẳng xuống phía bắc hẻm núi…Lưu Nhân Chú ngửa người trên ngựa, khua ngang thanh đao rồi bất ngờ lướt ngược lưỡi đao từ phía dưới lên. Đầu tên tướng giặc rơi xuống đất” [10, tr.110-112].

Sau khi giúp Slao thoát khỏi vòng vây của đám quân tướng nhà Minh, Lưu Nhân Chú theo Slao về nhà và trên đường về anh đã để mắt tới địa hình của nơi

này và cho rằng rất phù hợp để bày binh bố trận: “Phía bên kia sườn núi, một căn nhà sàn nhỏ nằm nép dưới hàng cây rừng. Lưu Nhân Chú xuống ngựa, đưa cặp mắt sắc lẻm nhìn rộng ra cảnh vật xung quanh. Anh không ngờ nơi đây lại là một vùng rừng núi hiểm trở, nhiều suối khe, hang động đến vậy. Xa xa, những vách đá cheo leo, những thác nước đổ trắng xóa thấp thoáng dưới những lùm cây cổ thủ rậm rạp. Bất giác Lưu Nhân Chú lẩm bẩm: “Chà! Quả là đắc địa. Quả là đắc địa. Chắc chắn là ta sẽ cần đến vùng đất này đây” [10, tr.39].

Không thể không nhắc đến cô gái Slao bé nhỏ của bản Nậm Cang trong trận chiến sinh tử. Khi ra chiến trận Slao là một cô gái vô cùng mạnh mẽ và gan góc. Không nao núng trước tên tướng giặc nham hiểm Liễu Thăng mà Slao đã thể hiện cho đám giặc thấy rằng con gái bản Nậm Cang không phải liễu yếu đào tơ: “Slao và tên tướng Ngô giao chiến dữ dội. Khoảng năm hiệp, Slao chém rơi đầu tên tướng giặc. Liễu Thăng kinh ngạc, trợn mắt, tức tối vác trùy lao về phía Slao. Lùi lại một bước, Slao vung kiếm nghênh chiến. Binh khí chạm vào nhau tóe lửa” [10, tr.164]. Hình ảnh những người anh hùng vẫn luôn hiện hữu trong mỗi trận chiến. Không gian chiến trận vô cùng hào hùng, khơi gợi tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc trong mỗi con người Việt Nam

Qua phương diện không gian chiến trận, ta thấy trong mỗi người con Thái Nguyên, dòng máu anh hùng luôn chảy trong huyết quản và không có gì có thể so sánh với nền độc lập, tự do của nước nhà. Chúng ta cũng phần nào thấu hiểu hơn nữa những mất mát, sự hi sinh anh dũng của các thế hệ cha ông để đổi lại cho chúng ta một cuộc sống hòa bình, tự do như ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)