Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH VIỆT NAM Đề tài: Thực trạng v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH VIỆT NAM
Đề tài: Thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12
Hà Nội, 2022
Trang 2- Tổng hợp Word
4 Trần Văn Khánh 20032297 - Thực trạng việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị khu di tích K9 –
Đá Chông
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – KHU DI TÍCH K9 TẠI ĐÁ CHÔNG, BA VÌ, HÀ NỘI 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khái niệm du lịch 5
1.1.2 Khái niệm du lịch văn hóa 6
1.1.3 Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa 6
1.2 Tổng quan về Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu di tích K9 tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội 7
1.2.1 Vị trí địa lý 7
1.2.2 Lịch sử hình thành khu di tích lịch sử K9 8
1.2.3 Kết cấu khu di tích lịch sử K9 9
CHƯƠNG II/ GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ K9 – ĐÁ CHÔNG, BA VÌ, HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ HIỆN NAY 11
2.1 Giá trị của khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, Ba Vì 11
2.1.1 Giá trị lịch sử của khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, Ba Vì 11
2.1.2 Giá trị văn hóa của khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, Ba Vì 13
2.2 Thực trạng việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, Ba Vì 15
CHƯƠNG III/ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ K9 – ĐÁ CHÔNG, BA VÌ, HÀ NỘI 17
KẾT LUẬN 20
Danh mục tài liệu tham khảo 22
Trang 4MỞ ĐẦU
Ba Vì là nơi có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa độc đáo Đây là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cả bức tranh sơn thủy hữu tình với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “lá phổi xanh” phía Tây Thủ đô Hà Nội Ba Vì ghi dấu những trang sử oai hùng hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước; tính đến năm 2010, huyện Ba Vì có 63 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, phân bố đều khắp ba vùng trong huyện Trong đó có những di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia như Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến hay một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại 1531 thời nhà Mạc – Đình Thụy Phiêu Xung quanh núi Ba Vì còn có nhiều nơi thờ Sơn Tinh – vị thánh đứng đầu Tứ Bất Tử mà điển hình là đền Thượng, đền Trung, đình Tây Đằng (Bắc Cung) Nhắc đến Ba Vì, thật thiếu sót nếu không đề cập đến các danh lam thắng cảnh tươi đẹp như Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khoanh Xanh – Suối Tiên hay Vườn Quốc gia Ba Vì… Những di tích này từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch gắn liền với thương hiệu Ba Vì Bên cạnh những di tích lịch sử
và danh lam thắng cảnh đã quá quen thuộc ấy thì Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu
di tích lịch sử K9 được xem là một điểm đến mới mẻ, đầy độc đáo tọa lạc tại đồi Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Do đó, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp trong công tác quản
lý, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu di tích lịch sử K9 tại Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm tìm hiểu tổng quan về giá trị khu di tích này để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị một cách hiệu quả
Trang 5NỘI DUNG
CHƯƠNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH – KHU DI TÍCH K9 TẠI ĐÁ CHÔNG, BA VÌ, HÀ NỘI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch từ lâu đã trở thành một trong những hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Hiệp hội lữ hành quốc tế cũng đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp Chính vì thế, du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới
Du lịch là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa đi một vòng Nhắc đến du lịch, người ta thường nghĩ đến nghỉ ngơi, giải trí, giải tỏa căng thẳng nhưng do nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời gian, khu vực hay hoàn cảnh mà du lịch có đa dạng khái niệm
Theo Luật Du lịch 2017, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theo hai khía cạnh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Ở khía cạnh này, khái niệm của du lịch được định nghĩa dựa trên góc độ mục đích của người tham gia du lịch Thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: du lịch để thêm hiểu biết, thêm yêu dân tộc mình; du lịch là cầu nối hữu nghị giữa đất nước mình với người nước ngoài, với thế giới; hay xét trên phương diễn kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả khổng lồ; … Ở khía cạnh thứ hai này, khái niệm du lịch được định nghĩa dựa trên góc
độ là một ngành kinh tế
Trang 6Tóm lại, du lịch là khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất phong phú và đa dạng của nó, tùy từng mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các khái niệm theo hướng phù hợp Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả hiểu du lịch là hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan ngoài nơi cư trú nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá, giải trí đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà
1.1.2 Khái niệm du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa trên những tài nguyên văn hóa là vật thể và phi vật thể Loại hình du lịch này cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization – UMWTO) cho rằng “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn,
về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương.”
Theo Luật Du lịch, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Ở nghĩa rộng hơn, du lịch văn hóa cần phải hiểu là bao gồm các hình thức
du lịch dựa trên giá trị văn hóa dân tộc và đặt ra yêu cầu về tôn trọng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đó.”
Như vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch gắn với các yếu tố như di tích lịch sử - văn hóa, ẩm thực, trang phục, lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống… Du lịch văn hóa bao gồm nhiều loại hình du lịch khác như: du lịch hướng tới di sản văn hóa,
du lịch lễ hội, du lịch bản làng… Để phát triển du lịch văn hóa cần biết gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa để làm nguồn tài nguyên cho loại hình du lịch này
1.1.3 Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
Theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 4 Luật Di sản văn hóa (đã sửa đổi và bổ sung năm 2009) thì di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể
Trang 7Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa được giải thích như sau: “Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.”
Tuy nhiên, có những tiêu chí dùng để đánh giá một di tích lịch sử - văn hóa, dễ dàng kể đến như:
Một là, công trình xây dựng, địa điểm phải gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương;
Hai là, công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
Ba là, địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu, nét độc đáo riêng;
Bốn là, công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật
1.2 Tổng quan về Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu di tích K9 tại Đá Chông,
Ba Vì, Hà Nội
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70km, có một địa danh đặc biệt, in đậm dấu
ấn cả lúc sinh thời và khoảng trời ly biệt của người Cha già kính yêu Đó là mảnh đất K9 yên bình hay còn có tên gọi đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
1.2.1 Vị trí địa lý
Khu Di tích K9 nằm bên bờ sông Đà, thuộc đồi Đá Chông, huyện Ba Vì (Hà Nội),
là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa - di tích đặc biệt gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người còn sống đến khi lìa thế Nơi đây có vị thế
Trang 8đặc biệt, là ranh giới giáp với ba xã: Thuần Mỹ, Minh Quang, Ba Trại; phía Tây giáp sông
Đà, bên kia sông là xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ
Có độ cao bình quân so với mực nước biển là 40m, cá biệt có nơi cao tới 143,6m (đỉnh U Rồng), địa hình bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, cao ở phía Bắc và phía Đông, thấp dần về phía Tây và Tây Nam
1.2.2 Lịch sử hình thành khu di tích lịch sử K9
Tháng 5 năm 1957, nhân dịp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương lên kiểm tra cán bộ và các chiến sĩ Sư đoàn 308 diễn tập tại thượng nguồn sông Đà, ngồi dưới chân ba tảng đá chông để ăn trưa, Bác Hồ đã tinh ý phát hiện ra những điều kiện thuận lợi của khu vực này để xây dựng căn cứ phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kì
Bao quanh là núi, dưới chân là dòng sông Đà hùng vĩ, lại thuận tiện đường giao thông: di chuyển được bằng cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không; nơi đây có thể coi là một địa thế trời ban Thấy được tiềm năng của các yếu tố đó, Bác đã bàn bạc cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương để chọn Đá Chông thành khu căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho công cuộc kháng Mỹ cứu nước
Năm 1958, sau khi quay trở lại Đá Chông để khảo sát lại toàn bộ địa hình khu vực, Bác lập tức giao cho Cục Doanh trại thuộc Tổng Cục Hậu cần lên thiết kế và xây dựng khu căn cứ địa
9 năm ròng từ 1960 đến năm 1969, Bác cùng Bộ Chính trị, TW Đảng Cộng sản Việt Nam có vô số lần lên Đá Chông làm việc, thảo luận các công việc quan trọng trong giai đoạn giành lại hòa bình độc lập của dân tộc Vinh dự hơn nữa, cũng tại mảnh đất Ba
Vì nghĩa tình, Người đã từng tiếp đón bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ là Chu Ân Lai; tiếp đón Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ cùng Đoàn Cán bộ Quân đội Liên Xô
Ngày 02/09/1969, cả dân tộc Việt Nam đau đớn nhận tin Chủ tịch Hồ Chí Minh lìa trần Căn cứ địa Đá Chông K9 với vị trí địa lý đặc biệt được lựa chọn làm nơi giữ gìn thi
Trang 9hài Bác Để tránh tai mắt của kẻ thù, K9 được quyết định đổi tên thành “Khu căn cứ K84” Không chỉ gánh vác trọng trách to lớn khi là khu căn cứ bảo vệ Bác ngủ yên, K84 còn là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện quan trọng: tiến hành chỉnh hình thi hài Bác; Hội đồng Khoa học Liên Xô – Việt Nam đánh giá trạng thái thi hài Bác,
Từ năm 1969 đến năm 1975, nơi đây cũng đón nhiều đoàn đại biểu đến thăm viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 18/07/1975, khi miền Nam giải phóng, non sông thu về một mối, đất nước trọn một niềm vui, đúng 16 giờ tại K9, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát về Hà Nội Đến 20 giờ ngày 18/7/1975, đoàn xe về đến quảng trường Ba Đình Kính cẩn và trang nghiêm đưa thi hài của Bác vào Lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người Từ đây, K84 hay K9 chính thức trở thành căn cứ dự phòng cho Lăng Bác
Kể từ năm 1995, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương trong cả nước được đến dâng hương tưởng niệm Bác, sinh hoạt chính trị và tham quan Khu di tích K9 Đáp ứng nguyện vọng của đồng bào và chiến sĩ cả nước, ngày 17/3/2014, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ chí Minh đã khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở K9 được khánh thành ngày 02/09/2015, là công trình mang ý nghĩa lịch sử và chính trị to lớn, là nơi để đồng bào, khách quốc tế đến tham quan, tưởng niệm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, truyền bá nâng cao giá trị đạo đức, phát triển nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
1.2.3 Kết cấu khu di tích lịch sử K9
Một trong những công trình đầu tiên được xây dựng chính là ngôi nhà hai tầng (khởi công xây dựng vào tháng 5/1958 và hoàn thành vào tháng 3/1960) Mọi người gọi thân mật là ngôi nhà sàn (vì được thiết kế mô phỏng theo kiểu nhà sàn tại Phủ Chủ tịch) Ngôi nhà này do chính tay Bác chỉnh sửa thiết kế, cắm cọc và chọn hướng để xây dựng Bác đã có những chi tiết chỉnh sửa rất cụ thể cho việc xây dựng ngôi nhà như: hệ thống
Trang 10
cửa ban đầu là cửa đóng then cài, nhưng sau Bác gợi ý cho anh em làm cửa đẩy Khi nào cần, tất cả các cửa có thể tháo ra tạo sự thông thoáng cho phòng họp bên trong, lại có bệ ngồi ở bên dưới mỗi khi cuộc họp đông người, hoặc giờ nghỉ giải lao Hành lang và cầu thang phải nới rộng ra cho tương xứng với độ rộng của ngôi nhà, cũng là để khi tiếp khách thì chủ và khách có thể đi song song lên cầu thang tạo sự bình đẳng và thân mật giữa chủ
và khách Trên tầng 2 các cửa sổ không làm chắn song để có thể nhìn ra bức tranh thiên nhiên bên ngoài
Một nét rất đặc biệt nữa, đó là xung quanh ngôi nhà hai tầng và đường đi đều được trải sỏi Lúc đầu định đổ bê tông cho sạch nhưng Bác nói “để trải sỏi đi cho mát” Bác đã phát hiện sỏi này có rất nhiều công dụng: đi bộ mát xa cho gân bàn chân tốt cho sức khỏe, ngày nắng đi thì mát, trời mưa đi thì trống trơn, trượt Một số đoàn khách đến đây có nhận định rất thú vị “nhiệm vụ an ninh”: có thú giữ tấn công vào ngôi nhà khi dẫm vào sỏi phát
ra tiếng loạt soạt trong nhà dễ phát hiện hơn Con đường sỏi gồm 81 bậc chạy xuống chân đồi, mọi người gọi là “Con đường rèn luyện sức khoẻ” Mỗi khi Bác lên thăm hay mỗi buổi sáng đi tập thể dục Bác thường đi theo con đường sỏi này Dọc hai bên đường sỏi là hai hàng bông bụt khá to được trồng từ khi xây dựng khu căn cứ để gợi nhớ những cây
Kể từ ngày Người Cha già của dân tộc lên thăm Đá Chông tính đến nay đã được
65 năm nhưng từng viên sỏi, từng tán cây vẫn được chăm sóc và gìn giữ nguyên vẹn Do được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Khu Di tích Đá Chông vẫn giữ được hình ảnh của những ngày tháng hào hùng; đồng thời cũng được tu bổ khang trang, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan Đây cũng là Khu Di tích ghi nhận rất nhiều sự quan tâm của nhân dân, học sinh sinh viên cả nước khi tổ chức các hoạt động về nguồn, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh
Hoạt động tham viếng các địa chỉ đỏ, đặc biệt là Di tích K9 Đá Chông là hoạt động
vô cùng ý nghĩa và thiết thực, thể hiện rõ nét truyền thống đạo đức “Uống nước nhớ
2 Khu di tích K9 – Đá Chông (Ba Vì), bài đăng trên website: www.ditichlichsu-vanhoahanoi.com
Trang 11nguồn”, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc của toàn thể đồng bào Việt Nam
CHƯƠNG II/ GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ K9 – ĐÁ CHÔNG, BA VÌ,
HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ HIỆN NAY
2.1 Giá trị của khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, Ba Vì
Có thể nói Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu di tích lịch sử K9 tại đồi Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có giá trị trên nhiều phương diện
2.1.1 Giá trị lịch sử của khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, Ba Vì
Thứ nhất, khu căn cứ K9 là nơi Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã sống và làm việc Vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, cách mạng nước ta đã bước vào một thời kỳ lịch sử vĩ đại Miền Bắc sau những năm hàn gắn vết thương chiến tranh, bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất trong khi đó ở miền Nam, đồng bào ta đang rên xiết dưới ách thống trị của Mỹ - Diệm Và sau Hội nghị Trung ương 15 (tháng 1 năm 1959) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, xác định 2 nhiệm
vụ chiến lược và vạch rõ con đường cách mạng của miền Nam Việt Nam Chính vì vậy phong trào cách mạng miền Nam đã có những bước chuyển biến thần kỳ thì toàn miền Nam đã hướng về Trung ương Đảng và Bác với một niềm tin son sắt Theo ông Vũ Kỳ, K9 là một trong 2 khu căn cứ được gọi là Nhà khách Trung ương Đây là nơi dành cho các Hội nghị của Bộ Chính trị Trong đó khu nhà khách Trung ương ở Tam Đảo là nơi dành cho Hội nghị của Quân ủy Trung ương Còn K9 là nơi Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị, những người bạn chiến đấu gần gũi nhất, những người học trò xuất sắc nhất đã đến làm việc và nghỉ ngơi Tại tầng 1 của ngôi nhà sàn đã từng diễn ra Hội nghị Bộ Chính trị Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần tới thăm Khu di tích vào năm 1998 đã bồi hồi xúc động chỉ cho mọi người biết chiếc ghế Bác đã từng ngồi chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị và Đại tướng cũng đã ngồi vào chỗ ngồi trước đây của mình và trầm ngâm nhớ tới Bác