Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các khoa, phòng, trung tâm, đặc biệt là Trung tâm Nhi khoa, các bác sĩ và điều dưỡng khoa Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, các khoa Cậ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
PHẠM HẢI HẬU
ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
PHẠM HẢI HẬU
ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: NT 62 72 16 55
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN BÍCH HOÀNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Hải Hậu xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Bích Hoàng
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2023
Người viết cam đoan
Phạm Hải Hậu
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo, các anh
chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Bích Hoàng –
Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, người
Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi
và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái
Nguyên, phòng Đào tạo, đặc biệt là Bộ môn Nhi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập bác sĩ nội trú, nghiên cứu khoa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các
khoa, phòng, trung tâm, đặc biệt là Trung tâm Nhi khoa, các bác sĩ và điều
dưỡng khoa Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, các khoa Cận lâm sàng là nơi đã tạo điều
kiện cho tôi thực hành và thu thập số liệu
Tôi xin cảm ơn và ghi nhớ các gia đình trẻ sơ sinh hợp tác cùng tôi trong
quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng biết ơn gia đình không ngừng động
viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2023
Tác giả
Phạm Hải Hậu
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APTT Activated Partial Thromboplastin Time
(Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần) ARDS Hội chứng suy hô hấp cấp
CRP C – reactive Protein (Protein C phản ứng)
NKH Nhiễm khuẩn huyết
NICU Neonatal Intensive Care Unit
(Đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt) NTSS Nhiễm trùng sơ sinh
PaO2 Partial pressure of O2 in arterial blood
(Áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch) PaCO2 Partial pressure of CO2 in arterial blood
(Áp suất riêng phần của carbonic trong máu động mạch)
PLT Platelets (Tiểu cầu)
PT Prothrombin Time (Thời gian prothrombin)
RBC Red blood cell (Hồng cầu)
SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
SIDS Hội chứng đội tử của trẻ sơ sinh
Trang 6TSG Tiền sản giật
XHN Xuất huyết não
WBC White blood cell (Bạch cầu)
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Định nghĩa và phân loại trẻ sơ sinh 3
1.2 Tình hình tử vong sơ sinh 4
1.3 Các nguyên nhân thường gặp gây tử vong sơ sinh 10
1.4 Một số yếu tố liên quan gây tử vong ở trẻ sơ sinh 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu 24
2.3 Phương pháp chọn mẫu 24
2.4 Chỉ số nghiên cứu 25
2.5 Biến số nghiên cứu và định nghĩa các biến số 25
2.6 Công cụ thu thập số liệu 33
2.7 Phương pháp thu thập số liệu 33
2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 34
2.9 Khống chế sai số 35
2.10 Đạo đức nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Tình hình tử vong ở trẻ sơ sinh 36
3.2 Một số đặc điểm của trẻ sơ sinh tử vong 37
Trang 83.2 Nguyên nhân tử vong 45
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 52
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52
4.2 Tình hình tử vong của đối tượng nghiên cứu 63
4.3 Các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh 64
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các nước có tỷ lệ tử vong cao nhất và thấp nhất trên thế giới 7
Bảng 1.2 Bảng thống kê theo dữ liệu của Unicef về tỷ lệ tử vong sơ sinh tại Việt Nam tính từ 2010 – 2021 9
Bảng 2.1 Đánh giá mức độ ngạt/ suy hô hấp theo chỉ số Silverman 30
Bảng 2.2 Đánh giá mức độ ngạt theo chỉ số Apgar 31
Bảng 2.3 Độ mạnh trong liên hệ của Phi và Cramer’s V 35
Bảng 3.1 Tình hình tử vong ở trẻ sơ sinh 36
Bảng 3.2 Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong theo từng năm nghiên cứu 36
Bảng 3.3 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo tuổi thai và giới tính 37
Bảng 3.4 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo tuổi thai và cân nặng 37
Bảng 3.5 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo tuổi nhập viện và dân tộc 38
Bảng 3.6 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo nơi sinh và địa chỉ 38
Bảng 3.7 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo tuổi thai và con thứ 39
Bảng 3.8 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo tuổi thai và số lượng thai 39
Bảng 3.9 Đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong theo tuổi tử vong và giới tính 40
Bảng 3.10 Đặc điểm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi 40
Bảng 3.11 Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa máu 41
Bảng 3.12 Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa máu (tiếp) 42
Bảng 3.13 Đặc điểm xét nghiệm đông máu cơ bản theo tuổi thai 42
Bảng 3.14 Đặc điểm khí máu động mạch theo tuổi thai 43
Bảng 3.15 Đặc điểm tổn thương trên Xquang và cắt lớp vi tính sọ não 43
Bảng 3.16 Đặc điểm bất thường trên siêu âm Doppler tim 44
Bảng 3.17 Đặc điểm chung về mẹ của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.18 Nguyên nhân chung gây tử vong ở trẻ sơ sinh 45
Trang 10Bảng 3.19 Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh theo tuổi thai 46
Bảng 3.20 Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh theo nhóm cân nặng 47
Bảng 3.21 Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh theo ngày tuổi nhập viện 48
Bảng 3.22 Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh theo cách sinh 49
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa đặc điểm thuộc về mẹ và tử vong sơ sinh nguyên nhân do bệnh màng trong 50
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa đặc điểm thuộc về mẹ và tử vong sơ sinh nguyên nhân do cực non tháng 51
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo quốc gia và khu vực 2021 4
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Tử vong sơ sinh luôn là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm đến trong điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh 28 ngày đầu đời – giai đoạn sơ sinh – là thời điểm dễ bị tổn thương nhất đối với sự sống còn của trẻ Trên toàn cầu, 2,3 triệu trẻ em tử vong trong tháng đầu tiên của cuộc đời vào năm 2021 – khoảng 6.400 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày Tỷ lệ trung bình toàn cầu là 18 ca
tử vong trên 1000 ca sinh sống vào năm 2021, giảm 51% so với 37 ca tử vong trên 1000 ca sinh sống vào năm 1990 [46]
Tỷ lệ giảm tử vong sơ sinh (TVSS) trung bình hàng năm trên toàn cầu là 2,4% từ năm 1990 đến năm 2021, mức giảm này thấp hơn so với mức giảm ở trẻ em từ 1–59 tháng tuổi là 3,3% [46] Tại Hoa Kỳ (2019), tỷ lệ TVSS là 5,58 ca tử vong trên 1000 ca sinh sống [34] Trong một nghiên cứu tại Trung Quốc, tỷ lệ TVSS ở miền đông Trung Quốc thấp hơn so với miền trung và miền tây Trung Quốc (2,3% so với 2,9; 2,3% so với 2,6%) Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có tuổi thai 28 – 32 tuần (0,6%) cao hơn đáng kể so với trẻ < 28 tuần (0,1%), 32-37 tuần (0,3%), 37 - 42 tuần (0,4%) và > 42 tuần (0,1%) [27] Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình tử vong ở trẻ sơ sinh cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong sơ sinh theo từng năm nghiên cứu và theo từng khu vực bệnh viện Nghiên cứu của Merinda và cộng
sự tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2017), tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 13,9% Nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Thủy tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (2017), tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 6,2% Tại Thái Nguyên, nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và Bùi Thị Lan Thanh (2010) cho thấy tỷ lệ tử vong
sơ sinh của tỉnh Thái Nguyên là 10,01‰ [22] Theo Nguyễn Thị Xuân Hương
và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (2010), tỷ lệ tử vong sơ sinh là 7,7% với 14,2% trẻ xin về trong tình trạng nặng nguy cơ tử vong rất cao [20]
Trang 13Trên thế giới, phần lớn các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh (78%) là do các biến chứng liên quan đến sinh non, các biến cố trong chuyển dạ như ngạt khi sinh, dị tật bẩm sinh và nhiễm trùng đường hô hấp dưới [47] Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Chenran (2019), nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh là sinh non và dị tật tim bẩm sinh [50].Tại Việt Nam, nguyên nhân
tử vong chính ở trẻ sơ sinh chủ yếu là ngạt sơ sinh, đẻ non/nhẹ cân, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, dị tật và nhiễm khuẩn [6]
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện tuyến cuối của khu vực miền núi phía Bắc, số lượng trẻ sơ sinh nhập viện phải điều trị tại Đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) cao Qua những nghiên cứu về tình hình TVSS trong
và ngoài nước cho thấy tỷ lệ TVSS còn cao và nguyên nhân gây TVSS là những nguyên nhân có thể phòng tránh được Do vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh, tìm hiểu nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện là thực sự quan trọng và cần thiết làm giảm tỷ lệ TVSS
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Đặc điểm của trẻ sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên như thế nào? Nguyên nhân gây nên tử vong ở trẻ sơ sinh là gì? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đặc điểm và nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2022”, với mục tiêu:
1 Mô tả một số đặc điểm trẻ sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2022
2 Phân tích một số nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2022
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa và phân loại trẻ sơ sinh
* Theo tuổi thai (không dựa vào cân nặng lúc sinh):
- Sơ sinh non tháng (preterm): ≤ 36 (6/7) tuần tuổi (258 ngày), trong đó: + Non tháng muộn (late preterm): từ 34 (0/7) 36 (6/7) tuần tuổi
+ Non tháng vừa (moderate preterm): từ 32 (0/7) 33 (6/7) tuần tuổi + Rất non tháng (very preterm): từ 28 (0/7) 31(6/7) tuần tuổi
+ Cực non tháng (extremely preterm): dưới 28 (0/7) hay từ 27 (6/7) tuần tuổi trở xuống
- Sơ sinh đủ tháng (fullterm): từ 37 (0/7) 41 (6/7) tuần tuổi (259 293 ngày)
- Sơ sinh già tháng (postterm): ≥ 42 (0/7) tuần tuổi (294 ngày) [23]
* Theo cân nặng lúc sinh (không dựa vào tuổi thai):
- Sơ sinh đủ cân: 2500 – 4000 gam
- Sơ sinh quá cân: > 4000 gam
- Sơ sinh cân nặng thấp (low birth weight): là trẻ có cân nặng lúc sinh
< 2500 gam mà không phụ thuộc vào tuổi thai Chia làm 3 nhóm:
+ Nhẹ cân vừa: 1500 – 2499 gam (moderate low birth weight)
+ Rất nhẹ cân: 1000 – 1499 gam (very low birth weight)
+ Cực nhẹ cân: < 1000 gam (extremely low birth weight) [23]
- Trẻ đẻ non phối hợp với chậm phát triển trong tử cung (trẻ đẻ non suy dinh dưỡng bào thai hay trẻ sơ sinh non yếu): là những trẻ sinh ra trước 37 tuần thai và có cân nặng lúc đẻ nằm dưới đường bách phân vị thứ 10 theo biểu
đồ phân bố bách phân vị cân nặng theo tuổi thai [1], [18]
* Tuổi:
Tuổi thai sau khi sinh chia thành:
- Thời kỳ sơ sinh sớm: 7 ngày đầu sau sinh
Trang 15- Thời kỳ sơ sinh muộn: từ ngày thứ 8 – 28 ngày sau sinh
- Thời kỳ sơ sinh: 28 ngày đầu sau sinh [14]
1.2 Tình hình tử vong sơ sinh
Âu là khu vực có tỷ lệ tử vong sơ sinh thấp nhất 2.2479 so với tỷ lệ tử vong
sơ sinh chung của thế giới là 17.5521 trên 1000 trẻ sinh sống [49]
Hình 1.1 Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo quốc gia và khu vực 2021 [46]
Mặc dù tỷ lệ tử vong sơ sinh đang giảm trên toàn cầu, nhưng vẫn tồn tại
sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ tử vong sơ sinh giữa các khu vực và quốc gia Theo khu vực, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất ở châu Phi cận Sahara, Tây và Trung Phi, Đông và Nam Phi và Nam Á, với tỷ lệ tử vong sơ sinh ước tính lần lượt là 27; 30; 23 và 22 ca tử vong trên 1.000 ca sinh sống tính đến
Trang 16tháng 5 năm 2021 Trẻ sinh ra ở châu Phi cận Sahara có nguy cơ tử vong trong tháng đầu tiên cao hơn 10 lần so với trẻ sinh ra ở quốc gia có thu nhập cao (như Tây Âu: 2,2), trong khi trẻ sinh ra ở Nam Á có nguy cơ tử vong cao hơn 9 lần Trên khắp các quốc gia, nguy cơ tử vong trong tháng đầu đời ở quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất cao hơn khoảng 53 lần so với quốc gia có
tỷ lệ tử vong thấp nhất [46]
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về tử vong ở trẻ sơ sinh Theo từng năm nghiên cứu, từng châu lục, khu vực hay bệnh viện mà có tỷ lệ
tử vong ở trẻ sơ sinh khác nhau
Nghiên cứu của Hamda và cộng sự tại các bệnh viện công của Bang khu vực Somali, miền Đông Châu Phi từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm
2019 Có 510 trẻ sơ sinh được nhận vào khoa chăm sóc đặc biệt sơ sinh, tỷ lệ
tử vong sơ sinh là 18,6% [KTC 95% (15,31,22,30)], tương đương với tỷ lệ
186 trên 1000 trẻ đẻ sống [38]
Theo Sheka và cộng sự (2019) tại Đơn vị Chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) của Trung tâm Y tế Đại học Jimma thuộc Tây Nam Ethiopia, Đông Phi cho thấy: trong số 3.276 trẻ sơ sinh được nhập viện trong thời gian nghiên cứu, có 412 trẻ (13,3%) tử vong, tương đương với tỷ lệ 30 trẻ tử vong trên 1.000 trẻ sinh sống tại cơ sở chăm sóc [52]
Nghiên cứu của Akine (2021) tại Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt Sơ sinh của Bệnh viện Đại học Dilla thuộc Ethiopia từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 1 năm 2018 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 11,6% trong tổng số trẻ sơ sinh đã được nhập viện [35]
Tại Hoa Kỳ (2019) theo nghiên cứu của Danielle và cộng sự, có 20.927 trẻ sơ sinh tử vong được đưa vào nghiên cứu, giảm 3% so với năm 2018 (21.498) Tỷ lệ tử vong sơ sinh là 5,58 ca tử vong trên 1000 ca sinh sống vào năm 2019, giảm không đáng kể so với tỷ lệ năm 2018 là 5,76 [34]
Trang 17Trong một nghiên cứu của Alka tại bệnh viện ở miền nam Haiti – một nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong 2 năm từ 2017 – 2019 Kết quả tỷ lệ tử vong sơ sinh chung là 12,0% [53]
Tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, nghiên cứu của Viengsakhone
và cộng sự, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ước tính đã giảm từ 191 trên 1000 ca sinh sống trong giai đoạn 1978 – 1987 xuống còn 39 ca sơ sinh tử vong vào năm 2017 Tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm 61,1% tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong giai đoạn 1978 – 1987 và 38 – 56% vào năm 1988 – 2017 [59]
Trong một nghiên cứu của Trung Quốc, tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm (84,3%) từ 43,2 ca tử vong sơ sinh trên 1.000 ca sinh sống năm 1990 xuống còn 6,8 ca tử vong sơ sinh trên 1.000 ca sinh sống vào năm 2019 [50]
Nghiên cứu tại Jordan – quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á, thời gian nghiên cứu từ tháng 08/2019 đến tháng 01/2020, số ca tử vong sơ sinh là 14,9
ca trên 1000 ca sinh sống [28]
Tại Hàn Quốc, thống kê và xu hướng tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh và chu sinh tử năm 2018 đến năm 2020 cho thấy số trẻ sơ sinh tử vong là 674 trẻ vào năm 2020, giảm 257 trẻ so với năm 2018 Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh năm
2020 là 2,5 trên 1.000 ca sinh, giảm 0,3 so với năm 2018 [62]
Tại Campuchia, trong một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh tại khoa Nhi bệnh viện hạng 3 (Bệnh viện Hữu nghị Khmer – Liên Xô) ở Phnom Penh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2017 cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh chung là 9,3% [64]
Theo một nghiên cứu hồi cứu kéo dài 2 năm về việc nhập viện vào Đơn
vị Chăm sóc Đặc biệt Sơ sinh (NICU) tại Bệnh viện Al – Gomhoury Hajjah, Tây Bắc Yemen (Tây Á) Tỷ lệ tử vong sơ sinh của cơ sở là 218 trường hợp
tử vong sơ sinh trên 1000 trẻ sinh sống [56]
Theo nghiên cứu tổng hợp của Justine Dol (2023) một nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu báo cáo khác về tỷ lệ tử vong sơ sinh hàng ngày trong
Trang 18tuần đầu tiên, hàng tuần trong tháng đầu tiên, hoặc ngày 1, ngày 2 – 7 và ngày
8 – 28 ngày Trong số 34 nghiên cứu báo cáo số ca tử vong hàng ngày trong tuần đầu tiên, tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra vào ngày đầu tiên (24 giờ đầu, 38,8%), tiếp theo là ngày thứ 2 (24 – 48 giờ, 12,3%) Dựa trên dữ liệu từ 46 nghiên cứu, tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra vào ngày 1 (39,5%), tiếp theo là ngày 2 – 7 (36,8%), phần còn lại xảy ra giữa ngày 8 và 28 (23,0%) [66]
Mặc dù tỷ lệ tử vong sơ sinh đã giảm ở tất cả các khu vực nhưng tỷ lệ này vẫn giảm chậm hơn so với tỷ lệ tử vong trẻ em từ 1 – 11 tháng tuổi hoặc
1 – 4 tuổi Giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh trung bình hàng năm là 2,4% từ năm
1990 đến năm 2021, mức giảm thấp hơn so với mức giảm ở trẻ em từ 1 – 59 tháng tuổi là 3,3% Do đó, tỷ lệ tử vong sơ sinh trong số các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã tăng từ 40% năm 1990 lên 47% vào năm 2021 Ở tất cả các khu vực, việc giảm tỷ lệ tử vong hàng năm tính từ năm 1990 đến năm 2021 đối với trẻ em từ 1 – 59 tháng tuổi đều lớn hơn so với trẻ sơ sinh [46] Mười quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất và thấp nhất (UNICEF Data 2021 –
tử vong trên 1000 ca sinh sống) [48]:
Bảng 1.1 Các nước có tỷ lệ tử vong cao nhất và thấp nhất trên thế giới
10 quốc gia có tỷ lệ tử vong sơ sinh
Trang 191.2.2 Tại Việt Nam
Theo ước tính của WHO, tỷ suất TVSS tại Việt Nam năm 2014 là 12‰, tương đương với số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê và UNICEF (MICS5) cùng năm là 12‰ [6] Tính đến 2021 số trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam ước tính trung bình là 10,5 trẻ trên 1000 trẻ sinh sống [46] Việt Nam là nước đứng thứ 84 trên toàn thế giới về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tính trên
1000 ca sinh sống [44]
Tử vong sơ sinh cũng rất khác nhau theo các vùng, miền và chưa có dấu hiệu thu hẹp Nghiên cứu ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên năm
2015 cho thấy tỷ số TVSS ở vùng núi phía Bắc là 10,3‰, cao gấp hơn 2 lần
so với vùng Tây Nguyên (4,4‰) [6] Nghiên cứu ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc năm 2015 cho số liệu TVSS không thay đổi, vẫn ở mức là 10,6‰ với sự khác biệt giữa tỉnh cao nhất (Lai Châu) và tỉnh thấp nhất (Bắc Kạn là hơn 3 lần (17,1‰ so với 5,6‰) Nghiên cứu ở 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2020 cho số liệu TVSS ở mức khá thấp nhưng sự khác biệt giữa huyện có tỷ lệ TVSS cao nhất (Tu Mơ Rông) và huyện thấp nhất (Kư Kuin) cao đến gấp hơn 60 lần (18,4‰
so với 0,3‰) [6]
Trong một nghiên cứu của Trần Thị Hoàng và cộng sự (2015) nhằm tìm hiểu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sơ sinh ở bệnh nhân nhập viện tại miền Trung Việt Nam và các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ tử vong Tỷ lệ tử vong sơ sinh chung là 8,6% [45]
Nghiên cứu về tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Văn Sơn và Bùi Thị Lan Thanh (2010) cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh tính trên 1000 trẻ sinh sống ở tỉnh Thái nguyên năm 2010 là 10,01‰ [22]
Trang 20Bảng 1.2 Bảng thống kê theo dữ liệu của Unicef về tỷ lệ tử vong sơ sinh tại
Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Rạng về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh trong 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 6/2016), có tất cả 827 trường hợp trẻ sơ sinh nhập viện, tử vong 67 trường hợp, tỷ lệ tử vong sơ sinh là 8,1% [17]
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (2017) Theo Hồ Thị Thanh Thủy và cộng sự, nghiên cứu trên 324 trẻ sơ sinh vào điều trị tại đơn nguyên sơ sinh tỷ lệ tử vong chung ở tất cả trẻ sơ sinh nhập viện là 6,2% (Không có trẻ nào tử vong trong vòng 24h đầu nhập viện) [8]
Theo Merinda và cộng sự (2017) nghiên cứu 5064 trường hợp nhập viện tại Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương trong 1 năm, tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh theo tác giả là 13,9% [37]
Trang 21Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (2019) Theo Phạm Lê An và cộng sự nghiên cứu đánh giá tiên lượng nguy cơ tử vong cho 552 trẻ sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II Tỷ lệ tử vong sơ sinh trong nghiên cứu là 23,6% [24]
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/7/2020 đến 31/12/2020 Theo nghiên cứu của Dương Quỳnh Anh và Phạm Thị Thanh Hiền về một số yếu tố sản khoa liên quan tử vong sơ sinh sớm ở trẻ đẻ non 28 – 32 tuần, tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm ở nhóm trẻ đẻ non 28 – 32 tuần là 4,62% [7]
Tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai (2023) Theo Phạm Văn Hưng và cộng sự nghiên cứu tình hình tử vong sơ sinh tại trung tâm nhi khoa, trong tổng số 373 trẻ sơ sinh nhập viện có 32 trẻ sơ sinh tử vong chiếm tỷ lệ 8,6% [25]
Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên:
- Nghiên cứu Nguyễn Thị Xuân Hương trong 3 năm 2008 – 2010, tỷ lệ
tử vong trẻ sơ sinh còn cao chiếm 74,7% trong tổng số ca tử vong của trẻ vào khoa điều trị, 7,7% số trẻ sơ sinh vào khoa điều trị, số (14,2%) trẻ xin về còn đáng quan tâm vì số trẻ xin về trong tình trạng nặng có nguy cơ tử vong nên
tỷ lệ tử vong thực tế trong nghiên cứu có thể còn cao hơn nhiều [20]
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Diệp Anh về giá trị của thang điểm SNAP trong tiên lượng tử vong ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (2020), nghiên cứu trên 120 trẻ sơ sinh nhập viện điều trị trong vòng
24 giờ tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là 18,3% [15]
1.3 Các nguyên nhân thường gặp gây tử vong sơ sinh
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên thế giới cũng như tại Việt Nam Phần lớn các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh (78%) là do các biến chứng liên quan đến sinh non, các biến cố trong chuyển dạ như ngạt khi sinh, dị tật bẩm sinh và nhiễm trùng đường hô hấp dưới [47] Nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh ở nước ta, cũng giống
Trang 22như ở các nước đang phát triển khác, chủ yếu vẫn là ngạt sơ sinh, đẻ non/nhẹ cân, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, dị tật và nhiễm khuẩn Cần nhấn mạnh là phần lớn tử vong ở trẻ sơ sinh do các nguyên nhân trên đều có thể phòng tránh được nếu như các can thiệp cứu sống trẻ sơ sinh được áp dụng có hiệu quả ở cả cộng đồng và cơ sở y tế [6] Các nguyên nhân thường gặp gây tử vong sơ sinh: sinh non và biến chứng liên quan đến sinh non, nhiễm trùng sơ sinh, ngạt, dị tật bẩm sinh, các nguyên nhân khác
1.3.1 Sinh non và biến chứng liên quan đến sinh non
Nghiên cứu của Danielle năm 2019 tại Hoa Kỳ, nguyên nhân tử vong sơ sinh do các biến chứng liên quan đến non tháng và nhẹ cân (17%) [34]
Theo nghiên cứu của Chenran về xu hướng và nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong ở trẻ sơ sinh – Trung Quốc, 1990 – 2019, 2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh là sinh non và dị tật tim bẩm sinh Trong đó tử vong sơ sinh nguyên nhân do sinh non chiếm tỷ lệ 21,6% [50]
Nghiên cứu về nguyên nhân và yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh tại Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt Sơ sinh (NICU) của Trung tâm Y tế Đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia (2019) của Sheka cho kết quả là trong số 1.108 trẻ sơ sinh được nhập viện với cân nặng khi sinh thấp, có 249 (60,4%) tử vong Trong số trẻ sơ sinh non tháng, 230 (55,%) trong số đó đã tử vong [52] Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự về thực trạng cấp cứu
và mô hình bệnh cấp cứu, tử vong sơ sinh tại Lào Cai từ (1/1/2017 – 31/12/2017) cho thấy nguyên nhân tử vong chính ở các trẻ sơ sinh cấp cứu là
đẻ non 63,1% [9]
Theo nghiên cứu 5064 trẻ sơ sinh nhập viện vào Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương (NHP) của Mirinda và cộng sự trong thời gian từ 01/7/2011 – 30/6/2012 Bệnh màng trong/Hội chứng suy hô hấp (HMD/ RDS) gây ra 15,5% tổng số ca tử vong Gần một nửa (49,9%) là trẻ sơ sinh được đưa vào NHP trong vòng 24 giờ sau sinh Hơn một phần tư (28,4%) số trẻ này
Trang 23tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện 84,9% trường hợp tử vong do HMD/RDS là ở trẻ sơ sinh có cân nặng khi nhập viện là 1000 – 2400 gram Tràn khí màng phổi gây ra 7,5% tổng số ca tử vong Hầu hết các trẻ sơ sinh này (96,2%) đều được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến tỉnh [37]
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hưng và cộng sự (2023) về tình hình tử vong sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai Nguyên nhân tử vong cao nhất là non tháng và biến chứng (37,5%) [25]
Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008 – 2010) của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự, nguyên nhân gây tử vong đứng đầu là phổi non và bệnh màng trong (40,3%), nguyên nhân tử vong do non tháng (8,8%) [20]
Theo Trần Thị Hoàng (2015) nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh nhập viện tại miền Trung Việt Nam cho thấy tử vong do sinh non
và các biến chứng của nó (25%) [45]
Tại Cần Thơ, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Rạng về nguyên nhân
và các yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong
6 tháng (1 – 6/2016) Nguyên nhân tử vong do sinh non chiếm 40,3% [17] Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (2017), theo Hồ Thị Thanh Thủy và cộng sự, nghiên cứu trên 324 trẻ sơ sinh vào điều trị tại đơn nguyên sơ sinh Nguyên nhân tử vong hàng đầu là sanh ngạt chiếm tỷ lệ (25%), bệnh màng trong là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao hàng thứ hai so với các bệnh lý khác (2 trong 3 ca mắc bệnh màng trong tử vong chiếm tỷ lệ, 66,7%) [8]
Theo Lý Thái Minh và cộng sự (2023), nghiên cứu một số yếu tố liên quan tử vong của trẻ sơ sinh tại các Bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp năm
2020 – 2023 Nguyên nhân tử vong sơ sinh do sanh non 66,3% Nguyên nhân
do bệnh màng trong chiếm 54,3% [12]
Trang 241.3.2 Nhiễm trùng sơ sinh
Theo nghiên cứu của Chenran và cộng sự tại Trung Quốc, 1990 – 2019 Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ
sơ sinh trong cả hai năm 1990 và 2000, trong khi nó giảm đứng ở vị trí thứ tư vào năm 2019, với tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 93,9% từ 13,6 trên 1.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống 0,8 trên 1.000 trẻ sinh sống vào năm 2019 [50]
Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự tại Lào Cai cho thấy nguyên nhân tử vong do nhiễm khuẩn là 6,2% [9]
Trong nghiên cứu 5064 trẻ sơ sinh nhập viện vào Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương của Mirinda và cộng sự Nhiễm trùng là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất bất kể cân nặng nhập viện và có tỷ lệ tử vong là 16,3% + Nhiễm trùng là một yếu tố góp phần gây ra thêm 35 (5%) trường hợp
tử vong Trong số 267 ca nhiễm trùng gây tử vong, 21,7% là ở trẻ sơ sinh được nhập viện trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh và 36,3% khác được nhập viện trong khoảng từ ngày 1 đến ngày 6 của cuộc đời Trong số 302 ca nhiễm trùng gây tử vong (cả nguyên phát và thứ phát), nguyên nhân gây bệnh
cụ thể đã được xác định cho 122 (40,4%) ca nhiễm trùng Klebsiella str là nguyên nhân phổ biến nhất (n = 26, 21%), trong khi nhiễm nấm (bao gồm cả Candida str) chiếm 10% (n = 12) trong số các bệnh nhiễm trùng này [37] + Nhiễm trùng bẩm sinh chiếm 16% trường hợp nhiễm trùng Uốn ván
sơ sinh chiếm một trường hợp tử vong (Bệnh nhi người dân tộc thiểu số này được sinh ra tại nhà và dây rốn được cắt bằng kéo Không có thêm thông tin nào liên quan đến chăm sóc trước hoặc sau khi sinh được ghi lại), 38 trường hợp tử vong được phân loại là hội chứng rubella bẩm sinh, bao gồm 31% các trường hợp nhiễm trùng có căn nguyên đã biết [37]
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hưng và cộng sự (2023) về tình hình tử vong sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai Nguyên nhân tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh với tỷ lệ 6,3% [25]
Trang 25Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008 – 2010) của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự, nguyên nhân gây tử vong do viêm phổi chiếm tỷ lệ 10,2%, viêm màng não mủ (0,9%) [20]
Theo Trần Thị Hoàng (2015) nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh nhập viện tại miền Trung Việt Nam cho thấy mặc dù nguyên nhân
tử vong thường do nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân chính hàng đầu là nhiễm trùng (32%) [45]
Tại Cần Thơ, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Rạng về nguyên nhân
và các yếu tố nguy cơ TVSS tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong 6 tháng (1 – 6/2016) Các nguyên nhân tử vong tập trung vào 4 nhóm chính là nhiễm trùng chiếm 50,7% (trong đó, nhiễm trùng huyết: 22,3%; viêm phổi: 19,4%; viêm phúc mạc: 7,4%; viêm ruột hoại tử: 2,9%) [17]
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017, theo Hồ Thị Thanh Thủy và cộng sự, nghiên cứu trên 324 trẻ sơ sinh vào điều trị tại đơn nguyên sơ sinh Nguyên nhân tử vong do viêm phổi chiếm tỷ lệ 15%, nhiễm trùng huyết sơ sinh 15% [8]
Theo Lý Thái Minh và cộng sự (2023), nghiên cứu một số yếu tố liên quan tử vong của trẻ sơ sinh tại các Bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp năm
2020 – 2023 Nguyên nhân gây TVSS do nhiễm trùng huyết là 64,1% [12]
1.3.3 Nguyên nhân do ngạt
Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự về thực trạng cấp cứu
và mô hình bệnh cấp cứu, TVSS tại Lào Cai từ (1/1/2017 – 31/12/2017) cho thấy nguyên nhân tử vong do ngạt là 15,4% [9]
Theo nghiên cứu 5064 trẻ sơ sinh nhập viện vào Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương của Mirinda và cộng sự Bệnh não do thiếu máu cục bộ
do thiếu oxy (HIE) (n = 39) chiếm 6,4% số ca tử vong Hầu hết (94,9%)
Trang 26trường hợp tử vong do HIE là ở trẻ sơ sinh có cân nặng lúc nhập viện ≥ 1500g
và 23,1% tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện [37]
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hưng và cộng sự (2023) về tình hình tử vong sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai Nguyên nhân tử vong do ngạt chu sinh với tỷ lệ 34,4% [25]
Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008 – 2010) của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự, nguyên nhân gây tử vong do ngạt đứng thứ hai với tỷ lệ 21,8% [20]
Theo Trần Thị Hoàng (2015) nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh nhập viện tại miền Trung Việt Nam cho thấy mặc dù nguyên nhân
tử vong thường do nhiều yếu tố trong đó sinh ngạt 6% [45]
Tại Cần Thơ, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Rạng về nguyên nhân
và các yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong
6 tháng (1 – 6/2016) Nguyên nhân tử vong do sinh ngạt tỷ lệ là 3,0% [17] Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017, theo Hồ Thị Thanh Thủy và cộng sự, nghiên cứu trên 324 trẻ sơ sinh vào điều trị tại đơn nguyên sơ sinh Nguyên nhân tử vong hàng đầu là sanh ngạt chiếm tỷ lệ (25%) [8]
Theo Lý Thái Minh và cộng sự (2023), nghiên cứu một số yếu tố liên quan tử vong của trẻ sơ sinh tại các Bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp năm
2020 – 2023 Nguyên nhân gây tử vong sơ sinh do nhiễm trùng huyết là 64,1% [12]
1.3.4 Dị tật bẩm sinh
Nghiên cứu của Danielle năm 2019 tại Hoa Kỳ, năm nguyên nhân hàng đầu của tất cả các ca tử vong ở trẻ sơ sinh cũng giống như năm 2018: dị tật bẩm sinh (21% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh) Từ năm 2018 đến năm 2019, tỷ lệ
dị tật bẩm sinh giảm (118,7 xuống 115,1 trên 1000 ca sinh sống) [34]
Trang 27Theo nghiên cứu của Chenran về xu hướng và nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong ở trẻ sơ sinh – Trung Quốc, 1990 – 2019, 2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh là sinh non và dị tật tim bẩm sinh [50]
Nghiên cứu 5064 trẻ sơ sinh nhập viện vào Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương của Mirinda và cộng sự Dị tật tim mạch là nguyên nhân của 78% trường hợp tử vong do dị tật bẩm sinh, chiếm 13,1% trường hợp tử vong [37] Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hưng và cộng sự (2023) về tình hình tử vong sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai Nguyên nhân tử vong do dị tật bẩm sinh là 21,9% [25]
Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008 – 2010) của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự, nguyên nhân gây tử vong do dị tật bẩm sinh tỷ lệ 4,6% [20]
Theo Trần Thị Hoàng (2015) nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh nhập viện tại miền Trung Việt Nam cho thấy tử vong do dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ 24% [45]
Tại Cần Thơ, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Rạng về nguyên nhân
và các yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong
6 tháng (1 – 6/2016) Nguyên nhân tử vong do dị tật bẩm sinh chiếm 6% [17] Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017, theo Hồ Thị Thanh Thủy và cộng sự, nghiên cứu trên 324 trẻ sơ sinh vào điều trị tại đơn nguyên sơ sinh Nguyên nhân tử vong do dị tật bẩm sinh là 5% [8]
Theo Lý Thái Minh và cộng sự (2023), nghiên cứu một số yếu tố liên quan tử vong của trẻ sơ sinh tại các Bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp năm
2020 – 2023 Nguyên nhân tử vong sơ sinh do dị tật bẩm sinh là 10,9% [12]
Trang 281.3.5 Nguyên nhân khác
Nghiên cứu của Danielle năm 2019 tại Hoa Kỳ, các nguyên nhân hàng đầu của tất cả các ca tử vong ở trẻ sơ sinh: biến chứng ở mẹ (6%), hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) (6%), và thương tích không chủ ý (6%) [34]
Theo nghiên cứu của Chenran về xu hướng và nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong ở trẻ sơ sinh – Trung Quốc, 1990 – 2019 Từ năm 1990 đến năm
2019, sinh non, dị tật tim bẩm sinh, viêm phổi hít, và bệnh giang mai chiếm tỷ
lệ tử vong ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ dị tật ống thần kinh và một số bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp dưới và bệnh tiêu chảy lại có xu hướng giảm [50]
Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự về thực trạng cấp cứu
và mô hình bệnh cấp cứu, tử vong sơ sinh tại Lào Cai từ (1/1/2017 – 31/12/2017) cho thấy nguyên nhân tử vong do suy hô hấp (13,8%), nguyên nhân khác 1,5% [9]
Theo nghiên cứu 5064 trẻ sơ sinh nhập viện vào Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương của Mirinda và cộng sự, số ca tử vong do xuất huyết nội
sọ (n = 23) chiếm 3,3% số ca tử vong [37]
Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008 – 2010) của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự, nguyên nhân gây tử vong do vàng da nhân (5,6%), chảy máu phổi (5,6%), xuất huyết não (2,3%), bệnh khác (0,9%) [20]
Theo Lý Thái Minh và cộng sự (2023), nghiên cứu một số yếu tố liên quan tử vong của trẻ sơ sinh tại các Bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp năm
2020 – 2023 Nguyên nhân tử vong sơ sinh do nhẹ cân chiếm 47,8% [12]
1.4 Một số yếu tố liên quan gây tử vong ở trẻ sơ sinh
1.4.1 Yếu tố liên quan từ phía mẹ
* Bệnh lý của mẹ khi mang thai
Trang 29Bệnh tật liên quan đến khoa sản như rau tiền đạo, đa ối, chuyển dạ kéo dài…nguy cơ đến suy thai nhi và đẻ doạ tử vong rất lớn Một số bệnh mãn tính của mẹ khi mang thai như đái đường, cao huyết áp, tim mạch, bệnh máu…cũng là yếu tố gây tử vong con trong thời kỳ sơ sinh
- Đái tháo đường (ĐTĐ): Sự phát triển của thai ở những người mẹ ĐTĐ nói chung có thể có những dị tật ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ:
+ Tổn thương ống thần kinh
+ Dị tật bẩm sinh ở tim và một số thương tổn khác
+ Thai quá phát triển do tăng tích chứa mỡ, gia tăng chiều dài, gia tăng
tỷ lệ bụng/đầu hoặc ngực/đầu
+ Thai kém phát triển có thể gây nhiều biến chứng tác hại khác cho thai + Đa ối: đa ối thường đi liền với thai to, gây khó chịu và gây sinh non + Một số nguy cơ cho thai nhi có thể gặp do tăng insulin như: hội chứng suy hô hấp, hạ glucose máu, tăng billirubin máu, hạ calci máu, kém ăn [5]
- Tiền sản giật, sản giật: là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ
nữ mang thai với tỷ lệ từ 2% - 8% Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng và protein niệu Là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho
mẹ và thai [5] Nghiên cứu của Robert (2023) đánh giá về nguyên nhân gây tử vong ở thai chết lưu và tử vong sơ sinh ở Ấn Độ và Pakistan cho thấy: Trong
số các nguyên nhân từ mẹ gây tử vong ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tăng huyết áp (36%) [36]
- Đẻ non: Theo định nghĩa Tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là cuộc chuyển
dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng Sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng, nguy cơ cao bị di chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước tuần 32, giảm xuống 1/10 sau 35 tuần [5]
- Thiểu ối: Sự xuất hiện thiểu ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ làm tăng nguy cơ thiểu sản phổi cho thai nhi Kilbride và cộng sự (1996) tiến hành
Trang 30quan sát trên 115 thai phụ bị vỡ ối trước 29 tuần, có 7 ca thai lưu, 40 trẻ sơ sinh tử vong, và ước tính tỷ lệ tử vong chu sinh là 409/1000 Nguy cơ thiểu sản phổi gây chết thai khoảng 20% Thiểu ối sớm thường liên quan đến những bất thường của thai nhi [5]
- Đa ối là một trường hợp thai nghén nguy cơ cao cho sản phụ về nguyên nhân đa ối và cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình thai nghén [5]
Theo nghiên cứu của Dương Quỳnh Anh và Phạm Thị Thanh Hiền (2021) về một số yếu tố sản khoa liên quan tử vong sơ sinh sớm ở trẻ đẻ non
28 – 32 tuần cho thấy: mẹ bệnh lý (đặc biệt rối loạn huyết áp) và thai chậm phát triển trong tử cung là các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ [7]
* Trình độ học vấn
Trong một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong sơ sinh và các yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh được nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của bệnh viện Gandhi ở Addis Ababa, Ethiopia (2019) Trình độ học vấn của bà
mẹ là một trong những yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh Trẻ sơ sinh có
mẹ mù chữ hoặc không được đi học có nguy cơ tử vong sơ sinh cao hơn gần gấp ba lần so với những bà mẹ có học thức hoặc biết chữ Qua nghiên cứu này cho thấy rằng học tiểu học có liên quan đến việc giảm 28% và học trung học trở lên có liên quan đến việc giảm 45% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ mù chữ Có thể giải thích cho điều này là do trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến sự sống sót của trẻ sơ sinh vì ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiếp xúc với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ trong một số dịch vụ như tránh thai, dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc phòng ngừa và điều trị bệnh Những bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ chăm sóc tốt hơn cho bản thân khi mang thai và cho con cái của họ trong những giai đoạn sơ sinh so với những bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn, điều này có thể làm tăng khả năng sống sót của trẻ sơ sinh [31]
Trang 31Theo Yongfu Yu (2019) tại Đan Mạch, so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có trình độ học vấn trung bình hoặc cao, trẻ sinh ra từ các bà mẹ có trình độ học vấn thấp có nguy cơ tử vong cao hơn [51]
Theo Gizachew G Mekebo (2023), trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có trình độ học vấn có nguy cơ tử vong trong vòng 7 ngày đầu sau sinh cao hơn
so với trẻ sinh ra từ những bà mẹ có trình độ trung học trở lên [61]
Theo Nguyễn Văn Sơn và Bùi Thị Lan Thanh (2010) nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên thấy các trường hợp TVSS, các bà mẹ có trình độ học vấn là tiểu học và THCS chiếm 79,5% [22]
Theo Rajbanshi Sushma (2021), những bà mẹ không có trình độ học vấn cao (aOR 2,16; KTC 95% 1,13 – 4,14) có tỷ lệ gặp tử vong trẻ sơ sinh cao hơn những bà mẹ có trình độ học vấn cao [41]
so với trẻ sơ sinh được sinh bằng phương pháp sinh thường [41]
Oluwasegun A Akinyemi (2023), sinh mổ có liên quan đến việc giảm tỷ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (OR = 0,58, giá trị p < 0,001) Điều này có thể là do sinh mổ thường được thực hiện trong đó việc sinh thường qua đường âm đạo
có thể gây nguy hiểm cho mẹ hoặc bé Do đó, sinh mổ có thể ngăn ngừa các biến chứng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh [63]
1.4.2 Yếu tố liên quan từ phía con
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, có nhiều yếu tố khác nhau dùng để đánh giá và tiên đoán nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh: cân nặng lúc sinh (CNLS), tuổi thai, chỉ số Apgar, dị tật bẩm sinh, mức độ bênh nặng [19]
Trang 32* Cân nặng lúc sinh (CNLS)
Tỷ lệ tử vong tỷ lệ nghịch với CNLS Trẻ có CNLS thấp (trẻ sinh non,
nhẹ cân) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm trẻ đủ cân Lĩnh vực HSSS ngày càng
phát triển, đặc biệt nhiều thành tựu trong chăm sóc và điều các trẻ sinh non
nhẹ cân, vì vậy tỷ lệ sống ở nhóm trẻ này ngày càng tăng lên [19]
Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự nghiên cứu trong 3 năm (2008 – 2010) tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên,
tỷ lệ trẻ có cân nặng thấp dưới 2500gram còn rất cao (60,0%) Đặc biệt có đến
13,1% trẻ sơ sinh vào viện có cân nặng dưới 1500gram [20]
Andegiorgish (2020), tỷ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ sơ sinh nhẹ cân cao hơn
19,24 lần so với cân nặng khi sinh bình thường, (AOR, 19,24, 95% CI: 5,80 – 63,78) và cao hơn 4,55 lần ở trẻ sơ sinh cân nặng thấp (AOR, 4,55,
95% CI: 1,97 – 10,50) so với trẻ cân nặng bình thường [30]
Oluwasegun A Akinyemi (2023) nghiên cứu về các yếu tố quyết định tỷ
lệ tử vong sơ sinh ở Hoa Kỳ, phần lớn đối tượng nghiên cứu có cân nặng khi
sinh từ 2,5 – 4,0kg (84,1%) Hầu hết các trường hợp tử vong sơ sinh xảy ra ở
những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2,5kg (88,1%) [63]
* Tuổi thai
Tuổi thai càng thấp tỷ lệ tử vong càng cao Cũng giống như nhóm trẻ có cân
nặng lúc sinh thấp, tỷ lệ nuôi sống các trẻ sinh non tháng cũng dần có cải thiện
Sven Cnattingius (2020), tỷ lệ tử vong sơ sinh tăng theo tuổi thai giảm,
từ 0,2% ở tuần thứ 36 tăng lên 76,5% ở tuần thứ 22 [55]
Ponloeu Leak (2021), tỷ lệ tử vong ở trẻ cực non, rất non, non tháng vừa
đến muộn và đủ tháng lần lượt là 100,0%, 25,8%, 6,1% và 4,6% [64]
* Nhiễm trùng
Nhiễm trùng sơ sinh gồm các nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng 28 ngày
đầu của cuộc sống Theo tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự nghiên
cứu trong 3 năm (2008 – 2010) tại Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Trung ương
Trang 33Thái Nguyên, tử vong do viêm phổi chiếm 10,2% chỉ sau nguyên nhân do bệnh màng trong và ngạt [20]
Theo Akine (2021), nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất là nhiễm trùng
sơ sinh (56,5%), tiếp theo là cân nặng khi sinh thấp (19,5) trong khi ít gặp nhất là dị tật bẩm sinh (3,2%) Nhiễm trùng huyết, (n = 98, 42,1%), nhẹ cân khi sinh (LBW), (n = 67, 28,8%) là nguyên nhân chính gây tử vong [35]
* Ngạt lúc sinh
Ngạt là tình trạng thiếu oxy cấp tính, não bộ và các cơ quan trong cơ thể trẻ không được cung cấp đủ oxy trong và ngay sau sinh
Đánh giá ngạt dựa vào chỉ số Apgar 1 phút, 5 phút
Chỉ số Apgar ≥ 8 – 10: Không ngạt Chỉ số Apgar 4 – 5: Ngạt nặng Chỉ số Apgar 6 – 7: Ngạt nhẹ Chỉ số Apgar ≤ 3: Ngạt rất nặng Theo tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự nghiên cứu trong 3 năm (2008 – 2010) tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tử vong sơ sinh do ngạt chiếm tỷ lệ cao, chiếm 21,8%, chủ yếu là sơ sinh non tháng [20]
Sven Cnattingius (2020), tỷ lệ tử vong sơ sinh cũng tăng khi điểm Apgar giảm ở phút thứ 5 và 10, ngay cả trong phạm vi giá trị điểm Apgar “bình thường” (7 đến 10) [55]
Theo tác giả Lê Thái Thiên Trinh và cộng sự cho biết có tất cả 404 trường hợp trẻ sơ sinh nhập viện tại hồi sức cấp cứu Nhi trong năm 2008, Có tất cả 85 trẻ sơ sinh tử vong, mà có 3 nguyên nhân gián tiếp gây tử vong sơ sinh trong đó sinh nhẹ cân 48.2% (41/85) chiếm tỷ lệ cao nhất, sinh non 41,1% (35/85), sinh ngạt 37.6 % (32/85) [10]
* Dị tật bẩm sinh
Tại Hoa Kỳ, năm 2019, năm nguyên nhân hàng đầu của tất cả các ca tử vong ở trẻ sơ sinh cũng giống như năm 2018: dị tật bẩm sinh (21% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh), các rối loạn liên quan đến non tháng và nhẹ cân (17%),
Trang 34biến chứng ở mẹ (6%), hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) (6%), và thương tích không chủ ý (6%) [34]
Từ năm 2018 đến năm 2019, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh do tai nạn thương tích không chủ ý đã tăng từ 30,8 trẻ sơ sinh tử vong trên 100.000 ca sinh lên 33,7 trẻ sơ sinh tử vong trên 100.000 ca, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm do các rối loạn liên quan đến non tháng và nhẹ cân (97,1 đến 92,3) và các biến chứng ở mẹ (36,2 xuống 33,4) Tỷ lệ dị tật bẩm sinh giảm (118,7 xuống 115,1) và SIDS (35,1 xuống 33,4) không có ý nghĩa [34]
* Đa thai
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và Bùi Thị Lan Thanh (2010), tỷ
lệ TVSS ở trẻ sinh đôi cao hơn so với trẻ sinh một [22]
Nghiên cứu của Getayeneh và Misganaw (2021) về các yếu tố quyết định tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại khu vực thuộc Ethiopia cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ sinh đôi là 6,85 (AOR = 6,85, KTC 95%: 3,69, 12,70) cao hơn so với trẻ sinh đơn [42]
Trang 35CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả các trẻ từ ≤ 28 ngày tuổi nhập viện điều trị tại khoa Sơ sinh –Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Hồ sơ bệnh án
+ Hồi cứu: Từ tháng 01/2020 – tháng 07/2022
+ Tiến cứu: Từ tháng 08/2022 – tháng 01/2023
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Trẻ từ 0 – 28 ngày tuổi đã được xác nhận tử vong tại viện và trẻ bệnh nặng xin về theo nguyện vọng gia đình (có xác nhận tử vong sau khi xuất viện)
- Nhập viện điều trị tại Khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ sơ sinh xin về nhưng không rõ thông tin
- Không đủ dữ liệu trong hồ sơ bệnh án
2.1.2 Thời gian nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 07/2022 – tháng 07/2023
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu:
Khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả
- Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu
2.3 Phương pháp chọn mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ các bệnh nhân không đủ điều kiện nghiên cứu bắt đầu từ 01/01/2020 tới 01/01/2023
Trang 362.4 Chỉ số nghiên cứu
2.4.1 Chỉ số phục vụ cho mục tiêu 1
- Tỷ lệ tử vong sơ sinh chung
- Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo từng năm nghiên cứu
- Đặc điểm tử vong sơ sinh sớm và muộn
- Đặc điểm tử vong sơ sinh non tháng và đủ tháng
- Đặc điểm tử vong sơ sinh theo cân nặng lúc sinh
- Đặc điểm tử vong sơ sinh theo giới tính
- Đặc điểm tử vong sơ sinh theo dân tộc
- Đặc điểm tử vong sơ sinh theo địa chỉ
- Đặc điểm tử vong sơ sinh theo cách sinh
- Đặc điểm tử vong sơ sinh theo số con trong một lần sinh
- Thời gian điều trị tại viện
- Đặc điểm chung của mẹ
- Đặc điểm xét nghiệm huyết học
- Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa
- Đặc điểm xét nghiệm đông máu
- Đặc điểm xét nghiệm khí máu động mạch
- Đặc điểm các cận lâm sàng khác
2.4.2 Chỉ số phục vụ cho mục tiêu 2
- Tử vong sơ sinh nguyên nhân do sinh non và các biến chứng
- Tử vong sơ sinh nguyên nhân do sinh ngạt
- Tử vong sơ sinh nguyên nhân do dị tật bẩm sinh
- Tử vong sơ sinh nguyên nhân do nhiễm trùng sơ sinh
- Tử vong sơ sinh do các nguyên nhân khác
2.5 Biến số nghiên cứu và định nghĩa các biến số
2.5.1 Biến số và định nghĩa cho mục tiêu 1
* Tuổi thai (tuần): Có 3 cách xác định tuổi thai:
Trang 37- Cách 1: Dựa vào ngày đầu tiên kỳ kinh cuối Bình thường khoảng 280 ngày = 40 tuần, ngày dự kiến sinh = ngày + 7, tháng (+ 9 hoặc - 3); ngày sinh – ngày đầu tiên kỳ kinh cuối = tổng số ngày/7 = số tuần Cách này áp dụng cho bà mẹ nhớ kỳ kinh cuối và kinh nguyệt đều
- Cách 2: Trường hợp không nhớ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối có thể dựa vào ngày dự kiến sinh trên siêu âm thai trong quý đầu cho phép xác định ngày có thai (sai số 5 ngày)
- Cách 3: Theo hình thái nhi khoa: Bảng đánh giá tuổi thai New Ballard [32]
- Chia thành: Sơ sinh non tháng; Sơ sinh đủ tháng; Sơ sinh già tháng
* Giới tính: Nam, nữ
* Cân nặng: Cân nặng đo được khi trẻ nhập khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Chia thành các nhóm:
+ Sơ sinh đủ cân (2500 – 4000gram);
+ Sơ sinh quá cân (> 4000gram);
+ Sơ sinh cân nặng thấp (< 2500gram) Sơ sinh cân nặng thấp chia 3 nhóm:
• Nhẹ cân vừa (1500 – 2499gram);
• Rất nhẹ cân (1000 – 1499gram);
• Cực nhẹ cân (< 1000gram)
* Dân tộc của trẻ: Kinh; Dân tộc khác
* Địa chỉ: Phân vùng nông thôn, thành thị
- Nông thôn: Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn
- Thành thị: Khu vực thành thị bao gồm các phường nội thành, nội thị và thị trấn
* Tuổi nhập viện = Ngày/giờ khi nhập viện trừ ngày/giờ sinh tính theo ngày dương Chia ra theo các thời kỳ sau:
Trang 38- Thời kỳ sơ sinh sớm: 7 ngày sau sinh
- Thời kỳ sơ sinh muộn: từ ngày thứ 8 – 28 ngày sau sinh
- Thời kỳ sơ sinh: 28 ngày đầu sau sinh
* Thứ tự con: Xác định bằng cách hỏi người nhà trẻ Chia thành các nhóm: Con lần 1; Con lần 2 và con lần 3 trở lên
* Phương pháp sinh: Sinh thường và mổ lấy thai
* Số lượng thai: Xác định bằng cách tham khảo hồ sơ bệnh án mẹ trẻ bên khoa Sản hoặc giấy chứng sinh hay người nhà của trẻ Chia thành 2 nhóm: Đơn thai và đa thai
* Dị tật bẩm sinh: Xác định dựa vào khám lâm sàng và tham khảo kết quả cận lâm sàng Chia thành dị tật tại các cơ quan sau: Tuần hoàn; Hô hấp; Tiêu hóa; Tiết niệu; Thần kinh; Khác
* Thời gian điều trị tại viện: Xác định bằng cách tham khảo hồ sơ bệnh
án Chia làm 2 nhóm: < 7 ngày và ≥ 7 ngày
* Đặc điểm chung của mẹ
- Tuổi mẹ: tuổi mẹ = năm hiện tại - năm sinh (năm hiện tại tính từ lúc bắt đầu mang thai), đơn vị tính là năm, nhận các giá trị: < 18 tuổi, 18 – 35 tuổi và
Trang 39- Xét nghiệm huyết học:
• RBC (Red blood cell): số lượng hồng cầu/1mm3 máu Đơn vị: 1012/L
• HGB (Hemoglobin): lượng huyết sắc tố/1mm3 máu Đơn vị: g/l
• WBC (White blood cell): số lượng bạch cầu/1mm3 máu Đơn vị: 109/L
• PLT: Là số lượng tiểu cầu/1mm3 máu Đơn vị 109/L Tăng: > 440; Bình thường: 140 – 440; Giảm: < 140
- Xét nghiệm sinh hóa: Các giá trị tăng, giảm, bình thường của các xét nghiệm sinh hóa máu được xác định dựa vào bảng tham chiếu chỉ số bình thường của Bộ Y Tế
- Xét nghiệm đông máu: Các giá trị tăng, giảm, bình thường của các xét nghiệm đông máu được xác định dựa vào bảng phạm vi bình thường của xét nghiệm đông máu theo tuổi [39]
• PT: Thời gian prothrombin dùng để đo thời gian đông máu của một huyết tương nghèo tiểu cầu sau khi đã được cho thêm lại calci cùng với sự có mặt của thromboplastin tổ chức Tính theo đơn vị % hoặc giây
• APTT: Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa Tính theo giây
• Fibrinogen: Nồng độ fibrinogen trong một đơn vị thể tích máu tính g/l
Trang 40• Cắt lớp vi tính: kết quả do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận định, giúp chẩn đoán nguyên nhân
• Siêu âm Doppler tim: đánh giá tổn thương tim, kết quả do bác sĩ siêu
âm Dotrler tim nhận định, giúp chẩn đoán nguyên nhân
• Cấy máu: xác định được vi khuẩn gây bệnh, chẩn đoán nguyên nhân
2.5.2 Biến số và định nghĩa cho mục tiêu 2
* Sinh non:
- Sơ sinh non tháng (preterm): ≤ 36 (6/7) tuần tuổi (258 ngày), trong đó: + Non tháng muộn (late preterm): từ 34 (0/7) – 36 (6/7) tuần tuổi
+ Non tháng vừa (moderate preterm): từ 32 (0/7) – 33 (6/7) tuần tuổi
+ Rất non tháng (very preterm): từ 28 (0/7) – 31(6/7) tuần tuổi
+ Cực non tháng (extremely preterm): dưới 28 (0/7) hay từ 27 (6/7) tuần tuổi trở xuống [23]
* Biến chứng của sinh non:
Bệnh màng trong: Suy hô hấp (SHH) do bệnh màng trong thường gặp ở trẻ dưới 32 tuần tuổi thai Suy hô hấp ở trẻ đẻ non do thiếu hụt chất surfactant làm xẹp các phế nang và giảm độ đàn hồi của phổi
- Lâm sàng: Triệu chứng có thể xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau đẻ, nếu không điều trị tích cực SHH sẽ tiến triển nặng dần trong vòng 48h Các dấu hiệu của SHH: