1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các công ty ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán việt nam

102 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các công ty ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Lê Vy Nhật
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ VY NHẬT ẢNH HƯỞNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC CÔNG TY NGÀNH NGUYÊN VẬT LIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ VY NHẬT

ẢNH HƯỞNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC CÔNG TY NGÀNH

NGUYÊN VẬT LIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ VY NHẬT

Mã số sinh viên: 030136200829 Lớp sinh hoạt: ĐH36TC02

ẢNH HƯỞNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC CÔNG TY NGÀNH

NGUYÊN VẬT LIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- -

Đề tài khóa luận tốt nghiệp với mục đích nhằm tìm ra ảnh hưởng quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu, đề tài của khóa luận sẽ thu thập mẫu doanh nghiệp bao gồm 59 doanh nghiệp nguyên vật liệu TTCK Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2022 Khóa luận tốt nghiệp vận dụng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Pooled OLS), Fixed Effects Model- mô hình tác động cố định, Random Effects Model- mô hình tác động ngẫu nhiên và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized Least Squares) Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và ba thành phần cấu thành là kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển tồn kho (AIP), kỳ trả tiền bình quân (APP) là các biến độc lập đưa vào để phân tích quản trị vốn lưu động ROA được lựa chọn đại diện cho khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu Mô hình có đưa vào bốn biến kiểm soát: quy mô doanh nghiệp (LOS), chỉ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ nợ ngắn hạn (DR), tỷ lệ tài sản cố định (FATA) Kết quả đưa ra cho thấy tác động kỳ thu tiền bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngược chiều; kỳ trả tiền trung bình tác động cùng chiều lên ROA, riêng biến kỳ luân chuyển hàng tồn kho không có ý nghĩa thống kê Điều này là cơ sở các doanh nghiệp nguyên vật liệu cần thiết lập cách quản trị vốn lưu động của mình theo cách tốt nhất để tăng khả năng sinh lời Để nâng cao khả năng tạo ra lợi nhuận, các nhà quản trị tài chính có thể giảm thời gian luân chuyển tiền mặt, giảm thời gian thu hồi công nợ và tăng thời gian trả tiền với nhà cung cấp

Từ khóa: Khả năng sinh lời; ngành Nguyên vật liệu; vốn lưu động

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của khóa luận tốt nghiệp này

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023

Tác giả

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

- -

Đầu tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp – TS Đặng Thị Quỳnh Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này

Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin được gửi đến Thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu, sách tham khảo và thực hiện bài nghiên cứu của tôi

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, hỗ trợ tôi để tôi có nhiều thời gian cũng như sức khỏe trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023

Tác giả

Trang 6

MỤC LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 4

1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 5

CHƯƠNG 2 7

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1 CÁC LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 7

Trang 7

2.1.1 Vốn lưu động và cấu phần vốn lưu động 7

2.1.2 Quản trị vốn lưu động 8

2.1.3 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt: 9

2.1.4 Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp 16

2.1.5 Ảnh hưởng quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời doanh nghiệp 18 2.2 LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 21

2.2.1 Một số nghiên cứu nước ngoài 21

2.2.2 Các đề tài trong nước 23

2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 29

CHƯƠNG 3 30

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 30

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 30

3.1.2 Các kiểm định 32

3.1.3 Thu thập số liệu 35

3.1.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 35

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 35

3.2.1 Biến phụ thuộc 36

3.2.2 Biến độc lập 37

Bảng 3.1 Bảng các biến độc lập trong đề tài 37

3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 38

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 40

CHƯƠNG 4 41

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

4.1.1 Ngành nguyên vật liệu tại Việt Nam 41

Trang 8

4.1.2 Tình hình biến động khả năng sinh lời và các yếu tố chu kỳ luân chuyển

tiền mặt 41

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ 43

4.3 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN: 46

4.4 KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH 48

4.4.1 Kết quả hồi quy 48

4.4.2 Lựa chọn mô hình 50

4.5 KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ 52

4.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến 52

4.5.2 Kiểm định phương sai thay đổi 53

4.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 53

4.6 KHẮC PHỤC MÔ HÌNH 53

4.7 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 54

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 60

CHƯƠNG 5 61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61

5.1 KẾT LUẬN 61

5.2 KHUYẾN NGHỊ 62

5.3 HẠN CHẾ 65

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 65

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIM

Alternative Investment

EOQ Economic order quantity Mô hình quản lý hàng tồn kho

SME

Small and Medium

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về quản trị vốn lưu động

Bảng 3.1 Bảng các biến độc lập trong đề tài

Bảng 4.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Bảng 4.3 Phân tích hồi quy mô hình

Bảng 4.4 Kết quả lựa chọn mô hình

Bảng 4.5 Mô hình hồi quy FEM

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy về tác động của quản trị vốn lưu động đến

khả năng sinh lời theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh

Hình 2.2 Chi phí nắm giữ hàng tồn kho- Mô hình EOQ

Hình 2.3 Mô hình Baumol

Hình 2.4 Mô hình Miller Orr

Hình 4.1 Thực trạng khả năng sinh lời; kỳ phải thu khách hàng; kỳ

luân chuyển hàng tồn kho và kỳ phải trả trung bình của ngành NVL giai đoạn 2014-2022

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong ba nhiệm vụ quan trọng nhất quản trị tài chính, chúng ta phải đề cập đến việc tạo ra giá trị từ hoạt động vốn luân chuyển của công ty (Ross và cộng sự, 2013) Việc tìm ra quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty một cách cụ thể sẽ hỗ trợ các nhà vận hành doanh nghiệp phát triển vững bền

và sinh ra giá trị cổ đông Khi vốn lưu động được quản trị tốt thì lưu chuyển tiền tệ

sẽ tăng đồng thời mức cầu vốn từ bên ngoài sẽ giảm, vì như vậy giảm được chi phí

sử dụng vốn và gia tăng lợi nhuận cho các công ty (Charitou và cộng sự, 2010)

Quản lý, giám sát và hiệu chỉnh đảm bảo sự thăng bằng giữa nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là việc của quản trị vốn lưu động (Osisioma, 1997; Ross và cộng sự, 2013) Nó vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo lợi nhuận và năng khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp (Rehman và Nasr, 2007) Vốn lưu động thừa hoặc thiếu sẽ gây hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn Nếu hụt vốn lưu động có thể làm trì trệ sản xuất doanh kinh, không đủ dự trữ nguyên liệu cho sản xuất thì sẽ làm sụt giảm lượng sản phẩm và doanh thu gây ra chi phí thiếu hụt (Ross và cộng sự, 2013) Trong trường hợp thiếu hàng tồn kho mà mức cầu khách hàng đột nhiên có dấu hiệu tăng thì doanh nghiệp sẽ thiếu hàng hóa đáp ứng và mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường Nếu thừa vốn lưu động thì doanh nghiệp sẽ tốn kém thêm chi phí lưu trữ (Ross và cộng sự, 2013), gây dư vốn lưu động làm giảm thì chi phí sử dụng vốn từ đó ảnh hưởng việc tạo ra lợi nhuận của các doanh nghiệp Vì vậy các nhà quản lý quản trị tốt vốn lưu động thì phải thực hiện việc kết hợp trong việc quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã nhấn mạnh rõ ràng về tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận kinh doanh, nhưng các nhà nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa nghiên cứu cụ thể từng đối tượng

Nguyên vật liệu là một mảng công nghiệp nền tảng, là đầu vào cho hầu hết các ngành nông-công nghiệp khác hiện nay Thúc đẩy và gia tăng hiệu quả ngành nguyên

Trang 13

vât liệu trên nguồn tài nguyên có sẵn ở nước ta sẽ thúc đẩy sự đi lên của rất nhiều ngành khác như: năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, dệt may, phân bón…

Sau các cuộc khủng hoảng 2008, đại dịch Covid, chiến trang Nga- Ucraina nền kinh tế trên toàn thế giới cũng như Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, GDP quý I-2023 chỉ đạt 3.23% thấp hơn mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6.5%, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên hơn 7.6% gây ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành kinh tế Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG) ghi nhận LNST 3,831.42 tỷ giảm 63,3% so với cùng kỳ (BCTC HPG, Qúy III-2023) CTCP Phân bón Bình Điền (BFC) cũng ghi nhận LNST 9 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ 48.67%, ghi nhận 8.43 tỷ Theo ghi nhận BCTC quý III năm 2023, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – CTCP đạt 207.26 tỷ LNST giảm

so với cùng kỳ 2022 ghi nhận 373.99 tỷ Do bị tác động từ nền kinh tế và các ngành khác, đa số các doanh nghiệp ngành NVL đang có dấu hiệu suy giảm lợi nhuận đáng

kể Liệu quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp đã hiệu quả? Vì thế các nhà quản trị cần thấy cụ thể việc ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp trong ngành

Từ thực tế trên cho ta thấy tầm quan trọng của sự ảnh hưởng quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành NVL Do đó, tác giả lựa chọn đề

tài: “Ảnh hưởng quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các công ty ngành

nguyên vật liệu trên thị trưởng chứng khoán Việt Nam” với mong muốn các nhà

quản trị doanh nghiệp có thêm cơ sở khoa học đưa ra quyết định về vấn đề này nhằm cải thiện khả năng tạo lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu tổng quát:

Xác định yếu tố quản trị VLĐ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời các công ty ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam nhằm đưa ra một số khuyến nghị giúp các nhà quản trị cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Trang 14

Để đạt được mục tiêu tổng quát, khóa luận tốt nghiệp đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Xác định các yếu tố quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty thuộc nguyên vật liệu TTCK Việt Nam

Đo lường mức độ tác động các yếu tố quản trị VLĐ tác động khả năng sinh lời của các công ty thuộc ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam

Đưa ra một vài khuyến nghị đến các nhà điều hành doanh nghiệp nhằm cải thiện tốt hơn khả năng sinh lời thông qua việc quản trị vốn lưu động các công ty thuộc ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận tốt nghiệp cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Các yếu tố quản trị vốn lưu động nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty thuộc ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam?

Mức độ tác động của các yếu tố quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các công ty thuộc ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam như thế nào?

Những khuyến nghị nào cần được đưa ra có thể giúp các nhà quản trị tài chính nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam thông qua quản trị vốn lưu động?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thuộc quản trị vốn lưu động và khả năng sinh

lời của các công ty nguyên vật liệu TTCKViệt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian: Mẫu nghiên cứu bao gồm 59 công ty thuộc ngành nguyên vật liệu trên Sàn giao dịch Upcom, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Về mặt thời gian: Dữ liệu được nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2022

Trang 15

Giai đoạn từ 2014 đến 2022 đã chứng kiến nhiều biến động lớn trong nền kinh tế toàn cầu Khủng hoảng tài chính 2014-2015 đã lan rộng từ châu Âu, tạo ra làn sóng ảnh hưởng trên khắp thế giới Tuy nhiên, sau đó, một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu trở lại với sự tăng trưởng ổn định, đóng góp vào sự phục hồi toàn cầu Đặc biệt, trong giai đoạn này thế giới chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ với Công nghiệp 4.0, khi trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trở thành yếu tố quyết định trong sản xuất và kinh doanh Tính đến năm 2022, thế giới kinh tế đã chứng kiến sự biến đổi đáng kể, từ thương mại quốc tế đến cách chúng ta xem xét và tiếp cận công nghệ Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn định hình tương lai của chúng ta trong thế giới kinh tế toàn cầu

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty thuộc ngành nguyên vật liệu TTCK Việt Nam giai đoạn 2014-2022 Sau đó, dữ liệu sẽ được

xử lý, tính toán các chỉ số tài chính và đưa vào dữ liệu bảng (Panel data), phân tích bằng chương trình Stata 15.0 như trình tự sau:

Thống kê mô tả để khái quát dữ liệu nghiên cứu

Phân tích hồi quy OLS, FEM, REM để kiểm định phù hợp, lựa chọn mô hình hồi quy tương thích với mẫu nghiên cứu

Kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục (nếu có)

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Khóa luận tốt nghiệp góp thêm bằng chứng thực tiễn về tác động quản trị vốn lưu động đến khả năng tạo ra lợi nhuận các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đề tài cho thấy kỳ phải thu bình quân, kỳ phải trả bình quân và chu kỳ luân chuyển tiền mặt có tác động đến khả năng tạo lợi nhuận Các biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, chỉ số thanh toán hiện hành; tỷ lệ tài sản cố định cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Đề tài khóa luận đưa ra gợi ý liên quan đến kỳ phải thu bình quân, kỳ phải trả bình quân và chu kỳ luân chuyển tiền mặt hỗ trợ CFO đưa ra những quyết định chính xác trong việc quản trị tài chính trong ngắn hạn cũng như lựa chọn các chính

Trang 16

sách đầu tư và tài trợ vốn lưu động hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ngành NVL

1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Nội dung bài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương, theo kết cấu như sau:

Chương 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 1: Trình bày các vấn đề tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý

do chọn đề tài, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu, kết cấu của đề tài nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước Từ các bài nghiên trong và ngoài nước, khóa luận tốt nghiệp sẽ làm rõ những khoảng trống nghiên cứu cần được khai thác thêm

Chương 3 Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Trình bày lần lượt về mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong

mô hình và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, trên cơ sở đó thực hiện các kiểm định kết quả

Trang 17

vi nghiên cứu, trong đó cụ thể phạm vi nghiên cứu được giới hạn đó là khả năng (ROA) của các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu, không gian tại TTCK Việt Nam ở giai đoạn 2014-2022 Từ đây đề tài đã nêu các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của mình, làm cơ sở để xây dựng nền tảng cho việc tìm hiểu các cơ sở lý thuyết quản trị vốn lưu động và lựa chọn mô hình nghiên cứu thích hợp

Trang 18

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 CÁC LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI

2.1.1 Vốn lưu động và cấu phần vốn lưu động

Vốn lưu động được khái niệm là số vốn mà công ty phải huy động để tài trợ cho tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động -current assets), đó là khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản phải trả ngắn hạn (Ross và cộng sự, 2013; Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2013)

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn –Các khoản phải trả ngắn hạn (1)

Thành phần tác động đến vốn lưu động là các khoản mục thuộc tài sản ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn Theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), yếu tố cấu phần VLĐ gồm có các khoản mục: các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và các khoản phải trả người bán, vì các yếu tố này chịu tác động trực tiếp bởi quy mô hoạt động và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (Ngô Kim Phượng, 2013)

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (International Accounting Standarts) và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 24 (Vietnam Accounting Standards) cũng như nhiều nhà khoa học như Ross và cộng sự (2003), Firer và cộng sự (2008) thể hiện chi tiết của của các cấu thành vốn lưu động như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền: là tất cả số tiền đang có của doanh

nghiệp ngay tại thời điểm báo cáo bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và có thời gian thu hồi nhỏ hơn 03 tháng và ít nguy hại Đây là khoản mục tài sản có tính thanh khoản lớn nhất Vì vậy, khoản mục này càng lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao Nhưng mặt trái của việc dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm sút khả năng sinh lời vì đây là tài sản có khả năng sinh lời cực thấp

Khoản phải thu: là khoản tiền cần phải đòi nợ khách hàng và các bên liên

quan đang thiếu nợ Vì thế khoản phải thu được xem là loại tài sản có tính thanh

Trang 19

khoản tương đối lớn và chỉ sau khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, song đây cũng là một loại tài sản lưu động có tầm quan trọng Gía trị của các khoản phải thu này tùy thuộc vào từng đối tượng mua hàng, có các mức độ lớn nhỏ khác nhau Việc cho bán chịu là một trong những phương pháp cạnh tranh, giúp công ty mở rộng thị phần, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ thân thiết với các khách hàng Nếu họ bán chịu hàng hóa quá nhiều gây ra khoản chi phí cho khoản phải thu tăng có khả năng xuất hiện các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ xấu cũng gia tăng Chính vì thế, CFO cần xây dựng chính sách bán chịu thích hợp, nhằm kiểm soát rủi ro thu hồi công nợ của mình

Hàng tồn kho: thể hiện giá trị về giá vốn của công cụ dụng cụ, nguyên vật

liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm trong kho được trữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường Việc lưu trữ hàng tồn kho sẽ những gây cho doanh nghiệp các chi phí lưu trữ, bảo quản, các sản phẩm hư/lỗi thời và chịu thêm các khoản chi phí cơ hội cho việc nắm giữ và đầu tư vào các tài sản khác Vì thế khoản mục được xem là phần tài sản ngắn hạn có tầm quan trọng trong tổng tài sản của doanh nghiệp và là một khoản mục có tính thanh khoản tương đối xếp sau các khoản phải thu khách hàng

Do vậy công việc kiểm soát và đảm bảo lượng hàng tồn trữ trong kho tối ưu là nhu cầu hết sức quan trọng mà nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng phải đáp ứng tốt nhất

Khoản phải trả: khoản phải trả là nguồn vốn nội sinh (nguồn vốn tài chính)

vì nó sinh ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại của tính chất của khoản phải thu thì khoản phải trả là nguồn tín dụng doanh nghiệp gác lại được từ các nhà bán hàng Việc trì hoãn thời gian thanh toán có thể được coi là nguồn tài trợ ngắn hạn với chi phí thấp hơn các tổ chức tài chính khác Vì vậy các doanh nghiệp có khả năng sử dụng khoản tiền này thay thế cho nguồn tiền mặt của mình Mặc dù chi phí sử dụng nguồn tiền này thấp hơn so với các tổ chức tín dụng khác nhưng doanh nghiệp cũng phải cân nhắc sử dụng để hưởng lợi chiết khấu từ nhà cung cấp và tránh mất danh tiếng và bị ảnh hưởng khả năng sinh lời trong dài hạn

2.1.2 Quản trị vốn lưu động

Osisioma (1997) cho rằng hoạt động quản trị vốn lưu động là quá trình quản

lý, kiểm soát và điều tiết để đạt được sự thăng bằng giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn

Trang 20

hạn, đảm bảo rằng các trách nhiệm tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp được bảo đảm thực hiện đúng kỳ hạn

Theo Sharma và Kumar (2011): “Quản lý vốn lưu động là một phần quan trọng trong các quyết định quản lý tài chính ở tất cả các công ty Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa việc đầu tư vào tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn (vốn lưu động)” Đạt được kết quả tốt, quản lý vốn lưu động là hết sức cần thiết (Raheman & Nasr, 2007) Nobanee và Haijiar (2011) cũng cho rằng quản trị vốn lưu động là một hoạt động rất quan trọng vì sự ảnh huởng trực tiếp của nó đến khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Quản trị vốn lưu động được xem như là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh của công ty trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông

Như quan điểm trên, Zimon và Tarighi (2021) cũng nêu rằng quản trị vốn lưu động là việc kiểm soát tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Cụ thể, tài sản ngắn hạn gồm có các khoản tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền mặt Quản trị vốn lưu động có vai trò rất lớn trong hoạt động của một doanh nghiệp Nó có thể tác động đến hoạt động của các công ty vì sẽ ảnh hưởng đến tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu và chi phí hoạt động (Zimon và Ankiewicz, 2020) Hoạt động này được xem như một hoạt động đầu tư, có mối quan hệ đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và tiềm ẩn rủi ro vì nó tác động đến giá trị doanh nghiệp Mục tiêu chủ yếu của hoạt động này là bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dựa vào cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn

2.1.3 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt:

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp là khoản thời gian từ khi DN thanh toán tiền hàng tồn kho cho đến khi thu tiền từ bán hàng Chu kỳ này là khoảng thời gian từ khi tiền mặt được chi ra đến khi thu lại tiền mặt (Ross và cộng sự, 2013)

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt = Chu kỳ kinh doanh- Kỳ thanh toán (2)

Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian từ khi mua hàng tồn kho cho đến khi nhận tiền mặt Chu kỳ này không bao gồm khoảng thời gian từ khi đặt hàng cho đến

khi hàng về kho (Ross và cộng sự, 2013)

Trang 21

Hình 2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh

Nguồn: Ross và cộng sự (2013)

Qua sơ đồ trên công thức tình chu kỳ luân chuyển tiền mặt có thể tính theo công thức sau:

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) = Kỳ thu tiền bình quân (ACP) + Kỳ tồn

kho bình quân (AIP) –Kỳ thanh toán bình quân (APP) (3)

Việc quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) bao gồm việc quản trị các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả chính là quản trị vốn lưu động

Quản trị khoản phải thu: có chức năng kiểm soát khoản nợ phải thu của doanh

nghiệp duy trì khả năng linh hoạt tài chính và chuyển đổi phải thu thành tiền đúng hạn bên cạnh đó gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách cung cấp chính sách tín dụng theo nhu cầu người mua (Nguyễn Tấn Bình và Lê Minh Đức, 2007) Theo nghiên cứu của Ashraf (2012), bình quân số ngày thu tiền tăng thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập hoạt động doanh nghiệp giảm Mối nguy cơ tín dụng do xuất hiện của các khoản phải thu thương mại sẽ xảy ra khi người mua không thể thanh toán hoặc chậm thanh toán (Fridson & Alvarez, 2011) nhưng lại lôi cuốn được người mua và tăng trưởng doanh thu Vậy quản trị khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách của các nhà quản trị tài chính khi đưa ra chính sách bán chịu và thời gian thu hồi công nợ của doanh nghiệp

Quản trị hàng tồn kho: là việc tổ chức, quản lý tất cả các công việc, các dữ

liệu liên quan đến công tác tồn kho nhằm duy trì mức dự trữ tối ưu, giảm chi phí tồn

Trang 22

kho Quản trị hàng tồn kho cần có cân nhắc chi phí tái nhập kho và chi phí dự trữ (Ross và cộng sự, 2013) AIP càng bé thì vòng quay lưu động hàng tồn kho càng nhanh, quản lý và dự trữ của doanh nghiệp càng tốt Trái lại doanh nghiệp có thể đã dự trữ hàng hóa nhiều dẫn đến tình trạng bị ứ đọng gây tốn nhiều chi phí Việc quản trị hàng tồn kho chính là giải quyết bài toán dự trữ hàng tồn kho bao nhiêu là vừa đủ và tối thiểu hoá chi phí duy trì hàng tồn kho mà vẫn đáp ứng khách hàng Mức độ tồn kho phụ thuộc vào đặc trưng của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, điều kiện của thị trường và tình trạng nền kinh tế (Nguyễn Trung Trực và cộng sự, 2014)

Mô hình EOQ giúp các nhà quản trị xác định rõ vị trí sản lượng mà ở điểm đó tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất EOQ đi với các giả định như sau: Nhu cầu cho một loại hàng được biết trước và không đổi; Chi phí hàng tồn kho chỉ có chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng Các chi phí này không đổi trên mỗi đơn vị hàng lưu kho và trên mỗi lần đặt hàng; Không có chiết khấu theo sản lượng; Khi nào trong kho hết hàng thì mới đặt hàng cho chuyến tiếp theo nhưng phải đảm bảo không xảy ra thiếu hụt về hàng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Số lượng của một đơn hàng được thực hiện trong mộtchuyến hàng; Giao hàng tức thời

Hình 2.2 Chi phí nắm giữ hàng tồn kho- Mô hình EOQ

Nguồn: Ross và cộng sự, 2013

Với mô hình chúng ta sẽ cố gắng xác định rõ vị trí của mức sản lượng mà tại đó tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất vị trí này là vị trí EOQ

Trang 23

Đồ thị cho thấy khi lượng đặt hàng Q* càng lớn thì chi phí đặt hàng càng giảm

do số lần đặt hàng giảm, bên cạnh đó chi phí tồn kho tăng do mức tồn kho bình quân tăng Đường căng tổng chi phí quản trị hàng tồn kho là tổng của hai loại chi phí đặt và chi phí tồn kho Ban đầu tổng chi phí giảm khi lượng hàng tăng nhưng sau đó chi phí sẽ bắt đầu tăng khi lượng đặt hàng tăng

Để tổng chi phí là nhỏ nhất tức là EOQ bằng Q*, ta sẽ tìm điểm cực tiểu trên đường tổng chi phí dựa vào phương trình vi phân theo lượng hàng (Q) Ta được kết quả như sau:

EOQ=Q*= √2∗𝑇ô ̉𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢 𝑐â ̀𝑢 ℎ𝑎̀̀𝑛𝑔 ℎ𝑜́ 𝑎̀(𝐷)∗𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖 đâ ̣𝑡 ℎ𝑎̀̀𝑛𝑔 𝑐ố đ𝑖̣𝑛ℎ(𝐹)

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖 𝑡ô ̀𝑛 𝑘ℎ𝑜́ 𝑐ℎ𝑜́ 𝑚ô ̣𝑡 đơ𝑛 𝑣𝑖̣(𝐻) (4)

Quản trị khoản phải trả người bán: Theo tác giả Nguyễn Văn Thuận (2009),

khoản mục này được xem như là một loại tín dụng thương mại thiết yếu, chiếm xấp xỉ 40% tài sản lưu động của các doanh nghiệp phi tài chính Các nhà quản trị cần khai thác tốt việc mua chịu vì nó có thể xem như một nguồn tài trợ tài chính Nhưng đây không phải là nguồn tài trợ miễn phí vì vậy các doanh nghiệp cần thận trọng xem xét đến chi phí tài trợ vốn bằng hình thức này (Firer và cộng sự, 2008) Quản trị khoản phải trả liên quan đến năng lực thương thảo hợp đồng và các điều khoản thanh toán của doanh nghiệp với bên bán hàng Điều này phụ thuộc vào vòng đời sản phẩm, năng lực nhân sự và uy tín của doanh nghiệp

Quản trị chu kỳ tiền mặt: quản lý tiền mặt tại và tiền gửi ngân hàng, kiểm

soát thu chi tiền mặt, hoạch định nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp trong từng thời điểm của quá trình sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt lượng tiền mặt trong ngắn hạn và dài hạn chu kỳ luân chuyển tiền mặt càng ngắn thì càng có lợi và tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai (Mansoori và Muhammad, 2012) Bên cạnh đó, để quy trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, các doanh nghiệp cần phải lưu trữ lượng tiền mặt vừa đủ Nếu lượng tiền quá nhiều so với nhu cầu thực tế sẽ làm lượng tiền mặt bị tồn đọng Với tình hình kinh tế hiện nay, tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng sẽ làm giảm bớt sức mua của đồng tiền Nhưng nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng uy tín của doanh

Trang 24

nghiệp Để xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý, hạn chế rủi ro phát sinh, các doanh nghiệp có thể vận dụng một trong hai mô hình sau:

Mô hình Baumol: Mô hình bao gồm chi phí cơ hội và giao dịch dùng để xây

dựng số dư tiền mục tiêu Mô hình giải thích được tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu giữ một số tiền mặt đáng kể nhưng các công ty lớn, chi phí giao dịch mua và bán chứng khoán rất nhỏ so với chi phí cơ hội do lưu giữ tiền mặt thặng dư

Để áp dụng mô hình, tác giả mô hình đã đưa ra bốn điều kiện sau:

✓Nhu cầu tiền trong kỳ kế hoạch được biết trước

✓Lượng tiền chi ra từ quỹ mỗi ngày như nhau

✓Khi nào trong quỹ hết tiền thì doanh nghiệp mớiđược bán chứng khoán để bù đắp tiền thiếu hụt

✓Chuyển đổi từ tiền sang chứng khoản khả mại và ngược lại được thực hiện ngay tức thì

Hình 2.3 Mô hình Baumol

Nguồn: Nguyễn Tấn Bình và Lê Minh Đức, 2005

Tổng chi phí (T) cho việc tồn quỹ tiền mặt sẽ bao gồm chi phí giao dịch (F) và chi phí cơ hội (r) của tiền mặt tồn quỹ Vậy chúng ta muốn tìm mức tồn quỹ (C) tối

Trang 25

ưu tức tồn quỹ bao nhiêu để tổng chi phí là nhỏ nhất Theo phần Hình 2.3, để tính được mức tồn quỹ tối ưu, chúng ta viết phương trình vi phân theo mức tồn quỹ (C)

và đạo hàm bậc nhất bằng 0 để xác định điểm cực tiểu trên đường cong tổng chi phí

Ta có mức tổn quỹ tối ưu (C) như sau:

𝐂 = √𝟐∗𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐝𝐢̣𝐜𝐡(𝐅)∗𝐓ổ𝐧𝐠𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢 (𝐓)

𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢 𝐜ơ 𝐡ộ𝐢(𝐫) (5)

Do nhu cầu tiền mặt (T) tăng lên theo một tỷ lệ cho trước sẽ dẫn đến sự gia tăng của (C) nhưng với tỉ lệ nhỏ hơn Dựa trên số dư tiền mặt là C cụ thể chúng ta có thể tính ra số dư tiền mặt bình quân C/2 và số lần giao dịch là T/C

Nhược điểm của mô hình: Tổng nhu cầu tiền mặt (T) trong tương lai dựa vào sự chính xác chắc chắn của việc dự đoán nhu cầu tiền mặt; chi phí giao dịch (F) cố định cho mỗi lần giao dịch là một giả định hoàn toàn không đúng với thực tế; tiền mặt được nhận về theo định kỳ trong khi mức chi tiêu lại phải liên tục chi ra

Mô hình Miller Orr

Điểm khác biệt ở mô hình này là: Nó cho phép số dư tiền mặt thay đổi một cách ngẫu nhiên thay vì dựa vào toàn bộ con số giả định do nhà quản trị dự báo Nhằm giải quyết sự dao động này mô hình đã tính toán dựa trên biến động dòng ngân lưu dòng hàng ngày của công ty Miller Orr đồng ý cho phép số dư tiền mặt biến động tăng hoặc giảm Với giả định của mô hình Baumol là biết được chính xác thời điểm còn bổ sung tiền mặt sau khi giảm một số tiền nhất định

Mô hình này có các điều kiện như sau: Xác định giới hạn tối thiểu cho số dư tiền; Ước tính độ lệch chuẩn của dòng tiền hàng ngày; Xác định lãi suất; Ước tính chi phí giao dịch của việc mua và bán chứng khoán

Trang 26

Hình 2.4 Mô hình Miller Orr

Nguồn: Nguyễn Tấn Bình và Lê Minh Đức, 2005

Số dư tiền mặt dịch chuyển trong hai giới hạn giới hạn trên và giới hạn dưới thì chứng khoán sẽ không được giao dịch Với giả định là dòng tiền vào và dòng tiền

ra phải có một sự biến động một phạm vi nhất định và hai dòng tiền này phải bù đắp đủ cho nhau

Các dòng tiền biến động một cách tình cờ theo phân phối chuẩn không thể dự định trước được Miller- Orr đưa ra công thức tính số tiền chuyển đổi tối ưu (C) là:

C: số tiền chuyển đổi (mua, bán chứng khoán) tối ưu

F: chi phí giao dịch chứng khoán cố định mọi lần

𝝈𝟐: phương sai của ngân lưu ròng hằng ngày

r: chi phí sử dụng vốn ngày

Để có số tiền chuyển đổi tối ưu (C) thì chi phí giao dịch và chi phí sử dụng vốn phải tối thiểu Chi phí giao dịch bị tác động bởi số lần giao dịch ngẫu nhiên do dòng tiền ngân lưu biến động bất thường trong đó chi phí cơ hội sử dụng vốn ra số

dư tiền mặt quyết định Tuy nhiên, các công ty thường phải đặt một giới hạn dưới (L) ở một giá trị nào đó lớn hơn không nên mức tồn quỹ tối ưu sẽ là Z

Trang 27

Mô hình này dựa trên hai giả định: Thứ nhất, dòng tiền ngân lưu của công ty

là biến động bất thường và hoàn toàn không thể dự tính được Nhưng trong thực tế, dòng tiền có thể dự đoán trước được vì có thể dựa trên các yếu tố mùa vụ, các nhà quản trị tài chính có thể dự báo được dòng tiền của doanh nghiệp Thứ hai, số dư của tiền mặt chỉ dịch chuyển trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới, các nhà quản trị tài chính cần suy nghĩ khi khoảng cách vừa qua khỏi phạm vi này

2.1.4 Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng tạo ra lợi nhuận là việc tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu chi phí, tăng cường lợi nhuận tổng cộng từ tài sản các tổ chức kinh doanh sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp (Chakravarthy, 1986) Camelia (2011) cho rằng: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ tăng lên bằng cách đẩy mạnh tốc độ lưu động vốn tự có

Khả năng sinh lời là một chỉ số đặc trưng cho lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Nur (2018) lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được đo lường thông qua hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Ngô Thị Hằng và Nguyễn Thị Thùy Linh, 2020)

Trang 28

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA được tính từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong BCTC (của các kỳ báo cáo) chia cho tổng giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong cùng kỳ Các con số này được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh Còn giá trị tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán Vậy nên, bình quân tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân của tài sản doanh nghiệp

𝑻𝑻𝑺 𝒃𝒊̀𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 (11)

Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho biết một đồng tài sản bình quân hoạt động trong sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Tỷ số ROA cho biết hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu có nhiều nhà phân tích tài chính sử dụng, giúp đánh giá mức sinh lời của tài sản khi so sánh lợi nhuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc so với bình quân toàn ngành trong cùng một thời kỳ Tỷ số này cao là dấu hiệu tốt vì có thể doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền hơn trên một lượng vốn đầu tư ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc so với bình quân ngành

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu thể hiện một đồng VCSH mang đến bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và ROE được tính từ lợi nhuận sau thuế chia cho VCSH bình quân (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)

𝑻ổ𝒏𝒈 𝑽𝑪𝑺𝑯 𝒃𝒊̀𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 (12)

Trong đó LNST sẽ lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh (của các kỳ báo cáo), tổng VCSH sẽ lấy từ các bảng cân đối kế toán của công ty theo cùng kỳ Tuy nhiên, tổng VCSH tại một thời điểm không phải là con số đại diện của công ty trong cả một thời kỳ vì vậy người ta sử dụng tổng VCSH trung bình và được tính bằng đầu kỳ cộng với cuối kỳ chia hai

Trang 29

ROE phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này xét đến tác động của thuế và đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận, thường được so sánh với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, giúp đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà quản trị trong việc tiến tới mục tiêu tối đa hóa giá trị cho cổ đông

2.1.5 Ảnh hưởng quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời doanh nghiệp

Takon (2013) nêu ra: Chu kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn làm nâng cao tạo ra lợi nhuận vì các công ty có thể xúc tiến doanh số bán hàng tăng lên Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle -CCC) bao gồm kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân và kỳ trả tiền bình quân Vì vậy, đề tài sẽ trình bày cụ thể như sau:

Khoản phải thu tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khoản phải thu hay phải thu khách hàng được xem như là các khoản tiền cho khách hàng mượn trong ngắn hạn, cần duy trì mức an toàn, nhưng nếu nếu có dấu hiệu tăng nghĩa là phạm vi chính sách bán chịu mở rộng, công ty có thêm khách hàng nhưng sẽ gánh chịu chi phí cơ hội Suy ra, chúng ta có nhận thấy khoản mục phải thu tác động đến việc đánh đổi giữa hai khả năng sinh lời và rủi ro Gia tăng khoản phải thu, doanh số có thể cải thiện tốt lên do bán được nhiều hàng hóa, nhưng có thể sẽ gặp phải rủi ro nguy cơ tiềm ẩn nợ khó đòi, thậm chí không thu hồi được Ngược lại, tín dụng thắt chặt, công ty có thể mất đối tác khách hàng do chính sách bán chịu quá cứng nhắc và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty

Hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Muhammadvà cộng sự (2017), cho rằng: Một công ty lưu trữ hàng tồn kho nhiều, họ có thể gia tăng sản xuất, xúc tiến doanh số bán hàng và lợi nhuận Nếu một công ty vòng quay hàng tồn kho dài nghĩa là họ đang đầu tư mạnh vào hàng tồn kho

và kỳ vọng nhu cầu đối với hàng hoá sẽ gia tăng, gia tăng doanh số, lợi nhuận từ đó khả năng sinh lời của doanh nghiệp tăng cao (Bùi Ngọc Mai Phương, 2022) Mặt trái đó là việc đầu tư nhiều vào khoản mục này sẽ gây ra nhiều nguy cơ như sản phẩm hư hại, đổ vỡ, mất mát và nhiều chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm Vì vậy các nhà quản trị

Trang 30

phải xem xét giữa lợi thế nhận được và chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khoản phải trả tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể có hưởng lợi khi chiếm dụng nguồn vốn này và là nguồn tài trợ ngắn hạn ít gây lãng phí chi phí sử dụng vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao (Gul và cộng sự (2013)) Việc các tổ chức sản xuất kinh doanh nới dài thời gian thanh toán với bên bán hàng sẽ làm giảm sức ép lên dòng tiền hoạt động Nếu kéo dài được thời gian phải trả chứng tỏ có sự uy tín đối với NCC thì sẽ nâng cao khả năng sinh lời (Nguyễn Thị Hương, 2019) Nhưng việc nới dài thời gian trả tiền họ sẽ mất chiết khấu khi mà trả tiền ngay cho bên cung cấp Hơn thế, khi kéo dài chu kì khoản phải trả có thể làm ảnh hưởng thương hiệu của công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vốn lưu động, việc thiếu thốn vốn lưu động có thể gây bất lợi đến hoạt động sản xuất và kinh doanh nhưng nếu đầu tư dư thừa vào vốn lưu động thì sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản, tăng chi phí cơ hội của đầu tư Theo Amarjit và Charul (2012) tiền mặt được xem là có độ thanh khoản cao nhất, là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán đúng hạn của doanh nghiệp Nếu chu kỳ vòng quay của tiền mặt kéo dài, nhu cầu về nguồn tài trợ từ bên ngoài sẽ gia tăng, việc thu hút tài trợ trong thời điểm đó có thể dẫn đến việc tăng phí vốn và vì vậy làm giảm lợi nhuận của công ty (Manssori và Muhammad, 2012) Christian (2018), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có tác động tiêu cực đáng kể đến ROA, nếu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ở mức thấp, khả năng sinh lời sẽ tăng lên Đối với kỳ thu tiền, việc thúc đẩy chính sách bán hàng và quản lý thu nợ một cách hợp lý có thể giúp giảm kỳ thu tiền Đồng thời, cách để điều chỉnh chu kỳ vòng quay tiền mặt là việc kéo dài thời gian thanh toán bằng cách trì hoãn việc thanh toán cho các nhà cung cấp Các biện pháp này giúp rút ngắn chu kỳ vòng quay tiền mặt mà không tăng chi phí và đồng thời không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng

❖ Các yếu tố tài chính khác ảnh hưởng đến khả năng sinh lời:

Trang 31

Bên cạnh các điều trên, khả năng sinh ra lợi nhuận của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước, hệ số đầu tư tài chính dài hạn, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát… Tuy nhiên khóa luận sẽ phân tích nhiều về quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và hệ số thanh toán ngắn hạn để xem tác động của quản trị vốn lưu động đến năng lực sinh lời của các doanh nghiệp

Quy mô công ty (LOS) đã được nghiên cứu và chứng minh có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán, và qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, như

đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Makor và Jagomo (2013) cũng như Bùi Ngọc Mai Phương (2022) Các doanh nghiệp quy mô lớn thường có ưu thế trong quá trình đàm phán với nhà cung ứng, giúp họ có thể đạt được chính sách ưu đãi cao hơn, bao gồm chiết khấu lớn, thời gian thanh toán kéo dài hơn Điều này mang lại ưu thế tối

đa hóa lợi nhuận so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, đặt họ vào tình thế thuận lợi hơn để đàm phán và tận dụng hiệu quả các nguồn lực của mình

Đòn bẩy tài chính (DR) cho biết tỷ lệ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp Khi DN có đòn bẩy tài chính càng lớn, chi phí trả lãi càng nhiều, khiến dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tạo ra lợi nhuận (Bùi Ngọc Mai Phương, 2022) Mục đích sử dụng đòn bẩy tài chính là nhằm giảm thiểu chi phí, từ đó tăng cao lợi nhuận, đặc biệt là khi áp dụng việc sử dụng nợ vay,

tổ chức sản xuất kinh doanh phải trả lãi tiền những khoản chi này sẽ được khấu trừ bởi lá chắn thuế (Nguyễn Khánh Linh và Phan Thị Hằng Nga, 2022) Trong khi đó, chi phí khi sử dụng vốn chủ sở hữu thì không được khấu trừ, từ đó giúp DN mạnh dạn đầu tư khôi phục lại quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động hiệu quả hơn (Bùi Ngọc Mai Phương, 2022)

Chỉ số thanh toán ngắn hạn (CR) giải thích mức độ có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp Thông thường, mức độ thấp thường báo hiệu về khả năng trả nợ kém của doanh nghiệp và là một dấu hiệu tiên đoán về những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt Mặt khác, mức

độ cao của hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp, tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra tình trạng dòng tiền không linh hoạt, gây ảnh hưởng đến khả năng quản lý nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Trang 32

Tỷ lệ Tài sản cố định (TCSĐ) hay còn được gọi là tỷ lệ TSCĐ trong tổng tài sản

là một chỉ số thể hiện tỷ lệ phần Tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp Mục tiêu của FATA thường được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc đầu tư tiền vào tài sản cố định cho mục đích kinh doanh Nếu tỷ lệ Tài sản cố định thấp, điều này thường cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn hơn, như được chỉ ra bởi Trần Việt Hoàng (2015) Điều này có ý nghĩa bởi vì chi phí khấu hao thường tập trung vào những năm đầu, tác động đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.2.1 Một số nghiên cứu nước ngoài

Tác giả Mansoori & Muhammad (2012) lấy mẫu doanh nghiệp tại Singapore làm mẫu nghiên cứu Kết quả cho thấy việc quản trị vốn lưu động thật sự quan trọng bởi vì nó có thể làm thay đổi lên cả hai khả năng: tạo lợi nhuận và thanh khoản của doanh nghiệp Hoạt động này sẽ được cải thiện bằng cách tối ưu hóa quản lý vốn lưu động Tác giả sử dụng phân tích dữ liệu bảng, bằng kỹ thuật ước lượng hồi quy OLS và FEM Kết quả đưa ra cho thấy chu kỳ lưu động tiền (CCC) có ảnh hưởng nghịch chiều với hiệu suất kinh doanh (ROA) Các cấu phần của nó như số ngày phải thu bình quân (RCP), số ngày phải trả bình quân (PDP), và số ngày tồn kho bình quân (ICP) cũng có tương quan không đồng thuận với ROA Tác giả cho rằng nới rộng khung thời gian thanh toán sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp và do thế làm giảm hiệu quả kinh doanh (ROA) Thêm vào đó, nghiên cứu còn đưa vào thêm các biến kiểm soát trong mô hình gồm: hiệu suất tăng trưởng doanh số bán hàng (GROWTH), quy mô của doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty (LEV), và mức độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP)

Makori & Jagomo (2013) đã đưa ra nhận định quản lý vốn lưu động có vai trò trọng yếu trong việc cải thiện lợi nhuận của các công ty Trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2012, tác giả đã thực hiện việc phân tích sự tác động của quản lý vốn lưu động đối với hiệu suất lợi nhuận công ty tại Kenya, sử dụng tương quan Pearson và các mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường để xây dựng mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lời Kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ

Trang 33

nghịch giữa khả năng sinh lời và số ngày phải thu của các khoản phải thu và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, nhưng lại có mối quan hệ đồng biến giữa khả năng sinh lời với

số ngày tồn kho và số ngày phải trả Biến kiểm soát như: đòn bẩy tài chính, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ hiện tại và quy mô công ty cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty Nghiên cứu đã kết luận rằng các nhà lãnh đạo quản trị có thể tạo

ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng cách giảm số lượng các khoản phải thu trong ngày, gia tăng hàng tồn kho của họ lên một mức hợp lý Bên cạnh đó các công ty có khả năng đạt được ưu thế cạnh tranh lâu dài bằng việc sử dụng tối đa nguồn lực của

tổ chức thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến mức tối thiểu sẽ tác động lợi nhuận của các công ty sẽ tăng lên

Gul và cộng sự, (2013) đã nghiên cứu sự liên kết giữa quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận hoạt động của các công ty SME tại Pakistan, trong giai đoạn 2006-

2012 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được đại diện làm biến phụ thuộc

để kiểm tra mối liên hệ trên Biến độc lập là số ngày phải thu bình quân, số ngày phải trả bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ tiền mặt Tác giả còn đưa vào các biến độc lập bao gồm: quy mô công ty, tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính Tác giả áp dụng dữ liệu bảng để phân tích và kết quả cho thấy số ngày phải trả có liên quan cùng chiều với lợi nhuận, trong khi bình quân của số ngày thu tiền trung và số ngày bình quân tồn kho, chu kỳ tiền mặt có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận Các biển kiểm soát: quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng cùng chiều, tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động không cùng chiều đến lợi nhuận

Afrifa và Padachi (2016) đã xác thực mối liên hệ giữa mức vốn lưu động, được

đo bằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) với khả năng tạo ra lợi nhuận của các công ty có quy mô vừa và nhỏ Bài báo sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng với

160 doanh nghiệp vừa và nhỏ thị trường đầu tư thay thế (AIM) ở phạm vi từ 2005 đến 2010 Kết quả thực tế đưa ra tác động âm giữa mức vốn lưu động và khả năng sinh lời của công ty Ngoài ra, tác giả kiểm tra mức sai lệch so với mức vốn lưu động tối ưu có làm giảm khả năng sinh lời của công ty hay không và cho thấy rằng những sai lệch trên hoặc dưới mức tối ưu làm giảm khả năng sinh lời Zimon và Tarighi (2021) đã chứng minh có một mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa giữa CCC và ROS Kết quả chỉ ra rằng các công ty có chiến lược CCC dài hơn

Trang 34

có thể nâng cao hiệu suất bán hàng Trong thực tiễn, các công ty bán chịu nhiều hàng hóa hơn và tăng thời gian đáo hạn của các khoản phải thu có tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao hơn Bằng chứng của 61 doanh nghiệp SME tại Ba Lan trong giai đoạn 2015-2020 minh chứng rằng các công ty sử dụng nhiều khoản phải thu và đầu tư ngắn hạn hơn trong cơ cấu tài sản hiện tại của họ có lợi nhuận bán hàng cao hơn Cùng với điều đó, các công ty hoạt động ở trung tâm các thành phố lớn, dân cư đông đúc có lợi nhuận bán hàng thấp hơn đáng kể Kết quả giải thích rằng ngay cả các doanh nghiệp SME của Ba Lan trong các GPO cũng không đủ lớn và tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng nguyên liệu, dữ liệu và tiền từ nhà cung cấp đến người nhận cuối cùng

2.2.2 Các đề tài trong nước

Hai tác giả Huỳnh Phương Đông và Jyh-tay Su (2010) phân tích trên 131 doanh nghiệp niêm yết TTCK Việt Nam giai đoạn năm 2006 –2008 Hai nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Do đó, nhà quản trị tài chính có thể tăng giá trị cho cổ đông bằng cách hạ xuống chu kỳ vòng quay tiền mặt phù hợp nhất Kết quả nghiên cứu cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân và khả năng tạo ra lợi Cho nên, hai nhà nghiên cứu cho rằng các CFO có thể tăng khả năng sinh lời bằng cách giảm thiểu số ngày dự trữ hàng tồn kho và thu tiền Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng phát hiện rằng các công ty có năng lực tạo ra lợi nhuận càng cao thì càng làm chậm việc thanh toán các khoản nợ của họ Sau cùng, CFO muốn tạo nên giá trị thực tế cho các cổ đông bằng cách báo cáo đầy đủ chu kỳ vòng quay tiền mặt và giữ vững các cấu phần của chu kỳ luân chuyển tiền mặt tại mức tối ưu nhất

Theo hai tác giả Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), đề tài dùng dữ liệu bảng của 208 công ty phi tài chính được niêm yết sàn HOSE và sàn HNX từ 2006 đến 2012 Kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời ở các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận quản trị vốn lưu động một cách hiệu quả bằng cách giảm kỳ thu tiền và kỳ lưu kho để gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp Hai tác giả đã nghiên cứu trong một số ngành khác và đưa ra kết quả cho thấy do đặc trưng riêng biệt của từng ngành, có sự ảnh hưởng giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời cũng có sự khác nhau

Trang 35

Trần Việt Hoàng (2015) nghiên cứu xem xét sự tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của 98 công ty sản xuất được niêm yết trên sàn HOSE

Dữ liệu thu thập từ Thomson Reuters, trong giai đoạn 2009-2014 Mô hình nghiên cứu gồm 5 mô hình nhỏ ứng với 5 biến độc lập trong từng mô hình gồm vòng quay tiền mặt (CCC), thời gian tồn kho trung bìnhh (AIP), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ thanh toán trung bình (APP) và chu kỳ thương mại thuần (NTC) Tác giả lấy ROA làm biến phụ thuộc làm đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu còn đưa vào các biển kiểm soát: tính thanh khoản (LIQU), đòn bẩy tài chính (LEV), tăng trưởng doanh số (GROWTH) và quy mô công ty (SIZE) là Kết quả phân tích tương quan Pearson và hồi quy FEM cho ra mối quan hệ quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa giữa vòng quay tiền mặt, thời gian tồn kho trung bình, chu kỳ thương mại thuần, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân và ROA Các biển kiểm soát như thanh khoản, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty và tăng trưởng doanh số cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp

Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (2015) tiến hành nghiên cứu trên

564 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2006 –2013 với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Kết quả cho thấy, biến ROA có mối quan hệ ngược chiều với số ngày bình quân tồn kho, số ngày thu tiền bình quân, số ngày thanh toán khoản phải trả và chu kỳ lưu động tiền Bên cạnh đó, có hai biến kiểm soát khác được đưa vào mô hình là vòng quay tài sản ngắn hạn và phần trăm tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cũng có tác động cùng chiều với ROA

Trần Tú Uyên và Triệu Thị Hải Oanh (2018) đã kiểm nghiệm quản lý vốn lưu động giữ vai trò thiết yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tác giả phân tích và xem xét tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của mẫu nghiên cứu gồm 56 công ty thuộc ngành thực phẩm ở giai đoạn 2015-2017 Kết luận đưa ra có mối liên hệ nghịch chiều giữa các thành phần của quản lý vốn lưu động, bao gồm: Vòng quay hàng tồn kho (INV), thời gian nhận hàng trung bình (AR), kỳ thanh toán trung bình (AP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Kết quả này là cơ sở hỗ trợ các nhà quản trị xây dựng chính sách vốn lưu động thích hợp nhằm đẩy mạnh khả năng sinh lời trong ngành thực phẩm

Trang 36

Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) nghiên cứu dựa trên mẫu thu thập 42 công ty sản xuất vật liệu xây dựng niêm giai đoạn 2012 –2016 Nghiên cứu lấy tỷ số ROA là biến đại diện cho chỉ tiêu sinh lợi của doanh nghiệp, biến độc lập được đưa vào bao gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ lưu động hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, kỳ lưu động tiền đại diện cho chính sách quản lý vốn lưu động, ngoài

ra nghiên cứu đưa vào 04 biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp, chỉ số nợ, tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ tài sản cố định Nghiên cứu đã chỉ các thành phần của vốn lưu động có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể: Kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân có ý nghĩa thông kê với khả năng sinh lời trên tổng tài sản, kỳ thu tiền bình quân có tác động ngược chiều tới lợi nhuận, kỳ thanh toán bình quân có tác động cùng chiều Nhưng kỳ lưu động hàng tồn kho và kỳ lưu động tiền không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Ngoài ra tác giả cũng đưa ra kết quả quy

mô doanh nghiệp, chỉ số nợ và tỷ lệ tài sản cố định có tác động tới khả năng sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nguyễn Hữu Anh và cộng sự (2020) kiểm định tác động của quản lý vốn lưu động đến khả năng sinh ra lợi nhuận của công ty Bài nghiên cứu dựa trên 119 công

ty phi tài chính niêm yết TTCK Việt Nam từ 2010 đến 2018 Tác giả áp dụng hai phương pháp thống kê OLS và FEM được dùng để thống kê phân tích dữ liệu, thiết lập hệ số hồi quy Kết quả thực nghiệm cho thấy những tác động ngược chiều của quản lý vốn lưu động, đo lường bởi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và ba thành phần của CCC bao gồm vòng quay các khoản phải thu trong ngày (ARD), vòng quay hàng tồn kho trong ngày (INVD) và các tài khoản vòng quay khoản phải trả tính theo ngày (APD) trên khả năng sinh lời của công ty (tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và Tobin's Q) Tác giả đưa ra hướng các công ty có thể tăng cao mức sinh lời bằng cách duy trì tốt nhất việc quản lý vốn lưu động được đo lường bởi CCC, bao gồm giảm thời gian thu thập tiền từ khách hàng, đẩy nhanh lưu lượng hàng tồn kho và giữ thời gian thanh toán thấp với các chủ nợ Bên cạnh đó, lợi nhuận của các công ty bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô công ty, đòn bẩy và tuổi tác Vì vậy, kết quả nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn có chiều sâu cho các CFO về cách cải thiện khả năng sinh lời của công ty bằng quản lý vốn lưu động

Trang 37

Tác giả Bùi Ngọc Mai Phương (2022) nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới việc tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của

18 doanh nghiệp ngành dầu khí được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2018-2021 Nghiên cứu đã dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm Stata 17 để kiểm chứng số liệu Kết quả đưa ra, tác động của việc quản lý vốn lưu động tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dầu khí trước và sau khi đại dịch xảy ra có thay đổi; trong khi trước đại dịch, doanh nghiệp cần giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để nâng cao hiệu quả hoạt động thì sau đại dịch yếu tố này lại có

xu hướng gia tăng Song song, nghiên cứu thể hiện rằng nhà quản trị doanh nghiệp đang có quá trình quản lý vốn lưu động đúng hướng, giúp doanh nghiệp duy trì và gia tăng hiệu quả hoạt động trong giai đoạn khó khăn từ sau khi đại dịch xuất hiện và khi mà thị trường dầu khí diễn biến phức tạp và khó dự đoán

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về quản trị vốn lưu động

Điều tra mục tiêu ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Chu kỳ lưu động tiền (CCC) có ảnh hưởng nghịch chiều với ROA; Số ngày phải thu bình quân (RCP), số ngày phải trả bình quân (PDP), và

số ngày tồn kho bình quân (ICP) cũng có tương quan không đồng thuận với ROA

mô hình FEM và REM

Nghiên cứu mối quan hệ

(Dynamic panel data methodology)

Đánh giá ảnh hưởng của quản lý vốn làm việc đối với lợi nhuận của doanh nghiệp ngành nông-công nghiệp tại Argentina

Phương pháp ngẫu nhiên phân tầng dựa trên tiêu chí kinh tế

Kéo dài khoản phải thu không ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nông nghiệp công nghiệp Argentina Kết quả của các biến khác (DSI, DPO và CCC) cho thấy mối quan hệ tiêu cực với lợi nhuận

Trang 38

Tìm ra tác động của các chính sách quản lý vốn lưu động đối với các doanh nghiệp sản xuất SMEs ở Cộng hòa Séc

Việc gia hạn thời gian trả tiền cho khách hàng không ảnh hưởng đến lợi nhuận Các biến DSI, DPO, LEV đã cho thấy mối quan hệ tiêu cực với lợi nhuận

Đề tài nghiên cứu từ 131

DN niêm yết TTCK Việt Nam giai đoạn năm 2006 –2008

Việc quản lý hiệu quả vốn làm việc có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tài chính của một DN Có mối liên hệ tích cực giữa số ngày phải trả tiền và lợi nhuận, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường kéo dài thanh toán cho nhà cung cấp

Ngiên cứu dựa trên 208

DN phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX từ 2006 đến 2012

CCC tác động tiêu cực đối với lợi nhuận; Kỳ thu tiền (RP) cùng với kỳ lưu kho (IP) và kỳ phải trả (PP) có tác động nghịch chiều đối với GOP

Cấu phần chu kỳ luân chuyển tiền mặt có tác động ngược chiều đến ROA Quy mô (SIZE) có mối quan hệ cùng chiều, đòn bẩy tài chính (LEV) và hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) có tác động ngược chiều ROA

Dựa trên 42 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết TTCK Việt Nam từ 2012 đến

2016

Kỳ thu tiền và kỳ trả tiền có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành này Và các biến kiểm soát cũng có mối liên hệ với ROA

để thống kê phân tích dữ liệu, tìm ra các hệ số hồi quy

Bài nghiên cứu dựa trên

119 DN phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam từ 2010 đến 2018

Các thành phần trong chu kỳ luân chuyển tiền mặt có tác động ngược chiều đến ROA

Trang 39

bảng bằng phần mềm Stata 17 để thực hiện nghiên cứu

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới sự tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động

Có mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dầu khí trước và sau khi đại dịch xảy ra có thay đổi; trong khi trước đại dịch, doanh nghiệp cần giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

để nâng cao hiệu quả hoạt động thì hiện nay yếu tố này lại có xu hướng gia tăng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Qua lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, khóa luận nhận ra vẫn còn tồn tại một số khe hổng chưa được nghiên cứu Những khía cạnh chưa được nghiên cứu và cần được làm sáng tỏ bao gồm các nội dung được liệt kê dưới đây:

Thứ nhất, mỗi ngành lại có những đặc trưng riêng và sẽ bị ảnh hưởng bởi các

yếu tố khác nhau Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả quyết định tập trung nghiên cứu về ngành nguyên vật liệu, trong giai đoạn 2014-2022, với các biến độc lập chủ yếu liên quan đến quản trị vốn lưu động như sau: (1) Kỳ thu tiền bình quân ;(2) Kỳ lưu động hàng tồn kho ;(3) Kỳ thanh toán bình quân; (4) Chu kỳ lưu động tiền; (5) Quy mô doanh nghiệp; (6) Đòn bẩy tài chính; (7) Tỷ lệ thanh toán hiện hành; (8) Tỷ lệ tài sản cố định

Thứ hai, khả năng tạo ra lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng

bởi quản trị vốn lưu động theo hai hướng khác nhau với mức độ tác động khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của mẫu nghiên cứu hoặc thời gian Do đó, đề tài sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm để xác định mức độ tác động của quản trị vốn lưu động phù hợp với đặc điểm ngành Nguyên vật liệu trong giai đoạn 2014-2022

Thứ ba, đề tài đưa ra gợi ý hỗ trợ các CFO đưa ra những quyết định chính xác

trong việc quản trị tài chính trong ngắn hạn cũng như lựa chọn các chính sách đầu

tư và tài trợ vốn lưu động hiệu quả, đem đến lợi ích cho doanh nghiệp

Trang 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 02 của đề tài trình bày về các lý thuyết cơ bản và phương pháp đo lường về khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nội dung của chương bao gồm lý thuyết về quản trị vốn lưu động và cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời Bên cạnh đó, chương cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề này, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu, nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu trong đề tài Thông qua các thống kê thực nghiệm trên cho thấy, phần lớn các nghiên cứu đều kết luận rằng có mối quan hệ một chiều giữa quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể khi chính sách vốn lưu động được quản lý hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng sinh lời của mình Trong số đó có thể kể đến việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w